Tải bản đầy đủ (.pdf) (177 trang)

Nghiên cứu tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp công lập trên địa bàn tỉnh bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.94 MB, 177 trang )

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

HUỲNH THANH THÚY

NGHIÊN CỨU TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG
KIỂM SỐT NỘI BỘ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC,
CAO ĐẲNG, TRUNG CẤP CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BÌNH DƯƠNG

CHUN NGÀNH: KẾ TỐN
MÃ NGÀNH: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ

BÌNH DƯƠNG – 2020


UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

HUỲNH THANH THÚY

NGHIÊN CỨU TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG
KIỂM SỐT NỘI BỘ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC,
CAO ĐẲNG, TRUNG CẤP CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BÌNH DƯƠNG

CHUN NGÀNH: KẾ TỐN
MÃ NGÀNH: 8340301


LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. TRẦN VĂN TÙNG

BÌNH DƯƠNG – 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan luận văn “Nghiên cứu tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát
nội bộ tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp công lập trên địa bàn tỉnh
Bình Dương” là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác. Tất cả những nội dung được kế thừa,
tham khảo từ nguồn tài liệu khác đều được trích dẫn đầy đủ và ghi nguồn cụ thể
trong danh mục các tài liệu tham khảo. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho
việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận
văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thủ Dầu Một, ngày tháng

năm 2020

Học viên thực hiện luận văn

Huỳnh Thanh Thúy

i


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tác giả xin bày tỏ sự kính trọng và lịng biết ơn sâu sắc tới

PGS.TS.Trần Văn Tùng, người hướng dẫn khoa học của tác giả, người thầy đã
tận tình dìu dắt và hướng dẫn trong suốt thời gian tác giả thực hiện luận văn này.
Những nhận xét, đánh giá và chỉ bảo của thầy thực sự là vô cùng quý giá đối với
tác giả trong quá trình thực hiện luận văn, đặc biệt, những lời động viên và khuyến
khích của thầy là sự khích lệ kịp thời và hữu ích giúp tác giả vượt qua những khó
khăn trong q trình thực hiện luận văn này.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô Trường Đại học Thủ
Dầu Một đã tận tình giảng dạy và truyền đạt rất nhiều kiến thức quý báu cho bản
thân tác giả và cho khóa học cao học kế tốn của tôi.
Tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu, lãnh đạo Viện
Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Thủ Dầu Một đã tạo mọi điều kiện tốt nhất
trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, thực hiện và bảo vệ luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn toàn thể Ban giám hiệu, quý Thầy Cô của
các trường đại học, cao đẳng, trung cấp cơng lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã
dành thời gian quý báu để trả lời phiếu khảo sát và cung cấp thơng tin hữu ích để
tác giả có thể thực hiện được nghiên cứu này.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình và các bạn bè đã
ln động viên khích lệ và tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn này.
Thủ Dầu Một, ngày tháng

năm 2020

Học viên thực hiện luận văn

Huỳnh Thanh Thúy

ii


TĨM TẮT

Tên đề tài: “Nghiên cứu tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại
các trường đại học, cao đẳng, trung cấp công lập trên địa bàn tỉnh Bình
Dương”. Mục tiêu của đề tài xác định và đo lường mức độ tác động của các nhân
tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm sốt nội bộ tại các trường đại
học, cao đẳng, trung cấp công lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương, từ đó đề xuất các
kiến nghị nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ cho các
trường học này.
Căn cứ vào cơ sở lý thuyết liên quan; kết quả tổng quan các cơng trình
nghiên cứu trước và phương pháp nghiên cứu chun gia, tác giả đã xây dựng mơ
hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm
soát nội bộ tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp công lập trên địa bàn tỉnh
Bình Dương gồm 06 nhân tố: Mơi trường kiểm sốt, Đánh giá rủi ro, Hoạt động
kiểm sốt, Thơng tin và truyền thông, Giám sát và Ứng dụng công nghệ thông
tin.
Tác giả đã tiến hành điều tra khảo sát thực tế, thu thập dữ liệu từ tháng
4/2020 đến tháng 8/2020 về ý kiến của các cá nhân về thang đo của các nhân tố
ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các trường đại học,
cao đẳng, trung cấp công lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Mặt khác, tác giả áp
dụng mơ hình nghiên cứu nhân tố khám phá thông qua việc sử dụng phần mềm
SPSS 20.0; tác giả đã kiểm tra độ tin cậy các thang đo; phân tích nhân tố khám phá
EFA và kiểm định hồi quy, kết quả nghiên cứu đã xác định có 06 nhân tố tố có ảnh
hưởng tích cực cùng chiều đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các
trường đại học, cao đẳng, trung cấp cơng lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Mức
độ tác động của các nhân tố gây ra từ cao đến thấp như sau:
1. Mơi trường kiểm sốt (hệ số β chuẩn hóa = 0.397)
2. Hoạt động kiểm sốt (hệ số β chuẩn hóa = 0.338)
3. Đánh giá rủi ro (hệ số β chuẩn hóa = 0.193)
4. Thơng tin và truyền thơng (hệ số β chuẩn hóa = 0.187)

iii



5. Giám sát (hệ số β chuẩn hóa = 0.140)
6. Ứng dụng công nghệ thông tin (hệ số β chuẩn hóa = 0.118)
Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng
cao tính hữu hiệu cho hệ thống kiểm sốt nội bộ tại các trường đại học, cao đẳng,
trung cấp công lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Từ khóa: Kiểm sốt nội bộ; Tự chủ tài chính; Trường đại học, cao đẳng, trung
cấp cơng lập; Đơn vị hành chính sự nghiệp; Quản lý tài chính;Hệ thống kiểm sốt
nội bộ

iv


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
TÓM TẮT ............................................................................................................ iii
MỤC LỤC ............................................................................................................. v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................... ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................. x
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ ................................................................... xiii
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 4
3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 5
6. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................... 6

7. Kết cấu của luận văn .......................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ............ 8
1.1. Các nghiên cứu trước trên thế giới .................................................................. 8
1.2. Các nghiên cứu trong nước ........................................................................... 13
1.3. Nhận xét về các nghiên cứu trước và xác định khe hổng nghiên cứu .......... 19
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................... 21
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................. 22
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của kiểm soát nội bộ ........................... 22
2.1.1. Khái niệm kiểm soát nội bộ ....................................................................... 22
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của kiểm soát nội bộ .............................. 24
2.1.3. Sự cần thiết của kiểm soát nội bộ...............................................................24
2.1.4. Hạn chế của kiểm soát nội bộ .................................................................... 27
2.2. Sự phát triển của kiểm sốt nội bộ trong khu vực cơng .......................... 28
2.3. Đặc điểm của kiểm sốt nội bộ trong khu vực cơng ................................ 30
2.3.1. Mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ ........... 30
2.3.2. Mối quan hệ giữa các mục tiêu của tổ chức và các yếu tố cấu thành hệ
thống kiểm soát nội bộ..........................................................................................31

v


2.3.3. Tính hữu hiệu của hệ thống kiểm sốt nội bộ trong khu vực công. ........... 32
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ trong khu vực
cơng ...................................................................................................................... 34
2.4.1. Mơi trường kiểm sốt ................................................................................. 35
2.4.2. Đánh giá rủi ro ........................................................................................... 36
2.4.3. Hoạt động kiểm soát................................................................................... 37
2.4.4. Thông tin và truyền thông .......................................................................... 39
2.4.5. Giám sát ..................................................................................................... 39
2.4.6. Ứng dụng công nghệ thông tin ................................................................... 40

2.5. Một số vấn đề cơ bản về đơn vị sự nghiệp công lập ................................. 42
2.5.1. Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập ........................................................ 42
2.5.2. Đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập và đặc điểm đơn vị sự nghiệp giáo
dục ........................................................................................................................ 43
2.6. Lý thuyết nền cho nghiên cứu .................................................................... 43
2.6.1. Lý thuyết Chaos ......................................................................................... 43
2.6.2. Lý thuyết ủy nhiệm .................................................................................... 44
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................... 47
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 48
3.1. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................... 48
3.1.1. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 48
3.1.1.1 Nghiên cứu tổng thể ................................................................................. 48
3.1.1.2. Nghiên cứu kiểm định ............................................................................. 49
3.1.2. Quy trình nghiên cứu ................................................................................. 49
3.2. Nội dung thực hiện nghiên cứu định tính ................................................. 50
3.2.1 Phương thức thực hiện ................................................................................ 50
3.2.1. Kết quả đạt được ........................................................................................ 52
3.3. Nội dung thực hiện nghiên cứu định lượng .............................................. 57
3.3.1. Thiết kế mẫu và thu thập dữ liệu ................................................................ 57
3.3.1.1. Phương pháp chọn mẫu ........................................................................... 57
3.3.1.2. Xác định kích thước mẫu ........................................................................ 57
3.3.2. Phân tích dữ liệu ......................................................................................... 59
3.3.2.1. Phương pháp thống kê mơ tả................................................................... 59
3.3.2.2. Kiểm định độ tin cậy của các thang đo ................................................... 59
3.2.2.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA ............................................................ 60

vi


3.2.2.4. Phân tích hồi quy đa biến ........................................................................ 62

3.4 . Mơ hình nghiên cứu chính thức và các giả thuyết nghiên cứu .............. 63
3.4.1. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................ 63
3.4.2. Mơ hình nghiên cứu chính thức ................................................................. 64
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................... 66
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ............................ 67
4.1. Giới thiệu tổng quan về trường đại học, cao đẳng, trung cấp công lập
trên địa bàn tỉnh Bình Dương. .......................................................................... 67
4.1.1. Giới thiệu chung.........................................................................................67
4.1.2. Sự thay đổi của các văn bản pháp lý...........................................................68
4.1.3. Thực trạng chung về kiểm soát nội bộ tại các trường đại học, cao đẳng,
trung cấp cơng lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương.................................................70
4.2. Thống kê mẫu khảo sát ............................................................................... 76
4.3. Đánh giá thang đo biến độc lập và biến phụ thuộc...................................76
4.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA ............................................................. 84
4.4.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho các biến độc lập ............................. 84
4.4.2. Phân tích khám phá EFA cho biến phụ thuộc “Tính hữu hiệu của hệ thống
kiểm sốt nội bộ”. ................................................................................................ 87
4.5. Phân tích hồi quy ......................................................................................... 88
4.6. Kiểm định các giả thuyết cần thiết trong mơ hình hồi quy......................90
4.6.1. Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa các hệ số hồi quy ................................... 90
4.6.2. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ......................................................... 91
4.6.3. Kiểm định về phân phối chuẩn của phần dư .............................................. 92
4.6.4. Kiểm định về tính độc lập của phần dư...................................................... 92
4.6.5. Kiểm định giả định phương sai của sai số (phần dư) không đổi................92
4.6.6. Kiểm tra giả định các phần dư có phân phối chuẩn ................................... 93
4.7. Bàn luận kết quả nghiên cứu ..................................................................... 95
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ................................................................................. 100
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ..................................... 101
5.1. Kết luận ...................................................................................................... 101
5.2. Các hàm ý quản trị .................................................................................... 102

5.2.1. Đối với mơi trường kiểm sốt .................................................................. 102
5.2.2. Đối với hoạt động kiểm soát .................................................................... 103
5.2.3. Đối với hoạt động đánh giá rủi ro ............................................................ 104
5.2.4. Đối với công tác thông tin và truyền thông.............................................. 105
5.2.5. Đối với hoạt động giám sát ...................................................................... 106
vii


5.2.6. Đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin ............................................. 107
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................. 108
5.3.1. Hạn chế của luận văn ............................................................................... 108
5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo ..................................................................... 108
KẾT LUẬN CHUNG ....................................................................................... 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 112
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 116

viii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AAA

AICPA

American Accounting Association
Hiệp Hội kế toán Hoa Kỳ
American Institute of Certified Public Accountants
Hiệp hội kế tốn viên cơng chứng Hoa Kỳ

BCTC


Báo cáo tài chính

CB-GV-NV

Cán bộ, giảng viên, nhân viên

CoBIT

Control Objectives for Information and Related Technology

COSO

The Committee of Sponsoring Organizations of the
Treadway Commission

CNTT

Công nghệ thông tin

ĐH-CĐ-TC

Đại học, Cao đẳng, Trung cấp

IIA

Institute of Internal Auditors
Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ
Institute of Management Accountants


IMA

INTOSAI

Hiệp hội kế toán viên quản trị
The International Organization of Supreme Audit
Institutions (Tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao)

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

HTKSNB

Hệ thống kiểm sốt nội bộ

KSNB

Kiểm sốt nội bộ

NSNN

Ngân sách Nhà nước

SNCL

Đơn vị sự nghiệp công lập

ix



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1- Bảng mã hóa các nhân tố trong mơ hình nghiên cứu..........................53
Bảng 3.2- Tình hình thu thập dữ liệu nghiên cứu định lượng………………….58
Bảng 4.1- Danh sách các trường đại học, cao đẳng, trung cấp công lập trên địa bàn
tỉnh Bình Dương..................................................................................................67
Bảng 4.2- Giá trị trung bình của nhân tố Mơi trường kiểm sốt.........................71
Bảng 4.3- Giá trị trung bình của nhân tố Đánh giá rủi ro...................................71
Bảng 4.4- Giá trị trung bình của nhân tố Hoạt động kiểm sốt..........................72
Bảng 4.5- Giá trị trung bình của thành phần Thơng tin truyền thơng.................73
Bảng 4.6- Giá trị trung bình của thành phần Giám sát.......................................74
Bảng 4.7- Giá trị trung bình của yếu tố Ứng dụng công nghệ thông tin............75
Bảng 4.8 - Giá trị trung bình Tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ......76
Bảng 4.9- Danh sách các trường được khảo sát.................................................77
Bảng 4.10-Thống kê chức vụ của đối tượng được khảo sát...............................77
Bảng 4.11-Thống kê trình độ của đối tượng được khảo sát...............................78
Bảng 4.12-Thống kê giới tính của đối tượng được khảo sát..............................79
Bảng 4.13-Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Môi trường kiểm soát.......79
Bảng 4.14-Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Đánh giá rủi ro..................80
Bảng 4.15-Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Hoạt động kiểm soát.........80
Bảng 4.16-Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Thông tin và truyền thông 81
Bảng 4.17-Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Giám sát............................82
Bảng 4.18 - Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố ứng dụng CNTT.............82
Bảng 4.19- Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Tính hữu hiệu của
HTKSNB............................................................................................................83
Bảng 4.20 -Hệ số KMO và kiểm định Bartlett’s các thành phần.......................84
Bảng 4.21 - Phương sai trích các biến độc lập...................................................85
Bảng 4.22 - Ma trận xoay...................................................................................85
Bảng 4.23 - Hệ số KMO and Bartlett's Test.......................................................87
Bảng 4.24 - Phương sai trích biến phụ thuộc.....................................................87

Bảng 4.25 - Kiểm tra mức độ phù hợp của mơ hình..........................................88
x


Bảng 4.26- Phân tích ANOVA..........................................................................89
Bảng 4.27 - Kết quả hồi quy..............................................................................89
Bảng 4.28- Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.................94

xi


DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1- Mơ hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến HTKSNB của
Angella Amudo và cộng sự…………………………………………………..10
Sơ đồ 1.2- Mơ hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến HTKSNB của
Nguyễn Thị Sương……………………………………………………………17
Sơ đồ 1.3- Mơ hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến HTKSNB của Phạm
Hữu Vinh…………………………………………………..…………………18
Sơ đồ 2.1- Các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB thao INTOSAI 2013..........30
Sơ đồ 3.1- Quy trình nghiên cứu..................................................................... 50
Sơ đồ 3.2- Mơ hình nghiên cứu chính thức..................................................... 64
Sơ đồ 4.1-Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy........... 93
Sơ đồ 4.2-Đồ thị P-Plot của phần dư............................................................... 93
Sơ đồ 4.3-Đồ thị Histogram của phần dư đã chuẩn hóa .................................94

xii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Với phương châm giáo dục là quốc sách hàng đầu, nguồn ngân sách Nhà nước
(NSNN) cấp cho các trường đại học, cao đẳng, trung học cơng lập trên địa bàn tỉnh
Bình Dương nói chung là các cơ sở đào tạo công lập ngày càng tăng cả về giá trị lẫn tỷ
trọng. Nhưng việc gia tăng NSNN cho các cơ sở đào tạo công lập không là biện
pháp tối ưu để nâng cao hiệu quả hoạt động của các các cơ sở đào tạo. Thay vào đó,
Nhà nước cần phải có biện pháp kiểm sốt về sử dụng nguồn kinh phí tại các đơn
vị, nguồn lực NSNN phải được sử dụng hợp lý, có hiệu quả, đáp ứng được mục
tiêu, yêu cầu và tăng cường hiệu quả chuyên môn của các cơ sở đào tạo.
Năm 2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày
14/02/2015 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập nhằm thay thế
Nghị định số 43/2006/NĐ-CP với nhiều điểm mới.
Thứ nhất, việc phân loại đơn vị sự nghiệp công lập được dựa trên mức độ tự
chủ về tài chính của các đơn vị cả về chi thường xuyên và chi đầu tư.
Thứ hai, việc tự chủ của các đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy
nhân sự và tài chính được quy định tương ứng với từng loại hình đơn vị sự nghiệp
cơng lập.
Thứ ba, giá dịch vụ sự nghiệp công được quy định, bao gồm các quy định về
giá, phí dịch vụ sự nghiệp công, cách xác định giá dịch vụ sự nghiệp cơng khơng
sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và giá dịch vụ sự nghiệp cơng sử dụng kinh
phí ngân sách nhà nước.
Thứ tư, về quy định chuyển tiếp, Nghị định quy định trong khi chưa ban hành
hoặc sửa đổi Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công trong
từng lĩnh vực, các đơn vị sự nghiệp công theo từng lĩnh vực được tiếp tục thực
hiện cơ chế tự chủ theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP và các Nghị
định hiện hành về tự chủ trong các lĩnh vực.
Những đổi mới của Nghị định 16/2015/NĐ-CP hứa hẹn đem lại nhiều lợi
ích cho các đơn vị sự nghiệp công, nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm;
thúc đẩy các hoạt động của đơn vị, cung cấp sự nghiệp dịch vụ công theo hướng

1



chất lượng, hiệu quả, nâng cao số lượng, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ cơng, đáp
ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội. Đó là thời cơ và cũng là thách thức cho các đơn vị
sự nghiệp công lập nói chung và các trường đại học, cao đẳng, trung cấp cơng lập
nói riêng. Tự chủ đại học có ba nội dung chủ yếu là: Tự chủ công tác tổ chức - điều
hành, tự chủ hoạt động và tự chủ tài chính (Estermann, T. và Nokkala, T., 2009).
Trong đó, tự chủ tài chính đóng vai trị nền tảng để thực hiện hiệu quả và bền vững
các nội dung tự chủ về công tác tổ chức - điều hành và tự chủ hoạt động. Vì vậy,
đổi mới cơng tác quản lý tài chính được coi là chìa khóa đảm bảo q trình tự chủ
và tự chịu trách nhiệm của các trường đại học công lập (Phan Đăng Sơn, 2014).
Hiện nay để quản lý tài chính được hiệu quả, giảm thiểu nguy cơ rủi ro trong quản
lý NSNN không thể không nhắc đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm sốt nội bộ.
Theo báo cáo INTOSAI 2013, định nghĩa kiểm soát nội bộ (KSNB) như
sau: “KSNB là một quá trình xử lý toàn bộ được thực hiện bởi nhà quản lý và các
cá nhân trong tổ chức, nó được thiết lập để phát hiện các rủi ro và cung cấp một sự
đảm bảo hợp lý nhằm thực hiện nhiệm vụ của tổ chức. Sau đây là những mục tiêu
cần đạt được: Thực hiện các hoạt động một cách có kỹ cương, có đạo đức, có tính
kinh tế và hiệu quả; Thực hiện đúng chức trách; Tuân thủ luật pháp và quy định
hiện hành; Bảo vệ các nguồn lực chống thất thoát, sử sụng sai mục đích và tổn
thất.” Hệ thống kiểm sốt nội bộ trong các cơ sở đào tạo đóng vai trò rất lớn trong
việc giảm thiểu nguy cơ rủi ro trong quản lý NSNN, tăng hiệu quả hoạt động của
tổ chức và đảm bảo mọi cán bộ giáo viên, nhân viên trong đơn vị tuân thủ nội quy,
quy chế của ngành cũng như các quy định của pháp luật nhằm hồn thành tốt nhiệm
vụ được giao.
Trong q trình xã hội hóa giáo dục, ngày càng nhiều cơ sở đào tạo ngồi
cơng lập mở ra cần thu hút nhiều nguồn nhân lực chất lượng cao. Điều đó làm cho
việc thu hút nhân tài có trình độ cao, quản lý, sử dụng và tạo điều kiện cho sự gắn
bó lâu dài của người lao động trong các cơ sở đào tạo công lập là một thách thức
không hề nhỏ. Để cán bộ, giáo viên an tâm công tác, tuyệt đối trung thành với tổ

chức, các trường phải quản lý NSNN thật hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả nhằm tăng
thu nhập cho cán bộ giáo viên. Để người lao động tuyệt đối tin vào tổ chức, hết
2


lịng, hết sức phục vụ đơn vị thì khơng thể khơng nhắc đến vai trị của hệ thống
KSNB.
Hiện nay, các trường đã có nhiều cố gắng hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội
bộ: Quy chế, quy trình các lĩnh vực công việc đã được ban hành cập nhật theo quy
định của pháp luật, phù hợp thực tiễn của nhà trường; Có sự phân cấp, phân quyền
giữa các cấp quản lý; Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác và giảng dạy
nhưng vẫn còn một số hạn chế nhất định cần khắc phục như: Chưa khai thác hết
công năng, hiệu quả các phần mềm quản lý đào tạo, các lỗi phần mềm chậm khắc
phục; Hệ thống wifi chưa đáp ứng nhu cầu truy cập; Cơ sở vật chất cũng như cơng
cụ, dụng cụ, điện, nước, văn phịng phẩm chưa được sử dụng tiết kiệm và hiệu quả;
Các trường trung cấp vẫn có một số cơng việc cịn chồng chéo giữa các Phòng,
Ban, Khoa; Tinh thần, thái độ làm việc chưa tốt dẫn đến hiệu quả công việc chưa
cao của một số cán bộ, giảng viên, nhân viên (CB-GV-NV).
Theo nghiên cứu lý luận và thực tế khảo sát, tác giả nhận thấy một trong những
nguyên nhân của những hạn chế trên là chưa phát huy hết được tính hữu hiệu của
hệ thống KSNB của đơn vị. Một hệ thống KSNB tốt sẽ có thể khắc phục những
hạn chế trên đồng thời ngăn ngừa và phát hiện những rủi ro, yếu kém, hạn chế tổn
thất, nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà trường.
Mặc khác, hiện nay công tác thanh kiểm tra của các cơ quan chức năng hiện
nay còn hạn chế, chưa xử lý nghiêm minh các trường hợp sai phạm về tài chính
trong các cơ sở đào tạo cơng lập. Hơn nữa, KSNB từ lâu đã trở thành một trong
những đề tài nóng khơng những thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà nghiên
cứu mà còn thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp và các cơ quan hành chính
sự nghiệp. Nó là nhân tố quan trọng quyết định sự thành công trong hoạt động của
bất kỳ tổ chức nào.

Vì thế, tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu tính hữu hiệu của hệ thống kiểm
sốt nội bộ tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp công lập trên địa bàn
tỉnh Bình Dương”. Đề tài nhằm khám phá và đo lường mức độ ảnh hưởng của
các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các trường đại
học, cao đẳng, trung cấp (ĐH-CĐ-TC) cơng lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Từ
3


đó, gợi ý một số hàm ý chính sách giúp lãnh đạo nhà trường tìm ra giải pháp hiệu
quả nhất nhằm nâng cao tính hữu hiệu và hiệu quả của hệ thống KSNB của nhà
trường. Đồng thời nâng cao công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ để kịp thời phát
hiện, chấn chỉnh và ngăn ngừa các sai phạm, bảo đảm ổn định hệ thống kiểm soát
nội bộ tại các cơ sở đào tạo này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung:
Xác định và đo lường mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến tính
hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp cơng lập
trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm sốt
nội bộ tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp công lập trên địa bàn tỉnh Bình
Dương;
- Đánh giá, đo lường mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến tính
hữu hiệu của hệ thống kiểm sốt nội bộ tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp
công lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương;
- Đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống
kiểm soát nội bộ tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp công lập trên địa bàn
tỉnh Bình Dương.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong

các trường đại học, cao đẳng, trung cấp công lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương?
- Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB
trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp cơng lập trên địa bàn tỉnh Bình
Dương như thế nào?
- Cần làm gì để nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các
trường đại học, cao đẳng, trung cấp cơng lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
4


- Đối tượng nghiên cứu: Tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ và các
nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm sốt nội bộ.
- Khách thể nghiên cứu: Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp cơng lập
trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
- Đối tượng khảo sát: Đại diện Ban Lãnh đạo, kế tốn trưởng, kế tốn, viên
chức hiện đang cơng tác tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp công lập trên
địa bàn tỉnh Bình Dương.
4.2. Phạm vi và đơn vị nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn bao gồm:
+ Phạm vi không gian: Tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp cơng lập
trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
+ Về thời gian nghiên cứu: Luận văn được thực hiện từ tháng 01/2020 đến
tháng 9/2020. Dữ liệu sơ cấp phục vụ nghiên cứu được tác giả tiến hành khảo sát,
thu thập và xử lý từ tháng 4/2020 đến tháng 8/2020. Dữ liệu thứ cấp năm 2019 đến
2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu
định tính và định lượng, trong đó chủ yếu là phương pháp nghiên cứu định lượng.
Phương pháp nghiên cứu định tính: Tác giả tiến hành nghiên cứu tổng kết

các nghiên cứu trước có liên quan đến hệ thống KSNB và tính hữu hiệu của hệ
thống KSNB. Từ đó xác định những vấn đề đã được thống nhất, những vấn đề cịn
có sự khác biệt trong quan điểm và các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu thêm nhằm
xác định các khe hổng và kế thừa các thang đo để thực hiện nghiên cứu. Từ đó tác
giả xây dựng bảng câu hỏi, lấy ý kiến chuyên gia nhằm xây dựng các biến độc lập,
biến phụ thuộc cũng như các thang đo của từng biến trong mô hình nghiên cứu với
các chun gia có trình độ và nhiều kinh nghiệm, đã làm việc, hoạt động lâu năm
trong lĩnh vực nghiên cứu như: Lãnh đạo trường, Kế toán trưởng, giảng viên đại
học có am hiểu sâu về KSNB khu vực cơng. Từ đó khám phá các nhân tố, xây
dựng thang đo cho từng nhân tố và thực hiện điều chỉnh thang đo, xây dựng phiếu
khảo sát và đề xuất mơ hình nghiên cứu phù hợp với điều kiện của các trường.
5


Đồng thời tác giả phỏng vấn sâu một số CBGV là Ban Giám hiệu, Lãnh đạo các
đơn vị, giảng viên có am hiểu về kiểm sốt nội bộ.
Phương pháp nghiên cứu định lượng: Đây là giai đoạn nghiên cứu chính thức
với phương pháp thu thập thông tin bằng cách phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi
khảo sát được thiết kế dựa trên thang đo Likert 5 mức độ nhằm đánh giá mức độ
quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB các
trường ĐH-CĐ-TC cơng lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Sau khi thu thập thông
tin từ bảng câu hỏi khảo sát, tác giả sử dụng mơ hình định lượng nhân tố khám phá
thông qua phần mềm SPSS 20.0 để kiểm định các nhân tố tác động và đo lường
mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB
trong các trường ĐH-CĐ-TC công lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương thơng qua các
kỹ thuật kiểm định như kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s
Alpha; phân tích nhân tố khám phá EFA; phân tích hồi quy.
6. Ý nghĩa của đề tài
6.1. Về khía cạnh khoa học: Trên cơ sở kế thừa kết quả của các tác giả trước khi
nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại

các trường ĐH-CĐ-TC công lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương và chỉ ra mức độ
cũng như thứ tự ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB
tại các trường ĐH-CĐ-TC công lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong điều kiện
cụ thể ở Việt Nam.
6.2. Về khía cạnh thực tiễn: Kết quả của luận văn đã xây dựng được mơ hình các
nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các trường ĐH-CĐTC công lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương là tài liệu tham khảo cho các đơn vị và
nhà nghiên cứu khi nghiên cứu về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong khu vực
cơng nói chung và hệ thống KSNB tại các trường ĐH-CĐ-TC cơng lập trên địa
bàn tỉnh Bình Dương nói riêng. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, khảo sát và
đánh giá, đề tài đề xuất những kiến nghị thiết thực nhằm hồn thiện và nâng cao
tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các trường ĐH-CĐ-TC công lập trên địa bàn
tỉnh Bình Dương, qua đó giúp cho lãnh đạo các trường có cơ sở để kiến nghị ban
hành những quy định, chính sách hữu hiệu và thực tế hơn nhằm nâng cao tính hữu
6


hiệu của hệ thống KSNB qua đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý cho đơn vị,
qua đó cũng giúp các cơ quan chủ quản có cái nhìn thực tế để ban hành những
hướng dẫn, kiểm tra, quản lý đạt hiệu quả hơn.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận chung, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
nội dung chính của luận văn được trình bày trong 5 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị

7



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
1.1. Các nghiên cứu trước trên thế giới
- Sterck và cộng sự (2005) với đề tài“The modernization of the Public
Control pyramid: International trends” (hiện đại hóa trong sự thay đổi của kiểm
sốt khu vực cơng: Xu hướng của thế giới), thơng qua phương pháp nghiên cứu
định tính đây được xem là một trong những nghiên cứu quốc tế đầu tiên về thực
hành KSNB trong khu vực công và cung cấp những phát hiện thú vị về các khuôn
khổ KSNB được sử dụng trong một số quốc gia được coi là người tiên phong vào
thời điểm đó. Ở Úc, một mơ hình điều khiển trung tâm đã được thiết lập một cách
rõ ràng đề cập đến năm thành tố của khuôn khổ KSNB của COSO đầu tiên. Ở Thụy
Điển, các tổ chức công cộng hầu hết sử dụng kết hợp các phương pháp khuyến cáo
của Chính phủ (dựa trên tiêu chuẩn COSO) cùng với các hệ thống và thủ tục cụ
thể đã được phát triển có tính đến các yếu tố nội bộ như mơ hình tổ chức và loại
hình hoạt động thực hiện. Trong Chính phủ liên bang của Hoa Kỳ, các tiêu chuẩn
về KSNB cũng dựa trên tiêu chuẩn COSO, cung cấp một khuôn khổ KSNB để xác
định và giải quyết các thách thức nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và tăng cường
quản lý rủi ro trong nội bộ của tổ chức (Phạm Hữu Vinh 2020).
- Thouin và cộng sự (2008) với đề tài “The effect of information technology
investment on firm-level performance in the health care industry”. Với mục đích
là nghiên cứu ảnh hưởng của 3 đặc điểm Cơng nghệ thông tin cấp doanh nghiệp
khác nhau đến hiệu quả tài chính trong ngành y tế được nghiên cứu. Cụ thể, tác
động của ngân sách CNTT, gia công phần mềm CNTT và số lượng nhân viên
CNTT với hiệu suất tài chính doanh nghiệp được phân tích. Sử dụng phương pháp
phân tích hồi quy dữ liệu khảo sát được thu thập tại 914 hệ thống phân phối chăm
sóc sức khỏe. Kết quả nghiên cứu cho thấy, để tăng khả năng sinh lời, các lãnh đạo
CNTT nên tăng chi phí đầu tư ngân sách CNTT cùng với mức gia công CNTT.
Các quản trị viên CNTT trong ngành chăm sóc sức khỏe có thể sử dụng những
phát hiện này trong các chu kỳ ngân sách để giải trình cho các khoản đầu tư gia
tăng vào CNTT như ngân sách trung lập trong khi tăng năng lực tổ chức.


8


- Angella Amudo & Eno L. Inanga (2009) đã thực hiện một nghiên cứu
“Evaluation of Internal Control Systems: A Case Study from Uganda” (tạm dịch
Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ: Trường hợp nghiên cứu ở Uganda). Nghiên
cứu được thực hiện trên các nước thành viên của Ngân hàng Phát triển Châu Phi.
Nghiên cứu dựa vào khuôn khổ KSNB của COSO và COBIT, phát triển một số mơ
hình thực nghiệm các biến độc lập là các thành phần của KSNB, đồng thời bổ sung

thêm biến công nghệ thông tin theo COBIT. Nghiên cứu nhằm đánh giá hệ thống
KSNB tồn tại trong những dự án khu vực công ở Uganda được hỗ trợ tài chính bởi
Ngân hàng Phát triển Châu Phi. Angella Amudo & Eno L. Inanga đề xuất mô hình

thực nghiệm theo khn khổ COSO và COBIT, gồm:
+ Biến độc lập là các thành phần của KSNB, bổ sung biến công nghệ thông
tin theo COBIT: (1) môi trường kiểm sốt, (2) đánh giá rủi ro, (3) hệ thống thơng
tin truyền thơng, (4) các hoạt động kiểm sốt, (5) giám sát, (6) công nghệ thông
tin.
+ Biến phụ thuộc: Sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ.
+ Biến điều tiết: Ủy quyền, mối quan hệ cộng tác.
Thông qua việc thu thập số liệu bằng bảng câu hỏi, phỏng vấn quan sát, phân
tích tài liệu đồng thời xếp hạng các thành phần theo các biến độc lập, tác giả đã phân
tích được mối quan hệ giữa các biến và đánh giá được thực trạng hệ thống KSNB
trong các dự án. Đồng thời tác giả đã đề xuất, khám phá được một nhân tố mới ảnh

hưởng đến hệ thống KSNB là công nghệ thông tin và các biến điều tiết là ủy quyền
và mối quan hệ công tác. Kết quả của nghiên cứu cho thấy sự thiếu hụt một số thành
phần của KSNB dẫn đến kết quả vận hành của hệ thống KSNB chưa đạt hữu hiệu.

Nói cách khác, để phát huy được tính hữu hiệu của hệ thống KSNB một tổ chức cần
vận hành hệ thống một cách đầy đủ các yếu tố cấu thành nên nó. Tuy nhiên, bài nghiên
cứu thực hiện bằng các hình thức quan sát, phân tích tài liệu, xếp hạng, chưa có sự
phân tích định lượng về các con số thống kê để đưa ra kết luận mức độ ảnh hưởng của
các nhân tố.

9


.

Mơi trư ờng kiểm sốt
Ủy quyền

Đánh giá rủi ro
Hoạt động kiểm sốt
Sự hữu hiệu của
hệ thống KSNB

Thơng tin truyền

thơng
Giám sát

M ối quan hệ
cộng tác

Công nghệ thông tin

Sơ đồ 1.1: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu

hiệu của HTKSNB

(Nguồn: Mơ hình của Angella & Eno L. Inanga, 2009)
- Rahahleh, M. (2011) với nghiên cứu “The Impact of Multiple Authorities
that Conduct Internal Control on Public Fund in the Control Process in Jordan”
(tác động của các cơ quan có thẩm quyền đến việc thực thi KSNB với quỹ cơng ở
Jordan trong q trình kiểm sốt). Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, tác
giả đã chỉ ra rằng hoạt động của hệ thống KSNB yếu kém là do trong các tổ chức
cơng cộng Jordan cịn tồn tại rất nhiều vấn đề. Việc thiếu lực lượng lao động có
trình độ là nguyên nhân của sự yếu kém này; tổ chức khơng tiến hành cải tiến các
thành phần chính của hệ thống KSNB của đơn vị; tổ chức khơng có khả năng sử
dụng các công cụ kỹ thuật cần thiết trong KSNB ở khía cạnh thơng tin và truyền
thơng và thiếu nhân viên chuyên nghiệp trong lĩnh vực KSNB của tổ chức, từ đó
đề xuất các giải pháp để cải thiện các tồn tại trên nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động hệ thống KSNB cho các tổ chức công cộng tại Jordan, trong đó cần ưu tiên
quan tâm đến yếu tố mơi trường kiểm sốt và cơng tác đánh giá rủi ro.
- Vijayakumar, A. N., and Nagaraja, N (2012), với nghiên cứu “Internal
Control Systems: Effectiveness of Internal Audit in Risk Management at Public Sector

10


Enterprises”- Hệ thống kiểm soát nội bộ: Hiệu quả của KSNB trong quản lý rủi ro tại
các doanh nghiệp khu vực công. Theo nghiên cứu này, các tổ chức thuộc khu vực
công thường quan tâm đến việc cung cấp dịch vụ mang đến lợi ích cho cơng chúng,
tập trung vào các lợi ích xã hội hơn là động cơ thương mại hay tối đa hóa lợi nhuận.

Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, các đơn vị cũng ln phải đối mặt với tất cả
các loại rủi ro xuất phát từ nội bộ hoặc bên ngoài tổ chức, do vậy thực hiện quản
lý, kiểm soát rủi ro là điều cần thiết thực hiện. Trong số các cơng cụ kiểm sốt

quản lý rủi ro thì KSNB là cơng cụ hiệu quả để quản lý rủi ro hoạt động, tài chính,
pháp lý và quy định. Hơn nữa, KSNB cũng tạo điều kiện cho việc xây dựng các
chính sách chiến lược để đạt được mục tiêu của tổ chức. Bằng phương pháp nghiên
cứu định tính, kết quả nghiên cứu này một lần nữa khẳng định hiệu quả của KSNB
mà đặc biệt là các hoạt động KSNB góp phần nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tại
các tổ chức, đơn vị thuộc khu vực công.
- Babatunde & Shakirat Adepeju (2013), về “Stakeholders perception on the
effectiveness of internal control system on financial accountability in the Nigerian
public sector”. Theo kết quả nghiên cứu HTKSNB trong khu vực cơng của Nigeria
có tác động tích cực đến trách nhiệm giải trình tài chính. Và khuyến nghị Chính
phủ nên áp dụng hình thức khen thưởng phù hợp và xử phạt nghiêm ngặt nhằm gia
tăng tính hiệu quả của HTKSNB trong khu vực công của Nigeria. Điều này cho
thấy việc tăng cường hiệu quả hoạt động của yếu tố môi trường kiểm sốt được tác
giả rất quan tâm nhằm hồn thiện, nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB.
- Babatunde S.A & Dandago K.I. (2014), “Internal Control System
Deficiency and Capital Project Mismanagement in the Nigerian Pbblic Sector”.
Nghiên cứu đã phân tích tác động của sự thiếu hụt HTKSNB đối với việc quản lý
dự án vốn trong khu vực công của Nigeria. Tác giả kiểm định mẫu nghiên cứu gồm
228 dự án vốn thuộc khu vực công và cho thấy sự thiếu hụt HTKSNB có tác động
tiêu cực đến hiệu quả quản lý dự án vốn thuộc khu vực công Nigeria. Tác giả đã
khuyến cáo cần tuân thủ nghiêm ngặt các thủ tục của hoạt động KSNB để bảo đảm
lợi ích của cộng đồng.

11


×