Tải bản đầy đủ (.pdf) (180 trang)

Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non tại một số trường mầm non công lập trên địa bàn huyện dầu tiếng tỉnh bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.53 MB, 180 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
***

LÊ THỊ OANH

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG CẢM XÚC XÃ
HỘI CHO TRẺ TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON CƠNG LẬP
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DẦU TIẾNG, TỈNH BÌNH DƯƠNG

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 8140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ

BÌNH DƯƠNG – 2020


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
***

LÊ THỊ OANH

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG CẢM XÚC XÃ
HỘI CHO TRẺ TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON CƠNG LẬP
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DẦU TIẾNG, TỈNH BÌNH DƯƠNG

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 8140114
LUẬN VĂN THẠC SĨ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HUỲNH LÂM ANH CHƯƠNG

BÌNH DƯƠNG – 2020


TÓM TẮT
Trong giai đoạn tuổi mầm non xúc cảm của trẻ phát triển rất mạnh mẽ. Ở
giai đoạn này, trẻ đã phát triển tất cả các sắc thái xúc cảm, trẻ phản ứng với những
người xung quanh, các sự kiện vui, buồn, hờn giận….Nhìn chung, xúc cảm và tình
cảm của trẻ phong phú nhưng dễ dao động, mang tính chất tình huống, dễ thay đổi,
dễ khóc, dễ cười. Vì vậy việc giáo dục kỹ năng cảm xúc cho trẻ mầm non là rất
quan trọng và cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ sau này.
Giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội hiện nay là một nội dung giáo dục đang
được nhiều nước trên thế giới quan tâm. Nội dung giáo dục kỹ năng cảm xúc xã
hội là một trong những nội dung nằm trong 5 lĩnh vực phát triển mà trẻ cần đạt
được ở tuổi Mẫu giáo đó là phát triển thể chất, phát triển ngơn ngữ, phát triển nhận
thức, phát triển tình cảm kỹ năng xã hội, phát triển thẩm mĩ đó chính là lĩnh vực
phát triển tình cảm kỹ năng xã hội. Vì vậy, việc đưa ra nội dung, hình thức giáo
dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non cũng rất cần thiết, bởi đây là một
trong những mục tiêu nằm trong lĩnh vực phát triển tình cảm kỹ năng xã hội và
thẩm mĩ mà các trường học đưa vào nhằm đạt được những mục tiêu theo chương
trình giáo dục mầm non mới.
Thực trạng hiện nay cho thấy, tại các trường mầm non trên địa bàn huyện
Dầu Tiếng chưa có biện pháp hữu hiệu để rèn luyện kỹ năng cảm xúc xã hội cho
trẻ. Phần lớn chỉ quan tâm đến việc truyền thụ kiến thức cho trẻ qua các giờ học,
ít chú trọng đến việc rèn luyện kỹ năng sống nói chung, kỹ năng cảm nhận và thể
hiện cảm xúc nói riêng. Một số giáo viên chưa xem việc rèn luyện kỹ năng cảm
nhận và thể hiện cảm xúc là quan trọng và cần thiết đối với trẻ. Giáo viên chú tâm
đến việc hồn thành chương trình, nội dung học cho trẻ mà chưa quan tâm nhiều

đến việc rèn luyện kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ. Số lượng trẻ trong một lớp khá
đông nên giáo viên không thể tác động hết đối với tất cả các trẻ, khơng có thời gian
nhiều trong khi cịn rất nhiều chương trình khác phải hoàn thành. Số tiết học để
rèn luyện kỹ năng cảm xúc cịn ít chưa được đưa vào tiết học chính thức, chủ yếu
được lồng ghép mà chưa có kế hoạch cụ thể. Kỹ năng mới nên tài liệu tham khảo
còn ít, chưa có phương pháp cụ thể để rèn luyện kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm
i


xúc. Đa số giáo viên lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm nhưng việc đổi mới phương
pháp giảng dạy còn hạn chế; giáo viên trẻ tuổi, năng động, sáng tạo nhưng lại khó
khăn trong cơng tác bồi dưỡng do nhận thức về nghề chưa sâu sắc chưa đủ kinh
nghiệm để xây dựng phương pháp để tổ chức hoạt động rèn luyện kỹ năng cảm
nhận và thể hiện cảm xúc cho trẻ.
Trong đề tài này, tác giả đã làm rõ thêm cơ sở lí luận về hoạt động giáo dục
kỹ năng cảm xúc xã hội và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội
cho trẻ mầm non. Đã tổng quan được vấn đề nghiên cứu trong và ngoài nước về
hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội và công tác quản lý hoạt động giáo
dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ tại các trường mầm non công lập, cũng như
làm rõ các khái niệm liên quan như: kỹ năng cảm xúc xã hội, giáo dục kỹ năng
cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non, quản lý, quản lý hoạt động giáo dục, quản lý hoạt
động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội, quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm
xúc xã hội cho trẻ mầm non, vị trí, vai trị, mục đích, nội dung, phương pháp, hình
thức tổ chức giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ, kiểm tra đánh giá sự tiến bộ
của trẻ về kỹ năng cảm xúc xã hội.
Kết hợp các phương pháp nghiên cứu thực tiễn như điều tra bằng bảng hỏi,
nghiên cứu sản phẩm hoạt động và phỏng vấn, tác giả đã trình bày, phân tích thực
trạng nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và cha mẹ trẻ về tầm quan
trọng cũng như vai trò, mục tiêu hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho
trẻ. Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy, cơng tác quản lí hoạt động giáo dục kỹ

năng cảm xúc xã hội cho trẻ ở các trường mầm non công lập trên địa bàn huyện
Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương đã được quan tâm, song còn hạn chế trong việc lập kế
hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã
hội cho trẻ mầm non.
Trên cơ sở lí luận và kết quả khảo sát thực trạng, tác giả đề xuất 04 biện
pháp quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non tại các
trường mầm non công lập trên địa bàn huyện Dầu Tiếng. Tác giả cũng tiến hành
khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi các biện pháp đề xuất. Kết quả khảo nghiệm
cho thấy, các biện pháp được xác định là có tính cần thiết và khả thi. Vì vậy, có
ii


thể vận dụng trong quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm
non ở các trường mầm non công lập trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình
Dương.

iii


LỜI CAM ĐOAN
Bản thân tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học riêng
của tơi. Vì vậy, số liệu và kết quả nêu trong luận văn thể hiện tính trung thực và
chưa ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu khoa học nào khác.
Tác giả luận văn

Lê Thị Oanh

iv



LỜI CẢM ƠN
Bản thân tơi xin bày tỏ lịng tri ân và biết ơn sâu sắc đến Lãnh đạo Phòng
giáo dục và đào tạo huyện Dầu Tiếng, tập thể cán bộ giáo viên các trường mầm
non trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, quý thầy cô Trường Đại học Thủ Dầu Một,
Viện đào tạo Sau Đại học đã tạo điều kiện, quan tâm, giúp đỡ tơi trong suốt q
trình học tập và nghiên cứu.
Tôi chân thành cảm ơn quý Thầy Cô giáo ngành Quản lý giáo dục đã truyền
đạt kiến thức vô cùng quý báu qua từng môn học trong suốt q trình tơi học tập
tại trường.
Đặc biệt hơn tơi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn luận
văn cho tôi TS. Huỳnh Lâm Anh Chương. Thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy
trong q trình tơi học tập và nghiên cứu đề tài luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, đồng nghiệp đã động
viên, tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất để tơi hồn thành luận văn.
Trong thời gian tơi học tập và nghiên cứu, bản thân đã có nhiều nỗ lực, cố
gắng vươn lên trong học tập để nghiên cứu và hồn thành luận văn. Song khơng
thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, kính mong Ban lãnh đạo nhà trường, q
thầy cơ chỉ dẫn để luận văn được hồn thiện hơn.
Trân trọng cảm ơn!
Tác giả

Lê Thị Oanh

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt


Nội dung

1

BGH

Ban Giám hiệu

2

BGD&ĐT

Bộ Giáo dục và Đào tạo

3

BDTX

Bồi dưỡng thường xuyên

4

CXXH

Cảm xúc xã hội

5

ĐLC


Độ lệch chuẩn

6

GV

Giáo viên

7

GDMN

Giáo dục mầm non

8

HĐGD

Hoạt động giáo dục

9

XH

Xã hội

vi



DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
1

2
3
4

5

6

7

8

Nội dung
Bảng 1.1. Nội dung giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ
mầm non
Bảng 2.1. Thống kê tổng số CBQL và GV các trường được khảo
sát năm học 2019 – 2020.
Bảng 2.2. Thống kê cá nhân các đối tượng tham gia khảo sát
Bảng 2.3: Tầm quan trọng của HĐGD kỹ năng cảm xúc XH với
trình độ chun mơn và vị trí cơng tác đảm nhận
Bảng 2.4: Ý kiến của CBQL,GV và PHHS về mục đích giáo
dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ 3 – 6 tuổi
Bảng 2.5: Đánh giá kết quả thực hiện các nội dung giáo dục kỹ
năng cảm xúc xã hội cho trẻ 3 – 6 tuổi
Bảng 2.6: Ý kiến khảo sát của CBQL, GV về các hình thức giáo
dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non

Bảng 2.7: Ý kiến khảo sát của CBQL, GV về các phương pháp
giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non
Bảng 2.8: Ý kiến khảo sát của CBQL, GV về việc kiểm tra, đánh

9

giá sự tiến bộ của trẻ về kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm
non

10

11

12

13

Bảng 2.9: Ý kiến khảo sát của cán bộ, giáo viên về việc lập kế
hoạch giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non
Bảng 2.10: Ý kiến khảo sát của CBQL, GV về việc tổ chức việc
thực hiện kế hoạch của Hiệu trưởng
Bảng 2.11: Ý kiến khảo sát của CBQL, GV về việc chỉ đạo thực
hiện hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ
Bảng 2.12: Ý kiến khảo sát của CBQL, GV về việc đánh giá
hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ

vii

Trang



Bảng 2.13: Mức độ các yếu tố chủ quan gây khó khăn và tạo
14

thuận lợi cho Hiệu trưởng trong hoạt động giáo dục kỹ năng
cảm xúc xã hội cho trẻ
Bảng 2.14: Mức độ các yếu tố khách quan gây khó khăn và tạo

15

thuận lợi cho Hiệu trưởng trong hoạt động giáo dục kỹ năng
cảm xúc xã hội cho trẻ

16

Bảng 3.1: Kết quả đánh giá tính khả thi và cần thiết của các biện
pháp

viii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT
2

Nội dung
Biểu đồ 2.1: Bảng khảo sát phụ huynh về tầm quan trọng của
hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội

ix


Trang


MỤC LỤC
TÓM TẮT ............................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. iv
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................... vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................ ix
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ................................................................... 3
3.1. Khách thể nghiên cứu...................................................................................... 4
3.2. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................... 4
5. Giả thuyết khoa học ........................................................................................... 4
6. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 4
6.1. Nội dung .......................................................................................................... 4
6.2. Địa bàn ............................................................................................................ 5
6.3.Thời gian .......................................................................................................... 5
6.4.Về đối tượng khảo sát ...................................................................................... 5
7. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 5
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận .......................................................... 5
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn ....................................................... 5
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ............................................................ 6
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn ............................................................................... 6
7.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động ............................................ 7

7.3. Phương pháp xử lí thơng tin ............................................................................ 7
8.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ................................................................ 8
9. Bố cục của luận văn ........................................................................................... 8
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ
NĂNG CẢM XÚC XÃ HỘI CHO TRẺ TẠI TRƯỜNG MẦM NON ................. 9
x


1.1.Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................. 9
1.1.1. Trên thế giới ................................................................................................. 9
1.1.2. Trong nước ................................................................................................. 12
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài.................................................................... 14
1.2.1. Hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non ................. 14
1.2.2. Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non .... 15
1.3. Hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non .................... 18
1.3.1. Vị trí, vai trị, mục đích của hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho
trẻ mầm non.......................................................................................................... 18
1.3.2. Nội dung hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non .. 19
1.3.3. Hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội
cho trẻ mầm non ................................................................................................... 20
1.3.4. Kiểm tra, đánh giá sự tiến bộ của trẻ về kỹ năng cảm xúc xã hội ............. 22
1.3.5. Các điều kiện phục vụ các hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho
trẻ mầm non.......................................................................................................... 23
1.4. Chức năng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm
non ........................................................................................................................ 24
1.4.1. Vai trò của Hiệu trưởng trong việc xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động
giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non ............................................. 25
1.4.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho
trẻ mầm non.......................................................................................................... 26
1.4.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho

trẻ mầm non.......................................................................................................... 28
1.4.4. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng cảm
xúc xã hội cho trẻ mầm non ................................................................................. 30
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội
cho trẻ mầm non ................................................................................................... 32
1.5.1. Các yếu tố chủ quan ................................................................................... 32
1.5.2.Các yếu tố khách quan ................................................................................ 33
Tiểu kết chương 1................................................................................................. 36
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG
CẢM XÚC XÃ HỘI CHO TRẺ TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DẦU TIẾNG TỈNH BÌNH DƯƠNG ....................... 37
xi


2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hoá giáo dục của huyện
Dầu Tiếng ............................................................................................................. 37
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội địa phương theo (Huyện Dầu
Tiếng, 2020) ......................................................................................................... 37
2.1.2. Tình hình giáo dục mầm non cơng lập trên địa bàn huyện Dầu Tiếng ...... 38
2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội
cho trẻ mầm non và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ
mầm non ............................................................................................................... 39
2.2.1. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 40
2.2.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 40
2.2.3. Cách thực hiện ............................................................................................ 41
2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non .. 45
2.3.1. Vị trí, vai trị, mục đích của hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho
trẻ mầm non.......................................................................................................... 45
2.3.2. Nội dung của hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non
.............................................................................................................................. 48

2.3.3. Hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội
cho trẻ mầm non ................................................................................................... 50
2.3.4. Kiểm tra, đánh giá sự tiến bộ của trẻ về kỹ năng cảm xúc xã hội ............. 52
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm
non ........................................................................................................................ 53
2.4.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội
cho trẻ mầm non ................................................................................................... 53
2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc
xã hội cho trẻ mầm non ........................................................................................ 56
2.4.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc
xã hội cho trẻ mầm non ........................................................................................ 57
2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục
kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non............................................................ 58
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm
xúc xã hội cho trẻ mầm non ................................................................................. 60
2.5.1. Yếu tố chủ quan ......................................................................................... 60
2.5.1. Yếu tố khách quan ...................................................................................... 61

xii


2.6. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho
trẻ mầm non trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương............................ 63
2.6.1. Ưu điểm ...................................................................................................... 63
2.6.2. Hạn chế....................................................................................................... 65
2.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế ............................................................... 66
Tiểu kết chương 2................................................................................................. 67
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN
LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG CẢM XÚC XÃ HỘI CHO TRẺ MẦM
NON TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

DẦU TIẾNG, TỈNH BÌNH DƯƠNG .................................................................. 68
3.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp .................................................................... 68
3.1.1. Xuất phát từ những quy luật của giáo dục ................................................. 68
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu............................................................. 68
3.1.3. Nguyên tắc tính hiệu quả............................................................................ 69
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất ......................................................... 70
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ............................................................... 70
3.2. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội
cho trẻ tại các trường mầm non công lập trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình
Dương ................................................................................................................... 70
3.2.1. Tăng cường quản lý việc giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ thơng qua
hình thức giáo dục ngồi trời như hoạt động trải nghiệm, tham quan, du lịch .... 70
3.2.2.Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức, kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục
kỹ năng cảm xúc xã hội cho đội ngũ giáo viên .................................................... 72
3.2.3. Tăng cường chỉ đạo giáo viên hướng dẫn cha mẹ học sinh về nội dung giáo
dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ ..................................................................... 75
3.2.4. Cụ thể hóa tiêu chí đánh giá giáo viên thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng
cảm xúc xã hội cho trẻ ......................................................................................... 77
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ................................................................... 79
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của biện pháp đề xuất ...................... 80
3.4.1. Tổ chức khảo nghiệm ................................................................................. 80
3.4.2. Kết quả đánh giá khảo nghiệm ................................................................... 81
Tiểu kết chương 3................................................................................................. 87

xiii


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................. 88
1. Kết luận ............................................................................................................ 88
2. Kiến nghị .......................................................................................................... 90

2.1. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Dầu Tiếng ................................ 90
2.2. Đối với Ban giám hiệu nhà trường ................................................................ 91
2.3. Đối với giáo viên ........................................................................................... 91
2.4. Đối với phụ huynh học sinh .......................................................................... 91
CÁC ĐỀ TÀI NGUYÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ THAM GIA .......................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 94
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 1

xiv


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhiều bậc cha mẹ đã luôn tin rằng với chỉ số thông minh IQ (Intelligence
Quotient) cao, con mình sẽ thành đạt trong học đường và cả trong tương lai. Thực
ra, chỉ số cảm xúc EQ (Emotion Quotient) cũng là yếu tố rất quan trọng trong sự
phát triển vì thiếu cảm xúc thì các năng khiếu của trẻ có thể bị thiếu hụt. EQ cao
được thể hiện ở tính kiên định, biết lắng nghe người khác và thấu hiểu họ, dũng
cảm, linh hoạt; còn người EQ thấp thường hay trách mắng người khác, hay chấp
vặt, độc đoán, hồ nghi, chê trách, cản trở người khác... Nhờ khả năng thấu cảm,
người có EQ cao thường dễ hòa nhập với mọi người, biết cư xử sao cho được cộng
đồng chấp nhận và dễ thành công. Nhà tâm lý học Daniel Goleman đã đề cập đến
chỉ số cảm xúc, cịn gọi là “sự thơng minh của tâm hồn” hoặc “thông minh trong
cảm xúc”. EQ là khả năng nhận thức, hiểu và truyền đạt cảm xúc. EQ cao giúp trẻ
phát triển kỹ năng giao tiếp, hòa đồng với bạn bè và các kỹ năng xã hội khác như
ứng xử, lãnh đạo nhóm …EQ là nền tảng cho sự thành đạt của trẻ sau này.Theo
(Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, & Phan Thị Thảo Hương, 2016) đã chỉ
ra cho chúng ta thấy “trong giai đoạn tuổi mầm non xúc cảm của trẻ phát triển rất
mạnh mẽ. Ở giai đoạn này, trẻ đã phát triển tất cả các sắc thái xúc cảm, trẻ phản
ứng với những người xung quanh, các sự kiện vui, buồn, hờn giận….Nhìn chung,

xúc cảm và tình cảm của trẻ phong phú nhưng dễ dao động, mang tính chất tình
huống, dễ thay đổi, dễ khóc, dễ cười. Vì vậy việc giáo dục kỹ năng cảm xúc cho
trẻ mầm non là rất quan trọng và cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ sau
này.
Giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội hiện nay là một nội dung giáo dục đang
được nhiều nước trên thế giới quan tâm. Việc giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội
cho trẻ sớm sẽ giúp trẻ nhận biết được cảm xúc của bản thân và người khác, giúp
trẻ dần có khả năng điều chỉnh cảm xúc của mình. Nội dung giáo dục kỹ năng cảm
xúc xã hội là một trong những nội dung nằm trong 5 lĩnh vực phát triển mà trẻ cần
đạt được ở tuổi Mẫu giáo đó là phát triển thể chất, phát triển ngôn ngữ, phát triển
nhận thức, phát triển tình cảm kỹ năng xã hội, phát triển thẩm mĩ đó chính là lĩnh
1


vực phát triển tình cảm kỹ năng xã hội. Vì vậy, việc đưa ra nội dung, hình thức
giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non cũng rất cần thiết, bởi đây là
một trong những mục tiêu nằm trong lĩnh vực phát triển tình cảm kỹ năng xã hội
và thẩm mĩ mà các trường học đưa vào nhằm đạt được những mục tiêu theo chương
trình giáo dục mầm non mới. Hiện nay, Vụ giáo dục mầm non đã đưa ra cụ thể các
mục tiêu trong thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số nội dung của chương
trình Giáo dục mầm non trong đó đã nêu mục tiêu chung cho giáo dục mầm non là
“Trẻ có khả năng cảm nhận và biểu lộ cảm xúc với con người, sự vật gần gũi. Mục
tiêu được cụ thể theo từng độ tuổi cho trẻ mẫu giáo từ 3 – 6 tuổi (Bộ giáo dục và
đào tạo, 2017). Để đạt được những mục tiêu trên thì vai trị của hiệu trưởng ở
trường mầm non là không thể thiếu trong việc xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực
hiện và kiểm tra đánh giá kết hợp hướng dẫn những kỹ năng chuyên môn cho giáo
viên trong việc giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ tại các trường mầm non
hiện nay.
Thực trạng hiện nay cho thấy, công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng

cảm xúc xã hội tại các trường mầm non trên địa bàn huyện Dầu Tiếng còn nhiều
hạn chế về lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá trong hoạt
động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non. Bên cạnh đó Giáo viên
chưa có biện pháp hiệu quả để rèn luyện kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ. Phần lớn
chỉ quan tâm đến việc truyền thụ kiến thức cho trẻ qua các giờ học, ít chú trọng
đến việc rèn luyện kỹ năng sống nói chung, kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc
nói riêng. Một số giáo viên chưa xem việc rèn luyện kỹ năng cảm nhận và thể hiện
cảm xúc là quan trọng và cần thiết đối với trẻ. Giáo viên chú tâm đến việc hồn
thành chương trình, nội dung học cho trẻ mà chưa quan tâm nhiều đến việc rèn
luyện kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ. Số lượng trẻ trong một lớp khá đông nên
giáo viên không thể tác động hết đối với tất cả các trẻ, khơng có thời gian nhiều
trong khi cịn rất nhiều chương trình khác phải hồn thành. Số tiết học để rèn luyện
kỹ năng cảm xúc cịn ít chưa được đưa vào tiết học chính thức, chủ yếu được lồng
ghép mà chưa có kế hoạch cụ thể. Kỹ năng mới nên tài liệu tham khảo cịn ít, chưa
2


có phương pháp cụ thể để rèn luyện kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc. Giáo
viên chưa có nhiều kinh nghiệm để xây dựng phương pháp để tổ chức hoạt động
rèn luyện kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc cho trẻ.
Nội dung giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ là nội dung thuộc lĩnh
vực tâm lý nên rất khó để giáo viên có thể hiểu và đưa vào giáo dục một cách phù
hợp. Hiện nay nội dung này đã được đưa vào nhà trường và cụ thể là kế hoạch năm
học của từng đơn vị. Kế hoạch số 1063/KH-SGDĐT ngày 10/6/2018 của Sở Giáo
dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương năm học 2019-2020 đã đưa nội dung bồi dưỡng
thường xuyên cho giáo viên về hướng dẫn trẻ kỹ năng quản lý cảm xúc và giải
quyết xung đột. Tuy việc đưa nội dung tập huấn giáo dục kỹ năng cảm xúc giáo
viên có kỹ năng để có thể giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội vẫn chưa thực sự hiệu
quả. Công tác chỉ đạo thực hiện có thực hiện nhưng chưa cụ thể, giáo viên còn mơ
hồ chưa biết sẽ đưa vào tiết nào, giờ nào và dạy như thế nào? Công tác kiểm tra,

đánh giá chưa quan tâm đến nội dung này. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục
kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non tại một sốtrường mầm non công lập trên
địa bàn huyện Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương chỉ được xem là một nội dung lồng
ghép trong các hoạt động hàng ngày của trẻ chính vì vậy do áp lực về kiến thức
phải dạy cho trẻ cũng như những môn học tại trường, nhà trường đều chỉ quan tâm
đến các mục tiêu về nhận thức, thể chất và chưa quan tâm đến lĩnh vực phát triển
cảm xúc cho trẻ hiện nay. Chính vì những lý do trên, tác giả chọn nghiên cứu đề
tài: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non tại một
số trường mầm non công lập trên địa bàn huyện Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm
xúc xã hội cho trẻ mầm non, đề tài khảo sát đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục
kỹ năng cảm xúc xã hội tại một số trường mầm non công lập trên địa bàn huyện
Dầu Tiếng từ đó đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non tại một số trường
mầm non cơng lập trên địa bàn huyện Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3


3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non tại
một số trường mầm non công lập trên địa bàn huyện Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa lý luận về hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội và quản
lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội ở các trường mầm non.
Tìm hiểu và phân tích thực trạng hoạt động hoạt động giáo dục kỹ năng cảm
xúc xã hội và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội ở các trường

mầm non công lập trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.
Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục
kỹ năng cảm xúc xã hội ở các trường mầm non công lập trên địa bàn huyện Dầu
Tiếng, tỉnh Bình Dương.
5. Giả thuyết khoa học
Công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ tại các
trường mầm non công lập trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương cịn
nhiều hạn chế trong việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá hoạt
động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ. Nếu khảo sát, đánh giá đúng thực
trạng và xác định được nguyên nhân thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng
cảm xúc xã hội ở các trường thì có thể đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động
giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ ở các trường mầm non tại địa phương có
tính cần thiết và khả thi cao.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Nội dung
Đề tài khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã
hội cho trẻ 3- 6 tuổi ở trường mầm non công lập huyện Dầu Tiếng tỉnh Bình
Dương.

4


Nghiên cứu nội dung, biện pháp chỉ đạo quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng
cảm xúc xã hội cho trẻ 3- 6 tuổi ở trường mầm non công lập huyện Dầu Tiếng tỉnh
Bình Dương.
6.2. Địa bàn
Do khơng có nhiều thời gian khảo sát trên tất cả các trường mầm non trên
địa bàn. Hiện nay trên địa bàn huyện Dầu Tiếng chủ yếu là trường mầm non công
lập với 18 trường. Việc khảo sát được thực hiện trên 8 trường mầm non công lập
gồm 4 trường hạng 1 (trường Mầm non Sơn Ca, mầm non Long Tân, mầm non

13/3, mầm non Họa Mi) và 4 trường hạng 2 (trường mẫu giáo Minh Tân, Mầm non
An Lập, Mầm non Thanh Tân, MN Thanh Tuyền).
6.3.Thời gian
Trong 2 năm học: năm học 2018 – 2019 và năm học 2019 – 2020.
6.4.Về đối tượng khảo sát
Chủ thể quản lý: Hiệu trưởng các trường mầm non cơng lập trên địa bàn
huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.
Cán bộ quản lý: Khảo sát 23 CBQL và phỏng vấn 4 CBQL.
Giáo viên: Khảo sát 148/148 giáo viên của 8 trường. Phỏng vấn 6 giáo viên.
Phụ huynh học sinh: Khảo sát 200 phụ huynh/ 8 trường.
7. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài “Quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội
cho trẻ mầm non tại một số trường mầm non công lập trên địa bàn huyện Dầu
Tiếng tỉnh Bình Dương”, tác giả sử dụng kết hợp các nhóm phương pháp nghiên
cứu sau đây:
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổ hợp sách, báo, tạp chí chun ngành có liên quan đến các vấn
đề : giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội của trẻ từ đó xây dựng cơ sở lý luận của đề
tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Để đánh giá một cách khách quan về thực trạng quản lí hoạt động giáo dục
kỹ năng quản lý cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non tại một số trường mầm non công
5


lập trên địa bàn huyện Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương, chúng tôi sử dụng phối hợp
các phương pháp sau đây:
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Mục đích: Xác định rõ thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng quản lý cảm
xúc xã hội cho trẻ mầm non tại một số trường mầm non công lập trên địa bàn huyện

Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương; tìm hiểu và thu thập thơng tin, dữ liệu để đánh giá
một cách chi tiết, đúng đắn về vấn đề nghiên cứu. Ngồi ra, chúng tơi cũng sử dụng
phương pháp này để khảo nghiệm tính khả thi và cần thiết đối với các biện pháp
mà đề tài đề xuất thực hiện.
Nội dung: Thực hiện thiết lập bảng khảo sát dành cho các đối tượng CBQL,
GV, PHHS. Sau đó, tiến hành khảo sát thực tế trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, tỉnh
Bình Dương với số mẫu phù hợp (áp dụng cơng thức tính số mẫu 𝑛 =

𝑁
1+𝑁(𝑒)2

trong

đó: n là cỡ mẫu, e=0.05, N: tổng thể).
Cách thức tiến hành: Thiết lập 02 phiếu khảo sát thực trạng và 01 phiếu
khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất thực hiện. Đối tượng khảo sát
được lựa chọn một cách ngẫu nhiên và khách quan.
- 01 phiếu khảo sát thực trạng đối với đối tượng trong nhà trường bao
gồm: 23/23 CBQL và 148/148 GV của 08 trường mầm non cơng lập trên địa bàn
huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.
- 01 phiếu khảo sát thực trạng đối với đối tượng ngoài nhà trường bao gồm
200 PHHS của 08 trường mầm non trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình
Dương.
- 01 phiếu khảo nghiệm tính khả thi và cần thiết đối với 90 CBQL, GV (
50%) của 08 trường mầm non trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Mục đích: Thu thập thêm thơng tin một các trực tiếp; đối chiếu và so sánh
kết quả khảo sát thực trạng. Trao đổi thẳng thắn vấn đề giáo dục kỹ năng cảm xúc
xã hội ở trong và ngồi nhà trường. Sử dụng ý kiến đóng góp của người được
phỏng vấn đối với đề tài nghiên cứu; tập hợp được những ý tưởng mới, sáng tạo,


6


những biện pháp hay đối với việc quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã
hội cho trẻ mầm non.
Nội dung: Liên quan đến việc quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng quản lý
cảm xúc xã hội. Biện pháp giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội của bản thân người
được phỏng vấn đối với trẻ.
Cách thức tiến hành: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp (mặt đối mặt) 4 CBQL,
6 GV về vấn đề giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội. Được thực hiện trước khi tiến
hành khảo sát.
7.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Mục đích: Tìm hiểu thực tế hoạt động quản lí giáo dục kỹ năng cảm xúc xã
hội cho trẻ tại 08 trường mầm non công lập trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, tỉnh
Bình Dương.
Nội dung: Tìm hiểu cách thức tổ chức thực hiện quản lí hoạt động giáo dục
kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non công lập trên địa bàn huyện Dầu Tiếng,
tỉnh Bình Dương; những nội dung đã được triển khai và hiệu quả mang lại thông
qua các hoạt động.
Cách thức tiến hành: Tiến hành nghiên cứu các hồ sơ quản lí; kế hoạch;
biên bản; báo cáo sơ kết, tổng kết; sản phẩm sau khi thực hiện của cán bộ quản lí,
giáo viên và học sinh có liên quan đến hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội.
7.3. Phương pháp xử lí thơng tin
Mục đích: Đánh giá một cách chính xác từ những số liệu khảo sát thực tế,
đưa ra những nhận định cũng như những phân tích phù hợp trên cơ sở kết quả thu
thập được. Đề xuất được một số biện pháp thực hiện mang tính khả thi cao.
Nội dung: Tiến hành mã hóa các câu hỏi (định tính và định lượng) từ bảng
khảo sát; thiết lập thông tin và thực hiện các biện pháp tính tốn phù hợp với nhu
cầu cần phân tích của đề tài nghiên cứu. Xây dựng kết hợp các yếu tố khi phân

tích, nhận định ra vấn đề cần quan tâm.
Cách thức tiến hành:
- Đối với dữ liệu định tính: các cuộc phỏng vấn và những câu hỏi dạng
định tính sẽ được phân tích bằng phương pháp trích lọc nội dung theo từng phần
7


nghiên cứu. Các nội dung này được sử dụng phối hợp với dữ liệu định lượng để
làm rõ hơn thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
- Đối với dữ liệu định lượng: Sử dụng phần mềm toán học để tiến hành
phân tích số liệu sau khi thực hiện khảo sát tại 08 trường mầm non công lập trên
địa bàn huyện Dầu Tiếng.
8.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
8.1.Về lý luận: Đề tài góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận về công tác quản lý
hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non.
8.2.Về thực tiễn: Nhận xét, đánh giá đúng thực trạng hoạt động giáo dục kỹ
năng cảm xúc xã hội và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội tại các
trường mầm non công lập huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Từ đó đề xuất các
biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội có hiệu quả nhằm
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ tại các trường mầm non
trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.
9. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị danh mục tài liệu tham khảo,
phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc
xã hội cho trẻ tại trường mầm non.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội
cho trẻ tại các trường mầm non công lập trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình
Dương.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội

cho trẻ tại các trường mầm non công lập trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình
Dương.

8


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
KỸ NĂNG CẢM XÚC XÃ HỘI CHO TRẺ TẠI TRƯỜNG MẦM NON

1.1.Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Trên thế giới
Ngay từ thế kỷ IV trước công nguyên, triết gia Aristotle đã cố xác định số
lượng các cảm xúc căn bản. Theo đó, ơng đưa ra 14 cảm xúc cơ bản nhất, là sợ hãi,
tự tin, giận dữ, bằng hữu, bình tĩnh, thù địch, xấu hổ, vơ liêm sỉ, đáng thương, tử
tế, ganh tỵ, căm phẫn, tranh đua và coi thường.Được trích dẫn bởi (Lê Thị Thanh
Huyền, 2019).
Nhà tâm lý học Paul Eckman đã phát minh ra Hệ Thống Mã Hóa Nét Mặt
(FACS), một hệ thống nguyên tắc phân loại giúp đo lường chuyển động của 42 cơ
trên khuôn mặt cũng như các chuyển động của đầu và mắt. Ơng cho rằng có khoảng
6 hoặc 7 cảm xúc cơ bản có chung ở tất cả các nên văn hóa khắp thế giới.Được
trích dẫn bởi (Lê Thị Thanh Huyền, 2019).
Eckman đã khám phá ra có tất cả 6 biểu hiện trên khuôn mặt giống nhau
cho tất cả mọi người trên toàn thế giới, tương ứng với 6 cảm xúc nguyên bản: Vui
vẻ, buồn bã, ngạc nhiên, sợ hãi, giận dữ, ghê tởm. Sau này ông thêm 1 cảm xúc
nữa là hài lịng.Được trích dẫn bởi (Lê Thị Thanh Huyền, 2019).
Theo nghiên cứu của Robert Plutchik cho thấy có tất cả 34.000 cảm xúc có
thể nhận biết và phân biệt. Tuy nhiên, sự thật là chúng ta thực sự không thể phân
biệt và hiểu được tất cả 34.000 cảm xúc đó. Bằng cách gom những cảm xúc này
thành 8 cảm xúc chính, mọi thứ trở nên đơn giản hơn một chút. Được trích dẫn bởi

(Lê Thị Thanh Huyền, 2019).
Trên thế giới, việc nghiên cứu kỹ năng sống đã được nhiều tổ chức con
người quan tâm và tìm hiểu, vì đây là một trọng điểm trong việc nghiên cứu và
phát triển con người. Cũng có nhiều nghiên cứu về cảm xúc của con người, riêng
kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc được chú ý nhiều trong các cơng trình
nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc.

9


×