Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

sáng kiến kinh nghiệm dự thi 23

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.28 MB, 63 trang )

Giải pháp tổ chức hiệu quả các hoạt động trải nghiệm cho học sinh THPT
trong bối cảnh dịch Covid-19

MỤC LỤC
A. ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN ...................................... 1
1. Yêu cầu đổi mới trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể ................ 1
2. Yêu cầu đổi mới trong thực tế triển khai hoạt động trải nghiệm ................... 1
3. Sự thay đổi về yêu cầu tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh và
mong muốn lan tỏa cảm hứng tích cực trong bối cảnh dịch Covid-19 .............. 1
B. MƠ TẢ GIẢI PHÁP ........................................................................................... 3
I. Mơ tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến ....................................................... 3
1. Thực tế triển khai các hoạt động trải nghiệm khi bắt đầu xuất hiện dịch
Covid-19 ................................................................................................................... 3
1.1. Hoạt động sinh hoạt dưới cờ ........................................................................... 3
1.2. Hoạt động sinh hoạt lớp ................................................................................... 3
1.3. Hoạt động trải nghiệm sau giờ học ................................................................. 4
2. Đánh giá các giải pháp thực hiện trước khi có sáng kiến ................................ 5
II.Mơ tả giải pháp sau khi có sáng kiến ................................................................ 6
1. Đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động sinh hoạt dưới cờ ........................... 6
1.1. Tổ chức hoạt động chào cờ trực tuyến ........................................................... 6
1.1.1. Bố cục nội dung .............................................................................................. 6
1.1.2. Cách tổ chức ................................................................................................... 7
1.1.3. Giải pháp thực hiện ........................................................................................ 8
1.2. Tổ chức chương trình Lăng kính khoa học online ...................................... 11
1.2.1. Bố cục nội dung ............................................................................................ 11
1.2.2. Cách tổ chức ................................................................................................. 13
1.2.3. Giải pháp thực hiện ...................................................................................... 14
1.3. Tổ chức chương trình chuyên mục khối online ........................................... 19
1.3.1. Bố cục nội dung ............................................................................................ 19
1.3.2. Cách tổ chức ................................................................................................. 24
1.3.3. Giải pháp thực hiện ...................................................................................... 25


2. Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động sinh hoạt lớp online ........................... 28


Giải pháp tổ chức hiệu quả các hoạt động trải nghiệm cho học sinh THPT
trong bối cảnh dịch Covid-19

2.1. Bố cục nội dung ............................................................................................... 28
2.2. Cách tổ chức .................................................................................................... 28
2.3. Giải pháp thực hiện ......................................................................................... 30
3. Đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm sau giờ học .............. 33
3.1. Tổ chức hoạt động của câu lạc bộ dưới hình thức online ........................... 33
3.1.2. Bố cục nội dung ............................................................................................ 33
3.1.2. Cách tổ chức ................................................................................................. 34
3.1.3. Giải pháp thực hiện ...................................................................................... 41
3.2. Tổ chức các hoạt động thể dục thể thao online ........................................... 42
3.2.1. Bố cục nội dung ............................................................................................ 42
3.2.2. Cách tổ chức ................................................................................................. 45
3.2.3. Giải pháp thực hiện ...................................................................................... 45
3.3. Tổ chức Chương trình tri ân và trưởng thành cho học sinh khối 12 .......... 48
3.3.1. Bố cục nội dung ............................................................................................ 48
3.3.2. Cách tổ chức ................................................................................................. 48
3.3.3. Giải pháp thực hiện ...................................................................................... 51
III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại....................................................................... 53
IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền...................................... 58


Giải pháp tổ chức hiệu quả các hoạt động trải nghiệm cho học sinh THPT
trong bối cảnh dịch Covid-19

A. ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN

1. Yêu cầu đổi mới trong chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể
Theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2016 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục phổ thơng, trong số các hoạt động giáo
dục bắt buộc trong chương trình chính khóa có các hoạt động: Giáo dục tập thể,
giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục nghề phổ thơng. Tiếp
cận chương trình giáo dục phổ thông mới ban hành kèm theo thông tư số
31/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp được triển khai theo hướng trải nghiệm sáng tạo. Hoạt
động trải nghiệm, hướng nghiệp trở thành một hoạt động giáo dục bắt buộc từ lớp
1 đến lớp 12, là sự tích hợp các hoạt động: Giáo dục tập thể, giáo dục hướng
nghiệp, giáo dục nghề phổ thơng. Theo đó, việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm
trong các nhà trường phổ thông cần phải thay đổi từ quan niệm đến cách tổ chức,
từ nội dung đến hình thức, từ quá trình thực hiện đến cách đánh giá kết quả.
2. Yêu cầu đổi mới trong thực tế triển khai hoạt động trải nghiệm
Thực tế, việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh THPT sao cho
hiệu quả là một thử thách! Để thu hút học sinh và đạt được mục tiêu giáo dục, hoạt
động trải nghiệm vừa phải phù hợp với nguyện vọng chính đáng của các em, vừa
mang ý nghĩa giáo dục; vừa kế thừa vừa đổi mới. Giáo viên có thể già đi theo năm
tháng nhưng lứa tuổi học trị thì ln ln tươi trẻ; cái nhìn của giáo viên có thể ổn
định dần theo tuổi tác nhưng cách nhìn nhận của mỗi thế hệ học trị khơng bao giờ
có mẫu số chung. Thế nên, người làm công tác tổ chức hoạt động trải nghiệm ln
phải tự làm mới mình, làm mới cách nhìn của mình, làm mới hình thức tổ chức
hoạt động của mình.
3. Sự thay đổi về yêu cầu tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh và
mong muốn lan tỏa cảm hứng tích cực trong bối cảnh dịch Covid-19
Một trong những điểm thu hút của các hoạt động Đồn trong nhà trường là
tạo ra mơi trường hoạt động tập thể để học sinh có sân chơi lành mạnh, vui vẻ, qua
đó có thể tương tác, phát triển kĩ năng. Nhưng diễn biến phức tạp của dịch Covid19 đã khiến các hoạt động tập trung đông người bị hạn chế hoặc dừng hẳn.Việc
1



Giải pháp tổ chức hiệu quả các hoạt động trải nghiệm cho học sinh THPT
trong bối cảnh dịch Covid-19

học sinh nghỉ học để phòng, chống dịch đã khiến các em không trực tiếp gặp gỡ,
kết nối. Trong thời gian đi học trở lại, các em vừa đi học vừa phòng dịch.
Thời gian dịch Covid-19 xuất hiện tại các tỉnh, thành trong cả nước, hoạt
động của câu lạc bộ, chuyên mục của các khối lớp vốn là niềm vui của các em sau
mỗi giờ học chiều đã tạm dừng. Giờ chào cờ tập trung dưới sân trường đã được
thay bằng tiết chào cờ tại các lớp. Những ngày đến trường trong mùa dịch vì thế
mà cũng vơi đi khơng ít hào hứng.
Dịch Covid-19 cịn diễn biến khó lường và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát ở
nước ta bất cứ lúc nào. Mỗi ngày đến lớp của các em có thể chỉ học theo thời khóa
biểu và ra về trong sự đề phịng, cảnh giác nguy cơ bệnh dịch.Những chương trình
chun mục khối, những đấu trường trí tuệ, những cuộc thi ứng xử trong kế hoạch
hoạt động Đoàn - những hoạt động mà các em luôn mong đợi đang đứng trước
nguy cơ phải dừng lại vô thời hạn. Các buổi sinh hoạt dưới cờ tại lớpcó thể sẽ trở
thành các buổi thơng báo các thủ tục hành chính đơn thuần.
Sáng kiến “Giải pháp tổ chức hiệu quả các hoạt động trải nghiệm cho học
sinh THPT trong bối cảnh dịch Covid-19” ra đời nhằm mục đích:
- Giáo viên và học sinh tồn trường có thể linh hoạt tham giacác hoạt động
trải nghiệm ở phạm vi tập thể lớp hoặc phạm vi cá nhân, khi đi học hoặc khi nghỉ
để phòng, chống dịch, đảm bảo yêu cầu tránh tập trung đông người.
- Tổ chức hiệu quả các chương trình nhằmtạo động lực học tập, tinh thần
phấn chấn cho giáo viên và học sinh toàn trường trong tình hình dịch diễn biến
phức tạp.
- Nhiều nội dung trong kế hoạch hoạt động của Đoàn trường, của nhà trường
được tiếp tục thực hiện với cách thức tổ chức phù hợp với quy định, khuyến cáo
của các cấp, các ngành.
- Dịch Covid-19 tạo ra khơng ít khó khăn nhưng sẽ là cơ hội để cán bộ, giáo

viên, học sinh của nhà trường phát huy tinh thần tiên phong, sáng tạo, đồn kết,
sẵn sàng thích nghi mọi hồn cảnh.

2


Giải pháp tổ chức hiệu quả các hoạt động trải nghiệm cho học sinh THPT
trong bối cảnh dịch Covid-19

B. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
I. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
1. Thực tế triển khai các hoạt động trải nghiệm khi bắt đầu xuất hiện dịch
Covid-19
1.1. Hoạt động sinh hoạt dưới cờ
* Nội dung
- Ổn định tổ chức
- Nghi thức chào cờ.
- Tổng kết tình hình thực hiện nề nếp và học tập của toàn trường, kết quả thi
đua của lớp trong tuần vừa qua
- Hướng dẫn triển khai một số hoạt động của trường và của lớp trong tuần
học mới
* Hình thức tổ chức
- Thời gian:
+ Nếu học sinh nghỉ học, nhiều trường không tổ chức chào cờ. Một số rất ít
các trường tổ chức chào cờ online qua Zoom nhưng không thường xuyên.
+ Nếu học sinh đi học thì 07h00 sáng thứ 2 đầu tuần, đồng loạt các lớp tổ
chức sinh hoạt dưới cờ theo công văn chỉ đạo của Sở GD&ĐT.
- Địa điểm: Để đảm bảo giãn cách xã hội, các lớp tổ chức chào cờ tại phịng
học của lớp mình.
* Giải pháp thực hiện:

- Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo, định hướng nội dung, lên lịch thực hiện.
Đoàn thanh niên hỗ trợ cung cấp thơng tin tổng kết thi đua hàng tuần.
- Chương trình diễn ra dưới hình thức truyền thụ một chiều:Giáo viên chủ
nhiệm đóng vai trị chủ đạo, là người cập nhật văn bản từ các tổ chức trong nhà
trường, thông báo, triển khai hoạt động tới học sinh. Học sinh lắng nghe, nắm bắt
thông tin.
1.2. Hoạt động sinh hoạt lớp
* Nội dung
- Ổn định tổ chức.
3


Giải pháp tổ chức hiệu quả các hoạt động trải nghiệm cho học sinh THPT
trong bối cảnh dịch Covid-19

- Tổng kết, đánh giátình hình thực hiện nề nếp và học tập của lớp trong tuần
vừa qua.
- Thông báo kế hoạch một số hoạt động của trường và của lớp trong tuần
học mới.
- Để đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch, các lớp dừng hẳn hoặc hạn chế tổ
chức các hoạt động liên hoan, trò chơi giao lưu trong giờ sinh hoạt lớp.
* Hình thức tổ chức
- Thời gian:
+ Nếu học sinh nghỉ học, rất nhiều trường không tổ chức sinh hoạt lớp. Rất
ít trường tổ chức sinh hoạt lớp online qua Zoom và tần suấtkhông thường xuyên.
+ Nếu học sinh đi học thì tiết 5 thứ 7, đồng loạt các lớp tổ chức sinh hoạt lớp.
- Địa điểm: Các lớp tổ chức sinh hoạt tại phịng học của lớp mình.
* Giải pháp thực hiện:
- Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo, định hướng nội dung, lên lịch thực hiện.
- Chương trình diễn ra dưới hình thức truyền thụ:

+ Giáo viên chủ nhiệm đóng vai trị chủ đạo, là người cập nhật văn bản từ
các tổ chức trong nhà trường, thông báo, triển khai hoạt động tới học sinh. Học
sinh lắng nghe, nắm bắt thông tin.
+ Ở một số lớp, lớp trưởng là người tổng hợp kết quả học tập và tình hình
thực hiện nề nếp qua sổ theo dõivà cũng là người thơng báo kết quả đó trong giờ
sinh hoạt lớp.Giáo viên chủ nhiệm là người đánh giá, phân tích, định hướng giải
pháp cho học sinh.
1.3. Hoạt động trải nghiệm sau giờ học
Các hoạt động diễn ra sau giờ học của học sinh chủ yếu là các hoạt động văn
hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động câu lạc bộ, các chuyến thực địa, việc
chuẩn bị chương trình cho các ngày lễ lớn, chuẩn bị lễ tri ân và trưởng thành.
- Khi học sinh nghỉ học và thực hiện giãn cách xã hội, các hoạt động này
dừng hẳn.
- Khi học sinh đi học trở lại, trong bối cảnh học sinh tới trường phải đeo
khẩu trang và thực hiện nghiêm ngặt việc cấm tập trung đông người, giữ khoảng
4


Giải pháp tổ chức hiệu quả các hoạt động trải nghiệm cho học sinh THPT
trong bối cảnh dịch Covid-19

cách an toàn, các hoạt động trải nghiệm sau giờ học cũng không được tổ chức để
hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp/gián tiếp giữa người – người.
2. Đánh giá các giải pháp thực hiện trước khi có sáng kiến
- Về thời lượng, tần suất tổ chức các hoạt động trải nghiệm:
Rõ ràng, dịch Covid-19 với diễn biến phức tạp của nó đã khiến học sinh bị
mất đi cơ hội được tham gia các hoạt động trải nghiệm. Tổ chức để học sinh đi học
an toàn đã là đáng quý. Các hoạt động trải nghiệm đã bị lược bỏ đi hầu hết trong kế
hoạch hoạt động của nhà trường thời Covid, chỉ giữ lại nội dung tối thiểu, cơ bản
nhất là hoạt động sinh hoạt dưới cờ và sinh hoạt lớp. Như vậy, các hoạt động khác,

dù vẫn là mong mỏi của học sinh và là hình thức giáo dục hiệu quả nhưng lại
khơng thể triển khai.
- Vai trị của học sinh:
Vốn dĩ, tính chất của hoạt động trải nghiệm trong nhà trườnglà học sinh
đóng vai trị chủ thể tham gia vào thực tiễn dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
+ Khi người học bị hạn chế tiếp xúc với những người khác thì việc trải
nghiệm cùng tập thể khơng thể diễn ra. Điều này đòi hỏi cách thức tổ chức hoạt
động phải khai thác được việc học sinh làm việc cá nhân mà vẫn hiệu quả.
+ Các tiết sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt cuối tuần ở các lớp, nếu chỉ đơn thuần
diễn ra việc thơng báo thì các tiết này mang nặng tính hành chính – cơng vụ, học
sinh cũng sẽ chỉ là người thụ động nghe và tiếp nhận, khơng có cơ hội phát huy vai
trị chủ thể của mình.
- Số lượng tham gia:
+ Khi học sinh đi học, các em tham gia theo quy mô lớp và thực hiện lịch
sinh hoạt theo thời khóa biểu của nhà trường. Tuy nhiên chỉ có giáo viên chủ
nhiệm tham gia cùng các em theo đúng trách nhiệm mình được phân cơng, còn các
thành viên khác trong hội đồng giáo dục của nhà trường gần như không tham gia
vào các lịch sinh hoạt này của học sinh
+ Khi các em nghỉ học, kể cả đối với các trường tổ chức được chào cờ, sinh
hoạt lớp online thì cũng khó có thể kiểm soát được số lượng và chất lượng tham
gia của học sinh, điều này bị lệ thuộc vào sự tự giác của các em. Mà muốn các em
5


Giải pháp tổ chức hiệu quả các hoạt động trải nghiệm cho học sinh THPT
trong bối cảnh dịch Covid-19

tự giác, giải pháp lâu dài nhất vẫn phải là thiết kế nội dung, hình thức hoạt động
sao cho hay, làm cho các em thích, các em có nhu cầu tham gia. Mục tiêu giáo dục
vì thế mới có thể đạt được.

- Về nội dung chương trình:
Thời lượng dành cho tiết sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt cuối tuầnlà 45
phút/tiết.Trong bối cảnh khơng có dịch, trước đây tiết sinh hoạt dưới cờ do các tổ
chức trong nhà trường, đặc biệt là Đoàn thanh niên của trường đảm nhiệm. Giáo
viên chủ nhiệm chỉ phải tập trung cho chương trình sinh hoạt lớp.
Trong bối cảnh mới, các thầy cô chủ nhiệm phải tổ chức sinh hoạt lớp vào
tiết 5 thứ Bảy và tiếp tục tổ chức chào cờ tại lớp vào tiết 1 thứ Hai của tuần tiếp
theo. Các thầy cơ gặp nhiều khó khăn trong việc thiết kế nội dung chương trìnhđể
vừa khơng trùng lặp lại vừa hấp dẫn.
II.Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
Căn cứ vào thực tế triển khai, căn cứ vào sự phân loại các hoạt động trải
nghiệm trong nhà trường theo các thời điểm trong ngày, chúng tôi đề xuất các giải
pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong mùa dịch Covid-19 như sau:
1. Đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động sinh hoạt dưới cờ
1.1. Tổ chức hoạt động chào cờ trực tuyến
1.1.1. Bố cục nội dung
Chương trình chào cờ trực tuyến được thực hiện với bố cục nội dung như sau:
- Phần 1: Nghi thức chào cờ.
- Phần 2: Phóng sự về các hoạt động nổi bật của nhà trường trong tuần vừa
qua, tổng kết thi đua của các lớp trực tuần.
- Phần 3: Phóng sự chuyên đề hoặc Chuyên mục học sinh.
+ Phóng sự chuyên đề được Ban chấp hành đồn trường hoặc câu lạc bộ
truyền thơng của nhà trường thực hiện xoay quanh các chủ đề mang tính giáo dục,
truyền thơng cho cơng tác phịng, chống dịch Covid-19 của nhà trường như:
Chun đề Cơng tác phịng, chống dịch trong trường và khu nội trú khi học sinh
nghỉ học; Chuyên đề Đánh giá kết quả dạy và học online trong mùa dịch.

6



Giải pháp tổ chức hiệu quả các hoạt động trải nghiệm cho học sinh THPT
trong bối cảnh dịch Covid-19

+ Chuyên mục của các khối lớp được thực hiện dưới hình thức online, xoay
quanh các chủ đề: Thi Lăng kính khoa học (Ban chấp hành Đoàn trường và câu lạc
bộ truyền thơng), Bảo vệ mơi trường (Khối chun Tốn), Hưởng ứng ngày sách
(Khối chuyên Văn), Kỉ niệm ngày sinh nhật Bác (Khối chun Hóa)…

Hình ảnh nghi thức chào cờ xuất hiện trong chương trình
Chào cờ trực tuyến
1.1.2. Cách tổ chức
- Chương trình được xuất bản dưới dạng video, thời lượng từ 30 - 40 phút.
- Khi học sinh đi học, chào cờ tạo lớp, chương trình được phát đồng loạt
tại tất cả các lớptrong trường thông qua hệ thống máy chiếu, tivi có kết nối
internet lúc 07h00 sáng thứ 2 hàng tuầnvà phát lại trên kênh youtube, fanpage
chính thức của nhà trường.
- Khi học sinh nghỉ học để phòng, chống dịch, chương trình được xuất bản
vào 07h00 sáng thứ 2 hàng tuần trên kênh youtube, fanpage chính thức của nhà
trường.

7


Giải pháp tổ chức hiệu quả các hoạt động trải nghiệm cho học sinh THPT
trong bối cảnh dịch Covid-19

Học sinh thực hiện nghi thức chào cờ tại lớp
(ghi hình ngày 16.3.2020)
1.1.3. Giải pháp thực hiện
* Xây dựng kịch bản và triển khai thực hiện nội dung

Với mục đích và bố cục nội dung chương trình như trên, hàng tuần, chương
trình chào cờ trực tuyến đòi hỏi đội ngũ thực hiện phải vừa thực hiện vai trò của giáo
viên (xây dựng nội dung có tính giáo dục), vừa phải tổ chức ekip thực hiện theo mơ
hình một đài phát thanh và truyền hình thu nhỏ với các cơng việc như sau:
- Tập hợp các tư liệu, đánh giá, tổng kết toàn bộ hoạt động phòng, chống
dịch và các hoạt động khác của nhà trường trong tuần vừa qua.
- Tập hợp các nguồn ảnh có liên quan để chuyển hóa tất cả các kết quả, tư
liệu kênh chữ thành kênh hình.
- Thiết kế và thực hiện ý tưởng kết nối các mạch nội dung sao cho tự nhiên,
hấp dẫn.

8


Giải pháp tổ chức hiệu quả các hoạt động trải nghiệm cho học sinh THPT
trong bối cảnh dịch Covid-19

- Thiết kế giao diện video sao cho chuyên nghiệp, hiện đại nhất trong khả
năng cho phép.
- Chương trình được lãnh đạo nhà trường duyệt về kịch bản, sản phẩm trước
khi xuất bản rộng rãi trên các kênh truyền thông.

Ekip thực hiện nội dung chương trình
* Khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất và thời gian
- Tận dụng chức năng ghi hình và ghi âm của điện thoại di động thay cho
máy quay chuyên nghiệp.
- “Trường quay” linh hoạt tùy vào hồn cảnh: khi học sinh đi học thì khơng
gian ghi hình là các khơng gian trong trường, lớp học; khi học sinh nghỉ học thì
khơng gian ghi hình là góc học tập, phơng nền phù hợp tại gia đình.
- Người dẫn chương trình, biên tập viên, đọc lời bình thuyết minh: số đầu

tiên là giáo viên (để học sinh xem, hình dung cách làm, cách dẫn), từ các số tiếp
theo, học sinh đều chủ động thực hiện.
- Vì chương trình sản xuất hàng tuần, u cầu tính cập nhật, tính thời sự, tính
tổng hợp về nội dung, nên phải đến cuối tuần, đội ngũ thực hiện mới tổng hợp đủ
số liệu, thơng tin, tư liệu hình ảnh hoạt động của tuần rối mới có thểthực hiện khâu
hậu kì.
9


Giải pháp tổ chức hiệu quả các hoạt động trải nghiệm cho học sinh THPT
trong bối cảnh dịch Covid-19

Hậu trường giản dị, tận dụng sáng tạo các thiết bị vốn có

10


Giải pháp tổ chức hiệu quả các hoạt động trải nghiệm cho học sinh THPT
trong bối cảnh dịch Covid-19

Khi có dịch, các MC lên hình linh hoạt trên nềntrường quay ảo,
trường học, gia đình
1.2. Tổ chức chương trình Lăng kính khoa học online
1.2.1. Bố cục nội dung
Phần 1: Phản xạ
Mỗi thí sinh trả lời nhanh 10 câu hỏi về tất cả các lĩnh vực trong 1 phút. Mỗi
câu trả lời đúng đươc 10 điểm.
11



Giải pháp tổ chức hiệu quả các hoạt động trải nghiệm cho học sinh THPT
trong bối cảnh dịch Covid-19

Phần 2: Logíc
- Có 4 câu hỏi dành cho 4 thí sinh.
- Mỗi câu hỏi gồm 3 khái niệm liên quan đến cùng một sự kiện hoặc một vấn
đề. Thời gian giải thích và trả lời 3 khái niệm là 30 giây. Thời gian suy nghĩ và trả
lời sự kiện hoặc vấn đề liên quan đến 3 khái niệm là 10 giây.
- Nếu thí sinh gọi đúng 3 khái niệm được 30 điểm.
- Nếu thí sinh gọi đúng 2 khái niệm được 20 điểm.
- Nếu thí sinh gọi đúng 1 khái niệm được 10 điểm.
- Nếu thí sinh đưa ra được sự kiện hoặc vấn đề liên quan đến 3 khái niệm
được 10 điểm.
- Lưu ý khi giải thích các khái niệm khơng được dùng ngoại ngữ, tiếng lóng,
từ đồng nghĩa hoặc sử dụng bất kì từ nào trong khái niệm để giải thích.
Phần 3: Bứt phá
- Người chơi có quyền lựa chọn các gói câu hỏi 40, 60, 80 điểm.
- Gói câu hỏi 40 điểm gồm 4 câu hỏi 10 điểm.
- Gói câu hỏi 60 điểm gồm 2 câu hỏi 10 điểm và 2 câu hỏi 20 điểm.
- Gói câu hỏi 80 điểm gồm gồm 1 câu hỏi 10 điểm, 2 câu hỏi 20 điểm và 1
câu hỏi 30 điểm.
- Nếu người chơi trả lời đúng câu hỏi nào thì ghi được điểm ở câu hỏi đó,
nếu người chơi trả lời sai thì quyền trả lời thuộc về những người chơi cịn lại
nhưng chỉ có 2 người chơi bấm chng nhanh nhất được quyền trả lời. Nếu người
chơi đó trả lời đúng thì số điểm của câu hỏi đó sẽ được chuyển từ quỹ điểm của
người chơi chọn câu hỏi. Nếu trả lời sai thì sẽ bị trừ đi nửa số điểm của câu hỏi đó
cịn người chơi chọn câu hỏi khơng bị trừ điểm.
- Trong gói câu hỏi đó, người chơi có quyền đặt ngơi sao hi vọng 1 lần ở một
câu mà người chơi đó cho là chắc chắn nhất. Nếu trả lời đúng thì được nhân đơi số
điểm. Nếu trả lời sai thì bị trừ đi số điểm của câu hỏi đã chọn. Nếu đội chơi đó trả

lời sai mà người chơi khác trả lời được thì chỉ bị trừ 1 lần.
- Nếu cả 4 người chơi đều khơng có câu trả lời thì ban tổ chức đưa ra đáp án.
- Thời gian suy nghĩ và trả lời cho câu hỏi 10 điểm là 10 giây.
12


Giải pháp tổ chức hiệu quả các hoạt động trải nghiệm cho học sinh THPT
trong bối cảnh dịch Covid-19

- Thời gian suy nghĩ và trả lời cho câu hỏi 20 điểm là 15 giây.
- Thời gian suy nghĩ và trả lời cho câu hỏi 30 điểm là 20 giây.

Giao diện cuộc thi Lăng kính khoa học online

1.2.2. Cách tổ chức
- Chương trình Lăng kính khoa học online được tổ chức trên ứng dụng
Zoom.
- Mỗi thí sinh tự chuẩn bị 1 máy tính hoặc điện thoại có kết nối mạng ổn
định, có bật webcam trong suốt q trình thi đấu.
- Các thí sinh tự quay một clip giới thiệu ngắn gọn về bản thân trong 1-2
phút và gửi một ảnh chân dung của mình (mặc đồng phục trường) cho Ban tổ chức.
- Ban tổ chức chuẩn bị 02 laptop bao gồm 1 laptop chạy câu hỏi và quay
MC, và 1 laptop quay được màn hình thành phần tham gia của tất cả các thí sinh
trong suốt trận thi đấu, kết nối mạng, đường truyền ổn định.
- Giáo viên trong Ban chấp hành Đồn trường phụ trách Lăng kính khoa học
chuẩn bị hệ thống câu hỏi thi, duyệt với Ban giám hiệu trước 1 tuần.
- 2 học sinh trong Ban chấp hành đồn trường phụ trách hỗ trợ thí sinh, MC
về kĩ thuật và nội dung thi trong suốt quá trình thi đấu online.
13



Giải pháp tổ chức hiệu quả các hoạt động trải nghiệm cho học sinh THPT
trong bối cảnh dịch Covid-19

- Sau khi ghi hình online trên Zoom, Ban tổ chức thực hiện cơng tác hậu kì,
đảm bảo hình ảnh phát sóng phải đan xen giữa hình ảnh thí sinh thi đấu với hình
ảnh hệ thống câu hỏi, vừa có cảnh tồn vừa có cảnh cận, vừa có người dẫn chương
trình vừa có cổ động viên.
- Chương trình được phát sóng dưới dạng video, thời lượng khoảng 30 phút,
là 1 nội dung nằm trong video Chào cờ trực tuyến, đăng tải trên kênh youtube của
nhà trường.
- Khi học sinh đi học, cuộc thi sẽ được phát sóng trong chương trình Chào cờ
trực tuyến tại các lớp thông qua hệ thống máy chiếu hoặc tivi có kết nối mạng lúc
07h00 sáng thứ 2.
- Khi học sinh nghỉ học để phòng, chống dịch, chương trình được cơng
chiếuvào 07h00 sáng thứ 2 trên kênh youtube, fanpage chính thức của nhà trường.

Hình ảnh các thí sinh tham gia trận thi đấu Lăng kính khoa học online

1.2.3. Giải pháp thực hiện
* Quy trình ra đề và tập hợp câu hỏi
- Để đảm bảo cho cuộc thi Lăng kính khoa học mang tính chính xác, phù
hợp với đối tượng thí sinh tham gia, Ban chấp hành Đồn trường phân công nhiệm
14


Giải pháp tổ chức hiệu quả các hoạt động trải nghiệm cho học sinh THPT
trong bối cảnh dịch Covid-19

vụ cho các thầy cơtrong Chi đồn giáo viên ra câu hỏi về từng bộ mơn mình phụ

trách bao gồm các lĩnh vực: Lịch sử, Địa lí, Tốn học, Vật lí, Hóa học, Sinh học,
Ngữ văn, Tiếng Anh, Tin học, Văn hóa – xã hội – nghệ thuật, Thể thao.
- Các thầy cơ phải chịu trách nhiệm về tính khoa học, chính xác trong câu
hỏi của mình và giải đáp cho học sinh nếu có yêu cầu.Nội dung câu hỏi đượcbảo
mật, gửi vào hịm thư của chương trình.
- Ban chấp hành Đồn trường sẽ tập hợp câu hỏi và phân chia theo từng lĩnh
vực, từng mức độ, sắp xếp vào các phần trong 1 trận thi, sắp xếp vào các trận thi
sao cho phù hợp với trình độ thí sinh ở từng khối lớp 10, 11, 12.
- Sau khi tập hợp thành bộ câu hỏi hoàn chỉnh, giáo viên phụ trách cuộc thi
trong Ban chấp hành Đoàn trường sẽ duyệt để với Ban giám hiệu 1 tuần trướckhi
diễn ra cuộc thi.
* Xây dựng kịch bản và triển khai thực hiện nội dung
Với bố cục và cách tổ chức như trên, đội ngũ trong Ban chấp hành đồn
trường phải đóng vai trị là một “nhà sản xuất”, vừa biên soạnkịch bản chương
trìnhLăng kính khoa học online, vừa phải làm công tác tổ chức như một ekip
truyền hình của cuộc thi Đường lên đỉnh Olympiatrên truyền hình, phiên bản “thu
nhỏ” với các cơng việc như sau:
- Thơng báo cho thí sinh tham dự trận đấu trước 1 tuần để thí sinh chuẩn bị.
- Tập hợp ảnh, clip tự giới thiệu bản thân của thí sinh.
- Chuẩn bị laptop của ban tổ chức(đã cài đặt phần mềm thi, các câu hỏi thi)
- Giáo viên trong Ban chấp hành Đoàn trường duyệt các câu hỏi thi với Ban
giám hiệu.
- Ban tổ chức tiến hành ghi hình trong 2 buổi (1 buổi ghi hình thử và 1 buổi
ghi hình thật)
- Ekip chương trình thiết kế giao diện video, chèn âm thanh, hình ảnh sao cho
chuyên nghiệp, hiện đại, mơ phỏng chương trình Đường lên đỉnh Olympia trên
truyền hình để tạo sự hấp dẫn cho người xem.

15



Giải pháp tổ chức hiệu quả các hoạt động trải nghiệm cho học sinh THPT
trong bối cảnh dịch Covid-19

Hai MC đang hồn thiện lời dẫn trước giờ ghi hình

Đội ngũ kĩ thuật viên của chương trình “Lăng kính khoa học” online đang
chạy thử phần mềm trí tuệ Athena 2.1
* Khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất và khơng gian quay
- Tận dụng chức năng ghi hình và ghi âm của điện thoại di động, laptop thay
cho máy quay chuyên nghiệp.
16


Giải pháp tổ chức hiệu quả các hoạt động trải nghiệm cho học sinh THPT
trong bối cảnh dịch Covid-19

- Sử dụng Bộ phần mềm trí tuệ Athena 2.1 với các ưu thế:
+ Có thể quản lí, nhập, sửa, xóa dữ liệu, gồm các câu hỏi kèm đáp án và
danh sách trận, các thí sinh trong trận đó.
+ Có phần mềm trên máy chủ, dùng để điều khiển tiến trình của chương
trình và điều khiển hoạt động của tất cả các máy khách.
+ Có phần mềm được sử dụng cho máy tính của các thí sinh, dùng để hiển
thị câu hỏi, nhập câu trả lời, hiển thị kết quả và bảng điểm.
+ Có phần mềm được sử dụng cho máy tính của người dẫn chương trình
(MC), dùng để hiển thị câu hỏi, đáp án, kết quả và bảng điểm.
+ Có phần mềm được sử dụng cho máy của khán giả, dùng để hiển thị câu
hỏi, kết quả và bảng điểm.
+ Giao diện dữ liệu của phần mềm gồm 6 phần: Quản lý trận và danh sách
thí sinh, Quản lý câu hỏi phần thi Khởi động, Quản lý câu hỏi phần thi Vượt

chướng ngại vật, Quản lý câu hỏi phần thi Tăng tốc, Quản lý câu hỏi phần thi Về
đích và Quản lý câu hỏi phần thi Câu hỏi phụ.
- Trường quay linh hoạt tùy thuộc vào hoàn cảnh: khi học sinh đi học thì
khơng gian ghi hình tại Hội trường hoặc bất kì phịng học, phịng chức năng nào
của nhà trường (có kết nối internet), khi học sinh nghỉ học phịng chống dịch thì
khơng gian ghi hình là cảnh quay phù hợp tại gia đình.

17


Giải pháp tổ chức hiệu quả các hoạt động trải nghiệm cho học sinh THPT
trong bối cảnh dịch Covid-19

“Máy quay chuyên nghiệp” là những chiếc điện thoại, laptop tại nhà

18


Giải pháp tổ chức hiệu quả các hoạt động trải nghiệm cho học sinh THPT
trong bối cảnh dịch Covid-19

1.3. Tổ chức chương trình chuyên mục khối online
1.3.1. Bố cục nội dung
Chuyên mục đầu tuần là hình thức sinh hoạt tập thể nhằm giáo dục đạo đức,
tư tưởng, lối sống đồng thời phát triển các kĩ năng mềm cho học sinh. Ở trường
THPT chuyên Lê Hồng Phong, chương trình được tổ chức theo khối chun, nhằm
tăng tình đồn kết trong khối, thể hiện màu sắc riêng của khối; tạo điều kiện huy
động phong phú các ý tưởng; huy động nhân lực; tiết kiệm thời gian và chi phí tổ
chức chương trình. Ở các trường phổ thơng khác, chương trình hồn tồn có thể
được tổ chức theo nhóm như: các lớp có cùng khối thi, nhóm các lớp có cùng tên

(A1, A2, A3…) hoặc nhóm các lớp theo độ tuổi (khối 10, 11, 12).
Chương trình chuyên mục khối online được thực hiện theo bố cục nội dung
như sau:
- Phần 1: Dẫn nhập, gợi mở về chủ đề chuyên mục
- Phần 2: Nội dung chuyên mục
- Phần 3: Kết - Thông điệp được truyền tải từ chuyên mục.
Nội dung chuyên mục có thể được truyền tải bằng nhiều cách thức khác nhau:
đóng kịch, làm phim, làm phóng sự hoặc đơn giản là thiết kế, tập hợp hình ảnh.

19


Giải pháp tổ chức hiệu quả các hoạt động trải nghiệm cho học sinh THPT
trong bối cảnh dịch Covid-19

20


Giải pháp tổ chức hiệu quả các hoạt động trải nghiệm cho học sinh THPT
trong bối cảnh dịch Covid-19

Các hình ảnh trong chuyên mục online khối chuyên Toán: chủ đề Môi trường

21


Giải pháp tổ chức hiệu quả các hoạt động trải nghiệm cho học sinh THPT
trong bối cảnh dịch Covid-19

22



Giải pháp tổ chức hiệu quả các hoạt động trải nghiệm cho học sinh THPT
trong bối cảnh dịch Covid-19

Các hình ảnh trong chuyên mục khối chuyên Văn
với chủ đề: “Văn hóa đọc thời đại nghe nhìn”

23


×