Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Nghiên cứu thống kê hoạt động SXKD của ngành công nghiệp tỉnh Hoà Bỡnh giai đoạn 1997- 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (519.69 KB, 95 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
CNH-HĐH là nhiệm vụ hàng đầu mang tính chiến lược của nước ta.
Tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 10 đề ra nhiệm vụ “đẩy mạnh CNH- HĐH
và phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản thành một
nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”. Ngành công nghiệp
nước ta nói chung và ngành công nghiệp của tỉnh Hoà Bình nói riêng có vị trí
hết sức quan trọng, là bộ phận chủ đạo trong sự nghiệp CNH- HĐH của đất
nước ta. Vì vậy qua thời gian thực tập tại Cục thống kê Hoà Bình em chọn đề
tài: “Nghiên cứu thống kê hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành công
nghiệp tỉnh Hoà Bình giai đoạn 1997- 2005” để viết chuyên đề tốt nghiệp.
Kết cấu chuyên đề ngoài lời nói đầu và phần kết luận gồm có 3 phần:
Phần 1: Khái quát chung về tỉnh Hoà Bình và ngành công nghiệp của
tỉnh
Phần 2: Phương pháp thống kê phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
của ngành công nghiệp
Phần 3: Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích hoạt động
sản xuất kinh doanh công nghiệp của tỉnh Hoà Bình giai đoạn 1997- 2005
Nguyễn Mạnh Linh Thống kê 45
1
Chuyên đề tốt nghiệp
PHẦN 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỈNH HOÀ BÌNH
VÀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH
1. Khái quát chung về tỉnh Hoà Bình
1.1.Về vị trí địa lí
Hoà Bình là tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc, có diện tích tự nhiên là
4663 Km
2
, chiếm 1,41% diện tích cả nước. Phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ; phía
nam giáp hai tỉnh Hà Nam và Ninh Bình; phía Đông giáp tỉnh Hà Tây; phía


Tây giáp hai tỉnh Sơn La và Thanh Hoá.
Hoà Bình nằm ở vị trí cửa ngõ của vùng Tây Bắc xuống vùng đồng
bằng sông Hồng, cách thủ đô Hà Nội 76 km theo đường quốc lộ 6, là một lợi
thế để phát huy một cách triệt để phục vụ cho kinh tế- xã hội của tỉnh và của
ngành công nghiệp. Hoà Bình có mạng lưới giao thông đường bộ và giao
thông đường thuỷ phát triển hơn so với các tỉnh trong vùng và phân bố đều
khắp; đường liên tỉnh, liên vùng nối Hoà Bình với các tỉnh Hà Tây, Hà Nam,
Ninh Bình, Phú Thọ, Sơn La. Với lợi thế này Hoà Bình có được điều kiện
thuận lợi trong giao lưu hợp tác kinh tế với thủ đô Hà Nội, các tỉnh trong
vùng cũng như cả nước.
1.2.Về điều kiện tự nhiên
Hoà Bình là một tỉnh miền núi, có độ cao trung bình là 300m so với
mặt nước biển, có hai huyện vùng cao là huyện Đà Bắc và huyện Mai Châu
có độ cao trung bình là 560m và 500m. Có 11 ngọn núi cao trên 1000m, trong
đó núi có độ cao cao nhất là 1373m như núi Pu Canh - huyện Đà Bắc và núi
Phu Ýuc - huyện Đà Bắc. Nhiệt độ trung bình cả năm 2005 là 23,9oC, độ ẩm
trung bình năm 2005 là 82,6%.
Nguyễn Mạnh Linh Thống kê 45
2
Chuyên đề tốt nghiệp
Là một tỉnh miền núi, có nhiều đồi núi cao, địa hình phức tạp, mật độ
dân số thấp, bình quân toàn tỉnh là 160 người/km2, nơi có mật độ dân số cao
nhất là thị xã Hoà Bình 628,6 người/km2, Đà Bắc có mật độ dân số thấp nhất
63,2 người/km2. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 4749 km2. Dân số trung bình
là 810130 người, với chỉ số phát triển năm 2005 là 100,84 %. Tỉnh Hoà Bình
có tất cả 12 dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn và sống xen kẽ nhau.
Năm 2005, theo số liệu thống kê,toàn tỉnh tỉ lệ sinh là 1,77 %, tỉ lệ chết là 0,6
%, tỉ lệ tăng tự nhiên là 1,17 % về dân số.
Tỉnh Hoà Bình có nhiều núi đá vôi có thể khai thác đá để sản xuất đá
các loại và sản xuất vôi làm vật liệu xây dựng, sản xuất xi măng, v.v…như ở

huyên Lương Sơn, Lạc Thuỷ, Kim Bôi, Yên Thuỷ, Mai Châu, Kỳ Sơn…;có
mỏ than ở Lạc Thuỷ, Kim Bôi; quặng P
2
O
5
ở Lạc Sơn. Đặc biệt Hoà Bình có
mỏ nước khoáng ở Kim Bôi; có vàng xa khoáng ở Kim Bôi, Mai Châu, Kỳ
Sơn…Ngoài ra, Hoà Bình còn có 44202 ha cây hàng năm, 6466 ha cây lâu
năm; 123402,4 ha rừng tự nhiên và 43917,4 ha rừng trồng,… đó là những
điều kiện tự nhiên ưu đãi và là những thế mạnh cuả tỉnh Hoà Bình để có thể
phát triển ngành công nghiệp.
1.3. Đặc điểm kinh tế xã hội
Có thể khái quát một số tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Hoà Bình như
sau:
- Về giá trị sản xuất: năm 2004 tổng giá trị sản xuất toàn tỉnh là
3.565.450 triệu đồng; năm 2005 là 4.031.555 triệu đồng. So với năm 2004 giá
trị sản xuất năm 2005 đạt 113,07 %. Trong năm 2005, giá trị sản xuất ngành
nông – lâm - thuỷ sản là 1.361.949 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 33,78 % giá trị
sản xuất toàn tỉnh. Ngành công nghiệp và xây dựng có giá trị sản xuất la
1.454.509 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 36,08 % tổng giá trị sản xuất toàn tỉnh.
Ngành dịch vụ có giá trị sản xuất là 1.215.097 triệu đồng, chiếm tỷ trọng
Nguyễn Mạnh Linh Thống kê 45
3
Chuyên đề tốt nghiệp
30,14 % tổng giá trị sản xuất toàn tỉnh. Như vậy cơ cấu kinh tế của tỉnh hiện
nay là công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ. Điều đó cho thấy cơ cấu kinh tế
của tỉnh Hoà Bình đã từng bước chuyển dịch theo chiều hướng tiến bộ khi
trong một thời gian dài trước đây tỉnh Hoà Bình duy trì cơ cấu kinh tế: nông
nghiệp - dịch vụ - công nghiệp hay nông nghiệp – công nghiệp - dịch vụ. Như
vậy, hiện nay ngành công nghiệp đã có vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế

của tỉnh với 36,08 % tổng giá trị sản xuất toàn tỉnh.
Giá trị tăng thêm của toàn tỉnh năm 2004 là 2.138.698 triệu đồng; năm
2005 là 2.331.608 triệu đồng, so với năm 2004 đạt 109,02 % (tăng 9,02 %).
Tỷ trọng giá trị tăng thêm chiếm trong tổng giá trị sản xuất của toàn tỉnh năm
2004 là 59,98 %; năm 2005 là 57,83 %. Như vậy, năm 2005 nền kinh tế tỉnh
Hoà Bình có sự tăng trưởng khá so với năm 2004.
- Về thu – chi ngân sách: Tổng thu ngân sách trên địa bàn toàn tỉnh
năm 2004 là 1.218.287 triệu đồng; năm 2005 là 1.465.522 triệu đồng, so với
năm 2004 đạt 120,29 %, tăng 20,29 %. Trong đó, thu từ ngân ngân sách trung
ương trợ cấp năm 2004 là 896.766 triệu đồng; năm 2005 là 1.198.622 triệu
đống so với năm 2004 đạt 133,66 % (tăng 33,66 %). Thu từ ngân sách trung
ương trợ cấp chiếm trong tổng thu ngân sách toàn tỉnh năm 2004 đạt tỷ trọng
73,61 %; năm 2005 đạt tỷ trọng 81,79 %.
Tổng chi ngân sách trên địa bàn toàn tỉnh năm 2004 là 1.319.717 triệu
đồng; năm 2005 là 1.710.264 triệu đồng, so với năm 2004 đạt 129,59 % (tăng
29,59 %). Trong đó, chi cho đầu tư phát triển năm 2004 là 220.221 triệu đồng
(chiếm 16,69 % tổng chi ngân sách toàn tỉnh); năm 2005 là 318.377 triệu
đồng (chiếm 18,62 % tổng chi ngân sách toàn tỉnh).So với năm 2004, chi cho
đầu tư phát triển năm 2005 đạt 144,57 % (tăng 44,57 %).
Cân đối thu - chi toàn tỉnh, năm 2004 thâm hụt 101.430 triệu đồng;
năm 2005 thâm hụt 244.742 triệu đồng.
Nguyễn Mạnh Linh Thống kê 45
4
Chuyên đề tốt nghiệp
Như vậy, thu ngân sách trên địa bàn toàn tỉnh Hoà Bình từ ngân sách
trung ương hỗ trợ còn chiếm tỷ trọng lớn, năm 2004 là 73,61 %, năm 2005 là
81,79 % tổng thu toàn tỉnh. Mặc dù thu từ ngân sách trung ương trợ cấp là rất
lớn nhưng cân đối thu – chi trên địa bàn tỉnh vẫn bội chi, năm 2004 là (-)
101.430 triệu đồng, năm 2005 là (-)244.742 triệu đồng. Có thể nói, tỉnh Hoà
Bình cho đến nay vẫn chưa thể tự cân đối thu chi ngân sách trên địa bàn, mà

còn phụ thuộc phần lớn vào nguồn kinh phí Trung ương cấp về hàng năm.
- Về xuất, nhập khẩu: Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2004 là 16.941
(1000USD); năm 2005 là 19.000 (1000USD), so với năm 2004 đạt 112,15 %,
tăng 12,15 %. Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2004 là 8.165 (1000USD);
năm 2005 là 7.482 (1000USD), so với năm 2004 đạt 91,63 %, giảm 9,37 %.
Cân đối xuất, nhập khẩu năm 2004 xuất siêu 8.776 (1000USD), năm 2005
xuất siêu 11.518 (1000USD). Hàng hoá xuất khẩu của tỉnh chủ yếu là rau, quả
muối, hàng mây tre đan, và hàng may mặc. Còn hàng nhập khẩu chủ yếu nhập
nguyên liệu cho sản xuất như nguyên liệu cho may mặc, linh kiện điện tử,…
phục vụ cho sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. Công nghiệp Hoà Bình đang có
từng bước phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá chung của đất
nước.
-Theo số liệu thống kê năm 2005, GDP bình quân đầu người là 4,255
triệu đồng/người/năm. Như vậy, bình quân 1 tháng của 1 người dân Hoà Bình
có thu nhập theo GDP là 354.583 đồng. Tổng số xã, phường, thị trấn toàn tỉnh
có 214 đơn vị, số đơn vị đã được sử dụng điện là 214/214 đơn vị (đạt 100 %),
số đơn vị được trang bị điện thoại là 194, số đơn vị chưa có điện thoại là 20.
Dân số trung bình toàn tỉnh là 810.130 người; trong đó, nam là 401.440
người, chiếm tỷ trọng 49,55 %. Tổng số cán bộ khoa học - kỹ thuật có trình
độ từ cao đẳng trở lên là 11.932 người, so với tổng số lao động đang làm việc
trong các ngành kinh tế là 456.483 người là một con số rất khiêm tốn. Mạng
Nguyễn Mạnh Linh Thống kê 45
5
Chuyên đề tốt nghiệp
lưới trường học được duy trì và phát triển, quy mô giáo dục, chất lượng giáo
dục được điều chỉnh theo tiêu chuẩn của Bộ. Đội ngũ giáo viên tiếp tục được
tăng cường theo hướng chuẩn hóa. Cơ sở trường lớp được xây mới và nâng
cấp có đủ điều kiện cho con em các dân tộc đến trường. Hiện nay, Hoà Bình
có 2 trường trung học chuyên nghiệp, 2 trường cao đẳng, 2 trường đào tạo
công nhân kỹ thuật, hàng năm cho ra trường khoảng hai nghìn học viên. Tình

hình sức khoẻ dân cư có nhiều biến chuyển rõ rệt: tỷ lệ chết giảm xuống còn
0,427 % năm 2005. Do tăng cường công tác phòng chống và chữa trị nên các
bệnh nhiễm trùng, truyền nhiễm đã giảm nhanh. Đời sống văn hoá không
ngừng được nâng cao, giờ đây phong trào gia đình văn hoá, làng văn hoá đã
trở thành một phong trào sâu rộng trên địa bàn tỉnh. Tình hình chính trị ổn
định, các dân tộc anh em trên địa bàn tỉnh sống thân ái,đoàn kết cùng hướng
tới mục tiêu chung xây dựng một tỉnh Hoà Bình giàu, mạnh.
2. Khái quát chung về ngành công nghiệp tỉnh Hoà Bình
2.1. Vị trí, vai trò của ngành công nghiệp Hoà Bình
Trong những năm đầu tái lập tỉnh, nền kinh tế Hoà Bình nói chung và
ngành công nghiệp tỉnh Hoà Bình nói riêng còn nghèo nàn, thiếu thốn và còn
rất nhỏ bé. Vị trí của ngành công nghiệp trong thời kỳ này là rất khiêm tốn,
giá trị sản xuất công nghiệp chỉ chiếm 18,9 % giá trị sản xuất toàn bộ nền
kinh tế. Trải qua 15 năm với những định hướng, chiến lược phát triển đúng
đắn của Đảng bộ và chính quyền địa phương, ngành công nghiệp Hoà Bình
hiện nay đã có vị trí xứng tầm, là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân của tỉnh, giá trị sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng 36,08% tổng
giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh năm 2005.
Ngành công nghiệp Hoà Bình trong những năm qua đã không ngừng
phát triển mạnh mẽ, càng ngày càng thể hiện rõ vai trò quan trọng của mình
trong nền kinh tế quốc dân. Ngành công nghiệp là một trong những bộ phận
Nguyễn Mạnh Linh Thống kê 45
6
Chuyên đề tốt nghiệp
cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân vì vậy khi công nghiệp phát
triển sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế toàn tỉnh đi lên. Hơn nữa, ngành công
nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong toàn bộ nền kinh tế, sự nghiệp CNH- HĐH
của cả nước nói chung và tỉnh Hoà Bình nói riêng đã có được những kết quả
đáng khích lệ: năng suất lao động không ngừng tăng lên, chi phí sản xuất
giảm xuống, sản phẩm sản xuất ra không ngừng tăng cả về số lượng lẫn chất

lượng. Phát triển ngành công nghiệp luôn gắn liền với phát triển cơ sở hạ
tầng, để công nghiệp phát triển cần phải có cơ sở hạ tầng phát triển, cơ sở hạ
tầng phát triển sẽ toạ điều kiện thuận lợi cho các ngành khác phát triển theo.
Ngành công nghiệp hàng năm đều giải quyết một số lượng lớn lao động, góp
phần ổn định trật tự chính trị, xã hội và cụ thể hoá mục tiêu nâng cao đời sống
của nhân dân trong tỉnh.
2.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp Hoà Bình
Hoà Bình là một tỉnh miền núi, được thiên nhiên ưu đãi, có nhiều tài
nguyên thiên nhiên, khoáng sản phong phú. Ngành công nghiệp Hoà Bình
gồm có công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất và
phân phối điện, khí đốt và nước. Trong đó ngành công nghiệp chế biến là phát
triển mạnh mẽ hơn cả và là bộ phận quan trọng nhất trong toàn ngành công
nghiệp của Hoà Bình. Công nghiệp Hoà Bình hiện nay tập trung vào một số
ngành nghề là thế mạnh của tỉnh như khai thác vật liệu xây dựng các loại,
khai thác các loại khoáng sản, Suối khoáng Kim Bôi được khai thác rất có
hiệu quả, sản xuất xi măng, gạch nung , vôi cục, nước máy, đường, mật và sản
phẩm may mặc. Bên cạnh đó là sự phát triển của các ngành nghề thủ công
truyền thống của nguời dân Hoà Bình. Như vậy, với những lợi thế của mình
các ngành nghề sản xuất công nghiệp của Hoà Bình là rất phong phú và đa
dạng.
Nguyễn Mạnh Linh Thống kê 45
7
Chuyên đề tốt nghiệp
Một trong những nhân tố quyết định đến mọi quá trình sản xuất đó là
lực lượng lao động. Tại Hoà Bình, nguồn lao động nói chung và lao động
công nghiệp nói riêng có chất lượng rất khiêm tốn. Đa số lao động làm việc
trong các ngành sản xuất công nghiệp là lao động chưa qua đào tạo hoặc có
qua đào tạo nhưng ở trình độ thấp. Đây là một trong những nguyên nhân hạn
chế sự phát triển của ngành công nghiệp Hoà Bình, hiện nay một trong những
ưu tiên hàng đầu nhằm phát triển công nghiệp của tỉnh là thu hút đội ngũ lao

động có chất lượng về tỉnh. Đồng thời, tỉnh liên tục mở thêm nhiều lớp đào
tạo đội ngũ công nhân lành nghề đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hoá của
tỉnh.
Bên cạnh lao động, nguồn vốn cũng là một nhân tố mang tính quyết
định tới sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn sẽ quyết định quy mô sản xuất, kinh
doanh của các cơ sở sản xuất công nghiệp, quyết định tình hìnhcông nghiệp
hoá, trang bị khoa học kỹ thuật cho các cơ sở sản xuất công nghiệp. Tỉnh Hoà
Bình nói chung vẫn là một tỉnh nghèo, lượng vốn trong dân cư thường có quy
mô nhỏ lẻ, phân tán. Nguồn vốn tham gia vào sản xuất kinh doanh chủ yếu
dưới hình thức là các cơ sở công nghiệp cá thể. Hoà Bình là một tỉnh nghèo,
miền núi nên được Nhà nước quan tâm tạo điều kiện để phát triển kinh tế,
nâng cao đời sống nhân dân trong tỉnh, hàng năm Nhà nước chi một khoản
không nhỏ ngân sách đầu tư cho Hoà Bình nhằm phát triển cơ sở hạ tầng, thu
hút đầu tư. Hiện nay, việc huy động vốn từ các tổ chức tài chính có nhiều
thuận lợi, đây là nguồn vốn quan trọng cho đầu tư sản xuất công nghiệp trong
tỉnh. Trong thời gian gần đây, nhận thấy rõ được vai trò của khu vực có vốn
đầu tư nước ngoài, Hoà Bình đã có nhiều chính sách mở nhằm thu hút nguồn
vốn này về với địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư nước ngoài, co
chính sách miễn giảm thuế cho các cơ sở này, bước đầu đã thu được một số
kết quả nhất định.
Nguyễn Mạnh Linh Thống kê 45
8
Chuyên đề tốt nghiệp
Ngành công nghiệp Hoà Bình rất đa dạng về ngành nghề vì vậy sản
phẩm công nghiệp của tỉnh là rất phong phú. Một số sản phẩm công nghiệp
chủ yếu của tỉnh: than các loại, đá các loại, cát các loại, xi măng, giấy, gạch
nung, vôi cục, bia, nước máy, đường, mật, quần áo. Các sản phẩm là nguyên
vật liệu chủ yếu cung cấp cho thị trường trong tỉnh, phục vụ cho phát triển cơ
sở hạ tầng trong tỉnh. Các mặt hàng khác như đường, quần áo, …ngoài việc
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của địa phương còn có sản phẩm xuất khẩu ra bên

ngoài. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Hoà Bình hiện nay có uy tín, chất
lượng và rất được ưa chuộng trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Các sản
phẩm xuất khẩu ra bên ngoài hiện vẫn phải thông qua uỷ quyền thương mại
qua các cơ sở khác của các tỉnh bạn.
2.3. Một số kết quả của công nghiệp Hoà Bình
Theo như số liệu thống kê năm 2005 cho thấy công nghiệp tỉnh Hoà
Bình đã có những thay đổi theo chiều hướng tích cực trong sự nghiệp phát
triển kinh tế nói chung của tỉnh. Cụ thể là:
Số cơ sở sản xuất công nghiệp năm 2005 trên địa bàn tỉnh Hoà Bình là
5.612 cơ sở, trong đó khu vực kinh tế trong nước có 5606 cơ sở (khu vực kinh
tế ngoài nhà nước là 5.595 cơ sở), khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
có 6 cơ sở. Trong số các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh có 183
cơ sở công nghiệp khai thác, chiếm tỷ trọng 3,26 % tổng số cơ sở sản xuất
công nghiệp trên địa bàn; có 5426 cơ sở công nghiệp chế biến, chiếm tỷ trọng
96,69 %; có 3 cơ sở sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước, chiếm tỷ
trọng 0,08 %.
Lao động công nghiệp năm 2005 trên địa bàn tỉnh có 19.491 người.
Trong đó, khu vực kinh tế trong nước có 18.116 người, chiếm tỷ trọng 92,95
% (khu vực kinh tế ngoài nhà nước có 14.668 người); khu vực kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài có 1.375 người, chiếm tỷ trọng 7,05 %. Trong tổng số lao
Nguyễn Mạnh Linh Thống kê 45
9
Chuyên đề tốt nghiệp
động hoạt động công nghiệp trên địa bàn tỉnh có 2.795 người hoạt động trong
ngành công nghiệp khai thác, chiếm 14,34 %; có 16.466 người hoạt động
trong ngành công nghệp chế biến, chiếm 84,48 %; có 230 người hoạt động
trong ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước, chiếm
1,18 %.
Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp năm 2005 trên địa bàn tỉnh đạt
832.334 triệu đồng. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 751.920 triệu

đồng, chiếm tỷ trọng 90,34 % (khu vực kinh tế ngoài nhà nước là 281.411
triệu đồng, khu vực kinh tế nhà nước là 470.509 triệu đồng); khu vực kinh tế
có vốn đầu tư nước ngoài đạt 80.414 triệu đồng, chiếm 9,66%. Trong tổng giá
trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh: ngành công nghiệp khai thác đạt
122.936 triệu đồng, chiếm 14,77 %; ngành công nghiệp chế biến đạt 628.935
triệu đồng, chiếm 75,56 %; ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện,
khí đốt và nước đạt 80.463 triệu đồng, chiếm 9,67 %, (trong đó chủ yếu là
khu vực kinh tế nhà nước với 79.943 triệu đồng giá trị sản xuất). Tốc độ phát
triển giá trị sản xuất năm 2005 đạt 119,92 %.
Giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp năm 2005 trên địa bàn tỉnh đạt
311.895 triệu đồng. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 282.142 triệu
đồng, chiếm tỷ trọng 90,46 % (khu vực kinh tế nhà nước là 174.922 triệu
đồng, khu vực kinh tế ngoài nhà nước là 136.973 triệu đồng); khu vực có vốn
đầu tư nước ngoài đạt 29.753 triệu đồng, chiếm 9,54 %. Trong tổng giá trị
tăng thêm của ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh: ngành công nghiệp khai
thác đạt 51.233 triệu đồng, chiếm 16,43 % (khu vực kinh tế nhà nước đạt
17.35 triệu đồng); ngành công nghiệp chế biến đạt 205.448 triệu đồng, chiếm
65,87 % (khu vực kinh tế nhà nước đạt 102.726 triệu đồng); ngành công
nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước đạt 55.214 triệu đồng,
Nguyễn Mạnh Linh Thống kê 45
10
Chuyên đề tốt nghiệp
chiếm 17,7 % (khu vực kinh tế nhà nước đạt 54.845 triệu đồng). Tốc độ phát
triển giá trị tăng thêm ngành công nghiệp là 116,27 %.
Doanh thu của ngành công nghiệp năm 2005 trên địa bàn tỉnh đạt
759.567 triệu đồng. Trong đó, khu vực kinh tế nhà nước đạt 429.426 triệu
đồng, chiếm 56,54 %; khu vực kinh tế ngoài nhà nước đạt 256.758 triệu đồng,
chiếm 33,8 %; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 73.383 triệu đồng,
chiếm 9,66 %.
Tổng nguồn vốn của các cơ sở công nghiệp năm 2005 là 184.659,3

triệu đồng; trong đó, nguồn vốn chủ sở hữu có 142.573,5 triệu đồng, chiếm
77,21 %. Tài sản cố định theo giá còn lại là 68.829,3 triệu đồng. Tài sản lưu
động là 115.830 triệu đồng.
Nguyễn Mạnh Linh Thống kê 45
11
Chuyên đề tốt nghiệp
PHẦN HAI
PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP
1. Lựa chọn hệ thống chỉ tiêu và phương pháp thống kê phân tích hoạt
động sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp.
1.1. Hệ thống chỉ tiêu thống kê hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành
công nghiệp hiện đang được sử dụng tại cục thống kê Hoà Bình.
* Chỉ tiêu số cơ sở sản xuất công nghiệp
Cơ sở sản xuất công nghiệp là các cơ sở kinh tế có đầy đủ các điều
kiện: có địa điểm sản xuất được xác định, có hoạt động sản xuất chính là công
nghiệp, phải trực tiếp sản xuất ra sản phẩm được quy định trong danh mục sản
phẩm công nghiệp.
Số cơ sở sản xuất công nghiệp là chỉ tiêu tuyệt đối, thời điểm và đơn vị
tính là số cơ sở hay số doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.
Chỉ tiêu số cơ sở sản xuất công nghiệp được xác định:
+ theo thành phần kinh tế: Xác định được các doanh nghiệp, cơ sở sản
xuất công nghiệp chủ yếu do thành phần nào năm giữ, quản lý;
+theo ngành kinh tế: Nghiên cứu ngành nghề nào được phát triển nhất
và được chu trọng nhất.
+theo vùng lãnh thổ: Biết được sự phát triển công nghiệp nằm chủ yếu
ở vùng nào.
Chỉ tiêu số cơ sở sản xuất công nghiệp được báo cáo định kỳ theo quyết
định số 735/2002/QĐ-TCTK ngày 15/11/2002 của tổng cục trưởng tổng cục
thống kê, thông qua biểu Số lượng doanh nghiệp chia theo ngành công nghiệp

và loại hình kinh tế (có đến 31/12/…); biểu Số cơ sở và lao động của công
nghiệp cá thể thời điểm 31/12/…)
Nguyễn Mạnh Linh Thống kê 45
12
Chuyên đề tốt nghiệp
* Chỉ tiêu lao động công nghệp
Lao động của cơ sở công nghiệp là tổng số lao động mà cơ sở quản lý,
sử dụng và trả lương, trả công hoặc bằng hình thức thu nhập hỗn hợp (tiền
công và lợi nhuận của sản xuất kinh doanh) .
Lao động bình quân chia theo ngành công nghiệp và loại hình kinh tế
tính trên cơ sở số liệu bằng (=)
(lao động có ở đầu năm cộng (+) lao động có ở cuối năm) chia (:) 2
Cơ cấu lao động công nghiệp có thể được nghiên cứu theo các tiêu
thức: giới tính, độ tuổi, dân tộc, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, loại
hình kinh tế, ngành công nghiệp.
Lao động công nghiệp được báo cáo định kỳ theo quyết định 735/2002/
QĐ-TCTK của tổng cục trưởng tổng cục thống kê, thông qua biểu: Lao động
bình quân chia theo ngành công nghiệp và loại hình kinh tế, và biểu: Số cơ sở
và lao động của công nghiệp cá thể thời điểm 31/12/…
* Chỉ tiêu tổng nguồn vốn cho sản xuất công nghiệp
Tổng nguồn vốn là toàn bộ nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh
nghiệp, các quỹ và các khoản nợ của doanh nghiệp.
Tổng nguồn vốn = Nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu.
Nợ phải trả: là tổng các khoản nợ phát sinh mà doanh nghiệp phải trả,
phải thanh toán cho các chủ nợ, bao gồm các khoản nợ tiền vay (vay ngắn
hạn, vay dài hạn, vay trong nước, vay ngoài nước), các khoản nợ phải trả cho
người bán, cho Nhà nước, các khoản phải trả cho công nhân viên (tiền lương,
phụ cấp…) và các khoản phải trả khác.
Nguồn vốn chủ sở hữu: là toàn bộ nguồn vốn thuộc sở hữu của doanh
nghiệp, của các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong

công ty cổ phần, kinh phí quản lý do các đơn vị trực thuộc nộp lên,…
Nguyễn Mạnh Linh Thống kê 45
13
Chuyên đề tốt nghiệp
Số liệu tổng nguồn vốn cho sản xuất công nghiệp được thu thập thông
qua các cuộc điều tra: điều tra doanh nghiệp và điều tra cơ sở sản xuất kinh
doanh cá thể hàng năm.
* Chỉ tiêu tài sản cố định cho sản xuất công nghiệp
Tài sản cố định là toàn bộ giá trị tài sản cố định hữu hình, tài sản cố
định thuê tài chính, tài sản cố định theo giá còn lại (tài sản cố định theo
nguyên giá trừ giá trị hao mòn luỹ kế)
+ Nguyên giá: là toàn bộ giá trị của các tài sản cố định hữu hình, tài sản
cố định thuê tài chính, tài sản cố định vô hình theo nguyên giá lúc đầu.
+ Giá trị hao mòn luỹ kế: là toàn bộ giá trị đã hao mòn của các loại tài
sản cố định luỹ kế đến thời điểm đầu và cuối năm.
Tài sản cố định dùng cho sản xuất công nghiệp dưới hình thái hiện vật
là những tư liệu lao động đang phát huy tác dụng trong ngành công nghiệp.
Trong quá trình sử dụng tham gia hoàn toàn và nhều lần vào các chu kỳ sản
xuất và giữ nguyên hình thái ban đầu thời kỳ tồn tại. Hình thái giá trị của nó
chuyển dần vào sản phẩm theo mức độ hao mòn khác nhau, biểu hiện dưới
hình thức khấu hao nhằm tái sản xuất tài sản cố định.
Qui mô tài sản cố định là chỉ tiêu tuyệt đối thời điểm và có thể được
tính theo đơn vị hiện vật và giá trị (tiền)
Khi xác định số lượng tài sản cố định theo hình hình thái hiện vật có tác
dụng rất lớn trong việc nghiên cứu mô hình của từng loại tài sản cố định, là cơ
sở để lập kế hoạch mua sắm, sửa chữa lớn, hiện đại hoá và tái sản xuất tài sản
cố định trong từng cơ sở công nghiệp. Nhưng nghiên cứu tài sản cố định theo
hình thái hiện vật không cho phép tổng hợp được toàn bộ tài sản cố định của
từng cơ sở công nghiệp.
Khi nghiên cứu số lượng tài sản cố định theo hình thái giá trị cho phép

tổng hợp được toàn bộ tài sản cố định của từng cơ sở công nghiệp.
Nguyễn Mạnh Linh Thống kê 45
14
Chuyên đề tốt nghiệp
Căn cứ vào chi phí, có thể đánh giá tài sản cố định theo các phương
pháp:
+ Giá trị ban đầu hoàn toàn: là toàn bộ chi phí để mua sắm hoặc xây
dựng mới, chuyên chở, lắp đặt và chạy thử (nếu có) tài sản cố định đó vào
thời kỳ hình thành nó. Đánh giá TSCĐ theo giá ban đầu hoàn toàn phản ánh
đúng tổng số vốn đã thực tế bỏ ra để có TSCĐ, là cơ sở để tính khấu hao
TSCĐ và lập bảng cân đối TSCĐ. Tuy nhiên, đánh giá TSCĐ theo giá ban
đầu hoàn toàn không xác định được trạng thái và giá trị còn lại của TSCĐ,
không cho phép nghiên cứu biến động thuần tuý về mặt khối lượng của
TSCĐ.
+ Giá trị khôi phục hoàn toàn: là tổng số tiền cần thiết phải chi ra để
mua sắm, xây dựng, chuyên chở, lắp đặt và chạy thử TSCĐ (nếu có) trong
điều kiện hiện tại vào thờ điểm nghiên cứu. Đánh giá TSCĐ theo giá trị khôi
phục hoàn toàn cho phép xác định được số vốn cần thiết phải bỏ ra để tái sản
xuất TSCĐ cùng loại trong điều kiện hiện tại; xác định mức độ hao mòn vô
hình của TSCĐ và lập bảng cân đối TSCĐ. Tuy nhiên, dùng giá này cũng
không cho phép xác định được trạng thái và giá trị còn lại của TSCĐ
+Giá trị ban đầu (hoặc khôi phục) hoàn toàn đã trừ hao mòn (còn gọi là
giá trị còn lại) của TSCĐ: là giá trị của TSCĐ còn lại tại thời điểm nghiên
cứu.
Công thức xác định:
G
cl
= G
bd (kp)
- Tổng số hao mòn của TSCĐ

Đánh giá TSCĐ theo giá còn lại cho phép phản ánh tương đối chính
xác trạng thái, năng lực sản xuất của TSCĐ, phản ánh số tiền còn lại cần phải
tiếp tục thu hồi dưới hình thức khấu hao.
Nguồn số liệu được sung cấp thông qua điều tra doanh nghiệp và điều
tra cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể hàng năm.
Nguyễn Mạnh Linh Thống kê 45
15
Chuyên đề tốt nghiệp
* Chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp (GO)
Giá trị sản xuất công nghiệp là toàn bộ giá trị của sản phẩm do hoạt
động sản xuất công nghiệp tạo ra trong một thời kỳ nhất định. Gồm các doanh
nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân, tập thể, cá thể, hỗn hợp, doanh
nghiêpj có vốn đầu tư nước ngoài, hộ tiểu thủ công nghiệp hoạt động trong
các lĩnh vực: công nghiệp khai thác mỏ, công nghiệp chế biến, công nghiệp
sản xuất và phân phối điện nước.
Chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp (tính theo giá cố định) gồm 5 yếu tố:
+Yếu tố 1: Giá trị thành phẩm, nội dung chủ yếu này gồm:
- Giá trị của những sản phẩm sản xuất từ nguyên vật liệu (NVL) của cơ
sở sản xuất công nghệp và những sản phẩm sản xuất từ nguyên vật liệu của
khách hàng đưa đến gia công . Những sản phẩm trên phải kết thúc khâu chế
biến cuối cùng tại cơ sở và đã làm xong thủ tục nhập kho.
-Giá trị những bán thành phẩm, vật bao bì, đóng gói, công cụ, phụ tùng
do hoạt dộng sản xuất công nghiệp của cơ sở công nghiệp tạo ra, đã xuất bán
ra ngoài cơ sở hoặc cho các cán bộ khác không phải là hoạt động công nghiệp
của cơ sở nhưng có hạch toán riêng, như thương mại, nông nghiệp, xây dựng,
giao thông vận tải…
Tuy bán thành phẩm chưa phải là thành phẩm nhưng vì đã bán ra ngoài,
kết thúc khâu chế biến tại doanh nghiệp nên được coi như thành phẩm.
+Yếu tố 2: Giá trị công việc có tính chất công nghiệp làm cho ngoài
Công việc có tính chất công nghiệp là một hình thái của sản phẩm công

nghiệp, nó có biểu hiện ở việc khôi phục lại hoặc làm tăng thêm giá trị sử
dụng chứ không làm thay đổi giá trị sử dụng ba đầu của sản phẩm. Giá trị
công việc có tính chất công nghiệp được tính vào giá trị sản xuất của cơ sở
phải là giá trị công việc có tính chất công nghiệp làm cho các đơn vị bên
ngoài cơ sở hoặc các bộ phận khác trong đơn vị có hạch toán riêng. Còn đối
Nguyễn Mạnh Linh Thống kê 45
16
Chuyên đề tốt nghiệp
với giá trị công việc có tính chất công nghiệp phục vụ cho sản xuất công
nghiệp tại đơn vị như: Sửa chữa thiết bị, máy móc, sửa chữa sản phẩm
hỏng… không được tính vì giá trị của nó đã được thể hiện vào giá trị thành
phẩm của công nghiệp.
Công việc có tính chất công nghiệp không sản xuất ra sản phẩm mới
mà chỉ làm tăng thêm giá trị sử dụng của sản phẩm. Do đó chỉ được tính vào
giá trị sản xuất phần giá tị của bản thân công việc có tính chất công nghiệp,
không được tính
giá trị ban đầu của sản phẩm.
+ yếu tố 3: Giá trị của phụ phẩm, thứ phẩm, phế phẩm, phế liệu đã tiêu thụ.
Vì tất cả các loại sản sản phẩm được tính ở yếu tố 3 không phải là mục
đích trực tiếp của sản xuất mà chỉ là những sản phẩm thu hồi do quá trình sản
xuất tạo ra. Bởi vậy qui định chỉ được tính những sản phẩm thực tế đã tiêu thụ
và thu được tiền.
+ Yếu tố 4: Giá trị của hoạt động cho thuê thiết bị, máy móc trong dây chuyền
sản xuất công nghiệp của đơn vị. Yếu tố này chỉ phát sinh khi máy móc, thiết
bị của dây chuyền sản xuất trong đơn vị không sử dụng mà cho bên ngoài
thuê có kèm theo công nhân vận hành. Trường hợp chỉ thuê máy móc, thiết bị
mà không có kèm theo người điều khiển thì không tính vào giá trị sản xuất
công nghiệp.
+ Yếu tố 5: Giá trị chênh lệch giữa cuối kỳ và đầu kỳ của nửa thành phẩm
đang chế tạo dở dang trong công nghiệp. Trong thực tế ở phần lớn các ngành

yếu tố 5 chiếm tỷ trọng không đáng kể trong chỉ tiêu giá trị sản xuất. Việc
tính yếu tố này theo giá cố định lại rất phức tạp. Nên quy định tính yếu tố “
giá trị chênh lệch giữa cuối kỳ và đầu kỳ của nửa thành phẩm, sản phẩm đang
chế tạo” vào giá trị sản xuất theo giá cố định chỉ áp dụng đối với ngành chế
Nguyễn Mạnh Linh Thống kê 45
17
Chuyên đề tốt nghiệp
tạo máy bị máy móc có chu kỳ sản xuất dài. Còn những đơn vị thuộc những
ngành khác không tính yếu tố này.
Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện hành:
-Theo nguồn thông tin khai thác từ chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp,
Giá trị sản xuất = Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ + Thuế
VAT phát sinh phải nộp, thuế tiêu thụ đặc biệt phát sinh phải nộp, thuế xuất
khẩu phát sinh phải nộp + Thuế VAT theo phương pháp trực tiếp phải nộp +
Thu do bán sản phẩm phụ (đối với trường hợp doanh thu tiêu thụ nhỏ không
hạch toán riêng, không tách ra được để đưa về các ngành tương ứng) + Thu
do cho thuê thiết bị, máy móc có người điều khiển và các tài sản khác (không
kể đất) + Thu do bán phế liệu thu hồi, sản phẩm kèm theo tận thu được trong
quá trình sản xuất + Giá trị các mô hình, công cụ …là tài sản cố định tự trang
bị cho đơn vị (gọi tắt là tài sản tự trang tự chế) + Chênh lệch cuối kỳ trừ đầu
kỳ thành phẩm hàng tồn kho, hàng gửi bán, sản phẩm dở dang và các chi phí
dở dang còn lại khác.
- Đối với kinh tế tập thể và cá thể
Giá trị sản xuất = Tổng số lao động hoặc số hộ sản xuất trong năm * (Giá trị
sản xuất bình quân 1 lao động của đơn vị điều tra chọn mẫu)
Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh:
- Đối với các đơn vị thực hiên chế độ hạch toán kế toán doanh nghiệp
Giá trị sản xuất năm báo cao theo giá so sánh = Giá trị sản xuất năm
báo cáo theo giá hiện hành (:) chia chỉ số giá bán của người sản xuất bình
quân năm báo cáo so với năm gốc

- Các trường hợp còn lại
Giá trị sản xuất năm báo cáo theo giá so sánh bằng (=) Khối lượng sản
phẩm sản xuất năm báo cáo nhân (*) Đơn giá người sản xuất bình quân năm
gốc
Nguyễn Mạnh Linh Thống kê 45
18
Chuyên đề tốt nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp được cung cấp theo chế độ báo cáo định
kỳ công nghiệp (quyết định 735/2002/QĐ-TCTK) hàng tháng theo biểu: Giá
trị sản xuất công nghiệp (theo giá cố định hay giá thực tế)
* Chỉ tiêu giá trị tăng thêm công nghiệp (VA)
Giá trị tăng thêm công nghiệp là phần giá trị do ngành công nghiệp
sáng tạo ra trong năm. Qui mô của giá trị tăng thêm là chỉ tiêu tuyệt đối thời
kỳ, được tính theo đơn vị giá trị (theo giá hiện hành và so sánh).
-Đối với kinh tế nhà nước, tập thể, tư nhân, hỗn hợp và các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài: Giá trị tăng thêm = Giá trị sản xuất – Chi phí trung
gian
Giá trị tăng thêm bao gồm các yếu tố sau:
- Thu của người lao động: chi phí nhân công gồm: lương, bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn; tiền bốc vác nguyên vật liệu chưa hạch
toán vào lương; tiền lưu trú và phụ cấp đi đường trong công tác; tiền thưởng
chưa nằm trong quỹ lương; chi ăn trưa, ca ba; phong bao hội nghị, báo cáo
viên; các khoản thu nhập bằng hiện vật của người lao động chưa tính vào quĩ
lương.
- Thuế sản xuất: Thuế VAT hàng bán nội địa phát sinh phải nộp; thuế VAT
hàng nhập khẩu phát sinh phải nộp; thuế tiêu thụ đặc biệt phát sinh phải nôp;
thuế xuất khẩu phát sinh phải nộp; thuế tài nguyên; thuế sử dụng đất nông
nghiệp; thuế môn bài; các lệ phí coi như thuế sản xuất (Lệ phí quản lý nhà
nước liên quan đến sản xuất kinh doanh ban hành theo pháp lệnh số 38/2001/
PL-UBTVQH10).

- Khấu hao tài sản cố định.
- Giá trị thặng dư: lời tức thuần từ hoạt động kinh doanh; lãi trả tiền vay ngân
hàng; chi mua bảo hiểm tai nạn rủi ro…
Giá trị thặng dư được tính theo công thức sau:
Nguyễn Mạnh Linh Thống kê 45
19
Chuyên đề tốt nghiệp
Giá trị thặng dư bằng (=)Giá trị sản xuất trừ (-) Chi phí trung gian (-) Thu của
người lao động (-) thuế sản xuất (-) khấu hao tài sản cố định
-Đối với kinh tế cá thể: Giá trị tăng thêm =Giá trị sản xuất –Chi phí trung gian
Để bóc tách giá trị tăng thêm theo các yếu tố cấu thành của nó như:
Thu của người lao động, khấu hao TSCĐ, thu nhập hỗn hợp… cần dựa vào hệ
số và các tỷ lệ điều tra của hệ thống tài khoản quốc gia để tính.
Chỉ tiêu Giá trị tăng thêm có nguồn số liệu được sung cấp thông qua
điều tra doanh nghiệp và điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể hàng năm.
* Chỉ tiêu Doanh thu công nghiệp
Doanh thu công nghiệp là doanh thu của tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ
do hoạt động công nghiệp của cơ sở công nghiệp tạo ra (kể cả tiêu thụ trong
nước và xuất khẩu).
Doanh thu công nghiệp bao gồm:
- Doanh thu tiêu thụ sản phẩm vật chất ( thành phẩm và bán thành phẩm) và
doanh thu từ dịch vụ gia công chế biến cho bên ngoài.
- Doanh thu các công việc có tính chất công nghiệp làm cho bên ngoài và làm
cho bộ phận không sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp có hạch toán độc
lập.
- Doanh thu cho thuê thiết bị, máy móc trên dây chuyền sản xuất của doanh
nghiệp
-Doanh thu từ bán phế phẩm, phế liệu và phụ phẩm thu hồi trong kỳ.
- Doanh thu của các hoạt động sản xuất kinh doanh khác ngoài công nghiệp
không hạch toán độc lập.

- Doanh thu từ các dịch vụ khác.
Nguồn thông tin thu thập được xác định thông qua điều tra mẫu hàng
tháng các doanh nghiệp công nghiệp và các cơ sở sản xuất công nghiệp cá
thể.
Nguyễn Mạnh Linh Thống kê 45
20
Chuyên đề tốt nghiệp
** Dưới đây là các phương án của các cuộc điều tra công nghiệp và mẫu các
báo cáo định kỳ:
*Phương án điều tra doanh nghiệp:
+ Mục đích điều tra: Điều tra doanh nghiệp nhằm thu thập thông tin về
các yếu tố sản xuất (lao động, vốn, tài sản…) và kết quả hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp trong năm trước, nhằm đánh giá thực trạng và
năng lực các doanh nghiệp thuộc các ngành và các thành phần kinh tế. Đồng
thời cung cấp những thông tin cần thiết để tính các chỉ tiêu thuộc hệ thống tài
khoản quốc gia và so sánh quốc tế đối với khu vực doanh nghiệp; Cập nhập
cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp phục vụ các yêu cầu thống kê doanh nghiệp và
các yêu cầu khác.
+ Đối tượng điều tra: Là các doanh nghiệp có hạch toán kinh tế độc lập
được thành lập, chịu sự điều tiết bởi Luật doanh nghiệp nhà nước, luật hợp tác
xã, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã đi vào hoạt
động sản xuất kinh doanh trước 1/1/2005 và hiện đang tồn tại. Trong đó, bao
gồm cả những doanh nghiệp hoạt động theo thời vụ không sản xuất đủ 12
tháng trong năm trước, những doanh nghiệp tạm dừng sản xuất kinh doanh để
đầu tư đổi mới, sửa chữa, xây dựng, mở rộng sản xuất, những doanh nghiệp
ngừng hoạt động chờ sát nhập, giải thể nhưng vẫn còn bộ máy quản lý để có
thể trả lời được các câu hỏi trong ophiếu điều tra (trường hợp không còn bộ
máy quản lý để trả lời các câu hỏi của phiếu điều tra thì không đưa vào đối
tượng điều tra)
+ Phạm vi điều tra: Gồm toàn bộ các doanh nghiệp thuộc đối tượng

điều tra nói trên, đang hoạt động trong các ngành: nông nghiệp, lâm nghiệp,
thuỷ sản (trừ các hợp tác xã của 3 ngành này); công nghiệp khai thác mỏ;
công nghiệp chế biến; sản xuất và phân phối điện, khi đốt và nước; xây dựng;
thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và
Nguyễn Mạnh Linh Thống kê 45
21
Chuyên đề tốt nghiệp
gia đình; khách sạn và nhà hàng; vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc; tài
chính tín dụng; hoạt động khoa học và công nghệ; các hoạt động liên quan
đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn; giáo dục và đào tạo; y tế và hoạt
động cứu trợ xã hội; hoạt động văn hoá và thể thao; hoạt động phục vụ cá
nhân và cộng đồng.
+ Đơn vị điều tra: Là các doanh nghiệp thuộc phạm vị điều tra, có đầy
đủ tư cách pháp nhân, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, cụ thể gồm:
Doanh nghiệp nhà nước; Doanh nghiệp hợp tác xã (trừ hợp tác xã nông, lâm
nghiệp và thuỷ sản); Doanh nghiệp tư nhân; Công ty hợp danh; Công ty trách
nhiệm hữu hạn; Công ty cổ phần; Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài;
Doanh nghiệp trong nước liên doanh với nước ngoài.
Trường hợp doanh nghiệp cho thuê toàn bộ dây chuyền sản xuất kèm
theo cả lao động, thì doanh nghiệp đi thuê báo cáo toàn bộ lao động, kết quả
sản xuất kinh doanh, nộp ngân sách của dây chuyền đi thuê tạo ra. Đồng thời,
doanh nghiệp co thuê vẫn là đơn vị điều tra và báo cáo số lao động còn lại,
toàn bộ giá trị tài sản, nguồn vốn cho thuê và kết quả sản xuất kinh doanh là
khoản thu về cho dây chuyền sản xuất cùng với các khoản phải nộp ngân sách
nhà nước.
Trường hợp doanh nghiệp cho thuê toàn bộ dây chuyền sản xuất theo
hình thức cho thuê tài chính thì bên đi thuê báo cáo toàn bộ lao động, nguồn
vốn và giá trị tài sản, kết quả sản xuất kinh doanh, nộp ngân sách của dây
chuyền đi thuê. Đồng thời, doanh nghiệp cho thuê vẫn là 1 đơn vị báo cáo
theo ngành hoạt động là “cho thuê tài chính” (lưu ý: chỉ tiêu nguồn vốn và giá

trị tài sản không bao gồm giá trị của dây chuyền sản xuất đã thuê)
+ Nội dung điều tra: Thu thập những thông tin cơ bản về doanh nghiệp
tại địa bàn điều tra mẫu số lượng doanh nghiệp; Thu thập thông tin về kết quả
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thuộc mẫu điều tra.
Nguyễn Mạnh Linh Thống kê 45
22
Chuyên đề tốt nghiệp
* Phương án điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông, lâm
nghiệp và thuỷ sản:
+ Mục đích điều tra: Thu thập một số thông tin về cơ sở sản xuất kinh
doanh cá thể phi nông, lâm nghiệp và thuỷ sản nhằm: Tính toán các chỉ tiêu
thống kê phản ánh số lượng và kết quả hoạt động của khu vực sản xuất kinh
doanh cá thể phi nông, lâm nghiệp và thuỷ sản phục vụ thống kê tài khoản
quốc gia và các thống kê chuyên ngành; Cung cấp thông tin phục vụ nghiên
cứu, quản lý, hoạch định chính sách phát triển khu vực sản xuất kinh doanh cá
thể nói chung và cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông nghiệp nói riêng.
+ Đối tượng điều tra: Là tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể
hoạt động trong tất cả các ngành kinh tế (trừ các ngành nông, lâm nghiệp và
thuỷ sản), kể cả các cơ sở tạm thời đóng cửa tại thời điểm điều tra vì lý do
thời vụ hoặc các lý do khác.
+ Đơn vị điều tra: Là các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể. Mỗi cơ sở
sản xuất kinh doanh cá thể là một đơn vị điều tra. Cơ sở sản xuất kinh doanh
cá thể được định nghĩa như sau: Cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể là cơ sở
kinh tế thuộc sở hữu tư nhân, chưa đăng ký kinh doanh theo Luật doanh
nghiệp.
+ Phạm vi điều tra:
- Điều tra mẫu về số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể: Mẫu
điều tra số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh đại diện cho huyện,
quận. Mỗi huyện, quận chọn một số xã, phường đại diện làm địa bàn
điều tra số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể. Tại các địa bàn

xã, phường mẫu, tiến hành điều tra toàn bộ các cơ sở sản xuất kinh
doanh cá thể phi nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đang hoạt động .
Nguyễn Mạnh Linh Thống kê 45
23
Chuyên đề tốt nghiệp
- Điều tra mẫu về kết quả sản xuất kinh doanh đại diện theo ngành
kinh tê và theo tỉnh, thành phố (riêng công nghiệp đại diện theo
quận, huyện).
+ Nội dung điều tra: Thu thập những thông tin cơ bản về có sở sản xuất
kinh doanh cá thể tại các địa bàn điều tra mẫu số lượng cơ sở ; Thu thập thông
tin về kết quả sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể
thuộc mẫu điều tra.
* Phương án điều tra mẫu hàng tháng áp dụng cho các doanh nghiệp
công nghiệp và các cơ sở sản xuất công nghiệp cá thể.
+ Mục đích điều tra: Thu thập những thông tin cơ bản về tình hình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp và các cơ sở sản xuất công
nghiệp cá thể, để tính một số chỉ tiêu công nghiệp hàng tháng phục vụ công
tác quản quản lý của cơ quan nhà nước các cấp và đáp ứng nhu cầu thông tin
của các nhà đầu tư và các đối tượng dùng tin khác.
+ Đối tượng điều tra: Là các doanh nghiệp hạch toán độc lập, các cơ sở
kinh tế trực thuộc doanh nghiệp và các cơ sở công nghiệp cá thể có hoạt động
sản xuất công nghiệp và trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm công nghiệp thuộc
danh mục điều tra.
+ Đơn vị điều tra: Là các cơ sở kinh tế có đầy đủ các điều kiện sau: Có
địa điểm sản xuất được xác định; Có hoạt động sản xuất chính là công nghiệp;
Phải trực tiếp sản xuất ra sản phẩm được qui định trong danh mục sản phẩm
điều tra kèm theo phương án điều tra.
+ Phạm vi điều tra: Cuộc điều tra được tiến hành trên 64 tỉnh, thành
phố của cả nước với các cơ sở kinh tế đang hoạt động sản xuất trong các
ngành: công nghiệp khai thác mỏ, công nghiệp chế biến và ngành sản xuất và

phân phối điện, khí đốt và nước được chọn vào mẫu điều tra.
+ Nội dung điều tra:
Nguyễn Mạnh Linh Thống kê 45
24
Chuyên đề tốt nghiệp
- Đối với cơ sở thuộc doanh nghiệp: Tên cơ sở, địa chỉ, loại hình doanh
nghiệp, khối lượng sản phẩm tồn kho đầu tháng, khối lượng sản phẩm xuất
kho trong tháng, khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong tháng, giá trị sản phẩm
tiêu thụ trong tháng, khối lượng sản phẩm xuất kho chế biến tiếp ở doanh
nghiệp, khối lượng sản phẩm dự tính sản xuất của tháng tiếp theo, doanh thu
thuần của hoạt động sản xuất công nghiệp thực hiện trong tháng, tình hình sản
xuất trong tháng.
- Đối với cơ sở công nghiệp cá thể: Tên cơ sở, địa chỉ, ngành hoạt động
chính, doanh thu của hoạt động sản xuất công nghiệp trong tháng, thuế tiêu
thụ phát sinh phải nộp trong tháng, khối lượng sản phẩm sản xuất trong tháng,
tình hình sản xuất trong tháng.
Nguyễn Mạnh Linh Thống kê 45
25

×