Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Quyền của người phạm tội trong pháp luật nhà hậu lê những giá trị cần tham khảo (luận văn thạc sĩ luật học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.83 KB, 69 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH
-----------***------------

NGUYỄN THỊ DƢƠNG
MSSV: 1353801014026

QUYỀN CỦA NGƢỜI PHẠM TỘI TRONG PHÁP LUẬT
NHÀ HẬU LÊ – NHỮNG GIÁ TRỊ CẦN THAM KHẢO

Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật
Niên khóa: 2013 - 2017

GVHD: THẠC SĨ TRẦN QUANG TRUNG
Giảng viên khoa Luật Hành chính – Nhà nƣớc

TP.HCM – Năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Trải qua hơn hai tháng tìm hiểu nghiên cứu, cuối cùng tơi đã hồn thành khóa
luận tốt nghiệp của mình với đề tài: QUYỀN CỦA NGƢỜI PHẠM TỘI TRONG
PHÁP LUẬT NHÀ HẬU LÊ – NHỮNG GIÁ TRỊ CẦN THAM KHẢO. Ngày hôm
nay, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả những sự quan tâm mà tơi nhận
đƣợc trong suốt q trình thực hiện. Đặc biệt:
-

Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Thạc sĩ Trần Quang Trung –
Giảng viên khoa Luật Hành chính – Nhà nƣớc, Trƣờng Đại học Luật TP.
Hồ Chí Minh, ngƣời thầy đã ln nhiệt tình hƣớng dẫn tơi từ ngày đầu tiên
lựa chọn đề tài cho đến hiện tại với kết quả là một cơng trình hồn thiện.


Nếu khơng có sự theo dõi sát sao và những lời góp ý hết sức quan trọng của
thầy, tơi sẽ khó lịng đạt đƣợc kết quả nhƣ hơm nay.

-

Tơi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình đã ln bên cạnh động viên và giúp đỡ
tôi về mặt tinh thần để tơi vƣợt qua những thời điểm khó khăn nhất.

-

Tơi xin cảm ơn tất cả những giảng viên khoa Luật Hành chính – Nhà nƣớc
nói riêng và Trƣờng Đại học Luật TPHCM nói chung đã truyền đạt kiến
thức nền tảng vững chắc để tơi và các bạn đồng khóa tự tin hơn trƣớc khi
vào đời.

-

Bên cạnh đó, tơi cũng xin cảm ơn bạn bè và những ngƣời xung quanh đã
hỗ trợ tơi trong q trình hồn thành khóa luận này, cảm ơn Thƣ viện
trƣờng Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh đã cung cấp nguồn tài liệu tham
khảo rất quý giá.

Một lần nữa, tôi chân thành cảm ơn tất cả đã cùng tôi đi đến chặng đƣờng cuối
cùng của thời sinh viên.
Ngƣời thực hiện
NGUYỄN THỊ
DƢƠNG


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan khóa luận này là kết quả nghiên cứu của tôi, đƣợc thực hiện
dƣới sự hƣớng dẫn của Thạc sĩ Trần Quang Trung – Giảng viên khoa Luật Hành
chính - Nhà nƣớc. Tồn bộ nội dung đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy
định về trích dẫn nguồn, chú thích tài liệu tham khảo.
Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan này.

Sinh viên thực hiện
NGUYỄN THỊ DƢƠNG


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLHS

Bộ luật hình sự

BLTTHS

Bộ luật tố tụng hình sự

LTHAHS 2010

Luật Thi hành án hình sự 2010

QTHL

Quốc triều Hình luật

QTKTĐL

Quốc triều khám tụng điều lệ


TAND

Tịa án nhân dân

TCN

Trƣớc Công nguyên

VKSND

Viện kiểm sát nhân dân


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................1
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................4
LỜI NĨI ĐẦU..........................................................................................................3
1.

Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................1

2.

Mục tiêu của đề tài...........................................................................................2

3.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu...................................................................2


4.

Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................2

5.

Ý nghĩa của đề tài............................................................................................2

6.

Bố cục của đề tài..............................................................................................2

CHƢƠNG 1.............................................................................................................. 4
NHẬN THỨC CHUNG VỀ QUYỀN CON NGƢỜI VÀ VẤN ĐỀ QUYỀN CỦA
NGƢỜI PHẠM TỘI THỜI HẬU LÊ.......................................................................4
1.1. Nhận thức chung về quyền con ngƣời.............................................................4
1.1.1.

Quan niệm về quyền con ngƣời............................................................4

1.1.2.

Phân loại quyền con ngƣời....................................................................6

1.2. Khái quát quyền con ngƣời trong pháp luật thời Hậu Lê.................................8
1.2.1.

Khái quát lịch sử và tình hình pháp luật thời Hậu Lê............................8


1.2.2.

Quyền con ngƣời trong pháp luật thời Hậu Lê.................................... 16

1.3. Cơ sở lý luận về quyền con ngƣời của ngƣời phạm tội trong pháp luật thời
Hậu Lê.................................................................................................................. 20
1.3.1.

Quan niệm tội phạm............................................................................. 20

1.3.2.

Quy trình xử lý tội phạm...................................................................... 22

1.3.3.

Sự cần thiết của việc quy định và bảo vệ quyền của ngƣời phạm tội. .24

1.4. Cơ sở xác lập quyền của ngƣời phạm tội....................................................... 26
1.4.1. Quyền của ngƣời phạm tội đƣợc xác lập dựa trên thực trạng trong quá
trình áp dụng pháp luật vào đời sống để giải quyết các tranh chấp...................27


1.4.2. Quyền của ngƣời phạm tội đƣợc xác lập dựa trên ý thức chung về vấn
đề quyền con ngƣời ngày càng đƣợc đề cao.................................................... 27
1.4.3. Quyền của ngƣời phạm tội đƣợc xác lập dựa trên sự tác động của tƣ
tƣởng Nho giáo................................................................................................. 28
CHƢƠNG 2............................................................................................................ 30
QUYỀN CỦA NGƢỜI PHẠM TỘI TRONG PHÁP LUẬT THỜI HẬU LÊ NHỮNG GIÁ TRỊ CẦN THAM KHẢO................................................................. 30
2.1. Cơ sở pháp lý về quyền của ngƣời phạm tội.................................................. 30

2.1.1.

Quốc triều Hình luật............................................................................ 30

2.1.2.

Quốc triều khám tụng điều lệ............................................................... 31

2.1.3.

Các văn bản pháp luật khác................................................................. 32

2.2. Các quyền cơ bản của ngƣời phạm tội trong pháp luật hình sự.....................32
2.2.1.

Quyền miễn hoặc giảm trách nhiệm hình sự........................................ 32

2.2.2.

Quyền đƣợc dùng tiền chuộc tội (Thục tội)......................................... 37

2.2.3.

Quyền đƣợc con cháu chịu tội thay cho ông, bà, cha, mẹ phạm tội.....38

2.3. Quyền của ngƣời phạm tội trong pháp luật tố tụng hình sự........................... 39
2.3.1.

Quyền của ngƣời phạm tội trong giai đoạn bị bắt................................39


2.3.2.

Quyền của ngƣời phạm tội trong giai đoạn tra hỏi, thẩm vấn..............41

2.3.3.

Quyền của ngƣời phạm tội trong giai đoạn xét xử, luận tội.................43

2.3.4.

Quyền của ngƣời phạm tội trong giai đoạn thi hành án.......................46

2.4. Cơ chế bảo đảm quyền con ngƣời của ngƣời phạm tội................................. 47
2.5. Những giá trị cần tham khảo.......................................................................... 50
2.5.1. Thực trạng vấn đề xâm phạm quyền của ngƣời phạm tội trong giai
đoạn hiện nay.................................................................................................... 50
2.5.2. Những giá trị cần tham khảo từ pháp luật thời Hậu Lê về việc bảo vệ
quyền của ngƣời phạm tội đối với pháp luật Việt Nam hiện nay......................54
KẾT LUẬN............................................................................................................. 60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................. 61
Tiếng Việt:............................................................................................................ 61


Tiếng nƣớc ngoài:................................................................................................ 62


LỜI NĨI ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài


Quyền con ngƣời là một vấn khơng q mới nhƣng ln mang tính thời sự
cao, nhất là trƣớc xu hƣớng hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng sôi động, mạnh mẽ.
Dọc theo chiều dài lịch sử nhân loại, vấn đề quyền con ngƣời từ những nhận thức
sơ khai ban đầu đƣợc mở rộng, phát triển thành hệ tƣ tƣởng có vị trí quan trọng
trong xã hội hiện đại. Ở Việt Nam hiện nay, vấn đề quyền con ngƣời đƣợc nghiên
cứu khá toàn diện, có sự phát triển gắn liền với nhiều cơng trình có giá trị khoa học
lớn. Việc khảo cứu quyền con ngƣời thể hiện trên nhiều khía cạnh nhƣ: triết học, lý
luận, chính trị, lịch sử… thể hiện tính chất đa ngành khoa học xã hội và liên ngành
luật học về vấn đề này. Trong đó, nhiều cơng trình nghiên cứu quyền con ngƣời của
nền cổ luật Việt Nam bao gồm cả thời kỳ nhà Hậu Lê gây đƣợc sự chú ý đáng kể.
Tuy nhiên, đa phần những cơng trình này đều tập trung nghiên cứu quyền con
ngƣời trong một số lĩnh vực nhƣ chính trị, dân sự, các quyền của phụ nữ… mà
chƣa có bất cứ cơng trình nào nghiên cứu riêng biệt về vấn đề “Quyền của người
phạm tội”. Một vài báo cáo khoa học, bình luận đăng tạp chí,… cũng có đề cập đến
nhƣng chƣa thật sự sâu sắc, tồn diện về vấn đề này.
Xét trong tình hình thực tiễn hiện nay, việc bảo vệ và thực thi quyền con
ngƣời, nhất là quyền của bị can, bị cáo vẫn còn nhiều hạn chế, ảnh hƣởng tiêu cực
đến chất lƣợng và kết quả của các bản án hình sự nói riêng và hoạt động của ngành
tƣ pháp nói chung. Nhiều bản án, quyết định của tồ án có oan sai xuất phát từ việc
không tôn trọng các quy định về việc bảo vệ quyền của ngƣời phạm tội. Điều đó
dẫn đến tình trạng vụ án khơng đƣợc giải quyết công bằng, thỏa đáng, gây thiệt hại
cả về vật chất và tinh thần cho ngƣời bị buộc tội, làm mất niềm tin của nhân dân
vào công lý và sự lãnh đạo của Đảng, nhà nƣớc. Trong khi đó, ở nhà nƣớc phong
kiến Việt Nam thời Lê (thế kỷ XV – XVIII), pháp luật hình sự và tố tụng hình sự có
nhiều quy định tiến bộ về việc bảo vệ quyền của ngƣời phạm tội.
Từ thực tiễn ấy, có thể thấy việc nghiên cứu, chắt lọc những giá trị tốt đẹp
trong các quy định về quyền của ngƣời phạm tội trong pháp luật nhà Hậu Lê để xây
dựng và hoàn thiện bộ máy pháp luật hiện nay là một nhu cầu cấp thiết trong công
cuộc cải cách tƣ pháp, nâng cao chất lƣợng hoạt động xét xử. Đó là lý do mà tác

giả chọn đề tài này để nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp của mình.

1


2.

Mục tiêu của đề tài

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu chuyên sâu những quy định của pháp luật về
hình sự và tố tụng hình sự cũng nhƣ những biện pháp bảo đảm thực thi quyền của
ngƣời phạm tội trong xã hội phong kiến thời Lê (thế kỷ XV - XVIII). Qua đó rút ra
những nội dung tiến bộ, còn phù hợp với giai đoạn hiện nay để tham khảo, kế thừa
nhằm hoàn thiện hệ thống các quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự
trong việc bảo vệ quyền của ngƣời phạm tội. Đây là những nội dung trọng tâm đề
tài cần giải quyết và cũng chính là mục tiêu cần đạt đƣợc.
3.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tƣợng nghiên cứu: Tác giả tập trung nghiên cứu những quy định tiến
bộ về quyền của ngƣời phạm tội trong pháp luật nhà Hậu Lê, chủ yếu trong
Quốc triều Hình luật và Quốc triều khám tụng điều lệ.

-

Phạm vi nghiên cứu: Để làm rõ vấn đề này, tác giả đã nghiên cứu hai nội
dung chính: Quyền con ngƣời trong pháp luật hình sự và quyền con ngƣời
trong pháp luật tố tụng hình sự, đồng thời chỉ ra cơ sở xác lập các quyền

này, nội hàm cụ thể, cơ sở pháp lý, cơ chế bảo đảm việc thi hành những
quyền này.

4.

Phƣơng pháp nghiên cứu

Phƣơng pháp nghiên cứu chính đƣợc tác giả sử dụng trong khóa luận này
chính là phƣơng pháp phân tích – tổng hợp, ngồi ra cịn có sự kết hợp với một số
phƣơng pháp khác bổ trợ nhƣ so sánh, liệt kê, suy luận logic… Thơng qua việc
phân tích các quy định của pháp luật nhà Hậu Lê về quyền của ngƣời phạm tội, kết
hợp với việc so sánh đối chiếu với những quy định hiện tại, tác giả chỉ ra những nội
dung cần tham khảo, kế thừa để hoàn thiện pháp luật.
5.

Ý nghĩa của đề tài

Đề tài là một cơng trình nghiên cứu cụ thể về một vấn đề còn mới mẻ so với
những cơng trình trƣớc đó, do vậy có giá trị phục vụ nhu cầu học tập, tham khảo
chung. Với những giá trị đã rút ra trong quá trình nghiên cứu, tác giả hy vọng nội
dung đề tài sẽ có sự tác động nhất định đối với nhận thức của xã hội về vấn đề bảo
vệ quyền của ngƣời phạm tội trong hoạt động tƣ pháp hiện nay.
6.

Bố cục của đề tài
Đề tài gồm có hai chƣơng:

2



-

Chƣơng 1: Nhận thức chung về quyền con ngƣời và vấn đề quyền của
ngƣời phạm tội thời Hậu Lê.

-

Chƣơng 2: Quyền của ngƣời phạm tội trong pháp luật thời Hậu Lê và
những giá trị cần tham khảo.

3


CHƢƠNG 1
NHẬN THỨC CHUNG VỀ QUYỀN CON NGƢỜI VÀ VẤN ĐỀ
QUYỀN CỦA NGƢỜI PHẠM TỘI THỜI HẬU LÊ
1.1. Nhận thức chung về quyền con ngƣời
1.1.1. Quan niệm về quyền con người
Trong tiến trình phát triển xã hội lồi ngƣời, tƣ tƣởng về quyền con ngƣời
xuất hiện từ rất sớm và đƣợc xem là một giá trị nhân văn tiến bộ của nhân loại. Từ
thời cổ đại, ý niệm quyền con ngƣời đã thể hiện qua những quy tắc pháp lý do các
nhà nƣớc văn minh cổ đại đặt ra. Tiêu biểu có thể kể đến những văn bản luật với
mục đích bảo vệ con ngƣời bằng cơng lý, bảo vệ quyền đƣợc sống trong một xã hội
công bằng hơn nhƣ bộ luật Hammurabi của vua xứ Babylon vào khoảng năm 1780
Trƣớc Công nguyên (TCN); bộ luật do đại đế Cyrus (ngƣời sáng lập nhà nƣớc
Iran) ban hành vào các năm 576 – 529 TCN; bộ luật do nhà vua Ashoka (Đế quốc
Maurya) ban hành khoảng năm 272 – 271 TCN; Hiến pháp Medina do nhà tiên tri
1

Muhammad sáng lập vào năm 622 . Thời kỳ Trung cổ, hiến chƣơng Magna Carta ra

đời ở châu Âu đƣợc coi là một trong những tài liệu pháp lý đầu tiên ghi nhận quyền
con ngƣời với các quy định mang tính bƣớc ngoặt về sở hữu, thừa kế tài sản, tự do
buôn bán… Đặc biệt, với tƣ tƣởng chủ đạo đề cao con ngƣời, thời kỳ Phục hƣng
đã trở thành giai đoạn phát triển rực rỡ của các học thuyết về quyền con ngƣời.
Điều đó thể hiện qua những quan điểm, ý kiến, tranh cãi của các nhà triết học nổi
tiếng đƣơng thời nhƣ Thomas Hobbes (1588 – 1679), John Locke (1632 – 1704),
Montesquier (1689 – 1755), Thomas Paine (1731 – 1809), George Wilhelm
Frederich Hegel (1770 – 1831), John Stuart Mill ( 1806 -1873), Henry David
Thoreau (1817 – 1862)… Chính tƣ tƣởng, quan điểm của các tác giả này đã tác
động to lớn đến sự ra đời của những văn kiện pháp lý quan trọng về quyền con
ngƣời ở thế kỷ XVIII nhƣ “Tuyên ngôn độc lập” của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ 1776
và “Tun ngơn nhân quyền và dân quyền” của Cộng hịa Pháp 1789. Kể từ đó,
quyền con ngƣời đƣợc thế giới biết đến với những khẳng định nổi tiếng: “Mọi
người sinh ra đều bình đẳng. Tạo hóa đã cho họ những quyền mà khơng ai có thể
xâm phạm được, trong những quyền đó có quyền được sống, quyền tự do và quyền
mưu cầu hạnh phúc”. “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền” của nƣớc Pháp cũng
ghi nhận một cách rõ ràng: “Con người sinh ra và sống tự do và bình đẳng về các
1 Trƣờng ĐH Luật TPHCM (2014), Quyền con người trong Luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, NXB Hồng
Đức, Hà Nội, tr.26.

4


quyền”. Tƣ tƣởng về quyền con ngƣời tiếp tục phát triển trong suốt thế kỷ XIX, thế
kỷ XX theo hƣớng ngày càng mở rộng và hoàn thiện hơn. Sau khi kết thúc chiến
tranh thế giới thứ hai, tƣ tƣởng này đã phát triển lên tầm cao mới, đƣợc đánh dấu
thông qua việc quy định trong hàng loạt văn bản pháp lý có giá trị tồn cầu nhƣ
Hiến chương Liên hợp quốc 1945, Tuyên ngôn thế giới về quyền con người 1948,
Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị và Cơng ước quốc tế về các
quyền kinh tế, xã hội và văn hóa 1966… Nhƣ vậy, cùng với sự phát triển của xã hội,

con ngƣời đã không ngừng đấu tranh, từng bƣớc yêu cầu đƣợc công nhận các
quyền lợi cơ bản và quy ƣớc nhƣ những giá trị phổ biến mà khơng có bất cứ sự
phân biệt nào về phân biệt giai cấp, tôn giáo, dân tộc, chế độ chính trị, trình độ phát
triển. Có thể nói, đây là một trong những bƣớc tiến vĩ đại góp phần hình thành xã
hội lồi ngƣời văn minh, tiến bộ, ổn định, bền vững.
Trong suốt quá trình phát triển, khái niệm về quyền con ngƣời chủ yếu chịu
ảnh hƣởng của hai học thuyết: Học thuyết về quyền tự nhiên và Học thuyết về các
quyền pháp lý.
Những học giả theo trƣờng phái tự nhiên nhƣ Thomas Hobbes (1588 – 1679),
John Locke (1632 – 1704), Thomas Paine (1731 – 1809)… thì cho rằng quyền con
ngƣời là những quyền bẩm sinh, tự nhiên, vốn có của con ngƣời. Theo các học giả
này, quyền tự nhiên của con ngƣời là “được sử dụng quyền lực của chính mình để
bảo đảm cuộc sống của chính mình, và do đó được làm bất cứ điều gì mà mình cho
2

là đúng đắn và hợp lý” . Vì thế, trƣờng phái tự nhiên phủ nhận sự phụ thuộc của
các quyền con ngƣời vào phong tục, tập quán cũng nhƣ ý chí của bất cứ cá nhân, tổ
chức nào, kể cả nhà nƣớc.
Ngƣợc lại với học thuyết tự nhiên, các học giả ủng hộ học thuyết về các quyền
pháp lý tiêu biểu nhƣ Edmund Burke (1729 – 1797), Jeremy Bentham (1784 –
1832) lại cho rằng quyền con ngƣời không phải là bẩm sinh vốn có mà do nhà nƣớc
quy định và pháp điển hóa thành các quy phạm pháp luật, buộc mọi ngƣời phải tuân
theo. Theo học thuyết này, quyền con ngƣời bị chi phối bởi ý chí của giai cấp thống
trị và các yếu tố tác động nhƣ phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa… Các
quyền pháp lý còn đƣợc gọi là các quyền dân sự (civil rights) hoặc các quyền luật
định.
Theo thống kê của Liên hợp quốc, hiện nay có khoảng 50 định nghĩa về
“Quyền con ngƣời” (Human rights) đƣợc công bố, mỗi định nghĩa tiếp cận ở một
2 Trƣờng ĐH Luật TPHCM (2014), tlđd (1), tr.18.
5



góc độ khác nhau. Tuy nhiên, định nghĩa thƣờng đƣợc trích dẫn bởi các nhà nghiên
cứu và các học giả là của Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc: “Quyền con người là
những bảo đảm pháp lý tồn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và nhóm chống
lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự
3

được phép và tự do cơ bản của con người” . Bên cạnh đó, quyền con ngƣời còn
đƣợc hiểu một cách khái quát là những quyền bẩm sinh vốn có của con ngƣời mà
4

nếu khơng có những quyền ấy thì chúng ta khơng thể sống nhƣ một con ngƣời .
Trong các giáo trình và tài liệu nghiên cứu ở Việt Nam, khái niệm quyền con ngƣời
đƣợc hiểu khá thống nhất. Cụ thể, Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con
người của khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội định nghĩa “quyền con ngƣời”
đƣợc hiểu là “những nhu cầu, lợi ích tự nhiên vốn có và khách quan của con người
được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc
5

tế” . Dƣới góc độ tiếp cận đa ngành và liên ngành khoa học xã hội, “quyền con
người là nhân phẩm, các nhu cầu về vật chất và tinh thần, lợi ích cùng với nghĩa vụ
của con người được thể chế hóa trong các quy định của pháp luật quốc tế và pháp
6

luật quốc gia” . Dù khác nhau về cách diễn đạt nhƣng các khái niệm về quyền con
ngƣời vẫn thể hiện những đặc điểm chung:
-

Thứ nhất: Đều là những chuẩn mực về phẩm giá, năng lực, nhu cầu và lợi

ích hợp pháp của con ngƣời.

-

Thứ hai: Là những quyền mà mọi cá nhân đều đƣợc hƣởng và đƣợc cộng
đồng quốc tế thừa nhận.

-

Thứ ba: Quyền con ngƣời bao gồm những giá trị gắn với mỗi con ngƣời
vừa với tƣ cách pháp nhân vừa với tƣ cách một thành viên của xã hội.

-

Thứ tƣ: Quyền con ngƣời đƣợc ghi nhận và bảo vệ bằng những quy tắc
pháp lý quốc gia và quốc tế.

-

Thứ năm: Quyền con ngƣời bao gồm cả bản chất của các quyền tự nhiên và
các quyền mang tính pháp lý.

1.1.2. Phân loại quyền con người
Ý nghĩa của việc phân loại quyền con ngƣời là giúp các chủ thể liên quan hiểu
rõ và thực thi tốt hơn những quy định về quyền con ngƣời. Về phía nhà nƣớc, việc
3

United Nation UNHCHR frequently asked questions on human rights based approach to develop
cooperation, New York and Geneva, 2006.
4 United Nations, Human Rights: Questions and Answers, New York and Geneva, 2006.


5 Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người, Hà Nội, tr.42.
6 Trƣờng ĐH Luật TPHCM (2014), tlđd (1), tr.23.

6


phân loại này là cơ sở để hoạch định các chính sách liên quan đến quyền con ngƣời.
Trên phƣơng diện khoa học pháp lý, việc phân loại sẽ tạo điều kiện để tìm hiểu sâu
hơn về các khía cạnh của quyền con ngƣời, từ đó đƣa ra những kiến nghị nhằm
hoàn thiện pháp luật. Trên thực tế, quyền con ngƣời thƣờng đƣợc phân loại dựa
trên hai căn cứ sau đây:
1.1.2.1. Phân loại quyền con người theo lĩnh vực
Một trong những tiêu chí phân loại quyền con ngƣời phổ biến nhất là dựa vào
lĩnh vực đời sống chia thành hai nhóm chính: nhóm các quyền dân sự - chính trị và
nhóm các quyền kinh tế - xã hội - văn hóa. Đây cũng là cơ sở mà Liên hiệp quốc
dựa vào đó để soạn thảo hai Cơng ƣớc quốc tế về quyền con ngƣời: Công ước quốc
tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 và Cơng ước quốc tế về các quyền
kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966.
Nhóm quyền chính trị - dân sự bao gồm những quyền nhằm đảm bảo cho con
ngƣời đủ khả năng tham gia vào các hoạt động dân sự và chính trị trong đời sống xã
hội, chống lại sự xâm phạm, đàn áp, phân biệt của cơ quan quyền lực nhà nƣớc. Đó
là các quyền cơ bản nhƣ quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, danh
dự, nhân phẩm; quyền tự do đi lại; các quyền liên quan đến nhân thân, tài sản,
quyền không bị phân biệt đối xử, đƣợc thừa nhận và bình đẳng trƣớc pháp luật, tự
do tín ngƣỡng, tự do tơn giáo…Một bộ phận quan trọng trong nhóm quyền chính trị
- dân sự là những quyền tham gia vào đời sống chính trị nhƣ quyền bầu cử, ứng cử,
tự do ngơn luận, tự do lập hội…
Nhóm các quyền kinh tế - văn hóa - xã hội bao gồm những quyền nhƣ tự do
kinh doanh, tự do lao động; quyền đƣợc hƣởng an sinh xã hội, quyền đƣợc giáo

dục và đƣợc tham gia vào đời sống văn hóa, quyền đƣợc hƣởng các thành tựu khoa
học của nhân loại… Trải qua quá trình soạn thảo với nhiều tranh cãi kéo dài, việc
thông qua Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966 đã
đặt nền tảng quan trọng cho nhóm quyền này về mặt lý luận, là cơ sở pháp lý vững
chắc để các thành viên nội luật hóa trong pháp luật quốc gia.
1.1.2.2. Phân loại quyền con người theo hình thức thể hiện
Đây là cách phân loại dựa vào đặc điểm chung về đối tƣợng đƣợc bảo vệ của
nhóm quyền, cụ thể quyền con ngƣời đƣợc phân thành hai nhóm: quyền nhân thân
và quyền tài sản.
Nhóm quyền nhân thân bao gồm những quyền cơ bản gắn bó với đặc thù cá
nhân mỗi ngƣời mà không thể chuyển đổi hoặc thay thế nhƣ: quyền đƣợc bảo vệ
7


tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; quyền đƣợc giáo dục, đƣợc lao động,
bầu cử…
Quyền tài sản là nhóm quyền có đối tƣợng đƣợc bảo vệ liên quan đến chế độ
sở hữu trong xã hội nhƣ các quyền đƣợc sở hữu tài sản hợp pháp, sở hữu đất đai…
và đƣợc nhà nƣớc bảo vệ quyền sở hữu đó trƣớc mọi hành vi xâm phạm bất hợp
pháp.
Có thể nói, trong bất cứ hoàn cảnh nào con ngƣời cũng đều cần những quyền
cơ bản để tồn tại và đƣợc thừa nhận với tƣ cách sinh vật phát triển bậc cao nhất trên
Trái Đất. Do đó, con ngƣời chính là chủ thể trung tâm của quyền con ngƣời. Mọi
hoạt động bảo vệ quyền con ngƣời đều phải hƣớng tới xây dựng một cuộc sống
hạnh phúc, tốt đẹp hơn cho chính con ngƣời đang sống trong xã hội ấy. Tuy nhiên,
tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể mà phạm vi và mức độ các quyền con
ngƣời đƣợc hƣởng cũng khác nhau để đạt đƣợc sự phù hợp với đời sống. Kể cả
trong trƣờng hợp họ là ngƣời phạm tội, mặc dù bị hạn chế một số quyền nhƣng
pháp luật vẫn quy định cho họ đƣợc phép hƣởng những quyền cơ bản nhằm đảm
bảo cân bằng giữa lợi ích chung của xã hội và lợi ích của cá nhân ngƣời phạm tội.

Không chỉ trong pháp luật hiện đại mà ngay từ thời nhà Hậu Lê, các nhà lập pháp
cũng đã thể hiện sự quan tâm đến việc đảm bảo quyền con ngƣời nói chung, quyền
của ngƣời phạm tội nói riêng thơng qua những quy định cụ thể về quyền của ngƣời
phạm tội.
1.2. Khái quát quyền con ngƣời trong pháp luật thời Hậu Lê
1.2.1. Khái quát lịch sử và tình hình pháp luật thời Hậu Lê
1.2.1.1. Hoàn cảnh lịch sử
Từ giữa thế kỷ XIV, nhà Trần bắt đầu lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng.
Bộ máy nhà nƣớc quan liêu, xã hội bất ổn, đời sống nhân dân khổ cực lầm than, nền
kinh tế suy kiệt vì quản lý yếu kém. Cuối thế kỷ XIV, nhà Minh thống nhất Trung
Quốc, bắt đầu củng cố lực lƣợng và thể hiện rõ ý định nhịm ngó các nƣớc láng giềng.
Tình hình chính trị trong nƣớc hết sức phức tạp khi nguy cơ giặc phƣơng Bắc xâm
lƣợc thúc giục việc thay đổi tổ chức bộ máy nhà nƣớc theo hƣớng quân chủ tập trung.
Sức ép của lực lƣợng nho sĩ ngày càng lớn mạnh lấn át vai trò chi phối xã hội của thân
vƣơng, q tộc, tơn thất. Trƣớc tình hình đó, Hồ Q Ly - một vị quan dƣới triều nhà
Trần đã tiến hành truất ngơi vua Trần Thiếu Đế. Ơng tự xƣng vua, lấy quốc hiệu là Đại
Ngu và thực hiện một loạt các cuộc cải cách toàn diện trên các lĩnh vực của đời sống xã
hội. Mặc dù đƣợc các nhà nghiên cứu đánh

8


giá cao vì tầm nhìn vƣợt thời nhƣng trong tình hình đất nƣớc bấy giờ, với những
biện pháp cịn mang tính chủ quan, cuộc cải cách của Hồ Quý Ly đã không thành
công.
Sau khi cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại, nhiều cuộc khởi nghĩa khác vẫn
tiếp tục nổ ra nhằm lật đổ ách đô hộ của nhà Minh. Mùa xuân năm Mậu Tuất
(1418), Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở vùng núi Lam Sơn (Thanh Hóa), xƣng là Bình
Định Vƣơng và phát đi lời kêu gọi tồn dân đồng lòng đánh đuổi quân Minh. Cuộc
kháng chiến kéo dài suốt 10 năm “nếm mật nằm gai” với sự trợ giúp đắc lực của

nhiều trung thần tài giỏi nhƣ Nguyễn Trãi, Nguyễn Xí, Đinh Liệt… cuối cùng đã
dành đƣợc chiến thắng vẻ vang. Nguyễn Trãi viết “Bình Ngơ đại cáo” khép lại giai
đoạn đau thƣơng nhƣng oai hùng của dân tộc và mở ra một trang sử mới với một
triều đại mới trong lịch sử phong kiến Việt Nam:
Xã tắc từ nay vững bền
Giang sơn từ nay đổi mới
Càn khôn bĩ rồi lại thái
Nhật nguyệt hối rồi lại minh.
Nhà Hậu Lê kéo dài hơn ba thế kỷ, trải qua hai thời kỳ: thời Lê sơ (1428 –
1527) và thời Lê trung hƣng (1527 – 1789).

Thời Lê sơ: 1428 – 1527
Thời Lê sơ đƣợc xem là một trong những giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của
nhà nƣớc phong kiến Việt Nam, tiêu biểu là thời kỳ đỉnh cao dƣới triều vua Lê
Thánh Tông (1460 - 1497). Kể từ thời điểm Lê Thái Tổ lập quốc đến trƣớc thời
điểm Lê Thánh Tông lên ngôi, nhà Lê đã trải qua những biến cố chính trị về việc
tranh giành ngơi vua. Triều đình chia phe phái xâu xé lẫn nhau tranh giành quyền
lực và sự ảnh hƣởng, nhiều cơng thần từng theo phị tá Lê Lợi năm xƣa đã bị sát
hại. Sau khi Lê Thánh Tông lên ngôi, ngay lập tức ông tiến hành xây dựng bộ máy
nhà nƣớc theo chính thể quân chủ tuyệt đối. Quyền lực đƣợc tập trung tối cao vào
tay vua, cải cách tồn bộ chính quyền từ trung ƣơng đến địa phƣơng, xây dựng
pháp luật và thực hiện nhiều chính sách tiến bộ nhằm ổn định đời sống xã hội. Dƣới
thời vua Lê Thánh Tông, Đại Việt trở thành một cƣờng quốc trong khu vực với sự
phát triển vƣợt bậc về mọi mặt.
Sau thời kỳ thịnh trị của triều vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497), nhà Lê bƣớc
vào giai đoạn suy yếu. “Gần ¼ thế kỷ lâm vào tình trạng tranh giành quyền lợi giữa
9


các phe cánh (giữa các anh em trong hoàng tộc, giữa hồng tộc và ngoại thích…)

đã lần lượt đưa ngai vàng vào tay những “vua quỷ” (Lê Uy Mục: 1505 - 1509),
7

“vua lợn” (Lê Tương Dực: 1510 - 1516), Lê Chiêu Tơng, Lê Cung Hồng...” . Đến
đầu thế kỷ thứ XVI, sự mục nát của nhà Lê đã đạt đến cực điểm. Mạc Đăng Dung
lúc bấy giờ đang giữ chức thái sƣ tiến hành phế bỏ Lê Cung Hoàng để lập ra nhà
Mạc, chấm dứt triều Lê sơ và bắt đầu một giai đoạn đầy biến cố trong lịch sử Việt
Nam.

Thời Lê trung hƣng: 1528 – 1789
Thời Lê trung hƣng (1528 – 1789) đƣợc biết đến là thời kỳ nội chiến phân
liệt, đất nƣớc rơi vào tình trạng chiến tranh liên miên giữa các tập đoàn cát cứ
phong kiến. Sau khi lập ra nhà Mạc, Mạc Đăng Dung đối mặt với tình trạng đất
nƣớc nhiều khó khăn và sự chống đối của đông đảo cựu thần nhà Lê. Năm 1533,
Nguyễn Kim đứng đầu một nhóm cựu thần nhà Lê lập Lê Duy Ninh (tức Lê Trang
Tông) lên làm vua, nêu cao khẩu hiệu “Phù Lê diệt Mạc” và chiếm giữ vùng đất từ
Thanh Hóa trở vào Nam (Nam triều). Trong khi đó, triều Mạc chiếm giữ vùng đất từ
Ninh Bình trở ra Bắc (Bắc triều). Nguyễn Kim đƣợc phong Thƣợng phụ Thái sƣ
Hƣng quốc công và nắm nhiều quyền lực nhất, sau khi Nguyễn Kim bị mƣu sát thì
Trịnh Kiểm (con rể) lên thay. Năm 1592, con trai Trịnh Kiểm là Trịnh Tùng đánh
bại nhà Mạc, chấm dứt chiến tranh Nam - Bắc triều nhƣng lại khơi mào cho một
cuộc nội chiến mới xuất phát từ mâu thuẫn giữa hai nhà Trịnh - Nguyễn.
Trong lúc họ Trịnh đang giao tranh cùng nhà Mạc, năm 1558, con trai Nguyễn
Kim là Nguyễn Hoàng đã xin vua Lê cho vào khai phá vùng đất Thuận Hóa (từ
Quảng Trị trở vào). Từ đấy, họ Nguyễn đã xây dựng thành một giang sơn riêng của
mình với tiềm lực mạnh mẽ về kinh tế và quân sự, đối đầu với họ Trịnh ở phía Bắc.
Mâu thuẫn giữa Trịnh - Nguyễn ngày càng gia tăng dẫn đến hệ quả xảy ra nhiều
cuộc giao tranh vũ trang rất ác liệt kéo dài liên tục 45 năm (1627 - 1672) nhƣng bất
phân thắng bại. Cuối cùng hai bên đi đến thỏa hiệp là lấy sơng Gianh (Quảng Bình)
làm ranh giới phân đôi đất nƣớc. Từ sông Gianh trở ra thuộc lãnh thổ Lê – Trịnh,

gọi là Đàng Ngoài; từ sông Gianh trở vào thuộc quản lý của nhà Nguyễn, gọi là
Đàng Trong.
Năm 1771, phong trào Tây Sơn bùng nổ dƣới sự lãnh đạo của ba anh em
Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ và đến 1777 thì giành chiến thắng trƣớc
nhà Nguyễn. Trên đà thắng lợi, ông tiến quân ra Bắc đánh bại quân Trịnh, lập lại
7 Trƣờng Đại học Luật TPHCM (2013), Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, NXB Hồng
Đức, Hà Nội, tr.151.
10


vua Lê, chỉnh đốn chính sự Bắc Hà và rồi sau đó chính ơng là ngƣời đã chấm dứt
thời kỳ nội chiến phân liệt kéo dài gần 300 năm.
1.2.1.2. Tình hình pháp luật
Việc xây dựng một hệ thống pháp luật vững chắc để cai trị đất nƣớc và quản lý
xã hội là vấn đề đƣợc coi trọng dƣới thời Lê. Hoạt động ban hành pháp luật diễn ra
liên tục, xuyên suốt từ thời Lê sơ (1428 - 1527) đến hết thời Lê trung hƣng (cuối thế
kỷ XVIII) thông qua việc ban hành, hiệu đính, sửa chữa, bổ sung hoặc hệ thống hóa
hàng loạt văn bản dƣới nhiều hình thức. Nhìn chung, pháp luật nhà Lê tồn tại dƣới
hai hình thức cơ bản là tập quán pháp và văn bản quy phạm pháp luật. Đối với hình
thức tiền lệ pháp (án lệ), hiện có nhiều nhận định cho rằng chƣa đủ tƣ liệu để kết
luận có hay khơng có hình thức pháp luật này.

Tập quán pháp:
Nhiều tập quán đƣợc thừa nhận trong các quan hệ chính trị - xã hội hoặc trong
đời sống dân sự. Có những tập quán tiếp tục tồn tại ở dạng bất thành văn nhƣng
cũng có những tập quán đƣợc pháp điển hóa và ghi nhận trong các văn bản pháp
luật. Trong sinh hoạt chính trị của nhà Lê, những tập quán đƣợc thừa nhận nhƣ: tập
quán truyền ngơi vua (truyền tử theo dịng trƣởng nam), tập quán vua Lê chúa Trịnh
cùng trị vì (sử cũ gọi là chế độ cai trị lƣỡng đầu), tập quán thế tập (tập ấm - cha làm
quan con cái đƣợc học hành để cùng làm quan)… Trong đời sống dân sự và hơn

nhân gia đình, có nhiều tập qn đƣợc thừa nhận là tập quán pháp nhƣ tập quán
canh tác của ngƣời Việt đƣợc sử dụng trong các quan hệ vay mƣợn tài sản; tập
quán phân biệt đẳng cấp hay trọng nam khinh nữ ít nhiều đƣợc thừa nhận trong các
quan hệ hơn nhân và gia đình; tập qn phân chia và sở hữu ruộng đất hay phát canh
8

thu tô trong quan hệ sở hữu về ruộng đất …


Văn bản pháp luật:

Đây là hình thức pháp luật đƣợc sử dụng phổ biến nhất với hệ thống pháp luật
đa dạng, phong phú, điều chỉnh một cách tƣơng đối bao quát các quan hệ trong đời
sống xã hội. Tuy chƣa có sự chia các ngành, lĩnh vực nhƣ pháp luật hiện đại nhƣng
pháp luật nhà Lê đã bƣớc đầu tạo ra sự khác biệt về nội dung điều chỉnh trong các
văn bản pháp luật. Từ đó, ngƣời nghiên cứu có thể tiếp cận ở các góc độ khác nhau
để so sánh những nét tƣơng đồng với pháp luật hiện đại về luật tố tụng cũng nhƣ
luật nội dung. Những văn bản pháp luật do nhà Lê ban hành còn tồn tại cho đến
ngày nay đã giúp hậu thế hình dung đƣợc sự phát triển rực rỡ của pháp luật thời kỳ
8 Trƣờng Đại học Luật TPHCM (2013), tlđd (7), tr.222.
11


này cả về kỹ thuật lập pháp và nội dung điều chỉnh. Cụ thể, có thể kể đến những văn
bản tiêu biểu nhƣ:
-

Lê triều hội điển: văn bản này đến nay vẫn chƣa đƣợc xác định chính xác
năm ban hành. Từ những tƣ liệu còn lại, các nhà nghiên cứu tổng hợp
đƣợc hai nội dung cơ bản là quy định về các sắc thuế và phân định thẩm

quyền, vai trò của Lục bộ.

-

Thiên nam dƣ hạ tập: ban hành vào niên hiệu Hồng Đức đời vua Lê
Thánh Tông. Đây là bộ sách mang tính chất của một bộ hội yếu, ghi chép
về điển chƣơng chế độ thời kỳ đầu nhà Lê.

-

Lê triều quan chế: ban hành thời vua Lê Thánh Tông, quy định về lƣơng,
ngạch, các chế độ bổng lộc cũng nhƣ vai trò, nhiệm vụ của đội ngũ quan
lại.

-

Hồng Đức thiện chính thƣ: đây là một trong những văn bản cổ luật rất
đƣợc quan tâm, ban hành dƣới triều vua Lê Thánh Tông niên hiệu Hồng
Đức với các điều luật chủ yếu về hơn nhân gia đình và điền sản.

-

Quốc triều thƣ khế thể thức: ban hành thời vua Lê Cung Hoàng năm
1522, nội dung chủ yếu cung cấp các mẫu văn bản về hợp đồng, di chúc.

-

Quốc triều chiếu lệnh thiện chính: ban hành thời vua Lê Dụ Tông (1705 1729), là những quy định sửa đổi, bổ sung về cơ cấu tổ chức và thẩm
quyền của Lục bộ.


-

Quốc triều khám tụng điều lệ: Cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến tranh
cãi về năm ban hành của QTKTĐL. Theo “Điển chế và pháp luật Việt Nam
thời trung đại Tập 1” của Viện nghiên cứu Hán Nơm thì đây là tuyển tập
do chúa Trịnh Sâm tập hợp các lệ, lệnh đƣợc ban hành từ trƣớc đó. Sau đó
9

ơng cho sắp xếp, sửa đổi, điều chỉnh tùy theo tính chất từng loại án kiện
để quy định về trình tự thủ tục giải quyết các vụ án hình sự và dân sự. Dựa
vào văn bản còn đƣợc lƣu giữ, QTKTĐL gồm 31 chƣơng đƣợc sắp xếp
tƣơng đối hợp lý, mở đầu bằng chƣơng “Thông lệ về khám tụng” quy định
chung về thẩm quyền xét xử cho từng nhóm vụ việc bao gồm: các việc về
ruộng đất, công tƣ, hôn nhân, tài sản thuộc về tạp tụng; các vụ án mạng do
thù sát, dâm sát, ẩu sát; các vụ trộm cƣớp, giết ngƣời cƣớp của… Các
chƣơng sau có những quy định cụ thể cho từng loại vụ việc nhƣ Lệ kiện
9 Nguyễn Ngọc Nhuận (Chủ biên) (2011), Điển chế và pháp luật Việt Nam thời Trung đại Tập I, NXB Khoa
học xã hội, Hà Nội, tr.709.

12


tụng về nhân mạng, Lệ kiện tụng về trộm cướp, Lệ kiện tụng về ruộng
đất… Bên cạnh đó, QTKTĐL cịn quy định về thời hạn xét xử cũng nhƣ
những thủ tục trong hoạt động tố tụng, điều tra giải quyết vụ án nhƣ thủ
tục bắt ngƣời, quy định về việc có mặt tại phiên xét xử… Đây đƣợc coi là
một trong những thành tựu nổi bật nhất của hoạt động lập pháp nhà Lê bởi
nó đánh dấu cho việc phân tách hệ thống pháp luật thành luật nội dung và
luật hình thức. Có thể nói, với sự ra đời của QTKTĐL, nền tƣ pháp Đại
Việt đã vƣợt lên trên các quốc gia trong khu vực Á Đông (kể cả Trung

Quốc) về trình độ lập pháp.
-

Quốc triều Hình luật: Theo những tƣ liệu còn lƣu trữ, QTHL (Bộ luật
Hồng Đức) là bộ luật lớn gồm 6 quyển, khởi thảo từ rất sớm và hồn chỉnh
vào thời vua Lê Thánh Tơng. Các đời vua sau tiếp tục kế thừa và sửa đổi,
bổ sung những quy định của bộ luật này để hoàn thiện. Đây là bộ hình luật
đầy đủ và cổ nhất còn đƣợc lƣu giữ ở nƣớc ta cho đến nay.

Về cấu trúc, Bộ luật này có 722 điều quy định về hầu hết các quan hệ của đời
sống xã hội nhƣ các quan hệ chính trị, hơn nhân gia đình, ruộng đất, các thủ tục bắt
ngƣời và xét xử trong thủ tục tố tụng… QTHL đã kế thừa các thành tựu lập pháp từ
thời Lý - Trần nhƣ giữ lại hệ thống hình phạt ngũ hình (xuy, trƣợng, đồ, lƣu, tử)
10

nhƣng có sửa đổi, bổ sung thêm đối với hình phạt đồ, lƣu . QTHL cũng quy định chặt
chẽ, cụ thể, tập trung hơn đối với những nguyên tắc xuất hiện rải rác trong pháp luật
thời Lý - Trần nhƣ nguyên tắc chuộc tội bằng tiền, nguyên tắc cho phép ngƣời thân che
giấu tội, nguyên tắc liên đới chịu trách nhiệm hình sự. Ngồi ra, QTHL cịn thể hiện sự
tiếp thu pháp luật Trung Quốc với việc tham khảo kết cấu và cách thức quy định của bộ
luật nhà Đƣờng. Về mặt nội dung, ngoài những điều khoản tƣơng tự nhƣ pháp luật
Trung Quốc, QTHL đã bổ sung những quy định mang tính sáng tạo độc đáo phù hợp
với chế độ chính trị, kinh tế và những yêu cầu của xã hội đƣơng thời. Đó là các quy
định nhằm hạn chế sự lạm quyền, bất trung của quan lại, thể hiện vai trị của vua và
triều đình trong hoạt động cai trị đất nƣớc. QTHL cũng chịu sự ảnh hƣởng sâu rộng từ
tƣ tƣởng Nho giáo và các phong tục, tập quán cổ truyền của dân tộc. Điều này thể hiện
qua những quy định trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, quan hệ thừa kế điền sản và
ruộng hƣơng hỏa. Điểm nổi bật của QTHL chính là tƣ tƣởng bảo vệ quyền con ngƣời
thể hiện qua những quy định ở nhiều lĩnh vực nhƣ hơn nhân gia đình, thừa kế, hình sự,
tố tụng hình sự… Trong đó,


10
TS. Lê Thị Sơn (2004), Quốc triều Hình luật – Lịch sử hình thành, nội dung và giá trị, NXB Khoa
học xã hội, Hà Nội, tr.56.
13


các chủ thể đặc biệt nhƣ phụ nữ, trẻ em, ngƣời khuyết tật, ngƣời cao tuổi thƣờng
đƣợc bảo vệ bằng những quy định tiến bộ, thậm chí vƣợt khỏi định kiến đƣơng
thời nhƣ cho phép phụ nữ đƣợc quyền ly hơn chồng, thừa nhận vai trị của con gái
trong quan hệ thừa kế… Tóm lại, bằng việc kế thừa thành tựu pháp luật của các
triều đại Lý - Trần và giao thoa những nền tƣ pháp của các nƣớc láng giềng, QTHL
đã đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn.
Pháp luật phong kiến nói chung và pháp luật thời Hậu Lê nói riêng chƣa có sự
phân chia thành các ngành, lĩnh vực riêng biệt nhƣ pháp luật hiện đại. Tuy nhiên,
nhìn tổng quan, pháp luật nhà Lê đã chứa đựng các quy định điều chỉnh một cách
khá đầy đủ các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Cụ thể, về mặt nội dung có thể khái
quát thành các lĩnh vực chính:
-

Hành chính:

Đối với hoạt động quản lý hành chính, pháp luật nhà Lê quy định các tội gây cản
trở, làm sai lệch các hoạt động bình thƣờng của cơ quan nhà nƣớc liên quan đến chế độ
công vụ, quản lý hộ khẩu, đất đai… đƣợc quy định cụ thể tại các chƣơng Vi chế, Hộ
hôn, Điền sản. Cụ thể nhƣ hành vi chậm trễ trong việc duyệt sổ đinh (Điều

150 QTHL), quan lại duyệt hộ khẩu sai lầm (Điều 151 QTHL), tự tiện xé tờ cáo thị
(Điều 149 QTHL)… Các hành vi xâm phạm trật tự công cộng hoặc không tuân thủ
thể thức, lễ nghi của triều đình cũng đƣợc xếp vào nhóm làm mất trật tự quản lý

hành chính của nhà nƣớc. Pháp luật nhà Lê có xu hƣớng bảo vệ trật tự quản lý hành
chính thơng qua việc quy định chế tài hình sự đối với quan lại nhằm tăng cƣờng
trách nhiệm, hạn chế sai sót và nâng cao hiệu quả của các cơ quan cơng quyền.
-

Hình sự:

Nhìn chung, pháp luật nhà Lê theo xu hƣớng hình sự hóa các quan hệ xã hội
nhƣ các triều đại trƣớc nên đa số tội phạm khắp các lĩnh vực đều bị xử lý theo chế
tài hình sự. Trong đó, nhóm tội phạm chịu trách nhiệm hình sự nặng nhất gồm tội
thập ác, các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe con ngƣời, xâm phạm an ninh quốc
gia và trật tự an tồn của chế độ phong kiến. Pháp luật hình sự nhà Lê đã có những
điểm tiến bộ vƣợt bậc với các quy định phân biệt trách nhiệm hình sự dựa vào tính
cố ý, có sự áp dụng linh hoạt các chế định miễn giảm trách nhiệm hình sự đồng thời
thể hiện rõ nét những nguyên tắc tiến bộ nhƣ ngun tắc vơ luật bất hình, ngun
tắc chiếu cố khoan hồng…

14


-

Dân sự:

Pháp luật dân sự thời Lê có sự phân chia thành các nhóm quan hệ khác nhau
nhƣ quan hệ sở hữu ruộng đất, quan hệ hợp đồng, thừa kế, hơn nhân gia đình. Đối
với các quan hệ sở hữu ruộng đất, pháp luật quy định tƣơng đối cụ thể về việc áp
dụng các chính sách ruộng đất cơng và những quy định về việc sử dụng, bảo vệ
ruộng đất. Các vấn đề tô, thuế, các chế tài áp dụng đối với hành vi xâm hại tới ruộng
đất công và bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu hợp pháp cũng đƣợc thể hiện rõ ràng.

Đối với các quan hệ hợp đồng, thừa kế, hơn nhân gia đình, pháp luật cho thấy sự
tiến bộ vƣợt bậc trong quy định về hình thức hợp đồng, nguyên tắc thực hiện hợp
đồng; hình thức di chúc và cách thức chia thừa kế; các quy định bảo vệ quyền lợi
của ngƣời phụ nữ trong hơn nhân gia đình… Mặc dù sự ảnh hƣởng của Nho giáo
vẫn còn lớn nhƣng trong bối cảnh lịch sử - xã hội bây giờ, pháp luật dân sự nói
riêng và tồn bộ hệ thống pháp luật nói chung đã thể hiện tầm nhìn, sự sáng tạo, trí
tuệ và tinh thần nhân đạo của các bậc tiền nhân.
-

Tố tụng:

Lĩnh vực tố tụng đặc biệt đƣợc đánh giá cao với những quy định mang tính
bƣớc ngoặt trong các giai đoạn của hoạt động giải quyết vụ án. Pháp luật nhà Lê đã
có sự phân chia cấp xét xử và có sự phân loại vụ án khác nhau bằng việc phân thành
các “Lệ” trong QTKTĐL. Đặc biệt, cả QTHL và QTKTĐL đều quy định khá rõ
ràng về những giới hạn của ngƣời thi hành cơng quyền trong q trình tố tụng nhằm
hạn chế tình trạng lạm quyền. Cụ thể, trong từng thủ tục nhƣ bắt ngƣời, tra khảo,
hỏi cung, xét xử và thi hành án, pháp luật đều đề ra những quy định mang tính ràng
buộc với trách nhiệm pháp lý tùy mức độ vi phạm. Nhìn tổng quát, pháp luật tố tụng
nhà Lê đã tạo ra đƣợc một quy trình tố tụng tƣơng đối hoàn chỉnh với chuỗi hoạt
động nối tiếp nhau, bổ sung, hỗ trợ nhau trong quá trình giải quyết vụ án. Đây là
một trong những lý do mà nền tƣ pháp nhà Lê đƣợc đánh giá cao hơn các quốc gia
trong khu vực ở cùng thời kỳ.
Nhìn chung, nhà Lê từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII là một bức tranh lịch sử
đầy biến động, dấu ấn của nhà Lê để lại trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn
hóa, tƣ tƣởng, pháp luật… vơ cùng đặc sắc. Một trong những thành tựu nổi bật nhất
là việc chắt lọc giá trị cao đẹp về quyền con ngƣời để áp dụng trong các quy định
của pháp luật, trong đó bao gồm những quy định về quyền của ngƣời phạm tội.

15



1.2.2. Quyền con người trong pháp luật thời Hậu Lê
1.2.2.1. Cơ sở lý luận về quyền con người trong xã hội phong kiến Việt Nam
Pháp luật phong kiến Việt Nam chƣa ghi nhận thuật ngữ “quyền con ngƣời”
một cách chính thức trong các văn bản pháp luật nhƣng nội hàm của nó đã thể hiện
qua những tƣ tƣởng, giá trị trong các quy định cụ thể của pháp luật từng thời kỳ.
Nghiên cứu về phạm trù quyền con ngƣời trong pháp luật phong kiến nói chung và
pháp luật nhà Hậu Lê nói riêng có thể rút ra một số đặc tính cơ bản nhƣ sau:
Thứ nhất: Quyền con ngƣời khơng tách rời lợi ích của cộng đồng. Xuất phát từ
nhu cầu giải quyết vấn đề trị thủy và chiến đấu chống chiến tranh xâm lƣợc đã hình
thành nên tính cộng đồng mạnh mẽ, ăn sâu vào đời sống của ngƣời Việt. Chính vì vậy,
trong xã hội, lợi ích của cộng đồng ln đƣợc đặt lên trên lợi ích cá nhân. Các quyền
sống, quyền tự do, lao động sản xuất, tham gia các hoạt động chung của làng nƣớc đều
11

không thể thực hiện đƣợc nếu tách mình khỏi cộng đồng .

Thứ hai: Quyền con ngƣời mang tính bất bình đẳng. Đây là đặc điểm chung
của xã hội phong kiến Việt Nam, nơi mà tƣ tƣởng Nho giáo chi phối hầu hết các giá
trị và quan niệm chung của con ngƣời. Trong lĩnh vực pháp luật, tính bất bình đẳng
thể hiện ở việc pháp luật quy định cho một hoặc một số nhóm chủ thể nhất định
đƣợc hƣởng những quyền lợi riêng mà các chủ thể cịn lại khơng có. Ví dụ: quyền
học hành, thi cử và tham gia các hoạt động chính trị chỉ dành cho nam giới mà
khơng dành cho nữ giới.
Thứ ba: Quyền con ngƣời vừa mang tính phổ biến vừa mang tính đặc thù.
Tính phổ biến thể hiện qua việc pháp luật nhà Lê đã có quy định tiến bộ về những
nhóm quyền đƣợc áp dụng một cách bình đẳng cho mọi chủ thể mà khơng có bất kỳ
sự phân biệt nào về chủng tộc, tôn giáo, giới tính, lứa tuổi, thành phần xuất thân. Đó
là các quyền đƣợc sống, quyền sở hữu tài sản, quyền đƣợc bảo vệ tính mạng, sức

khỏe, danh dự, nhân phẩm… Tuy nhiên, bên cạnh các quyền mang tính phổ biến nói
trên, quyền con ngƣời cịn mang tính đặc thù, có sự khác biệt nhất định chứ không
đồng nhất. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, trình độ dân trí, chế độ chính trị của mỗi
quốc gia hoặc trong cùng quốc gia nhƣng ở vào mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể mà
pháp luật của quốc gia đó sẽ quy định khác nhau về mức độ, phạm vi và cơ chế bảo
đảm quyền con ngƣời. Dƣới thời Lê sơ, nền kinh tế chủ đạo là nông nghiệp, cùng
với sự ảnh hƣởng của tƣ tƣởng Nho giáo và những hủ tục, tập quán lạc hậu
11
Th.S Trần Quang Trung (2010), Quyền phụ nữ trong pháp luật thời Lê sơ (thế kỷ XV) – Những
kinh nghiệm cần kế thừa, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trƣờng, Trƣờng Đại học Luật TPHCM, tr.9.
16


còn tồn tại dẫn đến hệ quả việc ghi nhận các giá trị về quyền con ngƣời cũng chịu
sự tác động khơng nhỏ của các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội.
Lịch sử phong kiến Việt Nam ghi nhận vấn đề quyền con ngƣời đã đƣợc đề
cập trong các văn bản pháp luật với những mức độ, giới hạn khác nhau. Dƣới các
triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn, các nội dung liên quan đến quyền con ngƣời đã đạt
đƣợc những tiến bộ nhất định, đặc biệt thể hiện rõ nét trong pháp luật nhà Hậu Lê.
Dƣới thời nhà Lý, nền pháp luật có bƣớc tiến lớn với thành tựu nổi bật là sự ra đời
của bộ luật thành văn đầu tiên của nƣớc - Bộ luật Hình thƣ (đƣợc ban hành năm
1042 dƣới thời nhà Lý). Sách “Đại Việt sử ký toàn thƣ” chép:
“Trước kia, trong nước việc kiện tụng phiền nhiễu, quan giữ việc hình câu nệ
luật văn, cốt làm khắc nghiệt, thâm chí bị oan uổng. Vua lấy làm thương xót, sai
Trung thư sửa định luật lệnh, châm chước cho thích dụng với thời bấy giờ, chia ra
mơn loại, biên ra điều khoản, làm sách Hình luật của một triều đại để cho người
12

xem dễ hiểu. Sách làm xong, xuống chiếu ban hành, dân lấy làm tiện” .
Nhƣ vậy, mặc dù Bộ luật Hình thƣ đến nay đã thất truyền nhƣng dựa vào mục

đích ban hành qua ghi chép của sử sách vẫn thể hiện đƣợc sự tiến bộ, tinh thần nhân
đạo và sự đề cao quyền con ngƣời. Đây cũng là nội dung nổi bật nhất trong thành
tựu lập pháp ở thời nhà Lê. Pháp luật đƣợc đánh giá cao không chỉ bởi phạm vi điều
chỉnh khái quát, nội dung chặt chẽ, kỹ thuật lập pháp cao mà cịn bởi tính nhân văn
thể hiện ở nhiều quy định, tập trung chủ yếu trong QTHL. Xuyên suốt QTHL có thể
tìm thấy rất nhiều điều luật bảo vệ các quyền nhân thân của con ngƣời nhƣ quyền
sống, quyền đƣợc làm dân tự do, chống lại tình trạng nơ tỳ hóa, quyền đƣợc bảo vệ
danh dự, nhân phẩm, tính mạng, sức khỏe… Đặc biệt, pháp luật nhà Lê thể hiện tầm
nhìn và tinh thần nhân đạo của nhà lập pháp thông qua các quy định bảo vệ quyền
của những chủ thể đặc biệt nhƣ phụ nữ, trẻ em, ngƣời cao tuổi, ngƣời khuyết tật.
1.2.2.2. Quyền con người trong pháp luật thời Hậu Lê
Dựa vào hình thức thể hiện, quyền con ngƣời bao gồm hai nhóm: Quyền nhân
thân và quyền tài sản. Dƣới thời nhà Lê (thế kỷ XV – thế kỷ XVIII), cả hai nhóm
quyền này đều đƣợc coi trọng thông qua những quy định tiến bộ lấy dân làm gốc,
lấy con ngƣời trung tâm trong pháp luật. Xã hội phong kiến mặc dù có sự phân chia
tầng lớp, giai cấp nhƣng quyền nhân thân của con ngƣời vẫn đƣợc đề cao. Mọi
hành vi giết ngƣời, xâm phạm quyền sống của ngƣời khác đều bị pháp luật nghiêm
trị không có sự phân biệt giới tính, tơn giáo, giai cấp, giàu nghèo... Trong quan hệ
12

Ngô Sĩ Liên (2006), Đại Việt sử ký tồn thư, tập I, NXB Văn hóa thơng tin, tr.98.

17


hơn nhân gia đình, quyền nhân thân gắn với nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái,
giữa vợ chồng với nhau, hoặc giữa con cái đối với ông bà cha mẹ… Trong đời sống
chính trị xã hội, quyền nhân thân thể hiện qua việc ý phản ánh về tình hình quản lý
nhà nƣớc ở địa phƣơng, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật. Chính quyền
phong kiến đã có sự tiếp thu, lắng nghe và hành động nhằm xây dựng bộ máy cai trị

hoạt động hiệu quả.
Về quyền tài sản, điểm nổi bật nhất là những chế định trong lĩnh vực dân sự
liên quan đến hợp đồng, thừa kế, đất đai… Pháp luật nhà Hậu Lê cho phép ngƣời
dân có quyền tƣ hữu đối với điền sản và những tài sản khác. Đối với tài sản thuộc
sở hữu của mình, ngƣời dân có quyền mua bán, tặng cho, để lại thừa kế… và đƣợc
pháp luật bảo vệ những giao dịch hợp pháp đó trong q trình chuyển giao quyền sở
hữu. Bằng những quy định nghiêm khắc đối với những hành vi xâm phạm quyền sở
hữu của ngƣời khác, pháp luật đã thể hiện đƣợc vai trò trong việc khẳng định quyền
tài sản của con ngƣời.
Một trong những điểm nổi bật về quyền con ngƣời của pháp luật thời Hậu Lê
chính là tập hợp quy định bảo vệ một số nhóm đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng trong xã
hội. Cụ thể:
-

Bảo vệ quyền lợi của trẻ em:

Đây là nhóm đối tƣợng chƣa phát triển đầy đủ về thể chất và nhận thức, do đó
dễ bị xâm phạm những quyền lợi cơ bản trong quá trình trƣởng thành. Mặc dù xã
hội phong kiến trọng nam khinh nữ nhƣng những quy định pháp luật nhà Hậu Lê
liên quan đến quyền lợi của trẻ em đã thể hiện tính cơng bằng tƣơng đối, hạn chế sự
phân biệt trai, gái. Trong gia đình, con trai, con gái đƣợc đối xử bình đẳng trong
nhiều quyền và nghĩa vụ. Cha mẹ có nghĩa vụ yêu thƣơng, chăm sóc, ni dạy con
cái. Pháp luật đặc biệt có quy định bảo vệ điền sản của trẻ em trong trƣờng hợp mồ
côi cha nhằm tránh xâm phạm tài sản riêng của trẻ em (Điều 377, 379 QTHL). Điều
này đã hạn chế những rủi ro đối với tƣơng lai của trẻ em, khi bản thân chƣa đủ
nhận thức để quyết định về tài sản của mình thì đã có pháp luật bảo vệ. Liên quan
tới hành vi hiếp dâm trẻ em, Điều 404 QTHL đã thể hiện sự tƣơng đồng với pháp
luật hiện đại về nguyên tắc khi cho rằng hành vi gian dâm với trẻ em từ 12 tuổi trở
xuống dù thuận tình vẫn bị xử tội hiếp dâm. Có thể thấy, pháp luật nhà Hậu Lê thực
sự coi trọng và nhận thức đƣợc vai trò của trẻ em đối với tƣơng lai đất nƣớc, do đó

đã luật hóa nhiều quy định nhằm đảm bảo điều kiện phát triển bình thƣờng, lành
mạnh của trẻ.

18


×