Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Đánh giá hiện trạng các bãi chôn lấp chất thải rắn nằm trên địa bàn thành phố hạ long và đề xuất các biện pháp quản lý hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 114 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

TRẦN ĐỨC HẠNH

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÁC BÃI CHÔN LẤP
CHẤT THẢI RẮN NẰM TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HẠ LONG VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HIỆU QUẢ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Hà Nội – Năm 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

TRẦN ĐỨC HẠNH

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÁC BÃI CHÔN LẤP
CHẤT THẢI RẮN NẰM TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HẠ LONG VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HIỆU QUẢ
Chun ngành: Mơi trường trong phát triển bền vững
(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MƠI TRƯỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN YÊM


Hà Nội – Năm 2014


LỜI CẢM ƠN
Đề tài “Đánh giá hiện trạng các bãi chôn lấp chất thải rắn nằm trên địa
bàn thành phố Hạ Long và đề xuất các biện pháp quản lý hiệu quả” do tác giả
Trần Đức Hạnh thực hiện từ tháng 03/2014 – 12/2014 dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS Trần Yêm.
Trong quá trình thực hiện, đề tài đã nhận được sự giúp đỡ tận tình, sự chỉ bảo
sát sao của PGS.TS Trần Yêm để hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ đề ra. Tác giả
xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Trần Yêm đã hướng dẫn rất nhiệt tình trong
quá trình thực hiện luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ quý báu của Công ty cổ
phần Môi trường đô thị INDEVCO: bãi rác Đèo Sen, bãi rác Hà Khẩu...,tập thể lớp
cao học môi trường K9 tại Quảng Ninh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để đề tài
được triển khai và hoàn thành đúng thời hạn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn những tình cảm và sự giúp đỡ quý báu của các
thầy cô, các anh chị đồng nghiệp trong Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi
trường, Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Lãnh đạo Đội Cảnh sát phòng
chống tội phạm về môi trường - Công an thành phố Hạ Long; tới gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp đã quan tâm tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian tham gia khóa
Cao học Khoa học mơi trường 2011 - 2013.
Do thời gian và trình độ cịn nhiều hạn chế nên luận văn sẽ khơng tránh khỏi
những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp tích cực của q thầy cơ và các
bạn để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!

i



LỜI CAM ĐOAN
Cam đoan cơng trình nghiên cứu là của riêng cá nhân tác giả; các số liệu là
trung thực, không sử dụng số liệu của các tác giả khác chưa được công bố; các kết
quả nghiên cứu của tác giả chưa từng được công bố.
Quảng Ninh, ngày 4 tháng 11 năm 2014
Tác giả

Trần Đức Hạnh

ii


MỤC LỤC


LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ..................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ............................................................... viii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết....................................................................................................... 1
2. Mục tiêu .............................................................................................................. 2
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu......................................................................... 2
4. Cấu trúc luận văn ................................................................................................. 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm về chất thải rắn đô thị ................................................................... 4
1.1.2. Các nguồn phát sinh CTR đô thị .................................................................... 4

1.1.3. Hoạt động quản lý chất thải rắn...................................................................... 4
1.1.4. Công nghệ chôn lấp rác vệ sinh...................................................................... 5
1.2. Tình hình quản lý chất thải rắn ở các đơ thị của Việt Nam ................................ 7
1.2.1. Lượng phát sinh CTR đô thị .......................................................................... 7
1.2.2. Thành phần CTR đô thị................................................................................ 10
1.2.3. Phân loại CTR đô thị ở Việt Nam ................................................................ 12
1.2.4. Thu gom CTR đô thị .................................................................................... 12
1.2.5. Tái sử dụng và tái chế chất thải rắn đô thị .................................................... 14
1.2.6. Xử lý và tiêu hủy CTR đô thị ở Việt Nam .................................................... 15
1.3. Hiện trạng các bãi chôn lấp ở Quảng Ninh ...................................................... 20
1.4. Giới thiệu chung về địa bàn thành phố Hạ Long ............................................. 22
1.4.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 22

iii


1.4.2. Điều kiện kinh tế, xã hội .............................................................................. 25
CHƯƠNG 2: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP LUẬN
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................... 27
2.1. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................................... 27
2.2. Thời gian và đối tượng nghiên cứu ................................................................. 27
2.3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ............................................... 27
2.3.1. Phương pháp luận ........................................................................................ 27
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 28
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 33
3.1. Hiện trạng chất thải rắn đô thị trên địa bàn thành phố Hạ Long và tình hình
quản lý .................................................................................................................. 33
3.1.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị trên địa bàn thành phố Hạ Long ................... 33
3.1.2. Khối lượng, đặc điểm, thành phần chất thải rắn tại thành phố Hạ Long........ 33
3.1.3. Thực trạng về cơ chế chính sách quản lý chất thải rắn tại thành phố Hạ Long ..... 36

3.1.4. Tình hình thu gom, vận chuyển chất thải rắn đơ thị thành phố Hạ Long ....... 38
3.2. Hiện trạng bãi chôn lấp rác vệ sinh Hà Khẩu và Đèo Sen................................ 40
3.2.1. Bãi chôn lấp rác vệ sinh Hà Khẩu ................................................................ 40
3.3.2. Bãi chôn lấp rác vệ sinh Đèo Sen ................................................................. 57
3.3.3. Ảnh hưởng của bãi rác Đèo Sen và Hà Khẩu tới môi trường sống và người
dân xung quanh ..................................................................................................... 70
3.3.4. Đánh giá q trình vận hành bãi chơn lấp Hà Khẩu và Đèo Sen ................... 70
3.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý các bãi chôn lấp hợp vệ
sinh chất thải rắn sinh hoạt .................................................................................... 74
3.3.1. Thể chế ........................................................................................................ 74
3.3.2. Thực hiện chính sách, quy định.................................................................... 75
3.3.3. Nâng cao hiệu quả xử lý nước rác ................................................................ 76
3.3.4. Xử lý mùi và các vector truyền bệnh ............................................................ 77
3.3.5. Gia tăng diện tích cây xanh .......................................................................... 77
3.3.6. Đối thoại với cộng đồng............................................................................... 78

iv


3.3.7. Tìm nguồn tài chính ..................................................................................... 78
3.3.8. Tăng cường kiểm tra, giám sát ..................................................................... 79
3.3.9. Xây dựng kế hoạch hậu bãi thải ................................................................... 80
3.3.10. Dự báo môi trường hậu bãi chôn lấp Đèo Sen và Hà Khẩu......................... 82
3.3.11. Quy hoạch sử dụng đất hậu bãi chôn lấp Đèo Sen và Hà Khẩu .................. 82
3.3.12. Nghiên cứu sử dụng hợp lý các ao chứa nước thải rác hậu bãi chôn lấp
Đèo Sen và Hà Khẩu ............................................................................................. 83
3.3.13. Nghiên cứu sử dụng bãi chơn lấp ngồi phạm vi thành phố Hạ Long ......... 84
3.3.14. Nghiên cứu, khảo sát xây dựng khu liên hợp xử lý chất thải rắn................. 84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 87
1. Kết luận ............................................................................................................. 87

2. Kiến nghị ........................................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 89
PHỤ LỤC.............................................................................................................. 91 

v


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
3R

Reduce- Reuse-Recycle (Giảm thiểu – Tái sử dụng – Tái chế)

CP

Cổ phần

CPMTĐT

Cổ̉ phần môi trường đô thị

CSDL

Cơ sở dữ liệu

CTNH

Chất thải nguy hại

CTR


Chất thải rắn

CTRĐT

Chất thải rắn đô thị

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

ĐKKD

Đăng kí kinh doanh

GDP

Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)

GIS

Geographic Information System (Hệ thống thông tin địa lý)

HTX

Hợp tác xã

KT-XH

Kinh tế - xã hội


PCCC

Phòng cháy chữa cháy

PCCCR

Phòng cháy chữa cháy rừng

SXTTCN

Sản xuất tiểu thủ công nghiệp

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

Tp

Thành phố

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

UNESCO

Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hiệp quốc

VPHC


Vi phạm hành chính

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: CTR đô thị phát sinh các năm 2007 - 2010 .............................................. 7
Bảng 1.2: CTR phát sinh tại một số tỉnh, thành phố năm 2010................................. 7
Bảng 1.3: Chỉ số phát sinh CTR sinh hoạt bình quân đầu người của các đô thị năm
2009 ........................................................................................................................ 9
Bảng 1.4: Thành phần CTR sinh hoạt tại đầu vào của các bãi chôn lấp của một số
địa phương: Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Tp. HCM (1) và Bắc Ninh (2) năm
2009 – 2010........................................................................................................... 11
Bảng 1.5: Tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt của một số đô thị năm 2009 ..................... 13
Bảng 1.6: Hiện trạng các bãi chôn lấp ở Việt Nam ................................................ 15
Bảng 1.7: Các bãi chôn lấp CTR hiện tại và quy hoạch của tỉnh Quảng Ninh ........ 20
Bảng 3.1: Lượng chất thải rắn phát sinh từ các phường trên địa bàn thành phố Hạ
Long năm 2012 ..................................................................................................... 34
Bảng 3.2.Thành phần khối lượng chất thải rắn thành phố Hạ Long ........................ 35
Bảng 3.3: Một số tính chất của chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hạ
Long ...................................................................................................................... 36
Bảng 3.4: Quy trình và thời gian nạo vét bùn ......................................................... 47
Bảng 3.5: Kết quả quan trắc môi trường khơng khí tại khu vực bãi rác Hà Khẩu ... 49
Bảng 3.6: Kết quả quan trắc và phân tích môi trường nước thải ............................ 51
Bảng 3.7: Kết quả quan trắc và phân tích chất lượng mơi trường nước mặt ........... 53
Bảng 3.8: Kết quả phân tích chất lượng mơi trường nước ngầm ............................ 55
Bảng 3.9: Kết quả quan trắc mơi trường khơng khí tại khu vực bãi rác Đèo Sen .... 62
Bảng 3.10: Kết quả quan trắc và phân tích mơi trường nước rỉ rác........................ 63
Bảng 3.11: Kết quả quan trắc và phân tích chất lượng mơi trường nước mặt ......... 66
Bảng 3.12: Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước ngầm .......................... 68

Bảng 3.13: Đánh giá quá trình vận hành của 2 bãi chơn lấp rác Hà Khẩu và Đèo
Sen ........................................................................................................................ 71
Bảng 3.14: Kế hoạch hậu bãi thải .......................................................................... 81

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Bãi chơn lấp nổi ....................................................................................... 6 
Hình 1.2: Bãi chơn lấp chìm .................................................................................... 6 
Hình 1.3: Bãi chơn lấp kết hợp chìm nổi .................................................................. 6 
Hình 1.4: Bãi chơn lấp ở các khe núi ....................................................................... 6 
Hình 1.5: Bản đồ hành chính thành phố Hạ Long .................................................. 23 
Hình 2.1: Sơ đồ mơ hình DPSIR; [7] ..................................................................... 27 
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức quản lý chất thải rắn đơ thị thành phố Hạ Long................ 37 
Hình 3.2: Quy trình thu gom CTR ở thành phố Hạ Long ....................................... 39 
Hình 3.3: Bãi chơn lấp rác vệ sinh Hà Khẩu .......................................................... 41 
Hình 3.4: Sơ đồ mặt bằng bãi rác Hà Khẩu ............................................................ 42 
Hình 3.5: Sơ đồ thu gom và xử lý rác thải tại Bãi rác Hà Khẩu .............................. 44 
Hình 3.6: Quy trình cơng nghệ xử lý nước rỉ rác .................................................... 45 
Hình 3.7: Bãi rác chơn lấp rác vệ sinh Đèo Sen ..................................................... 57 
Hình 3.8: Sơ đồ mặt bằng bãi rác Đèo Sen............................................................. 58 
Hình 3.9: Hiện trạng bãi rác Quang Hanh .............................................................. 84 
Hình 3.10: Quy hoạch khu xử lý chất thải rắn liên hợp Sơn Dương, Hoành Bồ,
Quảng Ninh ........................................................................................................... 86 

viii


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết
Quản lý chất thải là một trong những vấn đề bức xúc tại các khu vực đô thị
và công nghiệp tập trung ở nước ta và ngày càng được nhà nước, xã hội và cộng
đồng quan tâm.
Thành phố Hạ Long - trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của tỉnh Quảng
Ninh - có đặc điểm tự nhiên độc đáo, tài nguyên thiên phong phú là Vịnh Hạ Long di sản thiên nhiên thế giới hai lần được UNESCO công nhận và phong tặng. Vịnh
Hạ Long không chỉ là niềm tự hào của tỉnh Quảng Ninh mà còn của miền Bắc, của
cả nước Việt Nam. Thành phố Hạ Long có lợi thế vơ cùng to lớn về tiềm năng khai
thác du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng đối với du khách trong nước và quốc tế. Vì vậy
thành phố Hạ Long đã phát triển thành một trung tâm du lịch lớn nhất miền Bắc và
số lượng khách du lịch đứng thứ hai chỉ sau thành phố Hồ Chí Minh.
Cơng nghiệp, du lịch và dịch vụ của thành phố Hạ Long phát triển đã và
đang gây ra những vấn đề bức xúc về môi trường. Với tổng lượng rác trung bình
mỗi ngày hai bãi chơn lấp xử lý rác thải của thành phố là Hà Khẩu và Hà Khánh
(thường gọi là bãi rác Đèo Sen) tiếp nhận xử lý khoảng 240 tấn rác thải. Trong
đó, bãi chơn lấp xử lý rác Đèo Sen tiếp nhận quản lý rác thải thuộc các phường
phía Đơng và địa bàn trung tâm của thành phố (khoảng 4.583 tấn/tháng), bãi
chôn lấp xử lý rác Hà Khẩu tiếp nhận, quản lý rác thải của các phường phía Tây
thành phố (khoảng 2418 tấn/tháng) bao gồm cả rác thải sinh hoạt lẫn rác thải
công nghiệp (đạt tỷ lệ thu gom 93% đối với khu vực trung tâm và 85% đối với
các khu vực xa trung tâm).
Tuy nhiên, vấn đề xử lý chất thải rắn đô thị ở Hạ Long cũng còn một số tồn
tại như: Các bãi chơn lấp xử lý rác thải cịn gần khu dân cư; một số tuyến đường,
điểm trung chuyển rác còn bẩn, các điểm tập kết rác chưa được vệ sinh; ý thức chấp
hành luật Bảo vệ môi trường của một bộ phận cơ quan, doanh nghiệp, người dân
còn hạn chế như: chưa thực hiện quản lý nước thải, rác thải theo quy trình, khơng

1



chấp hành thu gom, phân loại rác, đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định; hệ thống hạ
tầng kỹ thuật về mơi trường cịn thiếu, chưa đồng bộ...
Thực tế điều tra, khảo sát tại 2 bãi chôn lấp rác cho thấy chưa đủ khả năng
xử lý, gây tồn đọng rác từ những năm 2009 lên đến 10.000 tấn rác, trong khi hiện
tại một phần rác phải chuyển đến tận thành phố Cẩm Phả để xử lý.
Đặc biệt do tình hình tăng trưởng kinh tế thiếu bền vững; cơ sở hạ tầng quản
lý chất thải còn thiếu thốn; sức ép dân số; tốc độ đơ thị hố cao; thể chế và hệ thống
quản lý đô thị bền vững chưa đồng bộ; trình độ khoa học cơng nghệ, cơng nghiệp ở
mức trung bình chưa hiện đại đã gây áp lực mạnh mẽ đối với tài nguyên và môi
trường, ảnh hưởng trực tiếp đến người dân, và những khó khăn bất cập để hướng tới
“Thành phố bền vững về môi trường”- giải thưởng cao quý mà thành phố Hạ Long
vinh dự cùng 10 thành phố khác trong khu vực ASEAN được nhận.
Do vậy đề tài “Đánh giá hiện trạng các bãi chôn lấp chất thải rắn nằm trên
địa bàn thành phố Hạ Long và đề xuất các biện pháp quản lý hiệu quả” là cần thiết,
đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển của thành phố nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói
chung.
2. Mục tiêu
- Đánh giá hiện trạng quản lý các bãi chôn lấp vệ sinh chất thải rắn trên địa
bàn thành phố Hạ Long nhằm tìm ra những bất cập, tồn tại cần giải quyết.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý các bãi
chôn lấp vệ sinh chất thải rắn hiện đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hạ Long.
- Đề xuất các giải pháp xử lý chất thải rắn cho thành phố Hạ Long sau
năm 2016, khi bãi chôn lấp rác vệ sinh Đèo Sen và Hà Khẩu bước vào giai đoạn
đóng bãi.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Chất thải rắn đô thị của thành phố Hạ Long.
- Hoạt động của bãi chôn lấp rác vệ sinh Đèo Sen và Hà Khẩu.

2



- Hiện trạng mơi trường khơng khí, nước, đất tại 2 bãi chôn lấp rác vệ sinh và
xung quanh.
- Các biện pháp quản lý bãi chôn lấp rác vệ sinh Đèo Sen và Hà Khẩu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thành phố Hạ Long.
- Bãi chôn lấp rác vệ sinh Đèo Sen, Hà Khẩu và xung quanh.
4. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Địa điểm, thời gian, nội dung, phương pháp luận và phương
pháp nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu.

3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm về chất thải rắn đô thị
CTR đô thị (gọi chung là rác thải đô thị) được định nghĩa là: Vật chất mà
người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu vực đô thị mà không địi hỏi được bồi
thường cho sự vứt bỏ đó. Thêm vào đó, chất thải được coi là CTR đơ thị nếu chúng
được xã hội nhìn nhận như một thứ mà thành phố phải có trách nhiệm thu gom và
tiêu hủy. [1]
1.1.2. Các nguồn phát sinh CTR đô thị [1]
Phát sinh CTR ở đô thị chủ yếu là CTR sinh hoạt chiếm khoảng 60 - 70%
lượng CTR phát sinh, tiếp theo là CTR xây dựng, CTR công nghiệp, CTR y tế,...
CTR ở đô thị bao gồm:

- CTR sinh hoạt: phát sinh chủ yếu từ các hộ gia đình, các khu tập thể, chất
thải đường phố, chợ, các trung tâm thương mại, văn phòng, các cơ sở nghiên cứu,
trường học,...
- CTR xây dựng: phát sinh từ các cơng trình xây dựng, sửa chữa hạ tầng.
- CTR công nghiệp: phát sinh từ các cơ sở công nghiệp nằm trong đô thị,
hoặc từ các KCN.
- CTR y tế: phát sinh từ các bệnh viện, các cơ sở khám chữa bệnh.
- CTR điện tử: phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của con người như: đồ
điện tử cũ hỏng bị loại bỏ,…
1.1.3. Hoạt động quản lý chất thải rắn
Bao gồm các hoạt động quy hoạch, quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý
chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái
chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối
với mơi trường và sức khỏe con người. [11]
Thu gom chất thải rắn: là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ
tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.

4


Vận chuyển chất thải rắn: là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi phát
sinh, thu gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi
chôn lấp cuối cùng.
Xử lý chất thải rắn: là q trình sử dụng các giải pháp cơng nghệ, kỹ thuật
làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc khơng có ích trong chất thải
rắn; thu hồi, tái chế, tái sử dụng các thành phần có ích trong chất thải rắn.
1.1.4. Công nghệ chôn lấp rác vệ sinh
Các mơ hình bãi chơn lấp chất thải thường được sử dụng:
- Bãi chôn lấp khô: là bãi chôn lấp các chất thải thông thường (rác sinh hoạt, rác

đường phố và rác công nghiệp).
- Bãi chôn lấp ướt: là bãi chôn lấp dùng để chôn lấp chất thải dưới dạng bùn
nhão.
- Bãi chôn lấp hỗn hợp khô, ướt: là nơi dùng để chôn lấp chất thải thông thường
và cả bùn nhão. Đối với các ô dành để chôn lấp ướt và hỗn hợp, bắt buộc phải tăng
khả năng hấp thụ nước rác của hệ thống thu nước rác, không để cho nước rác thấm
đến nước ngầm.
- Bãi chôn lấp nổi: là bãi chôn lấp xây nổi trên mặt đất ở những nơi có địa hình
bằng phẳng, hoặc khơng dốc lắm (vùng đồi gò). Chất thải được chất thành đống cao
đến 15m. Trong trường hợp này xung quanh bãi phải có các đê và đê phải khơng
thấm để ngăn chặn quan hệ nước rác với nước mặt xung quanh. (Hình 1.1).
- Bãi chơn lấp chìm: là loại bãi chìm dưới mặt đất hoặc tận dụng các hồ tự
nhiên, moong khai thác cũ, hào, mương, rãnh (Hình 1.2).
- Bãi chơn lấp kết hợp chìm nổi: là loại bãi xây dựng nửa chìm, nửa nổi. Chất
thải khơng chỉ được chơn lấp đầy hố mà sau đó tiếp tục được chất đống lên trên.
(Hình 1.3).
- Bãi chơn lấp ở các khe núi: là loại bãi được hình thành bằng cách tận dụng
khe núi ở các vùng núi, đồi cao. (Hình 1.4).

5


Hình 1.1: Bãi chơn lấp nổi

Hình 1.2: Bãi chơn lấp chìm

Hình 1.3: Bãi chơn lấp kết hợp chìm nổi

Hình 1.4: Bãi chôn lấp ở các khe núi


6


1.2. Tình hình quản lý chất thải rắn ở các đô thị của Việt Nam
1.2.1. Lượng phát sinh CTR đô thị
Tổng lượng CTR sinh hoạt ở các đô thị phát sinh trên tồn quốc tăng trung
bình 10 ÷ 16 % mỗi năm. Tại hầu hết các đô thị, khối lượng CTR sinh hoạt chiếm
khoảng 60 - 70% tổng lượng CTR đô thị (một số đô thị tỷ lệ này lên đến 90%)
(Bảng 1.1 và 1.2).
Bảng 1.1: CTR đô thị phát sinh các năm 2007 - 2010
Nội dung

2007

2008

2009

2010

Dân số đô thị (triệu người)

23,8

27,7

25,5

26,22


% dân số đô thị so với cả nước

28,20

28,99

29,74

30,2

~ 0,75

~ 0,85

0,95

1,0

17.682

20.849

24.225

26.224

Chỉ số phát sinh CTR đô thị
(kg/người/ngày)
Tổng lượng CTR đô thị phát sinh
(tấn/ngày)


Nguồn: TCMT tổng hợp, 2011; [1]

Bảng 1.2: CTR phát sinh tại một số tỉnh, thành phố năm 2010
Loại vùng đô thị
Đô thị loại đặc biệt

Bắc Trung Bộ và Duyên
hải miền Trung

Đơn vị hành chính

Lượng CTR sinh hoạt
phát sinh (tấn/ngày)

Thủ đơ Hà Nội

6,500

Tp. Hồ Chí Minh

7,081

Tp. Đà Nẵng

805

Tp. Huế và huyện lỵ

225


Quảng Nam

298

Quảng Ngãi

262

Bình Định

372

Phú n

142

Khánh Hồ

486

Ninh Thuận

164
7


Loại vùng đơ thị

Tây Ngun


Đơng Nam Bộ

ĐBSCL

Đơn vị hành chính

Lượng CTR sinh hoạt
phát sinh (tấn/ngày)

Bình Thuận

594

Kon Tum

166

Gia Lai

344

Đắk Lắk

246

Đắk Nơng

69


Lâm Đồng

459

Bình Phước

158

Tây Ninh

134

Bình Dương

378

Đồng Nai

773

Bà Rịa - Vũng Tàu

456

Long An

179

Tiền Giang


230

Bến Tre

135

Trà Vinh

124

Vĩnh Long

137

Đồng Tháp

209

An Giang

562

Kiên Giang

376

Cần Thơ

876


Hậu Giang

105

Sóc Trăng

252

Bạc Liêu

207

Cà Mau

233
Nguồn: TCMT tổng hợp, 2011; [1]

Chỉ số phát sinh CTR sinh hoạt tính bình qn trên đầu người lớn nhất xảy ra
ở các đô thị phát triển du lịch như các thành phố: Hạ Long, Hội An, Đà Lạt, Ninh
8


Bình,…Các đơ thị có chỉ số phát sinh CTR sinh hoạt tính bình qn đầu người thấp
nhất là thành phố Đồng Hới (Quảng Bình), Thị xã Gia Nghĩa, Thị xã Kon Tum, Thị
xã Cao Bằng (Bảng 1.3).
Bảng 1.3: Chỉ số phát sinh CTR sinh hoạt bình quân đầu người của các đơ thị
năm 2009
CTR sinh

CTR sinh hoạt

Cấp đơ
thị

Đơ thị

bình qn đầu

Cấp đơ

người

thị

hoạt bình
Đơ thị

người (kg/

(kg/người/ngày)
Đơ thị

Hà Nội

loại đặc

Hồ Chí

biệt

Minh


qn đầu
người/ngày)

0,9

Đồng Hới

0,31

0,98

Đồng Hà

0,6

Hội An

1,08

Bảo Lộc

0,9

Kon Tum

0,35

Vĩnh Long


0,9

Đơ thị

Hải Phịng

0,70

Hạ Long

1,38

Đà Nẵng

0,83

Đơ thị

Huế

0,67

loại 1:

Nha Trang

>0,6

Long An


0,7

Thành

Đà Lạt

1,06

Bạc Liêu

0,73

Quy Nhơn

0,9

phố

Buôn Ma
Thuột
Đô thị
loại 2:
Thành
phố

Thái
Nguyên

loại 3:
Thành

phố

Tuần Giáo
(Điện Biên)
Sơng Cơng

0,8
>0,5

Việt Trí

1,1

Ninh Bình

1,30

Đơ thị

(Thái Ngun)

loại 4:

Từ Sơn

Thị xã

(Bắc Ninh)
Lâm Thao
(Phú Thọ)

Cam Ranh

9

0,7
>0,5

>0,7

0,5
>0,6


CTR sinh

CTR sinh hoạt
Cấp đơ
thị

Đơ thị

bình qn đầu

Cấp đơ

người

thị

hoạt bình

Đơ thị

qn đầu
người (kg/

(kg/người/ngày)

người/ngày)
(Khánh Hịa)

Mỹ Tho
Điện Biên
Phủ
Đơ thị
loại 3:
Thành
phố

Gia Nghĩa

0,72

(Đắk Nơng)
Đồng Xồi

0,8

Cao Bằng

0,38


Bắc Ninh

>0,7

Thái Bình

>0,6

Phú Thọ

0,5

(Bình Phước)
Gị Cơng
(Tiền Giang)
Ngã Bảy
(Hậu Giang)
Đơ thị

Tủa Chùa

loại 5

(Điện Biên)

Thị trấn,

Tiền Hải


Thị tứ

(Thái Bình)

0,35
0,91

0,73
>0,62

0,6
>0,6

Nguồn: Báo cáo Nghiên cứu quản lý CTR tại Việt Nam, JICA, 3/2011; Báo cáo HTMT của
các địa phương, 2010;

1.2.2. Thành phần CTR đô thị
Trong năm 2010, khối lượng CTR được thu gom đưa đến bãi rác của các địa
phương như sau (Bảng 1.4).
Trong thành phần rác thải đưa đến các bãi chôn lấp, thành phần rác có thể sử
dụng làm nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ rất cao từ 54 - 77,1%; tiếp theo là thành
phần nhựa: 8 - 16%; thành phần kim loại đến 2%; CTNH bị thải lẫn vào chất thải
sinh hoạt nhỏ hơn 1% (Bảng 1.4).

10


Bảng 1.4: Thành phần CTR sinh hoạt tại đầu vào của các bãi chôn lấp của một số địa phương: Hà Nội, Hải Phòng, Huế,
Đà Nẵng, Tp. HCM (1) và Bắc Ninh (2) năm 2009 – 2010
TT


Loại chất
thải

Hà Nội
(Nam Sơn)

Hà Nội
(Xn
Sơn)

Hải Phịng
(Tràng Cát)

Hải
Huế
Phịng
(Thủy
(Đình Vũ) Phương)

Đà Nẵng
(Hịa
Khánh)

HCM
(Đa
Phước)

HCM
(Phước

Hiệp)

Bắc Ninh
(Thị Trấn
Hồ)

1

Rác hữu cơ

53,81

60,79

55,18

57,56

77,1

68,47

64,50

62,83

56,90

2


Giấy

6,53

5,38

4,54

5,42

1,92

5,07

8,17

6,05

3,73

3

Vải

5,82

1,76

4,57


5,12

2,89

1,55

3,88

2,09

1,07

4

Gỗ

2,51

6,63

4,93

3,70

0,59

2,79

4,59


4,18

-

5

Nhựa

13,57

8,35

14,34

11,28

12,47

11,36

12,42

15,96

9,65

6

Da và cao su


0,15

0,22

1,05

1,90

0,28

0,23

0,44

0,93

0,20

7

Kim loại

0,87

0,25

0,47

0,25


0,40

1,45

0,36

0,59

-

8

Thủy tinh

1,87

5,07

1,69

1,35

0,39

0,14

0,40

0,86


0,58

9

Sành sứ

0,39

1,26

1,27

0,44

0,79

0,79

0,24

1,27

-

10

Đất và cát

6,29


5,44

3,08

2,96

1,70

6,75

1,39

2,28

27,85

11

Xỉ than

3,10

2,34

5,70

6,06

-


0,00

0,44

0,39

-

12

Nguy hại

0,17

0,82

0,05

0,05

-

0,02

0,12

0,05

0,07


13

Bùn

4,34

1,63

2,29

2,75

1,46

1,35

2,92

1,89

-

14

Các loại khác

0,58

0,05


1,46

1,14

-

0,03

0,14

0,04

-

100

100

100

100

100

100

100

100


Tổng

Nguồn: (1) Báo cáo Nghiên cứu quản lý CTR tại Việt Nam, JICA, 3/2011 (2) Báo cáo Dự án Tổng hợp, xây dựng các mơ hình thu gom, xử
lý rác thải cho các thị trấn, thị tứ, cấp huyện, cấp xã, 2006 – 2008;
11


1.2.3. Phân loại CTR đô thị ở Việt Nam
Hiện nay phân loại CTR tại nguồn chưa phổ biến ở các đơ thị của Việt Nam
vì nhiều lý do như chưa có quy định chặt chẽ, khơng đồng bộ từ khâu phân loại, thu
gom, vận chuyển và xử lý cũng như ý thức của người dân…Một số thành phố đã áp
dụng thử nghiệm phân loại rác tại nguồn, điển hình như thành phố HCM, Hà Nội,
Đà Nẵng,…và đã có những kết quả nhất định.
1.2.4. Thu gom CTR đô thị
Công tác thu gom thơng thường sử dụng 2 hình thức là thu gom sơ cấp
(người dân tự thu gom vào các thùng/túi chứa sau đó được cơng nhân thu gom vào
các thùng rác đẩy tay cỡ nhỏ) và thu gom thứ cấp (rác các hộ gia đình được cơng
nhân của cơng ty Môi trường đô thị (URENCO) hoặc các đội, hợp tác xã (tư nhân)
thu gom vào các xe đẩy tay sau đó chuyển đến các xe ép rác chuyên dụng và chuyển
đến khu xử lý). [1]
Tỷ lệ thu gom: Tỷ lệ thu gom trung bình ở các đơ thị từ 72% năm 2004 tăng
lên khoảng 83 - 85% năm 2010. Mặc dù tỷ lệ thu gom có tăng nhưng vẫn cịn
khoảng 15 ÷ 17% CTR đơ thị bị thải ra mơi trường vứt vào bãi đất, hố đất, ao hồ,
hoặc đốt lộ thiên gây ô nhiễm môi trường. [1]
Theo báo cáo của các Sở TN&MT năm 2010 (Bảng 1.5), một số đơ thị đặc
biệt, đơ thị loại 1, có tỷ lệ thu gom đạt mức cao hơn như Hà Nội đạt khoảng 90 95% ở 4 quận nội thành cũ, thành phố Hồ Chí Minh đạt 90 - 97%, Huế, Đà Nẵng,
Hải Phòng đều đạt khoảng 90% ở khu vực nội thành, các đơ thị loại 2 cũng có cải
thiện đáng kể, đa số các đô thị loại 2 và 3 đều đạt tỷ lệ thu gom ở khu vực nội thành
đạt trên 80%. [1]


12


Bảng 1.5: Tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt của một số đô thị năm 2009
Loại đô thị

Đô thị

Đô thị loại đặc Hà Nội
biệt
Hồ Chí Minh
Hải Phịng
Đơ thị loại 1:
Thành phố

90 ÷ 97

Đơ thị loại 3:
Thành phố

80 ÷ 90

Đơ thị

Tỷ lệ thu
gom (%)

Bắc Giang

> 80


Thái Bình

90

Phú Thọ

80

Bảo Lộc

70

90

Huế

90

Vĩnh Long

75

Nha Trang

90

Bạc Liêu

52


Quy Nhơn

60,8

Thái Nguyên

Đô thị loại 3:
Thành phố

Loại đô thị

Đà Nẵng

Buôn Ma Thuột

Đơ thị loại 2:
Thành phố

Tỷ lệ thu gom
(%)
90 ÷ 95 (4 quận nội thành
lõi) 83,2 (10 quận)

Sông Công - Thái Ngun

70
> 80

Việt Trì


95

Nam Định

78

Thanh Hóa

84,4

Đơ thị loại 3:
Thị xã

> 80

Từ Sơn - Bắc Ninh

51

Lâm Thao - Phú Thọ

80

Sầm Sơn - Thanh Hóa

90

Cam Ranh-Khánh Hịa


90

Thủ Dầu Một - Bình Dương

84

Cà Mau

80

Đồng Xồi-Bình Phước

70

Mỹ Tho

91

Gị Cơng - Tiền Giang

60

Long Xun

69

Ngã Bảy - Hậu Giang

60


Điện Biên Phủ

80

75

Bắc Ninh

70

Đô thị loại 5: Tủa Chùa - Điện Biên
Thị trấn, thị tứ Tiền Hải - Thái Bình

74

Nguồn: Báo cáo Nghiên cứu quản lý CTR tại Việt Nam, JICA, 3/2011; Báo cáo hiện trạng môi trường của các địa phương, 2010;
13


1.2.5. Tái sử dụng và tái chế chất thải rắn đô thị
Tỷ lệ tái chế các chất thải làm phân hữu cơ và tái chế giấy, nhựa, thủy
tinh, kim loại như sắt, đồng, chì, nhơm,...chỉ đạt khoảng 8 ÷ 12% CTR đô thị thu
gom được.
Xử lý phần hữu cơ của rác thải thành phân hữu cơ hiện là một phương pháp
đang sử dụng ở Việt Nam. Đối với công nghệ nội địa xử lý CTR sinh hoạt, đến nay
Bộ Xây dựng đã cấp giấy chứng nhận cho bốn công nghệ:
(1) công nghệ chế biến CTR Seraphin của Công ty Môi trường Xanh; (2)
công nghệ chế biến CTR ANSINH - ASC của Công ty Tâm Sinh Nghĩa; (3) công
nghệ ép CTR thành viên nhiên liệu của Công ty Thủy lực máy và (4) công nghệ xử
lý rác thải sinh hoạt bằng phương pháp đốt của Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng

Công nghệ mới và Môi trường. Công nghệ ép CTR của Công ty Thủy lực máy đã
được áp dụng thử nghiệm tại thị xã Sông Công (Thái Nguyên). Công nghệ
Seraphin, AST có khả năng xử lý CTR đơ thị cho ra các sản phẩm như: phân hữu
cơ, nhựa tái chế, thanh nhiên liệu,...Lượng CTR cịn lại sau xử lý của cơng nghệ này
chỉ chiếm khoảng 15% lượng chất thải đầu vào. Công nghệ SERAPHIN, ANSINHASC và MBT-CD.08 đã được triển khai áp dụng tại Nhà máy Xử lý rác Đông Vinh
(Nghệ An); Nhà máy Xử lý rác Sơn Tây (Hà Nội); Nhà máy Xử lý rác Thủy
Phương (Thừa Thiên - Huế); Nhà máy Xử lý rác Đồng Văn (Hà Nam)…[1]
Mặc dù chất thải rắn chở đến các nhà máy làm phân hữu cơ có thành phần
hữu cơ từ 60 ÷ 65% nhưng do CTR đô thị chưa được phân loại tại nguồn nên lượng
CTR thải ra sau xử lý từ các nhà máy này phải mang đi chôn lấp vào khoảng 35 ÷
40% lượng chất thải đầu vào. [1]
Tái chế các chất thải như giấy thải, nhựa thải, kim loại thải ở Việt Nam hầu
hết do tư nhân và các làng nghề đảm nhiệm. Khoảng 90% chất thải như giấy, nhựa,
kim loại được tạo thành sản phẩm tái chế, còn khoảng 10% thành chất thải sau tái
chế. Các làng nghề tái chế chỉ chiếm 90/1.450 làng nghề (Đề tài KC 08.09, 2004 2005). Cịn nhiều cơ sở tái chế khơng nằm trong làng nghề mà nằm ngay trong các
đô thị. Theo ước tính của JICA, lượng CTR là giấy, kim loại, nhựa được tái chế

14


chiếm khoảng 8,2% lượng rác thu gom được. Tại thời điểm năm 2009, Hà Nội là
348 tấn/ngày, thành phố Hồ Chí Minh 554 tấn/ngày, Hải Phịng 86,5 tấn/ ngày, Đà
Nẵng 56,7 tấn/ngày, Huế 16,9 tấn/ngày (JICA, 2011). [1]
1.2.6. Xử lý và tiêu hủy CTR đô thị ở Việt Nam
Chôn lấp rác hợp vệ sinh: Tỷ lệ CTR được chôn lấp hiện chiếm khoảng 76 82% lượng CTR thu gom được (trong đó, khoảng 50% được chơn lấp hợp vệ sinh
và 50% chôn lấp không hợp vệ sinh). Thống kê trên tồn quốc có 98 bãi chơn lấp
chất thải tập trung ở các thành phố lớn đang vận hành nhưng chỉ có 16 bãi được coi
là hợp vệ sinh (Bảng 1.6). Ở phần lớn các bãi chôn lấp, việc chôn lấp rác được thực
hiện hết sức sơ sài. Như vậy, cùng với lượng CTR được tái chế, hiện ước tính có
khoảng 60% CTR đô thị đã được xử lý bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh và

tái chế trong các nhà máy xử lý CTR để tạo ra phân compost, tái chế nhựa,...Báo
cáo của Bộ TN&MT đánh giá tình hình thực hiện Quyết định 64/2003/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ (năm 2011) cho thấy, trên tồn quốc cịn đến 27/52 bãi chôn
lấp vẫn đang triển khai xử lý ô nhiễm triệt để; chỉ có 25/52 bãi chơn lấp khơng cịn
gây ơ nhiễm môi trường nghiêm trọng. Rất nhiều trong số các bãi chôn lấp đang
triển khai xử lý ô nhiễm triệt để là các điểm ơ nhiễm tồn lưu. Do đó, bãi chơn lấp đã
đóng cửa cần có sự quan tâm và các biện pháp quyết liệt để xử lý, khắc phục ô
nhiễm môi trường. [1]
Bảng 1.6: Hiện trạng các bãi chôn lấp ở Việt Nam [1]
Năm bắt
TP/ Tỉnh

Tên nhà máy/Bãi
chôn lấp

Chủ sở hữu

đầu/ công
suất thiết
kế

Bãi chôn lấp Nam
Hà Nội

Sơn - Hà Nội. (trong
Khu

LHXLCTR

Cơng

nghệ/ Sản
phẩm
Chơn lấp

URENCO

hợp
sinh

Nam Sơn)

15

vệ

Tình trạng hoạt
động

Tiếp nhận 3000
tấn rác/ ngày


×