Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Nghiên cứu giải pháp định giá đất rừng sản xuất tại xã văn luông huyện tân sơn tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (708.04 KB, 75 trang )

Lời Nói Đầu
Sau khi hồn thành chương trình đào tạo kỹ sư tại trường đại học lâm
nghiệp (khoá 2004-2008), mỗi sinh viên phải vận dụng kiến thức tổng hợp của
mình vào thực tiễn , với phương châm học đi đôi với hành, khoa học gắn với thực
tiến. được sụ đồng ý của của nhà trường, của Khoa quản trị kinh doanh, và của bộ
môn Quản lý đất đai tôi đã tiến hành khoá luận tốt nghiệp:
“ Nghiên cứu giải pháp định giá đất rừng sản xuất tại xã Văn Luông Huyện Tân Sơn - Tỉnh Phú Thọ”
Qua thời gian làm việc nghiêm túc, đến nay khố luận đã hồn thành.
Trong qua trình thực hiện khố luận này, ngồi sự cố găng của bản thân, tơi cịn
được sự hướng dẫn tân tình của thầy giáo T.S Lê Trọng Hùng và sự giúp đỡ tận
tình của của các cán bộ cùng người dân xã Văn Luông.
Nhân dịp này em xinh bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sau sắc tới các thầy
cô giáo trong trường Đại học Lâm nghiệp, đặc biệt là thầy giáo TS Lê Trọng Hùng
người đã trực tiếp hướng dẫn em hồn thành khố luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể bà con nhân dân và ban lãnh
đạo UBND xã Văn Luông, đã tạo điều kiện thuận lợi cho em thực tập tại địa phương.
Do thời gian có hạn, trình độ và năng lực bản thân còn nhiều hạn chế và hơn
nữa đây là lần đầu tiên làm quen với công tác thực tiễn nên bản khố luận khơng
tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy tơi rất mong nhận được sự đóng góp
ý kiến của các thầy cơ và bạn bè để khố luận được hồn thiện hơn.
Tơi xinh chân thành cảm ơn!
Xuân Mai, ngày 08 tháng 05 năm 2008.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thu Hoài


ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn tài nguyên quí giá, và là tài
sản vô cùng quan trọng của mỗi quốc gia. Trong sản xuất nông-lâm nghiệp đất
đai là tư liệu không thể thay thế.
Hiện nay nguồn tài nguyên đất đai của nước ta đang ngày càng khan


hiếm, gây khó khăn rất lớn trong sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông-lâm nghiệp.
Nước ta lại gắn bó chặt chẽ với nơng thơn và nơng nghiệp. Hơn 80% dân số
nước ta hiện nay đang sống ở nông thôn và chủ yếu hoạt động sản xuất trong
các ngành nông-lâm nghiệp. Hơn nữa trong thời kỳ phát triển hội nhập của
nước ta hiện nay nhu cầu về đất cho sản xuất, cho sinh hoạt, cho quá trình đơ thị
hóa, cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước… ngày càng tăng.
Vì vậy xu hướng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp thành đất phi
nông nghiệp là tất yếu; làm giảm đáng kể diện tích đất nơng nghiệp.
Điều này địi hỏi người sản xuất nơng- lâm nghiệp trong q trình sản
xuất phải có những tính tốn sao cho việc sử dụng đất hiệu quả nhất, sao cho
khai thác được nhiều nhất lợi ích mang lại từ đất đai. Đồng thời cũng đặt ra vấn
đề cho nhà nước là : cần phải quản lý sử dụng đất đai nói chung, và đất nơnglâm nghiệp nói riêng một cách chặt chẽ. Xu thế tất yếu của q trình này là thị
trường quyền sử dụng đất nơng-lâm nghiệp cũng trở nên sôi động hơn. Các hoạt
động chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, góp vốn bằng quyền sử dụng đất
diễn ra thường xuyên hơn để đảm bảo việc sử dụng đất được hiệu quả.
Trước đây thị trường quyền sử dụng đất ở nước ta diễn ra chủ yếu ở thị
trường ngầm, chưa công khai. Song ngày nay con người đã nhận thức được vai
trò quan trọng của đất đai gắn với khả năng sinh lợi của đất. Vì vậy địi hỏi
cơng tác định giá đất được hình thành và phát triển; vấn đề đặt ra cho công tác
định giá đất là cần xác định được giá trị thực của đất để làm cho các hoạt động

1


trên diễn ra cơng khai và có cơ sở. Việc định giá đất chính xác cịn giúp cho
việc quản lý nhà nước về đất đai trong điều kiện khan hiếm như hiện nay.
Do đặc điểm của đất sản xuất nông lâm nghiệp có nhiều khác biệt với đất
phục vụ các hoạt động sản xuất khác nên việc định giá đất nơng nghiệp gặp
nhiều khó khăn ( sản xuất nơng nghiệp bị ảnh hưởng bởi các yếu tố: tự nhiên,
kinh tế, xã hội; chu kỳ sản xuất kéo dài khó có thể xác định được thu nhập và

chi phí sản xuất; thị trường quyền sử dụng đất nông lâm nghiệp diễn ra chưa
phổ biến nên khó có thể thu thập được thơng tin để so sánh…)
Khóa luận “Nghiên cứu phương án định giá đất rừng sản xuất tại xã
Văn Luông, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ” được đặt ra nhằm góp phần vào
việc định giá đất nơng-lâm nghiệp được chính xác (dựa trên qui định tại Điều
56, Điều 57 Luật đất đai 2003 về định giá đất) phục vụ cho quá trình quản lý, sử
dụng đất được hiệu quả.
1. Mục tiêu
a. Mục tiêu tổng quát
Định giá đất rừng sản xuất nhằm:
- Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng loại đất này
- Giúp cho việc quản lý nhà nước về đất đai có cơ sở và chặt chẽ.
b. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu tình hình giá cả quyền sử dụng đất tại xã nơi có các giao dịch
về QSD đất rừng sản xuất như thuê, cho thuê, bán, liên doanh liên kết, chuyển
nhượng....
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến giá quyền sử dụng đất rừng sản xuất;
- Xây dựng phương án tính giá QSD đất rừng sản xuất tại địa bàn nghiên cứu.
- Căn cứ để thu thuế và các khoản lệ phí khác, điều chỉnh thu nhập của
các tầng lớp dân cư và người lao động trong xã, qua các chính sách tài chính.

2


2. Nội dung
- Cơ sở lý luận của việc xác định giá quyền sử dụng đất rừng sản xuất;
- Tình hình cơ bản của xã và các yếu tố ảnh hưởng đến giá quyền sử dụng
đất rừng sản xuất;
- Xây dựng giá đất cụ thể cho từng khu đất RSX trong xóm.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a. Đối tượng nghiên cứu
Giá quyền sử dụng đất của các hộ gia đình có đất rừng sản xuất được cho
th, bán hay chuyển nhượng, đưa vào liên doanh liên kết;
b. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian: trong năm 3 gần đây
Không gian: trên địa bàn 1 xã
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
+ Cấp xã
- Phương pháp thu thập tài liệu
+ Tài liệu sơ cấp;
+ Phỏng vấn hộ gia đình;
+ Phân tích và xử lý số liệu.

3


CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Giá đất - Định giá đất.
a. Giá đất
Theo quy định của Luật đất đai 2003 tại Điều 5, thì đất đai thuộc sử hữu
toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu (thực hiện quyền định đoạt đối với đất
đai). Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thơng qua các hình
thức: giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử
dụng đất ổn định. Không một cá nhân, cơ quan, tổ chức nào có quyền sử hữu đất
Tại khoản 23, Điều 4, Luật đất đai 2003 quy định: “Giá quyền sử dụng
đất (gọi là giá đất) là số tiền tính trên một đơn vị diện tích đất do Nhà nước quy
định hoặc được hình thành trong giao dịch về quyền sử dụng đất”.
Như vậy, giá đất ở đây không phải là giá trị quyền sở hữu đất mà chỉ là

giá trị quyền sử dụng đất và tại khoản 24, Điều 4, Luật đất đai 2003 đã quy định:
“Giá trị quyền sử dụng đất là giá trị bằng tiền của quyền sử dụng đất đối
với một diện tích đất xác định trong thời hạn sử dụng đất xác định”.
b. Định giá
- Định giá đất là một hoạt động chun mơn vừa mang tính kinh tế - kỹ thuật,
pháp lý lại vừa mang tính xã hội, tính nghệ thuật.
Hoạt động định giá hình thành, tồn tại và phát triển gắn với sự hình thành, tồn tại và
phát triển của thị trường
- Xác định giá trị của một lợi ích cụ thể của bất động sản không phải là
luôn giống nhau với mọi mục đích sử dụng.
Trên thế giới rất nhiều khái niệm về định giá đất. Tuy nhiên hoạt động định giá
đất có thể được hiểu như sau:
“Định giá đất được hiểu là sự ước tính về giá trị của quyền sử dụng đất
bằng hình thái tiền tệ cho một mục đích sử dụng đã được xác định, tại một thời
điểm cụ thể”
4


- Khi nghiên cứu về định giá đất phải gắn chúng với mục đích cụ thể.
1.1.2. Những đặc trưng của đất RSX liên quan đến giá đất
1. Đất rừng sản xuất được Nhà nước giao, cho thuê thu tiền thuê đất hàng
năm đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích sản
xuất lâm nghiệp.Đất rừng sản được Nhà nước giao, cho thuê thu tiền thuê đất
một lần cho cả thời gian thuê hoặc thu tiền thuê đất hàng năm đối với người
định cư ở nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư sản xuất lâm nghiệp.
2. Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao đất, cho thê
đất rừng sản xuất được sử dụng diện tích đất chưa có rừng để trồng rừng hoặc
trồng cây lâu năm.
3. Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá
nhân nước ngoài sử dụng đất rừng sản xuất được kết hợp cảnh quan, du lịch

sinh thái – môi trường dưới tán rừng.
4. Đất rừng sản xuất tập trung ở những nơi xa khu dân cư khơng thể giao
trực tiếp cho hộ gia đình, cá nhân thì được Nhà nước giao cho tổ chức để bảo vệ
và phát triển rừng kết hợp với sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp.
Do có những đặc điểm trên nên giá đất rừng sản xuất thường không cao.
1.1.3. Nguyên tắc định giá đất
- Sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường
trong điều kiện bình thường; khi có chênh lệch lớn so với giá chuyển nhượng
quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường thì phải điều chỉnh cho phù hợp;
- Các thửa đất liền kề nhau, có điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, kết cấu
hạ tầng như nhau, có cùng mục đích sử dụng hiện tại, cùng mục đích sử dụng
theo quy hoạch thì mức giá như nhau;
- Đất tại khu vực giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương, có điều kiện tự nhiên, kết cấu hạ tầng như nhau, có cùng mục đích sử
dụng hiện tại, cùng mục đích sử dụng theo quy hoạch thì mức giá như nhau.
* Cần chú ý trong định giá đất phải tuân theo khung giá chuẩn về các loại
đất được qui định tại NĐ188/2004 NĐ-CP ban hành 16/11/2004.
5


1.1.4. Căn cứ xác định giá đất:
- Dựa trên các nguyên tắc về định giá đất. Tuân theo luật đất đai và các
cơ sở pháp lý khác.
- Phân loại đất
-Phân vùng đất
-Phân hạng đất
Giá đất thường chịu bị chi phối, ảnh hưởng của nhiều yếu tố, vì vậy khi
định giá đất ta nhân thấy:
Đất ở các vùng khác nhau có giá khác nhau (bởi giá trị sử dụng được khác
nhau):

giá đất đồng bằng khác giá miền núi, trung du. Các loại đất khác nhau cũng có
giá khác nhau . Mỗi hạng đất cũng có giá khác nhau. Vậy định giá đất cần căn
cứ vào : loại đất, hạng đất, vùng đất.
Việc phân chia được cụ thể như sau:
* Phân loại đất
Căn cứ vào mục đích sử dụng (tại Điều 13 Luật đất đai 2003) đất đai được phân
thành 3 nhóm: Nhóm đất nơng nghiệp, nhóm đất phi nơng nghiệp và nhóm đất
chưa sử dụng. Trong đó: Nhóm đất nơng nghiệp bao gồm các loại đất sau:
1- Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa, đất trồng cỏ dùng vào chăn
nuôi, đất trồng cây hàng năm khác;
2- Đất trồng cây lâu năm;
3- Đất rừng sản xuất;
4- Đất rừng phòng hộ;
5- Đất rừng đặc dụng;
6- Đất nuôi trồng thuỷ sản;
6


7- Đất làm muối;
8- Đất nông nghiệp khác theo quy định của chính phủ.
Việc định giá nhóm đất nơng nghiệp căn cứ vào vùng đất, hạng đất và vị
trí đất để định giá
Đối với đất rừng sản xuất, đất rừng phịng hộ, đất rừng đặc dụng và các loại đất
nơng nghiệp khác được xếp theo hạng đất và chia thành ba loại xã theo địa giới hành
chính: đồng bằng, trung du, miền núi.
* Phân vùng đất
Đất được chia thành 3 vùng: đồng bằng, trung du và miền núi, mỗi vùng
có những đặc điểm cơ bản sau:
a) Đồng bằng là vùng đất thấp, tương đối bằng phẳng và có độ cao ngang
với mặt nước biển. Mật độ dân số đông, kết cấu hạ tầng và điều kiện sản xuất

lưu thông hàng hóa thuận lợi hơn trung du, miền núi.
b) Trung du là vùng đất có độ cao vừa phải (thấp hơn miền núi, cao hơn
đồng bằng), bao gồm đại bộ phận diện tích là đồi. Mật độ dân số thấp hơn đồng
bằng, cao hơn miền núi, kết cấu hạ tầng và điều kiện sản xuất lưu thơng hàng
hóa kém thuận lợi hơn so với đồng bằng nhưng thuận lợi hơn miền núi.
c) Miền núi là vùng đất cao hơn vùng trung du, bao gồm đại bộ phận diện
tích là núi cao, địa hình phức tạp. Mật độ dân số thấp; kết cấu hạ tầng và điều
kiện sản xuất lưu thông hàng hóa kém thuận lợi hơn trung du.
Các xã được cơng nhận là miền núi theo quy định của Uỷ ban Dân tộc và
Miền núi (nay là Uỷ ban Dân tộc).
* Phân hạng đất
Hạng đất để định giá đất áp dụng theo hạng đất tính thuế sử dụng đất
nơng nghiệp ở địa phương được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định
hiện hành của Nhà nước.

7


(Nghị định 73-CP ngày 25/10/1993 của Chính phủ quy định chi tiết việc
phân hạng đất tính thuế sử dụng đất nơng nghiệp; Quyết định 619/TTg của Thủ
tướng Chính phủ, ngày27/12/1993 về việc điều chỉnh tổng hợp điểm hạng đất
tính thuế sử dụng đất nông nghiệp)
* Căn cứ phân hạng đất
Căn cứ để phân hạng đất tính thuế sử dụng đất nơng nghiệp là các yếu tố
chất đất, vị trí, địa hình, điều kiện khí hậu, thời tiết và điều kiện tưới tiêu. Tiêu
chuẩn của từng yếu tố được xác định như sau :
1-Yếu tố chất đất là độ phì của đất thích hợp với từng loại cây trồng;
2- Yếu tố vị trí của đất là khoảng cách so với nơi cư trú của người sử
dụng đất, khoảng cách so với thị trường tiêu thụ nông sản phẩm theo từng
trường hợp cụ thể.

3- Yếu tố địa hình của đất là độ bằng phẳng, độ dốc, độ trũng ngập úng .
4- Yếu tố điều kiện khí hậu, thời tiết là nhiệt độ trung bình hàng năm và
các tháng trong năm; lượng mưa trung bình hàng năm và các tháng trong
năm...tần suất xuất hiện lũ, bão, sương muối, độ ẩm ảnh hưởng đến sinh trưởng
của cây trồng.
5- Yếu tố điều kiện tưới tiêu đối với đất trồng cây hàng năm là mức độ
tưới tiêu chủ động;.
* Hạng đất:
Dựa vào các căn cứ để phân hạng, hạng đất được phân như sau:
- Đối với đất trồng cây hàng năm thì phân hạng đất tính thuế theo đất
trồng lúa; dựa vào tiêu chuẩn của 5 yếu tố trên và năng suất bình quân đạt được
trong điều kiện canh tác bình thường của 5 năm (1986-1990). Phân làm 6 hạng
(từ hạng I đến hạng VI).

8


- Đối với đất có mặt nước ni trồng thuỷ sản nằm trong vùng đất trồng
cây hàng năm, thì thực hiện phân hạng đất tính thuế như đất trồng cây hàng
năm.
- Đối với đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi thì phân hạng đất theo đất
trồng cây hàng năm. (gồm 6 hạng)
- Đối với đất trồng cây lâu năm thì dựa vào tiêu chuẩn của các yếu tố để
phân hạng đất tính thuế. (Gồm 5 hạng, từ hạng I đến hạng V)
1.1.5. cơ sở việc xác định giá đất rừng
- Nguyên tắc xác định giá quyền sử dụng đất;
- Cơ sở pháp lý của việc xác định giá quyền sử dụng đất rừng sản xuất
1.1.6. Phương pháp định giá
Theo Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 có phương pháp
đinh giá đất như sau:

- Phương pháp so sánh trực tiếp
- Phương pháp thu nhập
Cơ sở lý thuyết của hai phương pháp như sau:
* Phương pháp so sánh trực tiếp
Phương pháp so sánh trực tiếp là phương pháp xác định mức giá thông
qua việc tiến hành phân tích các mức giá đất thực tế đã chuyển nhượng quyền
sử dụng đất trên thị trường của loại đất tương tự (về loại đất, diện tích, hạng đất,
loại đơ thị, loại đường phố, vị trí) để so sánh, xác định giá của thửa đất, loại đất
cần định giá.
Các bước tiến hành
Bước 1: Khảo sát và thu thập thông tin:
- Xác định địa điểm của thửa đất, khu đất so sánh được với thửa đất, khu
đất cần định giá để thu thập thông tin.
9


Lựa chọn từ 3 đến 5 thửa đất, khu đất tương đồng với nhau về loại đất,
diện tích đất, kết cấu hạ tầng, cơ sở pháp lý ở liền kề hoặc ở khu vực lân cận với
thửa đất, khu đất cần định giá và đều có các điều kiện tương tự, so sánh được
với thửa đất, khu đất cần định giá đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hoặc tổ
chức giao dịch trên sàn giao dịch bất động sản, tổ chức đấu giá quyền sử dụng
đất thành công để thu thập thông tin cần thiết.
- Thời gian thu thập thông tin:
Những thông tin cần thu thập phải diễn ra trong khoảng thời gian gần
nhất với thời điểm khảo sát để so sánh, xác định giá của thửa đất hoặc khu đất
cần định giá.
Trường hợp không thu thập được những thông tin trong khoảng thời gian
gần nhất, thì có thể thu thập thông tin về các cuộc giao dịch chuyển nhượng
quyền sử dụng đất trong thời hạn 01 năm tính đến thời điểm định giá đất. Nếu
khơng có trong thời gian 01 năm để thu thập, thì thu thập thơng tin trong thời

gian 03 năm tính đến thời điểm định giá đất.
- Những thông tin cần thu thập:
+ Địa điểm, đặc điểm hiện tại của thửa đất (loại đất, hạng đất, vị trí, loại
đơ thị, loại đường phố, diện tích, hình dáng, các đặc trưng địa lý của thửa đất,
tài sản trên đất);
+ Môi trường gồm môi trường tự nhiên và môi trường kinh tế - xã hội
+ Các đặc điểm về pháp lý (qui hoạch khu đất, giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền thừa kế, đất được tặng, cho, thuê, lấn chiếm, v.v.);
+ Thời điểm chuyển nhượng, giao dịch, hoặc đấu giá quyền sử dụng đất
thành công;
+ Thống kê các mức giá chuyển nhượng, giá cho thuê, đấu giá quyền sử
dụng đất;
+ Thời gian, điều kiện giao dịch chuyển nhượng và thanh toán.
10


Căn cứ những thông tin đã khảo sát, thu thập, tiến hành phân tích, so
sánh để lựa chọn những tiêu chí giống nhau và khác nhau giữa các thửa đất, khu
đất so sánh với thửa đất, khu đất cần định giá. Trên cơ sở đó xác định các tiêu
chí giống và khác biệt về giá để tính tốn, xác định giá cho thửa đất, khu đất
cần định giá.
Bước 3: Thực hiện điều chỉnh các yếu tố khác biệt về giá giữa các thửa
đất, khu đất so sánh với thửa đất, khu đất cần định giá để xác định giá cho thửa
đất cần định giá.
Giá trị ước tính của thửa đất, khu đất cần định giá được tính theo cách điều
chỉnh các yếu tố khác biệt về giá với từng thửa đất, khu đất so sánh như sau:
Giá trị ước
Giá chuyển nhượng
Mức tiền điều chỉnh mức giá
tính của thửa = quyền sử dụng đất

hình thành từ những yếu tố
±
đất, khu đất
của từng thửa đất,
khác biệt về giá của từng thửa
cần định giá
khu đất so sánh
đất, khu đất so sánh với thửa
đất, khu đất cần định giá
Trong đó, mức tiền điều chỉnh mức giá giữa từng thửa đất, khu đất so
sánh và thửa đất, khu đất cần định giá là lượng điều chỉnh sự khác biệt về giá
xuất phát từ những khác biệt về vị trí thửa đất, kết cấu hạ tầng, đặc điểm của
loại đất, mức độ ô nhiễm môi trường, v.v.. Sự khác biệt về giá giữa thửa đất so
sánh và thửa đất cần định giá (có thể tính theo giá trị tuyệt đối hoặc tỷ lệ % của
giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất) được xác định căn cứ vào đánh giá của
các chuyên gia và cơ quan định giá đất..
Bước 4: Xác định giá của thửa đất cần định giá bằng cách lấy số bình quân của
các mức giá của 3 đến 5 thửa đất, khu đất so sánh đã tính tốn điều chỉnh khác
biệt về giá ở Bước 3.
*Phương pháp thu nhập
Phương pháp thu nhập là phương pháp xác định mức giá tính bằng thương số
giữa mức thu nhập thuần tuý thu được hàng năm trên một đơn vị diện tích đất so với lãi

11


suất tiền gửi tiết kiệm bình qn một năm (tính đến thời điểm xác định giá đất) của loại
tiền gửi VNĐ kỳ hạn 1 năm (12 tháng) tại Ngân hàng thương mại Nhà nước có mức
lãi suất tiền gửi tiết kiệm cao nhất trên địa bàn.
Việc định giá đất theo phương pháp thu nhập phải tiến hành các bước sau:

Bước 1: Tính tổng thu nhập hàng năm do thửa đất cần định giá mang lại.
- Đối với đất được sử dụng để cho th hoặc đất có xây dựng cơng trình
kiến trúc (nhà cửa) để cho thuê thì tổng thu nhập của thửa đất cần định giá
chính là số tiền cho thuê đất hoặc số tiền cho thuê đất và cơng trình trên đất thu
được hàng năm.
- Đối với loại đất được sử dụng cho sản xuất nơng nghiệp thì tổng thu
nhập của thửa đất cần định giá chính là tổng doanh thu từ hoạt động sản xuất
trên thửa đất, loại đất thu được hàng năm.
Bước 2: Tính tổng chi phí phải chi ra hình thành tổng thu nhập và các khoản
phải nộp theo luật định.
Tổng chi phí bao gồm các khoản chi phí cụ thể như thuế, chi phí đầu tư
cải tạo, chi phí sản xuất. Các khoản chi phí này được tính theo các quy định
hiện hành của Nhà nước; khoản chi phí nào khơng có quy định của Nhà nước
thì tính theo giá thực tế phổ biến tại thị trường địa phương mà cơ sở sản xuất,
kinh doanh đã chi trả (qui định trong hợp đồng, hóa đơn mua bán hàng hóa do
cơ quan tài chính có thẩm quyền phát hành).
Bước 3: Xác định thu nhập thuần túy hàng năm theo công thức sau:
Thu
thuần
năm

nhập
hàng =

Tổng thu nhập
hàng năm tính được ở Bước 1

Tổng chi phí
đã tính ở
Bước 2


Bước 4: Ước tính mức giá đất cần định giá theo cơng thức sau:
Giá đất
ước tính =

Thu nhập thuần hàng năm thu được từ
thửa đất

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng
Khi định giá đất theo phương pháp thu nhập, tổng thu nhập, các chi phí
xác định ở Bước 1, Bước 2 và thu nhập thuần túy xác định ở Bước 3 phải là
12


tổng thu nhập, tổng chi phí và mức thu nhập thuần túy bình qn của hạng đất
hoặc vị trí đất của loại đất cần định giá và đúng với mục đích sử dụng đất đã
được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời, tính bình qn cho từng năm
trong 3 năm ngay trước thời điểm xác định giá đất.
Trường hợp khơng thu thập được số liệu trong 3 năm thì sử dụng số liệu
của năm ngay trước thời điểm xác định giá đất.
1.2. Lựa chọn phương pháp định giá đất
Việc lựa chọn phương pháp định giá cụ thể theo quy định của
NĐ188/2004 /NĐ-CP
1. Phương pháp so sánh trực tiếp được áp dụng để định giá đất khi trên
thị trường có các loại đất tương tự đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất so sánh
được với loại đất cần định giá.Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất của loại
đất tương tự sử dụng để phân tích, so sánh phải là giá chuyển nhượng quyền sử
dụng sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường.
2. Phương pháp thu nhập chỉ áp dụng để định giá cho các loại đất xác
định được các khoản thu nhập mang lại từ đất.

3. Căn cứ vào tình hình cụ thể về thị trường chuyển nhượng quyền sử
dụng đất, hồ sơ về các loại đất, số liệu đã thu thập, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
lựa chọn phương pháp xác định giá cho phù hợp; trong trường hợp cần thiết có
thể sử dụng kết hợp cả hai phương pháp xác định giá đất được quy định tại
Nghị định này để kiểm tra, so sánh, đối chiếu các mức giá ước tính để quyết
định mức giá cụ thể.

13


CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA XÃ VĂN LNG
2.1. Xã Văn Luông
Văn Luông là một xã miền núi của huyện Tân Sơn, cách trung tâm huyện
15 km. Xã có nền kinh tế gắn liền với nông nghiệp, song mức thu nhập và đời
sống người dân trong xã còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao; điều kiện cơ sở hạ
tầng trên tồn xã cịn sơ sài chưa được quan tâm đầu tư. Từ năm 2001 xã được
hưởng chế độ ưu đãi : chế độ khu vực ATK- 135 đến hết năm 2007. Khi được
hưởng chế độ ưu tiên phát triển Quốc phòng và dân tộc như trên các giao dịch
về quyền sử dụng đất nói chung và quyền sử dụng đất rừng sản xuất nói riêng bị
hạn chế. Thị trường quyền sử dụng đất bị lắng xuống không được phát triển
phát triển sôi động.
Từ năm 2008 nhà nước bắt đầu bỏ chế độ ưu tiên ATK, vì vậy thị trường
quyền sử dụng đất đang dần nóng lên. Hiện nay tại xã đang có một số dự án
trong và ngồi nước dự kiến đầu tư vào xã nhằm phát triển mơ hình kinh tế
VACR; do đó thị trường quyền sử dụng đất nơng- lâm nghiệp của xã đang dần
nóng lên.
Trên địa bàn xã hiện nay có 17 khu hành chính ( là các khu, xóm trong
xã); trong đó 16 khu xóm có diện tích đất rừng sản xuất (cụ thể xem bảng 2 –cơ
cấu diện tích đất rừng sản xuất xã Văn Luông).
2.2. Điều kiện của xã

2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Xã Văn Lng là xã miền núi thuộc huyện Tân Sơn cách trung tâm
huyện 15 km:
- Phía bắc giáp xã Mỹ Thuận, xã Dịch Quả
- Phía tây giáp xã Minh Đài

14


- Phía nam giáp xã Long Cốc
- Phía đơng giáp xã Võ Miếu.
b. Địa hình, địa mạo
Là xã miền núi nên địa hình tương đối phức tạp chủ yếu là đồi núi cao
xen kẽ những cánh đồng, ruộng lúa nước và ruộng độc ở sườn đồi. Địa hình của
xã dốc, đồi núi chiếm 70% diện tích tự nhiên; tập trung chủ yếu ở phía Tây và
Tây bắc, có độ cao từ 200- 283m, độ dốc trung bình từ 8-150. Đây là nơi tập
trung các khu dân cư và cây trồng lâu năm của xã.
c. Khí hậu, thời tiết
Văn lng nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung
bình hàng năm là 220, nhiệt độ cao nhất là 390, nhiệt độ thấp nhất là 120. Băng
giá sương muối thi thoảng xuất hiện vào mùa đông. Tổng lượng nhiệt trung
bình hàng năm là 83000C.Tổng lượng mưa trung bình hàng năm là 1870mm. Số
ngày mưa trong năm là 185 ngày. Độ ẩm trung bình là 80%, thấp nhất là 30%
vào tháng 11,12 và tháng 1 năm sau.Lượng bốc hơi trung bình năm là 750mm,
tương ứng 40% lượng mưa hàng năm.
Bình qn có 1680h nắng/ năm. Gió chia làm 2 mùa : gió mùa đơng bắc
từ tháng 11 đến 4 năm sau, gió mùa đơng nam từ tháng 5 đến tháng 10 vào mùa
mưa.
d. Thuỷ văn

Tồn xã có 68.8 ha đất mặt nước sông Bứa, suối Luông, suối Mành, đầm
Đãi Vỏ, đầm Dung Bùng, đầm Sói, đầm Khối và nhiều suối nhỏ.
e. Các nguồn tài nguyên
Tài nguyên đất
Xã có 5 loại đất chính, đất phù sa xen lẫn đất đồi, đất Feralit biến đổi, đất
dốc tụ, đất Feralit phát triển trên phiến thạch, đất Feralit trên đồi núi. Hàm

15


lượng dinh dưỡng từ trung bình đến nghèo, nhất là thiếu lân và kali, độ PH từ
trung bình đến chua. Đất có độ dốc lớn do hiện tượng rửa trơi bề mặt nên có
hàm lượng dinh dưỡng thấp.
Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt tập trung chủ yếu ở sông Bứa, suối Lng, suối Mành
và một số ao hồ nhỏ. Nhìn chung nguồn nước mặt khá dồi dào thuận lợi cho sản
xuất nông nghiệp.
- Nguồn nước ngầm, vùng ven sông ven suối có mực nước ngầm khá dồi
dào thuận lợi cho việc khai thác nước phục vụ sinh hoạt của người dân. Ở vùng
đồi mức nước thấp hơn rất nhiều, trữ lượng nước không cao, vào tháng 11-3
thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất,
- Nước mưa: tổng lượng mưa trung bình 1870-2300mm, bổ xung rất lớn
cho lượng nước mặt và nước ngầm, đồng thời cung cấp trực tiếp cho sinh hoạt
và sản xuất của người dân.
f. Cảnh quan mơi trường
Nhìn chung môi trường của xã Văn luông tương đối trong sạch không bị
ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp và kim loại nặng, song vào tháng 5 đến tháng
10 mưa nhiều làm ảnh hưởng tới ni trồng. Ngồi ra việc sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật diễn ra khá phổ biến ở nhân dân làm ảnh hưởng tới môi trường.
Nhận xét:

Văn Lng có sơng Bứa chảy từ phía tây bắc xã đến phía đơng bắc, có
đồng ruộng xen kẽ khắp xã, có đường giao thơng liên xóm, liên xã tạo điều kiện
cho phát triển kinh tế hàng hoá, dịch vụ thương mại. Xã có điều kiện khí hậu
tương đối thuận lợi cho cây trông sinh trưởng và phát triển. Môi trường sinh
thái trong lành, nguồn nước dồi dào. Tuy nhiên địa hình đồi núi xen kẽ là các
thung lũng nhỏ hẹp làm hạn chế việc phát triển giao thông thuỷ lợi và cơ giới

16


hố trong phát triển nơng nghiệp. Độ ẩm vào tháng 2, 3 cao cùng với mưa phùn
ẩm ướt kéo dài tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển gây thiệt hại trong chăn
nuôi.
2.2.2. Điều kiện dân sinh, kinh tế, xã hội
a. Dân số, dân tộc, lao động, việc làm
+ Dân số: dân số tồn xã tính đến năm 12/2002 là 6160, tỷ lệ phát triển
dân số tự nhiên là 0.8%; tỷ lệ phát triển dân số cơ học là 0.006%
+ Dân tộc: 70% dân số là người dân tộc mường với phong tục sinh hoạt
và canh tác lâu đời, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
+ Lao động, việc làm: Tổng số dân trong độ tuổi lao động là 2880 người
chiếm 99,6% số dân, lao động phi nông nghiệp là: 5 hộ với 24 người. Số lao
động được giải quyết việc làm là 2215 người.
Tình trạng thiếu cơng ăn việc làm trong những tháng nông nhàn vẫn là vấn đề
nan giải, song để vận dụng lao động dư thừa xã có chủ trương khuyến khích hộ
gia đình phát triển các ngành nghề phụ và mơ hình kinh tế hộ gia đình.
b. Thực trạng phát triển kinh tế
Văn Lng là một xã thuần nơng, thu nhập chính của xã là trồng trọt và
chăn nuôi.
Theo kết quả thống kê cho thấy tổng giá trị thu nhập năm 2002 là 3.8 tỷ đồng.
Bình quân thu nhập đầu người là 1.000.000 đồng/ người.

Tỷ trọng các ngành như sau:
+ Trồng trọt: 52%
+ Chăn nuôi: 25%
+ Tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề dịch vụ: 13.5%
+ Thu khác: 9.5%.
Bình quân lương thực đầu người 150.57 kg/ năm; tỷ lệ hộ đói nghèo cịn: 36%.

17


c. Thực trạng phát triển khu dân cư
Tồn xã có 17 khu hành chính, do đặc điểm xã miền núi nên số hộ ở
không đều, thường tập chung ở ven đường giao thông lớn.
Cơ sở hạ tầng trong khu dân cư: hầu hết các khu cơng trình cơng cộng như trụ
sở UBND xã, trạm y tế, trường học… được bố trí gần nhau và gần đường giao
thơng tại khu dân cư nên khá thuận lợi cho việc quản lý, giao dịch. Hệ thống
giao thơng trong khu dân cư cịn nhỏ hẹp, hầu hết là đường đất có chất lượng
xấu. Hệ thống điện đã được xây dựng hết đến các khu hành chính, số hộ được
sử dụng điện đạt tới 95%.
2.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
- Các công trình giao thơng: Trên địa bàn xã có đường liên tỉnh chạy qua;
đường huyện lộ đi qua có chiều dài 5km, rộng 5km. Các tuyến đường liên thơn
liên xóm dài 20 km. Tổng cộng các tuyến đường xã là 57.5 km.
Các tuyến đường được bố trí đầy đủ, nhưng cịn hẹp và tồn bộ là đường đất
chất lượng xấu
- Cơng trình thuỷ lợi: Hệ thống thuỷ lợi của xã bao gồm những tuyến
kênh mương đến hầu hết tất cả các khu hành chính, tuy nhiên chất lượng các
tuyến kênh mương chưa được cao.
- Mạng lưới thuỷ điện: trên địa bàn xã có 6km đường dây điện cao thế
35KV. Đường hạ thế 2km; Một trạm biến thế công suất 180KVA/ 1 trạm; diện

tích sử dụng 1 trạm là 20m2.
- Mạng lưới phát thanh từ trung tâm xã đã được lắp đặt hệ thống loa đến đựơc
4/17 khu hành chính. Đài phát thanh xã được làm tốt công tác thông tin tuyên
truyền các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và các thông tin kinh tế
đến người dân.

18


Nhận xét:
Những năm vừa qua tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã bình quân 7.5%; các
ngành trồng trọt, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ đều đạt được
những thành tưu đáng kể tuy nhiên trong cơ cấu kinh tế thì nơng nghiệp vẫn
chiếm tỷ trọng lớn: 52%. Chăn ni phát triển đáng kể, nhiều gia đình đã đầu tư
chăn ni lớn theo hướng cơng nghiệp hố.
Trong những năm qua đời sống người dân đã được cải thiện nhiều hơn, số
hộ nghèo đã giảm xuống còn 0.36%.
Tuy nhiên xã vẫn còn chú trọng nhiều đến phát triển kinh tế, chưa chú ý đến
các vấn đề xã hội như văn hố, thể thao, hầu hết các cơng trình, sân TDTT, nhà
hội họp của xã vẫn chưa có.
Dân số lao động ngày càng tăng kéo theo nhu cầu về chỗ ăn, chỗ ở, mặc, học
hành, thể thao, vui chơi, giải trí, và các nhu cầu khác phục vụ đời sống nhân dân
rất lớn; gây áp lực cho đất đai, nhất là sản xuất nông nghiệp.
Với đặc điểm xã miền núi thu nhập chính là nơng nghiệp và chăn ni nên
xã cần phát triển giao thông và thuỷ lợi hơn nữa. Do đó cần quỹ đất để mở rộng.
2.3. Tình hình quản lý sử dụng đất tại xã
Nhìn chung đa số người dân dã được cấp GCN quyền sử dụng đất. Riêng
đối với đất rừng sản xuất nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất cho
người dân sử dụng ổn định trong 50 năm là chủ yếu.
Công tác cấp GCN quyền sử dụng đất rừng sản xuất cũng đã được tiến hành

tương đối đầy đủ cho người dân.
2.3.1. Cơ cấu đất đai của xã (2008)
Tổng diện tích đất tự nhiên xã tính đến năm 2008 là 2787.08 ha được phân bổ
cho các loại đất cụ thể như sau:

19


Biểu 2. 1: Cơ cấu đất đai xã Văn Luông

Mục đích sử dụng

TT

1.
1.1
1.1.1
1.1.2
1.2
1.2.1
1.2.2
1.3
2
2.1
2.2
2.2.1
2.2.2
2.2.3
2.3
2.4

3
3.1
3.2

Diện
tích
(ha)



Tổng diện tích đất tự nhiên
Đất nơng nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất trồng cây hàng năm
Đất trồng cây lâu năm
Đất lâm nghiệp
Rừng phịng hộ
Rừng sản xuất
Đất ni trồng thuỷ sản
Đất phi nông nghiệp
Đất ở
Đất chuyên dùng
Đất trụ sở cơ quan, cơng trình sự nghiệp
Đất sản xuất kinh doanh phi nơng nghiệp
Đất có mục đích cơng cộng
Đất nghĩa trang nghĩa địa
Đất mặt nước chuyên dùng
Đất chưa sử dụng
Đất bằng chưa sử dụng
Đất đồi núi chưa sử dụng


NNP
SXN
CHN
CLN
LNP
RPH
RSX
NTS
PNN
OTC
CDG
CTS
CSK
CCC
NTD
SMN
CSD
BCS
DCS

2787.08
1978.39
584.96
146.48
438.48
1392.09
30.4
1361.69
1.34

162.06
52.36
47.33
0.38
5.45
41.5
3.78
58.59
646.63
642.4
4.23

Cơ cấu diện
tích loại đất
so với tổng
diện tích tự
nhiên(%)
100
70.98433
20.98827
5.25568
15.73259
49.94797
1.090747
48.85723
0.048079
5.814688
1.878669
1.698193
0.013634

0.195545
1.489014
0.135626
2.1022
23.20098
23.04921
0.151772

Có thể thấy diện tích đất rừng sản xuất của xã Văn Luông chiếm tỷ lệ
tương đối lớn so với tổng diện tích đất tồn xã: 48.85723%
Tổng diện tích đất tự nhiên tồn xã: 2787.08 ha; trong đó đất nơng nghiệp
chiếm tỉ lệ lớn nhất: 70. 98433% ứng với 1978.39 ha. Trong diện tích đất nơng
nghiệp đất lâm nghiệp chiếm 1392.09 ha, riêng diện tích đất rừng sản xuất là
1361.69 ha ứng với 68.883% diện tích đất nơng nghiệp; 97.82% tổng diện tích
đất lâm nghiệp.
Các diện tích đất theo mục đích khác thể hiện yêu cầu của người dân
trong xã đối với việc sản xuất phi nông nghiệp và các hoạt động khác.

20


Tuy nhiên diện tích đất chưa sử dụng trong xã vẫn cịn rất lớn: 64.63 ha
chiếm 23.20098% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó diện tích đất bằng chưa
sử dụng là 642.4 ha - Diện tích này là quá lớn cần có biện pháp khai thác để
tránh lãng phí.
2.3.2. Cơ cấu đất rừng sản xuất của xã
Tồn xã có 1361.69 ha đất rừng sản xuất, diện tích đất rừng sản xuất
phân cho 16 khu, xóm cụ thể như sau:
Biểu 2.2 : Diện tích đất rừng sản xuất xã Văn Lng
STT


Khu, xóm

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

Đồng Tún
Xóm Mành
Đồng Gạo
Đồng Bơng
Xóm Lng
Xóm Láng
Văn Tân
Xóm Lối
Đồng Hẹ
Hồng Văn

Xóm Chàng
Xóm Mơn
Hồng Hà
Xóm Lũng
Xóm Đép
Bến Gạo
Tổng

Diện tích đất rừng sản
xuất ( ha)
254.73
122.5
0.51
114.2
124.1
110.7
22.05
21.4
34.8
75.3
56.6
141.3
37.45
88.65
91.4
62.0
1361.69

2.3.3 Biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng
Từ năm 2005 đến nay diện tích đất theo mục đích sử dụng của xã có một số

thay đổi cụ thể như sau:

21


Biểu 2. 3: Biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng 3 năm gần đây
Đơn vị: ha
Mục đích sử
dụng

Tổng diện tích
đất tự nhiên
Đất nơng
nghiệp
Đất sản xuất
nơng nghiệp
Đất trồng cây
hàng năm
Đất trồng cây
lâu năm
Đất lâm nghiệp
Rừng phòng hộ
Rừng sản xuất
Đất nuôi trồng
thuỷ sản
Đất phi nông
nghiệp
Đất ở
Đất chuyên
dùng

Đất trụ sở cơ
quan, cơng
trình sự nghiệp
Đất sản xuất
kinh doanh phi
nơng nghiệp
Đất có mục
đích cơng cộng
Đất nghĩa trang
nghĩa địa
Đất mặt nước
chun dùng
Đất chưa sử
dụng
Đất bằng chưa
sử dụng
Đất đồi núi
chưa sử dụng



Diện
tích
2008
2787.08

Diện
tích
2007


Tăng(+)
giảm (-)
so với
2008

2778

Diện
tích
2006
2778

9.08
NNP

1978.39

1978.39

SXN

584.96

584.96

1978.5
8
566.1

CHN


146.48

146.48

146.77

CLN

438.48

438.48

419.33

LNP

1392.09

1392.09

RPH
RSX
NTS

30.4
1361.69
1.34

30.4

1361.69
1.34

1392.1
4
30.4
1361.7
1.34

PNN

162.06

161.63

157.75

Tăng
Diện
giảm
tích
so với 2005
2008
2778
9.08
1933.27
-0.19
566.77
18.86
146.99

-0.29
419.78
19.15
1392.71
-0.05
-0.01

1392.71
3.79

Tăng
giảm
so với
2008
9.08
45.12
18.19
-0.51
18.7
-0.62
30.4
-31.02
-2.45

OTC
CDG

52.36
47.33


0.76
0.01

52.35
47.33

52.03
44.1

153.66
4.31
0.33

52.12
39.92

3.23

7.41

CTS

0.38

0.38

0.38

0.38


CSK

5.45

5.45

2.4

2.83

CCC

41.5

41.5

41.32

NTD

3.78

3.78

3.78

SMN

58.59


58.59

57.84

3.05

2.62
37.16

0.18

4.34
3.78
57.84

0.75
CSD

646.63

638.31

660.67
8.32

BCS
DCS

642.4
4.23


634.13
4.18

-14.04

-44.44
686.83

-14.03
4.24

-44.43
4.24

-0.01

22

0.75
691.07

656.43
8.27
0.05

8.4
0.24

-0.01



Do từ tháng 6/2007 huyện Thanh Sơn tách làm huyện Tân Sơn và Thanh
Sơn nên tổng diện tích xã có sự thay đổi thay đổi: tổng diện tích tự nhiên xã
tăng lên 9.08 ha.
Đất rừng sản xuất khơng có sự thay đổi lớn từ 2006 – 2008. Song từ
2005 đất rừng tồn bộ là đất rừng sản xuất khơng có rừng phịng hộ; từ 2006
đến 2008 diện tích đất rừng sản xuất đã tách ra 30.4 ha làm đất rừng phịng hộ.
Từ đó đến nay diện tích đất rừng sản xuất có sự thay đổi nhỏ, nhìn chung là ổn
định.
Các diện tích theo mục đích sử dụng khác cũng khơng có sự thay đổi lớn
từ 2006- 2008. Từ năm 2005 tới nay là có nhiều biến đổi nhất: Diện tích đất
nuôi trồng thuỷ sản năm 2005 là 3.79 ha giảm xuống còn 1,34 ha từ năm 2006
và ổn định cho đến nay. Đất nông nghiệp từ năm 2005 đến nay tăng 45.12 ha.
Đất chưa sử dụng có xu hướng giảm dần từ 2005 đến 2008 nhưng diện tích
giảm chưa đáng kể đặc biệt là điện tích đất bằng chưa sử dụng vẫn còn lớn.

23


CHƯƠNG III: THỰC HIỆN CƠNG TÁC ĐỊNH GIÁ
Cơng tác định giá đất RSX được xây dựng với một trình tự gồm 6 bước:
Bước 1: Thu thập thông tin về QHSD đất có liên quan đến đất RSX.
Bước 2: Xác định thông tin cơ bản liên quan đến định giá đất RSX.
Bước 3: Thu thập thông tin về giá QSD đất theo khung giá đất tỉnh Phú Thọ
và xác định giá trị đất RSX.
Bước 4: Lựa chọn phương pháp định giá đất.
Bước 5: Tiến hành công tác định giá đất RSX.
Bước 6: Báo cáo công tác định giá đất RSX.
Kết quả thu được qua các bước cụ thể như sau:

3.1. Thu thập thơng tin về QHSD đất có liên quan đến đất rừng sản xuất
3.1.1. Thông tin về quy hoạch sử dụng đất từ 2006 – 2010.

a- Diện tích đất lâm nghiệp theo qui hoạch từ 2006 đến nay
2006: Diện tích đất lâm nghiệp không được mở rộng do nhu cầu cần tu
sửa và mở rộng đường giao thông liên xã liên thôn tạo điều kiện thuận lợi cho
giao lưu hàng hóa và đi lại của người dân, nên trong giai đoạn quy hoạch đất
lâm nghiệp chuyển sang giao thông là 1.07 ha và 1.0 ha chuyển sang đất sản
xuất kinh doanh phi nơng nghiệp (cho hoạt động khống sản). Vậy diện tích đất
lâm nghiệp sẽ bị giảm đi 2.07 ha.
2007-2008: Diện tích đất lâm nghiệp tăng 2.02 ha do chuyển 2.12 ha đất
chưa sử dụng vào diện tích đất trồng rừng sản xuất. Vậy tổng diện tích đất lâm
nghiệp tính đến năm 2008 là 1392.09 ha.
b- Diện tích đất lâm nghiệp được qui hoạch tới 2010
Tới năm 2010 diện tích đất lâm nghiệp của xã sẽ tăng lên là 1869.58 ha –
tăng 506.87 so với 2006 do chuyển 509.39 ha từ đất chưa sử dụng sang (toàn bộ
sang đất trồng rừng sản xuất).

24


×