Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp giảm nghèo bền vững tại xã tân mộc huyện lục ngạn tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (724.7 KB, 54 trang )

LỜI NĨI ĐẦU
Để hồn thành khóa luận này, tơi đã nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ tận
tình của các tổ chức và cá nhân. Với tình cảm chân thành, cho phép tơi đƣợc
bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới các thầy giáo, cô giáo trƣờng Đại học Lâm
nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, tơi
xin đƣợc bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến cô giáo Th.s Đồng Thị Thanh đã trực
tiếp hƣớng dẫn, tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực tập và
hồn thành bài khóa luận này.
Tơi xin gửi lời chân thành cảm ơn đến tất cả các chú bác, anh chị trong
UBND xã Tân Mộc và bà con nông dân đã nhiệt tình hƣớng dẫn, tạo điều kiện
tốt cho tơi trong suốt quá trình thực tập, thu thập số liệu và điều tra thực tế.
Trong quá trình nghiên cứu tuy đã có nhiều cố gắng nhƣng do thời gian
và vốn kiến thức cịn hạn chế, khóa luận khơng tránh khỏi những sơ suất và
thiếu xót. Vậy kính mong các thầy cơ và cơ hƣớng dẫn giúp đỡ, góp ý tạo
điều kiện để khóa luận của tơi đƣợc hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên thực hiện
Leo Thị Hợi

i


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................ i
MỤC LỤC .................................................................................................................. ii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. iv
DANH MỤC MẪU BIỂU ..........................................................................................v
PHẦN 1 MỞ ĐẦU .................................................... Error! Bookmark not defined.
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...........................................1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................2
1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .....................................................2
1.3.1. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................2
1.3.2. Đối tƣợng nghiên cứu........................................................................................3
PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................................4
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................................4
2.1.1. Các khái niệm cơ bản ........................................................................................4
2.1.2. Đặc điểm của hộ nghèo .....................................................................................5
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................6
2.2.1. Tình hình nghèo đói trên thế giới ......................................................................6
2.2.2. Tình hình nghèo đói ở Việt Nam ......................................................................8
2.2.3. Những thành tựu trong công tác giảm nghèo ....................................................8
2.2.4. Các nghiên cứu về giảm nghèo .......................................................................11
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG TỪ NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN ...............................12
PHẦN 3 NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................13
3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..............................................................................13
3.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................13
3.2.1. Nghiên cứu và kế thừa tài liệu thứ cấp............................................................13
3.2.2. Phƣơng pháp điều tra thu thập số liệu .............................................................13
3.2.3. Phƣơng pháp chọn mẫu ...................................................................................15
3.2.4. Phƣơng pháp phân tích và xử lý thơng tin ......................................................15
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................16
4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI ĐIỂM NGHIÊN CỨU....16
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................16
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................17
4.1.3. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội .............................................23
4.2. THỰC TRẠNG NGHÈO VÀ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO TẠI XÃ TÂN
MỘC ..........................................................................................................................23
ii



4.2.1. Thực trạng nghèo chung của xã ......................................................................23
4.2.2. Các chƣơng trình, chính sách xóa đói giảm nghèo tại địa phƣơng .................25
4.3. THỰC TRẠNG CÁC HỘ GIA ĐÌNH ĐIỀU TRA ...........................................27
4.3.1. Tình hình sử dụng đất đai, nhân khẩu, lao động .............................................27
4.3.3. Tình hình vay vốn của các nhóm hộ ...............................................................30
4.4. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN NGHÈO VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG
ĐẾN THU NHẬP CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA ........................................................30
4.4.1. Phân tích nguyên nhân nghèo của các hộ điều tra ..........................................30
4.4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập của các hộ điều tra..................31
4.5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN GIẢM NGHÈO CHO NGƢỜI DÂN TẠI
ĐIỂM NGHIÊN CỨU...............................................................................................32
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................35
5.1. KẾT LUẬN ........................................................................................................35
5.2. KIẾN NGHỊ .......................................................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................38
PHỤ LỤC

iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Thành phần dân tộc xã Tân Mộc năm 2017 .............................................17
Bảng 4.2: Tình hình lao động của xã Tân Mộc năm 2017 ........................................18
Bảng 4.3: Thu nhập bình quân đầu ngƣời của xã Tân Mộc ......................................19
Bảng 4.4: Tình hình sản xuất một số loại cây trồng chính tại địa phƣơng ...............20
Bảng 4.5: Tình hình chăn ni một số loại vật nuôi trên địa bàn xã từ năm 2016 2017 ...........................................................................................................................21
Bảng 4.6: Hộ nghèo và hộ dân tộc nghèo, tỷ lệ năm 2015 - 2017 ............................24
Bảng 4.7: Số lƣợng và tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo của xã năm 2017 ...................24
Bảng 4.9: Tình hình sử dụng đất đai, nhân khẩu, lao động ......................................28

Bảng 4.10: Tình hình thu và chi của các nhóm hộ năm 2017 ...................................29
Bảng 4.11: Tình hình vay vốn của các nhóm hộ .......................................................30
Bảng 4.12: Ngun nhân dẫn đến nghèo của các hộ điều tra ...................................31
Bảng 4.13: Kết quả phân tích sơ đồ 3 mảng về khó khăn, nguyên nhân và giải pháp
...................................................................................................................................32

iv


DANH MỤC MẪU BIỂU
Mẫu biểu 3.1: Điều tra kinh tế hộ gia đình ..................................................... 14
Mẫu biểu 3.2: Kết quả phân tích sơ đồ 3 mảng .............................................. 15

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Giải nghĩa

Viết tắt

1

BHYT

Bảo hiểm y tế

2


BQ

Bình qn

3

BVTV

Bảo vệ thực vật

4

DS-KHHGĐ

Dân số - kế hoạch hóa gia đình

5

DTTS

Dân tộc thiểu số

6

ĐVT

Đơn vị tính

7


LĐ-TBXH

Lao động - thƣơng binh xã hội

8

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

9

NPK

Đạm Lân Kali

10

THCS

Trung học cơ sở

11

UBND

Ủy ban nhân dân

vi



PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Ngày nay, nghèo đang trở thành vấn đề cấp bách của nhiều quốc gia
trong khu vực và trên toàn thế giới. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 1,3 tỷ
ngƣời đang sống trong cảnh nghèo, kể cả nƣớc có thu nhập cao nhất thế giới
vẫn có một tỷ lệ dân số sống trong tình trạng nghèo nàn cả về vật chất và tinh
thần. Tỷ lệ ngƣời nghèo ở mỗi nƣớc cũng khác nhau, đối với nƣớc giàu tỷ lệ
nghèo nhỏ hơn các nƣớc kém phát triển song khoảng cách giàu nghèo lại lớn
hơn rất nhiều. Trong xu thế hợp tác và tồn cầu hóa hiện nay thì vấn đề xóa
đói giảm nghèo khơng cịn là trách nhiệm của một quốc gia mà đã trở thành
mối quan tâm của cả cộng đồng quốc tế.
Nghèo đƣợc xem là lực cản trên con đƣờng tăng trƣởng và phát triển
của quốc gia, nghèo khổ ln đi liền với trình độ dân trí thấp, tệ nạn xã hội,
bệnh tật phát triển, ảnh hƣởng đến an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội...
Trong thời kỳ nƣớc ta đang thực hiện công cuộc cách mạng hóa, hiện đại hóa,
phát triển kinh tế thị trƣờng nhƣ hiện nay, vấn đề xóa đói giảm nghèo càng trở
nên khó khăn hơn vì khoảng cách giàu nghèo ngày càng giãn ra. Muốn đạt
đƣợc hiệu quả thiết thực nhằm giảm nhanh và bền vững tỷ lệ nghèo, nâng cao
mức sống cho ngƣời dân thì mỗi địa phƣơng, mỗi vùng phải có chƣơng trình
xóa đói giảm nghèo riêng phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của
mình nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh.
Tân Mộc là một trong những xã khó khăn của huyện Lục Ngạn. Trong
những năm qua xã đã thực hiện một số hoạt động nhằm xóa đói giảm nghèo
nhƣ: Hỗ trợ các gia đình thuộc diện nghèo, cận nghèo tiền điện, phân bón,
giống cây trồng; mở các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn
quả, chăn ni; các mơ hình làm giàu và đạt đƣợc những bƣớc ngoặt đáng kể

trong công tác xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo chƣa bền
vững, mặc dù đã giảm nhiều so với các năm trƣớc. Số hộ tái nghèo và phát
sinh nghèo mới hàng năm vẫn còn. Việc tiếp thu và áp dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật trong sản xuất của ngƣời dân nhìn chung cịn hạn chế, dẫn đến năng
1


suất cây trồng, vật nuôi thấp. Mặt khác, một bộ phận ngƣời dân cịn ỷ lại,
trơng chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nƣớc mà thiếu ý thức vƣơn lên tự thoát
nghèo làm ảnh hƣởng tiến độ giảm nghèo. Các hoạt động hỗ trợ, giảm nghèo
chƣa đáp ứng đúng với nhu cầu, mong muốn của ngƣời dân. Đến nay, tỷ lệ hộ
nghèo trong tồn xã cịn ở mức cao là 12,3%, tập trung nhiều vào 4/9 thôn
trong xã. Đây là những thơn có cơ sở hạ tầng kém, trình độ dân trí chƣa cao,
động lực cho phát triển sản xuất thấp. Vấn đề đặt ra ở đây là: Với tình hình,
thực trạng nghèo đói của xã Tân Mộc nhƣ vậy, xã đã có những chính sách gì,
bằng cách nào, thực hiện các giải pháp nào để đẩy mạnh quá trình xố đói
giảm nghèo, từng bƣớc ổn định đời sống của các hộ nghèo, từ đó tạo những
điều kiện, tiền đề thuận lợi để các hộ vƣơn lên thoát nghèo và không bị tái
nghèo. Nhằm đánh giá công tác giảm nghèo, nghiên cứu thực trạng nghèo tại
địa phƣơng làm cơ sở đề xuất giải pháp giảm nghèo bền vững tại Tân Mộc.
Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải
pháp giảm nghèo bền vững tại xã Tân Mộc, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc
Giang".
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
- Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp giảm nghèo cho
ngƣời dân trên địa bàn xã Tân Mộc, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích đƣợc thực trạng và nguyên nhân dẫn tới nghèo tại địa
phƣơng.

- Phân tích đƣợc các yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập của ngƣời dân tại
địa phƣơng.
- Đề xuất đƣợc các giải pháp giảm nghèo, tăng thu nhập và phát triển
kinh tế cho ngƣời dân tại địa bàn nghiên cứu.
1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Đề tài đƣợc thực hiện tại địa bàn xã Tân Mộc,
huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
2


- Phạm vi về thời gian: Các số liệu và thơng tin, các chƣơng trình thực
hiện từ năm 2015 - 2017.
- Thời gian thực hiện đề tài: Từ 1/2018 đến 4/2018.
1.3.2. Đối tƣợng nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu là thực trạng tình hình sản xuất và nghèo của
các hộ gia đình trên địa bàn xã, các chính sách và biện pháp thực hiện nhằm
giảm nghèo.

3


PHẦN 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
- Hội nghị thƣợng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức năm 1995
đƣa ra định nghĩa về nghèo: "Ngƣời nghèo là tất cả những ai mà thu nhập
thấp hơn dƣới một đô la mỗi ngày cho mỗi ngƣời, số tiền đƣợc coi nhƣ đủ để
mua những sản phẩm cần thiết để tồn tại"

- Hội nghị bàn về giảm nghèo đói ở khu vực châu á Thái Bình Dƣơng
do ESCAP tổ chức tháng 9 năm 1993 tại Băng Cốc - Thái Lan đã đƣa ra khái
niệm về định nghĩa nghèo: Nghèo đói bao gồm nghèo tuyệt đối và nghèo
tƣơng đối.
+ Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cƣ khơng đƣợc
hƣởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con ngƣời mà những nhu cầu
này đã đƣợc xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế và phong tục
tập quán của địa phƣơng.
+ Nghèo tƣơng đối: Là tình trạng một bộ phận dân cƣ sống dƣới mức
trung bình của cộng đồng.
- Ở nƣớc ta căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội và mức thu nhập của nhân
dân trong những năm qua thì khái niệm nghèo đƣợc xác định nhƣ sau:
+ Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cƣ chỉ có những điều kiện thoả
mãn những nhu cầu tối thiểu và cơ bản nhất trong cuộc sống, có mức sống
thấp hơn mức sống của cộng đồng xét trên mọi phƣơng diện.
- Một cách hiểu khác: Nghèo là một bộ phận dân cƣ có mức sống dƣới
ngƣỡng quy định của sự nghèo. Nhƣng ngƣỡng nghèo còn phụ thuộc vào đặc
điểm cụ thể của từng địa phƣơng, từng thời kỳ cụ thể hay từng giai đoạn phát
triển kinh tế - xã hội cụ thể của từng địa phƣơng hay từng quốc gia. Ở Việt
Nam thì nghèo đƣợc chia thành các mức khác nhau: Nghèo tuyệt đối, nghèo
tƣơng đối, nghèo có nhu cầu tối thiểu.

4


+ Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cƣ thuộc diện nghèo
khơng có khả năng thoả mãn nhu cầu tối thiểu của cuộc sống: Ăn, mặc, ở, đi
lại…
+ Nghèo tƣơng đối: Là tình trạng một bộ phận dân cƣ thuộc diện nghèo có
mức sống dƣới mức sống trung bình của cộng đồng và địa phƣơng đang xét.

+ Nghèo có nhu cầu tối thiểu: Đây là tình trạng một bộ phận dân cƣ có
những đảm bảo tối thiểu để duy trì cuộc sống nhƣ đủ ăn, đủ mặc, đủ ở và một
số sinh hoạt hàng ngày nhƣng ở mức tối thiểu.
- Khái niệm về hộ nghèo: Hộ nghèo là tình trạng của một số hộ gia đình
chỉ thoả mãn một phần nhu cầu tối thiểu của cuộc sống và có mức sống thấp
hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phƣơng diện.
Qua các định nghĩa trên, ta có thể đƣa ra định nghĩa chung về nghèo:
“Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cƣ khơng có những điều kiện về cuộc
sống nhƣ ăn, mặc, ở, vệ sinh, y tế, giáo dục, đi lại, quyền đƣợc tham gia vào
các quyết định của cộng đồng” (Trích dẫn: Các tác giả: Đại học Kinh tế quốc
dân, Giáo trình Những lý luận chung về nghèo và xố đói giảm nghèo).
2.1.2. Đặc điểm của hộ nghèo
- Thứ nhất, hộ nghèo thƣờng có thu nhập thấp hoặc thậm chí khơng có
thu nhập mà phụ thuộc vào các nguồn trợ cấp, nguồn thu nhập không ổn định,
chủ yếu từ nông nghiệp hoặc từ việc bán sức lao động, khơng có việc làm
thƣờng xun, thƣờng khơng có thu nhập phụ, nguồn thu nhập dành cho tích
lũy mở rộng sản xuất của các hộ nghèo là rất thấp hoặc khơng có vì phần lớn
đều dành cho chi tiêu, sinh hoạt hằng ngày của gia đình, có ít tài sản và tài sản
có giá trị thấp, nhà cửa chất lƣợng kém, một số hộ không có nhà mà phải ở
thuê hoặc ở nhờ nhà ngƣời khác.
- Thứ hai, hộ nghèo thƣờng có số nhân khẩu trong gia đình cao hơn
bình quân chung. Hệ quả là quy mơ gia đình càng lớn thì thu nhập bình quân
đầu ngƣời sẽ càng giảm và khả năng nghèo đói của hộ gia đình càng cao. Các
hộ gia đình đơng con và có ít lao động dẫn đến tỷ lệ ăn theo trong gia đình
cao, phần lớn hộ nghèo là những hộ có tỷ lệ ăn theo cao.
- Thứ ba, phần lớn thu nhập của các hộ nghèo chỉ đáp ứng đƣợc nhu
cầu thiết yếu nhất trong cuộc sống. Các hộ nghèo thƣờng có khuynh hƣớng
chi vƣợt khỏi thu. Do nguồn thu nhập ít ỏi nên hầu nhƣ phần lớn thu nhập chủ
5



yếu đƣợc sử dụng để đáp ứng nhu cầu ăn uống hằng ngày của các hộ nghèo.
Nhìn chung, mức chi cho ăn uống chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi tiêu
thƣờng xuyên của các hộ nghèo, trung bình khoảng 70% cơ cấu tiêu dùng,
còn lại để chi cho khám bệnh, đi lại,...
- Thứ tƣ, cuộc sống của các hộ nghèo thƣờng phải phụ thuộc ngƣời
khác nhƣ phải vay vốn lãi suất cao chỉ để thỏa mãn nhu cầu thiết yếu, tối thiểu
(ăn, mặc, ở,...); đối với những hộ nghèo mà nguồn thu nhập chủ yếu từ lao
động làm thuê thì cịn phải phụ thuộc vào nhu cầu nhân cơng và từng thời
điểm, mùa vụ cần thuê lao động; hộ nghèo còn dễ bị ảnh hƣởng trƣớc những
biến động của thị trƣờng, giá cả, sản phẩm làm đƣợc bán ra thì rẻ, trong khi
mua vào lại hết sức đắt đỏ.
- Thứ năm, cơ hội tiếp cận giáo dục và các dịch vụ xã hội của những
ngƣời nghèo rất khó khăn. Thu nhập của các hộ nghèo phần lớn sử dụng cho
nhu cầu về ăn uống và sinh hoạt, các chi phí dành cho giáo dục, y tế, văn
hóa... rất eo hẹp. Do đó ở những hộ nghèo, trình độ học vấn của chủ hộ và con
em thƣờng rất thấp, trẻ em bỏ học giữa chừng chiếm tỷ lệ cao.
- Thứ sáu, thất nghiệp và việc làm bấp bênh, cho thu nhập thấp là hai
dấu hiệu đặc trƣng trong tình trạng việc làm của hộ nghèo cả ở thành thị và
nông thôn. Hoạt động nghề nghiệp phổ biến nhất của ngƣời nghèo ở thành thị
là hoạt động dịch vụ buôn bán nhỏ với quy mơ gia đình. Họ thƣờng làm việc
trong khu vực kinh tế phi chính thức với những loại cơng việc khơng địi hỏi
tay nghề cao, mang tính chất thu nhập thấp và không ổn định. Ở nông thôn,
các hộ nghèo sống chủ yếu nhờ vào sản xuất nông nghiệp có giá trị thu nhập
thấp, tỷ số lệ thuộc cao, mang tính chất thời vụ và chịu nhiều ảnh hƣởng của
các điều kiện tự nhiên nên tình trạng thiếu việc làm khi chƣa đến mùa vụ xảy
ra thƣờng xuyên, mặt khác ở nơng thơn có rất ít việc làm để tạo thêm thu nhập
phụ, nếu có thì đa số là các ngành nghề truyền thống với đầu ra không đảm
bảo và thu nhập thấp (Trích dẫn: Nguyễn Cơng Trƣờng, năm 2013)
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2.1. Tình hình nghèo đói trên thế giới
- Ở Mỹ: Theo số liệu đƣợc Cơ quan Thống kê Mỹ công bố hồi tháng
9/2017, hơn 40 triệu ngƣời, tức hơn 1/8 dân số Mỹ, đang sống trong nghèo
đói. Hơn một nửa trong số họ đang sống ở mức rất nghèo, với thu nhập thấp
6


hơn một nửa so với ngƣỡng nghèo. Những ngƣời nghèo đa số nằm trong
nhóm sắc tộc thiểu số, song đáng lƣu ý số lƣợng ngƣời nghèo da trắng lại
nhiều hơn ngƣời Mỹ gốc Phi (Trích dẫn: Thơng tấn xã Việt Nam, năm 2017)
- Theo một báo cáo của Cơ quan nghiên cứu của UNICEF công bố năm
2015, khoảng 47% ngƣời dân ở vùng châu Phi hạ Sahara hay SSA vẫn sống dƣới
mức 1,25 USD/ngày. Báo cáo định nghĩa và phân tích nghèo dƣới hình thức sự
thiếu hụt liên quan đến các yếu tố nhƣ y tế, vệ sinh, lƣơng thực, nƣớc sạch và giáo
dục. Dựa trên những dữ liệu sẵn có của 30 nƣớc SSA, báo cáo cho biết có 86% trẻ
em dƣới 18 tuổi sống thiếu một trong các yếu tố sinh hoạt cần thiết và 247 triệu trẻ
em trong số đó sống thiếu 2 hoặc nhiều hơn các yếu tố này, 87 triệu trẻ em thiếu
đến 4 hay 5 yếu tố cơ bản, đƣợc xác định là các điều kiện vệ sinh cần thiết,
vaccine, nƣớc sạch và giáo dục. Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, châu Phi là
châu lục có tỉ lệ thanh niên thất nghiệp cao nhất thế giới (25,6% ở khu vực Trung
Đông và Bắc Phi). Thất nghiệp là một trong những vấn đề chủ chốt gây ra nạn
nghèo của lục địa Đen và ảnh hƣởng tiêu cực đến các chƣơng trình và các kế
hoạch phát triển, với tỉ lệ tăng 10% mỗi năm. 32 trong số 38 nƣớc nghèo nhất thế
giới là thuộc châu Phi. Số tiền nợ của châu Phi lên tới 425 tỉ USD. Tuổi thọ trung
bình ở châu Phi thấp nhất thế giới, 45 tuổi. Chỉ có 58% số ngƣời dân châu Phi
đƣợc dùng nƣớc sạch (Trích dẫn: Hồng Nhung, năm 2017)
- Tổ chức từ thiện Finn Care của Anh công bố một nghiên cứu cho thấy
khoảng 12,5 triệu ngƣời Anh, tức 20% dân số nƣớc này, đang sống dƣới mức
nghèo đói (theo chuẩn của Anh). Đây là thực tế đáng ngạc nhiên bởi Anh vốn
đƣợc xem là nền kinh tế lớn thứ tƣ thế giới. Hơn 140 triệu ngƣời ở châu Á bị

đẩy vào tình trạng cực kỳ nghèo đói trong năm 2009 khi nạn thất nghiệp gia
tăng do suy thối kinh tế tồn cầu. Đó là cảnh báo của Tổ chức Lao động
Quốc tế (ILO) trong bản báo cáo mang tên The Fallout in Asia đƣợc công bố
ngày 18/2/2010 (Trích dẫn: Bùi Hữu Cƣờng, năm 2013)
- Báo cáo mang tên "Tình hình An ninh Lƣơng thực và Thực phẩm thế
giới 2017" của FAO đƣa ra số liệu cụ thể cho hay nạn đói năm 2013 đã ảnh
hƣởng tới 39,1 triệu ngƣời, chiếm 6,3% dân số khu vực, làm gia tăng số ngƣời
đói lên 40,1 triệu vào năm 2015 và 42,5% vào năm 2016. Trong đó, khu vực
Nam Mỹ ghi nhận mức nghèo gia tăng mạnh mẽ nhất với 5% vào năm 2015
và 5,6% vào năm 2016 (Trích dẫn: Sputnik, năm 2017).
7


- Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố báo cáo năm 2013 cho
thấy, hiện có khoảng 660 triệu ngƣời dân châu Á đang sống trong tình trạng
nghèo đói, bất chấp tốc độ tăng trƣởng kinh tế trong khu vực này vẫn tăng
nhanh. Phần lớn cƣ dân lâm vào cảnh nghèo đều sống ở khu vực nông thôn và
nông nghiệp là kế sinh nhai chính yếu của họ. Trong rất nhiều nguyên nhân
dẫn đến tình trạng nghèo ở châu Á vẫn cứ tồn tại dai dẳng, có việc sao nhãng
sản xuất nông nghiệp ở khu vực này, hoặc những chính sách phát triển nơng
nghiệp khơng đồng đều với phát triển các ngành nghề khác (Trích dẫn: Hạ
Anh, năm 2013)
2.2.2. Tình hình nghèo đói ở Việt Nam
- Theo thống kê của Bộ LĐ-TBXH năm 2016, cả nƣớc có hơn 2,31
triệu hộ nghèo (chiếm tỉ lệ 9,79% so với tổng số hộ dân cƣ trên toàn quốc) và
hơn 1,24 triệu hộ cận nghèo (chiếm tỉ lệ 5,27%) theo chuẩn nghèo đa chiều
giai đoạn 2016 - 2020. Nhƣ vậy, việc áp dụng chuẩn nghèo đa chiều đã tăng tỉ
lệ hộ nghèo từ dƣới 5% năm 2015 lên hơn 9% năm 2016. Đây là kết quả tổng
điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015 trên cơ sở tổng hợp báo cáo của
các địa phƣơng (tỉnh Sóc Trăng và Bình Phƣớc chƣa có báo cáo chính thức).

Theo kết quả điều tra, khu vực miền núi Tây Bắc có tỉ lệ hộ nghèo cao
nhất cả nƣớc với 34,52%, tiếp theo là Tây Nguyên và miền núi Đơng Bắc với
20,74%. Đơng Nam Bộ có tỉ lệ hộ nghèo thấp nhất cả nƣớc với 1,23%, tỉ lệ hộ
nghèo của Đồng bằng sông Hồng cũng chỉ 4,76%.
- Điện Biên (48,14%), Hà Giang (43,65%), Cao Bằng (42,53%)... là
những tỉnh có tỉ lệ hộ nghèo cao nhất cả nƣớc. Trong khi đó, Bình Dƣơng là
địa phƣơng duy nhất khơng có hộ nghèo và cận nghèo theo chuẩn nghèo mới.
Thành phố Hồ Chí Minh cũng có tỉ lệ hộ nghèo (0,02%) và cận nghèo (0,2%)
rất thấp. Đây là những địa phƣơng có tỉ lệ hộ nghèo thấp nhất cả nƣớc (Trích
dẫn: Bộ lao động - thƣơng binh và xã hội, năm 2016)
2.2.3. Những thành tựu trong công tác giảm nghèo
2.2.3.1. Những thành tựu trong công tác giảm nghèo trên thế giới
Ở Trung Quốc: Báo cáo vừa đƣợc công bố về công tác giảm nghèo của
Trung Quốc cho thấy, số ngƣời Trung Quốc thốt khỏi nghèo đói trong 30
năm qua chiếm hơn 70% tổng số ngƣời nghèo trên toàn thế giới. Từ năm
1978 đến nay Trung Quốc đã đạt những thành tựu to lớn trong công tác giảm
8


nghèo. Từ năm 1978 đến năm 2015, bộ phận dân nghèo ở khu vực nông thôn
của Trung Quốc đã giảm từ 770 triệu ngƣời xuống 55,75 triệu ngƣời. Tuổi thọ
trung bình tại quốc gia đơng dân nhất thế giới này cũng đã tăng từ 35 tuổi hồi
năm 1949 lên 76,34 tuổi trong năm 2015. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này
đã đào tạo hơn 12 triệu nhân công từ những nƣớc đang phát triển, và gửi đi
600.000 ngƣời tham gia vào các dự án phát triển tại nƣớc ngoài. Báo cáo Phát
triển con ngƣời quốc gia của Trung Quốc năm 2016 của Liên hợp quốc
(LHQ) cho biết, Chỉ số Phát triển Con ngƣời (HDI) của nƣớc này năm 2014
xếp thứ 90 trên 188 quốc gia và vùng lãnh thổ, và nằm trong nhóm nƣớc có
HDI cao. Kinh tế Trung Quốc tăng trƣởng ổn định ở mức 6,7% trong quý III
năm nay và có thể sẽ đạt mục tiêu tăng trƣởng 6,5 - 7% cả năm, một phần nhờ

chính phủ tăng đầu tƣ và thị trƣờng bất động sản đang rất nóng (Trích dẫn:
Vân Anh, năm 2017)
Các nƣớc Đơng Á nói chung và Đơng Nam Á nói riêng đã rất thành
công trong việc giải quyết vấn đề tăng trƣởng kinh tế, công bằng xã hội và
giảm nghèo không chỉ đạt đƣợc mức tăng trƣởng cao mà còn gắn đƣợc tăng
trƣởng kinh tế với công bằng xã hội và giảm mạnh nghèo. Mơ hình tăng
trƣởng của các nƣớc Đơng Á đƣợc mô tả lúc đầu dựa vào phát triển nông
nghiệp, sau đó dựa vào xuất khẩu mặt hàng cơng nghiệp chế biến sử dụng
nhiều lao động. Đến nay tăng trƣởng nhanh chủ yếu dựa vào xuất khẩu các
sản phẩm dịch vụ có hàm lƣợng kỹ thuật cao, sử dụng nhiều lao động ngành
nghề.
Tại Hàn Quốc với hàng loạt các chính sách và định hƣớng đúng đắn
trong các chƣơng trình giảm nghèo bao gồm việc hỗ trợ tài chính cho các
vùng nông thôn nghèo để phát triển cơ sở hạ tầng và thúc đẩy sinh kế cho
nông dân, nhất là ngƣời nghèo, theo cơ chế khuyến khích và có điều kiện. Có
kế hoạch hàng năm và 5 năm phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội
ở địa phƣơng, kết hợp với nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ cấp cơ sở. Tăng
tỷ lệ vốn đầu tƣ cho phát triển nông nghiệp nông thôn trong tổng chi tiêu cơng
của Chính phủ để thúc đẩy việc phát triển sinh kế cho ngƣời dân và nâng cao
hiệu quả đầu tƣ cho nông nghiệp. Trao quyền tự chủ cho cơ sở và ngƣời dân,
làm gì, làm nhƣ thế nào do ngƣời dân và chính quyền cấp cơ sở tự quyết định.
Nhờ những nỗ lực đó, chỉ sau 30 năm nơng thơn Hàn Quốc đã có sự phát triển
9


vƣợt bậc, kinh tế Hàn Quốc đƣợc xếp vào nhóm nƣớc phát triển (Trích dẫn:
Bàn Thị Phƣơng, năm 2014)
2.2.3.2. Những thành tựu trong cơng tác giảm nghèo ở Việt Nam
Có thể nói rằng trong những năm qua, cùng với các chính sách phát
triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc,

nhiều chính sách giảm nghèo đã đƣợc triển khai và giành đƣợc những kết quả
rất quan trọng.
Thành tựu giảm nghèo đã góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế và
thực hiện công bằng xã hội. Điều đó minh chứng bằng các số liệu thực
hiện các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc tại Việt Nam
thời gian qua: Giảm đƣợc 75% tỷ lệ hộ nghèo, từ 58,1% năm 1990 xuống còn
14,5% năm 2008. Năm 2011, tuy bất ổn về kinh tế, lạm phát cao cộng với hậu
quả nặng nề của thiên tai bão lụt nhƣng kết thúc năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo cả
nƣớc giảm trên 2%, còn 14% (theo chuẩn mới). Với kết quả này, công tác
giảm nghèo năm 2011 hoàn thành đƣợc mục tiêu Quốc hội đề ra.
Năm 2012 cơng tác giảm nghèo tiếp tục đƣợc Chính phủ đầu tƣ, trong
đó nhấn mạnh đến: Việc thực hiện có hiệu quả chƣơng trình giảm nghèo; xây
dựng kết cấu hạ tầng cho các vùng nghèo, xã nghèo; đồng thời nâng cấp, cải
tạo các tuyến trục giao thông nối vùng nghèo, xã nghèo với nơi khác, tạo điều
kiện thuận lợi cho vùng nghèo, vùng khó khăn phát triển. Đi đơi với việc xây
dựng kết cấu hạ tầng, tiếp tục tạo nguồn lực cần thiết để dân cƣ ở các vùng
nghèo, xã nghèo đẩy mạnh sản xuất, phát triển ngành nghề, tăng nhanh thu
nhập… Nhằm nâng dần mức sống của các hộ đã thoát nghèo, giảm tỷ lệ hộ
nghèo năm 2012 xuống cịn 10% - 11%; tránh tình trạng tái nghèo trên địa
bàn cả nƣớc. Nhìn tổng thể có thể thấy rằng, nguyên nhân cơ bản tạo ra thành
tựu giảm nghèo đói của Việt Nam trong những năm qua là nhờ đổi mới cơ
chế, chính sách, khuyến khích mọi ngƣời dân làm giàu chính đáng trên cơ sở
giải phóng mạnh sức sản xuất, huy động mọi nguồn lực hiện có cùng với sự
hỗ trợ đúng trọng tâm, trọng điểm của Nhà nƣớc.
Bên cạnh đó là xác định đúng đối tƣợng nghèo và nguyên nhân cụ thể
dẫn đến nghèo của từng nhóm dân cƣ để triển khai chính sách hỗ trợ phù hợp.
Huy động sự tham gia của các cấp, các ngành vào công tác giảm nghèo ở từng
địa phƣơng. Trong công tác giảm nghèo, vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng
10



và chính quyền địa phƣơng đóng vai trị then chốt. Thực tế cho thấy, nơi nào
cấp ủy Đảng và chính quyền thực sự quan tâm thì nơi đó cơng tác tuyên
truyền, vận động và các biện pháp giảm nghèo sẽ phát huy tác dụng. Song
song đó, thời gian qua chúng ta đã tranh thủ đƣợc các nguồn lực nƣớc ngoài
cả về mặt vật chất, vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm (Trích dẫn: Diệp Văn Sơn,
2013)
2.2.4. Các nghiên cứu về giảm nghèo
Đối với thực trạng nghèo và các giải pháp giảm nghèo của Việt Nam đã
đƣợc nhiều nhà khoa học trong và ngoài nƣớc nghiên cứu nhƣ:
- Gini và Lore, Lê Xuân Bá, Chu Tiến Quang, Nguyễn Hữu Tiến, Lê
Xuân Đình - Nghèo đói và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, Nhà xuất bản
Nông nghiệp Hà Nội 2001: Đƣa ra đƣợc những mặt ƣu, nhƣợc của các tổ
chức về cách đánh giá nghèo đói theo từng tiêu chí của các tổ chức đó. Các
tác giả đã tính điểm các ngun nhân theo các vùng nên đã xếp hạng đƣợc
chính xác nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nghèo của tỉnh Quảng Bình, theo
cách đó chúng ta có thể tiến hành ở các địa phƣơng khác và có các giải pháp
phù hợp cho từng vùng. Đƣa ra một số mơ hình thốt nghèo bằng cách sử
dụng đúng thế mạnh của gia đình với sự giúp đỡ của cộng đồng (Trích dẫn:
Trần Thị Thoa, năm 2016).
- Lƣơng Hồng Quang - Văn hóa của nhóm nghèo ở Việt Nam thực
trạng và giải pháp, Nhà xuất bản văn hóa - thơng tin Hà Nội 2001: Tác giả
Lƣơng Hồng Quang đã cho rằng nghèo khổ và văn hố của nhóm nghèo có
liên quan tới các vấn đề thuộc phạm trù văn hố của nhóm nghèo đóng khung
trong một khu vực, nó phụ thuộc vào bối cảnh lịch sử. Nghiên cứu về văn hố
của nhóm nghèo tác giả chủ yếu phải dựa vào tiêu chí thu nhập bình quân,
nhƣng tác giả tập trung nghiên cứu tâm lý, lối sống, cách tiếp cận của họ đối
với xã hội. Tác giả thấy rằng những ngƣời nghèo có trình độ văn hố thấp
hoặc mù chữ, họ thƣờng cảm thấy cơ lập, tự ti, bị tƣớc đoạt những cái mà
ngƣời khác có đƣợc, khi đƣợc trợ cấp xã hội thì dƣờng nhƣ họ lại trông chờ ỷ

lại. Tác giả cũng đƣa ra đƣợc những giải pháp khoa học có tính khả thi, tuy
nhiên các giải pháp đó chủ yếu là dựa vào nguồn ngân sách Nhà nƣớc chứ
chƣa tập trung phát huy đƣợc tổng lực của toàn xã hội, sự tự lực của ngƣời
nghèo bởi nâng cao trình độ văn hố cho ngƣời nghèo cần phải có một thời
11


gian dài. Tác giả cho rằng, muốn xoá đƣợc tận gốc của cái nghèo và có tính
bền vững thì phải nâng cao văn hố cho ngƣời nghèo vì khi con ngƣời có tri
thức thì họ tiếp cận đƣợc với thế giới bên ngoài và tiếp thu khoa học kỹ thuật
nhanh đặc biệt là trong việc sản xuất kinh doanh (Trích dẫn: Trần Thị Thoa,
năm 2016).
Nhìn chung, các cơng trình trên tiếp cận dƣới những góc độ khác nhau
cả lý luận và thực tiễn về giảm nghèo, thấy đƣợc sự cần thiết phải đẩy mạnh
giảm nghèo ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và đều gợi ý những hƣớng
đi và giải pháp để giảm nghèo ở nƣớc ta.
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG TỪ NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
Cơ sở lý luận về giảm nghèo đƣợc đề cập khá đầy đủ và chi tiết trong
các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc.
Qua các thành tựu về công tác giảm nghèo trên thế giới và Việt Nam
thƣờng nghiên cứu về các chính sách và định hƣớng về hỗ trợ tài chính để
phát triển cơ sở hạ tầng thúc đẩy sinh kế cho nông dân, đẩy mạnh sản xuất
phát triển ngành nghề, tăng thu nhập... thƣờng tập trung vào các vùng đặc biệt
khó khăn, các huyện có tỷ lệ nghèo cao. Ngồi ra, cịn khá nhiều cơng trình
nghiên cứu về vấn đề giảm nghèo, song hầu hết những đề tài này tiếp cận vấn
đề xố đói giảm nghèo ở tầm vĩ mô mà chƣa đi vào nghiên ở từng địa bàn
nhỏ, cụ thể, đặc biệt cho đến nay chƣa có cơng trình nghiên cứu nào đề cập
tới vấn đề giảm nghèo ở xã Tân Mộc, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Do
đó nghiên cứu tìm hiểu và đánh giá đƣợc tình hình nghèo tại xã để từ đó đề
xuất ra các giải pháp giảm nghèo.


12


PHẦN 3
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại điểm nghiên cứu.
- Phân tích và đánh giá thực trạng nghèo tại điểm nghiên cứu.
- Phân tích nguyên nhân dẫn tới nghèo và yếu tố ảnh hƣởng đến thu
nhập của ngƣời dân tại điểm nghiên cứu.
- Đề xuất giải pháp góp phần giảm nghèo bền vững tại điểm nghiên cứu.
3.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Nghiên cứu và kế thừa tài liệu thứ cấp
- Nghiên cứu và kế thừa các tài liệu của địa phƣơng về: Điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình sản xuất nông lâm nghiệp trong những năm
gần đây, thực trạng nghèo của địa phƣơng, các chƣơng trình chính sách về
xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế đã thực hiện tại điểm nghiên cứu.
- Những báo cáo, chuyên đề và tài liệu tập huấn, các thông tin về công
tác giảm nghèo của địa phƣơng.
- Báo cáo tổng kết hàng năm về tình hình nghèo đói của điểm nghiên cứu.
- Các thông tin do cán bộ địa phƣơng cung cấp.
3.2.2. Phƣơng pháp điều tra thu thập số liệu
Sử dụng các cơng cụ trong phƣơng pháp đánh giá nơng thơn có sự tham
gia của ngƣời dân (PRA)
3.2.2.1. Phỏng vấn bán định hướng
a. Phỏng vấn cán bộ xã
- Phỏng vấn dựa trên bảng hỏi chuẩn bị trƣớc, nội dung phỏng vấn:
+ Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình sản xuất nông lâm nghiệp.
+ Tổng số thôn tại điểm nghiên cứu, số thơn đặc biệt khó khăn.

+ Tổng số hộ gia đình tại điểm nghiên cứu, số hộ nghèo tại điểm
nghiên cứu.
+ Tình hình lao động năm 2017.
13


+ Tình hình thực hiện các chƣơng trình, hoạt động giảm nghèo tại điểm
nghiên cứu.
+ Những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện các chƣơng trình, hoạt động
giảm nghèo.
b. Phỏng vấn hộ gia đình
- Phỏng vấn 30 hộ gia đình thuộc 3 nhóm: Hộ nghèo, hộ cận nghèo và
hộ tái nghèo theo bảng phỏng vấn đã đƣợc chuẩn bị sẵn, ghi chép đầy đủ
thông tin thu thập đƣợc.
- Nội dung phỏng vấn:
+ Thơng tin cơ bản về hộ gia đình: Họ và tên chủ hộ, tuổi, giới tính,
trình độ học vấn, nghề nghiệp, số nhân khẩu, số lao động chính.
+ Các khoản chi phí và thu nhập của hộ gia đình.
+ Diện tích đất sản xuất và tình hình sản xuất nơng lâm nghiệp của gia
đình.
+ Những khó khăn gặp phải trong quá trình sản xuất.
+ Những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo.
+ Mong muốn của ngƣời dân để thốt nghèo.
Mẫu biểu 3.1: Điều tra kinh tế hộ gia đình
Họ và tên chủ hộ:
Nhóm hộ:
Thơn:
Xã:
STT
Thu bằng

Hiện
Tiền
vật
(đồng)
1. Cây lƣơng
thực
2. Cây ăn
quả
3. Chăn ni
4. Khác

Huyện:
Chi bằng
Hiện
Tiền
vật
(đồng)

Tỉnh:
Cân đối

Giải pháp

3.2.2.2. Thảo luận nhóm
- Lựa chọn nhóm hộ nghèo có các khó khăn khác nhau để tham gia thảo
luận nhóm. Chia làm 3 nhóm: Nhóm hộ nghèo, hộ cận nghèo; mỗi nhóm có 5
ngƣời.
14



- Nội dung thảo luận:
+ Những khó khăn dẫn đến đói nghèo
+ Nguyên nhân dẫn đến đói nghèo
+ Mong muốn của ngƣời dân để thốt nghèo
- Tiến trình thực hiện: Thống nhất với nhóm về địa điểm, thời gian,
mục đích thảo luận nhóm và tài liệu hóa trên giấy A4.
3.2.2.3. Xây dựng sơ đồ 3 mảng
- Phân tích những khó khăn gặp phải tại điểm nghiên cứu, tìm ra
nguyên nhân và đề xuất giải pháp giải quyết các khó khăn.
Mẫu biểu 3.2: Kết quả phân tích sơ đồ 3 mảng về khó khăn, nguyên nhân
và giải pháp
Khó khăn

Nguyên nhân

Giải pháp

3.2.3. Phƣơng pháp chọn mẫu
3.2.3.1. Phương pháp chọn thôn điểm
- Chọn 2 thơn điểm với các tiêu chí sau:
+ Có thơn xa trung tâm, thôn gần trung tâm
+ Tỷ lệ hộ nghèo của thôn cao
+ Là thôn thuộc diện đặc biệt khó khăn của xã
3.2.3.2. Phương pháp chọn hộ
- Chọn 30 hộ gia đình chia đều cho 2 thơn điểm
+ Các hộ gia đình thuộc 2 nhóm hộ: Nghèo và cận nghèo
3.2.4. Phƣơng pháp phân tích và xử lý thơng tin
Với hệ thống câu hỏi đƣợc chuẩn bị trong phiếu điều tra, sau khi thu
thập đƣợc các thông tin cần thiết tơi tiến hành kiểm tra, rà sốt, loại bỏ những
thơng tin, số liệu bất hợp lý trong quá trình phỏng vấn, chuẩn hố lại các

thơng tin. Sau đó tổng hợp đƣa ra các bảng biểu, các chỉ tiêu nghiên cứu phù
hợp với mục tiêu và nội dung đã đặt ra của đề tài.

15


PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI ĐIỂM NGHIÊN
CỨU.
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Tân Mộc là một xã miền núi, nằm ở phía Nam của huyện Lục Ngạn,
cách trung tâm huyện Lục Ngạn 12km.
+ Phía Bắc giáp xã Nam Dƣơng, huyện Lục Ngạn.
+ Phía Nam giáp xã Vơ Tranh, huyện Lục Nam.
+ Phía Đơng giáp xã Bình Sơn, huyện Lục Nam.
+ Phía Tây giáp xã Mỹ An, huyện Lục Ngạn.
Xã có tổng diện tích tự nhiên là 3.753,5 ha. Trong đó đất nơng nghiệp
là 3.347,5 ha, đất phi nơng nghiệp là 405,92 ha, đất chƣa sử dụng là 0,08 ha.
4.1.1.2. Đặc điểm địa hình, đất đai
Xã Tân Mộc nằm ở vùng núi cao của huyện Lục Ngạn. Địa hình bị chia
cắt mạnh, độ dốc khá lớn >250, giao thông đi lại tƣơng đối khó khăn.
Đất ở xã Tân Mộc chủ yếu là đất feralit vàng nhạt và nâu xám, có thành
phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, có kết cấu viên.
4.1.1.3. Khí hậu thủy văn
Xã Tân Mộc thuộc huyện Lục Ngạn mang đặc điểm của khí hậu miền
Bắc, khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa mƣa từ
tháng 4 đến tháng 9 đây là thời gian cây trồng sinh trƣởng mạnh nhất và mùa
khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, lƣợng mƣa thấp, thời gian rét kéo dài.

Nhiệt độ trung bình năm là 23,50C; tháng cao nhất là 320C (vào tháng 6
và tháng 7) và tháng thấp nhất là 130C (vào tháng 1).
Trên địa bàn xã có nhiều đập nhƣ: Đập Cấm, đập Ía, đập Dạn... đây là
nguồn nƣớc quan trọng phục vụ cho đời sống và sản xuất của nhân dân. Tuy
nhiên khả năng khai thác cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân còn
hạn chế, đặc biệt vào mùa khô.
16


4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Dân số
Xã Tân Mộc là một xã miền núi nên diện tích đất đai rộng, các khu dân
cƣ tập trung rải rác. Trên địa bàn xã có 9 thơn và 1577 hộ với tổng số nhân
khẩu là 6477, trong xã có nhiều thành phần dân tộc anh em cùng sinh sống.
Các dân tộc thiểu số sinh sống đan xen với cộng đồng dân tộc Kinh, nhân dân
các dân tộc trong xã luôn có mối quan hệ đồn kết và giữ gìn đƣợc bản sắc
văn hóa của từng dân tộc.
Bảng 4.1: Thành phần dân tộc xã Tân Mộc năm 2017
STT

Dân tộc

Số khẩu

Tỷ lệ (%)

1

Kinh


1941

30,67

2

Sán Dìu

1716

27,12

3

Hoa

1725

27,26

4

Cao Lan

69

1,09

5


Dao

693

10,95

6

Nùng

59

0,93

7

Tày

87

1,37

8

Sán Chí

38

0,61


(Nguồn: UBND xã Tân Mộc tháng 9 năm 2017)
Qua bảng số liệu ta trên ta thấy: Xã có 8 phần dân tộc cùng nhau sinh
sống tạo nên một nền văn hóa đa dạng, phong phú. Trong đó: Dân tộc Kinh có
tỷ lệ cao nhất là 30,67%, tiếp theo đến dân tộc Hoa có tỷ lệ là 27,26%. Dân
tộc Sán Chí có tỷ lệ thấp nhất là 0,61%. Do các dân tộc Kinh, Hoa và Sán Dìu
sinh sống ở địa phƣơng từ lâu nên có tỷ lệ cao. Những năm gần đây do nhập
cƣ từ địa phƣơng khác nên các dân tộc Cao Lan, Dao, Nùng, Tày và Sán Chí
có tỷ lệ thấp.
4.1.2.2. Lao động
Lao động là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế của từng vùng
cũng nhƣ từng quốc gia. Nhìn vào tình hình phát triển nguồn lao động cũng
nhƣ cơ cấu lao động trong từng ngành mà ngƣời ta có thể đánh giá đƣợc tình
17


hình kinh tế của một vùng hay một quốc gia. Đối với một xã vùng núi nhƣ xã
Tân Mộc việc đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực có trình độc cao đáp ứng
nhu cầu đòi hỏi của thị trƣờng lao động nhƣ hiện nay là một việc rất khó
khăn. Dân số hiện nay của xã 6477 nhân khẩu với tổng số lao động là 3543
ngƣời (chiếm 54,70% dân số toàn xã), trong đó lao động nam là 1899 ngƣời
(53,60%), lao động nữ là 1644 ngƣời (46,40%). Dƣới đây là tình hình lao
động của xã Tân Mộc năm 2017:
Bảng 4.2: Tình hình lao động của xã Tân Mộc năm 2017
STT

Chỉ tiêu

Số lƣợng

Tỷ lệ


(ngƣời)

(%)

Tổng Số

3543

100%

1

Lao động nam

1899

53,6%

2

Lao động nữ

1644

46,4%

3

Lao động nông nghiệp


3025

85,3%

4

Lao động phi nông nghiệp: giáo dục, y tế...

90

2,54%

5

Lao động công nghiệp: công nhân công ty

170

4,79%

6

Dịch vụ: buôn bán

52

1,47%

7


Xây dựng

52

1,47%

8

Xuất khẩu lao động

18

0,51%

9

Khác

136

3,84%

(Nguồn: UBND xã Tân Mộc năm 2017)
Qua bảng số liệu ta thấy: Ở địa phƣơng lao động nông nghiệp có tỷ lệ cao
nhất là 85,38%, tiếp theo là lao động cơng nghiệp có tỷ lệ là 4,79%. Lao động
xuất khẩu ra nƣớc ngồi có tỷ lệ thấp nhất là 0,51%. Do xã Tân Mộc là một
xã thuần nông, ngƣời dân ở địa phƣơng chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nên
lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao. Mấy năm trở lại đây các hộ có con, em
có trình độ THCS trở lên nếu có đủ sức khỏe sẽ có nhiều khả năng đƣợc tuyển

dụng vào làm việc tại các khu công nghiệp ở Bắc Giang và Bắc Ninh.

18


4.1.2.3. Thu nhập
Lao động địa phƣơng chủ yếu là lao động sản xuất nơng nghiệp, do sản
xuất nơng nghiệp có tính thời vụ cao và phụ thuộc nhiều vào thời tiết nên thu
nhập của ngƣời dân thƣờng thấp và không ổn định. Thu nhập bình quân đầu
ngƣời năm 2015 - 2017 nhƣ sau:
Bảng 4.3: Thu nhập bình quân đầu ngƣời của xã Tân Mộc
Năm

Thu nhập bình quân/ngƣời/năm (triệu đồng/ngƣời/năm)

2015

25,93

2016

26,35

2017

28,96

(Nguồn: UBND xã Tân Mộc)
Qua bảng số liệu ta thấy: Thu nhập bình quân đầu ngƣời của xã Tân
Mộc tăng dần qua các năm, năm 2015 là 25,93 triệu đồng/ngƣời/năm đến năm

2017 tăng lên 3,03 triệu đồng/ngƣời/năm. Tuy nhiên, điều kiện phát triển kinh
tế của các hộ gia đình, các thơn là khác nhau, tùy thuộc vào thôn gần trung
tâm hay xa trung tâm, cơ sở hạ tầng, đất đai dẫn đến sự chênh lệch về thu
nhập. Đối với các hộ nghèo, hộ cận nghèo thu nhập bình quân/ngƣời/năm
thấp, nguồn thu nhập chính của họ là từ sản xuất nơng nghiệp, làm thuê. Tuy
nhiên, diện tích đất canh tác ít, sử dụng đất không hiệu quả, thiếu vốn đầu tƣ
cho sản xuất nên nguồn thu nhập của các họ là không cao.
4.1.2.4. Cơ sở hạ tầng xã Tân Mộc
- Đƣờng trục thôn: Tổng chiều dài 44.156m, rộng 3,5m. Đã cứng hóa:
Dài 4.593m, rộng 3,5m. Chƣa cứng hóa: Dài 35.159m, rộng 3,5m.
- Đƣờng liên thôn: Tổng chiều dài 22.500m, rộng 4m. Đã cứng hóa:
Dài 19.550m, rộng 4m. Chƣa cứng hóa: Dài 2.950m, rộng 4m.
Nhìn chung hệ thống giao thơng của xã đã tƣơng đối đầy đủ về số
lƣợng nhƣng chất lƣợng còn nhiều bất cập, kết cấu mặt đƣờng đá răm, đƣờng
đất còn chiếm tỷ lệ cao. Mặt đƣờng xuống cấp, giao thông đi lại cịn gặp
nhiều khó khăn.

19


×