Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Đánh giá thực trạng khai thác sử dụng và đề xuất giải pháp phát triển lâm sản ngoài gỗ của người dân xã hồng quang huyện lâm bình tỉnh tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 78 trang )

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi sinh viên, đây là thời gian để
sinh viên làm quen với công tác điều tra, nghiên cứu, áp dụng những kiến thức lý
thuyết với thực tế nhằm củng cố và nâng cao khả năng phân tích, làm việc sáng tạo của
bản thân phục vụ cho công tác sau này. Đồng thời đó là thời gian quý báu cho tơi có
thể học tập nhiều hơn từ bên ngồi về cả kiến thức chun mơn và khơng chun mơn
nhƣ giao tiếp, cách nhìn nhận cơng việc và thực hiện cơng việc đó nhƣ thế nào. Đƣợc
sự nhất trí của trƣờng Đại học Lâm Nghiệp (ĐHLN) khoa Quản lý tài nguyên rừng và
môi trƣờng (QLTNR&MT), tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp: “Đánh giá thực trạng
khai thác, sử dụng và đề xuất giải pháp phát triển lâm sản ngoài gỗ của ngƣời
dân Xã Hồng Quang – Huyện Lâm Bình – Tỉnh Tuyên Quang”.
Trong quá trình thực hiện đề tài này tơi đã cố gắng nỗ lực hết mình và tơi cũng
đã nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ địa phƣơng, cán bộ kiểm lâm, ngƣời
dân địa phƣơng và sự chỉ dạy tận tình của giáo viên hƣớng dẫn, thầy giáo ThS. Phạm
Thành Trang. Nhân dịp này tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới:
Ban chủ nhiệm Khoa Quản lý tài nguyên rừng và mơi trƣờng
UBND xã Hồng Quang, đồng chí chủ tịch xã Phù Đức Lâm, phó chủ tịch Ma
Cơng Sứng, chú Hênh , anh Ma Công Tuấn cán bộ Kiểm lâm phụ trách xã đã nhiệt tình
cung cấp những thơng tin tài liệu quan trọng để tơi hồn thành đề tài một cách nhanh
chóng và chính xác, ủy ban cịn tạo điều kiện để tôi dễ dàng hợp tác và tiếp cận với ngƣời
dân để tôi tiến hành phỏng vấn ngƣời dân thu thập thơng tin hồn thành luận văn.
Đặc biệt là sự chỉ dạy, hƣớng dẫn nhiệt tình của giáo viên hƣớng dẫn ThS. Phạm
Thành Trang đã tận tình giúp đỡ tôi thực hiện đề tài trong thời gian thực hiện đề tài.
Do kiến thức còn hạn hẹp nên trong quá trình thực hiện đề tài tơi đã gặp khơng ít
khó khăn, do vậy mà đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong nhận
đƣợc những ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cơ giáo và các bạn sinh viên để bài đề
tài đƣợc hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên

Ma Thị Thùy Ninh




TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
Khoa Quản lý tài nguyên rừng và mơi trƣờng
========================o0o============================
=

TĨM TẮT KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

1. Tên khóa luận: Đánh giá thực trạng khai thác, sử dụng và đề xuất giải pháp
phát triển lâm sản ngoài gỗ của ngƣời dân Xã Hồng Quang – Huyện Lâm Bình –
Tỉnh Tuyên Quang.
2. Sinh viên thực hiện: Ma Thị Thùy Ninh
3. Giáo viên hƣớng dẫn: Thạc sĩ Phạm Thành Trang
4. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá đƣợc tiềm năng , thực trạng của việc khai thác
và sử dụng nguồn tài nguyên thực vật LSNG của ngƣời dân xã Hồng Quang. Từ
đó đƣa ra đƣợc các giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển LSNG tại địa phƣơng
này.
5. Nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu thành phần các loài thực vật làm LSNG tại địa phƣơng.
- Tìm hiểu thực trạng khai thác, sử dụng nguồn thực vật cho LSNG tại địa
phƣơng.
- Tìm hiểu về thị trƣờng tiêu thụ của các loài thực vật cho LSNG tại địa
phƣơng.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển nguồn LSNG tại địa
phƣơng với sự tham gia của ngƣời dân.
6. Những kết quả đạt đƣợc:
Đề tài xác định đƣợc 104 loài thực vật cho LSNG thuộc 55 họ của 2 Ngành.
Trong đó ngành Ngọc lan là ngành có sự đa dạng về số lồi nhiều nhất thơng
qua 2 lớp: Lớp 1 lá mầm và Lớp 2 lá mầm.

Thực vật cho LSNG tại khu vực nghiên cứu có 6 nhóm giá trị sử dụng gồm:
nhóm cây dƣợc liệu với 22 lồi, nhóm cây rau, quả, thực phẩm gia vị với 42
lồi, nhóm cây cho nhựa dầu, nhựa dính, cao su với 4 lồi, nhóm cây cho tinh


dầu với 5 lồi, nhóm cây cho thuốc nhuộm với 2 lồi và nhóm cây cho sợi với 9
lồi.
Đề tài đã tổng hợp đƣợc những kiến thức bản địa của ngƣời dân địa phƣơng
trong khai thác, chế biến và sử dụng những loài thực vật cho LSNG.
Đề tài xác định đƣợc thị trƣờng tiêu thụ các loài thực vật cho LSNG tại địa
phƣơng.
Đề tài đã xác định đƣợc một số thuận lợi, khó khăn trong việc phát triển các lồi
LSNG tại địa phƣơng và đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển
các loài này.
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2016
Sinh viên
Ma Thị Thùy Ninh


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
ĐẶT VẤN ĐỀ ...............................................................................................................................1
Phần 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU...................................................................................3
1.1. Một vài đặc điểm về thực vật cho LSNG .................................................................3
1.2. Những nghiên cứu về LSNG trên thế giới ..............................................................4
1.3. Những nghiên cứu về LSNG ở Việt Nam .................................................................7
Phần 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU ........................................................................................................................... 11
2.1. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 11
2.1.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................................... 11
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................................... 11
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................... 11
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................. 11
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 11
2.3. Nội dung nghiên cứu.................................................................................................... 11
2.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 12
2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu ............................................................................... 12
2.4.2. Phương pháp ngoại nghiệp ................................................................................... 12
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................................... 16
Phần 3. ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU .................................. 18
3.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................................ 18
3.1.1. Vị trí địa lý và ranh giới hành chính .................................................................. 18
3.1.2. Địa hình địa mạo ........................................................................................................ 18
3.1.3. Địa chất thổ nhưỡng ................................................................................................ 19


3.1.4. Khí hậu thủy văn ........................................................................................................ 20
3.1.5. Tài nguyên rừng......................................................................................................... 22
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................................... 22
3.2.1. Dân số và lao động .................................................................................................... 22
3.2.2. Tình hình kinh tế ....................................................................................................... 22
3.2.3. Cơ sở hạng tầng.......................................................................................................... 23
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................................... 25
4.1. Thành phần loài và phân loại thực vật cho LSNG tại xã Hồng Quang ..... 25
4.1.1. Thành phần các loài thực vật cho LSNG........................................................... 25
4.1.2. Phân loại lâm sản ngoài gỗ tại xã Hồng Quang ............................................. 25
4.2. Thực trạng khai thác sử dụng LSNG của người dân tại xã Hồng Quang 33

4.2.1. Tình hình khai thác ................................................................................................... 33
4.2.2. Tình hình sử dụng ..................................................................................................... 36
4.2.3. Khai thác và chế biến LSNG tại địa phương ................................................... 38
4.3. Thị trường tiêu thụ LSNG ở xã Hồng Quang ...................................................... 42
4.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển nguồn thực vật
LSNGtại địa phương với sự tham gia của người dân .............................................. 46
4.4.1. Một số thuận lợi và khó khăn trong việc quản lý và phát triển thực vật
cho LSNG tại xã Hồng Quang ............................................................................................ 46
4.4.2. Các tác động của con người đến tài nguyên LSNG ở khu vực ................. 48
4.4.3. Giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên LSNG tại địa
phương....................................................................................................................................... 49
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng ghi chép điều tra theo tuyến các loài cho LSNGtại xã Hồng
Quang.......................................................................................................................................... 13
Bảng 2.2: Địa điểm và các dạng sinh cảnh được thiết lập ô tiêu chuẩn .......... 13
Bảng 2.3: Bảng ghi chép điều tra tầng cây cao cho LSNG ..................................... 14
Bảng 2.4: Bảng ghi chép điều tra cây tái sinh cho LSNG ....................................... 14
Bảng 2.5: Bảng ghi chép điều tra cây bụi, thảm tươi .............................................. 15
Bảng 2.6. Thị trường tiêu thụ của một số loài LSNG chủ yếu ở địa phương. 16
Bảng 2.7: Danh mục các loài thực vật cho LSNG tại xã Hồng Quang................ 17
Bảng 3.1: Kết quả phân tích mẫu đất của Phịng TN và MT huyện Lâm Bình,
tỉnh Tun Quang. ................................................................................................................. 20
Bảng 3.2: Một số yếu tố khí hậu đặc trưng của khu vực nghiên cứu năm
2105 ............................................................................................................................................ 21
Bảng 4.1: Thành phần loài LSNG tại xã Hồng Quang .............................................. 25
Bảng 4.2: Phân loại LSNG theo dạng sống................................................................... 26

Bảng 4.3: Phân loại LSNG theo các nhóm cơng dụng.............................................. 27
Bảng 4.4: Thành phần lồi và cơng dụng của các lồi cây dược liệu ............... 28
Bảng 4.5: Một số loài LSNG dùng làm thực phẩm, gia vị được người dân thu hái
....................................................................................................................................................... 30
Bảng 4.6: Một số loài cây cho sợi .................................................................................... 32
Bảng 4.7: Danh mục một số loài thực vật quý hiếm cho LSNG........................... 33
Bảng 4.8 Lịch mùa vụ một số LSNG người dân thường khai thác ..................... 35
Bảng 4.9: Một số loài LSNG thƣờng đƣợc ngƣời dân địa phƣơng sử dụng.......37
Bảng 4.10: Cách khai thác và chế biến của nhóm lồi cây dược liệu ............... 38
Bảng 4.11: Cách khai thác chế biến nhóm cây cho thực phẩm........................... 40


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Kí hiệu

Nội dung

ĐHLN

Đại học Lâm nghiệp

LSNG

Lâm sản ngồi gỗ

NN & PTNT

Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn


NXB

Nhà xuất bản

ƠTC

Ơ tiêu chuẩn

TN & MT

Tài ngun và môi trƣờng


ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ xa xƣa, mặc dù con ngƣời gắn với Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) chặt chẽ
và thƣờng xuyên nhƣng do giá trị kinh tế của các loài này khơng lớn khi so với
sản phẩm chính của rừng nên chúng không đƣợc chú ý nhiều trong phần lớn
ngƣời dân địa phƣơng. Có chăng chỉ là các nguyên liệu, dƣợc liệu đặc biệt và
thú quý mới đƣợc quan tâm. Nhƣng hiện nay, do số lƣợng và chất lƣợng rừng
đang bị suy giảm mạnh, hơn nữa chính sách đóng cửa rừng của Nhà nƣớc đã
làm cho nguồn cung cấp gỗ ngày càng khan hiếm, điều này đã tác động mạnh
đến thu nhập của ngƣời dân sống gần rừng, phụ thuộc vào rừng. Lúc này, hoạt
động khai thác rừng của ngƣời dân địa phƣơng lại tập trung vào các loại LSNG
và ngƣời ta mới thấy đƣợc giá trị nhiều mặt của LSNG, mới có những nghiên
cứu nghiêm túc trong quản lý nguồn tài nguyên này. Và nguyên nhân nữa là
ngƣời ta cho rằng giá trị thƣơng mại của LSNG nhỏ nếu với quy mơ cộng đồng
hoặc gia đình, nó chỉ xuất hiện khiêm tốn ở các chợ nơng thơn. Vì vậy chƣa có
một tiêu chuẩn nào để đánh giá cho LSNG và giá cả của chúng cũng biến động
theo từng vùng và từng thời điểm, những ngƣời khai thác và chế biến các sản
phẩm từ LSNG chƣa có đủ thơng tin về thị trƣờng và giá cả.

Trong những năm gần đây, trƣớc xu thế ngày càng giảm về số lƣợng của
các loài động, thực vật quý hiếm, các quốc gia và các tổ cức phi chính phủ đã và
đang rất nỗ lực hành động để bảo tồn các nguồn gen quý hiếm của trái đất. Việt
Nam nằm trong vùng nhiệt đới, có điều kiện tự nhiên thuận lợi nên tài nguyên
rừng rất phong phú, đa dạng. Tài nguyên rừng đã gắn bó với đời sống của nhân
dân ta, đặc biệt đối với đồng bào các dân tộc ở vùng núi và trung du. Rừng
khơng chỉ có giá trị to lớn trong việc bảo vệ mơi trƣờng sinh thái, phịng hộ, an
ninh quốc phòng.... mà rừng còn giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp gỗ
và LSNG.
Hiện nay, ngƣời ta quan niệm Lâm sản ngồi gỗ bao gồm những sản phẩm
khơng phải gỗ có nguồn gốc sinh vật đƣợc khai thác từ rừng tự nhiên, rừng
trồng, và có nhiều giá trị sử dụng. Nhƣ vậy, LSNG là một bộ phận chức năng
quan trọng của hệ sinh thái rừng. Lâm sản ngoài gỗ khơng những góp phần quan
1


trọng về kinh tế xã hội mà cịn có giá trị to lớn đối với sự giàu có của hệ sinh
thái và sự đa dạng sinh học của rừng. Đã từ lâu, LSNG đƣợc sử dụng đa mục
đích trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội nhƣ làm dƣợc liệu, đồ gia dụng,
hàng thủ công mỹ nghệ, thực phẩm,..., do vậy chúng đóng vai trị hết sức quan
trọng trong đời sống của nhân dân. Tuy nhiên, sự thiếu hiểu biết về đặc tính và
cơng dụng của các lồi LSNG đã hạn chế nhiều giá trị kinh tế của chúng. Hơn
nữa, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà một số lồi LSNG đang bị cạn kiệt
cùng với sự suy thối của rừng. Nhƣ vậy, vấn đề đặt ra là phải nâng cao hiểu
biết về LSNG để quản lý, khai thác, sử dụng, chế biến, tiêu thụ và phát triển bền
vững nguồn tài nguyên quí giá này.
Xã Hồng Quang là xã nằm phía Tây của huyện Lâm Bình, tỉnh Tun
Quang, đời sống văn hóa, y tế, giáo dục đang đƣợc quan tâm và phát triển. Hầu
hết ở các thôn đều là đồng bào các dân tộc cuộc sống của họ gặp rất nhiều khó
khăn chủ yếu họ dựa vào tài nguyên rừng, nhất là nguồn LSNG. Tại đây có rất

nhiều các loại LSNG có giá trị nhiều mặt và chúng đang đƣợc thu hái để phục
vụ cho đời sống gia đình và thƣơng mại. Việc khai thác LSNG chủ yếu từ tự
nhiên, mức độ khai thác sử dụng lớn dẫn đến nguồn tài nguyên này đang bị cạn
kiệt hoặc còn với số lƣợng rất ít. Vì thế, cần có sự trang bị kiến thức để đƣa ra
những biện pháp hữu hiệu cần thiết để bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên
LSNG.
Để bảo vệ và phát triển bền vững LSNG cho sinh kế của cộng đồng địa
phƣơng, việc tìm hiểu thực trạng, sử dụng các loại lâm sản này là việc cần thiết.
Vì vậy tơi thực hiện đề tài: “ Đánh giá thực trạng khai thác, sử dụng và đề
xuất giải pháp phát triển LSNG của ngƣời dân xã Hồng Quang – huyện
Lâm Bình – tỉnh Tuyên Quang ”.

2


Phần 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Một vài đặc điểm về thực vật cho LSNG
Lâm sản ngoài gỗ ( Non Timber Forest Products ) là tất cả các vật liệu sinh
học ngoài gỗ, đƣợc khai thác từ rừng tự nhiên phục vụ cho mục đích của con
ngƣời. Bao gồm các sản phẩm là động vật sống, nguyên liệu thô và củi, song
mây, tre nứa, gỗ nhỏ và sợi (W.W.F, 1989) [12].
Lâm sản ngồi gỗ là tất cả những sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật không
kể gỗ, cũng nhƣ những dịch vụ có đƣợc từ rừng và đất. Dịch vụ trong định nghĩa
này là những hoạt động từ du lịch sinh thái, làm dây leo, thu gôm nhựa và các
hoạt động liên quan đến thu hái và chế biến các sản phẩm này (FAO, 1995) [14].
Lâm sản ngoài gỗ bao gồm các ngun liệu có nguồn gốc sinh vật, khơng
phải là gỗ, đƣợc khai thác từ rừng để phục vụ con ngƣời. Chúng bao gồm thực
phẩm, thuốc, gia vị, tinh đầu, nhựa, nhựa mủ, tanin, thuốc nhuộm, cây cảnh,
động vật hoang dã ( động vật sống hoặc các sản phẩm của chúng ), củi và các

nguyên liệu thô nhƣ tre, nứa, mây, song, gỗ nhỏ và sợi ( JennH.DeBeer, 2000 ).
Có rất nhiều định nghĩa về LSNG đã đƣợc đƣa ra nhƣng tóm lại các định
nghĩa đều nhận định LSNG là các sản phẩm có nguồn gốc từ rừng, khơng kể gỗ,
cũng nhƣ dịch vụ từ rừng mà ngƣời dân có thể sử dụng đƣợc hay đem các sản
phẩm từ rừng ra để trao đổi hàng hóa mua bán mang lại thu nhập kinh tế cho
ngƣời dân.
LSNG thƣờng đƣợc phân chia theo nhóm giá trị sử dụng nhƣ sau:
- Nhóm LSNG dùng làm ngun liệu cơng nghiệp.
- Nhóm LSNG dùng làm vật liệu thủ cơng mỹ nghệ.
- Nhóm LSNG dùng làm lƣơng thực, thực phẩm và chăn ni.
- Nhóm LSNG dùng làm dƣợc liệu.
- Nhóm LSNG dùng làm cảnh.
LSNG đa dạng về giá trị sử dụng do đó nó có vai trò quan trọng đối với đời
sống xã hội:

3


+ LSNG có tầm quan trọng về kinh tế và xã hội. Chúng có giá trị lớn và có
thể tạo ra nhiều cơng ăn việc làm.
+ LSNG có giá trị đối với sự giàu có của hệ sinh thái rừng. Chúng đóng
góp vào sự đa dạng sinh học của rừng. Chúng là nguồn gen hoang dã quý, có thể
bảo tồn phục vụ gây trồng công nghiệp.
+ LSNG hiện bị cạn kiệt cùng với sự suy thoái của rừng bởi ảnh hƣởng của
sự ra tăng dân số, mở rộng canh tác nơng nghiệp, chăn thả gia súc khơng kiểm
sốt, khai thác gỗ, thu hái chất đốt.
1.2. Những nghiên cứu về LSNG trên thế giới
Từ những năm 1980 trở lại đây có nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng
minh đƣợc giá trị thực của thực vật cho LSNG, cũng nhƣ đã chỉ rõ vai trị to lớn
của nó đối với sự phát triển rừng bền vững. Đầu tiên phải kể đến những phát

hiện về khả năng đặc biệt của thực vật LSNG nhƣ phục hồi nhanh, cho thu
hoạch sớm, năng suất kinh tế cao, ổn định, có thể kinh doanh liên tục và việc
khai thác chúng thƣờng ít bị phá hủy hệ sinh thái. Vì vậy, bằng cách duy trì tính
ngun vẹn của rừng tự nhiên, việc bảo tồn có khai thác có thể ni dƣỡng đƣợc
tính đa dạng sinh học cơ bản và bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Bảo tồn có khai
thác sẽ cung cấp những sản phẩm cần thiết cho một bộ phận của xã hội một cách
bền vững ( Mendelsohn, 1992 ). Nghiên cứu của Mendelsohn (1992) đã chỉ rõ
vai trị của thực vật LSNG, theo ơng: thực vật LSNG quan trọng cho bảo tồn bởi
việc khai thác chúng có thể ln đƣợc thực hiện với sự tổn hại ít nhất đến rừng.
Thực vật LSNG quan trọng cho tính bền vững vì trong q trình khai thác chúng
vẫn đảm bảo cho rừng ở trạng thái tự nhiên. Thực vật LSNG quan trọng trong
đời sống bởi nó có thể cung cấp nhiều dạng sản phẩm nhƣ thực vật ăn đƣợc,
nhựa, thuốc nhuộm, tanin, sợi, cây làm thuốc,...và ngoài sử dụng trực tiếp ngƣời
thu hái có thể đem bán, trao đổi (một trong các yếu tố không thể thiếu của xã
hội). Do đó, ơng khẳng định rừng nhƣ là một nhà máy quan trọng của xã hội và thực
vật cho LSNG là một trong những sản phẩm quan trọng của nhà máy này [13].
Thấy đƣợc vai trò của LSNG đối với các nƣớc đang phát triển nhất là
các nƣớc ở vùng nhiệt đới, nhiều tổ chức quốc tế đã tiến hành nhiều dự án
4


nhằm làm rõ vai trò của LSNG, định chế quản lý, các chính sách liên quan,
thơng tin tiếp thị...
Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp đặt tại Indonesia (CIFOR) đã chú trọng
nhiều về nghiên cứu LSNG. Trung tâm đã đề ra phƣơng pháp phân tích với các
lâm sản thƣơng mại thế giới. Trung tâm quốc tế về nông lâm kết hợp (ICRAF)
đã và đang thực hiện nghiên cứu làm thế nào để sản xuất, nâng cao sản lƣợng
của cây rừng có tiềm năng. Tổ chức lƣơng thực và nông nghiệp của Liên hợp
quốc (FAO) và trung tâm đào tạo vùng về lâm nghiệp cộng đồng (RECOFTC)
cũng có nhiều những nghiên cứu về LSNG trong đó có cách tiếp cân về phƣơng

pháp luận về “ Từ sản xuất đến hệ thống tiêu thụ ” coi nhiệm vụ sản xuất của
rừng là cần thiết cho cung cấp bền vững, phân phối thu nhập, đảm bảo thị trƣờng
và chính sách thị trƣờng, định chế. FAO thành lập ra mạng lƣới nghiên cứu
LSNG trên thế giới liên kết giữa 1.600 cá nhân và cơ quan và đã xuất bản tạp chí
“ Tin tức về Lâm sản ngoài gỗ ”, tổ chức một số hội thảo quốc tế về LSNG ( ví
dụ nhƣ Thái Lan năm 1994, ở Indonesia năm 1995 ). Các tổ chức phi chính phủ
của Đức hỗ trợ cho nhiều nghiên cứu LSNG tại Châu Phi (Bolivia, Brukian,
Faso, Tanzania...) Chính phủ Hà Lan tài trợ cho nhiều chƣơng trình dự án về
LSNG trên khắp thế giới hƣớng tới sử dụng bền vững nguồn LSNG [4].
Mặt khác, thực vật LSNG cịn có ý nghĩa rất lớn trong việc xuất khẩu và
tăng thêm thu nhập ngoại tệ cho nhiều quốc gia. Đối với các nƣớc Đông Nam Á,
chỉ riêng hàng song mây thành phẩm đã có gần 3 tỉ USD trao đổi thƣơng mại
hàng năm. Ở Indonesia đã tăng xuất khẩu LSNG từ những năm 1960 về cả số
lƣợng và giá trị, năm 1979 tăng gấp 2 lần năm 1969, giá trị xuất khẩu đạt 238
triệu USD vào năm 1987. Ở nƣớc này có thể coi song mây là LSNG chính nếu
tính về giá trị, là nƣớc cung cấp song mây chủ yếu trên thế giới chiếm tới 70 –
90% thị trƣờng toàn cầu [4]. Ở Thái Lan khoảng 30% ngƣời Thái Lan dùng
thuốc cổ truyền để chữa bệnh. Thuốc cổ truyền cần tới 1000 loài. Trong những
năm cuối thế kỷ trƣớc, giá trị thuốc sử dụng hàng năm ở Thái Lan lên đến 16
triệu USD. Số lao động làm nghề hái thuốc khoảng 15.000 – 20.000 ngƣời, làm
nghề chế biến thuốc khoảng 30.000 – 40.000 ngƣời. Sản phẩm tre cũng là mặt
5


hàng xuất khẩu quan trọng tại nƣớc này, theo Thammincha thì năm 1984 tre
xuất khẩu có giá trị 3 triệu USD.
Tại Ấn Độ có tới 7.5 triệu ngƣời làm nghề thu hái Diospyros melanoxylon
thuộc họ Ebenaceae và có tới 3 triệu ngƣời chế biến cây này thành các điếu Xì –
gà Bidi. Ƣớc tính thu nhập từ loại Xì – gà này khoảng 2 triệu USD trên năm.
Gần 400 triệu ngƣời Ấn Độ sống trong và gần rừng để có thu nhập, trong đó thu

nhập từ LSNG chiếm 30% tổng thu nhập của họ. Giá trị toàn bộ LSNG là 27 tỷ
USD/năm trong khi đó giá trị sản phẩm gỗ là 17 tỷ USD/năm. Giá trị LSNG
chiếm 50% tổng thu nhập từ lâm sản của Chính phủ Ấn Độ. LSNG tạo việc làm
cho khoản 55% tổng số công việc lâm nghiệp Ấn Độ [4].
Ở các nƣớc Đông và Nam Châu Phi, dầu nhựa cây, cây thuốc, mật ong, cây
làm thực phẩm là những LSNG chủ yếu. Các LSNG này thƣờng đƣợc trồng và
thu hái lẫn với cây nông nghiệp cho nên không phân biệt đƣợc rõ ràng. Ngƣời
dân nông thôn Châu Phi phụ thuộc rất nặng nề vào rừng, vào LSNG cho những
nhu cầu về thực phẩm, thuốc men, vật liệu làm nhà, sợi dệt, thuốc nhuộm, dầu
nhựa, chất thơm,... Các loại LSNG này là nguồn thu nhập và tạo cho ngƣời dân
nơng thơn có cơng ăn, việc làm, trong đó có một vài lồi đƣợc bn bán xuất
khẩu. Ở Bắc Phi cây rừng là nguồn thực phẩm và dƣợc liệu quan trọng. Một
cuộc điều tra tại vùng dân tộc thiểu số ở Burkina Faso và Benin cho thấy rằng
hơn hai phần ba loài cây ở đây đƣợc ngƣời dân sử dụng.
Ở Châu Mỹ, ngƣời dân những nƣớc đang phát triển nằm trong khu vực
rừng nhiệt đới cũng còn phụ thuộc nhiều vào rừng nói chung và LSNG nói
riêng. Tại Brazin, hạt Dẻ là loại sản phẩm quan trọng thứ hai sau nhựa cao su vì
nó mang lại nguồn thu từ 10 đến 20 triệu USD hàng năm cho những ngƣời thu
hái. Cũng tại quốc gia này, cây cọ Babacu ở vùng phía Bắc và Đơng Bắc đƣợc
khai thác cho tiêu thụ tại chỗ và thƣơng mại tại thế kỷ XVII. Cây này chủ yếu
cho dầu. Ở Panama, ngoài các LSNG nhƣ các nƣớc Nam Mỹ khác, ở đây phát
triển 2 loài thân gỗ để làm gỗ mỹ nghệ cho giá trị cao đó là cây cọ Tagua
(Phytelephas seemannii) và Cocobolo ( Dalbergia retusa).

6


1.3. Những nghiên cứu về LSNG ở Việt Nam
Nƣớc ta là một nƣớc nhiệt đới có rất nhiều lồi LSNG có giá trị, có lƣợng
lớn có thể khai thác. Trƣớc những năm 1975, nhà nƣớc chỉ chú trọng tới một số

lâm sản phụ nhƣ Tre, Nứa, Song, Mây và việc quản lý những sản phẩm này theo
ý nghĩa tận thu, nghĩa làchỉ chú trọng tới việc khai thác chứ xem nhẹ việc gây
trồng. Điều này dẫn tới một nguy cơ lớn các lồi q hiếm khơng đƣợc quan
tâm đúng mức sẽ bị tuyệt chủng, trong khi đó hiệu quả của các lồi tận thu thì
mang lại hiệu quả khơng cao.
Một số năm gần đây việc nghiên cứu thực vật cho LSNG ở nƣớc ta đã khá
phát triển, nó đƣợc thực hiện bởi các cơ quan nhà nƣớc với sự hỗ trợ của các tổ
chức trong và ngoài nƣớc, một số cơng trình nghiên cứu khoa học của cá nhân
cũng đƣợc ghi nhận.
Tại Việt Nam, LSNG rất đa dạng, phong phú, giàu tiềm năng phát triển,
phân bố rộng khắp cả nƣớc, nhƣng nghiên cứu về LSNg còn rất hạn chế. Chỉ có
ít các tổ chức, cơ quan nghiên cứu về vấn đề này. Năm 1978, Trung tâm nghiên
cứu Đặc sản rừng đƣợc thành lập (thực chất là nghiên cứu về LSNG) với nhiệm
vụ nghiên cứu phát triển LSNG, phƣơng pháp chế biến, gây trồng lâm sản có giá
trị. Trung tâm này thƣờng phối hợp với Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và
Môi trƣờng ( CRES – Đại học Quốc gia Hà Nội ) và Viện Kinh tế Sinh Thái
(ESCO – ECO) để thực hiện các dự án về sử dụng bền vững LSNG. Các hoạt
động nghiên cứu bao gồm: phát triển và thử nghiệm các hệ thống rừng và
LSNG, nghiên cứu hệ thống sử dụng LSNG ở Việt Nam, nghiên cứu thử nghiệm
và gây trồng một số lồi LSNG có giá trị kinh tế cao dựa theo nhu cầu của ngƣời
dân địa phƣơng, gây trồng một số loài tre và dƣợc liệu... Một số tổ chức khác có
nghiên cứu về LSNG gồm có các Trƣờng Đại học Lâm nghiệp, Trƣờng Đại học
Nông Lâm Huế, Viện Điều tra Qui hoạch rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt
Nam...
Để phát triển và sử dụng rừng nói chung và LSNG nói riêng chúng ta
khơng chỉ giải quyết thuần túy các yếu tố kỹ thuật nhƣ chọn, tạo giống, các biện
pháp kỹ thuật gây trồng, bảo vệ và chăm sóc rừng, mà cịn phải nghiên cứu giải
7



quyết rất nhiều vấn đề có liên quan tác động qua lại với nhau. Vì vậy các hƣớng
nghiên cứu chính về LSNG tập chung biện chứng vào các vấn đề theo chuỗi
hành trình của sản phẩm từ khâu tạo nguyên liệu nhƣ chọn, tạo giống, gây trồng,
bảo tồn, phát triển, rồi đến khai thác, chế biến, thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm.
Song song với nó là việc điều tra, khảo sát các đặc điểm về địa hình, khí hậu, tài
ngun LSNG, cộng đồng dân cƣ và văn hóa, phong tục, tập qn của họ. Việc
đề xuất các chƣơng trình, chính sách văn bản về quản lý, khai thác và thị trƣờng
tiêu thụ sản phẩm cũng giữ vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu LSNG.
Về quản lý, sử dụng theo kết quả nghiên cứu của Dự án Lâm sản ngoài gỗ
Việt Nam trong số 12000 loài cây đƣợc thống kê có: 76 lồi cho nhựa thơm; 160
lồi cho dầu; 600 loài cho tanin; 260 loài cho tinh dầu; 93 loài cho chất màu;
1498 lồi cho dƣợc phẩm. Theo dự đốn của nhiều nhà thực vật số loài thực vật
bậc cao có thể lên tới 20000 lồi; hệ động vật cũng đã thống kê đƣợc 225 loài
thú, 828 loài chim, 259 lồi bị sát, 84 lồi ếch nhái [5].
Nhiều loại lâm sản ngoài gỗ đã trở thành nguyên liệu quan trọng cho các
ngành công nghiệp, đƣợc chế biến và sản xuất ra hàng loạt các sản phẩm nhƣ
các loài song mây, tre nứa, các loài hoa...
Các loài dƣợc liệu dùng để chữa bệnh tật và để chế biến các vị thuốc. Cây
thuốc Nam là yếu tố quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng, góp
phần làm giảm chi phí trong phịng chữa bệnh. Chúng đóng vai trị rất quan
trọng với nhân dân vùng cao, vùng xa, điều kiện còn nhiều khó khăn về cả chăm
sóc y tế, nguồn thuốc và phƣơng tiện đi lại. Ngoài ra, một số vị thuốc quý của
Việt Nam nhƣ Hòe, sâm Ngọc linh, Quế, Ba kích, Hà thủ ơ, Hoằng đằng...
Nhiều loại dƣợc liệu của Việt Nam đƣợc xuất khẩu đem lại nguồn ngoại tệ lớn
cho đất nƣớc nhƣ Quế, Hồi, Hòe... Theo Viện Dƣợc liệu thì đã phát hiện đƣợc
gần 2000 lồi cây làm thuốc ở Việt Nam thuộc 1033 chi, 236 họ và 101 bộ,17
lớp, 11 ngành thực vật. Theo tác giả Võ Văn Chi, con số này lên tới hơn 3000
loài cây đƣợc ngƣời dân sử dụng làm thuốc.
Còn rất nhiều loại LSNG khác chƣa thống kê đƣợc, nhƣng sử dụng rất rộng
rãi trong cuộc sống của ngƣời dân: nhựa Trám, Tre, Trúc, Mây, dƣợc liệu, nấm

thực phẩm, Mộc nhĩ, Măng tƣơi, Măng khô, hạt Dẻ, các loại quả rừng, các loại
8


rau rừng, Cánh kiến đỏ, các loại củ rừng chàm nhuộm vải, vỏ cây, Tắc kè, thịt
thú rừng, mật ong, thức ăn gia súc, củi, cây rừng cảnh... các loại sản phẩm này
hiện nay rất phân tán và khai thác theo phƣơng thức hái lƣợm nên con số thống
kê cụ thể còn chƣa đƣợc thực hiện đầy đủ.
Nhận thấy rõ tầm quan trọng của LSNG, Nhà nƣớc ta đã ban hành nhiều
chƣơng trình, chính sách cho việc phát triển và bảo tồn rừng trong đó có đề cập
đến nội dung quản lý LSNG. Một số chính sách quan trọng đã tạo nên sự chuyển
biếnvề phát triển và quản lý LSNG nhƣ chính sách của chính phủ về Giao đất
rừng cho hộ gia đình và cộng đồng quản lý (Nghị định 02/CP ngày 15 tháng 1
năm 1994; Thông tƣ 06LN/KN về giao đất lâm nghiệp; Nghị định 163/CP ngày
16/11/1999 về giao đất và cho thuê đất lâm nghiệp); Chƣơng trình trồng mới 5
triệu ha rừng cũng đã đề cập đến việc phát triển Lâm sản ngoài gỗ; Luật bảo vệ
và phát triển rừng (19/08/1991); Thông tƣ 13LN/KL của Bộ Lâm nghiệp đã ban
hành nhiều qui định nhằm bảo vệ và phát triển tài nguyên động thực vật rừng
quý hiếm, mà nhiều LSNG có giá trị.
Hiện nay, lâm sản ngồi gỗ đƣợc quản lý dƣới nhiều hình thức khác nhau
nhƣ: Quản lý nhà nƣớc, quản lý cộng đồng và quản lý ở cấp hộ gia đình, cá nhân
với nhiều mục đích khác nhau (kinh doanh, sử dụng cho mục đích tự cung cấp,
nghiên cứu...). Trong đó việc lập kế hoạch quản lý bển vững LSNG dựa vào
cộng đồng là một trong những vấn đề đƣợc quan tâm và nó đang ngày càng thể
hiện rõ vai trị tích cực trong phát triển nguồn tài nguyên LSNG.
Theo chiến lƣợc phát triển Lâm Nghiệp Việt Nam 2006 – 2020, định hƣớng
phát triển lâm sản ngoài gỗ của Việt Nam đến năm 2020dự kiến xuất khẩu lâm
sản đạt trên 7,8 tỷ USD (bao gồm 7 tỷ USD sản phẩm gỗ và 0,8 tỷ USD sản
phẩm lâm sản ngoài gỗ). Đến năm 2020, Lâm sản ngoài gỗ trở thành một trong
các ngành hàng sản xuất chính, chiếm trên 20% tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp,

giá trị Lâm sản ngồi gỗ xuất khẩu tăng bình qn 15 – 20%; thu hút khoảng 1,5
triệu lao động và thu nhập từ lâm sản ngoài gỗ chiếm 15 – 20% trong kinh tế hộ
gia đình nơng thơn.

9


Bộ NN&PTNT đã đƣa ra các chƣơng trình hoạt động để bảo vệ và phát
triển rừng trong đó đặc biệt quan tâm bảo vệ và phát triển LSNG nhằm giảm bớt
áp lực về gỗ cũng nhƣ tăng cƣờng các lợi ích từ rừng. Các chƣơng trình hoạt
động cụ thể là Chƣơng trình xây dựng mơ hình diễn và đào tạo, huấn luyện cho
chủ rừng; Chƣơng trình canh tác lâm nơng kết hợp trên đất sau nƣơng rẫy;
Chƣơng trình đào tạo cho cán bộ làm công tác khuyến lâm.
Mặc dù vậy, cho đến nay vẫn chƣa có các chính sách và chƣơng tình riêng
cho LSNG mà vẫn lồng ghép những nội dung này vào các chính sách, chƣơng
trình, luật lệ liên quan đến quản lý tài nguyên rừng. Điều này rất bất cập trong
cơng tác quản lý vì mỗi loại LSNG có những đặc thù riêng về mơi trƣờng sinh
thái, phƣơng thức khai thác và công nghệ chế biến, làm hạn chế nhiều đến việc
sử dụng hiệu quả và phát triển nguồn tài nguyên quý giá này.

10


Phần 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá đƣợc tiềm năng , thực trạng của việc khai thác và sử dụng nguồn
tài nguyên thực vật LSNG của ngƣời dân xã Hồng Quang. Từ đó đƣa ra đƣợc

các giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển LSNG tại địa phƣơng này.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
 Xác định đƣợc các loài thực vật cho LSNG tại địa phƣơng.
 Đánh giá đƣợc tình hình khai thác sử dụng và tiêu thụ thực vật cho
LSNG tại địa phƣơng.
 Đề xuất đƣợc các giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển nguồn tài
nguyên LSNG tại địa phƣơng.
2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Là các loài thực vật cho LSNG: có tiềm năng khai thác, phát triển và có
khả năng tiêu thụ mang lại lợi ích kinh tế cho ngƣời dân và có thể chế biến, sơ
chế hoặc sản xuất bởi ngƣời dân địa phƣơng.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu trong phạm vi xã
Hồng Quang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.
- Phạm vi về thời gian: từ ngày 22 tháng 2 năm 2016 đến 30 tháng 5 năm
2016.
2.3. Nội dung nghiên cứu
 Nghiên cứu thành phần các lồi thực vật làm LSNG tại địa phƣơng.
 Tìm hiểu thực trạng khai thác, sử dụng nguồn thực vật cho LSNG tại
địa phƣơng.
 Tìm hiểu về thị trƣờng tiêu thụ của loài thực vật cho LSNG tại địa
phƣơng.
11


 Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển nguồn thực vật
LSNG tại địa phƣơng với sự tham gia của ngƣời dân.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu

Đề tài tiến hành thu thập các tài liệu liên quan đến nội dung và đối tƣợng
nghiên cứu từ nhiều nguồn thông tin khác nhau nhƣ sách báo, giáo trình , các tài
liệu đã cơng bố, mạng internet, cụ thể nhƣ: các tài liệu liên quan đến điều kiện tự
nhiên, kinh tế xã hội tại khu vực nghiên cứu, hệ thống bản đồ, cơ sở dữ liệu liên
quan đến LSNG. Từ các tài liệu này, những thơng tin hữu ích và quan trọng sẽ
đƣợc kế thừa có chọn lọc để phục vụ những nội dung nghiên cứu của đề tài nhƣ
phân loại giá trị sử dụng, tình hình tiêu thụ, chế biến, gây trồng LSNG, công tác
bảo tồn và phát triển LSNG.
2.4.2. Phương pháp ngoại nghiệp
Chuẩn bị một số dụng cụ cho việc thực hiện đề tài nhƣ:
- Bản đồ giấy
- Giấy, bút, bảng biểu, thƣớc kẻ, thƣớc dây, dây
- Túi đựng mẫu vật
- Máy ảnh, điện thoại, GPS
2.4.2.1. Phương pháp nghiên cứu nội dung 1
- Điều tra nghiên cứu theo tuyến:
+ Dựa trên cơ sở địa hình của khu vực và sự chỉ dẫn của cán bộ kiểm lâm,
xác định khu vực lập 3 tuyến điều tra.
+ Thu thập mẫu: trên các tuyến ta tiến hành quan sát ở hai phía đƣờng đi
có thể là 4m mỗi phía. Trong q trình điều tra ghi lại thành phần loài, số lƣợng,
dạng sống.
+ Phƣơng pháp lấy mẫu: lấy các bộ phận trên cây nhƣ: cành, lá, thân, rễ
hỏi chuyên gia hoặc để ép lại. Đối với những loài chƣa xác định đƣợc tên ngay
trên thực địa có ý nghĩa rất lớn trong việc lƣu trữ mẫu, sau đó có thể hỏi các
chuyên gia.

12


+ Số liệu thu thập đƣợc ghi lại vào bảng:

Bảng 2.1. Bảng ghi chép điều tra theo tuyến các loài cho LSNG
tại xã Hồng Quang

TT
1
2
...

Tên lồi

Số lƣợng

Dạng sống

Cơng dụng

- Điều tra chi tiết trên các ƠTC:
+ Thơng qua khảo sát địa hình khu vực nghiên cứu, đề tài thiết lập 5 ô tiêu
chuẩn 3 ô tiêu chuẩn lập trên tuyến điều tra cịn 2 ơ tiêu chuẩn lập theo khu vực
ngƣời dân hay khai thác, mỗi ơ có diện tích khoảng 500m2 đến 1000m2. Ô tiêu
chuẩn lập trên các sinh cảnh khác nhau nhƣ rừng phục hồi, rừng phòng hộ, rừng
hỗn giao. Thông tin về các ô tiêu chuẩn đƣợc thể hiện trong bảng 2.2.
Bảng 2.2. Địa điểm và các dạng sinh cảnh đƣợc thiết lập ô tiêu chuẩn

1

Tên
OTC
OTC01


2
3
4
5

OTC02
OTC03
OTC04
OTC05

TT

Trạng thái sinh
cảnh
Khu vực ven rừng
gần bản
Rừng hỗn giao
Rừng phục hồi
Rừng phòng hộ
Rừng phịng hộ

Địa điểm lập ơ tiêu
chuẩn
Thơn Nà Nghè

1000 m2

Thơn Nà Trúc
Thôn Khuổi Xoan
Thôn Khuổi Xoan

Thôn Thƣợng Minh

1000 m2
500 m2
1000 m2
1000 m2

Diện tích

+ Ơ tiêu chuẩn đƣợc lập có dạng hình chữ nhật. Ơ có diện tích 1000m2
chiều dài của OTC là 40m và song song với đƣờng đồng mức, chiều rộng 25m
và vng góc với đƣờng đồng mức.
+ Điều tra tầng cây cao cho LSNG
Điều tra tầng cây cao cho LSNG trong OTC để xác định thành phần loài.
Tầng cây cao đƣợc tiến hành điều tra các chỉ tiêu: đƣờng khính ngang
ngực (D1.3), chiều cao vút ngọn (Hvn)
Để xác định công dụng và bộ phận sử dụng của từng lồi cây trong ơ tiêu
chuẩn, đề tài dựa chủ yếu vào kinh nghiệm của những ngƣời dân địa phƣơng
trong việc sử dụng cây làm dƣợc liệu, làm thực phẩm, làm cảnh, cây cho sợi, cây

13


cho dầu nhựa, tanin,... Ngồi ra, đề tài cịn phân loại theo các tài liệu về LSNG
đã kế thừa đƣợc. Tất cả số liệu đƣợc ghi vào bảng 2.3
Bảng 2.3. Bảng ghi chép điều tra tầng cây cao cho LSNG
ÔTC số: ..................... Độ dốc: ......................... Độ tàn che: ............................
Khoảnh: ..................... Vị trí: ............................ Ngày điều tra:.........................
Trạng thái rừng: ......... ....................................... Ngƣời điều tra: ......................
TT


Lồi cây

D1.3 (cm)
ĐT

NB

TB

Hvn

Bộ phận cho

Cơng

Ghi

(m)

LSNG

dụng

chú

1
2
...
+ Điều tra cây tái sinh cho LSNG

Ngoài việc xác định thành phần loài thực vật và thực vật cho LSNG,
điều tra cây tái sinh cho LSNG còn giúp đề tài xác định tiềm năng bảo tồn và
phát triển LSNG tại xã Hồng Quang để từ đó có hƣớng phát triển, bảo tồn hợp
lý và hiệu quả.
Trong mỗi ô tiêu chuẩn, lập 5 ô dạng bản ( 4 ô đƣợc bố trí bốn góc ơ tiêu
chuẩn và 1 ơ ở giữa ơ tiêu chuẩn. Diện tích mỗi ơ dạng bản là 25m2 (5m×5m).
Trong các ÔDB tiến hành điều tra các cây tái sinh có D1.3 < 6 cm. Điều tra các
chỉ tiêu: tên lồi, chiều cao, chất lƣợng, nguồn gốc, cơng dụng của từng loài cây.
Kết quả đƣợc ghi vào bảng 2.4:
Bảng 2.4. Bảng ghi chép điều tra cây tái sinh cho LSNG

TT
OD
B

TT
cây

Cấp chiều cao
(m)

Lồi cây
<1

1.5-2

>2

1
2

...

14

Chất lƣợng
Tốt TB

Xấu

Nguồ

Cơng

n gốc

dụng


+ Điều tra cây bụi, thảm tươi cho LSNG
Đếm cây bụi, thảm tƣơi ghi phân biệt theo loài cây.Đối với loài cây bụi
chủ yếu, mỗi loài chọn 3 cây trung bình để đo chiều cao. Chiều cao lấy trịn đến
0.1m,xác định cơng dụng từng lồi cây. Số liệu điều tra đƣợc ghi lại vào bảng 2.5.
Bảng 2.5. Bảng ghi chép điều tra cây bụi, thảm tƣơi
TT

Tên lồi

ƠDB

cây


H (m)

Độ che
phủ (%)

Khả năng sinh trƣởng

Công

Ghi

Tốt

dụng

chú

TB

Xấu

1
2
...

2.4.2.2. Phương pháp nghiên cứu nội dung 2
Phỏng vấn ngƣời dân địa phƣơng:
Đây là một trong các công cụ đƣợc sử dụng trong đánh giá có sự tham gia
(PRA – Participatory Rural Appraisal), ngƣời đƣợc hỏi có thể đƣa ra ý kiến của

mình và ngƣời phỏng vấn có trách nhiệm thúc đẩy để ngƣời đƣợc hỏi hiểu
nhanh vấn đề và khơng sai lệch. Trong qua trình phỏng vấn ghi chép lại rõ ràng
những thông tin mà ngƣời đƣợc hỏi cung cấp
Đối tƣợng phỏng vấn bao gồm các cán bộ quản lý ở địa phƣơng và ngƣời
dân địa phƣơng. Ngồi ra để tìm hiểu thị trƣờng và mức độ tiêu thụ LSNG trên
địa bàn, đề tài tiến hành phỏng vấn những ngƣời thu mua lâm sản và ngƣời dân
chuyên cung cấp LSNG. Các đối tƣợng làm thầy thuốc chữa bệnh, đây là các đối
tƣợng giàu kinh nghiệm trong nhận diện LSNG và hiểu biết sâu rộng về LSNG.
Trên cơ sở xác định các đối tƣợng phỏng vấn, đề tài tiến hành phỏng vấn theo
hai hình thức là sử dụng câu hỏi phỏng vấn và hình thức trao đổi trực tiếp thơng
qua các câu hỏi có gợi mở của ngƣời điều tra đối với các đối tƣợng phỏng vấn.
Đề tài sẽ sử dụng 30 phiếu phỏng vấn với bộ câu hỏi phỏng vấn liên quan
đến các nội dung về tình hình sử dụng, khai thác, chế biến, tiêu thụ LSNG trên
địa bàn, thị trƣờng LSNG hiện nay, công tác quản lý và bảo tồn LSNG tại địa
phƣơng. Thông tin cụ thể về bộ câu hỏi phỏng vấn đƣợc trình bày chi tiết trong
phụ lục 01
15


2.4.2.3. Phương pháp nghiên cứu nội dung 3
Để phân tích thị trƣờng tiêu thụ LSNG, đề tài tiến hành phỏng vấn và thu thập
các thơng tin về lồi LSNG đƣợc sử dụng, số lƣợng, giá cả, sản phẩm khai thác.
Từ kết quả phỏng vấn, các sản phẩm LSNG trên địa bàn khu vực nghiên
cứu đƣợc tổng hợp và ghi vào bảng 2.6.
Bảng 2.6. Thị trƣờng tiêu thụ của một số loài LSNG chủ yếu ở địa phƣơng
TT

Loài cây

Đơn vị


Đơn giá

Sản phẩm

(kg)

(đồng)

khai thác

1
2
...
2.4.2.4. Phương pháp nghiên cứu nội dung 4
Thảo luận với ngƣời dân, cán bộ địa phƣơng đồng thời sử dụng phƣơng
pháp kế thừa tài liệu các chuyên đề nghiên cứu có liên quan đến đề tài để làm
phƣơng hƣớng đề xuất các giải pháp phù hợp và hiệu quả phát triển bền vững
nguồn LSNG tại địa phƣơng.
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
Sau khi có số liệu thu thập ngồi thực địa, tơi tiến hành tổng hợp và xử lý
số liệu:
- Lập danh mục tên các loài thực vật cho LSNG chủ yếu trong khu vực
nghiên cứu: tổng hợp kết quả điều tra thực địa kết hợp điều tra phỏng vấn cùng
với tài liệu sẵn có nhƣ: Lê Mộng Chân (1992) Giáo trình thực vật rừng; Triệu
Văn Hùng và cs (1998) Cây rừng Việt Nam; Phạm Hoàng Hộ (1999 – 2000) Cây
cỏ Việt Nam và công cụ Internet để thực hiện.
- Bảng danh lục đƣợc xây dựng theo hệ thống phân loại của Brummit
(1992). Trong bảng danh lục phải phản ánh đầy đủ các thông tin cần thiết cho
mục đích nghiên cứu. Do đó trƣớc hết phải có danh sách các loài theo từng họ,

ngành. Ở mỗi ngành, các họ xếp theo alphabet tên khoa học. Danh lục các loài

16


cần có tên khoa học, tên Việt Nam hay tên địa phƣơng (nếu có) cùng với các
thơng tin giúp cho việc đánh giá tính đa dạng.
Bảng 2.7. Danh mục các loài thực vật cho LSNG tại xã Hồng Quang
TT
I
1
2
II

1
2

1
2

Tên Việt
Tên địa Bộ phận
Dạng
Nam
phƣơng sử dụng
sống
Ngành
POLYPODIOPHYTA
Dƣơng xỉ
Họ

Loài
....
....
Ngành Ngọc
MAGNOLIOPHYTA
lan
Lớp hai lá
Magnoliopsida
mầm
Họ
Loài
...
....
Lớp một lá
Liliopsida
mầm
Họ
Loài
....
....
Các loài thực vật cho LSNG quý hiếm đƣợc xác định theo sách đỏ Việt
Tên khoa học

Nam (2007) và đƣợc tổng hợp vào bảng 2.8.
Bảng 2.8. Danh mục các loài LSNG quý hiếm ở xã Hồng Quang
TT

Tên thƣờng gọi

Tên khoa học


1
2
...

17

Họ

SĐVN


Phần 3
ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên
Xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình đƣợc tách ra từ huyện Chiêm Hóa, tỉnh
Tuyên Quang vào tháng 2 năm 2011;
Tổng diện tích đất tự nhiên tồn xã là 5881.66 ha, trong đó có 265.86 ha là
đất nơng nghiệp (chiếm 4,4% tổng diện tích); 791.0 ha là đất rừng sản xuất
(chiếm 13,5% tổng diện tích); diện tích rừng tự nhiên chiếm tới 4706.45 ha
(80% tổng diện tích); cịn lại là đất chƣa sử dụng 35.73ha (chiếm 2.1% tổng diện
tích).
3.1.1. Vị trí địa lý và ranh giới hành chính
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã nằm ở phía Tây nam của huyện Lâm Bình và phía Bắc của tỉnh Tun
Quang, xã cách trung tâm tỉnh khoảng 112 km, cách trung tân huyệ 36 km, có
tuyến đƣờng Quốc lộ 279 đi qua, xã có chiều dài hơn 25 km và chiều rộng hơn
12 km.
Tọa độ địa lý: 22023’24” Bắc
105006’26” Đông

3.1.1.2. Ranh giới hành chính
- Phía Đơng Bắc giáp xã Bình An - Lâm Bình - Tun Quang.
- Phía Đơng giáp xã Thổ Bình - Lâm Bình - Tun Quang.
- Phía Đơng Nam giáp xã Minh Quang, Tân Mỹ - Chiêm Hóa - Tuyên
Quang.
- Phía Tây Nam giáp xã Trung Hà - Chiêm Hóa - Tun Quang
- Phía Tây giáp xã Liên Hiệp, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.
- Phía Tây Bắc giáp xã Hữu Sản - Bắc Quang - Hà Giang.
3.1.2. Địa hình địa mạo
Địa hình của xã lắm núi, nhiều khe, có con suối đi qua giữa xã, từ đầu xã
đến cuối xã. Độ dốc đồi núi trung bình khoảng 150. Xã có hai loại rừng (rừng
sản xuất và rừng phịng hộ) rừng sản xuất là phần lớn, ngồi ra cịn có rừng

18


×