Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Truyền thông nâng cao nhận thức của ngƣời dân về giảm thiểu và phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại xã an quý huyện quỳnh phụ tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 79 trang )

LỜI CẢM ƠN
Thực hiện kế hoạch của trƣờng Đại học Lâm nghiệp, để đánh giá kết quả
học tập của sinh viên sau 04 năm học. Đƣợc sự đồng ý của khoa Quản lý tài
nguyên rừng và môi trƣờng, tôi đã thực hiện khóa luận: “Truyền thơng nâng cao
nhận thức của ngƣời dân về giảm thiểu và phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại xã
An Quý, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình’’.
Trong thời gian thực hiện đề tài, ngồi sự lỗ lực cố gắng hết mình của bản
thân, tơi đã nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ, hƣớng dẫn tận tình của các thầy
giáo, cơ giáo, các tổ chức cá nhân trong và ngồi trƣờng.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới cơ: ThS. Nguyễn Thị
Bích Hảo đã định hƣớng và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận tốt
nghiệp.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới các cán bộ của UBND xã An Quý, ông
Nguyễn Viết Minh – Chủ tịch UBND xã An Quý đã nhiệt tình giúp đỡ và cung
cấp nhiều tài liệu cần thiết có liên quan đến đề tài này.
Để thu thập đƣợc thông tin, số liệu thực nghiệm cho đề tài, tơi nhận đƣợc
sự giúp đỡ tận tình của ngƣời dân tại địa điểm nghiên cứu trong quá trình tơi đi
tìm hiểu, điều tra tại địa phƣơng. Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân
thành tới mọi ngƣời !
Hà Nội, ngày

tháng

Sinh viên

Nguyễn Diệu Linh

năm 2017


MỤC LỤC


ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 2
1.1. Một số vấn đề chung về chất thải rắn sinh hoạt ............................................. 2
1.1.1. Một số khái niệm về chất thải rắn ............................................................... 2
1.1.2. Nguồn gốc ................................................................................................... 2
1.1.3. Phân loại ...................................................................................................... 4
1.2. Quản lý chất thải rắn ở Việt Nam ............................................................... ..4
1.2.1. Trình tự ƣu tiên các hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt ................ ..4
1.2.2. Hiện trạng hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt ................................. 6
1.3. Một số vấn đề chung về truyền thơng mơi trƣờng ......................................... 7
1.3.1. Vai trị của truyền thông trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt................... 7
1.3.2. Những thành tựu và khó khăn của truyền thơng môi trƣờng trong quản lý
chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam........................................................................ 8
1.3.3. Các chƣơng trình truyền thơng về quản lý chất thải rắn tại xã An Quý,
huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình....................................................................... 10
CHƢƠNG II. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 11
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 11
2.1.1. Mục tiêu chung .......................................................................................... 11
2.1.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 11
2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 11
2.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................ 11
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 11
2.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 11
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 12
2.4.1. Phƣơng pháp thu thập và kế thừa số liệu .................................................. 12
2.4.2. Phƣơng pháp điều tra xã hội học............................................................... 12
2.4.3. Phƣơng pháp thực nghiệm ........................................................................ 13



2.4.4. Xây dựng và thực hiện chƣơng trình truyền thơng ................................... 16
2.4.5. Phƣơng pháp thống kê toán học ................................................................ 19
CHƢƠNG III. TỔNG QUAN VỀ XÃ AN QUÝ ............................................... 20
3.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 20
3.1.1. Khí hậu ...................................................................................................... 20
3.1.2. Địa hình ..................................................................................................... 20
3.1.3. Tài nguyên ................................................................................................. 21
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................. 21
3.3. Cơ cấu tổ chức hành chính ........................................................................... 22
CHƢƠNG IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 23
4.1. Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã An Quý, huyện
Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình ................................................................................. 23
4.1.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý môi trƣờng tại xã An Quý ...................... 23
4.1.2. Hiện trạng giảm thiểu và phân loại chất thải rắn sinh hoạt....................... 24
4.1.3. Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực nghiên cứu ..... 26
4.2. Kết quả thực hiện một số chƣơng trình truyền thơng nâng cao nhận thức của
ngƣời dân về giảm thiểu và phân loại chất thải rắn sinh hoạt ............................. 27
4.2.1. Nhận thức và mức độ tiếp cận của ngƣời dân về giảm thiểu và phân loại
chất thải rắn sinh hoạt.......................................................................................... 27
4.2.2. Xác định mục tiêu truyền thông ................................................................ 32
4.2.3. Lập kế hoạch truyền thông và lựa chọn các phƣơng tiện truyền thông .... 33
4.2.4. Thiết kế sản phẩm truyền thông ................................................................ 37
4.2.5. Kết quả thử nghiệm sản phẩm truyền thông ............................................. 39
4.4.6. Đánh giá hiệu quả thực hiện chƣơng trình truyền thông .......................... 41
4.2.7. Đánh giá chung về hiệu quả chƣơng trình truyền thơng và thử nghiệm sản
phẩm truyền thơng ............................................................................................... 43
4.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về giảm thiểu và
phân loại chất thải rắn tại nguồn cho khu vực nghiên cứu ................................. 46
4.3.1. Giải pháp về lựa chọn phƣơng tiện truyền thông ...................................... 46



4.3.2. Giải pháp về nội dung và hình thức truyền thông ..................................... 47
4.3.3. Giải pháp về nhân lực................................................................................ 49
4.3.4. Một số giải pháp về quản lý ...................................................................... 49
CHƢƠNG V. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................ 51
5.1. Kết luận ........................................................................................................ 51
5.2. Tồn tại........................................................................................................... 51
5.3. Khuyến nghị ................................................................................................. 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

1

BVMT

Bảo vệ môi trƣờng

2

UBND

Ủy ban nhân dân



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Lƣợng chất thải rắn sinh hoạt theo vùng địa lý Việt Nam đầu năm
2011 ....................................................................................................................... 6
Bảng 4.1. Danh sách một số điểm tập kết rác thải sinh hoạt tại xã An Quý....... 25
Bảng 4.2. Nhận thức của ngƣời dân tại khu vực nghiên cứu về giảm thiểu ...... 28
Bảng 4.3. Mức độ tham gia giảm thiểu và phân loại chất thải rắn sinh hoạt của
ngƣời dân tại khu vực nghiên cứu ....................................................................... 30
Bảng 4.4. Mục tiêu truyền thông ........................................................................ 32
Bảng 4.5. Kế hoạch truyền thông về giảm thiểu và phân loại chất thải rắn sinh
hoạt ...................................................................................................................... 34
Bảng 4.6. Các phƣơng tiện truyền thông đã và đang đƣợc áp dụng ................... 35
Bảng 4.5 Mức độ hài lòng của ngƣời dân về truyền thông sử dụng poster ........ 42
Bảng 4.6 Mức độ hài lòng của ngƣời dân về truyền thông qua truyền thanh ..... 43


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ nguồn phát sinh chất thải rắn ...................................................... 2
Hình 1.2 Trình tự ƣu tiên quản lý chất thải rắn sinh hoạt ..................................... 4
Hình 3.1. Cơ cấu hành chính xã An Q ............................................................ 22
Hình 4.1. Cơ cấu tổ chức quản lý công tác vệ sinh môi trƣờng xã An Quý ....... 23
Hình 4.2. Poster về giảm thiểu và phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn .. 38


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Nhận thức của ngƣời dân tại khu vực nghiên cứu về giảm thiểu và
phân loại chất thải rắn sinh hoạt .......................................................................... 29
Biểu đồ 4.2. Mức độ quan tâm của ngƣời dân về giảm thiểu và phân loại chất
thải rắn tại nguồn. ................................................................................................ 30

Biểu đồ 4.3. Dạng truyền thông mong muốn của ngƣời dân tại xã An Quý ...... 36
Biểu đồ 4.4. Sự quan tâm của ngƣời dân về chất thải rắn sinh hoạt sau khi
truyền thông......................................................................................................... 44


TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUN RỪNG VÀ MƠI TRƢỜNG
===================
TĨM TẮT KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
1. Tên khóa luận tốt nghiệp: “ Truyền thơng nâng cao nhận thức người dân
về giảm thiểu và phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại xã An Quý, huyện
Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình”.
2. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Diệu Linh
Lớp: 58A_QLTNTN(C)
Mã sinh viên: 1353100801
3. Giáo viên hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Bích Hảo
4. Mục tiêu nghiên cứu:
- Thực trạng cơng tác giảm thiểu và phân loại chất thải rắn tại xã An Quý,
huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
- Thiết kế và thực hiện chƣơng trình truyền thơng cho ngƣời dân về giảm
thiểu và phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.
- Đề xuất giải pháp truyền thông nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý
về giảm thiểu và phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.
5. Nội dung nghiên cứu:
- Tìm hiểu thực trạng cơng tác giảm thiểu và phân loại chất thải rắn sinh
hoạt tại nguồn tại xã An Quý, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
- Xây dựng và thực hiện chƣơng trình truyền thơng về giảm thiểu và phân
loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn cho ngƣời dân tại khu vực nghiên cứu.
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý giảm thiểu và
phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tại khu vực nghiên cứu.

6. Kết quả đạt đƣợc:
Đề tài đã làm rõ đƣợc một số vấn đề sau:
- Nhìn chung chính quyền địa phƣơng đã bắt đầu quan tâm tới vấn đề về
giảm thiểu và phân loại chất thải rắn sinh hoạt, nhƣng công tác quản lý vẫn còn


nhiều hạn chế nhất là công tác truyền thông về chất thải rắn sinh hoạt. Những
tồn tại đó đã giải thích cho ngun nhân khơng thể kiểm sốt tình trạng phát sinh
chất thải rắn sinh hoạt.
- Ngƣời dân tại khu vực nghiên cứu bƣớc đầu nhận thức đƣợc tầm quan
trọng của giảm thiểu và phân loại chất thải rắn đối với cuộc sống. Tuy nhiên,
thói quen và một số hạn chế về nhận thức khiến hành vi của ngƣời dân chƣa thật
sự đúng đắn, tích cực với mơi trƣờng. Sau khi thực hiện, chƣơng trình truyền
thơng về chất thải rắn sinh hoạt đã nhận đƣợc sự quan tâm của đông đảo cộng
đồng tại khu vực nghiên cứu. Chƣơng trình tác động tới nhận thức của ngƣời
dân và thay đổi thái độ của cộng đồng trong công cuộc giảm thiểu và phân loại
chất thải rắn sinh hoạt.
- Khóa luận đã đề xuất một số giải pháp về truyền thông và quản lý nhƣ:
giải pháp về lựa chọn phƣơng tiện truyền thông, giải pháp về nội dung và hình
thức truyền thơng, giải pháp về nhân lực, giải pháp về quản lý để ggops phần
nâng cao hiệu quả truyền thông về giảm thiểu và phân loại chất thải rắn sinh
hoạt cho khu vực nghiên cứu.


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong điều kiện hiện nay, khi môi trƣờng đã trở thành một vấn đề tồn
cầu, thì việc bảo đảm sự kết hợp hài hoà giữa mục tiêu phát triển kinh tế với
mục tiêu an sinh xã hội và mục tiêu bảo vệ môi trƣờng là sự lựa chọn đúng đắn.
Do vậy, trong công tác bảo vệ môi trƣờng rất cần sự chung tay vào cuộc của
từng địa phƣơng, cơ quan, đơn vị, đoàn thể và cá nhân tham gia tích cực.

Là một xã thuần nơng của tỉnh Thái Bình, xã An Quý cũng đang gặp phải
vấn đề về vệ sinh mơi trƣờng nói chung, vấn đề giảm thiểu và phân loại chất thải
rắn sinh hoạt nói riêng. Đại bộ phận của xã ít tiếp xúc với các chƣơng trình
truyền thơng về mơi trƣờng, ngƣời dân cũng chƣa ý thức đƣợc tầm quan trọng
của môi trƣờng đối với sức khỏe và đời sống. Lƣợng chất thải rắn từ sinh hoạt
ngày ngày phát sinh nhiều, đa dạng về thành phần và tính chất độc hại và đang
gây nhiều tác động tiêu cực đến môi trƣờng. Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ở
mọi nơi, mọi lúc từ các khu dân cƣ, từ các hộ gia đình, chợ và các tụ điểm bn
bán, khu vui chơi giải trí, trƣờng học.... Đối với các loại rác thải phát sinh trong
đời sống hàng ngày, ngƣời dân ở các vùng nơng thơn chƣa có thói quen giảm
thải cũng nhƣ chƣa có phƣơng pháp phân loại cũng nhƣ xử lý đúng cách, không
hợp vệ sinh sẽ gây ô nhiễm môi trƣờng, làm mất mỹ quan công cộng và tác hại
xấu ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống con ngƣời, sinh vật và chất lƣợng môi
trƣờng. Cùng với các loại chất thải khác từ trồng trọt, chăn nuôi, ảnh hƣởng của
chất thải từ sinh hoạt nông thôn đến môi trƣờng, hoạt động sản xuất và cảnh
quan nơng thơn ngày càng nghiêm trọng địi hỏi phải có các giải pháp quản lý
phù hợp.
Xuất phát từ những lý do trên khóa luận đã đƣợc chọn đề tài “Truyền
thơng nâng cao nhận thức của ngƣời dân về giảm thiểu và phân loại chất thải rắn
sinh hoạt tại xã An Q, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình” nhằm góp phần
nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý chất thải rắn tại khu vực nghiên cứu.

1


CHƢƠNG I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số vấn đề chung về chất thải rắn sinh hoạt
1.1.1. Một số khái niệm về chất thải rắn
Theo Nghị định số 38 năm 2015 về Quản lý chất thải và phế liệu: Chất

thải rắn sinh hoạt là các chất rắn bị loại ra trong quá trình sống, sinh hoạt, hoạt
động, sản xuất của con ngƣời và động vật.
Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, đƣợc thải ra từ quá trình sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác (Báo cáo Mơi trƣờng quốc
gia năm 2011).
Ngồi ra, chất thải rắn đƣợc hiểu là tất cả các chất thải phát sinh do các
hoạt động của con ngƣời và động vật tồn tại ở dạng rắn, đƣợc thải bỏ khi khơng
cịn hữu dụng hay khi khơng muốn dùng nữa (Báo cáo Nghiên cứu quản lý chất
thải rắn tại Việt Nam, 3/2011).
Dựa trên ba khái niệm trên chất thải rắn đƣợc hiểu ngắn gọn nhƣ sau: chất
thải rắn là chất thải ở thể rắn bị loại ra trong quá trình sinh hoạt, sản xuất, kinh
doanh của con ngƣời và động vật.
1.1.2. Nguồn gốc
Các nguồn phát sinh chủ yếu chất thải rắn bao gồm:

Hình 1.1. Sơ đồ nguồn phát sinh chất thải rắn

2


Theo sơ đồ thì chất thải rắn phát sinh chủ yếu từ các nguồn sau:
1. Từ khu dân cƣ: Bao gồm các khu dân cƣ tập trung, những hộ dân cƣ
tách rời. Nguồn rác thải chủ yếu là: thực phẩm dƣ thừa, thuỷ tinh, gỗ, nhựa, cao
su,... cịn có một số chất thải nguy hại.
2. Từ các động thƣơng mại: Quầy hàng, nhà hàng, chợ, văn phòng cơ
quan, khách sạn,...Các nguồn thải có thành phần tƣơng tự nhƣ đối với các khu
dân cƣ (thực phẩm, giấy, catton,..)
3. Các cơ quan, công sở: Trƣờng học, bệnh viện, các cơ quan hành chính:
lƣợng rác thải tƣơng tự nhƣ đối với rác thải dân cƣ và các hoạt động thƣơng mại
nhƣng khối lƣợng ít hơn.

4. Từ xây dựng: Xây dựng mới nhà cửa, cầu cống, sửa chữa đƣờng
xá, dỡ bỏ các cơng trình cũ. Chất thải mang đặc trƣng riêng trong xây
dựng: sắt thép vụn, gạch vỡ, các sỏi, bê tông, các vôi vữa, xi măng, các đồ
dùng cũ không dùng nữa.
5. Dịch vụ công cộng của các đô thị: Vệ sinh đƣờng xá, phát quan, chỉnh
tu các công viên, bãi biển và các hoạt động khác,... Rác thải bao gồm cỏ rác, rác
thải từ việc trang trí đƣờng phố.
6. Các q trình xử lý nƣớc thải: Từ quá trình xử lý nƣớc thải, nƣớc rác,
các q trình xử lý trong cơng nghiệp. Nguồn thải là bùn, làm phân compost,...
7. Từ các hoạt động sản xuất công nghiệp: Bao gồm chất thải phát sinh từ
các hoạt động sản xuất công nghiệp và tiểu thủ cơng, q trình đốt nhiên liệu,
bao bì đóng gói sản phẩm,... Nguồn chất thải bao gồm một phần từ sinh hoạt của
nhân viên làm việc.
8. Từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp: Nguồn chất thải chủ yếu từ các
cánh đồng sau mùa vụ, các trang trại, các vƣờn cây,... Rác thải chủ yếu thực
phẩm dƣ thừa, phân gia súc, rác nông nghiệp, các chất thải ra từ trồng trọt, từ
quá trình thu hoạch sản phẩm, chế biến các sản phẩm nông nghiệp.

3


1.1.3. Phân loại
Để phân loại chất thải rắn sinh hoạt có thể dựa vào rất nhiều tiêu chí khác
nhau nhƣ: phân loại theo vị trí hình thành, theo thành phần vật lý, hóa học, theo
tính chất...
1. Theo vị trí hình thành: tùy theo vị trí hình thành mà ngƣời ta phân ra rác thải
đƣờng phố, rác thải vƣờn, rác thải khu cơng nghiệp tập trung, rác thải hộ gia
đình..
2. Theo thành phần hóa học và vật lý: theo tính chất hóa học có thể phân ra
chất thải hữu cơ, chất thải vô cơ, kim loại, phi kim...

3. Theo mức độ nguy hại thì chất thải đƣợc phân loại nhƣ sau:
- Chất thải nguy hại: bao gồm hóa chất dễ phản ứng, các chất độc hại, chất
thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, dễ gây nổ, chất thải phóng xạ..
- Chất thải khơng nguy hại: là những chất thỉ khơng chứa các chất và các hợp
chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc gián tiếp...
1.2. Quản lý chất thải rắn ở Việt Nam
1.2.1. Trình tự ƣu tiên các hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt

Hình 1.2 Trình tự ƣu tiên quản lý chất thải rắn sinh hoạt

4


1. Tiết giảm tại nguồn
Giảm thiểu chất thải rắn là một trong những phần quan trọng để giảm ô
nhiễm môi trƣờng đồng thời là mục tiêu đầu tiên trong quản lý chất thải rắn đối
với cơ quan quản lý. Giai đoạn đầu của vấn đề giảm lƣợng chất thải rắn sinh
hoạt là phải nhận thức đƣợc chất thải rắn sinh hoạt là chất thải rắn không mong
muốn, không biết đƣợc trƣớc q trình trao đổi của nó ở trong vùng và những
tác động do chúng gây ra.
2. Tái sử dụng
Nhiều loại chất thải rắn đƣợc sử dụng lại mà không cần thêm kỹ thuật nâng
cấp, tái chế.Tận dụng chất thải rắn đã qua lần đầu sử dụng để có thể sử dụng
nhiều lần tiếp theo. Ví dụ nhƣ sử dụng nilon vẫn còn sạch để đựng vật dụng, đồ
dùng nhựa, kim loại cũng có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau.
3. Tái chế, sản xuất phân compost
Việc tái chế rác thải khơng chỉ có ý nghĩa về mặt mơi trƣờng mà cịn đem
lại lợi ích về kinh tế. Chúng làm giảm sự phụ thuộc của con ngƣời vào việc khai
thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt. Với lƣợng
hữu cơ lớn trong rác thải sinh hoạt (50-70%) thì đây sẽ là nguồn nguyên liệu dồi

dào để sản xuất phân vi sinh, một loại phân rất tốt cho cây trồng và thân thiện
với môi trƣờng.Bên cạnh đó việc tái chế cịn giúp chúng ta thu hồi các loại
nguyên liệu nhƣ: nhựa, giấy, kim loại…, tránh lãng phí tài ngun, ngăn ngừa
đƣợc sự ơ nhiễm.
4. Thiêu đốt, tận thu nhiệt
Thiêu đốt là quá trình xử lý chất thải ở nhiệt độ cao. Thiêu đốt ở nhiệt độ
cao chất thải đƣợc xử lý triệt để, đảm bảo loại trừ các độc tính, có thể giảm thiểu
thể tích rác đến 90-95% và tiêu diệt hồn tồn vi khuẩn gây bệnh. Phƣơng pháp
này tận dụng nhiệt cho lò hơi, lị sƣởi hoặc các lị cơng nghiệp và phát điện, chất
thải đƣợc biến thành những chất trung gian có giá trị, có thể sử dụng để biến
thành những vật liệu tái chế hoặc thu hồi năng lƣợng.
5. Thiêu đốt, giảm thể tích
5


Xử lý chất thải bằng phƣơng pháp thiêu đốt có ý nghĩa quan trọng là làm
giảm thể tích tới mức nhỏ nhất cho khâu xử lý cuối cùng là đóng rắn hoặc tái sử
dụng tro, xỉ.
6. Bãi chôn lấp
Chôn lấp là phƣơng pháp xử lý chất thải rắn đơn giản và ít tốn kém nhất
hiện nay. Đặc điểm của phƣơng pháp này là quá trình lƣu giữ các chất thải rắn
trong một bãi chôn lấp. Các chất thải trong bãi chôn lấp bị phân huỷ sinh học
bên trong để tạo ra sản phẩm cuối cùng là các chất giàu dinh dƣỡng nhƣ: axit
hữu cơ, nitơ, các hợp chất amon và một số khí khác (CO2, CH4).
Tuy nhiên, chơn lấp rác thải hiện nay đang gây ra nhiều vấn đề môi trƣờng
nếu không đƣợc quản lý và xử lý đúng phƣơng pháp của bãi chôn lấp hợp vệ
sinh nhƣ: hệ thống thu khí sinh học, che phủ vật liệu, chống thấm và xử lý nƣớc
rỉ rác... Mặt khác, vấn đề lựa chọn địa điểm chôn lấp rác thải đang là vấn đề gặp
nhiều khó khăn ở các nƣớc do dân số ngày một tăng, quỹ đất ngày một hạn chế.
1.2.2. Hiện trạng hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt

Theo Cục Bảo vệ môi trƣờng thông báo về kết quả điều tra lƣợng chất thải
rắn phát sinh của từng khu vực địa lý của Việt Nam năm 2012:
Bảng 1.1. Lƣợng chất thải rắn sinh hoạt theo vùng địa lý Việt Nam đầu năm 2011

STT
1
2
3
4
5
6
7
8

Đơn vị hành chính
ĐB Sơng Hồng
Đơng Bắc
Tây Bắc
Bắc Trung Bộ
Duyên hải NTB
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
ĐB sông Cửu Long
Trung bình
Tổng

Lƣợng CTRSH
bình quân/đầu
ngƣời
(kg/ngƣời/ngày)

0,81
0.76
0.75
0.66
0.85
0.59
0.79
0.61
0.73

6

Lƣợng CTRSH
phát sinh
Tấn/ngày

Tấn/năm

4.444
1.164
190
755
1.640
650
6.713
2.136

1.622.060
424.660
69.350

275.575
598.600
237.250
2.450.245
779.640

17.692

6.457.580


Với kết quả điều tra thống kê chƣa đầy đủ nhƣ trên cho thấy, tổng lƣợng
phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ở nƣớc ta ngày càng gia tăng với tỷ lệ tƣơng đối
cao (10%/năm) so với các nƣớc phát triển trên thế giới. Tổng lƣợng phát sinh
chất thải rắn sinh hoạt lên khoảng 6,5 triệu tấn/năm. Dự báo tổng lƣợng chất thải
rắn sinh hoạt đến năm 2020 khoảng gần 22 triệu tấn/năm. Để quản lý tốt nguồn
chất thải này, đòi hỏi các cơ quan hữu quan cần đặc biệt quan tâm hơn nữa đến
các khâu giảm thiểu tại nguồn, tăng cƣờng tái chế, tái sử dụng, đầu tƣ công nghệ
xử lý, tiêu hủy thích hợp góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng do chất thải
rắn sinh hoạt gây ra.Theo thống kê mức chất thải rắn ở các nƣớc đang phát triển
trung bình là 0,3 kg/ngƣời/ ngày. Tại nƣớc ta, trung bình mỗi ngày mỗi ngƣời
thải ra khoảng 0,5 kg - 0,8 kg rác.
Theo báo cáo môi trƣờng quốc gia, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn đã tăng tới
0,9 kg lên 1,2 kg/ngƣời/ngày ở các thành phố lớn, từ 0,5 kg lên 0,65 kg/ngƣời
ngày tại các đô thị nhỏ. Dự báo, tổng lƣợng chất thải rắn phát sinh có thể tăng
lên đến 45 triệu tấn vào năm 2020. Trong khi đó, tỷ lệ thu gom chất thải rắn ở
các vùng đơ thị trung bình đạt khoảng 70%, ở các vùng nông thôn nhỏ đạt dƣới
20%. Và phƣơng thức xử lý rác thải chủ yếu là chôn lấp. Cả nƣớc có 91 bãi chơn
lấp rác thải thì có đến 70 bãi chôn lấp không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, không hợp vệ
sinh. Ngành công nghiệp tái chế chƣa phát triển do chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.

Chất thải rắn tăng nhanh chóng về số lƣợng, với thành phần ngày càng
phức tạp đã và đang gây khó khăn cho cơng tác quản lý, xử lý. Vì vậy, cần đánh
giá thực tế tình hình quản lý chất thải rắn (nguy hại, sinh hoạt và công nghiệp
thông thƣờng) tại Việt Nam và đề xuất các giải pháp tăng cƣờng hiệu quả công tác
quản lý chất thải rắn nhằm đáp ứng yêu cầu trong công tác bảo vệ môi trƣờng.
1.3. Một số vấn đề chung về truyền thơng mơi trƣờng
1.3.1. Vai trị của truyền thông trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn sinh hoạt, truyền thơng có vai trị chủ yếu
nhƣ sau:
1. Truyền thơng xây dựng nhận thức của ngƣời dân về chất thải rắn sinh
hoạt. Hiểu biết của ngƣời dân đối với vấn đề chất thải rắn còn khá hạn chế, việc
7


sử dụng lạm dụng túi nilon hay vứt rác bừa bãi vẫn còn xảy ra khá phổ biến. Tác
động của chất thải rắn tới mơi trƣờng là rất lớn. Nó xảy ra hằng ngày và diễn
biến ngày càng trầm trọng. Việc giảm thiểu chất thải rắn sinh hoạt sẽ tăng cƣờng
sức khỏe, giảm nguy cơ tiếp xúc với môi trƣờng độc hại, giảm chi phí khống chế
ơ nhiễm mơi trƣờng và quản lý chất thải rắn sinh hoạt.
2. Thay đổi thái độ và thay đổi hành vi của ngƣời dân về việc giảm thiểu
chất thải rắn sinh hoạt, phân loại chất thải rắn tại nguồn. Khi ngƣời dân đã có sự
quan tâm tới vấn đề môi trƣờng sống xung quanh thì việc thay đổi thái độ cũng
nhƣ hành vi là rất dễ dàng.
3. Lôi cuốn sự tham gia của cộng đồng trong việc tìm ra các giải pháp đối
với vấn đề chất thải rắn sinh hoạt. Phát động các phong trào, chƣơng trình để
tập hợp ý tƣởng, kinh nghiệm, kỹ năng của tập thể cũng nhƣ mỗi cá nhân. Xây
dựng kế hoạch bảo vệ môi trƣờng cũng nhƣ giảm lƣợng chất thải rắn phát sinh
tại các địa điểm của địa phƣơng.
4. Xây dựng thói quen cho tất cả lứa tuổi, thành phần trong xã hội về ý thức
hạn chế lạm dụng chất thải rắn sinh hoạt ví dụ nhƣ bằng cách thay việc sử dụng

túi nilon thì chúng ta có thể sử dụng túi giấy, túi vải hoặc túi dệt. Đặc biệt là xây
dựng hành vi thân thiện với môi trƣờng cho trẻ em ngay từ khi còn ngồi trên ghế
nhà trƣờng. Từ đó, chúng ta sẽ có đƣợc một mơi trƣờng bền vững.
1.3.2. Những thành tựu và khó khăn của truyền thông môi trƣờng trong
quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam
Hiện nay, với xu hƣớng phát triển cơng nghiệp hóa hiện đại hóa thì cơng
tác truyền thông chất thải rắn sinh hoạt cần đƣợc chú trọng ở cả khu vực đô thị
và nông thôn.
Đô thị là khu vực có hoạt động kinh tế phi nơng nghiệp là chủ yếu, dân trí
cao, nhiều phƣơng tiện thơng tin, đặc biệt là các phƣơng tiện có thể phục vụ tại
nhà (báo, tivi, radio...) nhu cầu văn hoá cao và cũng rất đa dạng. Xu thế chung ở
các khu vực đơ thị là nhu cầu văn hố tập thể ngày càng đòi hỏi chất lƣợng cao
hơn. Vấn đề quản lý chất thải rắn là vấn đề nổi cộm trong khu vực đô thị do việc

8


phân loại tại nguồn rất khó khăn để thực hiện. Các hộ gia đình, khu thƣơng mại,
kinh doanh vẫn chỉ tập trung vào việc tập kết chất thải rắn chứ chƣa phân loại.
Ở khu vực nông thôn, triển khai công tác truyền thông môi trƣờng cần chú
ý tới đặc điểm: kinh tế chủ yếu là nông, lâm nghiệp và thủ công nghiệp. Cơ sở
hạ tầng môi trƣờng yếu kém. Vấn đề vệ sinh môi trƣờng luôn luôn là vấn đề bức
xúc, nhất là ở các làng nghề. Việc ƣu tiên trong truyền thông môi trƣờng tại
nông thôn nên là giảm thiểu chất thải rắn cũng nhƣ phân loại tại nguồn ngay khi
vấn đề ô nhiễm môi trƣờng về chất thải rắn sinh hoạt còn chƣa phổ biến.
a) Thành tựu
Gần đây, hoạt động truyền thông ngày càng thể hiện sự phong phú, đa dạng
về thông tin, giúp các cấp, các ngành và toàn thể cộng đồng thấy rõ tầm quan
trọng của việc quản lý, bảo vệ môi trƣờng đối với việc bảo vệ quyền lợi của
mình cũng nhƣ các thế hệ tƣơng lai tránh khỏi những rủi ro về môi trƣờng. Nhờ

truyền thông môi trƣờng, cộng đồng ngày càng phát huy vai trò, chung tay giúp
các nhà lãnh đạo đƣa ra những hành động, giải pháp kịp thời trong việc phát
hiện, xử lý và khắc phục các sự cố về môi trƣờng.
Hoạt động truyền thông môi trƣờng đã đổi mới cả về lƣợng và chất, hầu hết
các chƣơng trình, chuyên mục, chuyên đề, phóng sự, tin, bài đều phản ánh khách
quan, chân thực, chính xác, kịp thời, nội dung phong phú, hấp dẫn (Tọa đàm
“Cơ sở khoa học trong truyền thông mơi trƣờng”, 2017).
b) Khó khăn
Hiện nay, vẫn cịn một số thơng tin đăng tải chƣa khách quan, thiếu chính
xác, gây hoang mang dƣ luận, thiệt hại về kinh tế cho doanh nghiệp và cộng
đồng, tạo cơ hội cho kẻ xấu lợi dụng xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nƣớc,
thành quả của nhân dân… Vì vậy, thời gian tới, hoạt động truyền thông môi
trƣờng cần bám sát các vấn đề tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi
trƣờng; Các thành tựu, sự kiện, hoạt động nổi bật về môi trƣờng trong nƣớc
và quốc tế; Phát hiện, lên án kịp thời những hành vi gây ơ nhiễm, suy thối
mơi trƣờng, mất đa dạng sinh học…; Giới thiệu các mô hình điển hình tiên
9


tiến về bảo vệ môi trƣờng, công nghệ hiện đại trong phịng ngừa, xử lý, giảm
thiểu ơ nhiễm mơi trƣờng, ứng phó với biến đổi khí hậu, tiết kiệm tài nguyên,
năng lƣợng, hƣớng đến phát triển bền vững.
Để hoạt động truyền thơng mơi trƣờng ngày càng hiệu quả, có sức lan tỏa,
ngƣời làm công tác truyền cần bám sát các cơ quan quản lý nhà nƣớc về mơi
trƣờng để có thơng tin chính xác, kịp thời. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý phải
hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan truyền thơng, phóng viên báo
chí trong q trình tác nghiệp.
1.3.3. Các chƣơng trình truyền thơng về quản lý chất thải rắn tại xã An
Quý, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình
Hƣởng ứng chiến dịch quốc gia về Quản lý chất thải rắn đến năm 2025 và

tham gia thực hiện 1 trong 17 tiêu chí nơng thơn mới là xây dựng khu vực xử lý
rác thải theo công nghệ lò đốt, UBND xã An Quý đã phát động phong trào nông
thôn bền vững và tuyên truyền việc thu gom phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại
nguồn.
Hình thức tuyên truyền thông qua các phƣơng tiện nhƣ đài phát thanh của
xã cùng với hệ thống loa phát thanh của từng thơn. Cơng tác tun truyền nhằm
mục đích xây dựng một mơi trƣờng xanh - sạch - đẹp, tạo thói quen tích cực đối
với mọi lứa tuổi, thành phần tại khu vực nghiên cứu về việc giảm thiểu chất thải
rắn và phân loại tại gia đình. Đặc biệt là giáo dục cho trẻ em về tác hại của chất
thải rắn sinh hoạt đối với môi trƣờng.
Tập huấn đối với công nhân viên chức, cán bộ quản lý của từng thôn, đẩy
mạnh cơng tác tun truyền tới từng hộ gia đình và cá nhân. Nâng cao nhận thức
và thay đổi hành vi của họ về ơ nhiễm mơi trƣờng nói chung và chất thải rắn
sinh hoạt nói riêng.

10


CHƢƠNG II
MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
Đề tài thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý chất thải rắn
sinh hoạt và bảo vệ môi trƣờng của xã An Quý, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái
Bình.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
-


Tìm hiểu đƣợc thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã An

Quý huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình.
-

Thiết kế và thực hiện đƣợc chƣơng trình truyền thơng cho ngƣời dân

về giảm thiểu và phân loại chất thải rắn sinh hoạt.
-

Đề xuất đƣợc một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản

lý về chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực nghiên cứu.
2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài bao gồm: ngƣời dân và hoạt động quản lý
về chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực nghiên cứu.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: khu vực dân cƣ tại 2 thôn thuộc xã An Quý
Phạm vi thời gian: Thời gian là 3 tháng, từ ngày 13/2/2017 đến 13/5/2017
2.3. Nội dung nghiên cứu
1. Tìm hiểu thực trạng cơng tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã An Quý,
huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
2. Xây dựng và thực hiện chƣơng trình truyền thơng về giảm thiểu và phân
loại chất thải rắn sinh hoạt cho ngƣời dân tại khu vực nghiên cứu.

11


3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý chất thải rắn

sinh hoạt tại khu vực nghiên cứu.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phƣơng pháp thu thập và kế thừa số liệu
Phƣơng pháp này tiến hành nhằm mục đích tìm hiểu các thơng tin hoạt
động của xã An Quý, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, về điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình công tác quản lý chất thải sinh hoạt: giảm
thiểu và phân loại tại nguồn. Tìm hiểu các phƣơng pháp xử lý rác thải sinh
hoạt hiện nay. Các thông tin này sẽ đƣợc tìm hiểu thơng qua các tài liệu và
các đề tài có liên quan.
Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu đƣợc nhận từ
tài liệu của xã An Quý, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
Các phƣơng pháp xử lý chất thải rắn đƣợc tìm hiểu thơng qua tài liệu,
sách giáo trình, đề tài, dự án nghiên cứu, tạp chí khoa học, internet, ...
Tài liệu về văn bản pháp lý có liên quan (Văn bản pháp luật, các nghị định,
quyết định của Nhà nƣớc có liên quan đến kết quả nghiên cứu).
2.4.2. Phƣơng pháp điều tra xã hội học
Tiến hành điều tra khảo sát tình hình thu gom, phân loại chất thải rắn sinh
hoạt tại địa phƣơng thơng qua hình thức phỏng vấn bán định hƣớng, bảng hỏi.
a) Phỏng vấn bán định hướng
Thu thập thơng tin bằng phƣơng pháp giao tiếp bằng lời nói phù hợp với
mục đích điều tra.
Đối tƣợng phỏng vấn:
+cán bộ xã, trƣởng thơn, bí thƣ chi bộ thơn.
+ ngƣời dân sinh sống trong địa bàn xã: phỏng vấn khoảng 50 hộ gia đình. Chủ
yếu là ngƣời dân trong 2 thơn Sài và Lai Ổn.
b) Phỏng vấn bằng bảng hỏi
Phƣơng pháp phỏng vấn viết thực hiện với nhiều ngƣời 1 lúc theo 1 bảng
đã in sẵn. Ngƣời đƣợc hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ô
tƣơng ứng theo một quy ƣớc nào đó.
12



Thiết lập bảng hỏi:
Bảng hỏi đƣợc sử dụng nhằm thu thập các thông tin về thực trạng môi
trƣờng, hiện trạng nhận thức của ngƣời dân quanh khu vực nghiên cứu về vấn đề
thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn sinh hoạt cũng nhƣ công tác tuyên truyền
trên địa bàn.
Đối tƣợng: ngƣời dân tại khu vực nghiên cứu
Nghề nghiệp: tổng hợp
Số phiếu dự kiến: 50 phiếu
2.4.3. Phƣơng pháp thực nghiệm
Chƣơng trình truyền thơng nâng cao nhận thức về giảm thiều và phân loại
chất thải rắn sinh hoạt đƣợc thực hiên dựa trên cơ sở phân tích những đặc điểm
của hoạt động sinh hoạt của ngƣời dân tại khu vực nghiên cứu và đánh giá nhận
thức của họ đối với việc bảo vệ mơi trƣờng sống của mình, từ đó nghiên cứu và
thiết kế sản phẩm truyền thông phù hợp với đối tƣợng. Chƣơng trình truyền
thơng đƣợc thực hiện qua 4 giai đoạn:
2.4.3.1 Giai đoạn 1: Xác định vấn đề nghiên cứu
a) Phân tích tình hình và xác định vấn đề
Xác định hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt, nhận thức và hành vi đang tồn
tại của ngƣời dân về chất thải rắn sinh hoạt và những ảnh hƣởng đến sức khỏe
con ngƣời lao động.
Phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong trong bƣớc này là: đánh giá nhanh các
công tác truyền thông đã thực hiện tại xã An Quý, sự quan tâm và nhận thức của
ngƣời dân đối với vấn đề chất thải rắn sinh hoạt.
Cách thức tiến hành các phƣơng pháp trên là:
- Thu thập và kế thừa các tài liệu thứ cấp
- Khảo sát thực địa
- Điều tra xã hội học
b) Phân tích đối tƣợng truyền thơng


13


Phân tích đối tƣợng truyền thơng nhằm xác định sự hiểu biết và mức độ
quan tâm của nhóm đối tƣợng với việc giảm thiểu và phân loại chất thải rắn sinh
hoạt, từ đó có các hoạt động truyền thơng phù hợp với từng đối tƣợng.
Phƣơng pháp phân tích đối tƣợng:
- Tiến hành khảo sát thực địa nhằm đánh giá tổng quát tình hình quản lý và
các đối tƣợng nghiên cứu là ngƣời ngƣời dân tại khu vực nghiên cứu.
- Phân tích nhận thức - thái độ - hành vi của đối tƣợng qua điều tra phỏng
vấn xã hội học (sử dụng các bảng hỏi anket và phỏng vấn bán định hƣớng)
c) Xác định mục tiêu truyền thông
Mục tiêu của chƣơng trình truyền thơng nhằm góp phần nâng cao nhận
thức, tác động đến hành vi và thái độ, làm thay đổi hành vi tiêu cực của đối
tƣợng tới các vấn đề về giảm thiểu và phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại địa
phƣơng.
Phƣơng pháp sử dụng bao gồm: phƣơng pháp phân tích, xử lý số liệu nội
nghiệp, từ những kết quả điều tra các bƣớc trên, thực hiện tổng hợp, phân tích và
xử lý số liệu để có thể đƣa ra các mục tiêu truyền thông phù hợp.
2.4.3.2. Giai đoạn 2: Lập kế hoạch truyền thông
a) Lên kế hoạch thực hiện:
Kế hoạch thực hiện truyền thông đƣợc xây dựng các kế hoạch phù hợp, nêu
ra những nguồn lực cần thiết trong kế hoạch thực hiện cụ thể và chi tiết nhƣ:
- Trách nhiệm thực hiện truyền thông của ai?
- Nguồn lực thực hiện truyền thông là ai?
- Cách thức để có những nguồn lực truyền thơng là gì?
- Xây dựng tiêu chí đánh giá tiến bộ và tác động của việc thực hiện
truyền thông.
- Dự định các phƣơng án duy trì các kết quả khi chƣơng trình kết thúc.

b) Lựa chọn và kết hợp các phƣơng tiện truyền thông
Lựa chọn phƣơng tiện truyền thông để đƣa ra những phƣơng tiện
truyền thơng tối ƣu, có khả năng đạt u cầu cao nhất thu hút đƣợc sự quan
14


tâm của các đối tƣợng tiếp nhận truyền thông để lựa chọn phƣơng tiện
truyền thơng thích hợp.
Phƣơng pháp đƣợc sử dụng là phƣơng pháp điều tra xã hội học nhằm nắm
bắt nhu cầu kiến thức và khả năng tiếp nhận của đối tƣợng tới các phƣơng tiện
truyền thông khác nhau, khảo sát thực đia, từ đó tiến hành phân tích và xử lý số
liệu để đƣa ra phƣơng tiện truyền thông phù hợp.
2.4.3.3. Giai đoạn 3: Tạo sản phẩm truyền thơng
a) Thiết kế thơng điệp và hình ảnh truyền thơng
Thơng điệp là sản phẩm truyền thông đƣợc tạo ra với mục tiêu thể hiện nội
dung ý tƣởng của chƣơng trình thơng qua các hình ảnh, thơng điệp mang tính
chất bao hàm thơng tin. Do đó, vai trị của thơng điệp là thể hiện một phần mục
tiêu của truyền thông. Từ hình ảnh và thơng điệp, các đối tƣợng tiếp nhận thấy
đƣợc những thông tin mà ngƣời thực hiện truyền thông muốn gửi đến, kết hợp
với khả năng truyền tải và tiếp cận đối tƣợng của ngƣời thực hiện, thông điệp và
hình cảnh góp phần tác động tới suy nghĩ, tâm lý mong muốn tìm hiểu thơng tin,
từ đó dẫn tới việc thay đổi thái độ và hành vi bản thân hƣớng tới hoạt động tự
bảo về sức khỏe và môi trƣờng làm việc.
b) Sản xuất và thử nghiệm sản phẩm truyền thông
- Thử nghiệm sản phẩm truyền thông tại nơi thƣc hiện trƣớc khi đi vào thực
hiện sản xuất sản phẩm truyền thông nhằm:
 Đánh giá sự phù hợp của sản phẩm truyền thơng về: văn hóa, xã hội,
tơn giáo tại nơi thực hiện
 Đánh giá độ tin cậy của thông tin sản phẩm truyền thông, và sự chấp
nhận của đối tƣợng tiếp nhận có hay khơng?

 Đánh giá về sự phù hợp về thẩm mỹ nhƣ: sự hài hòa hình ảnh, thơng
điệp và màu sắc có hay khơng?
 Sản phẩm truyền thơng có khả năng tác động tới sự thay đổi của đối
tƣợng về nhận thức và hành vi hay không?

15


×