Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

tai lieu tap huan dia li dia phuong kon tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (527.48 KB, 11 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Địa lí 5 Bài 1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TỈNH KON TUM I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ VÀ SỰ PHÂN CHIA HÀNH CHÍNH. 1- Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, diện tích Kon Tum là một tỉnh nằm ở cực Bắc Tây Nguyên, có toạ độ địa lý tư 0 107 20'15" Đông đến 108032'30" Đông và tư 13 055'10" vĩ độ Bắc đến 15027'15" vĩ độ Bắc. - Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi. - Phía đông và đông nam giáp tỉnh Gia Lai. - Phía Tây giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia Kon Tum có diện tích 9 689,61 km2, chiếm 3,1% diện tích cả nước. Kon Tum nằm trên trục giao thông quan trọng:đó là đường Hồ Chí Minh ( quốc lộ 14) nối với các tỉnh Tây Nguyên và cả nước, quốc lộ 24 đi Quảng Ngãi; quốc lộ 40 đi A-tô-pư (Lào)..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Trên bản đồ, cho biết Kon Tum giáp với các tỉnh nào, chỉ và đọc tên các huyện, thành phố của Kon Tum. 2. Các đơn vị hành chính. Kon Tum có 8 huyện và 1 thành phố với 97 xã, phường, thị trấn - Thành phố Kon Tum - Huyện Sa Thầy - Huyện Đăk Hà - Huyện Kon Rẫy - Huyện Kon Plong - Huyện Đăk Tô - Huyện Tu Mơ Rông - Huyện Ngọc Hồi - Huyện Đăk Glei II. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 1-Địa chất, địa hình Phần lớn tỉnh Kon Tum nằm ở phía tây dãy Trường Sơn, địa hình thấp dần tư bắc xuống nam và tư đông sang tây. Địa hình của tỉnh Kon Tum khá đa dạng: đồi núi, cao nguyên và vùng trũng xen kẽ nhau, trong đó: - Địa hình đồi, núi: chiếm khoảng hơn 2/5 diện tích toàn tỉnh , khối Ngọc Linh (có đỉnh Ngọc Linh cao 2.598 m, đỉnh Ngọc Kring (2.066 m)….) - Địa hình thung lũng: nằm dọc theo sông Pô Kô đi về phía nam của tỉnh, có dạng lòng máng thấp dần về phía nam, theo thung lũng có những đồi lượn sóng như Đăk Ui, Đăk Hà và có nhiều chỗ bề mặt khá bằng phẳng như vùng thành phố Kon Tum. Thung lũng Sa Thầy được hình thành giữa các dãy núi kéo dài về phía tây chạy dọc biên giới Việt Nam - Campuchia. - Địa hình cao nguyên: tỉnh Kon Tum có cao nguyên Kon Plong nằm giữa dãy An Khê và dãy Ngọc Linh có độ cao 1.100 - 1.300 m, đây là cao nguyên nhỏ, chạy theo hướng tây bắc - đông nam. 2. Khí hậu: Kon Tum thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên. Nhiệt độ trung bình trong năm dao động trong khoảng 22 - 23 0C, biên độ nhiệt độ dao động trong ngày 8 - 90C. Kon Tum có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa chủ yếu bắt đầu tư tháng 5 đến tháng 10, mùa khô tư tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Hàng năm, lượng mưa trung bình khoảng 2.121 mm, lượng mưa năm cao nhất 2.260 mm, năm thấp nhất 1.234 mm, tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 8. Mùa khô, gió chủ yếu theo hướng đông bắc; mùa mưa, gió chủ yếu theo hướng tây nam 3. Thủy văn a) Sông ngòi - Sông Xê Xan: do 2 nhánh chính là Pô Kô và Đăk Bla hợp thành. Nhánh Pô Kô dài 121 km, bắt nguồn tư phía nam của khối núi Ngọc Linh, chảy theo.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> hướng bắc - nam. Nhánh này được tiếp nước tư suối Đăk Pxi dài 73 km, bắt nguồn phía nam núi Ngọc Linh tư các xã Ngọc Lây, Măng Ri, huyện Đăk Tô. Nhánh Đăk Bla dài 144 km bắt nguồn tư dãy núi Ngọc Krinh. - Các sông, suối khác: phía đông bắc tỉnh là đầu nguồn của sông Trà Khúc đổ về Quảng Ngãi và phía bắc của tỉnh là đầu nguồn của 2 con sông Thu Bồn và Vu Gia chảy về Quảng Nam, Đà Nẵng. Ngoài ra còn có sông Sa Thầy bắt nguồn tư đỉnh núi Ngọc Rinh Rua, chảy theo hướng bắc - nam, gần như song song với biên giới Campuchia, đổ vào dòng Sê San. Nhìn chung, sông ngòi Kon Tum có giá trị lớn về thủy lợi và thủy điện. b. Hồ: Chỉ có các hồ nhân tạo do xây dựng thủy điện như Ya ly, Đăk Ui c- Nguồn nước ngầm: nguồn nước ngầm ở tỉnh Kon Tum có tiềm năng và trữ lượng công nghiệp cấp C2: 100 nghìn m 3/ngày, đặc biệt ở độ sâu 60 - 300 m có trữ lượng tương đối lớn. Ngoài ra, huyện Đăk Tô, Konplong còn có 9 điểm có nước khoáng nóng, có khả năng khai thác, sử dụng làm nước giải khát và chữa bệnh. 4. Thổ nhưỡng Kon Tum có tổng diện tích tự nhiên 9 689,61 km 2, trong đó đất nông lâm nghiệp chiếm hơn 70 % diện tích. Có 5 nhóm đất chính. - Nhóm đất phù sa: gồm ba loại đất chính là đất phù sa được bồi, đất phù sa loang lổ, đất phù sa ngoài suối. - Nhóm đất xám. - Nhóm đất vàng. - Nhóm đất mùn vàng trên núi. - Nhóm đất thung lũng. 5. Sinh vật a)Thực vật Rưng: đến năm 2008, diện tích đất lâm nghiệp của Kon Tum là 660.341 ha, chiếm 68,14% diện tích tự nhiên. Kon Tum có các nhiều kiểu rưng, nhưng chủ yếu là: Rưng kín nhiệt đới hỗn hợp cây lá rộng. Rưng đa dạng về thành phần, chủng loại và hệ sinh thái, trong rưng hội tụ nhiều loài cây gỗ quý như: trắc, pơ mu…Vùng núi Ngọc Linh với những cây dược liệu quý như sâm Ngọc Linh, đẳng sâm, hà thủ ô và quế. b. Động vật Động vật: rất phong phú, đa dạng, trong có nhiều loài hiếm, bao gồm chim có 165 loài, 40 họ, 13 bộ, đủ hầu hết các loài chim; thú có 88 loài, 26 họ, 10 bộ, chiếm 88% loài thú ở Tây Nguyên. Các động vật như: voi, bò rưng, bò tót, trâu rưng, nai, hoẵng, hổ, gấu chó, gấu ngựa. Chư Mom Ray là khu bảo tồn sinh quyển lớn nhất Tây Nguyên..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Hổ ở vườn quốc gia Chư Mom Ray. Cây ở Vườn quốc gia Chư Mom Ray. Bò banteng ở vường quốc giaChư Mom Ray 6. Tài nguyên khoáng sản Tài nguyên khoáng sản của tỉnh Kon Tum phong phú, đa dạng, đã điều tra được trên 250 mỏ, điểm quặng, điểm khoáng hóa của hơn 40 loại khoáng sản. Phần lớn các khoáng sản có trữ lượng vưa và nhỏ. Khoáng sản ở tỉnh ta gồm có một số loại tiêu biểu sau: - Khoáng sản kim loại gồm có: vàng tập trung nhiều ở các huyện Đăk Tô, Kon Plong, Đăk Glei; sắt, man-gan phân bố ở xã Đăk Ui (Đăk Hà), xã Hiếu (Kon Plong); vôn-phram (Sa Thầy), bô-xit (Kon Plong)…. - Khoáng sản phi kim loại rất đa dạng, đã phát hiện được 25 mỏ, điểm quặng các loại. Trong đó phổ biến nhất là sét gạch ngói, cát xây dựng, cuội sỏi,đá hoa tập trung chủ yếu ở thành phố Kon Tum và các huyện Đăk Hà, Sa thầy, Đăk Tô có trữ lượng tương đối lớn. Đá quý gồm có: rubi, saphia… tập trung nhiều ở các huyện Đăk Tô, Kon Plong, Đăk Glei. - Ngoài ra ở tỉnh còn có nguồn nước khoáng khá phong phú. Ở các huyện Đăk Tô, Kon Plong đã phát hiện được 9 điểm nước khoáng nóng, nhiệt độ tư 60 -90 (độ), có khả năng khai thác, sử dụng làm nước giải khát và chữ bệnh rất tốt. Phần lớn các loại khoáng sản trên đang ở dạng tiềm năng, cần được quy hoạch, nghiên cứu chi tiết để tiến hành khai thác..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 7. Các cảnh quan thiên nhiên. Kon Tum có nhiều cảnh quan đẹp, đặc biệt là vùng cao nguyên Măng Đen, với độ cao trên 1.200 mét có khí hậu mát, nơi bảo tồn sinh thái được xem là Đà Lạt thứ 2.. Hồ nước Kot (Măng Đen, Kon Plong, Kon Tum) tĩnh lặng trong mùa đông.. 8. Bảo vệ tài nguyên môi trường Các nguồn tài nguyên đang bị khai thác chưa hợp lí, do đó cần phải có giải pháp kĩ thuật để bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên một cách bền vững. Hiện nay, môi trường của chúng ta đang bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng hơn. Vần đề bảo vệ môi trường đã trở nên cấp bách đối với tất cả mọi người. Là những học sinh, các em cần phải làm gì để bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường quanh ta? Kon Tum là một tỉnh ở cực Bắc Tây nguyên với diện tích 9 689,61 km , địa hình miền núi, cao nguyên. Có khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, thời tiết chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Sông Pô Kô là sông lớn nhất có giá trị về thủy điện. Tài nguyên khoáng sản và tài nguyên rừng phong phú và đa dạng, đem lại nguồn lợi kinh tế lớn. 2. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1- Kể tên các huyện, thành phố của tỉnh Kon Tum. 2-Hãy xác định vị trí của Vườn quốc gia Chư Mom Rây. 3- Xác định trên bản đồ các sông Pô Kô, Đăk Bla..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Bài 2: ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, LAO ĐỘNG VÀ KINH TẾ TỈNH KON TUM I-DÂN CƯ VÀ LAO ĐỘNG 1-Gia tăng dân số Dân số tỉnh Kon Tum: 443.368 người( 2010). Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của tỉnh đã giảm đáng kể tư 2006 đến 2010, tư 2,08 % xuống còn 1,85 %, tuy nhiên so với với mức trung bình cả nước vẫn còn cao (1,2 %) Gia tăng dân số của tỉnh chủ yếu là gia tăng cơ giới. Trong những năm qua, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm là nhờ áp dụng chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. + Sự gia tăng dân số có ảnh hưởng gì đến đời sống và sản xuất của tỉnh? 2-Kết cấu dân số a-Giới tính Nữ: 215.156 người, chiếm 48,53 %. Nam: 228.212 người, chiếm 51,47 %. a. Dân tộc Kon Tum có 25 dân tộc cùng sinh sống, người kinh chiếm tỉ lệ cao nhất là 47% các dân tộc thiểu số chiếm trên 53%. Có 6 dân tộc bản địa sinh sống lâu đời gồm: Xơ đăng, Ba na, Giơ rai, Giẻ-Triêng, Brâu và Rơ mâm; các dân tộc tư Bắc vào có người Mường, Tày, Nùng, Thái… Các dân tộc thiểu số chủ yếu sinh sống ở các huyện vùng cao.. Người Giơ rai. Người Giẻ-Triêng.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Người Brâu. Người Rmăm. Người Giẻ-Triêng Thiếu nữ Ba na. Người Xơ đăng. Phụ nữ Giơ rai. Một số hình ảnh các dân tộc thiểu số ( Nguồn: Internet) 3- Nguồn lao động: Kon Tum có nguồn lao động dồi dào. Năm 2010, số người trong độ tuổi lao động có khoảng 237.125, chiếm tỉ lệ 53,48%. Dân số tập trung chủ yếu ở ngành nông - lâm nghiệp khoảng 162.470 lao động ( chiếm tỉ lệ 68,5%). 4. Sự phân bố dân cư: a) Mật độ dân số Mật độ trung bình của Kon Tum 46 người/km 2, thấp nhất trong cả nước. b. Sự phân bố dân cư Dân cư phân bố không đều giữa các địa phương: cao nhất là thành phố Kon Tum (339 người/km2 ), tiếp đến là huyện Đăk Tô (76 người/km2 ), Đăk Hà (75 người/km2 ), Ngọc Hồi (72 người/km2 ) các huyện còn lại mật độ dân số rất thấp. Dân cư phân bố không đều giữa thành thị và nông thôn: Năm 2010, dân thành thị chiếm 34 %, dân nông thôn chiếm 66%..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 5. Quần cư Đa số người Kinh sống tập trung thành làng, xã, thị xã, thị trấn, thị tứ. Hoạt động kinh tế chủ yếu của họ là sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh, dịch vụ. Dân tộc thiểu số sống tập trung ở các bản làng ở các vùng sâu, vùng xa trên tất cả các huyện , chuyên làm rẫy, chăn nuôi và làm nghề thủ công. Hiện nay, ở đây cũng đang phát triển mạnh trồng trọt các loại cây công nghiệp như cao su, cà phê… 6. Tình hình phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội a)Văn hóa. Nhà rông Kon Klor tại làng Kon Klor – T.p. Kon Tum. Lễ hội cồng chiêng tại Kon Tum Kon Tum là một vùng đất đậm đặc về văn hóa dân gian truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số. Hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể rất phong phú, độc đáo mang bản sắc đặc thù, thể hiện ở các loại hình như: văn hóa luật tục, văn hóa cư trú, nhà rông – nhà dài, văn hóa lễ hội, văn hóa cồng chiêng.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> và nhạc cụ dân tộc, các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống, văn hóa ẩm thực, văn hóa trang phục, ngôn ngữ-chữ viết, chạm khắc-hoa văn, họa tiết, dệt thổ cẩm, đan lát… c)Giáo dục, y tế Tư khi tái lập tỉnh đến nay, ngành Giáo dục và đào tạo luôn được quan tâm hàng đầu. Tổng số học sinh của tỉnh Kon Tum tư cấp học mẫu giáo đến phổ thông chiếm khoảng 22,3% dân số. Tư năm học 2007- 2008, 100% các xã, phường đều có trường mẫu giáo, trường cấp THCS; 100% các huyện, thành phố có trường THPT. Thành phố Kon Tum là trung tâm giáo dục của cả tỉnh. Số phòng học kiên cố và số giáo viên ngày càng gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Tuy vậy, những xã vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn vẫn còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất. Nhờ được đầu tư cảu trung ương và địa phương, cùng với việc nâng cao đời sống, ngành y tế đã có những bước phát triển nhanh. Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum tưng bước được trang bị các thiết bị y tế hiện đại và đội ngũ y, bác sỹ ngày càng tăng, tưng bước đáp ứng nhu cầu về khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Các cơ sở y tế phát triển đến tận tuyến xã, phường, mỗi huyện đều có Trung tâm y tế. Tuy nhiên, số bác sỹ và số giường bệnh trên tỉ lệ dan số vẫn còn thấp (6,3 bác sỹ/vạn dân). II.KINH TẾ Năm 1991 Kon Tum được tái lập, nền kinh tế của tỉnh bắt đầu đi vào ổn định và có sự tăng trưởng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Kinh tế của tỉnh đã liên tục tăng trưởng trong những năm qua, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2006 đạt 2294.87 tỉ đồng, đến năm 2010 tăng hơn gấp đôi là 5951.06 tỉ đồng .Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006- 2010 là 14,51%. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Các ngành kinh tế: 1-Công nghiệp và thủ công nghiệp Nhờ chủ trương đúng đắn, chính sách hợp lý và sự đầu tư đúng mức, công nghiệp tỉnh Kon Tum tưng bước ổn định và ngày càng phát triển. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp tăng theo hằng năm. Cơ cấu công nghiệp theo ngành và theo lãnh thổ đã có chuyển biến theo hướng tích cực nhằm phát huy các thế mạnh của tỉnh và tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng. tăng dần tỷ trọng công nghiệp-xây dựng (Năm 1992, tỷ trọng công nghiệp-xây dựng: 7,4%. Năm 2005, tăng lên 19,04%. Đến 2010 tỷ trọng công nghiệp- xây dựng 24,4%). Tỉnh đã hình thành các khu công nghiệp như khu công nghiệp Hòa Bình, khu công nghiệp Bắc Kon Tum.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Khu công nghiệp Hòa Bình (Tp Kon Tum). Hãy kể các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của Kon Tum 2-Nông nghiệp,lâm nghiệp Nông nghiệp là ngành sản xuất chính, chủ yếu là trồng lúa, một số cây hoa màu và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ngành trồng cây công nghiệp phát triển mạnh trong những năm gần đây: mía, cao su, cà phê… Lâm nghiệp:Tỉnh Kon Tum có nguồn tài nguyên rưng dồi dào, phong phú với diện tích rưng và đất rưng lớn, có hệ động vật, thực vật đa dạng của vùng sinh thái nhiệt đới, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế lâm nghiệp. Sản lượng gỗ khai thác năm 2006 là 31 780 m 3 , năm 2010 là 12 873 m 3 đã giảm đáng kể nhằm thực hiện chủ trương hạn chế khai thác gỗ để bảo vệ tài nguyên rưng. 3-Dịch vụ Kon Tum có nhiều thế mạnh để phát triển ngành dịch vụ, đặc biệt là ngành du lịch. Ngành dịch vụ có tỉ trọng l ngày càng tăng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Các ngành dịch vụ ngày càng được đầu tư phát triển: - Du lịch là ngành kinh tế đang được chú ý của tỉnh, với các lợi thế về tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn đã tạo cho Kon Tum tiềm năng to lớn để phát triển du lịch như: du lịch sinh thái Măng Đen, du lịch văn hóa, lịch sử: Ngục Kon Tum, nhà thờ gỗ Kon Tum… Hãy kể tên một số địa điểm phát triển du lịch ở Kon Tum ? - Giao thông vận tải.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Chủ yếu là đường bộ. Hệ thống giao thông vận tải Kon Tum được nối với cả nước và khu vực qua đường Hồ Chí Minh, nối với khu công nghiệp hóa dầu Dung Quất –Quảng Ngãi qua quốc lộ 24. Kon Tum còn có đường thông thương qua Lào và Campuchia.. Cửa khẩu quốc tế Bờ Y qua Lào -Thương mại + Hoạt động nội thương trên địa bàn tỉnh ngày càng tạo được nguồn hàng phong phú, góp phần ổn định giá cả. + Hoạt động xuất khẩu hàng hóa ngày một phát triển với các sản phẩm xuất khẩu có gia strij cao như: gỗ, cà phê, cao su. Kon Tum là tỉnh có dân số ít, người dân tộc thiểu số chiếm trên 50 % với nhiều bản sắc văn hóa đặc sắc. Nông, lâm nghiệp có vai trò quạn trọng trong nền kinh tế của tỉnh: tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ ngày càng tăng lên theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; du lịch có nhiều tiềm năng để phát triển. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1- Kể tên một số dân tộc bản địa của Kon Tum và địa bàn sinh sống của tưng dân tộc đó. 2- Kể tên một số sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp của Kon Tum..

<span class='text_page_counter'>(12)</span>

×