Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Nghiên cứu đề xuất giải pháp góp phần bảo tồn và phát triển cây lâm sản ngoài gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên ngọc sơn ngổ luông hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
-----------------------------------------------

NGUYỄN ANH ĐỨC

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ
PHÁT TRIỂN CÂY LÂM SẢN NGOÀI GỖ TẠI KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN NGỌC SƠN – NGỔ LNG, TỈNH HỒ BÌNH

Chun ngành: Lâm học
Mã số: 60.62.02.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS . TRẦN VIỆT HÀ

HÀ NỘI – 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
--------------------------------------------------


NGUYỄN ANH ĐỨC

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ
PHÁT TRIỂN CÂY LÂM SẢN NGOÀI GỖ TẠI KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN NGỌC SƠN – NGỔ LNG, TỈNH HỒ BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

HÀ NỘI – 2012



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở Việt Nam hiện nay, lâm sản ngoài gỗ (LSNG) là nguồn cung cấp các sản
phẩm hàng ngày cho cộng đồng dân cư sống gần rừng, đem lại những khoản thu
nhập khơng nhỏ góp phần vào cơng cuộc xố đói giảm nghèo cho đồng bào các dân
tộc miền núi. Là mô ̣t nước nhiê ̣t đới nên tài nguyên LSNG của nước ta rất phong
phú và đa dạng, đang còn tiềm ẩn những giá trị cao về đa da ̣ng sinh ho ̣c cũng như
phát triển kinh tế - xã hô ̣i.
Thực tế cho thấ y tài nguyên LSNG ở Viê ̣t Nam đang ngày càng bị cạn kiệt, do
các hoạt động khai thác và sử dụng không bền vững của con người. Để ngăn chặn
tình trạng này, Chính phủ đã thực hiện nhiều dự án và chương trình bảo vệ và phát
triển rừng như chương trình 327, chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, vv. Tuy
nhiên trên thực tế việc khai thác và buôn bán các loại LSNG chưa được quản lý một
cách chặt trẽ, thiếu sự điều tiết và hướng dẫn cụ thể bởi các cơ quan chức năng,
chính quyề n các địa phương rất ít hoặc không quan tâm đến việc bảo tồn và phát
triển LSNG.
Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Lng được thành lập từ năm 2004,

có có mục tiêu chính là bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi phục
vụ nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái và góp phần phát triển kinh tế xã hội trong
vùng. Từ khi thành lâ ̣p khu bảo tồn thiên nhiên việc bảo vệ, duy trì và phát triển tài
nguyên rừng nói chung và tài nguyên về LSNG nói riêng đã có nhiều cải thiện. Tuy
nhiên, do mới đươ ̣c thành lâ ̣p nên viê ̣c ổ n đinh
̣ kinh tế – xã hô ̣i song song với các
hoa ̣t đô ̣ng bảo tồ n đang là vấ n đề lớn cầ n giải đáp.
Để góp phầ n phần xóa đói, giảm nghèo và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên một
cách bền vững trên điạ bàn Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Luông thì viê ̣c
thực hiê ̣n đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp góp phần bảo tồn và phát triển cây
LSNG tại Khu bản tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Lng, tỉnh Hịa Bình” là
cầ n thiế t, nhằ m đánh giá hiện trạng và tiề m năng phát triể n cây LSNG trong khu
vực để đề xuấ t giải pháp nâng cao hiê ̣u quả bảo tồ n và đóng góp vào viê ̣c phát triể n
kinh tế – xã hô ̣i ta ̣i điạ bàn nghiên cứu.


2

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về lâm sản ngoài gỗ và thực vật cho lâm sản ngoài gỗ
1.1.1. Một số thuật ngữ sử dụng để chỉ LSNG
Chương trình nghị sự 21 và các nguyên tắc về rừng đã được chấp nhận ở Hội
nghị Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc (UNCED), họp tại Rio de Janero
năm 1992, đã xác định lâm sản ngoài gỗ (LSNG) là một đối tượng quan trọng, một
nguồn lợi môi trường cho phát triển lâm nghiệp bền vững, cần được chú ý nhiều
hơn nữa. Mặc dù vậy thuật ngữ LSNG mới xuất hiện trong khoảng hơn mười năm
trở lại đây. Ở nước ta thuật ngữ LSNG vẫn chưa được đưa vào cả trong từ điển
tiếng Việt lẫn thuật ngữ lâm nghiệp để sử dụng thống nhất, đồng thời để giúp mọi
người có quan niệm đúng đắn về LSNG. Trên thực tế tồn tại một số thuật ngữ được

sử dụng để chỉ các lâm sản khác không phải là gỗ như: Lâm sản phụ; Lâm sản khác;
Đặc sản rừng; Các lợi ích phi gỡ của rừng; Tài sản phi gỡ và các dịch vụ.
Thuật ngữ lâm sản phụ được sử dụng trong một thời gian dài ở nhiều nước
trên thế giới, và người ta cho rằng gỗ là lâm sản chính. Nhưng ở nhiều nước, lâm
sản gỡ lại ít quan trọng hơn so với lâm sản khác của rừng, như keo dán và nhựa mủ.
Thuật ngữ này dựa vào tầm quan trọng của sản phẩm nên có khuynh hướng khơng
ổn định. Bởi vì, một số sản phẩm có thể thứ yếu trong điều kiện này, nhưng lại quan
trọng trong điều kiện khác, do đó tḥt ngữ lâm sản phụ khơng thể phù hợp để sử
dụng một cách thống nhất.
Thuật ngữ lâm sản khác không thể ổn định và phù hợp. Bởi vì các lâm sản
chính thay đổi tuỳ theo điều kiện, làm cho thành phần của những lâm sản khác sẽ
không như nhau.
Thuật ngữ đặc sản rừng Cũng không rõ ràng về phạm vi và ranh giới vì nó
phản ánh những sản phẩm đặc biệt và có thể thay đổi tuỳ theo tình hình. Hơn nữa,
nó khơng đề cập đến sự loại trừ những sản phẩm gỗ.
Với sự bao quát chung, thuật ngữ các lợi ích phi gỗ của rừng bao gồm cả
những lợi ích có thể hoặc khơng thể trở thành hàng hố, Cũng như những lợi ích có


3

thể đo được hoặc khơng thể đo được. Vì vậy, nó chưa phải là một định nghĩa phù
hợp về phạm vi và sự lượng hố các lợi ích. Ngoài ra, những lợi ích hay giá trị của
rừng như giá trị giữ nước, bảo vệ môi trường, giá trị tinh thần,v.v không thể xếp vào
gỗ hay phi gỗ. Chúng được tạo ra bởi toàn bộ hệ sinh thái rừng, chứ không chỉ bởi
gỗ hay phi gỗ.
Trong thuật ngữ tài sản phi gỗ và các dịch vụ, từ "dịch vụ" thường được hiểu
là gồm những ảnh hưởng đến môi trường của rừng, tạo vẻ đẹp cảnh quan, giá trị về
các di tích, v.v, thậm chí đóng theo nghĩa của từ này sẽ gồm cả các sản phẩm hoặc
các dịch vụ được tạo ra (chẳng hạn như dịch vụ chăn thả, vui chơi, giải trí,...). Vì

vậy, đây là một định nghĩa q rộng về các sản phẩm khác gỗ của rừng.
Theo chúng tôi, thuật ngữ LSNG (Non - timber forest product hoặc Non-wood
forest products) là một tḥt ngữ có tính khoa học bởi phạm vi, độ chính xác, và
tính ổn định của nó. Thuật ngữ này có triển vọng được sử dụng thống nhất và phù
hợp với các yếu tố có thể lượng hố. Nó loại trừ được tất cả các sản phẩm và các
hàng hố đặc trưng của gỡ. Trong phạm vi của LSNG, cần tính đến các sản phẩm
(từ các thực vật thân thảo và từ các bộ phận ngoài gỗ của thực vật thân gỡ) thu được
bởi các q trình chiết xuất bằng phương pháp hoá học và phương pháp chưng cất
phá huỷ gỗ, chẳng hạn như sản phẩm dầu của gỗ đàn hương, dầu thắp sáng sinh
học.
1.1.2. Khái niệm lâm sản ngoài gỗ
De.beer (1989) đã quan niệm LSNG như là: "Tất cả các vật liệu sinh học khác gỗ
mà chúng được khai thác từ rừng tự nhiên để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của loài
người. LSNG bao gồm: thực phẩm, thuốc, gia vị, tinh dầu, nhựa cây, keo dán, nhựa
mủ, tanin, thuốc nhuộm, cây cảnh, động vật hoang dại (các sản phẩm và động vật
sống), chất đốt và các nguyên liệu thô, song, mây, tre, nứa, trúc, gỗ nhỏ, và gỗ cho
sợi". Theo quan niệm của De.beer, LSNG bao gồm mọi sản phẩm hữu hình (khác
gỡ) có nguồn gốc sinh vật được khai thác từ rừng tự nhiên. Quan niệm của De.beer
về LSNG dường như chưa đề cập đầy đủ đến các sản phẩm khác gỗ của rừng trồng,
của hệ canh tác nông lâm kết hợp.


4

Tổ chức chuyên gia tư vấn về LSNG châu Á Thái Bình Dương (IEC), họp tại
Băng Cốc - Thái Lan (1991) đã chấp nhận định nghĩa LSNG có thể áp dụng cho hầu
hết các nước trong khu vực như sau: "LSNG bao hàm tất cả các sản phẩm tái tạo và
hữu hình, khơng phải là gỗ xẻ, gỗ nhiên liệu và gỗ củi, thu được từ rừng hoặc từ bất
kỳ loại hình sử dụng đất tương tự nào Cũng như đất trồng cây gỗ. Vì vậy, các sản
phẩm như, nước, du lịch sinh thái cũng là LSNG". Đây là một định nghĩa rõ ràng,

nhưng là một định nghĩa về sản phẩm nên nó có một số tồn tại. Khả năng tái tạo là
một khái niệm mang tính quản lý và nó nằm ngoài phạm vi của định nghĩa về sản
phẩm. Bằng cách hạn chế LSNG chỉ bao gồm các sản phẩm hoặc hàng hố hữu
hình, định nghĩa này đã loại trừ các dịch vụ tạo ra như dịch vụ cắm trại, chăn thả,
săn bắn, chiêm ngưỡng động vật hoang dại, v.v. Các sản phẩm từ đất trồng cây gỗ
có khuynh hướng bao gồm các sản phẩm từ vườn như táo và xoài.
Một định nghĩa khác về LSNG là: "Tất cả sản phẩm và dịch vụ cho sử dụng
vào mục đích thương mại, công nghiệp và nhu cầu sống, mà không phải là gỗ, thu
được từ rừng và sinh khối của nó mà có thể được khai thác một cách bền vững, có
nghĩa là được khai thác từ hệ sinh thái rừng với số lượng và cách thức sao cho
không làm thay đổi các chức năng sản xuất cơ bản của rừng (FAO, 1992). Với ngụ
ý đó, định nghĩa này đề cập đến các sản phẩm được lấy ra từ rừng tự nhiên, đồng
thời việc sử dụng chúng lại tạo ra sản phẩm. Việc đề cập đến các phương thức khai
thác bền vững và các chức năng cơ bản của rừng là xa lạ với định nghĩa về sản
phẩm.
Tổ chức tư vấn chuyên môn về LSNG của châu Phi, tại Arusha, Tanzania,
năm 1993 đã đưa ra quan niệm về LSNG. Quan niệm này đặc biệt nhấn mạnh vào
các sản phẩm động vật: "Tất cả các sản phẩm thực vật (trừ gỗ) và động vật thu
được từ rừng và từ các vùng đất có cây gỗ khác Cũng như từ các cây gỗ bên ngoài
rừng; loại trừ gỗ xây dựng cơ bản, gỗ năng lượng, và các sản phẩm từ vườn cùng
các cây trồng vật ni, thì đều được gọi là LSNG". Việc quan niệm LSNG bao gồm
cả những sản phẩm thu được từ tất cả cây gỗ bên ngoài rừng của bất kỳ kiểu sử
dụng đất nào có thể dẫn đến một số vấn đề bất ổn tương tự như đã nêu ở trên. Sự


5

loại trừ gỗ xây dựng cơ bản ra khỏi phạm vi của LSNG chỉ có thể ngụ ý sự bao gồm
các loại gỗ không dùng trong xây dựng cơ bản, trong xây dựng nông thôn, trong các
nghề thủ công, mỹ nghệ, v.v.

Herman Haeruman Js (1995) quan niệm rằng, các LSNG nhìn chung bao gồm
các sản phẩm hữu hình khơng phải là gỗ, gỗ nhiên liệu và than củi thu được từ rừng
hoặc từ các thực vật thân gỗ. Quan niệm này không đề cập đến các dịch vụ thu
được từ rừng.
FAO (1995) đã chỉ rõ yêu cầu của định nghĩa về LSNG là, định nghĩa phải vừa
diễn tả rõ ràng được ý nghĩa của thuật ngữ LSNG, phải vừa xác định chính xác được
giới hạn, phạm vi và đặc trưng của nó như sau: "LSNG bao gồm tất cả các sản phẩm
có nguồn gốc sinh vật (trừ gỗ) và các dịch vụ thu được từ rừng hoặc từ các kiểu sử
dụng đất tương tự rừng". Định nghĩa này xác định LSNG bao gồm cả các hàng hố
và dịch vụ có nguồn gốc thực vật và động vật. Định nghĩa về LSNG của FAO
(1995) Cũng đã nhận biết về chức năng dịch vụ quan trọng đang gia tăng của tài
nguyên LSNG. Chẳng hạn, du lịch sinh thái là một ngành công nghiệp lớn trên thế
giới đang phát triển rất nhanh. Vì thế, rừng, vùng hoang dã, động vật hoang dại là
những thành phần của nền du lịch sinh thái nên được nhận biết trong phạm vi của
LSNG.
Cũng cần nhấn mạnh rằng, có sự khác biệt giữa hai thuật ngữ sử dụng trong
tiếng Anh: Non - timber forest products (NTFPs) và Non - wood forest products
(NWFPs). Cả hai thuật ngữ này đều được hiểu bằng tiếng Việt là LSNG, nhưng
hiểu một cách chính xác hơn thì NTFPs nhằm chỉ các LSNG lớn (Timber - gỡ lớn),
cịn NWFPs nhằm chỉ các LSNG nói chung. Vì vậy, một số loại sản phẩm như gỡ
nhỏ, gỡ củi, cành ngọn, v.v... có thể được xếp vào NTFPs, nhưng không thể xem
chúng là NWFPs, như định nghĩa trên đã nêu: "loại trừ gỗ ở tất cả các hình thái của
nó".
1.1.3. Thực vật cho lâm sản ngồi gỗ
Theo nghĩa rộng, thực vật cho LSNG bao gồm mọi thực vật của hệ sinh thái
rừng hoặc của hệ thống sử dụng đất tương tự rừng, có khả năng cung cấp LSNG.


6


Theo nghĩa hẹp, những thực vật (của rừng hoặc của hệ thống sử dụng đất tương tự
rừng) cho sản phẩm khơng phải gỗ, hoặc ngồi việc cung cấp gỗ chúng còn cho các
sản phẩm khác gỗ từ thực vật, như: quả, hạt, vỏ, nhựa, tinh dầu, tanin, thuốc
nhuộm, thuốc chữa bệnh,... được gọi chung là thực vật cho LSNG (plant yielding
non-wood forest products).
Cần phân biệt thuật ngữ thực vật cho LSNG với thuật ngữ LSNG nguồn gốc
thực vật. Đây là hai thuật ngữ hoàn toàn khác nhau. Thuật ngữ đầu nhằm chỉ các
loài thực vật rừng (hoặc thực vật của hệ thống sử dụng đất tương tự rừng ), không
phân biệt về dạng sống, có khả năng sản xuất ra LSNG. Thuật ngữ sau lại nhấn
mạnh vào yếu tố sản phẩm - những thứ mà các thực vật rừng kể trên sản xuất ra.
Với quan niệm trên, thực vật cho LSNG nhất thiết phải là thành viên cấu trúc
của hệ sinh thái rừng hoặc của hệ sinh thái hay hệ thống sử dụng đất tương tự rừng.
Trong hệ sinh thái rừng, thực vật cho LSNG có thể là những cây gỗ lớn đa tác dụng
(Sấu, Trám, Giổi, Dẻ) cao vài chục mét và chiếm lĩnh tầng trội của tán rừng; Cũng
có thể là cây gỡ nhỡ (Quế, Hồi, Chẹo) cao 10 - 15 m, gỗ nhỏ (Bứa, Màng tang) cao
5 - 6 m, cây tái sinh dưới 5 m, và những cây cỏ hết sức nhỏ bé. Chúng có thể mọc
dưới đất hay ở trên cây khác như thực vật ký sinh (tầm gửi) và thực vật phụ sinh
(phong lan). Điều đó cho thấy rằng, thực vật cho LSNG có thể phân bố ở mọi tầng
tán của rừng, chứ không chỉ phân bố duy nhất ở tầng dưới như một số người vẫn
hiểu lầm. Về hình thái thân cây, thực vật cho LSNG Cũng hết sức đa dạng, từ dạng
thân gỗ đơn trục, đứng thẳng đến dạng thân bụi hoặc có thân chính rõ rệt dạng cau
dừa, và dạng gỡ có lõi rỡng dạng tre nứa, hoặc dạng dây leo hố gỡ như song, mây,
tầm gửi, vv.
Tóm lại, lâm nghiệp là một lĩnh vực rộng lớn. Các LSNG có thể được thu
hoạch từ những vùng đất được quản lý thông qua các hệ thống tương tự như lâm
nghiệp (như các lô rừng của thôn bản, trảng cây bụi, đồn điền cao su, rừng trang
trại, các vùng đất canh tác nông lâm kết hợp), và vì vậy, nguồn gốc lâm nghiệp của
các hàng hoá và dịch vụ nên được hiểu và được giải thích một cách rõ ràng, linh
hoạt.



7

Việc sử dụng chính xác những tḥt ngữ và có quan niệm đúng đắn về sản
phẩm, trong đó có LSNG là cần thiết để tiến hành nghiên cứu làm rõ bản chất của
nó, đồng thời để biến sản phẩm này thành nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội
và bảo vệ môi trường sinh thái. Để đưa ra một quan niệm, đặc biệt là xây dựng được
một định nghĩa chính xác, diễn tả được đầy đủ những tính chất, phạm vi và ranh
giới của LSNG đòi hỏi nhiều sự tìm tịi hơn nữa cùng sự đóng góp đầy nhiệt huyết
của các nhà lâm nghiệp vì cơng cuộc bảo vệ và phát triển rừng bền vững của nước
nhà.
1.2. Tình hình sử dụng và nghiên cứu LSNG trên thế giới

1.2.2. Tình hình quản lý sử dụng LSNG
Trên thế giới, tài nguyên LSNG rất phong phú và đa dạng, có đến 25.000 loài
cây và khơng ít hơn các loài con cung cấp nhiều sản phẩm cần thiết cho đời sống
cộng đồng và phát triển kinh tế. Nhiều cộng đồng đã biết sử dụng LSNG từ xa xưa,
việc buôn bán trao đổi quốc tế cũng diễn ra rất sớm, từ các đảo Tây Indonesia tới
Trung Hoa đầu thế kỷ V; Trung Đông buôn bán với đảo Malaysia từ năm 850; Châu
Âu nhập khẩu từ thế kỷ XV. Hiện nay, ít nhất có 30 triệu người sống phụ thuộc vào
nguồn tài nguyên này, số người nhận được lợi ích từ đó cịn lớn hơn nhiều. Một
lượng LSNG trị giá nhiều tỉ đô la đã được mua bán trao đổi ở Đông Nam á.
Trước đây ở nhiều nước người dân khai thác tự phát và chủ yếu là xuất khẩu
LSNG thơ. Ngày nay chính phủ nhiều nước đã ý thức được vai trò của LSNG, nên
tăng cường các biện pháp quản lý, khai thác bắt đầu có qui hoạch, tăng cường xuất
khẩu các sản phẩm tinh chế nên giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng lên, tạo thêm
nhiều công ăn việc làm, nâng cao mức sống người dân, mà nguồn tài nguyên rừng
và LSNG cũng được quản lý tốt hơn. Ở nhiều nước châu Á như Thái lan, Ấn độ,
Indonesia, Philippins, vv.. người dân đã gắn bó với LSNG từ lâu đời, đã và đang có
nhiều dự án, chương trình đầu tư phát triển LSNG. Tuy nhiên, còn một số nước

như: Lào, Cam Pu Chia... vẫn đang bỏ ngỏ tài nguyên này.
Ở châu Phi nông dân phụ thuộc rất lớn vào LSNG. Mặc dầu chính phủ đã có
sự quan tâm quản lý, song do ý thức của nhiều cộng đồng còn thấp, nên việc quản lý


8

sử dụng LSNG của họ vẫn còn nhiều bất cập. Vùng Đơng và Nam Phi đã có những
nghiên cứu và dự án liên quan đến việc thúc đẩy, khuyến khích sử dụng hợp lý
LSNG. Nhưng các tài liệu khoa học về sử dụng bền vững nguồn tài nguyên này thì
vẫn rất thiếu.
Một số nước châu Mỹ nằm trong khu vực nhiệt đới, người dân gắn bó rất mật
thiết với tài nguyên rừng nói chung và LSNG nói riêng. Các cộng đồng đã có kinh
nghiệm quản lý sử dụng LSNG, song hiện nay bị chi phối mạnh mẽ của chính sách
và thị trường, cần nhiều cải cách và hỗ trợ họ quản lý sử dụng tốt LSNG.
1.2.2. Nghiên cứu về LSNG
Từ những năm 1980 trở lại đây có nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng
minh được giá trị thực của thực vật cho LSNG cũng như đã chỉ rõ vai trị to lớn của
nó đối với sự nghiệp phát triển rừng bền vững. Đầu tiên phải kể đến những phát
hiện về khả năng đặc biệt của thực vật LSNG như phục hồi nhanh, cho thu hoạch
sớm, năng suất kinh tế cao, ổn định, có thể kinh doanh liên tục và việc khai thác
chúng thường ít phá hủy hệ sinh thái. Vì vậy, bằng cách duy trì tính ngun vẹn của
rừng tự nhiên, việc bảo tồn có khai thác có thể ni dưỡng được tính đa dạng sinh
học cơ bản và bảo vệ mơi trường sinh thái. Bảo tồn có khai thác sẽ cung cấp những
sản phẩm cần thiết cho một bộ phận của xã hội một cách bền vững (Mendelsohn,
1992).
Nghiên cứu của Mendelsohn (1992) đã chỉ rõ vai trò của thực vật LSNG, theo
ông, thực vật LSNG quan trọng cho bảo tồn bởi việc khai thác chúng có thể ln
được thực hiện với sự tổn hại ít nhất đến rừng. Thực vật LSNG quan trọng cho tính
bền vững vì trong quá trình khai thác chúng vẫn đảm bảo cho rừng ở trạng thái tự

nhiên. Thực vật LSNG quan trọng trong đời sống bởi nó có thể cung cấp nhiều dạng
sản phẩm như thực vật ăn được, nhựa, thuốc nhuộm, tanin, sợi, cây làm thuốc, vv.
Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế đặt tại Indonesia (CIFOR) đã chú
trọng nhiều về nghiên cứu LSNG, đề ra phương pháp phân tích với các lâm sản
thương mại trên thế giới.


9

Trung tâm quốc tế về nông lâm kết hợp (ICRAF) nghiên cứu làm thế nào sản
xuất, nâng cao sản lượng của các cây rừng có tiềm năng.
Cơ quan lương nơng liên hợp quốc (FAO) thành lập ra mạng lưới nghiên cứu
LSNG trên thế giới và ra tạp chí “Tin tức về lâm sản ngoài gỗ”. Tổ chức một số
cuộc hội thảo quốc tế về LSNG (VD: ở Thái lan năm 1994, ở Indonesia năm 1995
...). Từ năm 1985, FAO đã có những nghiên cứu về LSNG của từng quốc gia trong
khu vực Châu Á -Thái Bình Dương; riêng với Việt Nam các báo cáo mới chỉ dừng
lại ở những số liệu thu được qua những con số thống kê xuất nhập khẩu LSNG.
Chính phủ Hà Lan tài trợ cho nhiều dự án về LSNG khắp thế giới, hướng tới
sử dụng bền vững LSNG. Các tổ chức phi chính phủ của Đức hỗ trợ cho nhiều dự
án nghiên cứu LSNG ở Châu phi (Bolivia, Tanzania, Cameroom, ...), Châu á ( Việt
Nam, Cam Pu Chia,...),... Nhiều trường đại học ở Đức, Hà lan, Anh, Mỹ quan tâm
nghiên cứu ảnh hưởng của LSNG đến đời sống của các cộng đồng dân cư gần rừng.
Cũng đã có nhiều nghiên cứu cho thấy giá trị của LSNG về kinh tế rất lớn.
Nghiên cứu của Peter (1989) đã chỉ ra giá trị thu nhập hiện tại từ LSNG có thể lớn
hơn giá trị thu nhập hiện tại từ bất kì loại hình thức sử dụng đất nào. Hay như Balic
và Mendelsohn (1992) đã khẳng định trong cơng trình nghiên cứu của mình ở một
số nước nhiệt đới rằng, chỉ riêng thu nhập dược liệu từ 1ha rừng thứ sinh cũng có
thu nhập cao hơn giá trị thu nhập từ các sản phẩm nông nghiệp trên cùng diện tích.
Ở một số vùng LSNG có thể mang lại nguồn tài chính hơn cả gỡ. Nghiên cứu
của Heinzman (1990) cho biết việc kinh doanh các sản phẩm từ các cây họ cau dừa

ở Guatemala cho hiệu quả cao hơn nhiều so với kiểu rừng kinh doanh gỡ. Ở
Zimbabwe có 237.000 người làm việc liên quan tới LSNG, trong khi đó chỉ có
16.000 người làm trong ngành lâm nghiệp, khai thác và chế biến gỗ (FAO, 1975).
Cơ quan y tế thế giới (WHO) đánh giá là 80% dân số các nước đang phát triển dùng
LSNG để chữa bệnh và làm thực phẩm, vài triệu gia đình phụ thuộc vào những sản
phẩm loại này của rừng để tiêu dùng và là nguồn thu nhập.
LSNG cịn có ý nghĩa rất lớn trong việc xuất khẩu và tăng thêm nguồn thu
ngoại tệ cho nhiều quốc gia. Đối với các nước Đông Nam Á, chỉ riêng hàng song


10

mây thành phẩm đã có gần 3 tỉ USD trao đổi thương mại hàng năm. Ở Thái Lan
năm 1987 xuất khẩu LSNG dạng thô với giá trị bằng 80% xuất khẩu gỡ trịn và gỡ
xẻ, chỉ khiêm tốn thì giá trị xuất khẩu của LSNG là 32 triệu USD. Sản phẩm tre
cũng là mặt hàng xuất khẩu quan trọng, theo Thammincha thì năm 1984 tre xuất
khẩu có giá trị 3 triệu USD. Thuốc chữa bệnh có nguồn gốc từ thực vật giá trị xuất
khẩu năm 1979 là 17 triệu USD. Ở Indonesia, giá trị LSNG xuất khẩu của họ đạt
con số 238 triệu USD vào năm 1987. Malaysia năm 1986 đạt con số 11 triệu USD
về xuất khẩu LSNG. Ở Bắc Phi cây rừng là nguồn thực phẩm và dược liệu quan
trọng. Như ở Cameroon vỏ một loại cây Prunus (họ Rosaceae) làm thuốc được khai
thác để xuất khẩu trong những năm 1990 có đến 3.000 tấn loại này xuất khẩu hàng
năm cho giá trị khoảng 220 triệu USD/năm. Ở Châu Mỹ, người dân những nước
đang phát triển nằm trong khu vực rừng nhiệt đới cũng còn phụ thuộc rất nhiều vào
rừng nói chung và LSNG nói riêng.
Chính từ những nghiên cứu, phát hiện và lợi ích nêu trên mà nhiều quốc gia, tổ
chức đã thể hiện quan tâm đến LSNG bằng những hành động cụ thể. Chẳng hạn như
ở Châu Phi, dưới sự hỗ trợ của tổ chức FAO đã có những chương trình, dự án chú
trọng tới việc phát triển loài LSNG mũi nhọn. Hay như trung tâm nghiên cứu nơng
lâm kết hợp quốc tế (ICRAF) đã có những biện pháp chọn lọc và quản lý các loài

cây cung cấp LSNG hoang dại và xem chúng như là chìa khóa mở đường trong
nhiều hoạt động và đã được áp dụng ở một số mơ hình nơng lâm kết hợp như mơ
hình trồng song, mây dưới tán rừng ở Châu Á, mơ hình một số loài cau dừa (đã
thuần hóa và bán hoang dã) được gây trồng cùng các loài thân gỗ và thân thảo ở
vùng nhiệt đới.
Như vậy, nhiều cộng đồng dân cư trên thế giới đã có truyền thống sử dụng
LSNG từ lâu đời. Ngày nay, chính phủ nhiều nước đã quan tâm quản lý nguồn tài
nguyên LSNG, có chính sách hỡ trợ các cộng đồng quản lý sử dụng hợp lý chúng.
Nhiều trung tâm nghiên cứu khoa học, nhiều chính phủ và các tổ chức phi chính
phủ đã chú ý đến việc nghiên cứu phát triển và sử dụng bền vững này. Nghĩa là,


11

nghiên cứu LSNG đã trở thành một nhiệm vụ khoa học nhằm đáp ứng yêu cầu thực
tiễn.
Tóm lại: những nghiên cứu về thực vật ngoài gỗ trên thế giới đã cho thấy tiềm
năng to lớn của chúng ở các nước nhiệt đới, đã làm rõ vai trò quan trọng của LSNG
trong đời sống kinh tế - xã hội nông thôn miền núi, coi đây là một trong những nhân
tố triển vọng nhất cho bảo tồn và phát triển rừng, góp phần giải quyết mục tiêu quản
lý rừng bền vững. Cho đến nay, việc phát triển LSNG được xem là một trong những
nội dung của chiến lược quản lý rừng bền vững theo hướng "bảo tồn có khai thác".
Tuy nhiên, những chính sách cho phát triển LSNG thực sự là chưa được chú ý đúng
mức, chưa tương xứng và còn dàn trải q mỏng về nhiều khía cạnh.
1.3. Tình hình sử dụng và nghiên cứu LSNG trong nước

1.3.1. Tình hình sử dụng LSNG
Do phạm vi rộng về vĩ độ, sự phức tạp về địa hình, với khí hậu nhiệt đới ẩm và
cảnh quan khơng đồng nhất; nên Việt Nam có nguồn tài nguyên sinh vật rất đa
dạng và phong phú. Vì vậy, rừng nước ta có rất nhiều loại LSNG có giá trị, sản

lượng lớn có thể khai thác được từ Bắc chí Nam. Mặc dù rừng đã bị phá huỷ
nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân, nhưng thảm thực vật rừng Việt Nam cũng cịn
rất phong phú, trong đó có nhiều loài cây LSNG có giá trị cao. Trong số 12.000 loài
cây được thống kê, có 76 loài cho nhựa thơm; 160 loài cho dầu; 600 loài cho ta
nanh; 260 loài cho tinh dầu; 93 loài cho chất màu; 1.498 loài cho các dược phẩm.
(Nguồn: Phân tích ngành Lâm sản ngoài gỡ Việt Nam,7/2000).
LSNG đóng vai trị quan trọng đối với đời sống của các cộng đồng dân cư
sống gần rừng; Nó cung cấp: vật liệu xây dựng, lương thực, thực phẩm, thuốc men,
vv. Nhiều cộng đồng cư dân miền núi đã biết quản lý nguồn tài nguyên này theo
cách của họ, Tuy nhiên thời gian qua do tác động của cơ chế thị trường LSNG đã bị
khai thác quá mức, gây suy thối nghiêm trọng. Nhiều nghiên cứu hỡ trợ trong quản
lý sử dụng LSNG của cộng đồng đã được triển khai, một số đem lại hiệu quả khả
quan. Tuy nhiên, ở Việt Nam các cộng đồng dân tộc thiểu số có đặc điểm rất khác


12

nhau về các bối cảnh và tập quán địa phương, người ta khơng thể cho rằng những gì
làm được ở nơi này, sẽ tự động làm được ở nơi khác.
Tuỳ theo mục đích sử dụng khác nhau mà phương thức khai thác thu hái, chế
biến sử dụng cũng khác nhau. Về lĩnh vực này, kho tàng kiến thức của nhân dân rất
phong phú; do vậy cần thu thập, phân tích thông tin, đúc rút kinh nghiệm của nhân
dân của địa phương về khía cạnh khai thác, thu hái, chế biến, sử dụng LSNG.
Với kỳ vọng góp phần tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội, nâng cao đời sống
cho người nhận đất nhận rừng, khuyến khích thực hiện phương châm lấy ngắn nuôi
dài trong phát triển tài nguyên rừng, Cục khuyến nông khuyến lâm đã xuất bản tài
liệu hướng dẫn trồng cây dưới tán rừng (với 15 loài, mà trong đó 2/3 là những cây
cho các LSNG có giá trị).
Một nghiên cứu ở Nam Đông, Thừa Thiên Huế cho thấy: Hầu hết các LSNG
được dùng trong gia đình, chỉ số ít sản phẩm được bán trên thị trường, một số lượng

lớn các LSNG được dùng làm thực phẩm, nhiều LSNG dùng làm vật liệu xây dựng.
Thành phần giới, thành phần kinh tế hộ có ảnh hưởng đến việc khai thác và sử dụng
LSNG. Dân tộc thiểu số dùng nhiều LSNG hơn người Kinh trong cùng khu vực, các
sản phẩm họ thu hái từ rừng rất phong phú, cung cấp cho nhu cầu của gia đình và để
bán. Từ lâu đồng bào đã ý thức được rằng: “cây cối nuôi sống con người”.
1.3.2. Tình hình quản lý LSNG
Chính phủ Việt Nam đã ban hành rất nhiều chương trình, chính sách cho việc
phát triển và bảo tồn tài nguyên rừng. Tuy nhiên, hầu như chưa có một chính sách
hoặc chương trình riêng nào cho việc quản lý LSNG. Mặc dù vậy, hầu hết các
chương trình và chính sách phát triển và bảo tồn tài nguyên rừng đều có nội dung
liên quan đến quản lý LSNG.
Trước năm 1991, hệ thống quản lý rừng nhấn mạnh khía cạnh quản lý nhà
nước theo cách tiếp cận từ trên xuống với hệ thống kiểm soát của chính phủ qua các
doanh nghiệp nhà nước trong vấn đề quản lý và thị trường của các loại lâm sản. Sau
năm 1991, hệ thống quản lý rừng dịch chuyển từ hình thức quản lý nhà nước sang
phương thức quản lý bởi nhiều thành phần xã hội theo định hướng phát triển Lâm
nghiệp xã hội.


13

Chính sách quan trọng nhất tạo nên sự chuyển biến nêu trên là chính sách của
chính phủ về GĐGR cho hộ gia đình và cộng đồng quản lý (Nghị Định 02/CP ngày
15/1/1994 về giao đất lâm nghiệp; Thông Tư 06 LN/KN về giao đất lâm nghiệp;
Nghị định 163/CP ngày 16/11/1999 về giao và cho thuê đất lâm nghiệp). Chương
trình trồng mới 5 triệu ha rừng (dự án 661 theo quyết định số 661/ QĐ-TTg ra ngày
29/7/1998 của thủ tướng chính phủ) Cũng đã đề cập đến việc phát triển các loài lâm
đặc sản, lâm sản ngoài gỗ. Luật bảo vệ và phát triển rừng (19/8/1991) kèm theo
nghị định số 18-HĐBT (17/1/1992) của Hội Đồng Bộ Trưởng, thông tư số
13/LN/KL của Bộ Lâm Nghiệp đã ban hành nhiều qui định nhằm bảo vệ và phát

triển tài nguyên động thực vật rừng q hiếm, mà nhiều loài là LSNG có giá trị.
Đây cũng là chính sách quan trọng của chính phủ trong bảo tồn, phát triển tài
nguyên rừng nói chung và LSNG nói riêng.
LSNG ở Việt Nam trước đây thường được coi như nguồn lâm sản thứ yếu, phụ
của rừng, nó được xem gần như là loại tài sản mở. Hiện nay, vai trị của LSNG đã
được chính phủ và ngành Lâm nghiệp đánh giá cao. Nguồn lâm sản này hiện đang
được quản lý dưới nhiều hình thức khác nhau như: Quản lý nhà nước, quản lý cộng
đồng và quản lý ở cấp hộ gia đình, cá nhân với nhiều mục đích khác nhau (Kinh
doanh, sử dụng cho mục đích tự cung tự cấp, nghiên cứu, v.v.). Trong đó, việc lập
kế hoạch quản lý bền vững LSNG dựa vào cộng đồng là một trong những vấn đề
đang được quan tâm và nó đang ngày càng thể hiện rõ vai trị tích cực trong phát
triển nguồn tài nguyên LSNG.
Như vậy, mặc dù chưa có chính sách và chương trình riêng cho LSNG nhưng
chính phủ Việt Nam đã đưa vấn đề duy trì, bảo tồn và phát triển LSNG vào nội
dung của các chính sách, chương trình, luật lệ liên quan đến quản lý tài nguyên
rừng.
1.3.3. Nghiên cứu về LSNG ở Việt Nam
Ở nước ta, LSNG rất đa dạng, phong phú, giàu tiềm năng, phân bố rộng khắp cả
nước, nhưng nghiên cứu về LSNG còn rất hạn chế. Năm 1978, Trung tâm nghiên cứu
Đặc sản rừng được thành lập với nhiệm vụ nghiên cứu phát triển LSNG, phương pháp
chế biến, gây trồng lâm sản có giá trị. Trung tâm này thường phối hợp với Trung tâm
nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường (CRES-Đại học Quốc gia Hà nội) và Viện Kinh


14

tế Sinh thái (ESCO-ECO) để thực hiện các dự án về sử dụng bền vững LSNG. Các
hoạt động nghiên cứu bao gồm: phát triển và thử nghiệm các hệ thống quản lý rừng và
LSNG, nghiên cứu hệ thống sở hữu LSNG ở Việt Nam, nghiên cứu thử nghiệm gây
trồng một số loài LSNG có giá trị kinh tế cao dựa theo nhu cầu của người dân địa

phương, gây trồng một số loài tre và dược liệu, vv. Một số tổ chức khác có nghiên cứu
về LSNG gồm có Trường Đại học Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Huế, Viện
Điều tra Qui hoạch rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
Theo Hoàng Hòe (1998), nguồn tài nguyên LSNG ở nước ta rất lớn, có nhiều
loài và có giá trị cao: số loài cây làm thuốc chiếm tới 22% tổng số loài thực vật Việt
Nam, có khoảng trên 500 loài thực vật cho tinh dầu (chiếm 7,14% tổng số loài),
khoảng trên 600 loài cho tanin và rất nhiều loài khác cho dầu nhờn, dầu béo, cây
cảnh. Bên cạnh đó, song mây, tre nứa (hiện nay, tổng diện tích tre của nước ta là
1.492.000 ha, với khoảng 4.181.800.000 cây) không chỉ là nguyên liệu xây dựng
truyền thống quan trọng của nhân dân ta từ xưa tới nay mà còn là nguồn nguyên liệu
rất quan trọng cho nghề thủ công mỹ nghệ, tạo ra những sản phẩm vơ cùng đẹp mắt,
có khả năng xuất khẩu mang lại giá trị cao.
Phạm Xuân Hoàn (1997) đã nghiên cứu phân loại thực vật LSNG tại Phia Đén
- Ngun Bình tỉnh Cao Bằng theo mục đích sử dụng. Tác giả đánh giá tình hình
khai thác thực vật LSNG thích hợp nhất là được thực hiện bởi người dân địa
phương và đưa ra những đánh giá tình hình khai thác cũng như một số đề xuất phát
triển bền vững tài nguyên thực vật LSNG.
Lê Quý Ngưu, Trần Như Đức (1998) đã tập trung mô tả về công dụng và kĩ
thuật thu hái chế biến các bài thuốc làm từ các loại thực vật trong đó có thực vật
LSNG. Ngoài ra Ninh Khắc Bản (2003) bước đầu nghiên cứu nguồn tài nguyên
thực vật LSNG trong tự nhiên do khai thác quá mức là một trong những dấu hiệu
thông báo về tình trạng chúng đang bị đe dọa. Theo ơng, chúng cần được bảo tồn
nguyên vị và có kế hoạch bảo tồn chuyển vị nguồn gen trong vườn hộ gia đình hay
trên trang trại theo hướng sử dụng bền vững để giảm sức ép lên nguồn tài nguyên
ngoài tự nhiên, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học.


15

Bên cạnh đó cịn có một số cơng trình nghiên cứu quan tâm đến phát triển tài

nguyên tre ở Việt Nam (như Nguyễn Tưởng, 1995), một số nghiên cứu quan tâm
đến tài nguyên cây thuốc ở rừng Việt Nam (Đỗ Ngun Phương, Đào Viết Phú,
1997…), một số cơng trình nghiên cứu sơ bộ và hành động thực địa nhằm thử
nghiệm các mơ hình quản lý LSNG đã được triển khai song chưa mang tính đồng
bộ (An Văn Bảy, Võ Thanh Giang, 2002). Các nghiên cứu này mới chỉ tập trung
phát hiện loài, phản ánh đặc tính sinh thái, gây trồng, khai thác… và so sánh hiệu
quả kinh doanh thực vật LSNG với các loại hình kinh doanh khác mà chưa đi sâu
tìm hiểu kĩ những loài thực vật LSNG có triển vọng. Song song với những nghiên
cứu đó, một số chương trình được triển khai như:
1. Dự án nghiên cứu một số vấn đề kinh tế xã hội và vai trò của phụ nữ trong chế
biến song, mây, tre do Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam thực hiện từ 1993- 1995.
2. Dự án nghiên cứu thị trường địa phương cho sản phẩm ngoài gỗ ở Bắc Thái
do sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Bắc Thái thực hiện.
3. Dự án trồng rừng đặc sản (được lồng ghép trong chương trình 5 triệu ha rừng).
4. Dự án sử dụng bền vững các LSNG do trung tâm nghiên cứu lâm đặc sản và
tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) thực thi với sự cộng tác của trung tâm
nghiên cứu tài nguyên môi trường (CRES), viện nghiên cứu sinh thái (ECO-ECO).
Tuy nhiên, dự án này Cũng chỉ mới đưa ra các khuyến nghị cho địa phương nơi tiến
hành dự án là vùng đệm khu bảo tồn Kẻ Gỗ và vùng đệm vườn quốc gia Ba Bể,
chưa thuyết minh được một cách thuyết phục bằng con số là những thực vật LSNG
nào sẽ mang lại hiệu quả cao thực sự.
Để phát triển và sử dụng rừng nói chung và LSNG nói riêng chúng ta khơng
chỉ giải quyết thuần túy các yếu tố kỹ thuật như chọn, tạo giống, các biện pháp kỹ
thuật gây trồng, bảo vệ và chăm sóc rừng, mà còn phải nghiên cứu giải quyết rất
nhiều vấn đề có liên quan tác động qua lại với nhau. Vì vậy các hướng nghiên cứu
chính về LSNG tập trung biện chứng vào các vấn đề theo ch̃i hành trình của sản
phẩm từ khâu tạo nguyên liệu như chọn, tạo giống, gây trồng, bảo tồn, phát triển,
rồi đến khai thác, chế biến, thị trường tiêu thụ sản phẩm. Song song với nó là việc



16

điều tra, khảo sát các đặc điểm về địa hình, khí hậu, tài nguyên LSNG, cộng đồng
dân cư và văn hóa, phong tục, tập quán của họ. Việc đề xuất các chương trình, chính
sách văn bản về quản lý, khai thác và thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng giữ vai trò
quan trọng trong việc nghiên cứu LSNG.


17

Chương 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu nhằm đề xuất giải pháp góp phần bảo tồn và phát triển cây LSNG
tại Khu bản tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Lng, tỉnh Hịa Bình.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được hiện trạng khai thác và sử dụng cây LSNG tại khu vực nghiên
cứu.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả các hoạt động bảo tồn
và phát triển cây LSNG tại khu vực nghiên cứu.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Là các loài cây LSNG tại Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Lng,
tỉnh Hịa Bình.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Là Khu BTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông (Xã Tự Do, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà
Bình được chọn để điều tra xã hội học như: phỏng vấn, thảo ḷn nhóm, phân tích
kinh tế hộ, vv ).

Địa bàn nghiên cứu xã Tự Do, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình thuộc địa phận
Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Lng, tỉnh Hịa Bình. Xã Tự Do được
chọn thỏa mãn các tiêu chí sau:
(1) Có ranh giới hành chính nằm trong khu vực Khu BTTN;
(2) Có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống;
(3) Có phong tục tập quán, kinh nghiệm khai thác và sử dụng LSNG.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng cây LSNG
- Đánh giá thực trạng khai thác cây LSNG


18

- Đánh giá thực trạng sử dụng cây LSNG
- Đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên LSNG
tại khu bảo tồn.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp kế thừa
Phương pháp kế thừa được sử dụng để điều tra thu thập thông tin từ những tài
liệu, văn bản hiện có, những số liệu thống kê, lưu trữ hàng năm có liên quan đến đối
tượng điều tra. Bao gồm: Các kết quả nghiên cứu về LSNG từ trước tới nay tại khu
vực nghiên cứu; Các tài liệu có liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại
khu vực nghiên cứu; Hệ thống bản đồ, cơ sở dữ liệu liên quan đến LSNG.
2.4.2. Phương pháp PRA
a) Phỏng vấn bán định hướng
Phương pháp phỏng vấn bán định hướng được áp dụng với các đối tượng là
cán bộ công tác tại Khu BTTN, các thầy lang, các hộ gia đình (phỏng vấn khoảng
30 hộ, trong đó: 10 hộ thuộc nhóm kinh tế khá; 10 hộ thuộc nhóm kinh tế trung
bình; 10 hộ thuộc nhóm nghèo). Hộ gia đình được phân loại theo phương pháp PRA
(Nguyễn Bá Ngãi, 2009) hoặc những người thường xuyên tham gia các hoạt động

khai thác LSNG.
Các thông tin thu thập bao gồm:
• Thống kê danh lục các loài cây LSNG; Các loài được phép khai thác và
không được phép khai thác tại khu vực nghiên cứu.
• Các loài cây LSNG có giá trị kinh tế cao và/hoặc có giá trị bảo tồn cao.
• Mục đích khai thác, mức độ khai thác, số lượng khai thác/năm, cơng nghệ
sau khai thác.
• Đối tượng khai thác, phương thức khai thác, tần số khai thác.
• Cơng dụng của các loài LSNG.
b) Thảo luận nhóm.
Phương pháp này được thực hiện để xác thu thập các thông tin về giá trị kinh
tế của các loài cây LSNG. Đối tượng là các Hộ nông dân khai thác cây LSNG tại


19

Khu bảo tồn; Đại diện Hội nông dân xã; Trưởng xóm và lãnh đạo xã; Cán bộ
khuyến nơng, khuyến lâm của xã; Cán bộ Khu bảo tồn. Phương pháp thảo ḷn
nhóm đồng thời được sử dụng để phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội,
thách thức trong sử dụng và quản lý LSNG.
c) Bỏ phiếu đa tầng
Công cụ này được sử dụng để xác định các mối ưu tiên và đánh giá nhu cầu
phát triển cây LSNG thông qua việc bỏ phiếu đa tiêu chí trong các cuộc thảo ḷn
nhóm. Các tiêu chí được sơ bộ lựa chọn bao gồm: Dễ khai thác; Dễ tiêu thụ; Có giá
trị kinh tế cao; Dễ bảo quản; Sẵn có trong tự nhiên.
2.4.3. Phương pháp điều tra theo tuyến
Sau khi đã có những số liệu sơ bộ về các loài thực vật cung cấp LSNG sẽ tiến
hành lập các tuyến khảo sát ngoài thực địa để kiểm tra và bổ sung thông tin để
thống kê danh lục các loài cây LSNG theo hệ thống phân loại của Việt Nam.
Tuyến điều tra được bố trí đi qua các dạng địa hình cơ bản nhất của khu vực:

Đi trên các sườn núi, đi trên dông núi, đi theo đường mịn dân sinh, các đường kéo
gỡ củi, đi dọc các con suối chính, quanh các bản làng trong khu nghiên cứu. Trên
các tuyến đi tiến hành quan sát phát hiện xác định loài và thống kê những chỉ tiêu
cần điều tra về loài cây, phát hiện đá mẹ và định nhanh tên đất, những cây chưa xác
định chính xác tên cây được thu mẫu về nhà giám định.
Chọn 5 tuyến điều tra khảo sát chia ra như sau:
Tuyến I: Xóm Trên xã Tự Do đi xóm Trẳm xã Ngổ Lng.
Tuyến II: xóm Mịn xã Tự Do đi xóm Rộc xã Ngọc Sơn.
Tuyến III: xóm Rì xã Tự Do đi Xóm C3 xã Ngọc Lâu.
Tuyến IV: xóm Kháy đi xóm Tren xã Tự Do.
Tuyến V: xóm Trên xã Tự Do đi xóm Khuyn xã Cổ Lũng huyện Bá Thước,
tỉnh Thanh Hoá.
Trên các tuyến đi tiến hành: quan sát phát hiện, xác định loài và thống kê
những loài thực vật LSNG, phỏng vấn người dân trong các bản khi cần thiết.
2.5. Xử lý nội nghiệp
- Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê mô tả và phương pháp phân tích định
tính.
- Kết quả thu thập được xử lý bằng chương trình Exel.


20

Chương 3:
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý và ranh giới hành chính
Khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông được UBND tỉnh Hịa Bình
ra Quyết định thành lập số 2714/QĐ UB ngày 28/12/2004, nằm giáp với Khu BTTN
Bù Luông của tỉnh Thanh Hóa về phía Tây và Vườn quốc gia Cúc Phương tỉnh
Ninh Bình về phía Nam.

Khu BTTN Ngọc Sơn - Ngổ Lng có tổng diện tích là 19.254 ha, thuộc địa
phận huyện Tân Lạc và Lạc Sơn của tỉnh Hịa Bình, với 11.892 người, 2.424 hộ gia
đình sống trong 7 xã trong đó:
+ Huyện Lạc Sơn gồm 4 xã là Ngọc Sơn, Tự Do, Ngọc Lâu và Tân Mỹ.
+ Huyện Tân Lạc gồm 3 xã là Bắc Sơn, Nam Sơn và Ngổ Lng.
Phía Bắc giáp huyện Mai Châu tỉnh Hịa Bình.
Phía Nam giáp vùng đệm Vườn Quốc gia Cúc Phương.
Phía Tây giáp huyện Quan Hóa, Bá Thước tỉnh Thanh Hóa.
Phía Đơng giáp các xã Lũng Vân, Quyết Chiến, Do Nhân, Lỗ Sơn, Gia Mô
(huyện Tân Lạc) và các xã Phú Lương, Chí Đạo, Định Cư, Hương Nhượng (huyện
Lạc Sơn).
3.1.2. Địa mạo, địa hình
Khu vực Ngọc Sơn – Ngổ Lng là phần giữa cánh cung đá vôi chạy theo
hướng Tây Bắc – Đông Nam, miền Bắc Việt Nam, kéo dài từ Mộc Châu – Sơn La
đến Cóc Phương – Ninh Bình, tạo thành dải phân cách giữa miền núi Tây Bắc với
vùng đồng bằng Bắc Bộ. Địa hình chia cắt phức tạp, xen kẽ những khối núi đá vôi
hiểm trở là những thung lũng hẹp. Nhìn chung toàn khu vực có độ cao giảm dần từ
1.000m phía Tây – Bắc đến trên 300m về phía Đơng – Nam.
3.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng
Phần lớn diện tích của Khu BTTN thuộc hệ tầng Đồng Giao (T2Lđg) phân bố
thành dạng dải kéo dài theo hướng Tây Bắc – Đơng Nam: Thành phần chính: đá sét,


21

vôi, bột kết, đá vôi, đá phiến sét, đôi nơi có kẹp lớp mỏng cát kết hạt mịn. Chiều
dày chung của hệ tầng là 400-500m. Các đá vôi xếp vào nhóm này có dạng khối
phân lớp dày, đơi nơi bị phong hóa mạnh. Đá vơi bị phong hóa mạnh với các khe
nứt sâu và rộng do các hoạt động kiến tạo tác động, đồng thời các q trình phong
hóa cơ học và phong hóa hóa học xảy ra mạnh mẽ nhất là q trình hịa tan trên các

đá vơi dạng khối. Kết quả là trên bề mặt địa hình tạo ra các dạng địa hình hang
động, phễu karst và địa hình tai mèo điển hình.
3.1.4. Khí hậu thủy văn
Khu BTTN Ngọc Sơn – Ngổ Lng nằm trong miền khí hậu nhiệt đới, gió
mùa, ảnh hưởng của khí hậu vùng cao. Một năm chia thành 2 mùa: Mùa mưa và
mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng
4 năm sau. Các đặc trưng chính của khí hậu trong vùng như sau:
Chế độ nhiệt: Nhiệt độ khơng khí bình qn năm là 23,3oC, nhiệt độ trung
bình thấp nhất là 20,6oC, nhiệt độ trung bình cao nhất là 27,2oC, nhiệt độ thấp nhất
tuyệt đối từ 3-5oC xảy ra vào tháng 1, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối là 38,5oC vào
tháng 6. Biên độ nhiệt trung bình giữa các tháng là 7,6oC, biên độ nhiệt giữa ngày
và đếm từ 8-10oC.
Số giờ nắng trung bình năm là 1.560 giờ, năm cao nhất là 1.750 giờ, năm thấp
nhất là 1.470 giờ.
Lượng mưa trung bình năm: là 1.750mm, Năm cao nhất tới 2.800mm, năm
thấp nhất 1.250mm. Lượng mưa phân bố không đều. Từ tháng 5 đến tháng 10 lượng
mưa chiếm tới 84% tổng lượng mưa cả năm, ngày mưa lớn nhất có thể tới 300mm.
Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau lượng mưa chiến 16%. Các tháng có lượng mưa
10-20mm là tháng 12, tháng 1 và tháng 2.
Lượng bốc hơi bình quân năm là 855mm, bằng 50,6% lượng mưa trung bình
năm. Lượng bốc hơi lớn thường xảy ra vào cacso tháng ít mưa gây nên tình trạng
thiếu hụt nước nghiêm trọng ảnh hưởng đến cây trồng vụ đơng xn.
Độ ẩm khơng khí: Độ ẩm khơng khí trung bình năm là 82%, giữa các tháng
trong năm biến thiên từ 75-86%. Độ ẩm khơng khí thấp nhất trong năm vào tháng 4,


22

tháng 5. Các tháng mùa khơ mặc dù ít mưa nhưng có sương mù nên độ ẩm khơng
khí khá cao.

Chế độ gió: Hướng gió thịnh hành từ tháng 11 đến tháng 3 là gió mùa Đơng
Bắc, các tháng cịn lại chủ yếu là gió Nam, gió Tây Nam thường xuất hiện vào
tháng 7 gây khơ nóng.
Sương muối: Sương muối thường xuất hiện vào tháng 12, tháng 1 với tần xuất
xuất hiện 1-3 lần. Đây là yếu tố bất lợi cho sinh trường và phát triển của cây trồng.
3.1.5. Động vật và thực vật rừng
Ngọc Sơn - Ngổ Luông được đánh giá là Khu BTTN độc đáo của QG, là mắt
xích quan trọng trong một tổ hợp BTTN trải dài từ Vườn QG Cúc Phương đến biên
giới Việt - Lào. Đây là một trong những khu rừng trên núi đá vôi cịn sót lại ở phía
Bắc Việt Nam, một hệ sinh thái đá vôi quan trọng trên thế giới. Khu bảo tồn thiên
nhiên có tính đa dạng sinh học cao, chứa đựng nhiều loài có trong danh sách các
loài bị đe dọa của thế giới, nhiều loài được pháp luật Việt Nam bảo vệ. Hiện nay,
Khu BTTN còn rất nhiều cánh rừng nguyên sinh như: rừng thường xanh trên núi đá
vôi có độ cao dưới 300 m; từ 300 -700 m và trên 700 m; rừng tre nứa. Theo kết quả
điều tra cho thấy, Khu BTNT có hệ thực vật khá phong phú và đa dạng, bao gồm
667 loài thực vật có mạch thuộc 373 chi của 140 họ đã được ghi nhận, nhiều loài
thực vật quý hiếm và đặc hữu. Trong đó có 28 loài ghi trong sách đỏ Việt Nam năm
2007, 7 loài ghi trong Nghị định số 32/2006/NĐ-CP, 10 loài ghi trong danh mục
sách đỏ của IUCN/2008 và 14 loài thực vật đặc hữu của Việt Nam.
Về động vật, qua khảo sát ban đầu đã ghi nhận được 300 loài động vật có
xương sống ở cạn. Trong đó lớp Thú có 66 loài, chiếm 24,9% số loài trong toàn
quốc; lớp Chim 182 loài chiếm 21,8% số loài toàn quốc; lớp Bò sát 32 loài chiếm
17,2% số loài toàn quốc; lớp Ếch nhái 20 loài, chiếm 22,5% số loài trên toàn quốc.
Yếu tố đặc hữu không cao, hiện nay mới tìm thấy một loài duy nhất đó là loài
Voọc mơng trắng (Trachypithecus delacuori). Ngoài ra Sóc bụng đỏ đi hoe
(Callosciurus erythraeus cucphuongensis) Cũng có thể xem như lồi phụ đặc hữu
cho khu BTTN.



×