Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Nghiên cứu thực trạng bảo tồn một số loài thực vật rừng quý hiếm tại vườn quốc gia phong nha kẻ bàng tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.11 MB, 115 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi Lê Thúc Định, sinh ngày 07/5/1975 tại Quảng Bình, xin cam đoan Luận
văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp mang tên “Nghiên cứu thực trạng bảo tồn một
số loài thực vật rừng quý, hiếm tại Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh
Quảng Bình” là cơng trình nghiên cứu của bản thân tơi.
Tồn bộ luận văn này là do tôi viết và đã được chỉnh sửa bổ sung đầy đủ sau
khi có ý kiến của người hướng dẫn khoa học. Các số liệu, kết quả trình bày trong
Luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên
cứu nào trước đây.
Nếu có điều gì gian dối, tơi xin chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2013
Người cam đoan

Lê Thúc Định


ii

LỜI CẢM ƠN
Sau 3 năm học tập và nghiên cứu, đến nay khóa học thạc sỹ khoa học Lâm
nghiệp chuyên ngành Quản lý tài nguyên rừng niên khóa 2011-2013 đã kết thúc.
Nhân dịp này, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban quản lý Vườn
quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng; Trung tâm nghiên cứu khoa học và cứu hộ đã quan
tâm tạo điều kiện thuận lợi để tơi được tham gia khóa đào tạo thạc sỹ này. Xin trân
trọng cảm ơn Khoa sau đại học trường Đại học Lâm nghiệp, các Thầy cô giáo đã
nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức và kỹ năng trong nghiên cứu khoa học,
quản lý tài nguyên rừng và mơi trường để tơi hồn thành khóa học đúng tiến độ
đồng thời có cơ hội áp dụng các kiến thức học được vào thực tiễn công tác.
Xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Phạm Văn Điển - người hướng dẫn khoa học


đã tận tình hướng dẫn tơi hồn thiện Luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn TS. Hoàng Văn Sâm và các đồng nghiệp đã chia sẻ
thơng tin và đóng góp nhiều ý kiến q báu để tơi hồn thiện bản Luận văn.
Cảm ơn các anh Hoàng Mạnh Hùng, Trần Mừng - cán bộ Trung tâm nghiên
cứu khoa học và cứu hộ, anh Nguyễn Xuân Hoàn - người dân địa phương xã Xuân
Trạch đã tích cực tham gia dẫn đường và hỗ trợ điều tra, thu thập số liệu trong suốt
quá trình thực tập tại thực địa. Cảm ơn Ban quản lý Quỹ Forest Trends đã hỗ trợ
một phần tài chính để tôi thực hiện Luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2013
Học viên

Lê Thúc Định


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan ............................................................................................................... i
Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu .........................................................................v
Danh mục các bảng ................................................................................................... vi
Danh mục các hình .................................................................................................. viii
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................. 1
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................. 3
1.1.Về thực vật rừng quý, hiếm................................................................................... 3
1.1.1. Loài thực vật rừng quý, hiếm ............................................................................ 3

1.1.2. Các loài thực vật rừng quý, hiếm thuộc đối tượng nghiên cứu ......................... 4
1.2. Về nghiên cứu thực vật rừng quý, hiếm ...............................................................7
1.2.1. Điều tra thành phần loài và phân bố thực vật rừng quý, hiếm .......................... 7
1.2.2. Đánh giá về khả năng tái sinh, sinh trưởng và trữ lượng ................................ 11
1.2.3. Đánh giá tình trạng khai thác sử dụng và tình hình gây trồng ........................ 12
1.2.4. Xây dựng bản đồ phân bố các loài thực vật rừng quý, hiếm .......................... 13
1.3. Về giải pháp bảo tồn thực vật rừng quý, hiếm ...................................................14
Chương 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................................................................15
2.1. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................15
2.1.1. Mục tiêu tổng quát .......................................................................................... 15
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ...............................................................................................15
2.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .........................................................................15
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 15
2.3.2. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................... 15
2.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................16
2.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................16
2.4.1. Phương pháp luận............................................................................................ 16


iv

2.4.2. Dụng cụ và trang thiết bị nghiên cứu ..............................................................18
2.4.3. Xác định và lựa chọn địa điểm điều tra .......................................................... 18
2.4.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu .......................................................... 25
Chương 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN
CỨU .........................................................................................................................32
3.1. Điều kiện tự nhiên ..............................................................................................32
3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ...................................................................................38
3.3. Đặc điểm đa dạng thực vật .................................................................................39

3.4. Lịch sử phát triển VQG PN-KB .........................................................................41
3.5. Đánh giá chung về điều kiện cơ bản của khu vực nghiên cứu ...........................42
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................43
4.1. Thành phần loài thực vật quý, hiếm của VQG PN-KB .....................................43
4.2. Đặc điểm tái sinh, sinh trưởng và phân bố của 5 loài quý, hiếm .......................48
4.2.1. Loài Huê mộc (Dalbergia tonkinensis Prain, 1901) ........................................48
4.2.2. Loài Mun sọc (Diospyros salletii Lecomte).................................................... 54
4.2.3. Loài Mun sừng (Diospyros mun A. Chev. ex Lecomte, 1924)....................... 61
4.2.4. Loài Vù hương (Cinnamomum parthenoxylon (Jack) Meisn. 1864) ............. 67
4.2.5. Loài Gụ lau (Sindora tonkinensis A. Chev. ex K. & S. S. Larsen, 1980)....... 72
4.3. Trữ lượng của 5 loài quý, hiếm thuộc đối tượng nghiên cứu. ...........................78
4.4. Tình trạng khai thác, sử dụng, gây trồng và mức độ đe dọa ............................. 84
4.4.1. Huê mộc .......................................................................................................... 84
4.4.2. Mun sọc và Mun sừng ..................................................................................... 88
4.4.3. Vù hương......................................................................................................... 89
4.4.4. Gụ lau .............................................................................................................. 91
4.4.5. Mức độ đe dọa tại địa phương ....................................................................... 92
4.5. Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển loài thực vật rừng quý, hiếm ........ 96
4.5.1. Lựa chọn và sắp xếp thứ tự các loài ưu tiên bảo tồn....................................... 96
4.5.2. Vùng ưu tiên bảo tồn ....................................................................................... 97
4.5.3. Giải pháp bảo tồn và phát triển các loài thực vật rừng quý, hiếm .................. 98
KẾT LUẬN TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................101
TÀI LIỆU THAM KHẢO


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Nghĩa


Từ viết tắt
NĐ32

Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ về
quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm

NĐ18

Nghị định số 18/HĐBT ngày 17/01/1992 của Hội đồng Bộ trưởng
quy định danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm và chế
độ quản lý, bảo vệ.

NĐ48

Nghị định số 48/2002/NĐ-CP ngày 24/8/2002 của Chính phủ về
việc sửa đổi, bổ sung dang mục thực vật rừng, động vật rừng
hoang dã quý hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 18/HĐBT.

NĐ82

Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006 của Chính phủ về
việc quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập
nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng
cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý,
hiếm.

GPS

Hệ thống định vị toàn cầu (Global Positioning System)


GIS

Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System)

OTC

Ô tiêu chuẩn

ODB

Ô dạng bản

VQG

Vườn quốc gia

KBT

Khu bảo tồn

BQL

Ban quản lý

VQG PN-KB

Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng

ĐDSH


Đa dạng sinh học

DSTNTG

Di sản thiên nhiên thế giới

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

UBND

Ủy ban nhân dân

FIPI

Viện điều tra Quy hoạch rừng

IUCN

Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới

IUCN Red List

Sách đỏ của hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới

UNESCO

Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc


WWF

Quỹ Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên

CITES

Công ước về buôn bán động thực vật quốc tế


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

STT

Trang

2.1

Điểm phân bố giả định 5 loài thuộc đối tượng nghiên cứu

19

2.2

Điểm điều tra kiểm chứng trên thực địa

20


2.3

Thang điểm xác định mức độ đe dọa của loàii ở phạm vi hẹp

29

2.4

Ma trận (matrix) cho điểm lựa chọn lồi ưu tiên

31

3.1

Diện tích các phân khu chức năng VQG PN-KB

33

3.2

Diện tích vùng lõi và vùng đệm VQG PN-KB

33

3.3

Dân số vùng đệm VQG PN-KB

38


3.4

Diện tích các kiểu thảm thực vật và sinh cảnh

40

4.2

So sánh số loài quý hiếm với các Vườn quốc gia khác

48

4.3

Vùng phân bố loài Huê mộc tại VQG PN-KB

50

4.4

Mật độ lồi H mộc từng có tại các điểm điều tra

53

4.4

Mật độ cây tái sinh loài Mun sọc

54


4.6

Nguồn gốc tái sinh loài Mun sọc

55

4.7

Số lượng và chất lượng cây tái sinh loài Mun sọc

56

4.8

Sinh trưởng loài Mun sọc

57

4.9

Vùng phân bố loài Mun sọc tại VQG PN-KB

58

4.10

Hệ số tổ thành loài Mun sọc

59


4.11

Mật độ cây tái sinh loài Mun sừng

61

4.12

Nguồn gốc tái sinh loài Mun sừng

61

4.13

Số lượng và chất lượng cây tái sinh Mun sừng

62

4.14

Sinh trưởng loài Mun sừng

64

4.15

Vùng phân bố loài Mun sừng tại VQG PN-KB

65


4.16

Hệ số tổ thành loài Mun sừng

66

4.17

Mật độ cây tái sinh Vù hương

67

4.18

Nguồn gốc tái sinh loài Vù hương

67


vii

4.19

Số lượng và chất lượng cây tái sinh loài Vù hương

68

4.20

Sinh trưởng loài Vù hương


69

4.21

Vùng phân bố loài Vù hương tại VQG PN-KB

70

4.22

Hệ số tổ thành loài Vù hương

71

4.23

Mật độ cây tái sinh loài Gụ lau

72

4.24

Nguồn gốc tái sinh loài Gụ lau

73

4.25

Số lượng và chất lượng cây tái sinh loài Gụ lau


74

4.26

Sinh trưởng loài Gụ lau

75

4.27

Vùng phân bố loài Gụ lau tại VQG PN-KB

75

4.28

Hệ số tổ thành loài Gụ lau

76

4.29

Ước tính số lượng quần thể H mộc từng có ở VQG PN-KB

79

4.30

Mơ tả kích thước quần thể Mun sọc


80

4.31

Mơ tả kích thước quần thể Mun sừng

80

4.32

Mơ tả kích thước quần thể Vù hương

81

4.33

Mơ tả kích thước quần thể Gụ lau

82

4.34

Danh sách một số cá thể và quần thể thực vật rừng quý hiếm

83

4.35

Mức độ đe dọa tại VQG PN-KB


92

4.36

Tổng hợp kết quả điều tra nghiên cứu theo các nội dung

95

4.37

Ma trận cho điểm để lựa chọn loài ưu tiên bảo tồn

96


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

STT

Tên hình

Trang

3.1

Bản đồ hành chính VQG Phong Nha – Kẻ Bàng


32

4.1

Hình thái lá quả lồi Gù hương (a) và lồi Vù hương (b)

44

4.2

Hình thái thân lồi Gù hương (c) và lồi Vù hương (d)

45

4.3

Hình thái lá lồi Burretiodendron tonkinensis (a)và loài
B.brilletii (b)

47

4.4

Bản đồ phân bố loài Huê mộc tại VQG PN-KB

54

4.5

Tái sinh hạt (a) và tái sinh chồi (b) loài Mun sọc


55

4.6

Cây tái sinh cao dưới 50cm (a) 50-100cm (b) và trên 100cm (c)

56

4.7

Hình thái thân lồi Mun sọc

57

4.8

Bản đồ phân bố loài Mun sọc tại VQG PN-KB

60

4.9

Tái sinh hạt (a) và tái sinh chồi (b) loài Mun sừng

62

4.10

Hình thái thân lồi Mun sừng


63

4.11

Bản đồ phân bố loài Mun sừng tại VQG PN-KB

66

4.12

Tái sinh hạt (a) tái sinh chồi (b) lồi Vù hương

68

4.13

Hình thái thân lồi Vù hương

69

4.14

Bản đồ phân bố loài Vù hương tại VQG PN-KB

72

4.15

Tái sinh hạt (a) tái sinh chồi (b) loài Gụ lau


73

4.16

Chặt thăm dị lõi cây để khai thác (a) hình thái thân loài Gụ lau

74

4.17

Bản đồ phân bố loài Gụ lau tại VQG PN-KB

77

4.18

Bản đồ phân bố một số loài quý hiếm của VQG PN-KB

78

4.19

Vết tích để lại của khai thác gỗ Huê mộc

84

4.20

Nhân giống bằng hạt (a) bằng hom cành (b) loài Huê mộc


87

4.21

Một cách bảo vệ cây trồng loài Huê mộc

87

4.22

Khai thác gỗ Mun ở PN-KB những năm trước đây (nguồn
VQG PN-KB)

88

4.23

Vết tích để lại của khai thác gỗ Gụ lau

91

4.24

Bản đồ phân vùng ưu tiên bảo tồn các loài cây quý hiếm ở
VQG PN-KB

98



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học (ĐDSH) cao
với nhiều lồi động, thực vật quý, hiếm và đặc hữu. Song, Việt Nam đang bị xếp
vào một trong những quốc gia có tính ĐDSH bị đe dọa nặng nề trên thế giới.
Theo Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), Việt Nam là quốc gia đứng
thứ 19 thế giới về số lồi bị đe dọa cao nhất tại Đơng Dương và được xếp vào nhóm
30 nước hàng đầu về số lồi thực vật và lưỡng cư bị đe dọa (IUCN 2006, dẫn từ
Pilgrim, J. D. và Nguyễn Đức Tú, 2007 ) [32]. May mắn là hệ thống các khu rừng
đặc dụng của Việt Nam được hình thành khá sớm và nhanh chóng phát triển đã góp
phần to lớn vào việc bảo tồn ĐDSH của quốc gia và khu vực. Hệ thống khu bảo tồn
trở thành cốt lõi của chương trình bảo tồn ĐDSH của Việt Nam (World Bank và Bộ
TN&MT, 2005) [45].
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (VQG PN-KB) là một trong 30 Vườn
quốc gia thuộc hệ thống các khu rừng đặc dụng của Việt Nam. Nằm trong vùng địa
lý sinh học Bắc Trường Sơn, VQG PN-KB không chỉ có giá trị tồn cầu về địa chất
địa mạo (đã được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới vào năm 2003)
mà cịn là nơi có các giá trị to lớn về ĐDSH (đang được Chính phủ Việt Nam đề
nghị UNESCO công nhận Di sản thiên nhiên thế giới lần thứ hai về tiêu chí ĐDSH).
Khu rừng đặc dụng này là mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi lớn nhất Việt
Nam, được đánh giá là một trong 200 trung tâm ĐDSH của thế giới (WWF, 2000,
dẫn từ Viện điều tra quy hoạch rừng, 2007) [40] và trở thành khu vực có tầm quan
trọng tồn cầu về bảo tồn ĐDSH (Viện điều tra quy hoạch rừng, 2007) [40].
Tuy nhiên, ĐDSH ở VQG PN-KB vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức và đe
dọa lớn. Nhiều loài động thực vật đã bị khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt ngoài tự
nhiên, đặc biệt là đối với những loài thực vật rừng quý, hiếm. Trước thực trạng đó,
nhiều biện pháp quản lý bảo vệ rừng đã được triển khai. Song, hiệu quả bảo tồn vẫn
chưa cao do thiếu cơ sở dữ liệu khoa học cơ bản về đối tượng quản lý.



2

Cho đến nay, vẫn chưa có cơng trình nào đi sâu vào nghiên cứu thực trạng các
loài thực vật rừng quý, hiếm tại VQG PN-KB làm cơ sở đề xuất các giải pháp bảo
tồn có hiệu quả.
Do vậy, thực hiện điều tra nghiên cứu về thực trạng của các đối tượng nói trên
là hết sức cần thiết nhằm góp phần nâng cao hiệu quả bảo tồn đối với các loài thực
vật quý, hiếm tại VQG PN-KB.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi đề xuất thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu thực trạng bảo tồn một số loài thực vật rừng quý, hiếm tại
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng , tỉnh Quảng Bình”.


3

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Về thực vật rừng quý, hiếm
1.1.1. Loài thực vật rừng quý, hiếm
Loài thực vật rừng quý, hiếm là những loài thực vật rừng có giá trị về kinh tế,
khoa học và mơi trường, số lượng cá thể của chúng cịn lại rất ít ngoài tự nhiên.
Việc quản lý bảo vệ thực vật rừng quý hiếm được thực hiện theo quy định của pháp
luật và theo quy trình, hướng dẫn Quốc tế và Quốc gia Việt Nam.
Các văn bản, tài liệu hướng dẫn cụ thể về tình trạng bảo tồn và quy định về
chế độ quản lý bảo vệ thực vật rừng quý, hiếm bao gồm: IUCN Red List (Sách đỏ
IUCN) [22], Sách đỏ Việt Nam [2], Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của
Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm (sau đây
gọi là Nghị định 32) [5], Nghị định 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006 của Chính phủ
về việc quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá

cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực
vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm (sau đây gọi là nghị định 82) [6] và Công ước về
buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) [27].
Năm 1992, lần đầu tiên Danh mục các loài nguy cấp, quý, hiếm được ban hành
kèm theo Nghị định số 18-HĐBT ngày 17/1/1992 của Hội đồng Bộ trưởng quy định
danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ (sau
đây gọi là Nghị định 18) [3]. Theo đó, 22 lồi thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm đã
được đưa vào danh mục. Năm 2002, Chính phủ ban hành Nghị định 48/2002/NĐCP ngày 22/4/2002 của Chính phủ sửa đổi bổ sung danh mục thực vật rừng, động
vật rừng quý, hiếm ban hành kèm theo Nghị định 18 (sau đây gọi là Nghị định 48)
[4] nâng số loài thực vật trong danh mục lên 42 lồi và nhóm lồi. Năm 2006, Nghị
định 32 được ban hành và thay thế Nghị định 48 [5]. Theo đó, tổng số lồi thực vật
rừng trong Danh mục mới được tăng lên con số 52 lồi và nhóm lồi. Như vậy, số
lượng lồi và nhóm lồi được quy định trong Nghị định qua các thời kỳ đã không


4

ngừng tăng lên. Điều đó cho thấy áp lực ngày càng lớn tới các loài thực vật rừng
của Việt Nam.
Tuy nhiên, từ khi các Nghị định số 18, 48 và 32 ra đời cho đến nay, chưa có
cơng trình nào thực hiện việc nghiên cứu thực trạng bảo tồn các loài thực vật rừng
quý, hiếm một cách đầy đủ. Các nghiên cứu từ trước đến này hầu hết chỉ thực hiện
theo hướng điều tra ĐDSH và lập danh mục thực vật rừng cho các khu vực nghiên
cứu. Việc xác định tình trạng bảo tồn của các lồi chỉ là tra cứu xem lồi nào có tên
trong Nghị định, trong Sách đỏ Việt Nam và trong Sách đỏ IUCN theo từng mức độ
đe dọa đã được quy định. Rất ít cơng trình thực hiện việc đánh giá về hiện trạng của
các loài nguy cấp, quý, hiếm bằng các chỉ tiêu định lượng cụ thể.
Cơng trình nghiên cứu gần đây của Nguyễn Quốc Dựng, Vũ Văn Dũng,
Nguyễn Văn Huy (2004) [11] cũng mới chỉ thực hiện việc đánh giá hiện trạng của
các loài thực vật quý hiếm tại Vườn quốc gia Hoàng Liên bằng chỉ tiêu phân bố

theo đai cao, theo trạng thái rừng và xu hướng biến đổi dựa trên phỏng vấn người
dân địa phương. Kết quả nghiên cứu chưa chỉ ra được hiện trạng của mỗi loài trong
Khu bảo tồn mà chỉ lập danh mục theo tình trạng đe dọa của Sách đỏ Việt Nam và
Sách đỏ IUCN. Lê Thị Diên, Ngô Viết Nhơn (2005) [9] thực hiện việc đánh giá
mức độ quý, hiếm của các loài thực vật bậc cao dựa vào cộng đồng tại vườn quốc
gia Bạch Mã. Nghiên cứu không tiến hành điều tra thực địa ở rừng mà chỉ phỏng
vấn người dân để đánh giá mức độ quý, hiếm của các loài bảo tồn nên kết quả cịn
mang nặng tính định tính. Chưa đảm bảo cơ sở khoa học cho việc xác lập các vùng
ưu tiên bảo tồn và xác định loài ưu tiên bảo tồn cao.
1.1.2. Các loài thực vật rừng quý, hiếm thuộc đối tượng nghiên cứu
1.1.2.1. Loài Huê mộc
Tên khoa học: Dalbergia tonkinensis Prain, 1901. [2]
Tên đồng nghĩa: Dalbergia boniana Gagnep. 1913; Dalbergia rimosa Roxb. var.
tonkinensis (Prain) Phamh. 1991.
Tên phổ thông: Sưa bắc bộ, Huê mộc vàng


5

Tên địa phương: Sưa, Huê, Sưa trắng, Trắc bắc bộ, Trắc thối
Họ Đậu (Fabaceae)
Phân hạng:
Sách đỏ IUCN 2011: VU A1cd [22]
Sách đỏ Việt Nam 2007: VU A1a,c,d [2]
Nghị định 32/2006/NĐ-CP: nhóm IA [5]
Phân bố:
- Ở Việt Nam: Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Hà Tây, Hịa Bình,
Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Bình, Gia Lai, Đăklăk.
- Thế giới: Trung Quốc (Hải Nam), Lào.
1.1.2.2. Loài Mun sừng

Tên khoa học: Diospyros mun A. Chev. ex H. Lecomte, 1924. [2]
Tên phổ thông: Mun sừng
Tên địa phương: Mun, Mung.
Họ Thị hay họ Hồng (Ebenaceae)
Phân hạng:
Sách đỏ IUCN 2011: CR A1cd [27]
Sách đỏ Việt Nam 2007: EN A1c,d, B1+2a [2]
Nghị định 32/2006/NĐ-CP: không [5]
Phân bố:
- Trong nước: Hà Giang, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hòa Bình, Hà Tĩnh, Quảng
Bình, Khánh Hịa (Vạn Ninh, Ninh Hịa, Diên Khánh, Cam Ranh), Ninh Thuận
(Phan Rang, Tháp Chàm).
- Thế giới: Lào, Campuchia.
1.1.2.3. Loài Mun sọc
Tên khoa học: Diospyros salletii Lecomte [20]
Tên đồng nghĩa: khơng có tên đồng nghĩa
Tên phổ thông: Mun sọc, Thị sallet
Tên địa phương: Thị bong


6

Họ Thị hay họ Hồng (Ebenaceae)
Phân hạng:
Sách đỏ IUCN 2011: không [27]
Sách đỏ Việt Nam 2007: không [2]
Nghị định 32/2006/NĐ-CP: nhóm IA [5]
1.1.2.4. Lồi Vù hương
Tên khoa học: Cinnamomum parthenoxylon (Jack) Meisn, 1864. [2]
Tên đồng nghĩa: Laurus parthenoxylon Jack, 1820; Laurus porrecta Roxb. 1832;

Sassafras parthenoxylon (Jack) Nees, 1836; Cinnamomum simondii Lecomte, 1913;
Cinnamomum porrectum (Roxb.) Kosterm. 1952.
Tên phổ thông: Vù hương, Re hương
Tên địa phương: Re dầu, Re cứu mộc, Co chấu, Xá xị, Dầu de, Vàng rè.
Họ Long não (Lauraceae)
Phân hạng:
Sách đỏ IUCN 2011: DD [27]
Sách đỏ Việt Nam 2007: CR A1a,c,d [2]
Nghị định 32/2006/NĐ-CP: nhóm IIA [5]
Phân bố:
- Trong nước: Cao Bằng, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Bắc Giang, Quảng Trị, Đà
Nẵng.
- Thế giới: Ấn Độ, Trung Quốc.
1.1.2.5. Loài Gụ lau
Tên khoa học: Sindora tonkinensis A. Chev. ex K. & S. S. Larsen, 1980. [2]
Tên phổ thông: Gụ lau
Tên địa phương: Gọ, Gõ, Gõ lau, Gõ dầu, Gõ sương.
Họ Vang (Caesalpiniaceae)
Phân hạng:
Sách đỏ IUCN 2011: DD [22]
Sách đỏ Việt Nam 2007: EN A1a,c,d+2d [2]


7

Nghị định 32/2006/NĐ-CP: nhóm IIA [5]
Phân bố:
- Trong nước: Quảng Ninh (ng Bí), Bắc Giang, Thanh Hố, Nghệ An (Quỳ
Châu, Nghĩa Đàn), Hà Tĩnh (Kỳ Anh), Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế
(Hương Điền), Đà Nẵng, Kon Tum, Gia Lai, Khánh Hòa.

- Thế giới: Campuchia.
1.2. Về nghiên cứu thực vật rừng quý, hiếm
1.2.1. Điều tra thành phần loài và phân bố thực vật rừng quý, hiếm
Có nhiều số liệu khác nhau về thành phần loài và đặc điểm phân bố của các
lồi thực vật bậc cao nói chung và các lồi thực vật rừng quý, hiếm nói riêng tại
VQG PN-KB. Theo Nguyễn Văn Hiến và cộng sự (1992) [16], VQG PN-KB có 577
lồi thực vật bậc cao có mạnh, thuộc 369 chi, 132 họ. Trong đó, có 14 lồi cây gỗ
và đặc sản quý hiếm. Lê Xuân Cảnh và cộng sự (1997) [7] ghi nhận được 517 lồi
trong khi đó WWF Indochina-VRTC (1999) [46]; Kouznetsov, A.N. và Phan Lương
(2001) [24] chỉ ghi nhận được 379 lồi. Năm 2003, Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự
[36] đã điều tra và bổ sung vào danh lục thực vật VQG PN-KB 2.393 loài thuộc 822
chi và 174 họ, 5 ngành thực vật bậc cao có mạch. Năm 2012, Averyanov và cộng sự
[31] ghi nhận sự có mặt của 598 lồi thực vật bậc cao có mạch thuộc 386 chi và 127
họ ở khu vực mở rộng của VQG PN-KB. Trong đó có những lồi khóa quan trọng
(key species) đã được liệt kê bao gồm: 24 loài đặc hữu hẹp của Việt Nam; 49 loài
đặc hữu Đơng Dương; 22 lồi bị đe dọa tồn cầu; 9 loài được ghi nhận trong Sách
đỏ Việt Nam 2007; 6 loài được liệt kê trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP. Nghiên
cứu cũng đã xây dựng được bản đồ phân bố của một số lồi khóa.
Tuy nhiên, điều tra nghiên cứu về thành phần loài và đặc điểm phân bố của
các loài thực vật bị đe dọa (trong Sách đỏ IUCN; Sách đỏ Việt Nam) và loài thực
vật nguy cấp, quý, hiếm (trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP) thì rất ít có các cơng
trình chun sâu. Những khảo sát từ những năm 2003 trở về trước về tính đa dạng
thực vật ở khu vực VQG PN-KB của các tác giả nói trên thường chỉ có tính khái


8

qt chung và mang tính ghi nhận sự có mặt của các loài thực vật bậc cao là chủ
yếu (Lê Xuân Cảnh và cộng sự, 1997 [7]; WWF Indochina-VRTC, 1999 [46];
Kouznetsov, A.N. và Phan Lương, 2001 [24], Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự,

2003) [36]. Các cuộc điều tra khảo sát này hầu như không thu thập đầy đủ các mẫu
vật khô để xác định tên và lưu trữ làm bằng chứng khoa học. Khơng có đủ dẫn liệu
về khu vực phân bố của các loài. Các dẫn liệu về sự có mặt của nhiều lồi thực vật
khơng thể được các chun gia kiểm chứng. Tên khoa học của khơng ít lồi trong
các bảng Danh lục khơng được xác định đúng (Averyanov et al., 2012) [29]. Một số
lồi cịn nhiều nghi ngờ về sự có mặt của chúng ở VQG PN-KB, đặc biệt là đối với
loài nguy cấp, quý, hiếm. Một số kết quả nghiên cứu trên đây đã chỉ ra rằng, khu
vực này là ranh giới cực nam của một số loài thuộc hệ thực vật bắc như:
Excentrodendron tonkinensis, Platanus kerrii, Dipterocarpus retusus và Bursera
tonkinensis, v.v. Ngược lại, đây cũng là ranh giới cực bắc của một số loài thuộc hệ
thực vật nam như Dipterocarpus kerrii, Dipterocarpus grandiflorus, Dialium
cochinchinensis, Pterocarpus macrocarpus, v.v (Viện điều tra quy hoạch rừng,
2007). Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây ở khu vực mở rộng VQG PN-KB chỉ ghi
nhận loài Nghiến Burretiodendron brilletii Kost (Averyanov et al., 2012) [29], lồi
này khơng nằm trong Danh mục quy định trong Nghị định 32 của Chính phủ.
Nghiên cứu gần đây nhất mặc dù có chú ý đến việc phân loại các lồi khóa
quan trọng và có dẫn liệu về khu vực phân bố của một số lồi khóa quan trọng đó
(Averyanov et al., 2012) [29]. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ mới thực hiện khảo sát
tại một vài điểm thuộc khu vực mở rộng VQG PN-KB và cũng chỉ mới ghi nhận
được 5 loài trong danh mục của Nghị định 32/2006/NĐ-CP (loài mun sừng
Diospyros mun mà báo cáo này đề cập đến thực ra khơng có tên trong Danh mục
loài nguy cấp, quý, hiếm ban hành kèm theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP).
Thống kê gần đây cho biết, VQG PN-KB có 2.694 lồi thực vật bậc cao có
mạch, thuộc 907 chi, 193 họ. Trong đó, có 79 lồi trong sách đỏ Việt Nam 2007 và
35 loài trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ (VQG PN-KB, 2011) [43].
Song, trong số 35 lồi nguy cấp, q, hiếm này, có một số lồi cịn nhiều nghi ngờ


9


về vùng phân bố của chúng như Giánh hương quả to Pterocarpus macrocarpus,
Trắc Dalbergia cochinchinensis, Cẩm lai Dalbergia oliveri và Trai lý Garcinia
fagraeoides.
Cuộc khảo sát đầu tiên về thảm thực vật và tính đa dạng thực vật ở VQG PNKB có kèm theo các mẫu vật khơ và mẫu cây sống thu thập làm bằng chứng khoa
học được thực hiện năm 2005 (Averyanov et al., 2005) [28]. Cuộc khảo sát này
được FFI tổ chức với sự hỗ trợ của Counterpart International Vietnam, Food for
Progress Program và có nhiệm vụ kiểm kể họ Lan Orchidaceae kèm theo mô tả chi
tiết các kiểu môi trường sống và kiểu thảm thực vật ở VQG PN-KB. Kết quả khảo
sát đã thu được 558 số hiệu mẫu vật và mẫu cây sống, khoảng 355 số hiệu là Lan,
thuộc 208 loài và 69 chi. Một số lớn các loài cực kỳ hiếm hay bị đe dọa tuyệt chủng
nghiêm trọng phát hiện được ở VQG PN-KB trong đợt khảo sát này và một số loài
lan nguy cấp, quý, hiếm (thuộc nhóm IIA Nghị định 32/2006/NĐ-CP) cũng được
ghi nhận đó là Lan hài đốm (Paphiopedilum concolor), Lan hài xanh
(Paphiopedilum malipoense) và Lan hài xoắn (Paphiopedilum dianthum). Ngoài ra,
lần đầu tiên chương trình nghiên cứu này đã phát hiện và cơng bố sự hiện diện của
lồi Bách xanh đá (Calocedrus rupestris Aver.) cực kỳ hiếm (thuộc hóm IIA Nghị
định 32/2006/NĐ-CP, Sách đỏ Việt Nam 2007 xếp bậc EN) tại VQG PN-KB. Báo
cáo này đã đưa ra nhiều khuyến nghị, trong đó có khuyến nghị (ở mục h): “rừng
Thơng ngun sinh trên núi đá vôi của VQG là các quần xã độc nhất có tầm quan
trọng tồn cầu và việc tiếp tục nghiên cứu chúng cũng như tổ chức bảo tồn là mục
tiêu ưu tiên cao nhất”.
Tuy nhiên, cuộc khảo sát này cũng chỉ tập trung chủ yếu vào việc khảo sát khu
hệ Lan là chính. Kết quả khảo sát chưa chỉ ra được khu vực phân bố đầy đủ của một
số loài thực vật rừng quý, hiếm đã ghi nhận.
Năm 2006, Nguyễn Quang Vĩnh và cộng sự [39] đã có những khảo sát sơ bộ
về khu vực phân bố của loài Bách xanh đá ở VQG PN-KB. Kết quả khảo sát đã xác
định được tọa độ vị trí các điểm phân bố chính của các quần thể Bách xanh đá. Và


10


với phương pháp khoanh vẽ theo giới hạn về độ cao phân bố và giới hạn về khu vực
phân bố thực tế trên thực địa được khảo sát, tác giả sử dụng phần mềm mapinfo để
khoanh vẽ diện tích phân bố của loài Bách xanh đá tại VQG PN-KB lên trên bản đồ
và tính tốn được diện tích phân bố của chúng là 2.145 ha. Tuy nhiên, kết quả này
cũng có những sai khác so với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác về phân bố
của loài Bách xanh đá ở VQG PN-KB. Theo Trương Thanh Khai và cộng sự (2009)
[25] thì diện tích mới điều tra được đối với Bách xanh đá khoảng trên 1.000ha,
chiếm khoảng 1,2% tổng diện tích. Và với phương pháp phân tích các điều kiện
tương đồng, sử dụng chức năng chồng lớp không gian để chồng ghép các bản đồ
đơn tính và dùng phần mềm Arcview 3.2b để phân tích dữ liệu hệ thống thơng tin
địa lý và khơng gian phân bố lồi Bách xanh đá để tính tốn diện tích vùng phân bố
tiềm năng. Kết hợp điều tra kiểm chứng trên thực địa, nghiên cứu này đã xác định
được diện tích phân bố tiềm năng của loài Bách xanh đá ở VQG PN-KB là 3.880 ha
thuộc địa bàn 2 xã Tân Trạch và Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Năm 2007, theo yêu cầu của Vụ Môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi
trường Việt Nam, tổ chức Birdlife International đã thực hiện nghiên cứu lấy thông
tin cơ sở về các loài bị đe dọa và loài ngoại lai để kiến nghị cho nội dung của Luật
ĐDSH. Tài liệu này được thực hiện nhằm phân tích tình trạng hiện tại của các loài
bị đe dọa và loài ngoại lai tại Việt Nam, các văn bản pháp quy liên quan đến các
loài này, các khoảng thiếu hụt và không nhất quán trong các văn bản, và các kinh
nghiệm quốc tế có thể áp dụng để giúp Việt Nam xây dựng bộ Luật ĐDSH mới
(Pilgrim, J. D. và Nguyễn Đức Tú, 2007) [32]. Trong phần phụ lục của tài liệu có
đưa ra Bảng các loài bị đe dọa toàn cầu (Danh Lục Đỏ IUCN), loài bị đe dọa toàn
quốc (Sách Đỏ Việt Nam) và loài được bảo vệ (Nghị định 18,48 và 32 của Chính
phủ). Đồng thời đề xuất các hành động cần thiết đối với các loài (đưa trở lại vào
danh mục bảo vệ tại Nghị định 32 đối với một số loài đã từng bị đưa ra khỏi danh
mục của Nghị định 18 và Nghị định 48 hoặc đưa ra khỏi danh mục bảo vệ tại Nghị
định 32 hoặc đưa bổ sung vào danh mục bảo vệ tại Nghị định 32 những loài bị đe
dọa tại Danh mục đỏ IUCN và Sách đỏ Việt Nam). Tuy nhiên, Bảng danh mục này



11

cũng chỉ đề cập chung về các loài bị đe dọa cho cả Việt Nam, khơng có danh mục
cụ thể cho VQG PN-KB hay một khu bảo tồn nào khác. Đồng thời, tài liệu cũng
chưa chỉ ra được cơ sở khoa học và thực tiễn của những đề xuất này.
Cho đến thời điểm này, việc điều tra xác định thành phần loài và phân bố của
các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm cho các khu bảo tồn ở Việt Nam mới chỉ
được đề cập đến trong dự án “Điều tra đánh giá tình trạng bảo tồn các lồi thực vật
rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc danh mục Nghị định 32/2006/NĐ-CP theo vùng
sinh thái”. Dự án do Trung tâm tài nguyên rừng và môi trường thuộc Viện Điều tra
Quy hoạch rừng Việt Nam thực hiện trên quy mơ tồn quốc, trong đó có VQG PNKB. Theo báo cáo này, thì VQG PN-KB chỉ có 9 lồi thực vật rừng nằm trong danh
mục Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ (Phạm Quốc Hùng và cộng sự,
2010) [21]. Song, về chủng loại thì có đến 3 lồi có nhiều nghi ngờ là khơng thể có
ở VQG PN-KB đó là lồi vân hài (Paphiopedilum callosum), vệ hài
(Paphiopedilum appletonianum) và kim hài (Paphiopedilum villosum). Mặt khác,
do điều tra mang tính kế thừa là chủ yếu và chưa chú trọng đến việc điều tra lấy
mẫu tại thực địa nên khơng có cơ sở để kiểm chứng.
Như vậy, để làm cơ sở cho việc đánh giá tình trạng các lồi thực vật rừng q,
hiếm của VQG PN-KB, đặc biệt là đối với một số loài cây gỗ quý, hiếm có giá trị
sử dụng cao, cần thiết phải điều tra sâu về thành phần loài và phân bố của chúng.
1.2.2. Đánh giá về khả năng tái sinh, sinh trưởng và trữ lượng của các loài thực
vật rừng q, hiếm
Rất ít cơng trình nghiên cứu đề cập đến việc điều tra đánh giá về trữ lượng của
các loài thực vật rừng quý, hiếm. Tại VQG PN-KB, mới chỉ có 9 lồi thực vật rừng
q, hiếm gồm: Bách xanh đá (Calocedrus rupestris Aver); Đỉnh tùng (Cephalotaxus
mannii); Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus); Hoàng đàn giả (Dacrydium elatum);
Kim giao núi đá (Nageia fleuryi); Thông tre lá dài (Podocarpus neriifolius); Dẻ tùng
Vân Nam (Amentotaxus yunnanensis); Tuế chìm (Cycas cimplicipinna); Tuế chevalie

(Cycas chevalieri) được điều tra sơ bộ về tổ thành, tái sinh và phân bố (Trương
Thanh Khai và cộng sự (2009) [25]; Nguyễn Quang Vĩnh (2012) [39].


12

Hà Văn Tiệp (2011) [37] trong cơng trình nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật
gây trồng trai lý, vù hương và sưa nhằm phục hồi các trạng thái rừng nghèo kiệt tại
Tây bắc đã tiến hành nghiên cứu kỹ thuật trồng và nhân giống cây con giai đoạn
vườn ươm. Chưa bao gồm các nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng và tái sinh tự
nhiên của các loài này. Lê Thị Diên và cộng sự (2010) [10], trong cơng trình
"Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh của loài Re hương (Cinnamomum
parthenoxylon)" tại Vườn quốc gia Bạch Mã" đã chú trọng nghiên cứu các đặc điểm
tái sinh của loài Re hương và cho rằng lồi này có khả năng tái sinh tự nhiên kém.
Đây cũng là thông tin quan trọng để đối chiếu với thực trạng của loài này tại VQG
PN-KB nhằm khẳng định thêm đặc điểm tái sinh tự nhiên của lồi Re hương.
Hồng Đình Quang, Lê Quang Minh (2011) [33] trong cơng trình nghiên cứu
các đặc điểm tái sinh dưới tán rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt dới tại Vườn
quốc gia Bidoup - Núi bà, tỉnh Lâm Đồng đã tiến hành nghiên cứu về các đặc điểm
tái sinh của thực vật dưới tán rừng tự nhiên. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa đề cập đến
kết quả nghiên cứu về đặc điểm tái sinh tự nhiên của các loài thực vật q, hiếm.
Chưa có cơng trình nào nghiên cứu đầy đủ về khả năng tái sinh, sinh trưởng và trữ
lượng của các lồi thực vật rừng q, hiếm có nguy cơ đe dọa cao như Huê mộc,
Mun sọc, Mun Sừng, Re hương, Gụ lau…tại VQG PN-KB.
1.2.3. Đánh giá tình trạng khai thác sử dụng và tình hình gây trồng của các lồi
thực vật rừng q, hiếm
Đánh giá tình trạng khai thác sử dụng và tình hình gây trồng của một số lồi
q, hiếm có giá trị sử dụng cao là những nội dung mà rất ít được đề cập trong các
cơng trình nghiên cứu từ trước đến nay. Dự án “Điều tra đánh giá tình trạng bảo tồn
các lồi thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc danh mục Nghị định 32/2006/NĐCP theo vùng sinh thái” do Trung tâm tài nguyên rừng và môi trường thuộc Viện

Điều tra Quy hoạch rừng Việt Nam thực hiện trên quy mơ tồn quốc là cơng trình
gần đây nhất có đề cấp đến những nội dung này (Phạm Quốc Hùng và cộng sự,
2010) [21]. Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ mới đề cập đến những thông tin chung nhất


13

về tình hình khai thác sử dụng và gây trồng của một số loài chủ yếu trong phạm vi
toàn quốc. Báo cáo không chỉ rõ cho từng khu vực nghiên cứu.
Một số đề tài nghiên cứu về loài Huê mộc như đề tài "Một số kết quả khảo sát
loài cây Sưa (Dalbergia tonkinensis Prain) và tình hình gây trồng ở tỉnh Thừa
Thiên Huế của các tác giả Trần Minh Đức, Lê Thái Hùng (2012) [12]; đề tài "Điều
tra, đánh giá hiện trạng và lập phương án phục hồi cây Huê ở Nam Đông, Thừa
Thiên Huế" của các tác giả Lê Thái Hùng, Trần Minh Đức (2008) [20]; đề tài
"Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật bảo tồn và phát triển loài Huê mộc (Dalbergia sp.)
tại khu vực Bắc Trung bộ của các tác giả Trần Minh Đức, Ngơ Trí Dũng, và nnk. (
2011) [13] và đề tài "Kết quả khảo sát hình thái cơ quan sinh dưỡng và vật hậu một
số xuất xứ loài Sưa (Dalbergia tonkinensis Prain.) trồng tại Thừa Thiên Huế" của
các tác giả Trần Minh Đức, Lê Thị Diên, và nnk. (2011) [14], đều đã tập trung
nghiên cứu về lồi H mộc dưới góc độ về sinh học, xuất xứ và hiện trạng bảo tồn
tại khu vực thừa thiên huế. Chưa có cơng trình nào nghiên cứu đánh giá về tình
trạng khai thác sử dụng và tình hình gây trồng của loài Huê mộc và một số loài quý,
hiếm khác tại VQG PN-KB.
1.2.4. Xây dựng bản đồ phân bố các loài thực vật rừng quý, hiếm
Xây dựng bản đồ phân bố của các loài thực vật rừng quý, hiếm cũng mới chỉ
được đề cập đến bởi một số tác giả như Phạm Quốc Hùng và cộng sự (2010);
Trương Thanh Khai và cộng sự (2009) [25]; Nguyễn Quang Vĩnh (2012) [39];
Averyanov et al. (2012) [29]. Tuy nhiên các công trình này cũng chỉ giới hạn cho
một số lồi ở phạm vi phân bố chung trong tồn Việt Nam. Khơng rõ địa danh nơi
phân bố của các loài ở VQG PN-KB. Cơng trình của Trương Thanh Khai và cộng

sự (2009) [25] có đi sâu vào nghiên cứu xây dựng bản đồ phân bố cho lồi Bách
xanh đá bằng cơng nghệ GIS. Các tác giả đã dựa trên kết quả nghiên cứu về đặc tính
sinh thái của lồi Bách xanh đá, sau đó ứng dụng GIS để phân tích các điều kiện
tương đồng trên các lớp bản đồ (địa hình, đai cao, thảm thực vật, khí hậu, đất...) và thiết
lập vùng phân bố loài Bách xanh đá trong khu vực. Đây là phương pháp xây dựng


14

bản đồ phân bố có ứng dụng cơng nghệ GIS rất hiệu quả và có tính khả thi cao đối
với các lồi thực vật rừng có kích thước quần thể lớn, phân bố khá tập trung như đối
với một số lồi thơng.
Tuy nhiên, do phương pháp này đỏi hỏi phải có hai loại dữ liệu đầu vào rất
quan trọng là (i) đặc điểm sinh thái loài của đối tượng điều tra và (ii) các loại bản đồ
chuyên đề về các điều kiện môi trường cụ thể cho khu vực nghiên cứu như bản đồ
độ cao, độ dốc, hướng phơi và đặc biệt là các loại bản đồ đất, nhiệt độ, lượng mưa
thích hợp…). Các loại bản đồ đất, lượng mưa, nhiệt độ vùng khơng phải khu vực
nào cũng có và có chi tiết cho các vùng của khu vực nghiên cứu. Do vậy, việc ứng
dụng phương pháp này để điều tra phân bố của nhiều loài thực vật rừng khác nhau,
đặc biệt là đối với các lồi q, hiếm có nhiều dạng sống khác nhau là ít khả thi về
mặt thời gian và kinh phí để thực hiện. Theo Phạm Nhật và cộng sự (2003) [31], có
thể áp dụng phương pháp xây dựng bản đồ phân bố dạng chấm điểm hoặc dạng
phân bố chu vi theo các số liệu về vị trí tọa độ GPS của các điểm bắt gặp. Sau đó,
dựa vào đặc tính sinh thái lồi để ngoại suy và mở rộng diện tích khoanh vẽ ra các
vùng xung quanh nơi chưa có điều kiện khảo sát nếu ở đó có các điều kiện sinh thái
tương tự nơi lồi đang phân bố.
Để có cơ sở cho việc thiết lập các vùng bảo vệ cũng như bố trí các tuyến tuần
tra bảo vệ các loài thực vật quan trọng, nhất thiết phải xây dựng bản đồ phân bố chi
tiết cho các loài thực vật rừng quý, hiếm tại VQG PN-KB.
1.3. Về giải pháp bảo tồn thực vật rừng quý, hiếm

Chưa có nghiên cứu nào làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp bảo tồn và
phát triển các loài thực vật rừng quý, hiếm. Việc bảo tồn các loài thực vật rừng quý,
hiếm đang được thực hiện dựa trên các hoạt động bảo tồn chung hướng tới bảo vệ
rừng và bảo tồn về đa dạng sinh học, ít có những quan tâm đến việc bảo tồn lồi
hoặc bảo vệ sinh cảnh của các loài bị đe dọa cao.


15

Chương 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Góp phần nâng cao hiệu quả bảo tồn một số loài thực vật rừng quý, hiếm của
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được thành phần loài thực vật rừng quý, hiếm của Vườn quốc gia
Phong Nha - Kẻ Bàng;
- Xác định được trữ lượng; các đặc điểm sinh thái, sinh học và các nhân tố đe
dọa đến 5 loài cây gỗ quý, hiếm.
- Đề xuất được giải pháp bảo tồn các loài thực vật rừng quý, hiếm của Vườn
quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.
2.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chung của đề tài này là thực trạng bảo tồn một số loài
thực vật rừng quý, hiếm của VQG PN-KB, bao gồm các loài bị đe dọa từ bậc VU
(sẽ nguy cấp trở lên) theo Sách đỏ IUCN năm 2011 và Sách đỏ Việt Nam năm 2007
và các loài nằm trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ.
Trong đó đi sâu vào nghiên cứu xác định trữ lượng và một đặc tính sinh thái,

sinh học của 5 loài quý, hiếm tại VQG PN-KB (Huê mộc Dalbergia tonkinensis,
Mun sọc Diospyros salletii, Mun sừng Diospyros mun, Vù hương Cinnamomum
parthenoxylon và Gụ lau Sindora tonkinensis).
2.3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Khu vực vùng lõi VQG PN-KB (có diện tích 85.754 ha).


16

+ 4 xã vùng đệm của VQG PN-KB (Sơn Trạch, Phúc Trạch, Xuân Trạch, Hưng
Trạch) để khảo sát về tình hình khai thác sử dụng và gây trồng 5 lồi quý, hiếm.
2.3. Nội dung nghiên cứu
+ Nghiên cứu thành phần loài thực vật rừng quý, hiếm của VQG PN-KB;
+ Nghiên cứu đặc điểm tái sinh, sinh trưởng và phân bố của 5 loài quý, hiếm
thuộc đối tượng nghiên cứu của đề tài;
+ Nghiên cứu xác định trữ lượng của 5 loài quý, hiếm thuộc đối tượng
nghiên cứu của đề tài;
+ Đánh giá tình trạng khai thác, sử dụng, gây trồng và mức độ đe dọa ở địa
phương đối với 5 loài quý, hiếm thuộc đối tượng nghiên cứu của đề tài;
+ Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển loài thực vật rừng
quý, hiếm cho VQG PN-KB.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp luận
Thông thường, những thứ được cho là hiếm đều rất quý, nhưng ngược lại
những thứ được cho là q có thể khơng hiếm. Loài thực vật rừng quý, hiếm là
những loài vừa hiếm lại vừa quý. Chúng quý bởi có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa
học và môi trường và hiếm bởi số lượng cịn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ bị
tuyệt chủng cao. Tuy nhiên, tại mỗi khu vực cụ thể hoặc tại một thời điểm nhất
định, có thể có những lồi nằm trong danh mục các lồi quý, hiếm theo quy định
nhưng thực tế ở đó chúng còn tồn tại với số lượng lớn trong tự nhiên hoặc được gây

trồng nhiều và chưa có hoặc khơng cịn những đe dọa cao đến mức có nguy cơ bị
tuyệt chủng. Điều này giải thích tại sao danh mục lồi thực vật rừng quý, hiếm có
sự biến động qua các Nghị định số 18, 48 và số 32 của Chính phủ và Sách đỏ Việt
Nam phần thực vật qua các năm 1996/2004/2007/2011.
Do vậy, để có cơ sở cho việc xây dựng các chiến lược và kế hoạch bảo tồn
hiệu quả đối với mỗi loài động, thực vật quý, hiếm trước hết phải biết được tình


17

trạng hiện tại của lồi đó như thế nào. Và để biết được điều đó, cần thiết phải điều
tra nghiên cứu về hiện trạng bảo tồn của chúng ở từng khu vực.
Chúng ta biết rằng, trong tự nhiên, mỗi loài sinh vật đều có một mơi trường
sống, một khu vực phân bố và vùng phân bố nhất định. Các nhà sinh thái học đã
nghiên cứu kiểm chứng và thấy rằng khơng phải tất cả các lồi đều có mức độ dễ bị
tuyệt chủng giống nhau; một số nhóm lồi đặc biệt dễ bị tuyệt chủng (Ehrenfeld,
1970; Terborg, 1974; Pimm at al.1988; Gittleman, 1994, dẫn từ Richard B. Primack
(1999) [34]. Do mỗi lồi đều có những mơi trường sống riêng nên khi môi trường
sống bị tác động đến một giới hạn nào đó hoặc số lượng cá thể của lồi bị suy giảm
một cách nghiêm trọng, chúng sẽ bị đe dọa tuyệt chủng. Những lồi có vùng phân
bố địa lý hẹp, lồi có kích thước quần thể nhỏ, lồi có quần thể đang suy giảm về số
lượng, lồi có mật độ quần thể thấp, lồi có nơi sống đặc trưng hoặc loài là đối
tượng săn bắt, hái lượm của con người… đều là những lồi rất dễ bị tuyệt chủng
hoặc có nguy cơ tuyệt chủng cục bộ cao hơn so với các lồi khác dưới tác động của
các yếu tố mơi trường cũng như các hoạt động của con người (Richard B. Primack
(1999) [34].
Hầu hết các loài thực vật rừng quý, hiếm ở Việt Nam đều có những đặc trưng
cơ bản này. Do vậy, để bảo tồn đa dạng sinh học có hiệu quả, tránh cho các lồi
q, hiếm khỏi nguy cơ bị tuyệt chủng, ngoài các biện pháp như tăng cường thực thi
pháp luật; giáo dục tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo tồn; cải thiện sinh kế cho

cộng đồng địa phương… điều tra, đánh giá hiện trạng bảo tồn đa dạng sinh học
đóng một vai trị hết sức quan trọng. Việc điều tra, đánh giá hiện trạng của các loài
mà đặc biệt là các loài quý, hiếm là điều kiện tiên quyết và là cơ sở khoa học cho
việc hoạch định các chiến lược bảo tồn loài và phát huy các giá trị tiêu biểu của đa
dạng sinh học ở mỗi Khu bảo tồn và Vườn quốc gia.
Nghiên cứu thực trạng bảo tồn một số loài thực vật rừng quý, hiếm theo các
tiêu chí như trữ lượng/số lượng quần thể, cá thể; đặc điểm phân bố; khả năng tái
sinh, đặc điểm sinh trưởng; tình hình gây trồng, mức độ đe dọa ở địa phương là cơ


×