Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Xác lập một số mô hình sản lượng cho rừng trồng thông 3 lá pinus kesiya royle ex cordon tại tỉnh gia lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (531.89 KB, 86 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo

Bộ nông nghiệp và PTNT

trường đại học lâm nghiệp

Trần Văn Linh

xác lập một số mô hình sản lượng
cho rừng trồng thông 3 lá ( Pinus kesiya Royle ex Gordon )
tại tỉnh gia lai

Chuyên ngành
MÃ số

: Lâm học
: 60 62 60

Luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp

Tây Nguyên - 2002


Bộ giáo dục và đào tạo

Bộ nông nghiệp và PTNT

trường đại học lâm nghiệp

Trần Văn Linh


xác lập một số mô hình sản lượng
cho rừng trồng thông 3 lá ( Pinus kesiya Royle ex Gordon )
tại tỉnh gia lai

Chuyên ngành
MÃ số

: Lâm học
: 60 62 60

Luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp
Người hướng dẫn khoa học
GS.TS Vũ Tiến Hinh

Tây Nguyên - 2002


1

Mục lục
Lời cảm ơn
Phần Mở đầu
Chương 1
Lược sử nghiên cứu
1.1. Thế giới

1.1.1.Nghiên cứu sinh trưởng cá thể và lâm phần.
1.1.2.Xây dựng mô hình dự đoán sản lượng.
1.1.3.Nghiên cứu sinh khối cá thể và lâm phần.
1.2.


Việt Nam

1.2.1.Nghiên cứu sinh trưởng cá thể và lâm phần.
1.2.2.Xây dựng mô hình dự đoán sản lượng và lập biểu quá trình sinh trưởng.
1.2.3.Nghiên cứu sinh khối cá thể và lâm phần.
1.3. Thảo luận
Chương 2
Mục tiêu, đối tượng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu

2.1.1.Về lý luận
2.1.2.Về thực tiễn
2.2.

Đối tượng nghiên cứu

2.2.1.Một số đặc điểm của Thông 3 lá
2.2.2.Việc trồng rừng Thông 3 lá ở Gia Lai
2.2.3.Địa điểm và đặc điểm khu vực nghiên cứu.
2.3. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
Chương 3
nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.1. Nội dung nghiên cứu

3.1.1.Kiểm nghiệm các biểu đà lập cho rừng Thông 3 lá Lâm Đồng
3.1.2.Xác lập một số mô hình dự đoán sản lượng
3.1.3.Xác lập quan hệ giữa các hệ số tỉa thưa với cường độ tỉa thưa.
3.1.4.Mô hình lý thuyết xác định sinh khối tươi thân cây và lâm phần.
3.1.5.ứng dụng của kết quả nghiên cứu

3.2.

Phương pháp nghiên cứu

3.2.1.Quan điểm và phương pháp luận
3.2.2.Phương pháp thu thập tài liệu.
3.2.3.Phương pháp kiểm nghiệm các biểu đà lập cho Thông 3 lá Lâm Đồng.
3.2.4.Phương pháp xây dựng một số mô hình sản lượng
3.2.5.Phương pháp nghiên cứu sinh khối
3.2.6.Phương pháp tính toán xử lý số liệu nội nghiệp

3
4
6
6
6

6
7
12
14

14
15
18
19
21
21
21


21
21
21

21
22
23
24
25
25
25

25
25
26
26
26
27

27
28
30
32
36
36

Chương 4
37
kết quả nghiên cứu và thảo luận
37

4.1. Kiểm nghiệm biểu thể tích và biểu quá trình sinh trưởng Thông 3 lá Lâm
đồng.
37

4.1.1.Kiểm nghiệm biểu thể tích Thông 3 lá Lâm Đồng.
4.1.2.Xác lập phương trình thể tích th©n c©y.

37
38


2

4.1.3.Kiểm nghiệm biểu quá trình sinh trưởng.
4.2.

Xây dựng một số mô hình sản lượng.

4.2.1.Xác định chiều cao bình quân và hình cao lâm phần.
4.2.2.Mô hình mật độ tối ưu.
4.2.3.Mô hình trữ lượng
4.2.4.Mô hình tổng tiết diện ngang.
4.2.5.Xác định đường kính bình quân
4.2.6.Cơ sở lựa chọn phương pháp xác định M, G, dg.
4.2.7.Mô hình chiều cao bình quân
4.3.

xác định hệ số tỉa thưa và cường độ tỉa thưa

4.3.1.Xác định hệ số tỉa thưa theo thể tích

4.3.2.Xác định hệ số tỉa thưa theo tiết diện ngang
4.3.3.Xác định hệ số tỉa thưa theo chiều cao
4.3.4.Mô hình xác định cường độ tỉa thưa theo trữ lượng và theo tiết diện.

41
47

47
48
49
50
51
51
53
53

53
55
56
57

4.4.

Mô hình lý thuyết xác định Sinh khối tươi thân cây và lâm phần.

60

4.5.

ứng dụng kết quả nghiên cứu


65

4.4.1.Quan hệ giữa sinh khối tươi thân cây có vỏ với các chỉ tiêu biểu thị kích thước và
thể tích của cây.
61
4.4.2.Quan hệ giữa sinh khối tươi thân cây không vỏ với thể tích thân cây không vỏ và
sinh khối tươi thân cây có vỏ.
62
4.4.3.Mô hình sinh khối cá thể.
63
4.4.4.Mô hình sinh khối lâm phần.
64
4.5.1.Lập biểu tra một số chỉ tiêu sản lượng và biện pháp tác động cho lâm phần Thông 3
lá.
65
4.5.2.Lập biểu thể tích cây đứng tạm thời cho Thông 3 lá vùng Gia Lai.
67
4.5.3.Lập biểu tra sinh khối tươi thân cây tạm thời cho Thông 3 lá vùng Gia Lai.
68

Chương 5
Kết luận - tồn tại và đề nghị
5.1. Kết luận
5.2. Tồn tại và đề nghị.
Tài liệu tham khảo

76
76
76

77
79


3

Lời cảm ơn

Để hoàn thành chương trình đào tạo Cao học lâm nghiệp khóa học 1999 - 2002,
được sự nhất trí của Trường Đại học Lâm nghiệp, tôi tiến hành triển khai và thực hiện
đề tài tốt nghiệp:
Xác lập một số mô hình sản lượng cho rừng trồng Thông 3 lá (Pinus kesiya
Royle ex Gordon) tại tỉnh Gia Lai
Dưới sự h­íng dÉn khoa häc cđa Gi¸o s­ - TiÕn sü Vũ tiến hinh, sau hơn 6
tháng thực thi, đến nay bản luận văn đà hoàn thành.
Cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến các Thầy, Cô giáo đÃ
tham gia giảng dạy trong 3 năm qua, đặc biệt là GS - TS Vũ Tiến Hinh trong thời gian
hướng dẫn thực hiện luận văn tốt nghiệp, đà dành nhiều thời gian chỉ bảo cho tôi về
kiến thức chuyên môn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của LÃnh đạo, Thầy, Cô giáo,
các đồng nghiệp của Trường Đại học Lâm nghiệp, Khoa sau đại học - Trường Đại học
Lâm nghiệp, Trường Đại học Tây Nguyên, Khoa Nông Lâm nghiệp, Phòng Đào tạo Trường Đại học Tây Nguyên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Gia Lai, Phòng
Kỹ thuật Lâm nghiệp - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Gia Lai, Lâm trường
An Khê, Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê, Ban quản lý rừng phòng hộ Mang
Yang, Ban quản lý rừng phòng hộ Hà Ra, Lâm trường Mang Yang 2, Công ty cổ phần
sản xuất kinh doanh lâm sản Gia Lai đà tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh thần giúp
đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn các đơn vị, cá nhân đà hết lòng quan tâm
đến sự nghiệp đào tạo cán bộ khoa học Lâm nghiệp cho cơ sở.
Gia Lai, ngày 20 tháng 10 năm 2002


Trần văn Linh


4

Phần Mở đầu

Thông 3 lá (Pinus kesiya Royle ex Gordon) thuộc họ Pinaceae, bộ Coniferales là
loài cây gỗ lớn, thường xanh, cã thĨ cao tíi 40m.
ë ViƯt Nam, Th«ng 3 lá phân bố tập trung nhất ở Lâm Đồng, Kon Tum và mọc
tự nhiên nhiều tại một số địa phương ở phía Bắc như Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái,
Lào Cai, Lai Châu. Thông 3 lá thường mọc thuần loài hoặc hổn giao với một số cây lá
rộng khác nhưng không đáng kể tạo thành loại rừng thưa lá kim.
Thông 3 lá là loài sinh trưởng tương đối nhanh, ưa sáng, có biên độ sinh thái
rộng đối với nhiệt độ, ẩm độ và đất, thích hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa
vùng núi cao.
Rừng Thông 3 lá là một nguồn cung cấp nguyên liệu có giá trị. Gỗ Thông 3 lá có
phẩm chất tốt. Giác dầy màu nâu vàng, lõi xẫm hơn. Gỗ thường dùng để xây dựng,
đóng đồ mộc trong gia đình, xẻ ván, làm diêm, bột giấy, làm cột điện, làm nhà, làm
hàng xuất khẩu. Nhựa có chất lượng tốt, nhưng ít hơn Thông 2 lá. Cô lô phan và tinh
dầu chế biến từ nhựa thông được sử dụng cho nhiều ngành công nghiệp trong nước và
xuất khẩu. Không những thế, rừng Thông 3 lá còn có ý nghĩa trong việc bảo vệ môi
trường, bảo vệ đất và có giá trị về văn hóa - xà hội.
Rừng Thông 3 lá chiếm một tỷ trọng lớn trong tỉng diƯn tÝch rõng trång cđa tØnh
Gia Lai. Qua số liệu kiểm kê rừng theo Chỉ thị 286/TTg của Thđ t­íng ChÝnh phđ, th×
trong tỉng diƯn tÝch 14.300 ha rừng trồng của tỉnh đà có 4.497 ha rừng Thông 3 lá. Đến
nay, toàn tỉnh có 6.186 ha rừng thông 3 lá với mục đích chủ yếu kinh doanh gỗ lớn kết
hợp tận dụng khai thác nhựa. Nhiều vùng trồng cho mục tiêu phòng hộ. Hiện nay,
Chính phủ đang có kế hoạch xây dựng nhà máy giấy Kon Tum, các đơn vị trên địa bàn

tỉnh Kon Tum và Gia Lai đang tập trung trồng Thông 3 lá để cung ứng nguyên liệu.
Mặc dù Thông 3 lá được trồng rộng rÃi với diện tích lớn như vậy, nhưng cho đến
nay, những công trình nghiên cứu về loài cây này thật sự không nhiều, ngoài nghiên
cứu của Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Lung. Đây là công trình đầu tiên nghiên cøu


5

mét c¸ch cã hƯ thèng c¸c quy lt sinh tr­ëng, năng suất, sản lượng cho Thông 3 lá ở
Tây Nguyên. Tuy vậy, nghiên cứu chủ yếu được thực hiện trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Tại Gia Lai, Thông 3 lá là một trong những cây trồng chính hiện nay cả cho mục tiêu
sản xuất và phòng hộ. Nhiều chủ doanh nghiệp muốn bỏ vốn để trồng rừng sản xuất,
nhưng thiếu các thông tin cụ thể về tăng trưởng, sản lượng để hạch toán bước đầu trước
khi lên kế hoạch đầu tư. Các diện tích rừng Thông 3 lá hiện có cũng thiếu các thông tin
để điều khiển cả quá trình từ gây trồng đến nuôi dưỡng, khai thác. Các cơ quan quản lý
nhà nước thiếu cơ sở khoa học để xây dựng quy trình nuôi dưỡng, khai thác cho đối
tượng rừng này. Do vậy, việc nghiên cứu làm cơ sở dự đoán sản lượng và xác định hệ
thống biện pháp kinh doanh hợp lý cho rừng trồng Thông 3 lá ở Gia Lai là rất cần thiết.
Để đáp ứng phần nào yêu cầu của thực tiễn sản xuất, được phép của Trường Đại
học Lâm nghiệp, chúng tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp Xác lập một số mô hình sản
lượng cho rừng trồng Thông 3 lá (Pinus keysia Royle ex Gordon) tại tỉnh Gia Lai
Đề tài được thực hiện với mong muốn là xác lập một số mô hình sản lượng, trên
cơ sở đó, lập các biểu tra một số chỉ tiêu sản lượng cần thiết cũng như đề xuất các biện
pháp kỹ thuật cho các lâm phần Thông 3 lá trồng trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Tuy nhiên, do thời gian và điều kiện kinh phí hạn hẹp nên không thể tránh khỏi
những tồn tại nhất định. Vì vậy, tác giả mong muốn có sự đóng góp, bổ sung ý kiến của
các Thầy, Cô giáo, các nhà khoa học, cơ sở sản xuất và các đồng nghiệp để công trình
ngày càng hoàn thiện hơn.



6

Chương 1
Lược sử nghiên cứu

Từ những năm đầu của thế kỷ XX, đà xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về
cấu trúc, sinh trưởng và sản lượng rừng. Nhiều vấn đề trước đây thuộc phạm trù nghiên
cứu định tính, mô tả thì nay đà trở thành khoa học định lượng chính xác. Định hướng
nghiên cứu cấu trúc, sinh trưởng và sản lượng rừng đà được các nhà khoa học khái quát
dưới dạng các mô hình toán học nhằm định lượng các quy luật của tự nhiên, trên cơ sở
đó giải quyết nhiều vấn đề trong kinh doanh rừng, đặc biệt trong lĩnh vực lập biểu
chuyên dụng phục vụ điều tra và xác định biện pháp kinh doanh cho từng đối tượng cụ
thể.
1.1. Thế giới

1.1.1. Nghiên cứu sinh trưởng cá thể và lâm phần.
Cơ sở ban đầu để hình thành môn sản lượng rừng là những nghiên cứu về sản
lượng cho đối tượng cây rừng và lâm phần. Từ những thử nghiệm ban đầu, con người
từng bước hiểu biết về sinh trưởng và sản lượng của một số loại cây trồng chÝnh.
Qua nghiªn cøu thùc nghiƯm cho thÊy, sinh tr­ëng cđa cây và lâm phần phụ
thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có biện pháp tác động và môi trường. Vì vậy, không
có những thực nghiệm khoa học thì không thể làm sáng tỏ. Nhận thức điều này, từ năm
1870 ở Châu Âu bắt dầu xuất hiện những Ô nghiên cứu lâu dài (Ô định vị) về sản
lượng.
Điểm qua lịch sử của khoa học sản lượng rừng trên thế giới, cho thấy người đúc
kết những thành tựu nghiên cứu về tăng trưởng rừng đầu tiên là R. Weber vào năm
1881 với tựa đề Bài giảng về điều chế rừng trên cơ sở các quy luật tăng trưởng. Lần
đầu tiên tác giả đưa ra những mô hình lý thuyết mô phỏng các quy luật đà biết.
Vanselow coi lý thuyết sản lượng, tăng trưởng rừng là môn khoa học về sinh
thái. Theo Weck, lý thuyết về sản lượng rừng là một khoa học có định hướng thực tiễn.



7

Nhiệm vụ của nó là xây dựng nền tảng cho các quy luật sinh học mà cụ thể là các quy
luật tăng trưởng rừng.
Mặc dù mỗi tác giả đều có hướng nghiên cứu, giải quyết vấn đề khác nhau của
thực tiễn, nhưng đều có chung mục đích là tìm hiểu nh÷ng quy lt sinh tr­ëng (Sù phơ
thc cđa sinh tr­ëng và sản lượng vào thời gian); Sự liên quan giữa sinh trưởng và sản
lượng vào không gian dinh dưỡng ( Điều chỉnh mật độ); ảnh hưởng của đặc tính di
truyền đến sinh trưởng và sản lượng (Xuất xứ, kiểu sinh trưởng); Quy luật kết cấu lâm
phần...,kết hợp với những thành tựu của khoa học tự nhiên để mô phỏng những quy luật
đó bằng nhưng mô hình toán học.
Cho đến nay, có thể nói số lượng hàm toán học mô tả quá trình sinh trưởng được
các tác giả đưa ra rất phong phú. Trong số đó, hàm Gompertz, Schumacher, Korf
thường hay được vận dụng.
Từ lâu, hàm sinh trưởng được ứng dụng trong lâm nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực
sinh trưởng và sản lượng. Như hàm Schumacher đà được Alder sử dụng để mô tả quy
luật sinh trưởng chiều cao tầng trội làm cơ sở phân chia các đường cong chỉ thị cấp đất
cho loài Cupressus lusitanica ở Keynia....
1.1.2. Xây dựng mô hình dự đoán sản lượng.
Thực chất của việc nghiên cứu xây dựng các mô hình dự đoán sản lượng là
nghiên cứu quy luật biến đổi theo thời gian của các chỉ tiêu sản lượng, như: Mật độ (N),
tổng tiết diện ngang (G), trữ lượng lâm phần (M), đường kính và chiều cao cây có tiết
diện bình quân (dg và hg), tổng diện tích tán (St)...
1.1.2.1.

Mô hình xác định mật độ tối ưu

Chilmi (1971)[52] đà đưa ra mô hình:


N N 0 .e  (t t0 )
Víi:

(1-1)

N

: MËt ®é tèi ­u cần xác định ở thời điểm t.

No

: Mật độ ban đầu khi lâm phần xuất hiện hiện tượng tỉa thưa tự nhiên
(ứng với thời điểm to).


8

 : HƯ sè tØa th­a tù nhiªn
Cujenkov (1971) [52] xác định mật độ tối ưu theo phương trình:
N N 0 .e  c .t x

Víi t x 

(1-2)

t

10


c : được xác định gần đúng bằng phương trình c = a + b.N o.
Roemisch (1971) [52] xác định mật độ tối ưu theo phương trình:





N N E 1  e t x  N 0 .e bt x

Víi

(1-3)

NE : Mật độ tại thời điểm kết thúc tỉa thưa tự nhiên.

Mật độ phụ thuộc vào tuổi và điều kiện lập địa. Hai nhân tố này được phản ảnh
tổng hợp qua kích thước của cây bình quân. Từ đó, một số tác giả đà xác lập quan hệ
giữa mật độ tối ưu với đường kính và chiều cao bình quân của lâm phần.
Giữa mật độ tối ưu với đường kính bình quân lâm phần (thường dùng đường kính
bình quân theo tiết diện dg) luôn luôn tồn tại mối quan hệ mật thiết và thường được biểu
thị theo dạng phương trình:

N a .d gb
Với:

(1-4)

a, b là tham số của phương trình

Diskovski xây dựng mô hình mật độ trên cơ sở chiều cao cây có tiết diện bình

quân hg):

dN
bN
dh g

(1-5)

Tích phân phương trình (1-5) ta có:
N N 0 .e  b ( hg  hg 0 )

Víi

No

: Sè cây lúc lâm phần bắt đầu khép tán.

(1-6)


9

hgo : Chiều cao lâm phần lúc bắt đầu khép tán.
N

: Mật độ tối ưu tại thời điểm xác định.

hg

: Chiều cao hiện tại.


Thomasius (1972) [52] đà dựa vào quan hệ tăng trưởng thể tích của cây với diện
tích dinh dưỡng để xác định mật độ tối ưu cho lâm phần tại thời điểm t. Quan hệ này
được tác giả mô phỏng bằng phương trình sau:



ZV ZV max 1 e ca a0
Với

ZV



(1-7)

: Tăng trưởng hằng năm hay tăng trưởng bình quân định kỳ về thể
tích cây.

ZVmax : Tăng trưởng thể tích lớn nhất.
a

: Diện tích dinh dưỡng.

ao

: Diện tích dinh dưỡng tối thiểu, tại đó cây rừng sống nhưng không
sinh trưởng.

Phương trình (1-7) cho thấy, khi a tăng thì ZV tăng theo, nhưng đến một giới hạn

nào đó, ZV tăng rất chậm và tiệm cận ZVmax. Điều này có ý nghĩa thực tiễn là không nên
để mật độ lâm phần quá thấp, vì ở mật độ này tăng trưởng ZV của từng cây không phụ
thuộc vào diện tích dinh dưỡng.
Thay N

10 4
, tăng trưởng trữ lượng được xác định theo công thức:
a



104
ZM
.ZV max. 1 e c(aa0 )
a



(1-8)

Diện tích dinh dưỡng ứng với giá trị lín nhÊt cđa ZM gäi lµ diƯn tÝch dinh d­ìng
tèi ưu (aOPT), còn mật độ tương ứng gọi là mật ®é tèi ­u (NOPT).
N OPT 

10 4
a OPT

(1-9)



10

Solynis (Wenk - 1990) [52] căn cứ diện tích tán để xác định mật độ tối ưu:
N

Với

Q
S 1 P



100



(1-10)

Q

: Tổng diện tích tán tối ưu trên ha.

S

: Diện tích hình chiếu tán bình quân tối ưu của những cây sinh
trưởng tốt (để lại nuôi dưỡng).

P

: Độ giao tán tối ưu.


S phụ thuộc vào đặc tính loài cây, điều kiện lập địa cũng như mục đích kinh
doanh. Để xác định mật độ tối ưu trên cơ sở diện tích tán, cần quan tâm đến các mối
quan hệ sau:
Quan hệ giữa tổng diện tích tán với cấp đất và tuổi.
Quan hệ giữa tổng diện tích tán với chiều cao bình quân.
Quan hệ giữa tổng diện tích tán với chiều cao bình quân và mật độ.
Một số kết quả nghiên cứu rừng trồng ở Đức đà phản ánh quan hệ thứ nhất. Với
một số loại cây trồng ở vùng nhiệt đới, Alder (1980) [49] và một số tác giả khác cho
rằng, chiều cao bình quân là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh cấp đất và tuổi, vì vậy đà dựa
vào quan hệ thứ hai. Khi biến động của mật độ quá lớn (do biện pháp tác động chưa ổn
định), có thể dựa vào quan hệ thứ ba để xác định tổng diện tích tán lâm phần.
Nhưng Thuật Hùng (1989)[17] đà xác định cường độ tỉa thưa theo tiết diện
ngang cho loài Bạch đàn chanh và Bạch đàn liễu ở Lôi Châu - Trung Quốc trên cơ sở độ
đầy lâm phần (P).
GC% = P(1- 0,7).100
1.1.2.2.

(1-11)

Mô hình dự đoán trữ lượng và tổng diện ngang

ở các nước châu Âu, đặc biệt ở Đức, tổng tiết diện ngang (G) được dự đoán từ
động thái phân bố số cây theo cỡ đường kính (N - D) theo c«ng thøc:


11

 m
G   ni d i2

4 1

Víi

m

: Sè cì kính.

ni

: Số cây thuộc cỡ kính thứ i.

di

: Giá trị giữa cỡ kính thứ i.

(1-12)

Nhiều tác giả xác định chỉ tiêu này trực tiếp từ chiều cao và mật độ. Alder
(1980) [49] khi lËp biĨu sinh tr­ëng cho loµi Pinus patula đà dựa vào mối quan hệ giữa
G với chiều cao bình quân tầng trội (h o) và mật độ (N) :
G = f (h0, N)

(1-13)

Để xác định trữ lượng (M) ở những thời điểm khác nhau, các tác giả thường
dùng phương pháp:
Lấy mô hình xác định tổng diện ngang làm cơ sở.
M=G.HF
Với


(1-14)

Tổng diện ngang (G) và hình cao (HF) được tính từ các quan hệ:
G = f (h0, N)

(1-15)

HF = f (h0)

(1-16)

Xác định M = f (h0, N, A) cho tất cả các tuổi.
Nếu lấy mô hình trữ lượng làm cơ sở, có thể dựa vào quan hệ (1-14), (1-16) để
xác định G.
Xác định trữ lượng ở các tuổi từ trữ lượng ban đầu và suất tăng trưởng về thể
tích.
1.1.2.3.

Dự đoán đường kính

Đường kính bình quân lâm phần thường được xác định từ G và N th«ng qua
c«ng thøc:


12

d g 1,1286

1.1.2.4.


G
N

(1-17)

Dự đoán chiều cao lâm phần

Chiều cao bình quân lâm phần trong biểu sản lượng là chiều cao cây có tiết diện
bình quân (hg). Chiều cao này thường được xác định thông qua ho:
hg = F (h0)

(1-18)

1.1.3. Nghiên cứu sinh khối cá thể và lâm phần.
Sự hình thành sinh khối, năng suất gắn liền với quá trình quang hợp, là kết quả
của quá trình sinh học, mang ý nghÜa thùc tiƠn to lín trong kinh doanh rõng. Trên thế
giới, lĩnh vực này đà được nhiều nhà khoa học nghiên cứu.
Từ năm 1940 trở về trước, các tác giả đi sâu vào lĩnh vực sinh lý học thực vật với
vai trò diệp lục của thực vật màu xanh trong quá trình quang hợp để tạo nên các sản
phẩm hữu cơ dưới tác dụng của các nhân tố tự nhiên.
Về sau, dựa vào việc áp dụng các thành tựu khoa học như: Hóa phân tích, hóa
thực vật và đặc biệt vận dụng các nguyên lý tuần hoàn vật chất trong thiên nhiên, các
nhà khoa học đà thu được những kết quả đáng kể trên lĩnh vực này.
M.G.R Cannel (1981) [50] đà công bố công trình Sinh khối và tài liệu năng
suất sơ cấp rừng thế giới. Tác giả tập hợp 600 công trình nghiên cứu về sinh khối khô
thân, cành, lá và một số sản phẩm sơ cấp khác của 1.200 lâm phần thuộc 46 nước trên
thế giới. Pitago - Petmak (1976) đà công bố công trình Tăng trưởng trọng lượng gỗ
khô của cây sau bón phân. Ferreira (1973) khi nghiên cứu sản lượng gỗ khô của rừng
Thông trồng ở Brazil, đà sử dụng các mô hình toán học để dự đoán sinh khối cho một

số loài Thông.
Trong nghiên cứu sinh khối, các tác giả đà sử dụng nhiều phương pháp khác
nhau như:
Phương pháp dùng ảnh viễn thám.


13

Phương pháp này đà có những ứng dụng sâu rộng trên lĩnh vực điều tra tài
nguyên rừng. Ngày nay, ảnh viễn thám được sử dụng rộng rÃi để nghiên cứu sinh khối
của các hệ sinh thái trên trái đất, trong ®ã cã hƯ sinh th¸i rõng. Roy, Saxens, Kamat
(1956) ®· nêu tổng quát về sản phẩm sinh khối qua việc đánh giá bằng ảnh vệ tinh của
ấn Độ.
Phương pháp Dioxyt cacbon.
Phương pháp xác định sinh khối năng suất sơ cấp được thực hiện trên cơ sở xác
định tốc độ đồng hóa CO2. Phương pháp này được Trasnean (1926) thí nghiệm để đo
sản lượng cho một số quần xÃ. Sau đó được Huber (1952) áp dụng lần đầu tiên ở Đức
và phát triển mạnh ở Anh qua những nghiên cứu cđa Monteith (1960 - 1962). Lemon
(1960 - 1967) cịng ®· ¸p dơng ë Mü vµ Inoue (1965 - 1968) ¸p dụng ở Nhật. Ngày
nay, với sự phát triển của khoa học hạt nhân, người ta sử dụng chất đồng vị cacbon C 14
để xác định chính xác lượng dioxyt cacbon làm cơ sở xác định sinh khối.
Phương pháp Chlorophyll.
Aruga và Maidi (1963) đà đề xuất phương pháp xác định hàm lượng chlorophyll
trên một đơn vị diện tích mặt đất, đây là chỉ tiêu biểu thị khả năng hấp thu các tia bức
xạ hoạt quang tổng hợp hay hoạt động tổng hợp được dùng để đánh giá sinh khối của
hệ sinh thái.
Phương pháp thu hoạch.
Năng suất sơ cấp tuyệt đối là lượng chất hữu cơ tích lũy trong cơ thể thực vật
trong một đơn vị thời gian trên một đơn vị diện tích. Lượng vật chất này mới có ý nghÜa
®èi víi ®êi sèng con ng­êi.

Tõ ý nghÜa ®ã, Woodwell, G.M (1965) và Whitaker, R.H (1968) [53] đà đưa ra
phương pháp thu hoạch để nghiên cứu năng suất sơ cấp tuyệt đối.
Để xác định sinh khối ở các thời điểm khác nhau, có thể bằng phương pháp thu
hoạch toàn bộ sản phẩm mà cây rừng tạo ra trên một diện tích mẫu, từ đó xác định cho


14

toàn lâm phần. Tuy nhiên, việc chặt toàn bộ cây trong diện tích mẫu và cân trọng lượng
là khó thực hiện đối với rừng gỗ lớn, rừng đặc dụng và rừng gỗ quý.
Phương pháp cây mẫu.
Năm 1967, Newboud, P.J [51] đề nghị phương pháp cây mẫu để nghiên cứu
sinh khối và năng suất của quần xà từ các ô tiêu chuẩn. Phương pháp này được chương
trình sinh học quốc tế IBP thống nhất áp dụng.
Trên cơ sở các phương pháp đà được đề cập ở trên, các nhà khoa học đà áp dụng
cho các đối tượng khác nhau.
Sinh khối cá thể cũng như sinh khối lâm phần là kết quả của quá trình sinh
trưởng theo thời gian. Những nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và tăng trưởng lâm
phần cũng là những nhân tố ảnh hưởng đến sinh khối cá thể và lâm phần. Vì vậy, sinh
khối được mô phỏng dưới dạng hàm nhiều biến, mỗi nhân tố ảnh hưởng được coi là một
biến. Theo hướng nghiên cứu này, có thể sử dụng các hàm bậc 1, 2, 3, hàm logarit do
Abadie, Alder, Spurr, Schumacher...đề xuất để xây dựng mô hình sinh khối.
1.2. Việt Nam

Việc nghiên cứu sinh trưởng và sản lượng phục vụ kinh doanh rừng ở nước ta đÃ
được các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp, Viện Điều tra Quy hoạch
rừng, Trường Đại học Lâm nghiệp, các Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp trong cả
nước tiến hành. Kết quả nghiên cứu bước đầu đà có những đóng góp cho lĩnh vực khoa
học sản lượng rừng nước ta cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Từ những nghiên cứu đó, đÃ
xây dựng các biểu cấp đất, biểu quá trình sinh trưởng cho các loài: Bồ đề, Mỡ, Thông

nhựa, Thông đuôi ngựa, Đước, Tràm, Sa mu, Bạch đàn...
1.2.1. Nghiên cứu sinh trưởng cá thể và lâm phần.
Phùng Ngọc Lan (1985) đà khảo nghiệm một số phương trình sinh trưởng cho
các loài cây trồng như: Mỡ, Thông nhựa, Bồ đề và Bạch đàn trên một số điều kiện lập
địa khác nhau cho thấy: Đường sinh trưởng thực nghiệm và đường sinh trưởng lý thuyết


15

đa số cắt nhau tai một điểm. Chứng tỏ sai số phương trình rất nhỏ, song có hai giai đoạn
có sai số ngược dấu nhau một cách hệ thống.
Trịnh Đức Huy (1988) [20], [21] đà ứng dụng các mô hình toán học trong
nghiên cứu sinh trưởng cũng như quan hệ sinh trưởng với hoàn cảnh.
Xu hướng mô phỏng bằng toán học trong nghiên cứu sinh trưởng được nhiều tác
giả trong nước quan tâm, như: Vũ Tiến Hinh, Nguyễn Trọng Bình, Nguyễn thị Bảo Lâm
[9], [14], Nguyễn Ngọc Lung [25], Bảo Huy (1992) [18], Vũ Văn Nhâm (1988) [30],
Hoàng Văn Dưỡng (2001) [5],....
Nguyễn Ngọc Lung, Đào Công Khanh (1999) [27] đà thử nghiệm nhiều dạng
hàm sinh trưởng và chọn hàm Schumacher để xây dựng mô hình sinh trưởng cho Thông
3 lá Lâm Đồng.

b

k
A

Y = m.EXP
Với

Y


: Các đại lượng sinh trưởng (D, H, V...)

A

: Tuổi lâm phần.

m

: Giá trị cực đại của đại lượng sinh trưởng

(1-19)

b, k : Các tham số của phương trình.
1.2.2. Xây dựng mô hình dự đoán sản lượng và lập biểu quá trình sinh
trưởng.
1.2.2.1.

Xác định mật độ tối ưu

Đối với rừng trồng nước ta, nhiều tác giả đà nghiên cứu mật độ tối ưu làm cơ sở
lựa chọn biện pháp kỹ thuật thích hợp. Vũ Tiến Hinh (1996) [14] đà xác lập quan hệ
giữa diện tích tán cây trong lâm phần với chiều cao bình quân tầng trội và mật độ làm
cơ sở xác định mật độ tối ưu cho rừng trồng Keo lá tràm trên phạm vi cả nước:
LnST = 3,4278 + 0,76089.Lnh0 + 0,5323.LnN

(1-20)


16


Nếu quan niệm lâm phần chuẩn là lâm phần có tổng diện tích tán cây bằng diện
tích đất rừng, thì từ phương trình (1-20), mật độ tối ưu được xác ®Þnh theo:

N  e 10 , 8632 1, 4294 . Lnh 0

(1-21)

Với phương pháp nghiên cứu tương tự, Nguyễn thị Bảo Lâm (1996)[24], đà xác
lập phương trình cụ thể cho Thông đuôi ngựa vùng Đông Bắc; Khúc Đình Thành
(1999)[36] xây dựng phương trình cho Keo tai tượng khu vực Uông Bí - Đông Triều QuÃng Ninh. Hoàng Xuân Y (1997)[48], xác lập quan hệ giữa diện tích tán với chiều
cao bình quân theo tiết diện (hg) và mật độ (N) cho các lâm phần Mỡ vùng giấy sợi.
Bảo Huy (1995)[19] xác định mật độ tối ưu dựa vào quan hệ diện tích tán bình
quân của những có khả năng giữ lại nuôi dưỡng với chiều cao tầng ưu thế.
N

10 4

(1-22)

St2

S t 2  f ( h0 )

Víi

(1-23)

Ngun Ngäc Lung, Đào Công Khanh khi nghiên cứu cho đối tượng Thông 3 lá
Lâm Đồng đà xác định mật độ tối ưu theo công thức:

N

Với

10 4
10 4
Bi .T
N0

(1-24)

No : Mật độ trồng ban đầu.
T : Tuổi lâm phần.
Bi : Tham số phương trình phụ thuộc vào cấp đất.

1.2.2.2.

Dự đoán trữ lượng và tổng diện ngang

ở Việt Nam, trong những năm gần đây, một số biểu dự đoán trữ, sản lượng rừng
đà được lập và công bố. Biểu dự đoán trữ lượng và năng suất gỗ của đất trồng rừng bồ
đề (Styrax tonkinensis) do Trịnh Đức Huy lập 1988 [21] trên cơ sở mô hình:


17

LnM = a + b LnG

(1-25)


LnM = a + b.LnG + c.LnH

(1-26)

Biểu quá trình sinh trưởng Keo lá tràm do Vũ Tiến Hinh lập 1996 [14] trên cơ sở
quan hệ giữa đại lượng sinh trưởng (M, G) với chiều cao bình quân tầng trội và mật độ.
LnM = - 6,26021 + 2,64127 Lnh0 + 0,5319 LnN

(1-27)

LnG = - 4,06155 + 1,11074 Lnh0 + 0,52505 LnN

(1-28)

Để lập biểu quá trình sinh trưởng rừng Thông đuôi ngựa, Phạm Ngọc Giao
(1994) [7] đà xây dựng mô hình động thái phân bố đường kính cho từng cấp đất trên cơ
sở chiều cao tầng ưu thế. Từ đó, dự đoán biến đổi tổng diện ngang, đường kính bình
quân và trữ lượng theo tuổi và cấp đất.
Nguyễn thị Bảo Lâm (1996) [24] đà xác định sự biÕn ®ỉi theo ti cđa tỉng diƯn
ngang cho tõng cÊp ®Êt rõng Th«ng ®u«i ngùa b»ng lý thut cđa Marsh, trên cơ sở
phương trình:
LnG 5,0731 9,6596

1
1
36,6
h0 1,3
N

M  3,496  0,4424G.h0


(1-29)
(1-30)

NguyÔn Ngäc Lung [27] khi lËp biểu sản lượng rừng Thông 3 lá Lâm Đồng đÃ
sử dụng mô hình dự đoán sinh trưởng và mật độ rừng chuẩn.
1.2.2.3.

Biểu quá trình sinh trưởng.

Cho đến nay ở nước ta, một số loài cây trồng chính đà có biểu quá trình sinh
trưởng.
Biểu dự đoán sản lượng và năng suất gỗ của đất trồng rừng Bồ đề do Trịnh
Đức Huy lập năm 1988. Biểu được xây dựng trên cơ sở mối quan hệ sinh trưởng, sinh
thái theo dạng:


18

Lny  b0 

Víi

y

b1
  b j . ln x j
Am

(1-31)


: BiÕn sinh tr­ëng h, d , M

bo, b1, bj : Các tham số của phương trình.
xj

: Các biến đối số khác như mật độ, cấp đất, ..

m

: Số mũ của biểu thức tuổi.

Biểu được lập cho 5 cấp đất trong phạm vi tuổi 5 đến tuổi 10. Biến thiên mật độ
theo từng giai đoạn tuổi được dựa trên cơ sở tài liệu nghiên cứu với cách quÃng 50 cây
cho mỗi bậc.
Biểu quá trình sinh trưởng rừng Đước, rừng Tràm vùng Tây Nam Bộ; biểu
quá trình sinh trưởng rừng Thông đuôi ngựa lập năm 1996; biểu quá trình sinh trưởng
cho rừng Keo lá tràm lập năm 1996.
Biểu quá trình sinh trưởng Thông 3 lá Lâm Đồng do Nguyễn Ngọc Lung lập
năm 1989, trên cơ sở mô hình sinh trưởng và mật độ rừng chuẩn. Từ các mô hình sinh
trưởng, tác giả đà lập biểu cho 5 cấp đất và ứng với 3 bộ phận lâm phần: Bộ phận nuôi
dưỡng, bộ phận tỉa thưa và bộ phận tổng hợp.
1.2.3. Nghiên cứu sinh khối cá thể và lâm phần.
Một số phương pháp nghiên cứu sinh khối đà trình bày ở mục 1.1.3, chưa có
điều kiện áp dụng ở Việt Nam. Những nghiên cứu ở nước ta về vấn đề này đều dựa trên
cơ sở quan hệ giữa sinh khối với một số nhân tố điều tra, nghĩa là áp dụng phương pháp
xác định gián tiếp thông qua mô hình toán học.
Nguyễn Hoàng Trí (1986) [45], nghiên cứu sinh khối và năng suất rừng Đước,
Lê Hồng Phúc (1996) [33] xác định sinh khối Thông 3 lá Đà Lạt - Lâm Đồng, Hồ Văn
Phúc (1996)[32] xác định sinh khối Keo lá tràm...đều dựa vào quan hệ giữa sinh khối

(thân, cành, lá và tổng sinh khối) cây cá lẻ với đường kính (d 1,3) vµ chiỊu cao (hvn).


19

Hoàng Văn Dưỡng (2001) [5] qua nghiên cứu sinh khối Keo lá tràm một số
tỉnh khu vực miền Trung, chọn được dạng quan hệ:

LnP a0 a1 .Lnd1,3 a2 .Lnhvn

(1-32)

Khúc Đình Thành (1999) [36] đà chọn dạng quan hệ (1-33) mô tả quan hệ giữa
sinh khối thân cây với đường kính và chiều cao Keo tai tượng vùng U«ng BÝ - Qu·ng
Ninh:
P  a 0  a1 .d12,3 hvn

(1-33)

Vũ Văn Thông (1998) [37] khảo nghiệm 14 hàm do Abadie, Alder, Prodan,
Spurr và Schumacher đề xuất để xem xét mối quan hệ giữa sinh khối với hai nhân tố là
đường kính và chiều cao. Tác giả đà nhận xét, hai nhân tố này có quan hệ chặt chẽ đến
sinh khối cá thể, đồng thời qua kiểm nghiệm đà rút ra những phương trình phù hợp nhất
để ứng dụng lập biểu sinh khối Keo lá tràm. Về Thông 3 lá, còn có 2 công trình của
Nguyễn Ngọc Lung và Ngô Đình Quế có trình bày một phần về động thái kết cấu sinh
khối và tổng sinh khối cho đối tượng này.
Nhìn chung, những nghiên cứu về sinh khối ở nước ta còn ít. áp dụng phương
pháp thu hoạch cân trọng lượng cây mẫu đại diện là chủ yếu. Thông qua trọng lượng
các bộ phận nghiên cứu, phát hiện mối quan hệ giữa chúng với các chỉ tiêu điều tra cơ
bản dễ đo đếm, tính toán, kết hợp vận dụng các tiêu chuẩn thống kê để đánh giá và xây

dựng mô hình làm cơ sở lập các biểu tra sinh khối các bộ phận thân cây phục vụ cho
sản xuất và nghiên cứu khoa học.
1.3. Thảo luận

Từ kết quả nghiên cứu của các tác giả trên thế giới cũng như trong nước về sinh
trưởng và dự đoán trữ, sản lượng rừng đà được tham khảo và điểm qua ở trên cho thấy:
Nói chung, có nhiều công trình nghiên cứu công phu về lĩnh vực này cho một số loài
cây trồng. Ngày nay, xu hướng phát triển về phương pháp nghiên cứu là đi vào định
lượng, vì vậy những nghiên cứu đều xuất phát từ cơ sở lý luận về lâm sinh häc, vÒ quan


20

hệ giữa sinh trưởng và sản lượng với điều kiện lập địa, về sự phụ thuộc của sinh trưởng
và sản lượng vào không gian dinh dưỡng cũng như các biện pháp tác động...để từ đó
xây dựng các mô hình phù hợp cho từng loài cây trồng trong các điều kiện kinh doanh
cụ thể.
Đối với rừng trồng Thông 3 lá, đà có những nghiên cứu về cấu trúc, sinh trưởng,
cấp đất, sinh khèi, lËp biĨu thĨ tÝch hai nh©n tè, lËp biểu quá trình sinh trưởng cho rừng
Thông 3 lá khu vực Lâm Đồng. Nghiên cứu xây dựng các mô hình dự đoán sản lượng
rừng trồng Thông 3 lá tại Gia Lai sẽ kế thừa có chọn lọc những cơ sở lý luận, những
quan điểm và phương pháp nghiên cứu định lượng sao cho phù hợp với đối tượng và nội
dung nghiên cứu đặt ra.


21

Chương 2
Mục tiêu, đối tượng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu


Đề tài thực hiện nhằm các mục tiêu chính sau đây:
2.1.1. Về lý luận


Xây dựng một số mô hình lý thuyết làm cơ sở dự đoán sản lượng rừng trồng

Thông 3 lá tại tỉnh Gia Lai, thông qua kiểm nghiệm có thể áp dụng cho các địa phương
khác.


Đóng góp về phương pháp luận cho việc nghiên cứu sinh trưởng và dự đoán

sản lượng rừng trồng ở nước ta.
2.1.2. Về thực tiễn


ứng dụng các mô hình lý thuyết lập các biểu phục vụ điều tra và đề xuất các

các biện pháp kinh doanh rừng trồng Thông 3 lá trên địa bàn.
2.2. Đối tượng nghiên cứu



Đối tượng nghiên cứu là những lâm phần Thông 3 lá (Pinus kesiya Royle

ex Gordon) thuần loài, trồng tập trung từ tuổi 9 đến tuổi 22 tại Gia Lai.
2.2.1. Một số đặc điểm của Thông 3 lá
Thông 3 lá (Pinus kesiya Royle ex Gordon) thuộc họ Pinaceae, bộ Coniferales là
loài cây gỗ lín, th­êng xanh, cã thĨ cao tíi 40m, ®­êng kÝnh trên 1m.

Tới nay, những đặc tính liên quan về mặt phân loại giữa một số loài Thông 3 lá ở
Đông Nam á vẫn chưa được giải quyết trọn vẹn. Hiện Thông 3 lá có 18 tên gọi khác
nhau.
Thông 3 lá phân bố tự nhiên trên các vùng núi cao thuộc ấn Độ, Nam Trung
Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Việt Nam, Philippine. ở Việt Nam, Thông 3 lá tập
trung nhất ở Lâm Đồng, Kon Tum và mọc tự nhiên nhiều tại một số địa phương ở phía


22

Bắc như Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu. Thông 3 lá thường mọc
thuần loại hoặc hổn giao với một số cây lá rộng khác nhưng không đáng kể, tạo thành
loại rừng thưa cây lá kim.
Về mặt xuất xứ, có hai trường phái trái ngược nhau. Theo B.Rollet (1960), R.
Schnell (1962), rừng Thông 3 lá Lâm Đồng có nguồn gốc tại chổ. Ngược lại, theo giả
thuyết của Schmid (1964), Thông 3 lá Lâm Đồng có nguồn gốc từ Himalaya di cư sang.
Theo một số chuyên gia, giả thuyết đầu có lý hơn.
Thông 3 lá là loài cây sinh trưởng tương đối nhanh, mỗi năm sinh 2 - 4 vòng
cành, ở lập địa thích hợp tăng trưởng bình quân có thể đạt 1,2m chiều cao và 1cm
đường kính trên năm. Nơi đất khô nghèo dinh dưỡng và trên 30 tuổi tăng trưởng giảm
rõ rệt
Thông 3 lá là loài cây ưa sáng, có biên độ sinh thái rộng đối với nhiệt độ, ẩm độ
và đất. Mọc tự nhiên nơi có nhiệt độ trung bình năm 18 - 200C. Nhiệt độ trung bình
tháng nóng nhất 270C, tháng lạnh nhất 120C; mùa khô kéo dài 4 - 7 tháng; lượng mưa
hằng năm 1.100 - 4.500 mm. Thông 3 lá sinh trưởng tốt trên các loại đất feralit phát
triển từ các loại đá mẹ granit, diệp thạch, bazan. Thích hợp trên đất thoát nước, hơi chua
(pH: 4,8 - 5,8), cũng có thể gặp trên đất thịt nặng hoặc đất lẫn sỏi đá, có khả năng chịu
được lạnh, sương muối. Tại Việt Nam, Thông 3 lá phân bố tự nhiên từ độ cao 600 2000 m.
Gỗ Thông 3 lá có phẩm chất tốt. Giác dầy màu nâu vàng, lõi xẫm hơn. Gỗ
thường dùng để xây dựng, đóng đồ mộc trong gia đình, xẻ ván, làm diêm, bột giấy, làm

cột điện, xây dựng, làm hàng xuất khẩu. Nhựa có chất lượng tốt, nhưng ít hơn Thông 2
lá [4] [33].
2.2.2. Việc trồng rừng Thông 3 lá ở Gia Lai
Thông 3 lá được trồng ở Gia Lai từ trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng,
chủ yếu là trồng phân tán dọc các đường phố, chung quanh trụ sở các nông trường, cơ
quan. Thông 3 lá ®­ỵc bè trÝ trång rõng tËp trung chđ u tõ năm 1981 đến năm 1989


23

bằng nguồn vốn từ ngân sách. Từ năm 1990 đến năm 1993, kế hoạch trồng rừng của
tỉnh Gia Lai chủ yếu tập trung vào Bạch đàn, Keo các loại. Từ năm 1994 đến nay,
Thông 3 lá được bố trí trồng tiếp cho cả mục tiêu sản xuất và phòng hộ bằng nguồn vốn
từ ngân sách. Hạt giống được mua từ Lâm Đồng. Địa bàn trồng rừng Thông 3 lá tập
trung ở huyện Mang Yang, An Khê. Các huyện Chư Păh, Ia Grai, Chư Prông, Plei Ku,
KBang, Thông 3 lá được trồng với diện tích nhỏ, phân tán và ít có điều kiện để phát
triển. Đến nay, toàn tỉnh đà có 6.186 ha rừng Thông 3 lá được trồng với các mật độ ban
đầu khác nhau (2.000 cây/ha, 1.600 cây/ha, 1.100 cây/ha). Tỉnh Gia lai có điều kiện để
phát triển rừng Thông 3 lá nhằm cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở chế biến trên địa
bàn và triển vọng là cung cấp thêm nguyên liệu cho Nhà máy giấy Kon Tum đang được
đầu tư xây dựng thông qua việc tỉa thưa rừng trồng cho mục tiêu gỗ lớn và trồng mới ở
các địa bàn có điều kiện về đất đai, cự ly vận chuyển đến nhà máy.
2.2.3. Địa điểm và đặc điểm khu vực nghiên cứu.


Địa điểm nghiên cứu: Các Lâm trường, Ban quản lý rừng phòng hộ có trồng

Thông 3 lá trên địa bàn tỉnh Gia Lai.



Đặc điểm khu vùc nghiªn cøu: Khu vùc nghiªn cøu chđ u trªn địa bàn 2

huyện Mang Yang, An Khê là khu vực trồng Thông 3 lá tập trung hiện nay của tỉnh
cũng như khả năng phát triển trong tương lai. Hai huyện Mang Yang và An Khê cũng
là 2 khu vực đặc tr­ng cho ®iỊu kiƯn khÝ hËu cđa cđa tØnh Gia Lai. Vùng An Khê đặc
trưng cho khí hậu Đông Trường Sơn và Mang Yang đặc trưng cho vùng khí hậu Tây
Trường Sơn.
Khu vực nghiên cứu có độ cao từ 500 - 800 m.
KhÝ hËu chia lµm 2 mïa râ rƯt: Mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5,6 đến
tháng 10,11, tập trung 80 - 90% lượng mưa trong năm, hướng gió thịnh hành là Tây
Nam. Đông Trường Sơn mùa mưa đến muộn và kết thúc muộn hơn Tây Trường Sơn
khoảng 2 tháng. Nhiệt độ trung bình năm 21 - 230C. Nhiệt độ trung bình tháng nóng
nhất 24,10C. Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất 19,1 0C. Lượng mưa trung bình năm từ


×