Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn huyện chương mỹ thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 143 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chƣa đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tơi xin cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã
đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Hà nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả

Nguyễn Văn Vinh


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trƣờng Đại học Lâm Nghiệp,
Khoa đào tạo sau Đại học, các thầy giáo trong khoa Quản trị Kinh Doanh,
những ngƣời đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu và giúp đỡ tơi hồn
thành khóa học 2014-2016.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS. Lê
Trọng Hùng - ngƣời đã định hƣớng, trực tiếp hƣớng dẫn và đóng góp cụ thể
trong quá trình thực hiện luận văn của tơi.
Để hồn thành luận văn này, tôi cũng đã nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tình
của nhiều cơ quan, nhiều tổ chức và cá nhân. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn tới tất
cả tập thể và các cá nhân đã tận tình giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên
cứu vừa qua.
Tơi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, khích lệ và
giúp đỡ tơi trong q trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Hà nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả

Nguyễn Văn Vinh


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................. viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. x
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XUẤT KHẨU HÀNG
THỦ CÔNG MỸ NGHỆ ................................................................................... 5
1.1. Cơ sở lý luận về xuất khẩu hàng thủ cơng mỹ nghệ trong tiến trình hội
nhập quốc tế ...................................................................................................... 5
1.1.1. Những vấn đề cơ bản về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ .................. 5
1.1.2. Vai trị, đặc điểm về xuất khẩu hàng thủ cơng mỹ nghệ ......................... 8
1.1.3. Phân loại các sản phẩm thủ công mỹ nghệ ........................................... 12
1.1.4. Nội dung xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ........................................ 14
1.1.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu hàng TCMN............................. 19
1.1.6. Những Chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về xuất khẩu

hàng thủ công mỹ nghệ ................................................................................... 24
1.2. Kinh nghiệm xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở một số nƣớc trên thế
giới và ở Việt Nam .......................................................................................... 26
1.2.1. Kinh nghiệm xuất khẩu hàng TCMN ở một số nƣớc trên thế giới ....... 26
1.2.2. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng ở Việt Nam ................................ 28
1.2.3. Bài học kinh nghiệm đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN cho huyện
Chƣơng Mỹ ..................................................................................................... 31


iv

Chƣơng 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 33
2.1. Tình hình cơ bản về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của Huyện .... 33
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 33
2.1.2. Điều kiện kinh tế của huyện Chƣơng Mỹ, thành phố Hà Nội .............. 36
2.1.3. Các đặc điểm về văn hoá - xã hội - môi trƣờng .................................... 43
2.1.4. Những thuận lợi và khó khăn về địa bàn nghiên cứu ảnh hƣởng đến
xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ .................................................................. 47
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 49
2.2.1. Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát ..................................... 49
2.2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu, tài liệu ................................................... 50
2.2.3. Phƣơng pháp xử lý thông tin ................................................................. 51
2.2.4. Phƣơng pháp phân tích thơng tin .......................................................... 52
2.3. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài .................................. 53
2.3.1. Chỉ tiêu phản ánh kết quả xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ .............. 53
2.3.2. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xuất khẩu hàng TCMN ............................. 53
Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 55
3.1. Tình hình phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ở huyện Chƣơng
Mỹ ................................................................................................................... 55

3.1.1. Thực trạng các tổ chức sản xuất hàng TCMN xuất khẩu ..................... 55
3.1.2. Phát triển các mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ở các làng nghề .... 64
3.2. Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở huyện Chƣơng Mỹ giai
đoạn 2013 – 2015 ............................................................................................ 69
3.2.1. Thị trƣờng xuất khẩu ............................................................................. 69
3.2.2. Cơ cấu và giá trị xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ............................. 73
3.3. Tình hình xuất khẩu hàng TCMN ở các doanh nghiệp điều tra............... 78
3.3.1. Tình hình về các nhóm đối tƣợng điều tra ............................................ 78


v

3.3.2. Thực trạng xuất khẩu hàng TCMN của nhóm đối tƣợng điều tra ........ 80
3.3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu mặt hàng TCMN ...... 90
3.4. Những tồn tại, hạn chế trong công tác xuất khẩu hàng TCMN trên địa bàn
huyện Chƣơng Mỹ giai đoạn 2013- 2015 ...................................................... 95
3.4.1. Những hạn chế trong xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ..................... 95
3.4.2. Nguyên nhân. ........................................................................................ 97
3.5. Phƣơng hƣớng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng TCMN trên
địa bàn huyện Chƣơng Mỹ .............................................................................. 98
3.5.1. Phƣơng hƣớng xuất khẩu mặt hàng TCMN .......................................... 98
3.5.2. Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ trên
địa bàn huyện Chƣơng Mỹ ............................................................................ 100
3.5. Khuyến nghị để thực hiện các giải pháp ................................................ 110
3.5.1. Kiến nghị với Chính phủ, các Bộ, Ngành Trung ƣơng ....................... 110
3.5.2. Kiến nghị với hoạt động của các doanh nghiệp .................................. 111
KẾT LUẬN ................................................................................................... 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO



vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
CN

Chữ đầy đủ
Công nghệ

CNSX

Công nghệ sản xuất

CNH

Cơng nghiệp hóa

CM

Chun mơn

CP

Cổ phần

DN

Doanh nghiệp

DT


Doanh thu

DNTN
EU
GTXK

Doanh nghiệp tƣ nhân
Liên minh Châu Âu
Giá trị xuất khẩu

HTX

Hợp tác xã

HĐH

Hiện đại hố

KD

Kinh doanh

KQT

Khơng quan trọng



Lãnh đạo


LN

Lợi nhuận

NTD

Ngƣời tiêu dùng

QL

Quản lý

QT

Quan trọng

SG

Song giang

RQT

Rất qua trọng

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TCMN


Thủ công mỹ nghệ


vii

TNHH
TP
UBND
XK

Trách nhiệm hữu hạn
Thành phần
Ủy ban nhân dân
Xuất khẩu

XKTT

Xuất khẩu trực tiếp

XKUT

Xuất khẩu ủy thác

XTBH

Xúc tiến thƣơng mại


viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

STT

Trang

2.1

Tình hình sử dụng đất đai của

37

2.2

Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện Chƣơng Mỹ giai

39

đoạn năm 2011 - 2015
2.3

Dân số và lao động của huyện Chƣơng Mỹ giai đoạn 2013 -

44

2015
3.1


Thực trạng các làng nghề truyền thống ở Chƣơng Mỹ

56

3.2

Thực trạng phát triển các doanh nghiệp TCMN truyền thống

57

ở huyện Chƣơng Mỹ
3.3

Số lƣợng đối tác tiêu thụ sản phẩm hàng TCMN

61

3.4

Thực trạng ngành nghề truyền thống ở huyện Chƣơng Mỹ

68

3.5

Thị trƣờng xuất khẩu mặt hàng TCMN của huyện Chƣơng Mỹ

70

Giai đoạn 2013- 2015

3.6

Cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu mặt hàng TCMN của huyện

72

Chƣơng Mỹ 2013- 2015
3.7

Kim ngạch xuất khẩu TCMN của huyện Chƣơng Mỹ sang

74

các thị trƣờng nƣớc ngoài
3.8

Kim ngạch xuất khẩu TCMN của huyện Chƣơng Mỹ sang

77

các thị trƣờng thế giới
3.9

Tiềm năng kinh doanh của doanh nghiệp điều tra trên địa bàn

78

huyện Chƣơng Mỹ
3.10 Tổ chức sản xuất và thu mua sản phẩm TCMN của doanh


80

nghiệp điều tra
3.11 Phƣơng thức xuất khẩu hàng TCMN của doanh nghiệp điều
tra trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ

83


ix

3.12 Cơ cấu sản phẩm hàng TCMN của doanh nghiệp điều tra trên

84

địa bàn huyện Chƣơng Mỹ
3.13 Thị trƣờng xuất khẩu mặt hàng TCMN của doanh nghiệp

86

điều tra
3.14 Kết qủa kinh doanh xuất khẩu hàng TCMN doanh nghiệp

88

điều tra
3.15 Hiệu qủa kinh doanh xuất khẩu mặt hàng TCMN doanh

89


nghiệp điều tra trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ
3.16 Ảnh hƣởng của các yếu tố đến khả năng xuất khẩu hàng

90

TCMN
3.17 Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến khả năng xuất khẩu

91

hàng TCMN
3.18 Ảnh hƣởng của chất lƣợng hàng hóa đến giá sản phẩm

93

3.19 Ảnh hƣởng của kênh phân phối đến doanh thu bán hàng của

94

doanh nghiệp


x

DANH MỤC CÁC HÌNH
STT

Tên hình

Trang


2.1

Cơ cấu sử dụng đất huyện Chƣơng Mỹ năm 2015

38

2.2

Dân số và lao động của huyện Chƣơng Mỹ giai đoạn 2013-

45

2015
3.1

Cơ cấu các doanh nghiệp TCMN huyện Chƣơng Mỹ giai đoạn

58

2013- 2015
3.2

Kim ngạch xuất khẩu TCMN của các doanh nghiệp giai đoạn

76

2013-2015
3.3


Kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN sang các nƣớc giai đoạn

77

2013- 2015
3.4

Cơ cấu vốn của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng TCMN

79

3.5

Hình thức tổ chức sản xuất hàng TCMN của các doanh nghiệp

81

3.6

Phƣơng thức xuất khẩu hàng TCMN của các doanh nghiệp

83


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế khu vực hố, tồn cầu hố nền kinh tế thế giới nhƣ hiện
nay, hoạt động xuất nhập khẩu đƣợc xem là một trong những biện pháp hữu

hiệu nhất để thúc đẩy tăng trƣởng của mỗi quốc gia. Với mục tiêu đẩy mạnh
q trình cơng nghiệp hố - hiện đại hố đất nƣớc hƣớng về xuất khẩu, tận
dụng mọi nguồn lực sẵn có đồng thời từng bƣớc tham gia hội nhập nền kinh
tế khu vực, kinh tế thế giới thì việc tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có trong
nƣớc để phát triển những mặt hàng xuất khẩu là vấn đề hết sức cần thiết trong
giai đoạn hiện nay.
Chiến lƣợc hƣớng vào xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu ngành hàng,
Đảng và Nhà nƣớc đã xác định mặt hàng thủ công mỹ nghệ là mặt hàng xuất
khẩu chiến lƣợc, có khả năng tăng trƣởng cao, nó khơng chỉ mang lại lợi ích
thiết thực mà cịn có ý nghĩa chính trị xã hội rộng lớn. Với chính sách mở cửa
nền kinh tế và tích cực tham gia vào tiến trình khu vực hố, tồn cầu hố đã
mở ra nhiều cơ hội cho mặt hàng thủ công mỹ nghệ.
Mặt hàng thủ công mỹ nghệ của nƣớc ta vốn có lịch sử phát triển rất
lâu đời. Bằng khối óc thơng minh và bàn tay khéo léo của mình từ ngàn xƣa,
ơng cha ta đã tạo ra biết bao nhiêu sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo mang
đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Trải qua bao thăng trầm của kinh tế xã hội,
hàng thủ cơng mỹ nghệ vẫn giữ đƣợc vị trí của nó, vẫn duy trì và phát triển.
Một trong những huyện có rất đông làng nghề truyền thống làm hàng thủ
công mỹ nghệ hiện nay, đó là huyện Chƣơng Mỹ, thành phố Hà Nội với 174
làng có nghề truyền thống làm hàng thủ công mỹ nghệ - một trong những
ngành xuất khẩu mũi nhọn của nƣớc ta. Chính bởi lẽ đó, Huyện Chƣơng Mỹ
đặc biệt quan tâm phát huy thế mạnh của các làng nghề mây tre giang xuất
khẩu để giải quyết việc làm và nâng cao đời sống cho ngƣời dân.


2

Tuy nhiên, nhiều làng TCMN của huyện Chƣơng Mỹ hiện đang gặp rất
nhiều khó khăn và hạn chế nhƣ: thiếu lao động, mẫu mã chất lƣợng sản phẩm
yếu, nguồn nguyên liệu khơng ổn định, trình độ quản lý cịn hạn chế.....

Làm thế nào để có thể khắc phục đƣợc những điểm yếu đó, tìm ra giải
pháp nâng cao chất lƣợng hàng TCMN và khai thác, mở rộng thị phần ở
những thị trƣờng mới?
Xuất phát từ thực tiễn trên tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải
pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn huyện Chương
Mỹ, thành phố Hà Nội”
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng thủ cơng mỹ nghệ, từ đó
đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ, thành phố Hà Nội trong tiến trình hội
nhập quốc tế.
- Mục tiêu cụ thể
+ Góp phần hệ thống hố những cơ sở lý luận và thực tiễn về xuất khẩu
hàng thủ cơng mỹ nghệ.
+ Đánh giá thực trạng, phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu
hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ, thành phố Hà Nội
+ Đề xuất định hƣớng và một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh
xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ, thành phố
Hà Nội những năm tiếp theo.
1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là các vấn đề có liên quan đến hoạt động xuất khẩu
hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ, thành phố Hà Nội


3

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung:

Nội dung nghiên cứu là các vấn đề có liên quan đến thực trạng xuất khẩu
hàng thủ công mỹ nghệ theo ngành hàng, theo khu vực thị trƣờng ngoài nƣớc.
- Phạm vi về không gian: Đề tài đƣợc nghiên cứu tại huyện Chƣơng Mỹ,
thành phố Hà Nội
- Phạm vi về thời gian: Số liệu thu thập đƣợc từ các tài liệu đã công bố
trong khoảng thời gian 2013 - 2015, số liệu khảo sát điều tra năm 2016
1.4. Nội dung nghiên cứu
1.4.1. Nội dung về lý luận
Những vấn đề lý luận về Hàng thủ công mỹ nghệ; Xuất khẩu hàng thủ
công mỹ nghệ; Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong tiến trình hội nhập
quốc tế; Vai trị, đặc điểm về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ; Nội dung
xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ; các nhân tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu hàng
thủ công mỹ nghệ.
1.4.2. Nội dung về thực trạng
Đánh giá thực trạng các tổ chức sản xuất hàng TCMN xuất khẩu với các
nội dung: thực trạng làng nghề truyền thống; Tình hình phát triển các doanh
nghiệp trên địa bàn huyện; Thực trạng các tổ chức sản xuất hàng TCMN xuất
khẩu
Đánh giá phát triển các mặt hàng thủ cơng mỹ nghệ xuất khẩu ở các
làng nghề; Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở huyện Chƣơng Mỹ
giai đoạn 2013 – 2015 về Thị trƣờng xuất khẩu; Cơ cấu và giá trị xuất khẩu
hàng TCMN.
Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở các doanh nghiệp điều
tra nhƣ: Tình hình về các nhóm đối tƣợng điều tra; Thực trạng xuất khẩu hàng
thủ công mỹ nghệ của nhóm đối tƣợng điều tra; về thực trạng hoạt động sản


4

xuất, kinh doanh hàng TCMN xuất khẩu; Phƣơng thức xuất khẩu hàng thủ

cơng mỹ nghệ của nhóm đối tƣợng điều tra; Kết quả kinh doanh xuất khẩu
mặt hàng TCMN của nhóm đối tƣợng điều tra.
Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu mặt hàng TCMN. Phân
tích SWOT điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong xuất khẩu hàng
thủ công mỹ nghệ
1.4.3. Nội dung về giải pháp
Luận văn đề cập đến phƣơng hƣớng xuất khẩu mặt hàng TCMN từ
quan điểm - định hƣớng - mục tiêu của huyện Chƣơng Mỹ, từ đó đƣa ra một
số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng TCMN trong tiến trình hội nhập
quốc tế.


5

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XUẤT KHẨU
HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ
1.1. Cơ sở lý luận về xuất khẩu hàng thủ cơng mỹ nghệ trong tiến trình hội
nhập quốc tế

1.1.1. Những vấn đề cơ bản về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
1.1.1.1. Hàng thủ công mỹ nghệ
Ngành hàng thủ cơng mỹ nghệ ở Việt Nam có thể đƣợc phân loại thành
10 tiểu ngành. Theo báo cáo mới đây của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn và cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) thì sản xuất hàng thủ cơng
ở tất cả những tiểu ngành này chủ yếu dựa trên một hệ thống gồm 2.017 làng
nghề trên tồn quốc. Một số hàng thủ cơng mỹ nghệ chủ yếu là:
* Tre, mây, cói và lá
Từ dồi dào nguyên liệu thô ở các địa phƣơng nhƣ tre, mây, cói và lá và
cũng gồm có các nguyên liệu thô nhƣ guột, bèo tây, chuối hoặc rơm, Việt

Nam sản xuất ra những đồ dùng trong gia đình nhƣ rổ, nơi, va-li, túi mua
hàng, thảm lót (đĩa, cốc), bình phong và nhiều vật dụng khác. Các sản phẩm
đƣợc phục vụ cho mục đích sử dụng và trang trí, sản phẩm rất đa dạng, phục
vụ những thị hiếu khác nhau của khách hàng.
* Gốm sứ
Nghề gốm của Việt Nam có thể đƣợc chia ra làm 04 nhóm chính: Bộ đồ
ăn, bình và lọ hoa, tƣợng và những vật dụng trang trí khác. Tuỳ thuộc vào cơng
nghệ và nhiệt độ nung mà các sản phẩm sẽ là gốm, sứ, sành hay đất nung.
Nghề gốm đã có ở Việt Nam từ hàng ngàn năm nay và các cơ sở sản
xuất gốm phân bổ trên khắp cả nƣớc. Tuy nhiên, một số trung tâm sản xuất
sản phẩm gốm lớn nằm ở Hà Nội (Bát Tràng), Đồng Nai và Bình Dƣơng. Gần
đây, các sản phẩm nghệ thuật làm từ sành phục vụ nhu cầu trang trí nhà và vƣờn


6

đã phát triển mạnh ở các tỉnh Đồng Nai, Vĩnh Long, Hà Nam, Bắc Ninh và đã
thu hút đƣợc sự chú ý đặc biệt của các nhà nhập khẩu trên khắp thế giới [39].
* Thêu ren và các sản phẩm dệt
Các sản phẩm thêu ren bằng tay hầu hết là khăn trải bàn, quần áo, váy, túi
và những vật dụng sử dụng thông thƣờng. Những sản phẩm này đƣợc tạo ra chủ
yếu ở các làng nghề trong các tỉnh Hà Tây, Thái Bình, Ninh Bình và Hà Nam.
Đây là các nhóm sản phẩm có tiềm năng phát triển rất tốt nếu chúng ta
phát triển các thị trƣờng ngách cũng nhƣ tập trung vào thị trƣờng thƣơng mại
bình đẳng. Đối với các sản phẩm dệt và các sản phẩm của ngƣời thiểu số định
hƣớng để xuất khẩu, điều vô cùng quan trọng quyết định đến thành cơng là sự
sẵn có của nguyên liệu thô chất lƣợng cao, cải thiện chất lƣợng và phát triển
thị trƣờng [8 ].
* Sản phẩm đá quý và kim loại
Các vật phẩm dùng để trang trí và sản phẩm quà tặng làm từ kim loại

nhƣ tƣợng nhỏ, đồ trang sức, chuông, chiêng và khung tranh. Trong số những
sản phẩm này, các vật dụng nhƣ đồ mạ bạc, đồ đồng chế tác và đồ đúc bằng
đồng thiếc đƣợc xuất khẩu. Gần đây, sản phẩm chế tác đồng đã tăng mạnh về
kim ngạch xuất khẩu, đặc biệt do sự kết hợp giữa sản phẩm đồng chế tác với
các nguyên liệu tự nhiên khác nhƣ mây, bèo tây và các nguyên liệu khác.
Có 45 làng nghề chạm khảm/tạc đá trong nƣớc. Những sản phẩm từ đá
cho EU, Hoa Kỳ và Canađa gồm có tƣợng và các vật dụng trong vƣờn. Sử dụng
đá mềm đang có xu hƣớng tăng lên. Các nhà mua hàng nƣớc ngồi thƣờng thích
những thiết kế đơn giản và chƣa hoàn thiện trên các sản phẩm đá thủ cơng (đá
rắn và đá trắng) [8].
* Gỗ mỹ nghệ
Nhóm sản phẩm có ƣu thế lớn của ngành gỗ là đồ dùng trong nhà,
chiếm hơn 70% kim ngạch xuất khẩu. Hầu hết hoạt động sản xuất đồ dùng


7

làm từ gỗ tập trung ở các tỉnh khu vực phía Bắc của Việt Nam nhƣ Bắc Ninh,
Hà Nội, Hải Dƣơng, Nam Định, trong khi đó thì ngành chế biến gỗ công
nghiệp lại chủ yếu tập trung ở các tỉnh miền Trung và miền Nam. Các nhóm
sản phẩm quan trọng tập trung vào sản phẩm bàn và đồ bếp.
Một số các sản phẩm thủ cơng đồ gỗ địi hỏi sự tinh xảo nhƣ tƣợng, gỗ
chạm khảm đang có xu hƣớng gia tăng, đặc biệt phục vụ cho các thị trƣờng
châu Á nhƣ Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan [13].
1.1.1.2. Khái niệm xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
Xuất khẩu là việc bán sản phẩm hàng hoá, dịch vụ trong nƣớc và nƣớc
ngồi nhằm thu ngoại tệ, tăng tích luỹ cho ngân sách nhà nƣớc, phát triển sản
xuất kinh doanh và nâng cao đời sống nhân dân. So với việc mua bán sản
phẩm trong thị trƣờng nội địa, hoạt động xuất khẩu phức tạp hơn nhiều. Đây
là hoạt động giao dịch, bn bán với những ngƣời có quốc tịch khác nhau, thị

trƣờng vơ cùng rộng lớn khó kiểm sốt, đồng tiền thanh toán là ngoại tệ
mạnh, hàng hoá đƣợc vận chuyển qua biên giới quốc gia.
Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh buôn bán ở
phạm vi quốc tế. Nó khơng phải là những hành vi bn bán riêng lẻ mà là cả
một hệ thống các quan hệ mua bán trong thƣơng mại có tổ chức từ trong nƣớc
ra ngồi nƣớc nhằm mục đích thu lợi nhuận tối đa, đẩy mạnh sản xuất hàng
hoá, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bƣớc nâng cao mức sống của
nhân dân. Vì thế hoạt động xuất khẩu hàng TCMN đem lại những hiệu quả
kinh tế rất cao [8].
Các hình thức xuất khẩu hàng thủ cơng mỹ nghệ.
Hàng thủ cơng mỹ nghệ có thể đƣợc xuất khẩu ra nƣớc ngoài theo 2
phƣơng thức sau:
- Xuất khẩu tại chỗ: khi khách du lịch đến từ nƣớc ngoài vào Việt Nam
và mua hàng thủ công mỹ nghệ sản xuất tại Việt Nam. Với xu hƣớng phát


8

triển của du lịch nhƣ hiện nay, hình thức xuất khẩu này sẽ góp phần đáng kể
vào kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam hàng năm.
- Xuất khẩu ra nƣớc ngồi: là hình thức các doanh nghiệp bán hàng thủ
công mỹ nghệ cho các đối tác nƣớc ngoài bằng cách mang hàng sang tận nơi
bằng các phƣơng tiện vận tải khác nhau và phải chịu sự ràng buộc của một số
thủ tục xuất khẩu nhất định [13].

1.1.2. Vai trò, đặc điểm về xuất khẩu hàng thủ cơng mỹ nghệ
1.1.2.1. Vai trị của xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
a) Đối với nền kinh tế quốc dân
- Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ cơng nghiệp hốhiện đại hố đất nước.
Việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của nƣớc ta trong mấy năm gần

đây đã mang lại cho nƣớc ta nguồn ngoại tệ lớn, đóng góp khơng nhỏ cho sự
phát triển của nền kinh tế quốc dân. Cụ thể trong năm 2003 Việt Nam đã xuất
khẩu đƣợc gần 400 triệu USD, và tính đến tháng 4 năm nay, kim ngạch hàng
thủ cơng mỹ nghệ đã đạt trên 100 triệu USD, tăng 10% so với năm ngoái. Đây
là nguồn thu ngoại tệ to lớn thực thu về cho đất nƣớc từ nguồn nguyên liệu rẻ
tiền có sẵn trong tự nhiên và từ lực lƣợng lao động nhàn rỗi ở các vùng nông
thôn nƣớc ta [26].
Nhờ có nguồn vốn đó, các làng nghề truyền thống Việt Nam có điều
kiện đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động sản xuất
kinh doanh, đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề và kỹ thuật cao cho ngành
thủ công mỹ nghệ.
- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông thôn theo hướng hiện đại hoá
Việc phát triển các làng nghề truyền thống đã có vai trị tích cực trong
việc góp phần tăng tỉ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, thu


9

hẹp tỷ trọng của nông nghiệp, chuyển từ lao động sản xuất nông nghiệp thu
nhập thấp sang ngành nghề nông nghiệp có thu nhập cao hơn.
Làng nghề truyền thống phát triển đã tạo cơ hội cho hoạt động dịch vụ
ở nông thôn mở rộng địa bàn hoạt động thu hút nhiều lao động. Khác với sản
xuất nông nghiệp, sản xuất trong các làng nghề là một quá trình liên tục, đòi
hỏi sự cung cấp thƣờng xuyên trong việc cung ứng vật liệu và tiêu thụ sản
phẩm. Do đó dịch vụ nơng thơn phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức đa
dạng và phong phú, đem lại thu nhập cao cho ngƣời lao động.
Sự phát triển lan toả của làng nghề truyền thống đã mở rộng quy mô và
địa bàn sản xuất, thu hút rất nhiều lao động. Cho đến nay cơ cấu kinh tế ở
nhiều làng nghề đạt 60-80% cho công nghiệp và dịch vụ, 20-40% cho nông
nghiệp [14].

- Tạo việc làm và nâng cao đời sống nhân dân.
Tác động của xuất khẩu thủ công mỹ nghệ đến đời sống bao gồm rất
nhiều mặt. Trƣớc hết thông qua mặt sản xuất hàng xuất khẩu với nhiều công
đoạn khác nhau đã thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập
khơng thấp tăng giá trị lao động tăng thu nhập quốc dân.
Nhiều làng nghề không những thu hút lực lƣợng lao động lớn ở địa
phƣơng mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động ở các địa phƣơng khác. Làng
gốm bát tràng ngoài việc giải quyết việc làm cho gần 2.430 lao động của xã,
còn giải quyết thêm việc làm cho khoảng 5.500 đến 6.000 lao động của các
khu vực lân cận đến làm thuê [1].
Ngoài việc đƣợc coi là động lực gián tiếp giải quyết việc làm cho ngƣời
lao động xuất khẩu thủ cơng mỹ nghệ cịn góp phần tăng thu nhập và cải thiện
đời sống cho ngƣời lao động ở nơng thơn. Ở nơi nào có ngành nghề phát triển
thì nơi đó thu nhập cao và mức sống cao hơn các vùng thuần nông.


10

b) Đối với các doanh nghiệp
Xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trƣờng tiêu
thụ sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra. Nhờ có xuất khẩu mà tên tuổi của
các doanh nghiệp không chỉ đƣợc khách hàng trong nƣớc biết đến mà cịn có
mặt ở thị trƣờng nƣớc ngoài. Xuất khẩu tạo nguồn ngoại tệ cho các doanh
nghiệp, tăng dự trữ, qua đó nâng cao khả năng nhập khẩu, thay thế, bổ sung,
nâng cấp máy móc, thiết bị phục vụ cho q trình phát triển.
Xuất khẩu dẫn đến cạnh tranh, theo dõi lẫn nhau giữa các đơn vị tham
gia xuất khẩu trong và ngoài nƣớc. Chính vì vậy, các doanh nghiệp buộc phải
nâng cao chất lƣợng hàng hố, tìm mọi cách để nâng cao chất lƣợng sản phẩm,
hạ giá thành, từ đó tiết kiệm các yếu tố đầu vào hay tiết kiệm nguồn lực. Sản
xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút đƣợc nhiều lao động và tăng

thêm thu nhập, ổn định đời sống cán bộ công nhân viên và tăng lợi nhuận cho
doanh nghiệp.
Xuất khẩu và nhập khẩu là 2 lĩnh vực hoạt động có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau, tạo điều kiện cho nhau phát triển trong một tổng thể thống nhất
biện chứng. Do mối quan hệ giữa xuất khẩu và nhập khẩu rất chặt chẽ với
nhau nên mỗi quốc gia, mỗi địa phƣơng thƣờng biểu thị mối quan hệ đó thông
qua cán cân thƣơng mại tức là bảng cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu của
quốc gia và địa phƣơng đó.
1.1.2.2. Đặc điểm của xuất khẩu hàng thủ cơng mỹ nghệ
- Đặc điểm về sản phẩm
Đặc điểm nổi bật về sản phẩm hàng TCMN chủ yếu và phổ biến là sản
phẩm thủ công truyền thống in đậm sắc thái văn hố trong sản phẩm.
Sản phẩm hàng thủ cơng mỹ nghệ của các làng nghề truyền thống đều
là sự kết giao giữa phƣơng pháp thủ công tinh xảo với sự sáng tạo nghệ thuật.


11

Các sản phẩm hàng TCMN vừa có giá trị sử dụng vừa có giá trị thẩm mỹ
cao, nhiều loại sản phẩm vừa phục vụ nhu cầu tiêu dùng, vừa là vật trang trí
trong nhà, đền, chùa,...
Ngƣời thợ thủ cơng sản xuất hàng thủ công, trƣớc hết là do yêu cầu kinh
tế và nguồn sống của mình. Do đó, sản phẩm thủ công truyền thống tự thân đã
là sản phẩm hàng hố. Đó là các sản phẩm có giá trị kinh tế, nhƣng đậm nét mỹ
thuật, mỹ nghệ duyên dáng, thanh thốt bởi đó là sự kết hợp khéo léo, nhuần
nhị vẻ đẹp nghệ thuật cổ với vẻ đẹp cách tân rất hiện đại, vừa sâu lắng, tinh tế
lại vừa bóng bẩy.
- Đặc điểm về thị trường tiêu thụ sản phẩm:
Hiện nay, sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ không chỉ tiêu dùng trong
nƣớc mà còn đƣợc xuất khẩu sang nhiều thị trƣờng trên thế giới.

Sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ rất khác nhau, mang nét đặc trƣng
của làng nghề và thoả mãn những nhu cầu riêng biệt của con ngƣời, do vậy
mỗi làng nghề đều hƣớng tới những thị trƣờng riêng. Vì vậy, sự thăng trầm
trong thị trƣờng tiêu thụ của các làng nghề cũng phụ thuộc vào sự thăng trầm
của từng thị trƣờng đó. Sản phẩm hàng TCMN hiện nay khơng chỉ có khả
năng đáp ứng đƣợc nhu cầu đa dạng trong nƣớc mà còn đƣợc xuất khẩu sang
nhiều nƣớc, có khả năng đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng thế giới.
- Đặc điểm về vốn và quan hệ tín dụng:
Vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu đảm bảo cho các làng nghề hoạt
động đƣợc trong cơ chế thị trƣờng. Vốn là yếu tố quan trọng giúp các cơ sở ở
các làng nghề mua sắm nguyên liệu, dụng cụ sản xuất, trả công cho lao
động... Vốn đảm bảo cho quá trình sản xuất ở các làng nghề diễn ra liên tục.
Các nguồn vốn chủ yếu trong các làng nghề hiện nay gồm nhiều hình thức
nhƣng chủ yếu là hai hình thức: vốn tự có và vốn vay.


12

Vốn tự có hiện chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong các làng nghề,
đặc biệt trong điều kiện hiện nay, khi cơ chế vay vốn đang gặp nhiều bất cập.
Tuy nhiên, để đảm bảo làng nghề phát triển, không thể dựa hồn tồn vào
nguồn vốn tự có đƣợc, do lƣợng vốn này quá nhỏ so với yêu cầu đầu tƣ phát
triển sản xuất, đổi mới công nghệ. Đặc biệt, đối với các cơ sở sản xuất đã
chun mơn hố, cần mở rộng phát triển sản xuất luôn đi cùng với đổỉ mới
công nghệ, tạo lập mặt bằng nhà xƣởng.
Vốn vay đang có nhu cầu ngày càng tăng. Việc đầu tƣ đổi mới cơng
nghệ, đa dạng hố sản phẩm, nâng cao chất lƣợng sản phẩm cũng nhƣ đào tạo
công nhân địi hỏi cũng phải có vốn đầu tƣ. Vốn tự có trong các cơ sở sản
xuất của làng nghề khơng đáng kể so với nhu cầu đầu tƣ phát triển sản xuất,
đặc biệt do đổi mới công nghệ hay mở rộng quy mô sản xuất. Bởi vậy, vốn

vay hiện nay chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển làng nghề nói
riêng cũng nhƣ ngành nghề nơng thơn nói chung.

1.1.3. Phân loại các sản phẩm thủ công mỹ nghệ
1.1.3.1. Phân loại theo tính chất của sản phẩm
Phân loại theo tính chất của sản phẩm, có hai nhóm lớn là nhóm các sản
phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc văn hố dân tộc và nhóm các sản phẩm mà
phần nhiều mang giá trị sử dụng.
Nhóm các sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc nhƣ:
chạm, khảm vàng - bạc, chạm khảm gỗ, đồ sơn mài, tranh dân gian, đồ gốm mỹ
nghệ, lụa tơ tằm, thổ cẩm, thêu... Đây là nhóm các mặt hàng khơng thể mất vị trí
trong q trình CNH, HĐH bởi sản phẩm mang tính nghệ thuật, khơng thể sản
xuất hàng loạt bằng máy móc đƣợc.
Nhóm các sản phẩm mà phần nhiều mang giá trị sử dụng nhƣ gạch, ngói
thơng dụng, dệt may thơng dụng, nông cụ, đồ gỗ thông dụng, các hàng nhựa cao su - thuỷ tinh, đƣờng kẹo, nƣớc chấm... Nhìn về tƣơng lai, những làng nghề


13

sản xuất các mặt hàng này sẽ bị sức ép mạnh của kỹ thuật và công nghệ hiện
đại… Bởi thế, những nghề và làng nghề đó cần đƣợc đầu tƣ đổi mới công nghệ,
đi dần vào guồng máy công nghiệp hiện đại.
1.1.3.2. Phân loại theo mục đích sản xuất
Phân loại theo mục đích sản xuất, có 3 nhóm sản phẩm:
- Các sản phẩm đƣợc sản xuất nhằm mục đích xuất khẩu đáp ứng nhu
cầu của khách hàng quốc tế;
- Các sản phẩm đƣợc sản xuất nhằm mục đích tiêu thụ trên thị trƣờng
trong nƣớc, đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong nƣớc;
- Các sản phẩm đƣợc sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính
gia đình sản xuất tự sản tự tiêu (phần sản phẩm này chiếm tỷ trọng rất nhỏ).

1.1.3.3. Phân loại theo định hướng khách hàng tiêu thụ
Phân loại theo định hƣớng khách hàng tiêu thụ, có 3 nhóm sản phẩm, đó là:
- Các sản phẩm đƣợc sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu trang trí trong
các gia đình hoặc văn phịng, khách sạn, nhà hàng,...;
- Các sản phẩm đƣợc sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu ăn, mặc, ở, đi, lại
và sử dụng làm phƣơng tiện sinh hoạt của con ngƣời...;
- Các sản phẩm đáp ứng nhu cầu sản xuất nhƣ nguyên liêu, công cụ...
1.1.3.4. Phân loại theo quốc tịch của khách hàng
Phân loại theo quốc tịch của khách hàng, bao gồm: Các tập khách hàng
quốc tế; Các tập khách hàng trong nƣớc.
Các tập khách hàng quốc tế (đối với các sản phẩm xuất khẩu qua biên
giới và xuất khẩu tại chỗ) gồm: các nhà nhập khẩu nƣớc ngoài, các nhà sản
xuất và ngƣời tiêu dùng có quốc tịch nƣớc ngồi.
Các tập khách hàng trong nƣớc gồm: các nhà sản xuất trong nƣớc (đối
với các sản phẩm là nguyên liệu, vật liệu, công cụ sản xuất ...); các doanh
nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp và chủ đầu tƣ xây dựng


14

(đối với các sản phẩm là vật liệu xây dựng, trang trí nội thất); ngƣời tiêu dùng
ở các đơ thị và nông thôn (đối với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và hàng
tiêu dùng đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ, ăn, ở, đi lại của dân cƣ...).
1.1.3.5. Phân loại theo hình thức lưu thơng phân phối và tiêu dùng
Phân loại theo hình thức lƣu thơng phân phối và tiêu dùng, có các tập
khách hàng sau:
Các nhà nhập khẩu nƣớc ngoài trực tiếp ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm
với các doanh nghiệp ở các làng nghề truyền thống.
Các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam ký hợp đồng
cung cấp nguyên liệu thu mua sản phẩm để sản xuất hoặc hợp đồng thu mua

gom sản phẩm của các làng nghề xuất khẩu.
Các thƣơng nhân ở các đô thị lớn ký hợp đồng.

1.1.4. Nội dung xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
1.1.4.1. Nghiên cứu thị trường quốc tế
* Nghiên cứu thị trường hàng hoá thế giới.
Phải bao gồm việc nghiên cứu tồn bộ q trình sản xuất của một
ngành sản xuất cụ thể, tức là việc nghiên cứu không chỉ giới hạn ở lĩnh vực
lƣu thơng mà cịn ở lĩnh vực sản xuất, phân phối hàng hoá.
Muốn vậy ta phải xác định các vấn đề sau: Thị trƣờng đang cần mặt
hàng gì? Tình hình tiêu dùng mặt hàng đó nhƣ thế nào? Mặt hàng ở thời kỳ
nào của chu kỳ sống? Tình hình sản xuất mặt hàng đó ra sao? Tỷ suất ngoại tệ
của mặt hàng đó?
* Dung lượng thị trường và các yếu tố ảnh hưởng tới nó.
Dung lƣợng thị trƣờng là khối lƣợng hàng hoá đƣợc giao dịch trên một
phạm vi thị trƣờng nhất định (Thế giới, khu vực) trong một thời gian nhất
định (thƣờng là một năm). Khi nghiên cứu thị trƣờng hàng hoá khác nhau
phải căn cứ vào đặc điểm của chúng để đánh giá đúng ảnh hƣởng của các


15

nhân tố, xác định nhân tố chủ yếu có ý nghĩa quyết định tới xu hƣớng vận
động của thị trƣờng trong giai đoạn hiện tại và tƣơng lai.
* Lựa chọn đối tác bn bán.
Mục đích của hoạt động này là lựa chọn bạn hàng có thể cộng tác đƣợc,
đảm bảo an tồn và có lãi. Nội dung cần thiết để nghiên cứu lựa chọn đối tác
bao gồm: Quan điểm kinh doanh của thƣơng nhân đó; Lĩnh vực kinh doanh
của họ; Khả năng vốn và cơ sở vật chất của họ, nhằm thấy đƣợc những ƣu thế
bên thoả thuận giá cả, điều kiện thanh tốn; Uy tín và mối quan hệ trong kinh

doanh của họ; Những ngƣời chịu trách nhiệm thay mặt để kinh doanh và
phạm vi trách nhiệm của họ đối với nghĩa vụ của công ty.
* Nghiên cứu giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới
Nghiên cứu giá cả hàng hoá trên thị trƣờng thế giới đƣợc coi là vấn đề
chiến lƣợc ƣu tiên hàng đầu bởi nó ảnh hƣởng trực tiếp tới sức tiêu thụ và lợị
nhuận của nhà xuất khẩu. Định giá đúng đảm bảo cho các nhà xuất khẩu thắng
lợi trong kinh doanh, tránh rủi ro và thua lỗ. Thông thƣờng các nhà kinh doanh
xuất khẩu định giá bán sản phẩm dựa trên 3 căn cứ: Giá thành và các chi phí
khác; Sức mua của ngƣời tiêu dùng và nhu cầu của họ; Giá cả hàng hoá cạnh
tranh.
* Thanh toán trong thương mại quốc tế
Thanh toán trong TMQT là một khâu rất quan trọng, đảm bảo hiệu quả
kinh tế trong kinh doanh xuất khẩu. Việc thanh toán phải xét đến các vấn đề:
- Tiền tệ trong thanh toán quốc tế.
- Thời hạn thanh toán.
- Các hình thức và phƣơng thức thanh tốn quốc tế.
- Các điều kiện đảm bảo hối đoái.


×