Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Giải pháp tăng cường sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện trảng bom tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.6 MB, 129 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

TRẦN THỊ NHUNG

GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG SỰ THAM GIA CỦA
NGƢỜI DÂN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN
MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRẢNG BOM,
TỈNH ĐỒNG NAI

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ: 60.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. ĐẶNG MINH PHƢƠNG

Đồng Nai, 2016


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chƣa từng đƣợc bảo vệ một học vị
khoa học hoặc cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác. Các thơng tin trích dẫn trong


luận văn này đều đã đƣợc trân trọng chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Trần Thị Nhung


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi đã nhận đƣợc rất
nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình và đóng góp q báu của nhiều tập thể và cá nhân.
Trƣớc hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS.Đặng Minh Phƣơng, ngƣời
thầy đã trực tiếp hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, thực hiện
nghiên cứu đề tài và hồn thành luận văn này.
Tơi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Ban đào tạo sau Đại học – Trƣờng Đại học
Lâm Nghiệp cơ sở 2, Quý thầy cơ đã giúp đỡ tơi hồn thành q trình học tập và thực
hiện luận văn của mình.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo UBND huyện, Phòng Kinh tế, Phịng
Tài chính – Kế hoạch, Chi cục Thống kê huyện Trảng Bom, UBND các xã trên địa bàn
huyện đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp thơng tin cần thiết cho tơi
trong q trình nghiên cứu thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên và giúp đỡ tơi hồn
thành chƣơng trình học tập và thực hiện Luận văn này.
Tác giả luận văn

Trần Thị Nhung


iii


MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................ i
Lời cảm ơn .............................................................................................................. ii
Mục lục .................................................................................................................. iii
Danh mục chữ viết tắt ........................................................................................... viii
Danh mục bảng biểu ............................................................................................... ix
Danh mục các hình, biểu đồ.................................................................................... xi
Tóm tắt tiếng Việt………………………………………………………….……….xii
Tóm tắt tiếng Anh………………………………………………………………….xiii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
1. Sự cần thiết của đề tài .................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 3
4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................... 3
5. Kết cấu của luận văn .................................................................................................... 4
Chƣơng 1......................................................................................................................... 5
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI................... 5
VÀ SỰ THAM GIA CỦA NGƢỜI DÂN VỀ .................................................................. 5
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ................................................................................... 5
1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................................ 5
1.1.1. Một số khái niệm ............................................................................................... 5

1.1.1.1. Khái niệm về nông thôn ..................................................................... 5
1.1.1.3. Khái niệm hộ...................................................................................... 7
1.1.2. Nội dung thể hiện sự tham gia của người dân trong xây dựng nông
thôn mới ....................................................................................................... 14


iv


1.1.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong xây
dựng nông thôn mới ...................................................................................... 18
1.2. Cơ sở thực tiễn ....................................................................................................... 22
1.2.1. Kinh nghiệm về sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới của
một số nước trên thế giới ........................................................................................... 22

1.2.1.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc ............................................................. 22
1.2.1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc .......................................................... 23
1.2.2. Kinh nghiệm xây dựng mơ hình nơng thôn mới ở một số địa phương trong
nước.......................................................................................................................... 24

1.2.2.1. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Nam Định................... 24
1.2.2.2. Kinh nghiệm xây dựng NTM của huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai ....... 25
1.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra từ lý luận và thực tiễn ............................................ 27

1.2.3.1. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền ........................................ 27
1.2.3.2. Về công tác quy hoạch ..................................................................... 27
1.2.3.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm xây dựng nông
thôn mới ....................................................................................................... 28
1.2.3.4. Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ..................... 28
1.2.3.5. Phát triển sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện đời sống ..................... 28
1.2.3.6. Cơ chế quản lý đầu tư trên địa bàn .................................................. 29
1.2.3.7. Chủ động, sáng tạo, phù hợp với điều kiện và đặc điểm cụ thể của
từng xã, tránh rập khuôn, máy móc .............................................................. 30
1.2.3.8. Xây dựng, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị,
phát huy vai trị làm chủ của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới......... 30
Chƣơng 2....................................................................................................................... 31
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................... 31
2.1. Đặc điểm huyện Trảng Bom - Tỉnh Đồng Nai......................................................... 31



v

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên............................................................................................ 31
2.1.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới địa lý hành chính ....................................................... 31
2.1.1.2. Đặc điểm địa hình, đất đai, khí hậu, thủy văn ............................................... 34

2.1.1.3. Tài nguyên khoáng sản .................................................................... 36
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................. 36
2.1.2.1. Dân số - lao động ......................................................................................... 36
2.1.2.2. Y tế ............................................................................................................... 38
2.1.2.3. Giáo dục ....................................................................................................... 40
2.1.2.4. Văn hóa - xã hội ........................................................................................... 40
2.1.2.5. Kinh tế .......................................................................................................... 41
2.1.3. Đánh giá thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội.................. 47

2.1.3.1. Thuận lợi ......................................................................................... 47
2.1.3.2. Khó khăn ......................................................................................... 48
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................ 48
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................ 49
Giới thiệu khái quát chung 3 xã nghiên cứu: ............................................................. 50
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................... 52

2.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp................................................................... 52
2.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp ................................................................... 53
2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ........................................................... 54

2.2.3.1. Phương pháp xử lý số liệu................................................................ 54
2.2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu........................................................ 54
2.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá sử dụng trong nghiên cứu đề tài ................................. 54


2.2.4.1. Phản ánh sự tham gia của người dân ............................................... 54
2.2.4.2. Hệ thống các chỉ tiêu ....................................................................... 54
Chƣơng 3....................................................................................................................... 56


vi

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 56
3.1. Chính sách của Nhà nƣớc và tỉnh Đồng Nai về xây dựng Nông thôn mới ............... 56
3.1.1. Chủ trương của Nhà nước và tỉnh về Đề án xây dựng nông thôn mới .............. 56
3.1.2. Chính sách và thành lập ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tỉnh Đồng Nai . 56
3.1.3. Các bước triển khai xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Trảng Bom .. 58

3.1.3.1. Khái quát quá trình chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện xây dựng
huyện nông thôn mới ...................................................................................... 58
3.1.3.2. Các bước triển khai ......................................................................... 59
3.2. Kết quả thực hiện xây dựng chƣơng trình nơng thơn mới của huyện Trảng Bom. ... 59
3.2.1. Chương trình xây dựng NTM tại huyện Trảng Bom....................................... 59
3.2.2. Kết quả thực hiện xây dựng NTM trên địa bàn huyện Trảng Bom.................. 60
3.3. Thực trạng sự tham gia của ngƣời dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
huyện Trảng Bom. ......................................................................................................... 66
3.3.1. Nhận thức của cán bộ và người dân về NTM ................................................ 66
3.3.2. Người dân tham gia đóng góp ý kiến trong các cuộc họp bàn và các hoạt
động trong chương trình xây dựng NTM ................................................................. 69
3.3.3. Người dân tham gia các lớp tập huấn, đào tạo nghề và các mơ hình nơng
thơn........................................................................................................................... 73
3.3.4. Sự tham gia của người dân trong đóng góp xây dựng nơng thôn mới ........... 75
3.3.5. Sự tham gia của người dân trong kiểm tra, giám sát ........................................ 79
3.3.6. Sự tham gia của người dân trong quản lý, khai thác và sử dụng ...................... 80

3.3.7. Sự tham gia của người dân trong việc bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên . 81
3.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự tham gia của ngƣời dân trong xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn huyện Trảng Bom ............................................................................... 83
3.4.1. Các yếu tố từ phía người dân ........................................................................... 84
3.4.2. Các yếu tố từ thể chế, chính sách ..................................................................... 87
3.5. Phân tích các yếu tố tác động đến mức đóng góp .................................................... 88


vii

3.5.1. Thống kê mơ tả các biến trong mơ hình ........................................................... 88
3.5.2. Kết quả ước lượng mơ hình.............................................................................. 90
3.5.3. Phân tích mơ hình ............................................................................................ 91
3.6. Những thành cơng và tồn tại về thu hút sự tham gia của ngƣời dân trong xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn huyện Trảng Bom. .............................................................. 92
3.6.1. Những thành công ........................................................................................... 92
3.6.2. Tồn tại, hạn chế ............................................................................................... 94
3.7. Một số giải pháp nâng cao sự tham gia của ngƣời dân trong xây dựng nông thơn
mới ................................................................................................................................ 94
3.7.1. Nâng cao trình độ, nhận thức của người dân ................................................... 94
3.7.2. Nâng cao thu nhập cho người dân ................................................................... 95
3.7.3. Đảm bảo lợi ích của người dân khi tham gia xây dựng nông thôn mới............. 95
3.7.4. Tăng cường cơ chế dân chủ cơ sở .................................................................... 96
3.7.5. Xây dựng các tổ chức đoàn thể vững mạnh ...................................................... 97
3.7.6. Hoàn thiện các quy chế, quy định đảm bảo sự tham gia của người dân ........... 97
3.7.7. Nâng cao trình độ của cán bộ xã, ấp................................................................ 98
3.7.8. Phát triển hệ thống thông tin tuyên truyền ....................................................... 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 113



viii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

NTM

Nông thôn mới

MTQG

Mục tiêu quốc gia

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

UBND

Ủy ban nhân dân

HĐND

Hội đồng nhân dân

MTTQ

Mặt trận Tổ quốc

VH-TT-TT-DL


Văn hóa - Thơng tin – Thể thao – Du lịch

THCS

Trung học cơ sở

TH

Tiểu học

SXKD

Sản xuất kinh doanh

MT

Môi trƣờng

QH

Quy hoạch

QCVN:

Quy chuẩn Việt Nam

NN

Nhà nƣớc


DĐĐT

Dồn điền đổi thửa

KCN

Khu cơng nghiệp

CCN

Cụm cơng nghiệp

ĐVT

Đơn vị tính

VSMT

Vệ sinh mơi trƣờng

DTTN

Diện tích tự nhiên


ix

DANH MỤC BẢNG BIỂU

TT


Tên bảng

Trang

Bảng 2.1

Diện tích và dân số huyện Trảng Bom

33

Bảng 2.2

Thống kê diện tích đất theo mục đích sử dụng năm 2015

35

Bảng 2.3

Thống kê dân số trung bình và tỷ lệ tăng dân số tự nhiên

37

Bảng 2.4

Lao động trong các ngành nghề trên địa huyện qua các năm

38

Bảng 2.5


Hoạt động y tế

39

Bảng 2.6

Các loại hình giáo dục

40

Bảng 2.7

Quy hoạch các khu, cụm công nghiệp đến năm 2020

43

Bảng 2.8

Hoạt động thƣơng mại

44

Bảng 2.9

Khối lƣợng hàng hóa, hành khách vận tải

45

Bảng 2.10


Cơ cấu kinh tế huyện Trảng Bom qua các năm

45

Bảng 2.11

Số lƣợng gia súc, gia cầm

46

Bảng 2.12

Diện tích đất lâm nghiệp qua các năm

47

Bảng 2.13

Giá trị thủy sản đánh bắt các năm

47

Bảng 2.14 Khung lơ – gích

48

Bảng 3.1

Kết quả thực hiện 19 tiêu chí NTM huyện Trảng Bom


64

Bảng 3.2

Sự nhận thức của ngƣời dân về NTM

67

Mức độ tham gia thảo luận của ngƣời dân vào các cuộc họp

69

Bảng 3.3

Bảng 3.4

Bảng 3.5

về xây dựng NTM
Sự tham gia của ngƣời dân vào các hoạt động xây dựng

70

NTM
Ngƣời dân tham gia các lớp tập huấn, đào tạo nghề, các mơ
hình

74



x

Bảng 3.6

Ngƣời dân tham gia đóng góp cơng lao động xây dựng

76

cơng trình

Bảng 3.7

Ngƣời dân tham gia đóng góp kinh phí xây dựng cơng trình

77

Bảng 3.8

Lý do ngƣời dân tham gia đóng góp

78

Bảng 3.9

Ban thanh tra nhân dân tham gia kiểm tra, giám sát

79

Bảng 3.10


Đƣờng giao thông, thủy lợi đƣợc bê tơng hóa, cứng hóa

80

Bảng 3.11

Số tiền ngƣời dân đóng góp cho dịch vụ vệ sinh mơi trƣờng

82

Ảnh hƣởng của trình độ dân cƣ tới sự tham gia của ngƣời

84

Bảng 3.12

dân

Bảng 3.13

Ảnh hƣởng của nhận thức đốivới vai trò của ngƣời dân

Bảng 3.14

Bảng phân tích thống kê mơ tả

Bảng 3.15

Kết quả ƣớc lƣợng mơ hình


Bảng 3.16

Độ co giãn và tác động biên của các biến

86


xi

DANH MỤC CÁC HÌNH

TT

Tên hình

Trang

Hình 1.1

Sự tham gia của ngƣời dân trong xây dựng NTM

17

Hình 2.1

Bản đồ hành chính huyện Trảng Bom

32


Hình 3.1

Biểu đồ thu gom rác thải sinh hoạt

83


xii

TÓM TẮT
Đề tài “Giải pháp tăng cƣờng sự tham gia của ngƣời dân trong xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn huyện Trảng Bom - tỉnh Đồng Nai” đƣợc thực hiện đối với ngƣời
dân trên địa bàn huyện Trảng Bom.
Tác giả đã tiến hành lấy phiếu khảo sát 120 hộ dân thuộc 03 xã (trong đó 60 hộ
dân có nhiều đóng góp về đất đai, ngày cơng lao động, tiền và 60 hộ dân tích cực tham
gia các buổi hội họp, có nhiều ý kiến đóng góp trong q trình triển khai chƣơng trình
xây dựng nơng thơn mới). Mục tiêu của đề tài là đánh giá thực trạng sự tham gia của
ngƣời dân trong xây dựng nông thôn mới, phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến sự
tham gia của ngƣời dân trong xây dựng nông thôn mới và đề xuất một số giải pháp chủ
yếu nhằm tăng cƣờng sự tham gia của ngƣời dân trong xây dựng nông thôn mới trong
thời gian tới.


xiii

SUMMARY

The theme "Solutions to strengthen the participation of the people in building a
new countryside in Trang Bom district - Dong Nai Province" is done for the people in
Trang Bom district.

The author has conducted the survey took 120 households in three communes
(of which 60 households with many contributions of land, labor day, the money and 60
households actively participated in the meetings, there are many comments in the
course of implementing the program to build new rural areas). The objective of this
research is to assess the status of the participation of the people in building a new
countryside, analysis of factors affecting the participation of citizens in the new rural
construction and proposed some solutions mainly aimed at strengthening the
participation of citizens in the new rural construction in the near future.


1

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Xây dựng nông thôn mới (NTM) là một trong những nhiệm vụ hàng đầu nhằm
thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết 26 - NQ/TW ngày 05 tháng 08 năm 2008 của
Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khố X về Nơng nghiệp, Nơng dân, Nơng thơn. Thực
hiện Nghị quyết 26, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg
ngày 04 tháng 06 năm 2010 phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về xây
dựng NTM giai đoạn 2010 – 2020. Đây là một chƣơng trình tổng thể về phát triển kinh
tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phịng, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và
toàn xã hội, đƣợc thực hiện trên phạm vi cả nƣớc. Trƣớc giai đoạn 10 năm thực hiện
chƣơng trình MTQG xây dựng NTM đã có 10 năm triển khai các hoạt động thử
nghiệm thơng qua các chƣơng trình thí điểm xây dựng NTM ở nhiều địa phƣơng. Giai
đoạn 2001 – 2005 là chƣơng trình thí điểm NTM cấp xã của Ban Kinh tế Trung ƣơng;
giai đoạn 2007 – 2009 là chƣơng trình thí điểm NTM cấp thơn, xã của Bộ Nông nghiệp
và phát triển nông thôn (NN&PTNT); giai đoạn 2009 – 2011 là chƣơng trình thí điểm
NTM thời kỳ đẩy nhanh CNH-HĐH do Ban bí thƣ Trung ƣơng Đảng chỉ đạo. Song
song với các chƣơng trình này, nhiều địa phƣơng cũng triển khai các hoạt động xây
dựng NTM theo những chƣơng trình riêng của tỉnh, thành phố. Các chƣơng trình thí

điểm và chƣơng trình MTQG xây dựng NTM đều thực hiện nguyên tắc chủ đạo trong
triển khai các nội dung xây dựng NTM là phát huy vai trò chủ thể của ngƣời dân địa
phƣơng, các hoạt động cụ thể do chính ngƣời dân ở ấp, xã bàn bạc dân chủ để quyết
định và tổ chức thực hiện. Nguyên tắc này đã xác định xây dựng NTM là một hoạt
động “dựa vào ngƣời dân”, phát huy sự tham gia và đóng góp của ngƣời dân là nguồn
lực chính để thực hiện các nội dung xây dựng NTM. Tuy nhiên, theo đánh giá chung từ
các chƣơng trình thí điểm, q trình thử nghiệm vẫn chƣa khơi dậy hiệu quả nguồn lực
từ ngƣời dân, ngƣời dân chƣa tích cực tham gia đóng góp vào các hoạt động xây dựng


2

NTM. Nhiều nơi ngƣời dân có tâm lý ỷ lại, chỉ dựa vào sự hỗ trợ, đầu tƣ của nhà nƣớc.
Nguồn vốn cho xây dựng NTM, chủ yếu từ ngân sách nhà nƣớc và tập trung cho xây
dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, thiếu sự tham gia ý kiến của ngƣời dân, thiếu các hoạt
động phát huy vai trò ngƣời dân trong tổ chức sản xuất, bảo vệ môi trƣờng, duy trì và
phát triển các truyền thống văn hố tốt đẹp… Ngay trong báo cáo của BCĐ Trung
ƣơng về kết quả giai đoạn đầu triển khai chƣơng trình MTQG xây dựng NTM, vấn đề
tồn tại vẫn là nhận thức của một bộ phận cán bộ các cấp và ngƣời dân về xây dựng
NTM còn chƣa đúng và chƣa đầy đủ, mang nặng tâm lý thụ động, trông chờ vào sự hỗ
trợ của Nhà nƣớc, chƣa phát huy đƣợc vai trị chủ thể của ngƣời dân. Chính vì vậy, xây
dựng NTM đã trở thành nhiệm vụ trọng yếu của cả hệ thống chính trị và tồn xã hội, là
cuộc vận động toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Do đó, việc nghiên cứu sự tham gia
của ngƣời dân là quan trọng và cấp thiết làm cơ sở lý luận cũng nhƣ thực tiễn giúp cho
việc sơ kết “Tam nông” của các địa phƣơng. Xuất phát từ lý do trên tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Giải pháp tăng cƣờng sự tham gia của ngƣời dân trong xây
dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Trảng Bom - tỉnh Đồng Nai”, từ đó đề
xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng sự tham gia của ngƣời dân trong xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu tổng quát:
Đề xuất giải pháp tăng cƣờng sự tham gia của ngƣời dân để thực hiện thành
công xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Trảng Bom – Tỉnh Đồng Nai.
- Mục tiêu cụ thể:
Hệ thống hoá cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về xây dựng Nông thôn mới và sự
tham gia của ngƣời dân vào chƣơng trình Xây dựng Nơng thơn mới.
Đánh giá thực trạng sự tham gia của ngƣời dân và các nhân tố ảnh hƣởng đến sự
tham gia của ngƣời dân trong chƣơng trình Xây dựng Nơng thơn mới trên địa bàn
huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.


3

Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cƣờng sự tham gia của ngƣời dân
trong chƣơng trình Xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh
Đồng Nai trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài:
Thực trạng sự tham gia của ngƣời dân thôn, ấp trong xây dựng nông thôn mới
của huyện Trảng Bom - Tỉnh Đồng Nai.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
+ Phạm vi về nội dung: Đề tài nghiên cứu sự tham gia của ngƣời dân theo 05
nội dung: Tham gia vào cuộc họp xác định các nội dung xây dựng NTM; tham gia vào
việc ra quyết định các nội dung, triển khai các nội dung trong xây dựng NTM; tham gia
vào giám sát triển khai các nội dung xây dựng NTM; tham gia đóng góp triển khai thực
hiện kế hoạch xây dựng NTM của xã; tham gia quản lí bảo dƣỡng các cơng trình xây
dựng NTM. Qua đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cƣờng thu hút sự tham gia của
ngƣời dân vào chƣơng trình Xây dựng Nơng thơn mới trên địa bàn huyện Trảng Bom Tỉnh Đồng Nai.
+ Phạm vi về không gian: Nghiên cứu sự tham gia của ngƣời dân của 03 xã
(Trung Hịa, Quảng Tiến, Bình Minh) xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện

Trảng Bom - Tỉnh Đồng Nai.
+ Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu số liệu trong 5 năm giai đoạn 2010 2015.
4. Nội dung nghiên cứu
- Những lý luận cơ bản về xây dựng Nông thôn mới và sự tham gia của ngƣời
dân vào chƣơng trình Xây dựng Nơng thơn mới.
- Đánh giá thực trạng sự tham gia của ngƣời dân vào chƣơng trình Xây dựng
Nơng thơn mới trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2010- 2015.


4

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cƣờng sự tham gia của ngƣời dân
vào chƣơng trình Xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng
Nai trong thời gian tới.
5. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, kết cấu của luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng nông thôn mới và sự
tham gia của ngƣời dân về xây dựng nông thôn mới
Chƣơng 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận


5

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
VÀ SỰ THAM GIA CỦA NGƢỜI DÂN VỀ
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm về nông thôn
Khái niệm “Nông thơn” thƣờng đồng nghĩa với làng, xóm, thơn… Trong tâm
thức ngƣời Việt, đó là một mơi trƣờng kinh tế sản xuất với nghề trồng lúa nƣớc cổ
truyền, không gian sinh tồn, khơng gian xã hội và cảnh quan văn hố xây đắp nên nền
tảng tinh thần, tạo thành lối sống, cốt cách và bản lĩnh của ngƣời Việt.
Hiện nay trên thế giới vẫn chƣa có định nghĩa chuẩn xác về nơng thơn, cịn
nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng cần dựa vào chỉ tiêu trình độ
phát triển của cơ sở hạ tầng, có nghĩa vùng nơng thơn có cơ sở hạ tầng khơng phát
triển bằng vùng đơ thị. Quan điểm khác lại cho rằng nên dựa vào chỉ tiêu trình độ tiếp
cận thị trƣờng, phát triển hàng hố để xác định vùng nơng thơn vì cho rằng nơng thơn
có trình độ sản xuất hàng hố và khả năng tiếp cận thị trƣờng so với đô thị là thấp hơn.
Cũng có ý kiến nên dùng chỉ tiêu mật độ dân cƣ và số lƣợng dân trong vùng để xác
định. Theo quan điểm này, vùng nơng thơn thƣờng có số dân và mật độ dân thấp hơn
vùng thành thị.
Một quan điểm khác nêu ra, vùng nông thôn là vùng có dân cƣ làm nơng nghiệp
là chủ yếu, tức là nguồn sinh kế chính của cƣ dân trong vùng là từ sản xuất nông
nghiệp. Những ý kiến này chỉ đúng khi đặt trong bối cảnh cụ thể của từng nƣớc, phụ
thuộc vào trình độ phát triển, cơ cấu kinh tế, cơ chế áp dụng cho từng nền kinh tế. Ðối
với những nƣớc đang thực hiện cơng nghiệp hố, đơ thị hố, chuyển từ sản xuất thuần
nơng sang phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ, xây dựng các khu đô thị nhỏ,


6

thị trấn, thị tứ rải rác ở các vùng nông thơn thì khái niệm về nơng thơn có những đổi
khác so với khái niệm trƣớc đây. Có thể hiểu nơng thôn hiện nay bao gồm cả những
đô thị nhỏ, thị tứ, thị trấn, những trung tâm cơng nghiệp nhỏ có quan hệ gắn bó mật
thiết với nơng thơn, cùng tồn tại, hỗ trợ và thúc đẩy nhau phát triển.
Các quốc gia trên thế giới trong quá trình phát triển đều phân các vùng lãnh thổ

của mình thành hai khu vực là thành thị và nông thôn. Sự khác nhau căn bản giữa nông
thôn và đô thị đƣợc phản ánh rõ nét trong những nguyên lý của xã hội học nông thơn –
đơ thị. Trong đó những tiêu chí quan trọng giúp cho việc phân biệt khu vữ nông thôn
và khu vực dô thị bao gồm: sự khác nhau về nghề nghiêp, về môi trƣờng, quy mô cộng
đồng, mật độ dân số, tính hỗn tạp và thuần nhất của dân số, hƣớng di cƣ, sự khác biệt
xã hội và phân tầng xã hội, hệ thống tƣơng tác trong từng vùng (Mai Thanh Cúc và
cộng sự, 2005)
Theo Hoàng Văn Định và Vũ Đình Thắng (2002), nơng thơn là vùng khác với
thành thị ở chỗ ở đó cộng đồng chủ yếu là nơng dân sinh sống và làm việc, có mật độ
dân cƣ thấp, có cơ cấu hạ tầng kém phát triển hơn, có trình độ tiếp cận thị trƣờng và
sản xuất hàng hóa thấp hơn.
Theo Đặng Kim Sơn (2010), nơng thơn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành,
nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn đƣợc quản lý bở cấp hành chính cơ sở là Ủy ban
nhân dân xã.
Nhƣ vậy, khái niệm về nơng thơn chỉ có tính chất tƣơng đối, thay đổi theo thời
gian và theo tiến trình phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia trên thế giới.
Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, nhìn nhận dƣới góc độ quản lý, có thể hiểu
nơng thơn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân, trong đó có nhiều nơng dân với sản
xuất nơng nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Sự khác biệt về công tác quản lý giữa nông thôn


7

và thành thị trên thực tế, nông thôn với cấp quản lý xã, thơn, bản; cịn thành thị với
cấp quản lý phường, thị trấn.
1.1.1.2. Khái niệm về Nông thôn mới
Đã có một số diễn giải và phân tích về khái niệm thế nào là NTM. NTM trƣớc
tiên phải là nông thơn chứ khơng phải là thị tứ; đó là NTM chứ không phải nông thôn
truyền thống. Nếu so sánh giữa NTM và nơng thơn truyền thống, thì NTM phải bao
hàm cơ cấu và chức năng mới (Cù Ngọc Hƣởng, 2006).

Ngày 04 tháng 6 năm 2010 Thủ Tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số
800/QĐ-TTg về phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM giai
đoạn 2010 – 2020. Quyết định nêu rõ mục tiêu chung của Chƣơng trình đƣợc xác
định là: “Xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ
cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển
nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã
hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; mơi trường sinh thái
được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người
dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Nhƣ vậy, NTM là nơng thơn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu
kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển
nhanh công nghiệp, dịch vụ, gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã
hội dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, đời sống vật chất, tinh thần đƣợc
nâng cao, môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ, an ninh trật tự đƣợc giữ vững.
1.1.1.3. Khái niệm hộ
Trong một số từ điển ngôn ngữ học cũng nhƣ một số từ điển chuyên ngành
kinh tế, ngƣời ta định nghĩa về “hộ” nhƣ sau: “hộ” là tất cả những ngƣời sống chung
trong một ngơi nha và nhóm ngƣời đó có cùng chung huyết tộc và ngƣời làm cơng,


8

ngƣời ăn chung. Thống kê Liên Hợp Quốc cũng có khái niệm về “hộ” gồm những
ngƣời sống chung dƣới một ngơi nhà, cùng ăn chung và làm chung, có cùng chung một
ngân quỹ.
1.1.1.4. Khái niệm về người dân
"Ngƣời dân" là tên gọi chung cho những sinh vật đƣợc gọi là con ngƣời sống
trong một đất nƣớc xác định, dƣới một chính quyền, một chế độ. Ngƣời dân sử dụng
trong nghiên cứu là chủ các hộ, đại diện cho các hộ nơng dân, có thể đó là những ngƣời
nam giới hay nữ giới, ngƣời nhiều tuổi hay ít tuổi (từ 18 tuổi trở lên). Đƣợc sử dụng là

ngƣời dân trong nghiên cứu này.
1.1.1.5. Khái niệm về sự tham gia của người dân:
Từ năm 1998, Việt Nam đã có khn khổ pháp lý để mở rộng sự tham gia trực
tiếp của ngƣời dân trong chính quyền địa phƣơng. Sau một vài vụ việc phản đối ở
nơng thơn tỉnh Thái Bình và một số địa phƣơng khác vào những năm 90, Đảng đã
ban hành một chính sách mới với tên gọi “Dân chủ cơ sở”. Nghị định này tạo các cơ
chế mới để ngƣời dân có thể thực hiện quyền đƣợc thơng tin về các hoạt động của
chính quyền có tác động đến họ, thảo luận và đóng góp vào việc hình thành một số
chính sách, tham gia vào các hoạt động phát triển địa phƣơng và giám sát các hoạt
động của chính quyền. Các quyền này đƣợc gói gọn trong cụm từ phổ biến ở Việt
Nam “Dân biết, Dân bàn, Dân làm, Dân kiểm tra”.
Việc chú trọng sự tham gia của ngƣời dân và cải cách chính quyền địa phƣơng
cũng phù hợp với xu thế quốc tế trong quan điểm phát triển về việc nắm quyền và
tham gia của ngƣời dân và sự cần thiết phải cải thiện các dịch vụ chính phủ thông qua
phân cấp và tăng cƣờng sự tham gia của xã hội dân sự và khu vực tƣ nhân. Nhiều nhà
tài trợ và tổ chức phi chính phủ coi môi trƣờng pháp lý mới này nhƣ là một bƣớc đi
tiến tới khả năng đáp ứng tốt hơn của chính quyền địa phƣơng.
“Tham gia” từ lâu đã là một thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực phát triển và


9

thƣờng đƣợc xem là yếu tố góp phần làm cho chính sách tốt hơn, chính quyền hiệu
quả hơn, và nhờ thế kinh tế phát triển nhanh hơn hơn. Tuy nhiên, “tham gia” có thể
mang ý nghĩa khác nhau với những ngƣời khác nhau. Trong giới phát triển chẳng hạn
thì “sự tham gia bắt đầu đƣợc nhìn nhận nhƣ là quyền của ngƣời dân đƣợc tham gia
vào những quyết định ảnh hƣởng tới cuộc sống của họ, nó liên quan nhiều tới quyền
cơng dân và quản trị dân chủ”. Vì vậy, để cộng động ngày càng phát triển cần thúc
đẩy một giải pháp là tăng cƣờng sự “tham gia” của ngƣời dân.
Trên thế giới, sự tham gia của ngƣời dân vào quản trị địa phƣơng có từ mức độ

tham vấn hạn chế cho tới sự tham gia và kiểm sốt tích cực. Các cách tiếp cận mới về
sự tham gia thƣờng đƣợc khởi nguồn từ dƣới lên, đáp ứng những đòi hỏi của ngƣời
dân. Các hoạt động thƣờng thấy ở các nƣớc khác là giáo dục xây dựng nhận thức
công dân, nhất là các chƣơng trình theo dõi và đánh giá dựa vào dân. Các cách tiếp
cận từ trên xuống cũng đã đƣợc chính phủ các nƣớc chủ xƣớng nhƣ là một phƣơng
tiện để tăng cƣờng mức độ đáp ứng của chính phủ và mở ra những khơng gian mới
cho sự tham gia của ngƣời dân. Ví dụ về cách tiếp cận này là khuôn khổ pháp lý mới
cho sự tham gia của ngƣời dân vào quản trị địa phƣơng và các cơ chế nhằm tăng
cƣờng luồng thông tin chuyển tới ngƣời dân, đặc biệt là về việc cung cấp các dịch vụ.
Tham gia quản trị địa phƣơng ở Việt Nam đƣợc thúc đẩy chủ yếu qua hai con
đƣờng: qua khuôn khổ pháp lý theo của Nghị định dân chủ cơ sở và qua một số các
dự án của các nhà tài trợ nhằm khuyến khích ngƣời dân tham gia vào sự phát triển
của địa phƣơng. Cho đến nay, tuyên bố toàn diện nhất về dân chủ trực tiếp vẫn là
Nghị định dân chủ cơ sở năm 1998, Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ban hành
ngày 05 tháng 4 năm 2007 về thực hiện dân chủ ở Xã, Phƣờng, Thị trấn trong đó
phân biệt những mức độ tham gia khác nhau của ngƣời dân địa phƣơng trong chính
quyền và các quyết định quản lý. Trong Nghị định dân chủ cơ sở có bốn lĩnh vực cơ
bản về sự tham gia của ngƣời dân:


10

1/ Nghe thông tin: Nghị định dân chủ cơ sở đề ra những loại thông tin bắt buộc
phải phổ biến cho ngƣời dân, nhất là về đất đai và ngân sách. Trong đó tại điều 5
pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 về thực hiện dân chủ ở Xã, Phƣờng, Thị trấn
nêu rõ 11 nội dung công khai để nhân dân biết gồm:
(1). Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phƣơng án chuyển dịch cơ cấu kinh tế
và dự toán, quyết toán ngân sách hằng năm của cấp xã.
(2). Dự án, cơng trình đầu tƣ và thứ tự ƣu tiên, tiến độ thực hiện, phƣơng án
đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cƣ liên quan đến dự án, cơng trình trên

địa bàn cấp xã; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phƣơng án điều chỉnh,
quy hoạch khu dân cƣ trên địa bàn cấp xã.
(3). Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức cấp xã trực tiếp giải quyết các
công việc của nhân dân.
(4). Việc quản lý và sử dụng các loại quỹ, khoản đầu tƣ, tài trợ theo chƣơng
trình, dự án đối với cấp xã; các khoản huy động nhân dân đóng góp.
(5). Chủ trƣơng, kế hoạch vay vốn cho nhân dân để phát triển sản xuất, xố đói,
giảm nghèo; phƣơng thức và kết quả bình xét hộ nghèo đƣợc vay vốn phát triển sản
xuất, trợ cấp xã hội, xây dựng nhà tình thƣơng, cấp thẻ bảo hiểm y tế.
(6). Đề án thành lập mới, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới
hành chính liên quan trực tiếp tới cấp xã.
(7). Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ việc tiêu cực, tham nhũng của
cán bộ, công chức cấp xã, của cán bộ thôn, tổ dân phố; kết quả lấy phiếu tín nhiệm
Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân cấp xã.


11

(8). Nội dung và kết quả tiếp thu ý kiến của nhân dân đối với những vấn đề
thuộc thẩm quyền quyết định của cấp xã mà chính quyền cấp xã đƣa ra lấy ý kiến
nhân dân theo quy định tại Điều 19 của Pháp lệnh này.
(9). Đối tƣợng, mức thu các loại phí, lệ phí và nghĩa vụ tài chính khác do chính
quyền cấp xã trực tiếp thu.
(10). Các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính, giải quyết các cơng
việc liên quan đến nhân dân do chính quyền cấp xã trực tiếp thực hiện.
(11). Những nội dung khác theo quy định của pháp luật, theo yêu cầu của cơ
quan nhà nƣớc có thẩm quyền hoặc chính quyền cấp xã thấy cần thiết.
2/ Người dân tham gia thảo luận và quyết định: Nghị định dân chủ cơ sở xác
định một số lĩnh vực cần phải để chính ngƣời dân địa phƣơng thảo luận và quyết

định, khơng cần có sự tham gia của các cấp chính quyền cao hơn, về đóng góp tài
chính, quy chế địa phƣơng, cơng tác nội bộ, và việc thiết lập ra các hƣơng ƣớc.
Cụ thể tại điều 10 pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 quy định những nội
dung nhân dân bàn và quyết định trực tiếp nhƣ sau:
Nhân dân bàn và quyết định trực tiếp về chủ trƣơng và mức đóng góp xây dựng
cơ sở hạ tầng, các cơng trình phúc lợi cơng cộng trong phạm vi cấp xã, thơn, tổ dân
phố do nhân dân đóng góp tồn bộ hoặc một phần kinh phí và các công việc khác
trong nội bộ cộng đồng dân cƣ phù hợp với quy định của pháp luật.
3/ Người dân tham gia thảo luận nhưng chính quyền địa phương quyết định:
Nghị định dân chủ cơ sở nêu chi tiết các lĩnh vực mà ngƣời dân có quyền đƣợc thảo
luận và đƣa ra khuyến nghị về một loạt các chính sách của chính phủ, nhƣng các cấp
chính quyền cao hơn sẽ đƣa ra quyết định. Những lĩnh vực này là lập kế hoạch địa
phƣơng, thực hiện các chƣơng trình mục tiêu quốc gia, đền bù quyền sử dụng đất.


×