Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM GIANG, TỈNH QUẢNG NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (776.3 KB, 94 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ
theo quy định và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan này.
Quảng Nam, ngày tháng

năm 2021

Tác giả luận văn

Nguyễn Viết Thọ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM
XÃ HỘI TỰ NGUYỆN .............................................................................................9
1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................9
1.2. Quan điểm của đảng, chính sách của nhà nước về ASXH, BHXH và BHXHTN
...................................................................................................................................14
1.3. Thực hiện chính sách cơng và chính sách BHXHTN ........................................22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ
HỘI TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM GIANG, TỈNH QUẢNG
NAM .........................................................................................................................32
2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của Nam Giang và thực trạng tham gia BHXHTN ..32
2.2. Nội dung thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện
Nam Giang ................................................................................................................39
2.3. Đánh giá chung về thực trạng thực hiện chính sách ..........................................60
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ THỰC
HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN


HUYỆN NAM GIANG, TỈNH QUẢNG NAM ....................................................66
3.1. Bối cảnh và định hướng thực hiện chính sách BHXHTN trên địa bàn huyện
Nam Giang ................................................................................................................66
3.2. Giải pháp tăng cường hiệu quả thực hiện chính sách BHXHTN trên địa bàn
huyện Nam Giang .....................................................................................................69
3.3. Kiến nghị ............................................................................................................77
KẾT LUẬN ..............................................................................................................80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Nghĩa đầy đủ

STT

Từ viết tắt

1

ASXH

An sinh xã hội

2

BHXH

Bảo hiểm xã hội


3

BHYT

Bảo hiểm y tế

4

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

5

BHXHBB

Bảo hiểm xã hội bắt buộc

6

BHXHTN

Bảo hiểm xã hội tự nguyện

7

CNTT

Công nghệ thông tin


8

HĐND

Hội đồng nhân dân

9

KT-XH

Kinh tế - xã hội

10

NSNN

Ngân sách Nhà nước

11

NLĐ

12

NSDLĐ

13

TNLĐ-BNN


14

UBND

15

UBMTTQ

16

TTHC

17

PCT

Người lao động
Người sử dụng lao động
Tai nạn lao động–Bệnh nghề nghiệp
Ủy ban nhân dân
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Thủ tục Hành chính
Phi chính thức


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu


Tên bảng

Bảng

2.1

2.2

2.3

2.4

2.5

2.6

2.7

Số người tham gia BHXHTN giai đoạn 2008-2020 tỉnh
Quảng Nam
Số người tham gia BHXH tự nguyện giai đoạn 2016 – 2020
huyện Nam Giang
Chi BHXHTN giai đoạn 2016 – 2020 huyện Nam Giang
Kết quả khảo sát bộ máy tổ chức thực hiện chính sách
BHXHTN trên địa bàn huyện Nam Giang
Kết quả khảo sát về công tác xây dựng kế hoạch thực hiện
chính sách BHXHTN trên địa bàn huyện Nam Giang
Kết quả khảo sát về công tác phổ biến, tuyên truyền chính
sách BHXHTN trên địa bàn huyện Nam Giang
Kết quả khảo sát về hoạt động duy trì chính sách BHXHTN

trên địa bàn huyện Nam Giang

Trang

35

37

38

43

46

49

54


DANH MỤC CÁC HÌNH

Số hiệu

Tên hình

hình

1.1

1.2


BHXH và BHXHTN

Sơ đồ bộ máy BHXH huyện Nam Giang

Trang

10

41


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bảo hiểm xã hội là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, là trụ cột chính
của hệ thống an sinh nước nhà; Quỹ Bảo hiểm xã hội là quỹ tài chính lớn nhất, được
Nhà nước bảo hộ. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là chính sách do Nhà nước tổ chức
thực hiện, khơng vì mục đích lợi nhuận, cơ quan BHXH các cấp được Nhà nước
giao chức năng tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT nói chung, BHXH tự
nguyện nói riêng. Người dân tham gia BHXH tự nguyện khi hết tuổi lao động, đủ
điều kiện sẽ được hưởng chế độ hưu trí như cán bộ, cơng chức Nhà nước nghỉ hưu.
Tại Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban
hành Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 về cải cách chính sách bảo hiểm xã
hội với mục tiêu tổng quát là: Cải cách chính sách bảo hiểm xã hội để bảo hiểm xã
hội thực sự là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, từng bước mở rộng
vững chắc diện bao phủ bảo hiểm xã hội, hướng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn
dân; Phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại…;
Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và phát triển hệ thống thực
hiện chính sách bảo hiểm xã hội tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, tin cậy và minh
bạch.

Để thực hiện hiệu quả chủ trương của Nghị quyết số 28, Thủ tướng Chính phủ
đã ban hành Quyết định số 1676/QĐ-TTg, ngày 21/11/2019 Phê duyệt Đề án đổi
mới tồn diện nội dung, hình thức và phương pháp tun truyền bảo hiểm xã hội.
Năm 2020 cũng là năm đầu tiên triển khai Quyết định số 1676/QĐ-TTg, theo đó
hằng năm, triển khai tháng vận động triển khai bảo hiểm xã hội toàn dân, tổ chức
hoạt động này nhằm thu hút sự chú ý của mọi tầng lớp nhân dân đối với chính sách
BHXH; tuyên truyền, khuyến khích vận động nhân dân tham gia BHXH hướng tới
mục tiêu BHXH toàn dân.
Cùng với nhiều văn bản quan trọng khác, cho đến nay, có thể khẳng định, hệ
thống cơ chế, chính sách về BHXHTN đã tương đối thơng thống, đầy đủ và đảm
bảo hành lang pháp lý, từ đó tạo điều kiện thuận lợi nhất để NLĐ tham gia và thụ
hưởng BHXHTN, mở rộng bao phủ BHXH, hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân.
1


BHXHTN thể hiện chính sách nhân văn của Đảng và Nhà nước ta nhằm góp
phần ổn định cuộc sống của người lao động khi về già, quỹ bảo hiểm được nhà
nước bảo trợ, đồng thời, chính sách này cũng thể hiện sự tích cực, chủ động của
người lao động về tự an sinh cho chính bản thân mình, góp phần chia sẻ cộng đồng
và phát triển xã hội.
Mặc dù, chính sách BHXHTN có nhiều ưu việt, nhưng hiện nay số người tham
gia BHXHTN còn chưa tương xứng với tiềm năng. Đặc biệt, đại dịch Covid-19 xảy
ra vừa qua đã và đang ảnh hưởng phần nào đến công tác phát triển đối tượng tham
gia BHXHTN.
Nam Giang là một huyện miền núi, nằm ở phía Tây của tỉnh Quảng Nam, có
đường biên giới giáp với huyện Đắc Chưng, tỉnh Sê Kông nước bạn Lào; có diện
tích 1.836 km2, dân số 26.123 người, có nhiều dân tộc sinh sống chủ yếu là Cơ tu,
Giẻ Triêng, Kinh và một số ít dân tộc khác. Địa hình huyện có nhiều sơng suối,
rừng núi cao, giao thơng, thơng tin liên lạc cịn hạn chế; trình độ dân trí cịn thấp so
với vùng đồng bằng, kinh tế phát triển chậm… Trong những năm qua, huyện Nam

Giang đã có nhiều cố gắng trong phát triển KT-XH, tìm kiếm cơ hội việc làm cho
người dân, từng bước quan tâm chăm lo đến đời sống của người dân lao động như
bước đầu có những chính sách hỗ trợ người lao động tham gia BHXH, BHYT... góp
phần từng bước ổn định tình hình ASXH ở địa phương.
Tuy nhiên, do tốc độ phát triển kinh tế trên địa bàn huyện còn chậm, đặc biệt
một số xã vùng núi cao còn gặp rất nhiều khó khăn, như trình độ dân trí thấp, hạ
tầng cơ sở vật chất chưa đầy đủ, giao thông đi lại khó khăn, thơng tin liên lạc hạn
chế, đến việc làm nên thu nhập của người dân còn quá thấp, vì thế việc thực hiện
BHXH cho NLĐ trên địa bàn huyện, đặc biệt là phát triển BHXHTN còn chưa
tương xứng với tiềm năng. Bởi vậy, tốc độ gia tăng đối tượng tham gia BHXHTN
cịn thấp, nên mục tiêu của chính sách chưa đạt được hiệu quả đề ra trên địa bàn
huyện. Do đó đề tài “Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa
bàn huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam” có tính cấp thiết nhằm nghiên cứu, đánh
giá nội dung, các biện pháp tổ chức triển khai thực hiện, đồng thời đề xuất một số
giải pháp, kiến nghị nhằm hồn thiện việc thực hiện chính sách BHXHTN trên địa
bàn huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam.
2


2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
BHXHTN là một trong những chính sách ASXH đối với NLĐ trong khu vực
PCT, NLĐ tự do có thu nhập thấp và không ổn định để khi về già hết tuổi lao động
được hưởng lương hưu nhằm giảm bớt những khó khăn, rủi ro, đồng thời khi chết
được hưởng chế độ tử tuất. Nhưng thực tế cho thấy, loại hình BHXHTN vẫn chưa
thực sự thu hút người dân tham gia do nhiều nguyên nhân và có những khác biệt ở
từng vùng, từng khu vực. Chính vì vậy, đến nay đã có nhiều những nghiên cứu viết
về đề tài này như:
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Mây đã nghiên cứu và phân tích “Phát triển BHXH
tự nguyện trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam” trong đó tác giả tiến
hành phân tích, làm rõ thêm cơ sở lý luận về BHXHTN; đánh giá được thực trạng

phát triển và các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia BHXHTN tại huyện Tây
Giang, từ đó đã đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị nhằm phát triển BHXHTN
trên địa bàn huyện, đảm bảo tính hiệu quả của loại hình BHXH này. Tuy nhiên tác
giả chưa đi sâu vào việc khảo sát thực tế và đánh giá tồn diện về tình hình tổ chức
thực hiện chính sách BHXHTN trên địa bàn huyện, nhất là ở huyện miền núi nói
riêng.
Nghiên cứu của nhóm tác giải Phan Khoa Cương, Hồ Thị Hương Lan, Lê
Hoàng Anh - Đại học Kinh tế (Đại học Huế), (2019) với đề tài " Phát triển bảo hiểm
xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế". Nhóm tác giả đã tiến hành
khảo sát và phân tích đánh giá thực trạng tình hình tham gia BHXHTN trong thời
gian qua nhằm tìm ra nguyên nhân, trở ngại trong tiến trình thực hiện. Qua đó đề ra
những giải pháp tháo gỡ những khó khăn trong tiến trình phát triển BHXHTN của
tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Về các đối tượng tham gia bảo hiểm BHXHTN, trong nghiên cứu của mình,
Trần Xuân Kiều đã nêu lên những nhận thức của người dân các vùng miền và khẳng
định… “Vấn đề đặt ra là làm thế nào để người dân nhận thức được sự cần thiết của
việc tham gia BHXHTN? Những yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu tham gia BHXHTN
của người dân? Giải pháp nào giải quyết việc tham gia BHXHTN của người dân?”.
Qua đó tác giả đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển BHXHTN,
3


xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển BHXHTN, đồng thời đề ra
những giải pháp để phát triển BHXHTN trên địa bàn huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa bình.
Bài viết của TS. Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của
Quốc hội (2020) đăng trên Tạp chí Tài chính Kỳ 1+2 – Tháng 01/2020 "Phát triển
hiệu quả chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện theo tinh thần Nghị quyết số 28NQ/TW". Tác giả đã đề cập vấn đề cải cách về chính sách BHXHTN theo tinh thần
nghị quyết số 28-NQ/TW, qua đó đã tạo hệ thống cơ chế, chính sách về BHXHTN
thơng thống, đầy đủ và đảm bảo hành lang pháp lý, từ đó tạo điều kiện thuận lợi
nhất để NLĐ tham gia BHXHTN, qua đó mở rộng diện bao phủ BHXH và hướng

tới mục tiêu BHXH toàn dân. Mặc dù vậy, ông cũng cho rằng hiện nay số lượng
người tham gia BHXHTN vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có, tỷ
lệ tham gia cịn rất thấp so với số lao động PCT hiện nay. Qua bài viết tác giả đã
phân tích, đánh giá và nêu ra những nguyên nhân ảnh hưởng, đặc biệt đã đưa những
kiến nghị, giải pháp để điều chỉnh nhằm triển khai và thực chính sách BHXHTN đạt
hiệu quả hơn.
Nghiên cứu của PGS, TS. Mạc Văn Tiến đăng trên Tạp chí BHXH kỳ 01 & 02
tháng 9/2020 “Thực hiện BHXH toàn dân: từ góc nhìn lý luận – thực tiễn” đã nêu
ra sự phát triển lý luận về BHXH, trong đó vấn đề nghiên cứu chính là hướng tới
mục tiêu BHXH tồn dân, từ giác độ lý luận và kinh nghiệm thực tiễn của các quốc
gia. Qua đó, tác giả cũng đã nêu những vấn đề cần đặt ra với yêu cầu thực tiễn tại
Việt Nam.
Về những khó khăn bất cập trong quá trình thực thi chính sách BHXHTN, tác
giả Bùi Ngọc Trung đã đi sâu vào nghiên cứu đánh giá quá trình “Thực thi chính
sách BHXHTN tại BHXH huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên”. Với nghiên cứu này,
tác giả chỉ tập trung xem xét phân tích đánh giá về quy trình thực hiện chính sách
theo 3 giai đoạn, chuẩn bị triển khai, chỉ đạo thực thi và kiểm soát sự thực thi chính
sách BHXHTN tại BHXH huyện, do vậy các yếu tố ảnh hưởng từ bên ngồi hầu
như ít được tác giả đề cập đến trong nghiên cứu của mình.
Nhìn chung, thời gian qua đã có khá nhiều những nghiên cứu về chính sách
BHXH nói chung và chính sách BHXHTN nói riêng ở những địa phương khác
nhau, tuy nhiên mỗi thời kỳ nghiên cứu khác nhau thì các tiêu chí đánh giá, các yếu
4


tố ảnh hưởng cũng có sự khác nhau. Đồng thời, mỗi cơng trình ấy đều có những
cách tiếp cận và phạm vi nghiên cứu nhất định, tuy có thể tham khảo nhưng khơng
có sự trùng lặp. Do đó một số tác giả chỉ tập trung vào nghiên cứu những cơ sở lý
luận chung về chính sách BHXHTN với việc đánh giá về hiệu quả thực thi chính
sách của bộ máy cơ quan BHXH và các cơ quan bộ máy chính quyền mà chưa xem

xét mở rộng việc đánh giá những yếu tố xã hội khác có tác động đến quá trình tổ
chức triển khai thực hiện chính sách BHXH nói chung và BHXHTN nói riêng.
Hoặc là chưa đi sâu vào nghiên cứu về tình hình thực hiện chính sách BHXHTN ở
các địa phương có những điều kiện về vị trí địa lý, kinh tế - xã hội, môi trường ... có
tính đặc thù. Bởi vậy, nếu áp dụng cho một địa phương cụ thể như huyện Nam
Giang, tỉnh Quảng Nam thì sẽ chưa thể đánh giá được một cách sát thực, đặc biệt
trong điều kiện huyện Nam Giang là một huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam có
rất nhiều những đặc điểm kinh tế-xã hội riêng.
Trên thực tế, khung chính sách và pháp lý chung là để có thể triển khai và thực
hiện trong toàn quốc, nhưng ở mỗi vùng, mỗi địa phương với những điều kiện về
kinh tế, xã hội khơng giống nhau thì cần có những cách triển khai và lộ trình cụ thể
khác nhau. Vì thế, nghiên cứu “Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện
trên địa bàn huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam” - một địa bàn có điều kiện KTXH đặc thù vừa góp phần làm rõ những thuận lợi, khó khăn và cách thức phát triển
công tác này, vừa bổ sung vào mảng nghiên cứu phát triển BHXH nói chung,
BHXHTN nói riêng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và tình hình thực tiễn về thực hiện chính sách
BHXHTN trên địa bàn huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, qua đó đưa ra được
những đề xuất giải pháp cụ thể và phù hợp nhằm tổ chức và triển khai thực hiện
chính sách trong thời gian tới đạt hiệu quả cao.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá và làm rõ những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách
BHXHTN
5


- Phân tích và đánh giá thực trạng tình hình thực hiện chính sách BHXHTN
trên địa bàn huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2020, qua đó chỉ ra
những ưu điểm, những hạn chế, từ đó phân tích, đánh giá và rút ra được nguyên

nhân.
- Đề xuất một số giải pháp tăng cường thực hiện chính sách BHXHTN trên địa
bàn huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam cho thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Thực hiện chính sách BHXHTN tại huyện
Nam Giang, tỉnh Quảng Nam dưới góc độ khoa học chính sách cơng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: tình hình thực hiện chính sách BHXHTN
Về không gian: tại huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam
Về thời gian: giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa
Mác- Lênin, đường lối chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách và
pháp luật của Nhà nước về BHXH và BHXHTN. Đề tài cũng kế thừa những cơng
trình nghiên cứu đã được cơng bố có liên quan đến nội dung của đề tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau, trên cơ sở
phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Các phương pháp nghiên
cứu cụ thể bao gồm:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Mục đích làm rõ những cơ sở lý luận về
nội dung, hình thức BHXHTN, đồng thời phát huy và kế thừa những kết quả đã
được của các tác giả nghiên cứu trước đây, qua đó tổng hợp những kinh nghiệm và
rút ra bài học cần thiết cho vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi để thu thập thêm những thông tin về
tình hình thực hiện chính sách BHXHTN trên địa bàn huyện Nam Giang, tỉnh
6



Quảng Nam, qua đó nhằm làm rõ thực trạng thực hiện chính sách BHXHTN trên
địa bàn huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam.
Luận văn thực hiện hoạt động khảo sát thông qua bảng hỏi (Phụ lục 1), hướng
đến các đối tượng là cán bộ, viên chức quản lý (BHXH huyện Nam Giang), các
cộng tác viên (Bưu điện huyện Nam Giang, công chức, hội viên, đoàn viên các tổ
chức đoàn thể, xã, thị trấn) và các đối tượng tham gia BHXHTN trên địa bàn huyện
Nam Giang với tổng số là 295 người tham gia, gồm: Các cán bộ Hội, Đoàn thể xã,
thị trấn và viên chức cơ quan BHXH huyện 82 phiếu; các đại lý thu BHXHTN của
UBND xã, thị trấn và Bưu điện huyện 20 phiếu; Người dân tham gia BHXHTN 193
phiếu tại địa điểm các xã Cà Dy, Tà Bhing, Tà Pơơ, Chà Vàl, La Dêê, Đắc Tôi và
thị trấn Thạnh Mỹ; thời gian thực hiện khảo sát từ ngày 15/12/2020 đến ngày
05/2/2021. Trong q trình phân tích, số liệu sẽ được gộp thành 2 nhóm: Nhóm cán
bộ cung cấp bảo hiểm (102) và nhóm người dân tham gia (193).
- Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp và so sánh đối chứng: các số liệu
sơ cấp qua điều tra khảo sát, kết hợp với phân tích tỷ lệ và so sánh đối chứng để
đánh giá thực trạng, rút ra những mặt đã làm được, những mặt còn tồn tại, đồng thời
làm rõ các nguyên nhân chủ quan, khách quan.
- Phương pháp phân tích chính sách tổng hợp: Trên cơ sở khung lý thuyết
phân tích thực trạng, Luận văn làm rõ trong bối cảnh chung cả nước và bối cảnh tại
địa phương có tác động đến vấn đề thực hiện chính sách BHXHTN nói chung cũng
như đến thực hiện chính sách BHXHTN tại huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam nói
riêng để đề xuất các giải pháp hoàn thiện.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài góp phần bổ sung một số lý luận về thực hiện chính sách BHXHTN nói
chung và ở địa bàn huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam nói riêng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài có ý nghĩa rất quan trọng đối với vấn đề thực thi chính sách BHXHTN
tại địa bàn huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, qua đó nhằm phân tích, đánh giá rõ
nét về thực trạng thực hiện chính sách BHXHTN, rút ra những vấn đề cần quan tâm,

7


đồng thời đề xuất các giải pháp tăng cường thực thi đạt hiệu quả chính sách
BHXHTN trên địa bàn huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục
các hình và bảng, danh mục tài liệu tham khảo; luận văn được bố cục theo 03
chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách BHXHTN
Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách BHXHTN trên địa bàn huyện
Nam Giang, tỉnh Quảng Nam
Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường thực hiện chính sách BHXHTN
trên địa bàn huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam.

8


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN
Trong chương này, Luận văn sẽ đề cập đến ba nội dung chính, đó là cơ sở lý
luận, trong đó làm rõ một số khái niệm cơ bản liên quan đến nội dung nghiên cứu;
các quan điểm của Đảng và chính sách pháp luật của nhà nước liên quan đến bảo
hiểm và BHXHTN và những vấn đề lý luận liên quan đến thực hiện chính sách cơng
và chính sách BHXHTN.
1.1. Các khái niệm cơng cụ liên quan đến đề tài
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc của BHXHTN
1.1.1.1. Các khái niệm cơ bản
Khái niệm ASXH

Theo khái niệm của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đang sử dụng: ASXH là
sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thơng qua một loạt biện pháp
cơng cộng, nhằm chống lại những khó khăn về kinh tế và xã hội do bị ngừng hoặc
giảm thu nhập, gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật,
tuổi già và chết; đồng thời đảm bảo các chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình
đơng con. Như vậy, về mặt bản chất, ASXH là góp phần đảm bảo thu nhập và đời
sống cho các công dân trong xã hội. Phương thức hoạt động là thông qua các biện
pháp công cộng. Mục đích là tạo ra sự “an sinh” cho mọi thành viên trong xã hội và
vì vậy mang tính xã hội và tính nhân văn sâu sắc.
Bảo hiểm xã hội
Theo khái niệm quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật BHXH, Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014): “BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc
bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do
ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết,
trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH” [31].
BHXH là một trong những chính sách xã hội quan trọng của Đảng và Nhà
nước. Chính sách BHXH đã được thể chế hoá và thực hiện theo Luật BHXH là sự
chia sẻ rủi ro và các nguồn quỹ nhằm bảo vệ người lao động khi họ khơng cịn khả
năng làm việc. Đối tượng tham gia BHXH bao gồm NLĐ và NSDLĐ. Tuy vậy, tuỳ
9


theo sự phát triển KT-XH của mỗi nước mà đối tượng này có thể là tất cả hoặc một
bộ phận những người lao động nào đó. Dưới góc độ pháp lý, BHXH là một loại chế
độ pháp định bảo vệ người lao động, sử dụng nguồn tiền đóng góp của NLĐ,
NSDLĐ và sự tài trợ, bảo hộ của Nhà nước, nhằm trợ cấp vật chất cho người được
bảo hiểm và gia đình trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập bình thường do
ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, thất nghiệp, hết tuổi lao động
theo quy định của pháp luật, hoặc chết.
BHXH có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, phụ thuộc vào

điều kiện kinh tế xã hội và quá trình phát triển của mỗi nước, nhưng có hai loại hình
cơ bản của BHXH là: BHXH theo hình thức bắt buộc và BHXH theo hình thức tự
nguyện. BHXHBB là loại bảo hiểm được NSDLĐ và NLĐ có nghĩa vụ đóng góp
vào quĩ BHXH. Cịn BHXHTN là loại hình mà NLĐ tự nguyện tham gia. Do vậy về
bản chất, BHXHTN chính là một loại hình của BHXH nói chung, bởi vậy nó mang
trong mình đầy đủ bản chất của BHXH.
Hình 1.1. BHXH và BHXHTN
BẢO HIỂM XÃ HỘI

BẢO HIỂM
XÃ HỘI
BẮT BUỘC

BẢO HIỂM
XÃ HỘI TỰ
NGUYỆN

Nguồn: Tác giả nghiên cứu và tổng hợp
Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Theo Luật số 71/2006/QH11, ngày 29/6/2006 của Quốc hội: Luật Bảo hiểm
Xã hội, Khoản 3, Điều 3: “BHXHTN là loại hình BHXH mà NLĐ tự nguyện tham
gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình
để hưởng BHXH” [29]
Tại Khoản 3 Điều 3 Luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014:
“BHXHTN là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa
10


chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có
chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử

tuất”. [31]
Trên cơ sở kế thừa các quan niệm về BHXHTN đã nêu trên, theo tác giả có thể
tổng hợp và đưa ra khái niệm về BHXHTN như sau: BHXHTN là loại hình BHXH
do Nhà nước tở chức mà người lao động tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức
đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Nhà nước có chính sách
hỗ trợ tiền đóng BHXH nhằm góp phần ởn định cuộc sống cho người lao động và
gia đình khi họ gặp phải những biến cố rủi ro làm giảm hoặc mất khả năng lao
động, đồng thời góp phần đảm bảo cơng bằng, tiến bộ, văn minh và ASXH.
1.1.1.2. Đặc điểm, nguyên tắc của BHXHTN
Đặc điểm: BHXHTN với tư cách là tiểu hệ thống của hệ thống BHXH quốc
gia, do đó có những đặc điểm chung của BHXH. Ngồi ra, BHXHTN có những đặc
điểm cơ bản như: BHXHTN cũng như BHXH, dựa trên nguyên tắc cùng chia sẻ rủi
ro giữa những người tham gia bảo hiểm; đòi hỏi tất cả mọi người tham gia trên tinh
thần tự nguyện và bao trùm bởi một hệ thống được quy định mà các mức đóng góp
tạo nên một quỹ chung. Nguồn quỹ được hình thành từ các mức đóng góp của
người tham gia, trong đó chủ yếu là người lao động, với một phần hỗ trợ của nhà
nước.
Nguyên tắc 1. Mọi người lao động đều có quyền tham gia BHXHTN khi chưa
tham gia BHXHBB và quyền được hưởng BHXH khi phát sinh các nhu cầu được
BHXH.
Nguyên tắc 2. BHXHTN phải dựa trên sự đóng góp tự nguyện của người tham
gia bảo hiểm để hình thành nguồn quỹ BHXHTN.
Nguyên tắc 3. Nhà nước có trách nhiệm phải BHXH đối với người lao động,
người lao động cũng có trách nhiệm phải tự BHXH cho mình.
Nguyên tắc 4. San sẻ rủi ro theo quy luật số lớn.
Nguyên tắc 5. Kết hợp hài hồ các lợi ích, các khả năng và phương thức đáp
ứng nhu cầu BHXHTN
Nguyên tắc 6. Bảo đảm tính thống nhất BHXHTN trên phạm vi cả nước, đồng
thời phải phát huy tính đa dạng, năng động của các bộ phận cấu thành.
11



Nguyên tắc 7. Phát triển, mở rộng BHXHTN phải phù hợp với điều kiện KTXH trong từng giai đoạn phát triển và phù hợp với khả năng tham gia của số đơng
người lao động.
1.1.2. Khái niệm, mục đích và vai trị của chính sách BHXHTN
1.1.2.1. Khái niệm chính sách BHXHTN
Từ nội dung của Chính sách cơng là thể hiện cụ thể của những chủ trương,
quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước về phát triển KT-XH của đất nước.
Từ những căn cứ trên, dưới góc độ khoa học chính sách cơng, khái niệm về chính
sách BHXHTN có thể đưa ra như sau:
“Chính sách BHXHTN là tởng hợp các chủ trương, quan điểm, quyết định có
liên quan của Nhà nước về hoạt động BHXHTN với mục tiêu, giải pháp nhằm bảo
đảm an sinh xã hội, quyền và lợi ích của người dân khi tham gia BHXHTN”.
1.1.2.2. Mục đích chính sách BHXHTN
BHXHTN là chính sách ASXH của Đảng và Nhà nước, do nhà nước tổ chức
thực hiện; được nhà nước bảo hộ, hỗ trợ mức đóng, cấp miễn phí thẻ BHYT; khơng
vì lợi nhuận, khơng bao giờ bị vỡ quỹ và mục đích duy nhất là vì cuộc sống của
người dân.
Thứ nhất, góp phần xây dựng hệ thống ASXH ngày càng vững mạnh đáp ứng
tốt nhu cầu của xã hội. Giảm thiểu cho ngân sách nhà nước một khoản tiền nhất
định để hỗ trợ cho người có thu nhập thấp hàng năm khi họ về già, họ vẫn có thu
nhập để đảm bảo cuộc sống. Thứ hai, giúp cho những người lao động làm nghề tự
do có thể tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH đem lại cho người lao động có
thể nhận lương hưu hàng tháng khi về già. Thứ ba, tạo điều kiện cho người lao động
chưa đủ điều kiện nhận lương hưu hàng tháng có thể tiếp tục tham gia BHXHTN
cho đủ điều kiện để hưởng lương hưu hàng tháng.
1.1.2.3. Vai trị chính sách BHXHTN
BHXH nói chung, trong đó có BHXHTN là trụ cột của hệ thống ASXH, việc
thực hiện hiệu quả pháp luật về BHXHTN đóng vai trị đặc biệt quan trọng trong hệ
thống chính sách pháp luật về xã hội. Vì vậy, định hướng tiếp tục nghiên cứu sửa

đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách BHXHTN có vai trị quan trọng, cấp thiết
trong việc góp phần làm cho xã hội ổn định. Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản
12


Việt Nam lần thứ XI, khẳng định: “Bảo đảm ASXH, tiếp tục sửa đởi, hồn thiện hệ
thống BHXH, BHYT, BHTN trợ giúp và cứu trợ xã hội đa dạng, linh hoạt có khả
năng bảo vệ, giúp đỡ mọi thành viên trong xã hội, nhất là những đối tượng yếu thế,
dễ bị tởn thương, vượt qua khó khăn hoặc các rủi ro trong cuộc sống” [20].
Ở Việt Nam chính sách BHXH, trong đó BHXHTN là một bộ phận quan trọng
của chính sách xã hội, giúp nhà nước điều tiết mối quan hệ giữa chính sách KT-XH
trên phương diện vĩ mơ, bảo đảm cho nền kinh tế liên tục phát triển và ổn định xã
hội. Trong hoạt động BHXH nhà nước tiến hành xây dựng nhiều chính sách, chế độ,
tổ chức triển khai, giám sát, thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của người tham gia
BHXHTN mà khơng phải chính từ NSNN cho lĩnh vực này. Yêu cầu hiện nay đang
đặt ra đối với các nhà hoạch định và thực thi chính sách BHXH Việt Nam là cần
sớm có những giải pháp cụ thể và đồng bộ; sửa đổi bổ sung chính sách, pháp luật về
BHXH, nhằm khắc phục những vướng mắc, những khó khăn, tồn tại; tiếp tục củng
cố, hồn thiện, đổi mới cơ chế, chính sách về BHXH nhằm đáp ứng yêu cầu phát
triển hệ thống ASXH phù hợp với nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế trong
tình hình mới.
BHXHTN là một nhu cầu khách quan trong xã hội hiện đại. Vai trò của thực
hiện pháp luật BHXHTN trong hệ thống chính sách và pháp luật về xã hội được thể
hiện ở những nội dung sau:
- Thực hiện tốt pháp luật BHXHTN góp phần ổn định cuộc sống cho người lao
động khi hết tuổi lao động hoặc không cịn khả năng lao động. Với hình thức đóng
vào quỹ hưu trí, tử tuất và hưởng chế độ hưu trí khi về già, đây là một bước tiến lớn
trong thực hiện chính sách an sinh xã hội, khơng chỉ tham gia vào các quan hệ lao
động chính thức mới được đóng BHXH mà lao động ở khu vực PCT cũng được
tham gia hưởng lương hưu khi hết tuổi lao động.

- Thực hiện pháp luật BHXHTN góp phần ổn định và nâng cao chất lượng lao
động, đảm bảo sự bình đẳng, vị thế xã hội của người lao động trong các thành phần
kinh tế khác nhau thúc đẩy sản xuất phát triển.
Pháp luật BHXHTN dựa trên nguyên tắc cơ bản là (đóng - hưởng) đã tạo ra
bước đột phá quan trọng về bình đẳng của người lao động về chính sách BHXH, các
ngành nghề, địa bàn khách nhau, theo các hình thức khác nhau đều được tham gia,
13


thực hiện chính sách về BHXH. Người tham gia BHXHTN khi về hưu được cấp thẻ
BHYT và được quỹ BHYT chi trả phần lớn chi phí khi đi khám chữa bệnh.
- Thực hiện hiệu quả chính sách BHXHTN góp phần ổn định xã hội với số
lượng lớn người lao động ở Việt Nam ở thị trường lao động PCT. Với nền kinh tế
mà lao động tự do chiếm hơn 70% tổng số lao động, nếu lực lượng này khơng được
đóng BHXH và khơng có chế độ lương hưu khi về già thì nhà nước và xã hội sẽ
gánh một sức nặng của chính sách bảo trợ xã hội. Việc thực hiện chính sách
BHXHTN tốt cịn góp phần giảm chi cho NSNN mà vẫn đảm bảo mục đích ASXH
bền vững.
1.2. Quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về ASXH, BHXH và
BHXHTN
1.2.1. Quan điểm của Đảng
Chính sách BHXH bao gồm bảo hiểm hưu trí - tử tuất; bảo hiểm thất nghiệp;
bảo hiểm ốm đau, thai sản và bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, với vai
trò là một trụ cột chính của hệ thống ASXH ln được Đảng, Nhà nước ta quan tâm
phát triển và coi đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực đối với sự phát triển bền vững
đất nước cũng như thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ XHCN.
Ở nước ta, việc xây dựng và thực hiện BHXHTN cho người lao động khu vực
phi chính thức đã được Đảng và Nhà nước có chủ trương và ban hành nhiều văn bản
quy định thực hiện, như: Nghị quyết đại hội VIII, đặc biệt là Đại hội IX của Đảng
đã chỉ rõ: “phải thực hiện chế độ BHXH đối với mọi người lao động ở các thành

phần kinh tế”. Quan điểm chỉ đạo của Đảng là thống nhất và xuyên suốt trong Nghị
quyết của các kỳ Đại hội sau này. “Bảo đảm ASXH, tiếp tục sửa đởi, hồn thiện hệ
thống BHXH, BHYT, BHTN trợ giúp và cứu trợ xã hội đa dạng, linh hoạt có khả
năng bảo vệ, giúp đỡ mọi thành viên trong xã hội, nhất là những đối tượng yếu thế,
dễ bị tởn thương, vượt qua khó khăn hoặc các rủi ro trong cuộc sống” [20].
Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định chính sách ASXH, chính sách BHXH
trong hầu hết các quy định về quyền cơ bản chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội, văn
hóa của con người và đều hướng đến đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhân
dân. Theo Điều 34, Hiến pháp năm 2013 đã ghi rõ “Cơng dân có quyền được đảm
14


bảo ASXH”. Điều 59 quy định “Nhà nước tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ
hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống ASXH…” [28]
Trong hệ thống ASXH thì hệ thống BHXH giữ vai trị trụ cột, bền vững nhất.
Phát triển BHXH sẽ là tiền đề và điều kiện để thực hiện tốt các chính sách ASXH,
góp phần phát triển KT-XH của đất nước.
Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 – 2020 đã chỉ rõ:
“BHXH và BHYT là hai chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột chính của hệ thống
ASXH, góp phần thực hiện tiến bộ và cơng bằng xã hội, bảo đảm ởn định chính trị xã hội và phát triển KT-XH; Mở rộng và hồn thiện chế độ, chính sách BHXH,
BHYT có bước đi, lộ trình phù hợp với phát triển KT-XH của đất nước. Phát triển
hệ thống BHXH, BHYT đồng bộ với phát triển các dịch vụ xã hội, đáp ứng ngày
càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân; tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người tham gia
và thụ hưởng các chế độ BHXH, BHYT; BHXH, BHYT phải theo nguyên tắc có
đóng, có hưởng, quyền lợi tương ứng với nghĩa vụ, có sự chia sẻ giữa các thành
viên, bảo đảm công bằng và bền vững của hệ thống BHXH, BHYT; Thực hiện tốt
các chế độ, chính sách BHXH, BHYT là trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính
quyền, đồn thể, tở chức xã hội, doanh nghiệp và của mỗi người dân”.[3]
Nghị quyết cũng đặt ra mục tiêu là: Thực hiện có hiệu quả các chính sách, chế

độ BHXH, BHYT; tăng nhanh diện bao phủ đối tượng tham gia BHXH, nhất là
BHXHTN; thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân. Phấn đấu đến năm 2020, có khoảng
50% lực lượng lao động tham gia BHXH, 35% lực lượng lao động tham gia bảo
hiểm thất nghiệp; trên 80% dân số tham gia BHYT. Sử dụng an toàn và bảo đảm
cân đối Quỹ BHXH trong dài hạn; quản lý, sử dụng có hiệu quả và bảo đảm cân đối
Quỹ BHYT. Xây dựng hệ thống BHXH, BHYT hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả
cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.
Tại Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Hội nghị lần thứ 7 Ban
Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khố XII về cải cách chính sách
BHXH đã nêu rõ về quan điểm chỉ đạo và mục tiêu:
- Quan điểm chỉ đạo
15


(1) BHXH là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội trong nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng thực hiện tiến bộ,
công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội, đời sống nhân dân, phát triển
bền vững đất nước.
(2) Phát triển hệ thống chính sách BHXH linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại,
hội nhập quốc tế; huy động các nguồn lực xã hội theo truyền thống tương thân
tương ái của dân tộc; hướng tới bao phủ tồn dân theo lộ trình phù hợp với điều
kiện phát triển KT-XH; kết hợp hài hoà các nguyên tắc đóng - hưởng; cơng bằng,
bình đẳng; chia sẻ và bền vững.
(3) Cải cách chính sách BHXH vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu
dài; kết hợp hài hồ giữa kế thừa, ổn định với đổi mới, phát triển và phải đặt trong
mối tương quan với đổi mới, phát triển các chính sách xã hội khác, nhất là chế độ
tiền lương, thu nhập, trợ giúp xã hội để mọi công dân đều được bảo đảm ASXH.
(4) Phát triển hệ thống tổ chức thực hiện chính sách BHXH bảo đảm tinh gọn,
chuyên nghiệp, hiệu quả, hiện đại, nâng cao tính hấp dẫn, củng cố niềm tin và sự hài
lòng của người dân cũng như các chủ thể tham gia BHXH.

(5) Thực hiện tốt chính sách BHXH là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, là
trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ
chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp và của mỗi người dân.
- Mục tiêu tổng quát
Cải cách chính sách BHXH để BHXH thực sự là một trụ cột chính của hệ
thống ASXH, từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ BHXH, hướng tới mục
tiêu BHXH toàn dân. Phát triển hệ thống BHXH linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện
đại và hội nhập quốc tế theo nguyên tắc đóng - hưởng, cơng bằng, bình đẳng, chia
sẻ và bền vững. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và phát
triển hệ thống thực hiện chính sách BHXH tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, tin
cậy và minh bạch.
Thực tế thời gian qua, mặc dù nguồn lực của đất nước còn hạn hẹp, nhưng
Đảng và Nhà nước vẫn luôn coi trọng công tác bảo đảm ASXH, mục tiêu hướng tới
bảo đảm an sinh cho mọi người dân, diện bao phủ khơng ngừng mở rộng. Theo đó,
đối tượng tham gia và thụ hưởng BHXH, BHYT ngày càng được mở rộng, góp
16


phần chủ động phòng ngừa, giảm những rủi ro trong cuộc sống. Tuy nhiên, Phó
Chủ nhiệm Bùi Sỹ Lợi cũng đã chỉ rõ tại Hội thảo khoa học “BHXH Việt Nam Một phần tư thế kỷ góp phần sự nghiệp an sinh”: “Trong thời gian tới, các chính
sách này vẫn cần tiếp tục hoàn thiện để tăng độ bao phủ an sinh cho người dân, đặc
biệt là người lao động làm việc trong khu vực phi chính thức, nơng dân”. đối với
một quốc gia có tới gần 70% lực lượng lao động làm việc trong khu vực PCT và
nông nghiệp, các chính sách ASXH của Việt Nam trong thời gian tới phải quan tâm
tới nhu cầu ASXH ngày càng lớn của nhóm này. Do vậy, phải từng bước mở rộng
và bảo đảm ASXH đồng thời phải gắn với việc phát triển việc làm, thu nhập thỏa
đáng, trình độ tay nghề, chuyên môn, cải thiện điều kiện, môi trường làm việc cho
NLĐ để họ có cơ hội và điều kiện chuyển sang khu vực lao động chính thức trong
nền kinh tế. Đây cũng là mục tiêu quan trọng trong quá trình xây dựng, sửa đổi các
đạo luật trong lĩnh vực xã hội, mà Bộ luật Lao động (sửa đổi) đã được Quốc hội

thông qua tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, và các luật liên quan sẽ được sửa
đổi sắp tới như: Luật Việc làm; Luật BHXH; Luật BHYT trong thời gian tới [44].
1.2.2. Căn cứ pháp lý và hướng dẫn thực hiện
Trong Chiến lược phát triển KT-XH của Việt Nam cũng đã chỉ rõ các định
hướng ưu tiên nhằm phát triển bền vững trong giai đoạn 2011-2020: “Phát triển hệ
thống ASXH đa dạng, ngày càng mở rộng và hiệu quả, phát triển mạnh hệ thống
BHXH, BHTN, BHYT, bảo hiểm tai nạn và bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm hưu trí, tử
tuất…khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để người lao động tiếp cận và tham gia
các loại hình bảo hiểm; đa dạng, linh hoạt, có khả năng bảo vệ, giúp đỡ mọi thành
viên trong xã hội, nhất là những đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương”. [14]
- Luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014
Ngày 20/11/2014, Luật BHXH sửa đổi đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 8, gồm 09 chương, 125 điều và có
hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016. Mục tiêu đặt ra khi xây dựng và ban hành
Luật BHXH năm 2014 là: Khắc phục những bất cập của Luật BHXH năm 2006; sửa
đổi, bổ sung và hoàn thiện một số nội dung cho đồng bộ với một số Bộ luật liên
quan đến NLĐ đã ban hành trong thời gian qua (Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn,
17


Luật Hơn nhân và Gia đình sửa đổi…), đồng thời phù hợp với thực tế phát triển KTXH của nước ta theo hướng hội nhập ngày càng sâu rộng với khu vực và quốc tế.
- Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXHTN. Theo đó, qui định người tham
gia BHXHTN là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng
tham gia BHXHBB.
Về mức đóng BHXHTN, căn cứ quy định tại Điều 10 Nghị định số
134/2015/NĐ-CP ngày 29-12-2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của
Luật BHXH về BHXHTN, mức đóng BHXH hằng tháng bằng 22% mức thu nhập
tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn. Mức thu nhập tháng do người
tham gia BHXHTN lựa chọn, thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực

nông thôn (hiện nay là 700.000, đồng/tháng), tối đa không quá 20 lần mức lương cơ
sở (hiện nay là 29.800.000, đồng).
Về mức hỗ trợ với người tham gia BHXHTN, Điều 14 của Nghị định này nêu
rõ: người tham gia BHXHTN được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm
(%) trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông
thôn quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này, gồm: Bằng 30% đối với người
tham gia BHXHTN thuộc hộ nghèo; Bằng 25% đối với người tham gia BHXHTN
thuộc hộ cận nghèo; Bằng 10% đối với các đối tượng khác. Thời gian hỗ trợ tùy
thuộc vào thời gian tham gia BHXHTN thực tế của mỗi người nhưng không quá 10
năm (120 tháng).
Căn cứ quy định tại Điều 9 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP, người tham gia
được chọn linh hoạt các phương thức đóng sau đây: đóng hằng tháng; đóng 03
tháng một lần; đóng 06 tháng một lần; đóng 12 tháng một lần, đóng một lần cho
nhiều năm về sau nhưng khơng q 5 năm một lần, Đóng một lần cho những năm
còn thiếu đối với người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương
hưu nhưng cịn thiếu khơng q 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm
để hưởng lương hưu.
Người tham gia BHXHTN có trách nhiệm: Đóng BHXHTN theo phương thức
và mức đóng theo quy định; thực hiện quy định về việc lập hồ sơ BHXHTN; bảo
quản sổ BHXH theo đúng quy định.
18


Người lao động vừa có thời gian tham gia BHXHBB, vừa có thời gian tham
gia BHXHTN thì được hưởng chế độ hưu trí, tử tuất trên cơ sở tổng thời gian đã
tham gia cả hai loại bảo hiểm nói trên.
Xác định mối quan hệ giữa mức đóng và mức hưởng: đây là một vấn đề rất
quan trọng đảm bảo việc thực hiện BHXHTN đạt kết quả tốt và Quỹ BHXHTN phải
được đầu tư tăng trưởng. Đây là nội dung rất quan trọng, bởi nó đảm bảo quỹ
BHXHTN được bảo tồn, tăng trưởng, hoạt động đầu tư của quỹ BHXH không phải

chịu thuế.
Ngun tắc lấy số đơng bù số ít: phải tạo nên sự ràng buộc mối quan hệ lâu dài
vững chắc giữa đóng và hưởng BHXHTN.
- Thơng tư số 01/2016/TT-BLĐTBXH ngày 18/2/2016 của Bộ Lao động
Thương binh và xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
BHXH về BHXHTN. Thông tư này quy định chi Tiết hướng dẫn thực hiện Điều 76
của Luật BHXH và một số Điều của Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29 tháng
12 năm 2015 của Chính phủ quy định chi Tiết một số Điều của Luật BHXH về
BHXHTN. Theo đó mở rộng đối tượng người tham gia là cơng dân Việt Nam từ đủ
15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXHBB theo quy định tại
Khoản 4, Điều 2 của Luật BHXH.
- Nghị quyết số 125/NQ-CP ngày 18/10/2018 của Chính phủ Ban hành
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày
23/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII về
cải cách chính sách BHXH. Trong đó nêu rõ mục đích, u cầu: Tổ chức nghiên
cứu, quán triệt sâu rộng và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết số 28NQ/TW, tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức, hành động của lãnh đạo các ngành,
các cấp, NLĐ, NSDLĐ. Đồng thời, phấn đấu đạt các chỉ tiêu theo từng giai đoạn cụ
thể đến năm 2021, 2025, 2030.
Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 03/8/2018 của Chính phủ về giao chỉ tiêu phát
triển đối tượng tham gia BHXH. Trong đó ban hành nguyên tắc, chỉ tiêu, tiêu chí và
phương pháp xây dựng chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH và tổ chức
thực hiện.
1.2.3. Các chính sách đã triển khai ở tỉnh Quảng Nam
19


Trong những năm qua, nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp của Tỉnh ủy,
HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã được đưa ra thực hiện nhằm mở rộng đối tượng tham
gia BHXH, BHYT, BHTN với mục tiêu tiến tới BHXH đối với mọi người lao động
trong độ tuổi lao động.

- Kế hoạch số 108/KH-TU ngày 04/8/2017 của Tỉnh Ủy Quảng Nam sơ kết 05
năm thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị Khóa
XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn
2012-2020.
- Chương trình số 17-Ctr/TU ngày 25/10/2018 của Tỉnh Ủy Quảng Nam thực
hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng Khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội.
- Kế hoạch số 416/KH-UBND ngày 18/01/2019 của Ủy ban Nhân dân tỉnh
Quảng Nam triển khai thực hiện Nghị quyết số 125/NQ-CP ngày 18/10/2018 của
Chính phủ và Chương trình số 17-Ctr/TU ngày 25/10/2018 của Tỉnh Ủy Quảng
Nam thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Khóa XII về cải cách chính sách BHXH.
- Kế hoạch số 2498/KH-UBND ngày 28/5/2019 của Ủy ban Nhân dân tỉnh
Quảng Nam thực hiện Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 03/8/2018 của Chính phủ về
giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH.
- Quyết định số 2715/QĐ-UBND ngày 26/8/2019 của Ủy ban Nhân dân tỉnh
Quảng Nam thành lập Ban Chỉ đạo phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT,
BHTN tỉnh Quảng Nam.
- Công văn chỉ đạo số 6037/UBND-NC ngày 09/10/2019 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Quảng Nam về việc nâng cao hiệu quả công tác thi hành pháp luật BHXH,
BHYT, BHTN trên địa bàn tỉnh.
- Kế hoạch số 20/KH-BHXH ngày 07/9/2018 của BHXH tỉnh Quảng Nam
thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng Khóa XII về cải cách chính sách BHXH.
Thời gian qua, các cấp chính quyền tỉnh Quảng Nam ln coi trọng chính sách
BHXH, BHYT- các trụ cột chính của hệ thống ASXH. Vì vậy, trong những năm
qua, nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh
20



×