Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Biết dừng lại trước thách thức đúng lúc pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.89 KB, 3 trang )

Biết dừng lại trước thách thức đúng lúc
Tác giả: John Baldoni

Bạn không nhận được huy chương cho sự khôn ngoan, nhưng có lẽ sẽ nhận được
một sự tán thưởng.
Edwin Van Calker, đội trưởng đội trượt tuyết bốn người của Hà Lan, nói với huấn luyện
viên của mình rằng anh sẽ không thử trượt xuống đường mòn băng giá và nguy hiểm
Whistler Sliding Center tại Thế vận hội mùa đông ở Vancouver. Huấn luyện viên của
anh, Tom de la Hunty nói rằng: "Tôi chưa bao giờ thấy ai tham gia một cuộc thi lớn và
không cạnh tranh chỉ vì họ cảm thấy sợ hãi. Hãy giữ nỗi sợ ở bên trong và thực hiện công
việc của mình đi".
Điều này không đúng với Van Calker. Anh đã bị rơi trên đường đua trong cuộc đua xe
trượt tuyết hai người và không nghĩ rằng anh có thể lái một chiếc xe trượt 4 người nặng
nề một cách an toàn. Anh đã không đổ lỗi cho con đường mòn, nơi đã chứng kiến nhiều
tai nạn và cái chết của một vận động viên Ukraina tên là Georgian trên xe trượt đơn từ
đầu cuộc thi. "Chỉ là lúc đó tôi cảm thấy thiếu tự tin".
Có lẽ trường hợp của Van Calker là một bài học vỡ lòng dành cho những nhà lãnh đạo.
Nhuệ khí của một nhà lãnh đạo được thử nghiệm trong những hoàn cảnh khó khăn.
Lịch sử ca ngợi những nhà lãnh đạo biết tận dụng lợi thế của mình và giành chiến thắng.
Nhưng người lãnh đạo hiểu biết cũng là người biết thời điểm nào nên nói không.
Thật không may, chúng ta quy kết những người như thế là kẻ bỏ cuộc, khi chính xác hơn
phải nói rằng họ có can đảm để biết lượng sức mình.
Vậy thì, làm thế nào để nhận biết rằng bạn nên tiếp tục hay rút lui? Dưới đây là một vài ý
kiến:
Biết được lợi thế của mình. Đánh giá những gì bạn đang phải đối mặt. Bạn thường có
thể đánh giá một thách thức thông qua các số liệu bạn dùng để quản lý doanh nghiệp của
bạn. Cân nhắc các chi phí bỏ ra so với chi phí thu lại. Cố gắng không để tính sai các chi
phí về cả hai phía.
Hãy nhớ rằng, kiểu cân bằng này thường được sử dụng để biện minh cho các vụ sáp nhập
và mua lại, khi mà hai doanh nghiệp sáp nhập lại để tránh sự cạnh tranh có thể chia rẽ họ.
Tuy nhiên, hầu hết những vụ sáp nhập lại kết thúc trong thất bại.


Phải có can đảm để biết lượng sức mình
Hiểu biết về đội ngũ của bạn. Cấp dưới của bạn có khả năng đạt được những gì? Ngay
cả những người giỏi nhất cũng có điểm yếu. Nếu họ quý mến và tôn trọng bạn, họ sẽ theo
bạn. Tuy nhiên, là lãnh đạo của họ, bạn cần phải đánh giá những gì bạn cần để yêu cầu
cấp dưới thực hiện.
Liệu rủi ro có xứng đáng với phần thưởng đạt được? Và nếu không có rủi ro quá lớn, liệu
thách thức có đáng để đầu tư thời gian và các nguồn lực? Liệu bạn có chắc tốt hơn hết
nên tiến hành đầu tư vào con người và đầu tư một khoản vốn tài chính vào một việc gì cố
định?
Biết mình. Bạn có những gì cần thiết để giải quyết những thách thức mới? Điều này
mang tính cá nhân. Nó có thể là sự cảm nhận rõ nét về bản thân - và một sự tin tưởng
vững chắc - để biết rằng những gì bạn đang phải đối mặt là ngoài khả năng của bạn. Tự
biết mình bao gồm cả việc biết những gì bạn làm tốt cũng như những gì bạn làm không
tốt.
Đặt ra những câu hỏi khiêu khích bằng cách kiểm tra những thách thức từ nhiều quan
điểm sẽ giúp các nhà lãnh đạo có được cái nhìn sâu sắc hơn về thời cuộc, cũng như các
vấn đề mà mình và nhóm phải đối mặt. Câu trả lời không phải lúc nào cũng dễ hiểu, đặc
biệt là khi thông thường, hầu hết các nhà lãnh đạo có một khát khao cháy bỏng là làm hết
sức mình để giành chiến thắng. Sự kiên trì cùng với lợi thế áp đảo có thể đưa đến một kết
cuộc mĩ mãn, nhưng điều này không phải luôn luôn phát huy được những điều tốt nhất
cho tổ chức.
Quyết định rút lui của Van Calker cũng đồng nghĩa với việc đội trượt tuyết Hà Lan phải
từ bỏ cuộc đua. Trong khi phần lớn đồng đội của Van Calker ủng hộ quyết định của anh,
cũng có ý kiến bộc lộ sự thất vọng. "Đây là cơ hội cuối cùng để tôi có thể làm được một
điều gì đó thật đặc biệt" - Timothy Beck, một vận động viên tham dự Olympic lần thứ ba
và thành viên của đội trượt tuyết nói - "Nhưng tôi không thể lãnh đạo đội đua. Tôi không
đủ trách nhiệm để làm việc đó".
Người lãnh đạo không thể đạt được vị trí cao nhất bằng cách bỏ cuộc, đặc biệt khi quyết
định từ chối đối mặt với thách thức của họ làm tổn thương cấp dưới. Nhưng chiến thắng
không phải là mục đích duy nhất của một nhà lãnh đạo. Bạn đang chịu trách nhiệm bởi vì

bạn biết làm thế nào để tiến hành mọi việc theo đúng quỹ đạo của nó. Khi bạn nhận ra
rằng một thách thức là quá lớn, nhất là khi thách thức đó tiềm tàng nguy hiểm, rút lui lại
thể hiện sự dũng cảm hơn là mù quáng tiến lên phía trước.
- Bài viết của John Baldoni trên Harvard Business Publishing -
Quốc Dũng dịch

×