Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Công tác phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên trường đại học sư phạm hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 107 trang )

 
 1
 
 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA THƯ VIỆN – THÔNG TIN
------------

CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN
KIẾN THỨC THÔNG TIN CHO SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : TH.S. NGUYỄN THỊ MINH NGỌC
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO
LỚP
: TV 42A

HÀ NỘI, 2014


 
 2
 

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp, dưới sự hướng
dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn và được Nhà trường tạo điều kiện thuận
lợi, em đã có một q trình nghiên cứu, tìm hiểu và học tập nghiêm túc để


hoàn thành đề tài.
Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Thầy
giáo, Thạc sĩ Trương Đại Lượng – Thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và
giúp đỡ em hoàn thành tốt đề tài về phương pháp, lý luận và nội dung trong
suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Thạc sĩ Nguyễn Thị Minh Ngọc – Giám
đốc phụ trách Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội, đã có những ý kiến đóng góp quý báu và tạo điều kiện giúp đỡ em trong
q trình em hồn thành khóa luận này.
Em xin gửi lời tri ân tới các thầy cô trong khoa Thư viện – Thơng tin
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã tận tình truyền đạt kiến thức và giúp đỡ
em trong suốt 4 năm học tập. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do trình độ, năng
lực và thời gian còn hạn chế, cũng như thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên đề tài
của em chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy, em
kính mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý kiến của thầy cơ cùng các bạn để đề
tài của em được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, em kính chúc q thầy, cơ dồi
dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Thị Phương Thảo


 
 3
 

MỤC LỤC



LỜI NĨI ĐẦU ................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài: ............................................................................... 8
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 9
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 9
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 9
5. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................ 10
6. Bố cục của đề tài ......................................................................................... 10
Chương 1:TRUNG TÂM TT-TV TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ
NỘI VỚI CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN KTTT CHO SINH VIÊN ............ 11
1.1. Khái niệm kiến thức thông tin .................................................................. 11
1.1.1. Định nghĩa KTTT (Information Literacy) ............................................ 11
1.1.2. Các thành tố của KTTT ......................................................................... 15
1.2. Vài nét về Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội ................................................................................................................... 17
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển ........................................................ 17
1.2.2. Cơ cấu tổ chức....................................................................................... 21
1.2.3. Nguồn lực thông tin .............................................................................. 22
1.2.4. Các nhóm người dùng tin và nhu cầu tin .............................................. 27
1.3. Vai trị của KTTT đối với cơng tác đổi mới và nâng cao chất lượng đào
tạo tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ........................................................ 30
1.3.1. KTTT đối với hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học ............... 30
1.3.2. KTTT với việc nâng cao chất lượng đào tạo ........................................ 33
Chương 2:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN KTTT CHO
SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ........................... 35
2.1. Công tác đào tạo KTTT của thư viện ....................................................... 35


 
 4
 


2.1.1. Đội ngũ cán bộ tham gia đào tạo KTTT ............................................... 35
2.1.2. Chương trình và nội dung đào tạo KTTT ............................................. 37
2.2 Năng lực KTTT của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ............ 42
2.2.1 Kỹ năng nhận dạng nhu cầu tin .............................................................. 42
2.2.2. Kỹ năng tìm và đánh giá thơng tin ....................................................... 49
2.2.2.1. Kỹ năng tìm tin................................................................................... 49
2.2.2.2. Kỹ năng đánh giá thông tin ................................................................ 67
2.2.3. Kỹ năng sử dụng và trao đổi thông tin .................................................. 71
2.3. Nhu cầu KTTT của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ............ 81
2.3.1. Nhu cầu tham gia các khóa học về KTTT ............................................ 81
2.3.2 Nhu cầu về kiến thức và kỹ năng thông tin............................................ 82
Chương 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
KTTT CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ..... 86
3.1. Nhận xét ................................................................................................... 86
3.1.1. Về công tác đào tạo KTTT .................................................................... 86
3.1.2. Về năng lực KTTT của sinh viên .......................................................... 87
3.1.3. Về nhu cầu KTTT của sinh viên ........................................................... 89
3.2. Giải pháp .................................................................................................. 89
3.2.1. Nâng cao trình độ của cán bộ thư viện.................................................. 89
3.2.2. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo KTTT .......... 92
KẾT LUẬN .................................................................................................... 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 96
 


 
 5
 


HỆ THỐNG TỪ VIẾT TẮT

CNTT:

Công nghệ thông tin

CSDL:

Cơ sở dữ liệu

ĐHSPHN:

Đại học Sư phạm Hà Nội

KTTT:

Kiến thức thông tin

NCKH:

Nghiên cứu khoa học

NDT:

Người dùng tin

TT – TV:

Thông tin – Thư viện



 
 6
 

DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
Bảng 1.1: Thống kê số lượng tài liệu truyền thống ........................................ 23
Bảng2.1: Nội dung các khóa học về KTTT do thư viện tổ chức .................... 39
Bảng 2.2: Phương pháp giảng dạy .................................................................. 40
Bảng 2.3:Mức độ hài lịng của sinh viên về các khóa học KTTT của thư viện . 42
Bảng 2.4: Khả năng định vị nguồn tài liệu của sinh viên ............................... 61
Bảng 2.5: Khả năng xây dựng chiến lược tìm tin của sinh viên ..................... 65
Bảng 2.6: Khả năng xây dựng chiến lược tìm tin của sinh viên ..................... 66
Bảng 2.7: Khả năng đánh giá chất lượng tài liệu của sinh viên...................... 68
Bảng 2.8: Khả năng đánh giá thông tin của sinh viên .................................... 69
Bảng 2.9: Khả năng hiểu biết về kỹ năng sử dụng thông tin của sinh viên .... 72
Bảng 2.10: Khả năng sử dụng thông tin trên mạng của sinh viên .................. 73
Bảng 2.11: Khả năng hiểu biết về vấn đề bản quyền của sinh viên................ 74
Bảng 2.12: Khả năng trích dẫn tài liệu của sinh viên ..................................... 77
Bảng 2.13: Nhu cầu tham gia các khóa học về KTTT của sinh viên.............. 81
Bảng 2.14: Nhu cầu về kỹ năng thông tin của sinh viên................................. 83
Bảng 2.15: Nhu cầu sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông của sinh viên .. 84
 

Biểu đồ 1.1: Tỷ lệ các loại hình tài liệu truyền thống ..................................... 25
Biểu đồ 1.2: Tỷ lệ các loại CSDL ................................................................... 26
Biểu đồ 2.1: Trình độ chuyên môn của cán bộ tại Trung tâm ........................ 36
Biểu đồ 2.2: Khả năng nhận dạng nhu cầu tin của sinh viên nhóm 1 ............. 44
Biểu đồ 2.3: Khả năng nhận dạng nhu cầu tin của sinh viên nhóm 2 ............. 45
Biểu đồ 2.4: Khả năng xác định các khái niệm và thuật ngữ tìm tin của sinh

viên nhóm 1 ..................................................................................................... 46


 
 7
 

Biểu đồ 2.5: Khả năng xác định các khái niệm và thuật ngữ tìm tin của sinh
viên nhóm 2 ..................................................................................................... 47
Biểu đồ 2.6: Khả năng hiểu biết về tính chất thông tin của sinh viên ............ 48
Biểu đồ 2.7: Khả năng hiểu biết về nguồn tin của sinh viên .......................... 50
Biểu đồ 2.8: Khả năng sử dụng công cụ tra cứu của sinh viên ....................... 59
Biểu đồ 2.9: Khả năng định vị nguồn tài liệu của sinh viên ........................... 61
Biểu đồ 2.10: Khả năng xây dựng chiến lược tìm tin của sinh viên ............... 65
Biểu đồ 2.11: Khả năng xây dựng chiến lược tìm tin của sinh viên ............... 67
Biểu đồ 2.12: Khả năng trích dẫn tài liệu của sinh viên ................................. 76
Biểu đồ 2.13: Khả năng trình bày thơng tin của sinh viên.............................. 79
Biểu đồ 2.14: Nhu cầu tham gia các khóa học về KTTT của sinh viên ......... 81
Hình 1.1 : Trung tâm TT – TV trường Đại học Sư phạm Hà Nội .................. 17
Hình 1.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức TTTT-TV Đại học Sư phạm Hà Nội ............ 21
Hình 2.1: Giao diện trang tra cứu trực tuyến OPAC ...................................... 55


 
 8
 

LỜI NĨI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong xu hướng tồn cầu hóa và phát triển nền kinh tế tri thức hiện

nay, giáo dục đại học có vai trị chủ đạo trong toàn bộ hệ thống giáo dục
của mỗi quốc gia. Giáo dục đại học được công nhận là một công cụ hiệu
quả cho sự phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao và phát triển xã hội
trên nhiều phương diện. Tuy nhiên, chất lượng giáo dục đại học của Việt
Nam hiện nay vẫn chưa đáp ứng nhu cầu xã hội và là thách thức với quá
trình hội nhập quốc tế.
Một trong những hướng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học mà
nhiều nước phát triển trên thế giới rất coi trọng là phát triển kiến thức thông
tin (KTTT)và khả năng tự học suốt đời. GS.TS Phạm Tất Dong cho rằng:
“Học tập suốt đời là nội dung cốt lõi của khái niệm xã hội học tập. Nền giáo
dục trong xã hội học tập, hướng vào việc xây dựng cho con người năng lực
tiếp nhận, xử lý, sử dụng, tạo ra, truyền bá thơng tin để hình thành tri thức
mới. Việc đề cao phương thức học tập suốt đời phải đồng thời đề cao năng lực
tự học mà chủ yếu học cách học (Learning how to learn).
Hơn thế nữa, ngày nay, các hoạt động học tập đang diễn ra khơng chỉ
tại giảng đường đại học mà cịn theo sinh viên đến hết cuộc đời. Bởi, họ chính
là những người lao động cần phải nhận biết, đánh giá, phân tích, tiếp cận và
quản lý thơng tin một cách có hiệu quả để thành công trong việc giải quyết
các vấn đề, cung cấp các giải pháp, các sáng kiến cải tiến công việc trong
cuộc sống. Xuất phát từ thực tế đó, các trường đại học cần phải có chiến lược
trong đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng học tập cho sinh
viên bằng cách trang bị kiến thức thông tin cho sinh viên. Bởi lẽ, việc trang bị
kiến thức thơng tin trở nên ngày càng quan trọng, nó giúp cho sinh viên chủ


 
 9
 

động tiếp cận các nguồn thông tin, tri thức mới thông qua các khả năng xác

định nhu cầu tin, đánh giá thông tin và sử dụng chúng một cách hiệu quả.
Qua q trình khảo sát tại Trung tâm Thơng tin - Thư viện (TT – TV)
trường Đại học Sư phạm Hà Nội – nơi đã và đang triển khai đào tạo KTTT
cho sinh viên, tác giả nhận thấy hoạt động này của thư viện chưa thực sự có
hiệu quả. Với lý do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Cơng tác phát triển kiến thức
thông tin cho sinh viên TrườngĐại học Sư phạm Hà Nội” làm khóa luận tốt
nghiệp của mình. Với hy vọng kết quả của đề tài sẽ góp phần nâng cao hiệu
quả cơng tác phát triển KTTT cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
hiện nay.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng và nhu cầu KTTT của sinh viên
Phạm vi nghiên cứu: Trường Đại học Sư phạm trong giai đoạn hiện nay
3. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về KTTT như: khái niệm KTTT,
các thành tố của KTTT, vai trò của KTTT đối với giáo dục đại học.
Tìm hiểu thực trạng KTTT, nhu cầu KTTT của sinh viên TrườngĐại học
Sư phạm Hà Nộivà công tác đào tạo KTTT cho sinh viên của Thư viện trường.
Kiến nghị một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công
tác phát triển KTTT cho sinh viên Nhà trường.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài tác giả có sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tíchvà tổng hợp tài liệu;


 
10
 
 


- Phương pháp điều tra bảng hỏi;
- Phương pháp quan sát;
- Phương pháp phỏng vấn.
5. Ý nghĩa của đề tài
Về mặt lý luận: Đề tài góp phần làm đầy đủ và phong phú hơn các khái
niệm về KTTT, đồng thời nắm bắt được công tác đào tạo người dùng tin của
thư viện.
Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của khóa luận là cơ sở để khẳng
định tầm quan trọng của KTTT, đồng thời sẽ giúp Trung tâm TT – TVĐHSP
HN và Ban giám hiệu Nhà trường nhận ra thực trạng công tác đào tạo KTTT
cũng như năng lực KTTT của sinh viên. Trên cơ sở đó, Nhà trường và thư
viện đề ra những giải pháp giúp sinh viên có khả năng tốt hơn trong việc nhận
biết nhu cầu thông tin, khai thác và sử dụng thông tin một cách hiệu quả.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung bài khóa luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội với công tác phát triển KTTT cho sinh viên
Chương 2: Thực trạng công tác phát triển KTTT cho sinh viên Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao KTTT cho sinh viên
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội


 
11
 
 

Chương 1

TRUNG TÂM TT-TV TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI VỚI
CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN KTTT CHO SINH VIÊN
1.1. Khái niệm kiến thức thông tin
1.1.1. Định nghĩa KTTT (Information Literacy)
Thuật ngữ“Information Literacy”xuất hiện từ khá sớm và đã được Quốc
tế hóa. Nhưng, ở Việt Nam, KTTT được dịch theo nhiều nghĩa khác nhau và
còn khá mới mẻ trong hoạt động thông tin thư viện.TS. Lê Văn Viết, cho rằng
nên dịch KTTT là “kiến thức thông tin”[2]. Nhưng, trong bài tham luận
“Những tiêu chuẩn kiến thức thông tin trong giáo dục đại học Mỹ và các
chương trình đào tạo kỹ năng thông tin cho sinh viên tại Trung tâm thông tinthư viện, ĐHQGHN” của TS. Nguyễn Huy Chương và CN. Nguyễn Thanh
Lý lại không nêu khái niệm kiến thức thông tin mà chỉ có khái niệm về kỹ
năng thơng tin “Kỹ năng thông tin là tập hợp các yêu cầu về khả năng nhận
biết thông tin cần thiết, xác định, đánh giá và sử dụng một cách hiệu quả các
thông tin cần thiết”[5]. Trong khi đó, ơng Nguyễn Hữu Viêm- một người có
nhiều cơng trình nghiên cứu về thư viện học lại cho rằng thuật ngữ
“Information Literacy” nên dịch là “xóa mù thơng tin” vì Literacy cũng có
một nghĩa là xóa mù[2].Thực chất, KTTT là một khái niệm mang tính chất
liên ngành (thơng tin thư viện và giáo dục), do đó việc chuẩn hóa nó càng trở
nên phức tạp và khơng nên có một khái niệm chuẩn tuyệt đối cho tồn cầu. Lí
do đơn giản là vì đặc thù văn hóa và triết lý giáo dục của mỗi quốc gia, mỗi tổ
chức ảnh hưởng mạnh mẽ đến nội hàm của khái niệm KTTT mà quốc gia, tổ
chức đó dự định áp dụng.Mặc dù có nhiều cách hiểu khác nhau, nhưng trong
phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả cho rằng KTTT được hiểu và dịch
thành kiến thức thông tin mới thỏa đáng và hợp lý hơn.


 
12
 
 


Theo Hiệp hội các thư viện Đại học và thư viện nghiên cứu Mỹ
(ACRL, 1989), kiến thức thông tin là sự hiểu biết và một tập hợp các khả
năng cho phép các cá nhân có thể “nhận biết thời điểm cần thơng tin và có thể
định vị, thẩm định và sử dụng thông tin cần thiết một cách hiệu quả” [13].
Kiến thức thơng tin chính là chìa khóa để mọi người nói chung và các nhà
nghiên cứu nói riêng làm chủ được kho tàng tri thức của nhân loại. Sự bùng
nổ thông tin như hiện nay đã cho ra đời một lượng thông tin khổng lồ hỗn
loạn và vô cùng phức tạp. Làm thế nào để tìm đúng và đủ thơng tin mà mình
cần, đồng thời đánh giá được sự phù hợp, sử dụng chúng một cách hiệu quả?
Khơng khó để trả lời nếu chúng ta có hiểu biết sâu sắc về kiến thức thông tin.
Tại Hội nghị về KTTT và kỹ năng học tập suốt đời ( Information
Literacy and Lifelong learning) diễn ra vào ngày 6 – 9 tháng 11 năm 2005 tại
Alexandria, Ai Cập, KTTT được định nghĩa “ là khả năng tìm kiếm đánh giá,
sử dụng và tái tạo thông tin một cách hiệu quả phục vụ mục đích cá nhân, xã
hội, cơng việc và học tập”. Trong thời đại cơng nghệ số, con người có hiểu
biết, kiến thức về công nghệ, kỹ thuật thôi chưa đủ mà cần phải học cách tìm
kiếm, truy cập, tổ chức, phân tích và đánh giá thơng tin nhằm sử dụng vào
việc ra quyết định và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả nhất [17].
Theo UNESCO, KTTT là sự kết hợp của kiến thức, sự hiểu biết, các kỹ
năng và thái độ mà mỗi thành viên cần hội tụ đầy đủ trong xã hội thơng
tin.Khi mỗi cá nhân có kiến thức thì họ sẽ phát triển khả năng lựa chọn, tiếp
biến, đánh giá, thao tác và trình bày thơng tin. Theo khái niệm này, người sử
dụng thông tin không chỉ cần có trình độ để lựa chọn thơng tin phù hợp mà
cịn phải có thái độ đúng đắn trong việc sử dụng thơng tin. Nói cách khác,
người có KTTT phải sử dụng thơng tin một cách có đạo đức. Hơn ai hết, đối
với người làm công tác nghiên cứu càng phải chứng tỏ được việc sử dụng
thông tin một cách hợp pháp luật, hợp đạo đức của mình. Sẽ khơng quá khó



 
13
 
 

khăn nếu chúng ta có hiểu biết về KTTT. Quan trọng hơn cả, kiến thức này
cũng giúp cho các nhà nghiên cứu có một thái độ nghiên cứu nghiêm túc, giúp
họ tránh được những vi phạm liên quan đến đạo đức nghề nghiệp, đạo đức
nghiên cứu. Và đó cũng chính là cơ sở để chúng ta tính tới vấn đề hội nhập và
hợp tác bình đẳng với bạn bè quốc tế trên mặt trận nghiên cứu khoa học.Với ý
nghĩa này, KTTT có lẽ là mảng kiến thức cần được đặc biệt nhấn mạnh trong
bối cảnh Việt Nam hiện nay, khi mà vấn đề bản quyền và sở hữu trí tuệ trở
thành vấn đề tồn cầu.
Kiến thức thơng tin chính là vấn đề cấp bách mang tính tồn cầu trong
bối cảnh xã hội thông tin và kinh tế tri thức. Mỗi quốc gia cần phải có một
chiến lược phát triển kiến thức thông tin phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội
và giáo dục của mình nhằm tạo ra một lực lượng lao động có khả năng thích
ứng và tính sáng tạo cao. Đây cũng chính là khẳng định của tác giả Alan
Bundy (2003) khi ông cho rằng kiến thức thông tin được xem như một hệ
kiến thức nền tảng, và do đó các chính phủ cần phải xây dựng các chính sách
và chiến lược thơng tin phù hợp, lấy kiến thức thông tin là nhân tố cốt lõi. Tác
giả này cũng kêu gọi các nhà giáo, nhà khoa học, và các nhà quản lý giáo dục
ngay bây giờ nên thống nhất coi kiến thức thông tin như là ưu tiên đầu tư cao
nhất về mặt sư phạm và nguồn lực [1].Riêng đối với Việt Nam, cần phải có
những chính sách cụ thể trong việc phổ biến KTTT cho tất cả mọi người ở
từng vùng kinh tế, đặc điểm xã hội. Từ đó, xây dựng chiến lược phù hợp với
đặc điểm, nhu cầu đặc thùcủa người sử dụng ở mỗi khu vực xã hội khác
nhau.Đây là công việc cần thiết và cấp bách, đặc biệt khi nước ta đang tiến
hành việc ứng dụng CNTT một cách rộng khắp.
Boekhorst (2003), tìm thấy trong tất cả các định nghĩa và mô tả về

KTTT được tóm tắt thành ba khái niệm cụ thể:


 
14
 
 

Khái niệm công nghệ thông tin và truyền thông (ICT): KTTT đề cập
đến khả năng sử dụng ICT để tra cứu và phổ biến thông tin.
Khái niệm các nguồn thông tin: KTTT đề cập đến khả năng tìm tin và
sử dụng thông tin một cách độc lập với sự trợ giúp của trung gian.
Khái niệm tiến trình thơng tin: KTTT đề cập đến tiến trình nhận ra
nhu cầu tin, tra cứu, đánh giá, sử dụng và phổ biến thông tin theo yêu cầu
hoặc mở rộng kiến thức [16]. Khái niệm này bao gồm cả khái niệm ICT và
khái niệm các nguồn tin và cá nhân được xem như các hệ thống thơng tin có
khả năng tra cứu, đánh giá, xử lý và phổ biến thông tin để ra các quyết định
nhằm tồn tại [3].
Qua các định nghĩa trên, chúng ta thấy rằng KTTT không chỉ đơn
thuần là khai thác thông tin trên mạng hay chỉ khai thác thông tin trong các tài
liệu truyền thống. KTTT đòi hỏi những kỹ năng như định hướng nhu cầu
thông tin, sử dụng các công cụ tìm tin hiệu quả và khả năng thẩm định các
nguồn tin. KTTT địi hỏi khả năng khá tồn diện với mục tiêu giúp con người
chủ động hơn trong việc học tập, nghiên cứu;chú trọng tới rèn luyện kỹ năng
tiếp nhận thơng tin có chọn lọc hay tư duy phê phán của người dùng tin. Đồng
thời KTTT cũnglà điều kiện đầu tiên để mọi người tham gia có hiệu quả vào
xã hội thông tin và là yếu tố để con người thực hiện quyền học tập suốt
đời.Mục tiêu hướng tới của KTTT là tạo ra khả năng cho các cá nhân nhận ra
nhu cầu thơng tin của họ và tìm kiếm thơng tin một cách có hiệu quả; quản lý
thơng tin thu thập được,đánh giá có phê phán thơng tin và các nguồn tin; ứng

dụng thông tin trong việc học tập, sáng tạo tri thức mới; nắm bắt được các
khía cạnh kinh tế, pháp luật, chính trị, văn hóa và xã hội trong việc sử dụng
thông tin hợp pháp.


 
15
 
 

1.1.2. Các thành tố của KTTT
Tháng 9 năm 2003, dưới sự tài trợ của UNESCO, Ủy Ban quốc gia về
khoa học thư viện và thông tin và Diễn đàn quốc gia về KTTT (Hoa Kỳ) đã tổ
chức hội thảo bàn về KTTT. Hội thảo này đã ra một tuyên bố, gọi là Tuyên bố
Praha: Tiến tới xã hội KTTT (The Prague Declaration: Towards an
Information Literate Society). Tuyên bố Praha đã đưa ra 6 nguyên tắc cơ bản
của KTTT. Trong đó, nguyên tắc thứ hai đề cập: “KTTT bao gồm kiến thức
về nhu cầu và yêu cầu tin, khả năng xác định, định vị, đánh giá, tổ chức và
sáng tạo, sử dụng có hiệu quả và truyền thơng tin tới các địa chỉ. Đây là điều
kiện đầu tiên để tham gia có hiệu quả vào xã hội thơng tin và là một phần
trong quyền cơ bản của con người được học tập suốt đời”.Căn cứ nội dung
của nguyên tắc nêu trên, có thể khẳng định rằng, tuy KTTT là một thuật ngữ
mới nhưng nội hàm của nó lại rất quen thuộc. Bởi vì, phần lớn nội dung của
khái niệm này trùng hợp với khái niệm trước đó đã sử dụng rộng rãi trong tài
liệu nghiệp vụ thư viện của nước ta và quốc tế. Điều này cũng đã được tác giả
Nguyễn Hồng Sơn nhắc đến trong bài viết của mình: vào cuối thập niên
1980, các nhà thư viện ở các trường học đã chuyển khái niệm kiến thức thư
viện thành KTTT [4].Tất nhiên, vốn tri thức của khái niệm này càng ngày
càng phong phú hơn do được bổ sung các nội dung mới. Từ nội dung trên,
KTTT có thể chia thành 2 lĩnh vực, đó là: hiểu biết (kiến thức, lý luận) và

thực hành (kỹ năng).
Về hiểu biết:Phải có hiểu biết về:
Q trình hình thành thơng tin, tri thức; vai trị của thông tin, tri thức
trong đời sống mỗi người và trong tồn xã hội;
Thư viện, cơ quan thơng tin, trong đó bao gồm cả những hiểu biết về
mạng lưới thư viện, thông tin của đất nước (vùng, huyện, tỉnh), của thế giới,
đặc biệt là của thư viện, cơ quan thông tin cụ thể nơi bạn đọc đang sử dụng;


 
16
 
 

Những nhu cầu và yêu cầu tin của mỗi người, mỗi cộng đồng, tập thể;
Vốn tài liệu-thông tin, các dịch vụ, sản phẩm thư viện-thông tin của
từng thư viện và của cả ngành thư viện-thông tin trong cả nước;
Bộ máy tra cứu-tìm tin truyền thống và hiện đại;
Các cơng cụ, chiến lược tìm và các phương pháp tìm tin; tin học,
Internet, web, tuy nhiên chỉ ở mức kiến thức về lưu trữ, tìm và khaithác tin
trên mạng;
Pháp luật thư viện, luật bản quyền.

Về kỹ năng, bao gồm các kỹ năng sau:
Kỹ năng công cụ: biết định hướng trong các bộ máy tra cứu-tìm tin của
các thư viện và cơ quan thơng tin trong và ngồi nước tìm kiếm thơng tin bằng
phương pháp truyền thống và hiện đại;Các phương pháp làm việc với vật mang
tin khác nhau,kỹ thuật đọc để thu nhận thơng tin từ những gì đã đọc,…
Kỹ năng về nguồn tin: Xác định , đánh giá đúng nguồn thông tin,
nguồn tài liệu cần thiết cho quá trình tìm kiếm thơng tin.

Kiến thức về cấu trúc xã hội: Tính chính xác và chân thực của thông
tin phù hợp với nhu cầu tin của tồn xã hội, của tập thể, nhóm người, của từng
cá nhân
Các kỹ năng nghiên cứu và đánh giá thông tin thông qua công tác xử
lý,đánh giá, tổng hợp và phân tích tin;
Kỹ năng truyền đạt, phổ biến thông tin;
Kỹ năng tạo lập các sản phẩm thông tin, thư viện đặc biệt như cách lập
bản thư mục, giới thiệu sách, biên soạn bài tóm tắt, các bài tổng luận,…
Kỹ năng về xuất bản, công nghệ…


 
17
 
 

1.2. Vài nét về Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển

Hình 1.1 : Trung tâm TT – TV trường Đại học Sư phạm Hà Nội

 Quá trình thành lập
Trung tâm TT-TV Trường ĐHSPHN ra đời ngày 11/10/1951, cùng với
sự ra đời của trường ĐHSPHN, đây là đơn vị phục vụ đào tạo trực thuộc Ban
giám hiệu Nhà trường.
Ngày 10/12/1993, theo Nghị định 97/CP của Chính phủ, trường
ĐHSPHN là một trường thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội, thời điểm
này,Thư viện trường là một Phòng phục vụ bạn đọc trong Trung tâm Thông
tin - Thư viện của Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Ngày 12/10/1999, theo Quyết định số 201/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ, trường được tách ra khỏi Đại học Quốc Gia Hà Nội và mang tên là
trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Thư viện lúc này được gọi là Trung tâm
Thông tin - Thư viện Trường ĐHSPHN.


 
18
 
 

Quá trình phát triển
Giai đoạn từ 1951-1965: Thư viện thời kỳ đầu thành lập, cơ sở vật chất
hầu như chưa có gì, đội ngũ cán bộ cịn rất mỏng, tài liệu phục vụ học tập,
giảng dạy chưa nhiều, nhưng bằng lòng yêu nghề, ngay từ những ngày đầu,
thư viện đã hoàn thành tốt nhiệm vụ phục vụ đào tạo nhà trường giao cho.
Thời kỳ này, Thư viện trực thuộc Phòng Đào tạo của Trường.
Giai đoạn 1965-1975: Đây là giai đoạn trường ĐHSPHN có sự chuyển
hướng về cơ cấu tổ chức để phù hợp với tình hình thực tế của cách mạng cả
nước ở thời điểm đó. Chính vì thế, trường đại học Sư phạm được tách ra
thành 3 trường: Đại học Sư phạm Hà Nội I, Đại học Sư phạm Hà Nội II và
Đại học Sư phạm Ngoại ngữ. Giai đoạn này, đế quốc Mỹ tăng cường chiến
tranh đánh phá miền Bắc, cán bộ, giảng viên và sinh viên toàn trường phải đi
sơ tán về nhiều tỉnh khác nhau. Trong hồn cảnh đó, để đáp ứng tốt nhiệm vụ
phục vụ đào tạo, Thư viện cũng chia tài liệu và phân công cán bộ theo các
khoa về nơi sơ tán để cán bộ, giảng viên và sinh viên không thiếu tài liệu học
tập, giảng dạy, thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ kính u “Dù khó khăn đến
đâu cũng phải thi đua dạy tốt, học tốt”.
Giai đoạn 1975–1993: Giai đoạn này, trường có tên là trường Đại học
Sư phạm Hà Nội I trên cơ sở sát nhập 2 trường Đại học Sư phạm Hà Nội I và

Đại học Sư phạm Hà Nội II. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Nhà
trường trong giai đoạn này là chi viện cho việc xây dựng trường ĐHSPHN2
mới được thành lập ở Xuân Hoà (1976) và các trường đại học Sư phạm, cao
đẳng Sư phạm ở miềnNam, Lào, Campuchia… Thực hiện nhiệm vụ của Nhà
trường giao cho, Thư viện vừa phải đảm bảo tài liệu phục vụ cho học tập,
giảng dạy, nghiên cứu của cán bộ, giảng viên, sinh viên của trường ĐHSPHN
I vừa phải chia sẻ tài liệu cho các trường bạn.
Giai đoạn 1993 – 1999: Thời điểm này, trường Đại học Sư phạm là một
trường thành viên thuộc Đại học Quốc Gia Hà Nội. Thư viện của trường sát


 
19
 
 

nhập vào Trung tâm Thông tin Thư viện – Đại học Quốc Gia Hà Nội, vẫn duy
trì tốt nề nếp phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà trường một
cách hiệu quả.
Giai đoạn 1999 đến nay: Tháng 12/1999 theo Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ, trường ĐHSPHN tách ra khỏi Đại học Quốc Gia Hà Nội,
theo đó Thư viện cũng được tách khỏi Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học
Quốc Gia Hà Nội. Đây là giai đoạn Thư viện nhận được sự quan tâm đầu tư
lớn của Nhà trường từ phát triển đội ngũ cán bộ đến cơ sở vật chất, trang thiết
bị…Từ đây Thư viện đã có những chuyển biến mạnh mẽ, từng bước ứng dụng
công nghệ thông tin vào các mặt hoạt động, đáp ứng tốt nhu cầu tài liệu,
thông tin của đông đảo bạn đọc phục vụ hiệu quả yêu cầu đào tạo và nghiên
cứu khoa học của nhà trường trong giai đoạn mới, giai đoạn xây dựng trường
Đại học Sư phạm trọng điểm.
Gắn liền với 50 năm lịch sử phát triển của Nhà trường, từ một thư viện

truyền thống còn nghèo nàn về cơ sở vật chất cũng như vốn tài liệu, Trung
tâm TT-TV trường ĐHSPHN ngày nay đã được đầu tư một cơ ngơi khang
trang gồm khu nhà 4 tầng khép kín với 5000m2 sử dụng.Đội ngũ cán bộ đa số
được đào tạo đúng chuyên ngành, có năng lực đáp ứng cơ bản cho yêu cầu
hoạt động của Trung tâm.

Những thành tích khen thưởng được ghi nhận:
Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo cho cá nhân: 04
Bằng khen của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo cho tập thể: 02
Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Văn hố Thể thao và Du lịch: 01
Huy chương vì sự nghiệp Giáo dục: 18
Kỷ niệm chương vì sự nghiệp Giáo dục: 15
Kỷ niệm chương vì sự nghiệp Văn hóa Thể thao và Du lịch: 24
Bằng khen của Cơng đồn Giáo dục Việt Nam: 02
 Bằng khen của Thành đoàn thành phố Hà Nội: 01


 
20
 
 

Huy chương vì thế hệ trẻ do BCH Trung ương đoàn tặng cho cá nhân:
01
Tập thể lao động xuất sắc cấp Bộ năm 2006 - 2007.
Ngoài ra, cán bộ của Trung tâm được tặng nhiều Giấy khen của nhà
trường do có nhiều thành tích trong hoạt động chun mơn phục vụ đào tạo,
nghiên cứu khoa học và các hoạt động đoàn thể khác.
Chức năng
Trung tâm TT – TV trường ĐHSPHN là thành phần cơ bản và không thể

thiếu trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nhà trường. Trung tâm có chức năng
thu thập,bổ sung, xử lý và cung cấp các tài liệu về lĩnh vực khoa học cơ bản, khoa
học giáo dục và các khoa học khác, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, giảng dạy và
nghiên cứu của cán bộ, giảng viên và sinh viên trong và ngồi trường ĐHSPHN.
Nhiệm vụ
Với vai trị là giảng đường thứhai trong trường đại học, là cầu nối giữa
tri thức với con người, là đầu mối quan trọng về công tác Thông tin-Tư liệu
phục vụ học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Trung tâm Thông tin –
Thư viện trường ĐHSPHN phải hoàn thành những nhiệm vụ sau:
Tham mưu lập kế hoạch dài hạn, ngắn hạn cho Ban Giám hiệu về
công tác thông tin tư liệu phục vụ học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và
học tập trong từng giai đoạn phát triển của nhà trường.
 Thu thập, bổ sung, trao đổi và xử lý tài liệu nhằm cung cấp những
thông tin cần thiết phục vụ nhu cầu tra cứu tìm tin của bạn đọc.
Tổ chức sắp xếp, lưu trữ và bảo quản nguồn tư liệu của trường bao
gồm các loại hình ấn phẩm và vật mang tin.
Xây dựng hệ thống tra cứu tìm tin theo phương pháp truyền thống và
hiện đại nhằm phục vụ và phổ biến thông tin.
Thu thập, lưu chiểu những ấn phẩm do nhà trường xuất bản, các luận
văn Thạc sĩ, các luận án Tiến sĩ được bảo vệ tại trường và của các cán bộ nhà


 
21
 
 

trường bảo vệ tại các cơ sở đào tạo khác.
Nghiên cứu khoa học TT-TV, ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật
mới vào việc xử lý và phục vụ nhu cầu thơng tin của bạn đọc.

Duy trì và phát triển các mối quan hệ nhằm trao đổi và chia sẻ nguồn
lực thông tin với các cơ quan TT-TV Trường ĐHSPHN, các tổ chức khoa học
trong và ngoài nước.
Đảm bảo cung cấp thơng tin cho NDT một cách đầy đủ, chính xác, đúng
đối tượng, điều tra đánh giá đúng nhu cầu thông tin của cán bộ giảng dạy, cán bộ
nghiên cứu, học viện cao học, nghiên cứu sinh và sinh viên trong trường. Từ đó có
thể tổ chức và ngày càng hoàn thiện hoạt động tạo điều kiện để cung cấp thơng tin
một cách chính xác, phù hợp với nhu cầu thông tin của người dùng tin.
1.2.2. Cơ cấu tổ chức

 Cơ cấu tổ chức của Trung tâm TT-TV Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội được thể hiện qua sơ đồ sau:

Hình 1.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức TTTT-TV Đại học Sư phạm Hà Nội


 
22
 
 

Phòng Nghiệp vụ: Thực hiện việc nghiên cứu thu thập, chọn lựa, bổ
sung, xử lý tài liệu và xây dựng các hệ thống tra cứu tìm tin truyền thống và
hiện đại. Ngoài ra, đây là nơi tiến hành làm thủ tục cần thiết cho bạn đọc khi
mới nhập học như: Xây dựng hồ sơ bạn đọc của Trung tâm, làm thủ tục nhận
và thanh toán tiền cược sách của sinh viên khi nhập học và trước khi tốt
nghiệp ra trường, xử lý các vi phạm nội quy của bạn đọc và thanh tốn ra
trường cho bạn đọc. Phịng Nghiệp vụ được bố trí tại các phịng 103, 104 tầng 1 của Trung tâm.

Phòng Đọc: Là nơi tổ chức, lưu trữ, bảo quản tài liệu và cung cấp cho

bạn đọc những tài liệu cần thiết để đọc tại chỗ với các phịng đọc sách (kho
đóng, kho mở - phịng 301, 302 - tầng 3), phịng đọc báo, tạp chí, luận án,
luận văn (kho đóng – phịng 401, tầng 4) và phịng đọc báo, tạp chí (kho mở phịng 203 - tầng 2) của Trung tâm.

 Phòng Mượn: Là nơi tổ chức, lưu trữ, bảo quản tài liệu và phục vụ
cho bạn đọc mượn tài liệu về nhà theo thời gian quy định, với 2 phịng: phịng
Mượn giáo trình (phịng 101 - tầng 1) và phòng Mượn tham khảo (phòng 201
- tầng 2) của Trung tâm.

Phòng Tin học: Phục vụ bạn đọc sử dụng, khai thác Internet và hệ
thống thiết bị đa phương tiện với nguồn tài liệu điện tử, được bố trí tại phịng
402, 403, 404, 405 - tầng 4 của Trung tâm.
1.2.3. Nguồn lực thông tin
Nguồn lực thông tin là một trong những yếu tố tiên quyết cấu thành
hoạt động thông tin thư việnvà cũng là tài nguyên vô cùng quan trọng để phục
vụ nhu cầu của bạn đọc. Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn lực thông
tin Trung tâm Thông tin -Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã
không ngừng xây dựng và phát triển được một nguồn lực tài nguyên thông tin


 
23
 
 

tương đốilớn nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng tin trong trường. Vốn tài
liệu của trung tâm rất phong phú bao gồm tất cả các ngành đào tạo và nghiên cứu
của trường hiện nay. Trong khóa luận này tác giả tạm chia thành 2 loại là: Tài
liệu truyền thống và tài liệu điện tử. Cụ thể như sau:


 Tài liệu truyền thống :
Trung tâm có khối lượng tài liệu truyền thống với khoảng 103.246 tên,
với khoảng 386.975 bản (tính đếntháng 04năm 2014) bao gồm các sách thuộc
các lĩnh vực giáo dục, sách tham khảo, sách tra cứu, giáo trình, đề tài nghiên cứu
khoa học cấp Bộ, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, các tài liệu bằng các thứ tiếng
như tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Trung Quốc…
Cụ thể số tài liệu truyền thống được thống kê qua bảng sau:
Bảng1.1: Thống kê số lượng tài liệu truyền thống
STT

Loại hình tài liệu

Số lượng tên tài liệu

Số bản

Tỷ lệ
(%)

1

Sách Việt

49.170

235.960

61

2


Luận án, luận văn

13.071

15.875

4

3

Đề tài NCKH

2.926

4.140

1.1

4

Sách ngoại

37.144

85.000

22

5


Tạp chí

935

46.000

11.9

103.246

386.975

Tổng
Kho tài liệu tiếng Việt

Gồm 49.170 tên tài liệu tương đương với 235.960 bản chiếm khoảng 61%
tài liệu truyền thống. Trong đó chủ yếu tập trung các sách về các ngành KHXH,
KHTN, các sách về lí luận sư phạm và đổi mới phương pháp giảng dạy. Kho
sách Việt cịn có tài liệu tham khảo, sách tra cứu như từ điển, bách khoa toàn
thư, niên giám, thống kê, sổ tay, sách giáo trình - đây là loại tài liệu tương đối


 
24
 
 

lớn của Trung tâm, cung cấp cho học viên, sinh viên những kiến thức cơ bản, có
hệ thống về các chuyên ngành thuộc lĩnh vực giáo dục mà họ đang theo học.

Kho sách ngoại
Gồm 37.144 tên tài liệu tương đương với 85.000 bản, chiếm 22% lượng
tài liệu truyền thống. Chủ yếu là các sách tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức,
tiếng Trung, tiếng Nga. Tài liệu Hán Nôm lưu giữ khoảng 700 bản và hiện
nay chưa được đưa ra phục vụ.
Kho tài liệu luận án, luận văn
Gồm 13.071 tên tài liệu tương đương với 15.875 bản, chiếm 4% lượng
tài liệu truyền thống. Đây là hệ thống luận án, luận văn do trường ĐHSPHN
đào tạo, đây có thể coi là kho tài liệu q của Trung tâm. Chính vì vậy, hàng
năm Trung tâm có trách nhiệm thu thập, lưu giữ và bảo quản tất cả những sản
phẩm được bảo vệ tại trường. Đây loại hình tài liệu được nghiên cứu sinh và
học viên cao học sử dụng tham khảo thường xuyên và rất hữu ích cho các đề
tài nghiên cứu của họ.
 Kho báo, tạp chí
Có 46.000 cuốn tạp chí chun ngành với khoảng 935 đầu tạp chí
chiếm 11.9% gồm: tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Nga. Chủ yếu là các tạp chí
chuyên ngành về các lĩnh vực như vật lí, tốn học, văn học, giáo dục, lịch sử,
triết học, ngơn ngữ,…
Trong đó các tạp chí tiếng Việt được lưu giữ từ rất lâu và tương đối
đầy đủ các số trong năm như tạp chí Nghiên cứu văn học được lưu giữ từ năm
1960, tạp chí Nghiên cứu giáo dục từ năm 1969, Nghiên cứu lịch sử từ năm
1959, Ngôn ngữ từ năm 1969 cho đến nay. Các loại báo được lưu giữ đầy đủ,
có loại từ năm 1958 như báo Văn nghệ, Nhân dân,…
Đề tài nghiên cứu khoa học
Gồm 2.926 tên tài liệu tương đương với 4.140 cuốn chiếm 1% lượng tài
liệu truyền thống tại Trung tâm.


 
25

 
 

Tỷ lệ nguồn tài liệu truyền thống được thể hiện ở biểu đồ sau:
4% 1.1%
11.9%
Sách Việt
Sách ngoại
Tạp chí

22%

61%

Luận án, luận văn
Đề tài NCKH

Biểu đồ 1.1: Tỷ lệ các loại hình tài liệu truyền thống

 Tài liệu điện tử:
Tại Thư viện, nguồn lựa thông tin điện tử được thể hiện dưới dạng thức
các CSDL trong đó có CSDL tự làm (nội sinh) và CSDL nhập (ngoại sinh).Vì
bước đầu ứng dụng phần mềm Libol 6.0, Thư viện mới xây dựng được CSDL
thư mục tra cứu trực tuyến với83.019 biểu ghi (tính đến tháng 04 năm 2014),
cụ thể như sau:
Bảng1.2: Số lượng các loại CSDL
STT

CSDL


Số lượng biểu ghi

Tỷ lệ (%)

1

Sách Việt

49.170

59,2

2

Bài trích tạp chí

16.917

20,4

3

Luận án, luận văn

13.071

15,7

4


Tạp chí

935

1,1

5

Đề tài NCKH

2.926

3,6

Tổng

83.019


×