Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Sự biến đổi ngôi nhà truyền thống của người cao lan ở xã đại phú huyện sơn dương tỉnh tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 124 trang )

 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
…..…..o0o………

SỰ BIẾN ĐỔI NGÔI NHÀ TRUYỀN THỐNG
CỦA NGƯỜI CAO LAN Ở XÃ ĐẠI PHÚ,
HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. ĐINH THỊ VÂN CHI
Sinh viên thực hiện

: TRẦN MẠNH ĐẠT

Hà Nội – 2012

 


 

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành bài khóa luận tốt nghiệp này, ngồi sự nỗ lực, cố gắng
của bản thân, tơi cịn được sự giúp đỡ của các thầy, cơ trong khoa Văn hóa
dân tộc. Qua đây, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong khoa
Văn hóa dân tộc thiểu số – Trường Đại Học Văn Hóa Hà Nội, đặc biệt tơi em
xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới PGS – TS. Đinh Thị Vân Chi –
người đã trực tiếp hướng dẫn tơi hồn thành bài nghiên cứu này.


Đồng thời, qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban văn hóa xã Đại
Phú, các cán bộ trong Ủy Ban Nhân Dân xã Đại Phú, đặc biệt là nhân dân các
thôn Cây Thông, Dũng Dao, Hoa Lũng, Thái Sơn, Đồng Giếng, Hải Mô,
Lũng Hoa, Hữu Vu... trong xã Đại Phú, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang
đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp tài liệu và nhiều thông tin quý giá trong quá
trình khảo sát, thu thập tài liệu thực tế.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do trình độ hiểu biết và thời gian hồn
thành có hạn nên bài viết khó tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong nhận
được sự đóng góp của các thầy, cơ và các bạn để cho bài báo cáo của tơi được
hồn chỉnh hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2012.
Sinh viên

Trần Mạnh Đạt

 


 

MỤC LỤC
 

LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... 1
MỤC LỤC ............................................................................................................... 3
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài..................................................................................... 2
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................ 2

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài ......................................... 3
6. Đóng góp của đề tài ............................................................................................. 4
7. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu ............................................................................ 4
CHƯƠNG 1. ............................................................................................................ 5
KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI CAO LAN VÀ NGÔI NHÀ TRUYỀN THỐNG CỦA
NGƯỜI CAO LAN Ở XÃ ĐẠI PHÚ, HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN
QUANG ................................................................................................................... 5
1.1. Đặc điểm tự nhiên – xã hội của xã Đại Phú, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên
Quang ....................................................................................................................... 5
1.1.1. Vị trí địa lý ..................................................................................................... 5
1.1.2. Khí hậu........................................................................................................... 6
1.1.3.Thủy văn ......................................................................................................... 6
1.1.4. Nguồn tài nguyên........................................................................................... 7
1.1.5.Giao thông ...................................................................................................... 7
1.1.6.Thành phần dân tộc ở địa phương .................................................................. 8
1.2. Khái quát về người Cao Lan ở xã Đại Phú, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên
Quang ....................................................................................................................... 8

 


 

1.2.1. Nguồn gốc lịch sử và tộc danh Cao Lan........................................................ 8
1.2.2 Địa bàn phân bố dân cư ................................................................................ 10
1.2.3.Văn hóa vật chất ........................................................................................... 12
1.2.3.1 Nhà ở.......................................................................................................... 12
1.2.3.2 Trang phục ................................................................................................. 12
1.2.3.3 Ăn uống, hút .............................................................................................. 13

1.2.4.Văn hóa tinh thần .......................................................................................... 13
1.2.4.1 Tơn giáo, tín ngưỡng ................................................................................. 13
1.2.4.2 Văn nghệ dân gian ..................................................................................... 14
1.3.Ngôi nhà truyền thống của người Cao Lan ở xã Đại Phú, huyện Sơn Dương,
tỉnh Tuyên Quang .................................................................................................. 15
1.3.1 Một số tập quán liên quan đến ngôi nhà truyền thống của người Cao Lan ở
xã Đại Phú.............................................................................................................. 16
1.3.1.1 Cách tính tuổi cho gia chủ khi làm nhà ..................................................... 16
1.3.1.2 Chọn hướng nhà ........................................................................................ 18
1.3.1.3 Chọn đất và vật liệu làm nhà ..................................................................... 19
1.3.1.4 Nhiệm vụ của các thành viên trong việc làm nhà...................................... 21
1.3.2 Kiểu dáng, thiết kế, kết cấu của ngôi nhà truyền thống của người Cao Lan 22
1.3.2.1 Kết cấu nhà vì kèo có 3 cột (nhà trâu đực – Làn tậc wài) ........................ 22
1.3.2.2 Kết cấu nhà vì kèo có 4 cột (nhà trâu cái – Làn mẻ wài) ......................... 24
1.3.3.Bố trí mặt bằng, khơng gian trong ngôi nhà truyền thống của người Cao Lan
............................................................................................................................... 26
1.3.3.1 Trong kiểu nhà vì kèo có 4 cột (nhà trâu cái – Làn mẻ wài) .................... 27
1.3.3.2.Trong kiểu nhà vì kèo có 3 cột (nhà trâu đực – Làn tậc wài) ................... 29
1.3.4. Những nghi lễ, kiêng kị liên quan đến ngôi nhà truyền thống của người Cao
Lan ......................................................................................................................... 31
1.3.4.1 Những nghi lễ liên quan đến ngôi nhà truyền thống của người Cao Lan . 32

 


 

1.3.4.2.Những kiêng kị liên quan đến ngôi nhà truyền thống của người Cao Lan 34
1.3.5 Những giá trị của ngôi nhà truyền thống ...................................................... 38
1.3.5.1 Giá trị văn hóa – xã hội ............................................................................. 38

1.3.5.2 Giá trị tâm linh ........................................................................................... 39
CHƯƠNG 2. .......................................................................................................... 41
NGÔI NHÀ TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI CAO LAN Ở XÃ ĐẠI PHÚ
TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY ......................................................................... 41
2.1 Sự biến đổi trong tập quán liên quan đến ngôi nhà truyền thống của người Cao
Lan ở xã Đại Phú trong giai đoạn hiện nay ........................................................... 41
2.1.1 Sự biến đổi trong cách tính tuổi làm nhà của người Cao Lan ở xã Đại Phú 42
2.1.2 Sự biến đổi về hướng của ngôi nhà của người Cao Lan ở xã Đại Phú ........ 44
2.1.3 Sự biến đổi trong chọn đất và vật liệu làm nhà của người Cao Lan ở xã Đại
Phú ......................................................................................................................... 45
2.1.4 Sự biến đổi trong nhiệm vụ của các thành viên trong việc làm nhà của người
Cao Lan ở xã Đại Phú ............................................................................................ 47
2.2 Sự biến đổi trong kiểu dáng, kết cấu, thiết kế ngôi nhà của người Cao Lan ở
xã Đại Phú.............................................................................................................. 48
2.2.1 Sự biến đổi trong kết cấu nhà nhà sàn truyền thống .................................... 49
2.2.2 Sự xuất hiện của tổ hợp dạng nhà chuyển tiếp ............................................. 51
2.2.3 Sự xuất hiện phổ biến của nhà trệt ............................................................... 52
2.3 Sự biến đổi trong cách bố trí mặt bằng, không gian của ngôi nhà người Cao
Lan ở xã Đại Phú ................................................................................................... 53
2.3.1 Cách bố trí mặt bằng, khơng gian nhà sàn hiện nay. .................................... 53
2.3.2 Cách bố trí mặt bằng, không gian trong dạng nhà chuyển tiếp. ................... 55
2.3.3 Cách bố trí khơng gian trong ngơi nhà trệt. .................................................. 58
2.4 Sự biến đổi trong các kiêng kị liên quan đến ngôi nhà của người Cao Lan ở xã
Đại Phú .................................................................................................................. 60

 


 


2.4.1 Kiêng kị trong chọn vật liệu ......................................................................... 60
2.4.2 Kiêng kị trong khi dựng nhà ......................................................................... 61
2.4.3 Kiêng kị trong sinh hoạt của các thành viên trong gia đình và đối với khách
............................................................................................................................... 62
2.5 Sự biến đổi giá trị ngôi nhà truyền thống của người Cao Lan ở xã Đại Phú .. 63
2.5.1 Sự biến đổi giá trị văn hóa – xã hội của ngôi nhà truyền thống ................... 63
2.5.2 Sự biến đổi trong giá trị tâm linh của ngôi nhà truyền thống....................... 64
CHƯƠNG 3 ........................................................................................................... 67
NGUYÊN NHÂN BIẾN ĐỔI VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ
NGÔI NHÀ TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI CAO LAN Ở XÃ ĐẠI PHÚ,
HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG ............................................... 67
3.1 Nguyên nhân biến đổi ngôi nhà truyền thống của người Cao Lan ở xã Đại
Phú, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang .......................................................... 67
3.1.1 Các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước ........ 67
3.1.2 Sự phát triển kinh tế của các hộ gia đình...................................................... 68
3.1.3 Sự thay đổi cơ cấu gia đình truyền thống ..................................................... 70
3.1.4 Sự thiếu sự quan tâm, quản lý đúng mức của chính quyền và ngành văn hóa
địa phương ............................................................................................................. 72
3.1.5 Sự thay đổi quan niệm về ngôi nhà truyền thống của người dân ................. 73
3.2 Giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị ngôi nhà truyền thống của người Cao Lan ở
xã Đại Phú.............................................................................................................. 74
3.2.1 Chính sách của Đảng và Nhà nước đối với việc gìn giữ và phát triển văn hóa
truyền thống nói chung và ngơi nhà truyền thống của người Cao Lan nói riêng.. 74
3.2.1.1 Xây dựng, hồn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ đầu tư kinh phí cho việc
xây dựng, phát triển các ngôi nhà truyền thống của các dân tộc thiểu số ............. 76
3.2.1.2 Quy hoạch, đầu tư phát triển kinh tế địa phương trong tương quan giữ gìn
phát triển văn hóa tộc người .................................................................................. 76

 



 

3.2.1.3 Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa. ............ 77
3.2.2 Tổ chức bảo vệ và phục dựng những ngôi nhà truyền thống của người Cao
Lan tại xã Đại Phú ................................................................................................. 79
3.2.2.1 Chính sách bảo vệ những ngơi nhà truyền thống cịn hiện hữu tại xã Đại
Phú ......................................................................................................................... 79
3.2.2.3 Chính quyền tỉnh, huyện đầu tư kinh phí để làm phim, tư liệu về ngôi nhà
truyền thống của người Cao Lan tại xã Đại Phú ................................................... 80
3.2.2.4 Chính quyền và bảo tàng các cấp cần đầu tư để phục dựng lại ngôi nhà
truyền thống của người Cao Lan ........................................................................... 80
3.2.3 Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho thế hệ trẻ người Cao Lan trong việc
bảo vệ và phát triển ngôi nhà truyền thống tại xã Đại Phú ................................... 81
3.2.3.1 Thông qua những nghệ nhân, người già, thầy cúng. ................................. 82
3.2.3.2 Tuyên truyền thông qua các buổi ngoại khóa của nhà trường tại địa
phương. .................................................................................................................. 82
3.2.3.3 Thơng qua các sự kiện, chương trình tổ chức tại địa phương. .................. 83
3.2.3.4 Thơng qua ngành văn hóa địa phương. ..................................................... 84
3.2.3.5 Thông qua đài phát thanh, truyền hình, báo chí của huyện, tỉnh. ............. 85
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 89
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 91

 


 

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là quốc gia có 54 dân tộc cùng chung sống trên khắp các vùng
lãnh thổ, mỗi dân tộc đều có những giá trị văn hóa đặc trưng tiêu biểu, tạo nên
một bức tranh sinh động, rực rỡ, lấp lánh nhiều màu sắc trong sự thống nhất
chung về văn hóa.
Hiện nay, quá trình phát triển kinh tế - xã hội cũng như hội nhập quốc tế
đã có những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực tới văn hoá của các dân tộc thiểu
số. Quá trình hình thành và phát triển của dân tộc Cao Lan tại Tuyên Quang
đã tạo nên nét văn hố độc đáo cho riêng mình. Tuy nhiên, hiện nay văn hoá
của dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang đang đứng trước nhiều thách thức, một
số giá trị văn hoá truyền thống có nguy cơ bị mai một, thậm chí biến mất. Sự
giao lưu văn hóa, tiếp thu tràn lan, khơng có chọn lọc các yếu tố văn hố của
các dân tộc khác đã dần làm mất đi bản sắc riêng của mình, đặc biệt là đối với
ngơi nhà truyền thống – một cơng trình kiến trúc mang đậm nét văn hóa tộc
người.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước xây dựng nền văn hoá
“tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” theo tinh thần Nghị quyết Trung ương V
khoá VIII của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, những năm gần đây việc
khơi phục và gìn giữ ngơi nhà truyền thống của dân tộc Cao Lan đã bắt được
chú trọng và đạt một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, việc giữ gìn và phát
triển kiến trúc nhà cửa truyền thống này còn một số hạn chế nhất định như:
phát triển một cách tự phát, thiếu tính định hướng; nhiều giá trị văn hố
truyền thống trong ngơi nhà có nguy cơ mai một dần; chính sách của các cấp
chính quyền đối với việc phát triển kiến trúc nhà cửa truyền thống cịn hạn
chế…Thực tế biến đổi nhanh chóng đó địi hỏi phải có những giải pháp quản

1
 



 

lý Nhà nước phù hợp để giữ gìn và phát huy loại hình kiến trúc độc đáo này.
Trước nhu cầu mang tính cấp thiết đó, tác giả mạnh dạn lựa chọn “Sự biến
đổi ngôi nhà truyền thống của người Cao Lan ở xã Đại Phú, huyện Sơn
Dương, tỉnh Tuyên Quang” làm đề tài khố luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Nhận thấy tầm quan trọng của văn hóa các dân tộc trong khối thống nhất
dân tộc và những biến đổi trong tương quan của sự phát triển, dân tộc Cao
Lan đã là đối tượng của nhiều đề tài nghiên cứu: Chu Quang Trứ, Trở lại vấn
đề nguồn gốc lịch sử của người Cao Lan, Tạp chí Dân tộc, số 41/1963;
Khổng Diễn – Trần Bình – Đặng Thị Hoa – Đào Thụy Khê, Dân tộc Sán
Chay ở Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2003; Lâm Quý, Văn hóa
Cao Lan, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2004; Phù Ninh – Nguyễn Thịnh,
Văn hóa truyền thống Cao Lan, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2002; Nguyễn
Nam Tiến, Về nguồn gốc và quá trình di cư của người Cao Lan – Sán Chí,
Tạp chí Dân tộc học, số 1/1973...Tuy nhiên, hầu hết các tài liệu nghiên cứu về
người Cao Lan chỉ tập trung nghiên cứu ở góc độ các giá trị văn hóa chung,
chưa có tác phẩm nghiên cứu nào đi sâu về vấn đề sự biến đổi các giá trị văn
hóa truyền thống, trong đó có kiến trúc nhà cửa. Trong đề tài này, tơi hy vọng
sẽ cho bạn đọc một cái nhìn tồn diện về sự biến đổi một giá trị trong văn hóa
tộc người trong xu thế biến đổi chung của xã hội.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài “Sự biến đổi ngôi nhà truyền thống của người Cao Lan” góp thêm
một phần tư liệu vào trong hệ thống tư liệu về văn hóa người Cao Lan cả
nước nói chung và văn hóa của người Cao Lan ở xã Đại Phú, huyện Sơn
Dương, tỉnh Tuyên Quang nói riêng. Giới thiệu đến bạn đọc những hiểu biết
về ngôi nhà truyền thống của người Cao Lan, thấy rõ sự biến đổi của nó trong

2

 


 

giai đoạn hiện nay, những nguyên nhân nào dẫn đến sự biến đổi đó, để từ đó
đề xuất những giải pháp để bảo tồn không chỉ giá trị ngôi nhà truyền thống
mà cả giá trị văn hóa tộc người nói chung.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính là ngơi nhà truyền thống của người Cao
Lan, những biến đổi của nó trong giai đoạn hiện nay và những ngun nhân
chính dẫn đến sự biến đổi đó.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nhà của người Cao Lan ở xã Đại Phú,
khảo sát thêm những ngôi nhà truyền thống của người Cao Lan ở xã Phú
Lương, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. So sánh với nhà sàn của người
Cao Lan ở ở một số địa phương khác qua một số tài liệu.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
Trong quá trình thực hiện khóa luận này tác giả tuyệt đối tuân thủ quan
điểm của Chủ Nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối lãnh đạo
của Đảng, Nhà nước về dân tộc, văn hóa xã hội…,việc tìm hiểu sự biến đổi
ngôi nhà truyền thống của dân tộc Cao Lan ở xã Đại Phú, huyện Sơn Dương,
tỉnh Tuyên Quang luôn luôn tuân thủ phương pháp tiếp cận của chủ nghĩa duy
vật lịch sử.
Phương pháp chủ đạo để thực hiện đề tài này là: điền dã dân tộc học,
bằng các kỹ thuật phỏng vấn, quan sát, ghi âm, chụp ảnh..., thơng qua các đợt
điền dã tại địa bàn để tìm hiểu về ngôi nhà và sự biến đổi của ngôi nhà truyền
thống. Ngồi ra, cịn sử dụng thêm một số phương pháp khác như: thống kê,
phân tích, so sánh nhằm đưa ra kết quả tốt nhất phục vụ cho việc hồn thành
khóa luận này.


3
 


 

6. Đóng góp của đề tài
Đề tài: “Sự biến đổi ngôi nhà truyền thống của người Cao Lan ở xã Đại
Phú, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang”:
- Giúp cho người đọc có những hiểu biết nhất định về kiến trúc nhà sàn
của dân tộc Cao Lan.
- Giúp người đọc thấy được những biến đổi và nguyên nhân dẫn đến sự
biến
đổi kiến trúc ngôi nhà trong bối cảnh đất nước ta hội nhập và tiến hành
cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
- Đề xuất những giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị của ngôi nhà
truyền thống trong bối cảnh xã hội đang phát triển theo hướng cơng nghiệp
hóa - hiện đại hóa. Tìm kiếm một số giải pháp quản lý nhà nước mang tính
thực tiễn cao để giữ gìn và phát triển ngơi nhà truyền thống của dân tộc Cao
Lan trong thời gian tới.
7. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu
Ngoài phần giới thiệu chung và phụ lục thì đề tài được phân bổ làm ba
chương chính:
Chương 1. Khái qt về người Cao Lan và ngơi nhà truyền thống của
người Cao Lan ở xã Đại Phú, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
Chương 2. Ngôi nhà truyền thống của người Cao Lan ở xã Đại Phú trong
bối cảnh hiện nay.
Chương 3. Nguyên nhân biến đổi và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị
ngôi nhà truyền thống của người Cao Lan ở xã Đại Phú, huyện Sơn Dương,
tỉnh Tuyên Quang.


4
 


 

CHƯƠNG 1.
KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI CAO LAN VÀ NGÔI NHÀ TRUYỀN THỐNG
CỦA NGƯỜI CAO LAN Ở XÃ ĐẠI PHÚ, HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH
TUYÊN QUANG
1.1. Đặc điểm tự nhiên – xã hội của xã Đại Phú, huyện Sơn Dương, tỉnh
Tuyên Quang
1.1.1. Vị trí địa lý
Đại Phú là một xã nằm ở phía Nam của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên
Quang, cách trung tâm huyện lỵ 35 km. Tiếp giáp với xã Sơn Nam ở phía
Đơng, phía Tây giáp xã Phú Lương, phía Bắc giáp xã Tuân Lộ, phía Nam
giáp hai xã của huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc đó là Ngọc Mỹ và Quang
Sơn.
Đây là vùng đất nằm giữa thung lũng, xung quanh được bao bọc bởi hai
dãy núi: núi Bầu ở phía Bắc và núi Sáng Sơn ở phía Nam, hai dãy núi này
chạy dọc theo chiều dài của xã. Chiều dài nhất là từ xã Sơn Nam đến giáp xã
Phú Lương với tổng chiều dài là 7km, chiều rộng nhất từ núi Bầu đến núi
Sáng Sơn là 4km.
Đại Phú có tổng diện tích tự nhiên là 3.390 ha, trong đó thì diện tích đất
nơng nghiệp là 779,73 ha chiếm 23%, diện tích đất lâm nghiệp là 1.803,49 ha
chiếm 53,2%, điện tích đất chun dụng có 120,56 ha chiếm 3,56%, đất thổ
cư là 62,31 ha chiếm 1.83%, đất chưa sử dụng là 623,91 ha chiếm 18,41%.
Địa hình xã Đại Phú chiếm đến hơn một nửa diện tích là đồi núi. Đây là
nơi mang đậm kiểu địa hình của những địa phương vùng núi phía Bắc Việt

Nam, với những cánh đồng nhỏ hẹp chạy len lỏi, với những ruộng bậc thang
nối nhau chạy vào đến tận trong chân đồi, khe núi. có những thửa ruộng canh
tác chỉ với diện tích chưa đến 30m2 dẫn đến nhiều khó khăn trong q trình

5
 


 

sản xuất lương thực. Các ngôi nhà sàn của người Cao Lan vì vậy được làm
men theo các sườn đồi, nhìn ra các thửa ruộng để thích hợp với địa hình của
địa bàn cư trú và khai thác một cách tối đa quỹ đất nơng nghiệp.
1.1.2. Khí hậu
Đại Phú là một xã của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang nên đều có
chung kiểu thời tiết như hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc đó là khí hậu nhiệt
đới ẩm gió mùa, nên hàng năm Đại Phú cũng phải hứng chịu những kiểu thời
tiết diễn biến phức tạp. Do đặc điểm địa hình chi phối nên nên khí hậu ở đây
có đơi phần đặc điểm khác so với một số địa phương khác ở trong tỉnh, đó là
mùa Đơng thường ít chịu ảnh hưởng nhiều của gió mùa Đơng Bắc do dãy núi
Bầu chạy theo hướng Đơng Tây nên nó như một bức “bình phong” chắn gió,
làm cho cái lạnh có phần đỡ khắc nghiệt hơn. Mùa Hè thì do có dãy núi Sáng
Sơn chạy song song với dãy núi Bầu ở phía Nam nên cũng tránh được phần
lớn gió Phơn Tây Nam thổi. Chỉ cịn hướng Đơng và Tây mở nên thường đón
được gió từ biển Đơng mang theo nhiều hơi nước thổi vào mang lại kiểu thời
tiết khá mát mẻ vào mùa Hè. Qua nghiên cứu một số tài liệu thì có thể thấy do
điều kiện thời tiết chi phối nên ngôi nhà của người Cao Lan ở Đại Phú cao và
thơng thống hơn so với nhà của người Cao Lan ở một số nơi của tỉnh Bắc
Giang và Phú Thọ.
1.1.3.Thủy văn

Đại Phú là địa bàn khơng có con sơng lớn nào chảy qua, tồn xã chỉ có
ba con ngịi chính chảy qua. Ngịi lớn nhất bắt nguồn từ núi Bầu, ngòi thứ hai
bắt nguồn từ núi Sáng Sơn và ngòi thứ ba bắt nguồn từ gốc Sấu trên núi Bầu.
Hướng chảy của cả ba con ngịi chính này đều bắt nguồn từ phía Tây và đổ ra
phía Đông. Đây là những nguồn nước quan trọng cung cấp cho các con đập
của xã Đại Phú: đập Hải Mô (xây dựng năm 1976), đập Hoa Lũng (xây dựng

6
 


 

năm 1981) và đập Cây Sấu (xây dựng năm 2003). Hệ thống ngòi lạch của xã
là nguồn nước quan trọng trong đời sống sinh hoạt cũng như sản xuất của
người dân. Nhìn chung thì Đại Phú là xã có lượng nước tự nhiên không nhiều,
điều này do đặc điểm tự nhiên quy định nhưng cũng có phần khơng nhỏ sự tác
động của con người.
1.1.4. Nguồn tài nguyên
Trên địa bàn Đại Phú khơng có bất cứ nguồn khống sản nào. Điều này
rất khác so với ba xã lân cận là Sơn Nam (đá vôi), Ninh Lai, Thiện Kế (quặng
Vonfram, đá vôi) mặc dù về khoảng cách, vị trí địa lý rất gần. Tuy nhiên,
nguồn tài nguyên hệ động, thực vật lại rất phong phú. Các loại thú như hươu,
gấu, trăn, rắn, tắc kè, lợn cỏ... Có các cây gỗ quý như: lim, sến, táu... các loại
cây dược liệu có giá trị cao như: ba kích, thiên niên kiện, trầm hương, sa
nhân... các loại cây nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến: giang, mây,
nứa, vầu...
Tài nguyên đất dành cho sinh hoạt sản xuất rất hạn hẹp do chủ yếu là đất
đồi, cịn diện tích đất có thể canh tác đất nơng nghiệp lại rất ít. Tuy nhiên, với
diện tích đất đồi rộng lớn là thế mạnh để phát triển cây nguyên liệu cho ngành

công nghiệp như: ngô, khoai, sắn, đỗ tương, lạc. Đặc biệt là phát triển cây
mía, nơi đây có thể coi là “vựa mía” của Tuyên Quang và là vùng nguyên liệu
chủ đạo của nhà máy đường Kim Xuyên (Cơng ty cổ phần mía đường Sơn
Dương).
1.1.5.Giao thơng
Đại Phú với địa thế xung quanh có núi non bao bọc, có các trục đường
liên xã nối liền các xã trong huyện và giáp ranh với huyện Lập Thạch (Vĩnh
Phúc). Khoảng cách từ thành phố Vĩnh Yên và từ huyện lỵ Sơn Dương đến
Đại Phú là tương đương nhau, nên điều này thuận lợi trong giao lưu, trao đổi.

7
 


 

Đại Phú nằm trên con đường độc đạo nối xã Sơn Nam với huyện Đoan Hùng,
Phú Thọ qua bến phà (đang xây dựng cây cầu quy mô lớn nhất tỉnh Tuyên
Quang) Lộc Bè. Có thể nói cùng với Sơn Nam thì Đại Phú nằm ở trung tâm
của sự giao lưu giữa Vĩnh Phúc, Tuyên Quang và Phú Thọ. Điều này tạo ra sự
giao lưu, trao đổi về kinh tế, văn hóa giữa các địa phương.
1.1.6.Thành phần dân tộc ở địa phương
Trước đây, trong tồn xã Đại Phú có ba dân tộc anh em sinh sống đó là:
Cao Lan, Kinh và người Hoa. Tuy nhiên, hiện nay bằng nhiều con đường
khác nhau, các dân tộc Dao, Sán Dìu...cũng đã đến sinh sống tại Đại Phú,
nhưng với số lượng nhỏ, chủ đạo vẫn là ba dân tộc bản địa: Cao Lan chiếm
70%, Kinh chiếm 20%, Hoa là 7% còn lại là một số ít các dân tộc khác. Việc
sinh sống đan xen nhiều tộc người khác nhau trên một địa bàn nhỏ đã tạo ra
những giao lưu, tiếp biến văn hóa một cách mạnh mẽ dẫn đến những sự thay
đổi trong văn hóa của các dân tộc, trong đó có dân tộc Cao Lan.

1.2. Khái quát về người Cao Lan ở xã Đại Phú, huyện Sơn Dương, tỉnh
Tuyên Quang
1.2.1. Nguồn gốc lịch sử và tộc danh Cao Lan
Cho đến thời điểm hiện nay, các tài liệu thư tịch về tên gọi, nguồn gốc
lịch sử của người Cao Lan còn rất hạn chế, do vậy việc phân loại Dân tộc học
theo cộng đồng người này từ trước đến nay còn rất nhiều ý kiến khác nhau:
Trong cuốn Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn – khi viết về Tứ Xuyên
Quang trong thành phần về các giống người, ông coi Cao Lan và Sơn Tử là
hai trong bảy chủng tộc Mán. Nhưng sau đó, ơng lại trình bày và diễn giải ra
thành tám đó là: Sơn Trung, Sơn Tử, Cao Lan, Sơn Bán, Sơn Man, Sơn Miêu,
Hán Văn và Bảo Toàn.

8
 


 

Trong cơng trình nghiên cứu: Monographies du Man Cao Lan, tác giả
Bonifacy đã xếp Cao Lan vào các nhóm Mán và coi họ là Cao Lan hay Sơn
Tử. Những người láng giềng ít gọi họ là Sơn Tử mà chủ yếu gọi là Cao Lan.
Qua một vài ý kiến trên cùng với các tài liệu, sách viết của Ban dân tộc
một số tỉnh có người Cao Lan cư trú, đặc biệt là các gia phả, sách cúng của
một số dòng họ lớn người Cao Lan và sách hát ví sình ca. Qua tư liệu khảo sát
điền dã ở một số địa phương... có thể tạm thời đi đến thống nhất về lịch sử
hình thành tộc người Cao Lan ở Việt Nam.
Người Cao Lan nằm trong nhóm Sán Chay bao gồm hai tộc người đó là
Cao Lan và Sán Chỉ chủ yếu tập trung ở các tỉnh đông bắc Bắc Bộ như:
Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang, rải rác ở các tỉnh: Quảng Ninh, Cao
Bằng, Lạng Sơn. Hiện tại có một nhóm người vào Tây Nguyên lập nghiệp

được tổ chức thành các làng. Theo kết quả của cuộc tổng điều tra dân số và
nhà ở năm 2009, người Sán Chay ở Việt Nam có dân số 169.410 người, có
mặt tại 58 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Sán Chay cư trú tập trung tại
các tỉnh: Tuyên Quang (61.343 người, chiếm 36,2 % tổng số người Sán Chay
tại Việt Nam), Thái Nguyên (32.483 người, chiếm 19,2 %), Bắc Giang
(25.821 người), Quảng Ninh (13.786 người)...
Hầu hết người Cao Lan đều nhận mình là San Chới, San Chấy. Những
năm 1980 – 1985 có một số cuộc hội nghị họp giữa đại diện hai tộc người đó
là Cao Lan và San Chí do Ban Dân tộc Trung Ương tổ chức ở Thái Nguyên
và Hà Nội để thống nhất tên gọi chính thức của hai tộc người này là dân tộc
Sán Chay – một trong 54 dân tộc anh em sinh sống ở Việt Nam. Các tên gọi
San Chới, San Chấy, Sán Chỉ, Sán Chay, Sán Chí... đều bắt nguồn từ cụm từ
"Sơn Tử" trong chữ Hán nghĩa là "núi", tiếng Cao Lan gọi là Hờn Láu đoi.
Cịn tên gọi Cao Lan thì chưa biết bắt nguồn từ đâu. Có giả thiết cho rằng:
chữ “Cao” có nghĩa là ở nơi cao, cịn chữ “Lan” do biến âm từ chữ “Làn” có

9
 


 

nghĩa là cái nhà. Khi ghép hai từ lại sẽ thành “Cao Lan”, người ở “Nhà Cao”
tên gọi này có lẽ xuất hiện sau khi dân tộc này di cư từ Trung Quốc sang Việt
Nam. Hiện nay tên gọi Cao Lan đã quen thuộc trong cộng đồng người Cao
Lan cũng như trong xã hội. Khó có thể thay đổi bằng tên gọi Sán Chay, cái
tên gọi vẫn dùng trong các văn bản của nhà nước.
Theo kết quả của nhiều công trình nghiên cứu đã cơng bố thì có thể kết
luận rằng người Cao Lan đến Việt Nam sinh sống khoảng 400 – 500 năm, cư
trú ở nhiều tỉnh, nhưng chỉ thực sự sinh sống thành làng bản đông đúc ở Xã

Đại Phú, huyện Sơn Dương được gần 200 năm nay. Đây cũng là nhóm người
sang Việt Nam từ Dương Châu và Quý Châu (Trung Quốc) di cư sang Quảng
Ninh rồi theo nhiều con đường đến với Tuyên Quang và cư trú ở Đại Phú.
Căn cứ vào kết quả khảo sát thực tế, qua sự ghi chép trong gia phả của
một số dòng họ lớn ở Đại Phú cho thấy người Cao Lan ở xã Đại Phú đến đây
theo hai con đường: con đường thứ nhất là từ Quảng Ninh đến Bắc Giang rồi
sang Thái Nguyên (Dân Tiến, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Đại Từ) qua Đèo Khế sang
Sơn Dương, Tuyên Quang rồi đi nhiều địa phương khác; con đường thứ hai
cũng xuất phát từ Bắc Giang rồi qua Vĩnh Phúc (Tam Đảo) đến với đầu huyện
Sơn Dương, Tuyên Quang.
1.2.2 Địa bàn phân bố dân cư
Tất cả người Cao Lan đều chọn vùng thấp để định cư. Địa bàn cư trú của
họ phải gần rừng, gần nguồn nước, gần nơi có thể canh tác đồng ruộng được.
Sau khi khẩn hoang, xây dựng nhà cửa, làng bản để sản xuất cả ruộng nước
lẫn nương rẫy. Trong một bản thường có nhiều dịng họ sinh sống và không
chung huyết thống, điều này là để phát triển cộng đồng, bản làng có nhiều
dịng họ khác huyết để tạo môi trường để trai gái lấy nhau, tạo thành một cơ
cấu xã hội phát triển bền vững. Người Cao Lan không muốn kết hôn với
người khác dân tộc, điều này được Lâm Quý nói đến [10; tr.26].

10
 


 

Bản là đơn vị cơ sở của xã hội trong truyền thống của người Cao Lan,
tên bản thường đặt theo đặc điểm, địa hình tự nhiên, tên sơng, tên núi, tên
suối...Mỗi làng bản thường có miếu thờ, có tảng đá, gốc cây, thờ thổ công
hoặc thờ các vị thần linh,.. đặc biệt là có chung một hệ thống thủy lợi. Nếp

nhà chính của tộc người là nhà sàn tựa lưng vào núi, mặt nhìn ra ngồi đồng
ruộng. Bản thường có từ vài chục đến vài trăm nóc nhà. Người đứng đầu một
bản gọi là ơng “Khán”, người này có quyền chọn nơi trung tâm thống đẹp để
dựng một ngơi chung nhà cho một bản. Ngôi nhà này rất quan trọng, nó là nơi
hội tụ, là trung tâm chỉ huy của cộng đồng làng bản, ông đại diện cho dân để
giải quyết những cơng việc của bản. Ngơi nhà có ý nghĩa như một nhà văn
hóa hiện nay.
Trên địa bàn xã Đại Phú có các dịng họ lớn: Vương, Hồng, Lại, Trần,
Phạm,...theo số liệu thống kê năm 2009, tồn xã có 2.300 hộ với 10.200 nhân
khẩu sinh sống tập trung trong 27 thơn, trong đó chiếm gần 70% dân số là
người Cao Lan, trong đó có trên 10 thơn 100% dân số là người Cao Lan.
Trong một gia đình người Cao Lan thường có ít thế hệ sinh sống. Những
người con sau khi thành lập gia đình đều ở riêng và bố mẹ cung cấp một
lượng nhỏ các con giống và dụng cụ cần thiết (sự nhiều hay ít là tùy thuộc vào
gia đình khá giả hay nghèo khó). Người đàn ông là chủ gia đình, khi người
cha mất thì người con trai cả là người giữ quyền hành trong gia đình và phần
của cải hồi mơn thì người con trai cả cũng là người được thừa hưởng nhiều
hơn, những người con trai thứ cũng được chia nhưng không đáng kể. Nếu như
gia đình nào khơng có con trai thì người con rể hiền lành, hiếu thảo được thừa
hưởng tài sản của bố mẹ vợ (người Cao Lan có tục thờ cúng bên ngoại).
Điều kiện cư trú như trên, người Cao Lan đã dựa vào thiên nhiên, cải tạo
và khai thác mọi khả năng thiên nhiên ban tặng để sinh tồn, cuộc sống của họ
gắn chặt với các vùng đất, thung lũng và các cánh đồng chân núi men theo các

11
 


 


nguồn nước. Dựa vào đất đai để canh tác các loại cây trồng cho lương ăn, cho
sợi chế biến để may thành vải mặc, dựa vào rừng để săn bắt, hái lượm, tìm
kiếm vật liệu để làm nhà cửa, tạo những đồ dùng sinh hoạt hàng ngày, công
cụ sản xuất và đánh bắt... Môi trường vùng thấp đã gắn liền và quyện chặt vào
cuộc sống vật chất và cuộc sống tinh thần của người Cao Lan [3; tr.18].
1.2.3.Văn hóa vật chất
Văn hóa vật chất là một trong những thành tố hàng đầu tạo nên sự sống,
sinh tồn của bất cứ một tộc người nào. Trong quá trình sinh sống, nhu cầu ăn,
ở, mặc, đi lại là nhu cầu tất yếu của con người, là cơ sở, điều kiện nảy sinh,
nuôi dưỡng các giá trị tinh thần của một dân tộc.
1.2.3.1  Nhà  ở: Nhà sàn là ngôi nhà truyền thống của người Cao Lan
(trình bày chi tiết tại 1.3)
1.2.3.2 Trang phục
Trang phục đối với người Cao Lan được coi là tài sản quan trọng, là một
phần của hồi môn mà mẹ đẻ trao cho người con gái khi về nhà chồng, có giá
trị nhất định trong việc phân định giàu nghèo. Hơn nữa nó cịn được coi là
thước đo để đánh giá khả năng lao động và đức tính cẩn cù của người phụ nữ.
Tuy công cụ thô sơ, kỹ thuật đơn giản, nhưng người Cao Lan cũng tạo ra
cho mình nhiều loại sản phẩm bền và mang yếu tố thẩm mỹ cao, với kiểu
dáng phong phú, mỹ thuật trang trí hài hòa, phù hợp với nhiều đối tượng sử
dụng khác nhau.
Trong trang phục truyền thống của người phụ nữ Cao Lan gồm có áo và
váy. Áo gần giống với áo tân thời của người phụ nữ Việt. Đặc biệt ở người
phụ nữ Cao Lan có một loại áo gọi là “pù dàu dinh” là áo chỉ mặc trong đám
cưới. Áo này may khâu rất cầu kỳ, có trang trí hoa văn ở hai mép áo trước
ngực. Phụ nữ Cao Lan mặc váy, váy là một tấm vải được khâu khép kín có

12
 



 

màu chàm hoặc màu nâu, có dây để buộc váy. Người phụ nữ trung niên Cao
Lan cũng đội khăn, khăn vấn tóc, khăn đội và hình thức đội gần giống với
người Kinh.
Ngoài ra người phụ nữ và nam giới ở Đại Phú cịn có những trang phục
đặc sắc mặc trong các đám cưới và đám tang. Tuy nhiên thì hiện nay chiếm
đến trên 90% người Cao Lan ở xã Đại Phú ăn vận giống như người Việt, chỉ
trong những dịp nhất định thì họ mới ăn mặc theo cách truyền thống.
1.2.3.3 Ăn uống, hút
Đời sống của người dân xưa kia rất nghèo vì thế các thức ăn được dùng
trong bữa cơm hàng ngày rất đơn giản, chủ yếu là chất bột, cộng với rau xanh.
Trên mâm cơm chỉ có bát canh rau do trồng được hoặc rau rừng, canh đỗ, đĩa
muối vừng, muối lạc, nếu kiếm được cá thì thường nướng hoặc đem đi kho
mặn ăn với cơm. Thi thoảng mới có một ít thịt lợn hoặc thịt gà. Trước bữa ăn
họ thường uống một chút rượu sắn hoặc ngô tự cất rồi mới ăn cơm. Khi ăn
xong họ thường uống nước chè và uống cả chè tươi lẫn chè khô. Người phụ
nữ thường uống nước chè hoặc nước vối đun sơi. Đàn ơng Cao Lan có thói
quen hút thuốc lào, xưa kia khi các chất kích thích như thuốc phiện, cần sa
cịn phổ biến thì một số ít người dân Cao Lan còn dùng cả thuốc phiện như
một thứ đồ hút phổ biến.
1.2.4.Văn hóa tinh thần
1.2.4.1 Tơn giáo, tín ngưỡng
Người Cao Lan không theo một tôn giáo nào nổi bật, nhưng tín ngưỡng
của họ lại rất phong phú và đa dạng. Tín ngưỡng nổi trội nhất là thờ cúng tổ
tiên và một số loại thần linh gắn chặt với đời sống sinh hoạt sản xuất nơng
nghiệp của họ đó là Cao Sơn và Thần Nông. Sự đa dạng này còn thể hiện
trong việc từng dòng họ lớn với các con vật được thờ cúng. Họ tổ chức cúng


13
 


 

tế và cũng là hội làng vào ngày 6 tháng Giêng âm lịch. Đặc biệt là trong từng
dòng họ người Cao Lan còn thờ các loại ma riêng biệt, thổ công, thổ kỳ, thờ
bà mụ, những người làm nghề thầy cúng thì cịn có một bàn thờ riêng.
1.2.4.2 Văn nghệ dân gian
Cũng như các dân tộc khác, người Cao Lan ở Đại Phú có các hình thức
sinh hoạt văn hóa mang đậm chất văn hóa dân tộc mình. Họ có kho tàng văn
hóa, văn nghệ dân gian phong phú và đa dạng. Kho tàng truyện cổ tích, thơ
ca, hị vè của người Cao Lan phổ biến rộng rãi với các đề tài đấu tranh với
thiên nhiên, về lao động sản xuất, về quan hệ xã hội và gia đình, thể hiện ước
vọng của đồng bào trong tình yêu, chinh phục thiên nhiên, ca ngợi chính
nghĩa, đấu tranh chống cái ác, nhằm có được cái ấm no hạnh phúc. Có thể kể
đến một số chuyện kể của người Cao Lan như: chàng mồ côi, chàng tào an,
bắt thiên lôi ăn thịt, chuyện quả bầu...
Nói đến văn nghệ dân gian của dân tộc Cao Lan khơng thể khơng nhắc
đến hát sình ca – đây là một loại hình sinh hoạt văn hóa vô cùng đặc sắc.
Theo truyền thuyết của người Cao Lan, tác giả của những bài hát sình ca Cao
Lan là nàng Lưu Ba (Lau Slam), bà được đặt biệt danh là “thần đồng” khi bà
mới lên bảy tuổi đã hát những bài hát, lời thơ đồng dao cho đám trẻ trong làng
vui hát, khi lên mười tuổi bà đã trở thành một cơ gái xinh đẹp, hát ví hay, giỏi
đối đáp,... làm mê hồn rất nhiều chàng trai trong vùng. Những cuộc hát sình
ca xưa kia giữa những thanh niên nam nữ kéo dài trong rất nhiều đêm (có thể
đến đêm thứ 12).
Ngồi sình ca, người Cao Lan cịn có những điệu múa đặc sắc như: Múa
trống (nhóc), múa chim ngâu (lồng nộc lau), múa xúc tép (soọc cộng), giã

cốm (nướng lóong), múa thắp đèn (khai tăng),... đã góp phần làm đậm đà
thêm bản sắc văn hóa Cao Lan.

14
 


 

1.3.Ngôi nhà truyền thống của người Cao Lan ở xã Đại Phú, huyện Sơn
Dương, tỉnh Tuyên Quang
Dân tộc Cao Lan cùng với dân tộc Sán Chỉ là hai bộ phận cấu thành nên
dân tộc Sán Chay. Nhà cửa của dân tộc Cao Lan cũng như dân tộc Sán Chỉ
đều là nhà sàn. Có thể nói, ngơi nhà sàn của người Cao Lan mang đậm những
yếu tố tín ngưỡng. Do bản chất và tâm lý của người làm nông nghiệp, sống về
nông nghiệp, họ quan niệm rằng: ngôi nhà giống như hình tượng của một con
trâu nước: 4 cột chính như 4 chân trâu; rui, mè, xà nóc tạo thành thân con
trâu; hai đầu hồi là đầu và đuôi trâu; thúng cám để thờ thần gia trạch là dạ dày
của trâu... Thần chăn nuôi là vị thần được người Cao Lan tôn sùng với mong
muốn sự sinh sôi nảy nở. Hàng năm đồng bào thường tổ chức cúng thần cầu
cho mùa màng thuận lợi, gia súc chăn nuôi phát triển.
Trong lịch sử đã có những thời điểm tưởng chừng như các dân tộc có
nhà sàn đã chuyển hẳn sang sống ở nhà trệt giống với người Việt. Tuy nhiên
thời gian vẫn khẳng định được những giá trị ưu việt của kiến trúc nhà sàn
trong điều kiện môi trường sinh sống là vùng chuyển tiếp giữa vùng đồng
bằng và vùng đồi núi. Cho nên trong kiến trúc nhà của người Cao Lan ở Đại
Phú hiện nay xuất hiện hiện tượng có một ngôi nhà trệt dựng cạnh ở nhà sàn
truyền thống. Tuy nhiên thì họ vẫn chủ yếu sinh sống trên nhà sàn cịn ngơi
nhà đất thì chỉ có những thế hệ trẻ ở, hoặc có thể đóng cửa bỏ khơng, hoặc
chứa thóc gạo, sắn bên trong cịn mọi hoạt động vẫn chủ đạo diễn ra ở ngơi

nhà sàn.
Có thể khái qt các quá trình thay đổi kiến trúc nhà cửa của người Cao
Lan ở Đại Phú như sau:
Nhà sàn cổ truyền nhưng tồn tại song song một ngôi nhà trệt.
Nhà cổ truyền chuyển xuống nhà trệt.
Nhà đất đương đại chuyển lên sống trên nhà sàn.

15
 


 

1.3.1 Một số tập quán liên quan đến ngôi nhà truyền thống của người
Cao Lan ở xã Đại Phú
Người Cao Lan ở xã Đại Phú có các tập quán liên quan đến việc làm nhà
rất đa dạng và phong phú. Điều này xuất phát từ trong lịch sử khai phá tự
nhiên, thành lập cộng đồng xã hội, nó gắn chặt với đời sống sinh hoạt của mỗi
con người Cao Lan. Qua các tập quán này cũng thể hiện rõ về nhận thức thế
giới quan, nhân sinh quan của tộc người.
1.3.1.1 Cách tính tuổi cho gia chủ khi làm nhà
Theo như kết quả thu thập được từ điền dã tại Đại Phú thì người Cao Lan
thường xem tuổi làm nhà cho gia chủ khi gia chủ từ 20 tuổi đến 61 tuổi.
Thông thường một người Cao Lan khi đủ điều kiện kinh tế và cũng có ý muốn
xây nhà thì phải chuẩn bị lễ vật: tiền, gà, rượu... đến để nhờ thầy xem tuổi,
hướng, ngày động thổ...Thầy cúng Hoàng Văn Sinh (63 tuổi) ở thôn Dũng
Dao xem các tuổi và những điều tốt, xấu trong các tuổi của người Cao Lan
đối với việc làm nhà như sau:
- 20, 54 tuổi: Gia chủ làm nhà khi 20, 54 thì trong cuộc sống sẽ luôn hội
tụ cả hai điều Phúc và Đức. Sẽ có được con đàn cháu đống và kinh tế gia đình

khá giả.
- 21, 22, 47 tuổi: Đây là các tuổi “Độc” vì làm nhà trong các tuổi này sẽ
gặp vận “Phá Quyền” dẫn đến lụi bại trong cuộc sống và nếu ai đó đang có
cơng danh, quyền hành, chức vị thì sẽ bị lung lay tới vị trí của mình. Kinh tế
từ đó cũng lụi bại dần.
- 23, 48, 60 tuổi: Tuổi “Khốc - Khóc”. Theo như những ghi chép trong
sách của các thầy cúng người Cao Lan là “năm Khốc”, khi làm nhà trong tuổi
này thì thường xuyên sẽ có những họa phải khóc nhiều vì những chuyện bi
thương xảy ra.

16
 


 

- 24, 33, 35, 36, 41, 43, 58 tuổi: Năm “Quỷ” khi dựng nhà sàn trong năm
này thì thường xuyên bị yêu ma quấy phá gia chủ việc làm ăn, buôn bán hay
chăn nuôi, trồng trọt, cuộc sống gặp những điều bất hạnh, tai ương. (xem thêm
trong phần phụ lục 1)
Trên đây là các tuổi theo chu kỳ của một đời người trong việc làm nhà.
Tuy nhiên, sự xem xét tuổi có làm được nhà hay khơng là chiếu theo sự vận
hạn của con người trong các năm. Những người thầy cúng của dân tộc đúc rút
và trải nghiệm cùng với quan niệm của tộc người từ trong lịch sử, có gắn theo
cả yếu tố tín ngưỡng, tâm linh trong đó. Khơng phải tất cả các tuổi đẹp trên
thì ai cũng có thể làm được nhà, mà nó cịn phụ thuộc vào can, chi của từng
người với thiên can và địa chi từng năm, hoặc trong năm đấy làm được thì
cũng cần đến người thầy cúng xem chính xác đến từng giờ, ngày, tháng để
được hưởng những điều như trong năm tuổi ấy ghi chép.
VD. Khi gia chủ 26 tuổi (sinh 1987), mà năm 2012 muốn làm nhà, nếu

theo như các tuổi như đã nêu trên thì tuổi 26 là có thể xây dựng được nhà.
Tuy nhiên, gia chủ sinh năm 1987 cầm tinh con Mèo mà lại sinh đúng tháng
Mèo thì lại phải tránh tháng Tý (tháng 11 AL), khơng được làm nhà vì theo
quan niệm con mèo sẽ nuốt trọn con chuột nên theo đồng bào sẽ hao sạch cửa
nhà.
Có thể nói, người Cao Lan rất cẩn trọng trong việc xem tuổi để xây dựng
ngơi nhà vì hai lý do: Trước hết là niềm tin vào đời sống tâm linh của cộng
đồng có sức mạnh rất lớn, nên không chỉ việc làm nhà mà mọi công việc khác
đều cần đến những người thầy cúng để mong sao cho mọi điều tốt đẹp đến với
mình. Thứ hai, làm nhà là một trong những công việc trọng đại của đời người,
nó tiêu tốn một khoản kinh tế rất lớn nên cần tính tốn và chuẩn bị kỹ vì sẽ
chẳng có thể ai đủ kinh tế để làm được một ngôi nhà sàn thứ hai nếu như ngơi
đầu khơng hồn hảo.
17
 


 

1.3.1.2 Chọn hướng nhà
Người Cao Lan ở xã Đại Phú không chỉ chú trọng chọn tuổi cho việc làm
nhà mà còn rất coi trọng hướng quay của nhà, đi liền với nó là một loạt quan
niệm về những điều hung, cát của cuộc sống đối với những hướng quay.
Thông thường, những ngôi nhà của người Cao Lan đều quay hướng
Nam. Trong quan niệm của người Cao Lan thì với nhà quay hướng Nam
“khơng làm cũng có ăn”. Đây có lẽ xuất phát từ thực tế sinh sống với địa hình
của xã và cũng như tự nhiên và khí hậu của tồn miền Bắc. Như đã nêu trên,
thì xã Đại Phú có hai dãy núi chính là núi Bầu và núi Sáng Sơn, hai dãy núi
này đều chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Qua trao đổi với một số
người cao tuổi trong làng, chúng tôi được biết: Trước những năm 1975, hầu

hết người dân trong xã đều cư ngụ ở sườn Tây Nam của dãy núi Bầu nên đây
cũng là một lý do chính dẫn đến hầu hết các ngôi nhà sàn trong truyền thống
đều quay hướng Nam, để vừa tránh gió mùa Đơng Bắc vừa đón được gió
Đơng Nam. Hơn thế nữa, trong quan niệm của người Cao Lan thì khi nhà
quay ra hướng Nam là nhìn ra đồng ruộng và nương rẫy nơi sản xuất ra lương
thực thì sẽ đem lại sự no ấm sung túc.
Theo như lời thầy cúng Hồng Văn Sinh ở thơn Dũng Dao và Dương
Văn Vấn ở thôn Lũng Hoa:
Đối với hướng Bắc thì đây là hướng tối kỵ vì theo quan niệm, đây là
hướng của bệnh tật, của những tai ương, gia chủ dễ bị đoản mệnh. Trong thực
tế, xét dưới góc độ khoa học cũng như bao địa phương khác trong vùng phải
chịu ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc thì những ngôi nhà quay hướng Bắc sẽ
phải nhận nhiều đợt gió lạnh từ miền Bắc thổi xuống vào mùa Đơng, điều này
sinh ra bệnh tật cho con người.

18
 


×