Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Đánh giá sự tham gia của khách du lịch trong chương trình phân loại rác tại nguồn tại TP hội an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 78 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH – MÔI TRƯỜNG

LÊ THỊ HỒNG THÚY

ĐÁNH GIÁ SỰ THAM GIA CỦA
KHÁCH DU LỊCH TRONG CHƯƠNG TRÌNH
PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN TẠI TP. HỘI AN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đà Nẵng - Năm 2015


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH – MÔI TRƯỜNG

LÊ THỊ HỒNG THÚY

ĐÁNH GIÁ SỰ THAM GIA CỦA
KHÁCH DU LỊCH TRONG CHƯƠNG TRÌNH
PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN TẠI TP. HỘI AN

Ngành: Cử nhân quản lý tài nguyên và môi trường

Người hướng dẫn : TS. CHU MẠNH TRINH

Đà Nẵng - Năm 2015



i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng
được ai cơng bố trong bất kì cơng trình nào khác.
Tác giả khóa luận


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận này em xin bày tỏ lòng biết ơn đế n TS. Chu
Mạnh Trinh là người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, tạo điều kiện tốt nhất
cho em trong thời gian làm luận văn.
Em xin cảm ơn các thầy cô trong Khoa Sinh – Môi trường đã cung
cấp kiến thức cho em trong nh ững năm học qua để em có thể hồn thành
tốt khóa luận.
Em cảm ơn các anh chị trong bộ phân mơi trường của phịng Tài ngun
mơi trường thành phố Hội An đã giúp đỡ, cung cấp tài liệu, thông tin để em
có thể hồn thành luận văn của mình.
Đà Nẵng, ngày 04 tháng 05 năm 2015
Sinh viên

Lê Thị Hồng Thúy


iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................ii
MỤC LỤC .......................................................................................................iii
DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................ v
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................vii
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu đề tài ............................................................................................... 1
3. Ý nghĩa khoa học của đề tài .......................................................................... 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 3
1.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA THÀNH PHỐ HỘI AN ................................................ 3
1.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................... 3
1.1.2. Khí hậu ...................................................................................................... 3
1.1.3. Điều kiện kinh tế - Xã hội ...................................................................... 3
1.2. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ SỰ THAM GIA CỦA KHÁCH DU
LỊCH.................................................................................................................. 7
1.2.1. Quá trình nhận thức................................................................................. 7
1.2.2. Sự tham gia của du khách....................................................................... 8
1.3. CHƯƠNG TRÌNH PHÂN LOẠI RÁC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT
NAM.................................................................................................................. 9
1.3.1. Chương trình phân loại rác tại nguồn trên Thế giới ............................ 9
1.3.2. Chương trình phân loại rác tại nguồn ở Việt Nam ............................ 10
1.4. CHƯƠNG TRÌNH PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN Ở THÀNH PHỐ
HỘI AN ........................................................................................................... 11
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 16


iv

2.1.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................. 16
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................... 16
2.2.1. Mơ tả các quy định trong chương trình PLRTN dành cho du khách
tại TP. Hội An ................................................................................................... 16
2.2.2. Điều tra quá trình tham gia vào phân loại rác tại nguồn của du
khách ................................................................................................................. 17
2.2.3. Đề xuất các biện pháp nâng cao sự tham gia của du khách về
PLRTN tại TP. Hội An .................................................................................... 17
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................ 17
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................... 17
2.3.2. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu bằng SPSS .......................... 19
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN ................................................. 20
3.1. QUY ĐỊNH VỀ CHƯƠNG TRÌNH PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN
ĐỐI VỚI DU KHÁCH .................................................................................... 20
3.2. ĐIỀU TRA QUÁ TRÌNH THAM GIA VÀO CHƯƠNG TRÌNH PLRTN
CỦA DU KHÁCH Ở HỘI AN........................................................................ 21
3.2.1. Hiểu biết của du khách về chương trình phân loạ i rác tại nguồn ở
Hội An ............................................................................................................... 21
3.2.2. Mức độ sẵn lịng tham gia vào chương trình PLTRN của du khách ....... 25
3.2.3. Sự tham gia của du khách vào chương trình phân loại rác tại nguồn 26
3.2.4. Đánh giá sự tham gia của du khách vào phân loại rác tại nguồn ..... 34
3.3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA
CỦA DU KHÁCH VÀO CHƯƠNG TRÌNH PLRTN ................................... 35
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................. 39
4.1. KẾT LUẬN .............................................................................................. 39
4.2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 41
PHỤ LỤC



v

DANH MỤC VIẾT TẮT
Ý nghĩa chữ viết tắt

Ký hiệu
BQL

Ban quản lý

CKNN

Cùng kì năm ngối

CTCC

Cơng trình cơng cộng

KH

Kế hoạch

KH_UBND

Kế hoạch_ Ủy ban nhân dân

PLRTN

Phân loại rác tại nguồn


QĐ/UBND

Quyết định/Ủy ban nhân dân

SPSS

Phần mềm thống kê xử lý số liệu

TNMT

Tài nguyên môi trường

TP

Thành phố

UBND

Ủy ban nhân dân


vi

DANH MỤC BẢNG
Số hiệu
1.1
1.2
1.3
3.1
3.2


Tên bảng
Lượng khách du lịch đến với Hội An (1998 – 2013)
Quy đổi lượng kh ách du lịch sang số dân của Hội An
(2009 – 2030)
Lịch thu gom rác tại 12 phường, xã trên địa bàn Hội An
Số liệu khảo sát các thùng rác công cộng trên địa bàn
TP. Hội An
Số liệu điều tra bảng hướng dẫn phân loại rác trên
thùng rác công cộng tại một số tuyến đường ở Hội An

Trang
5
6
13
32
32


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu

Tên hình

Trang

1.1


Sơ đồ nhận thức của con người

7

1.2

Sơ đồ quá trình phát triển của sự tham gia

8

1.3

Sơ đồ từ hồn cảnh đến mục đích[12]

9

1.4

Quy trình thu gom rác trong chương trình PLRTN

12

1.5

Sơ đồ khung phân tích sự tham gia của khách du lịch

15

2.1


Bảng đồ thành phố Hội An

16

2.1

Cách thức phân loại rác tại nguồn

20

2.2

Mức độ hiểu biết của du khách về PLRTN

22

2.3

Các nguyên nhân ảnh hưởng đến mức độ hiểu biết của
du khách

2.4

Thu gom rác trên các tuyến đường cơng cộng

2.5

Mức độ sẵn lịng tham gia vào chương trình PLRTN
của du khách


2.6

Mức độ tham gia của khách du lịch trong chương trình
PLRTN

2.7

Nguyên nhân ảnh hưởng đến sự tham gia phân loại rác

2.8

Tỷ lệ nhận xét hiện trạng của bảng hướng dẫn trên
thùng rác cơng cộng

23
24
25
27
28
29

2.9

Tình trạng thùng rác cịn tốt

30

2.10

Tình trạng thùng rác bẩn


30

2.11

Thùng rác cơng cộng không đúng quy định

31


viii
2.12

Thùng rác cơng cộng hư hỏng

31

2.13

Thùng rác cơng cộng cịn chỉ cịn một thùng

31

2.14

Góp ý của du khách về chương trình phân loại rác tại
nguồn ở Hội An

2.15


Mức độ cần thiết của các hoạt động nhằm nâng cao
hiệu quả của phân loại rác tại nguồn ở Hội An

35
36


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thành phố Hội An hằng ngày thải ra trung bình 69 tấn rác thải từ các
nguồn như sinh hoạt của người dân, bệnh viện, cơ sở sản xuất, khách du lịch
thì vấn đề xử lý lượng rác đó là vấn đề khó khăn trong khi bãi rác Cẩm Hà
đang rơi vào tình trạng quá tải [2].
Để giải quyết vấn đề đó, ngày 1/11/2012 Hội An tiến hành chương trình
phân loại rác tại nguồn nhằm giải quyết một lượng rác thải hữu cơ để làm
phân compost phục vụ lại cho người dân .
Hiện nay, Hội An đã tiến hành nhiều hoạt động tuyên truyền, khuy ến khích
người dân tham gia phân loại rác và đạt được các kết quả phân loại khả quan [8]
Tuy nhiên, kết quả phân loại rác không chỉ đánh giá sự tham gia của
người dân mà cịn có cả sự tham gia của khách du lịch. Lượng khách du lịch
đến Hội An hằng năm gần 2 triệu lượt và lưu trú trong một thời gian ngắn gây
khó khăn trong việc tham gia phân loại rác của du khách cũng như việc tuyên
truyền của địa phương cho du khách[14] .
Vì vậy, cần biết được mức độ du khách tham gia vào chương trình phân
loại rác tại nguồn như thế nào để có biện pháp tăng cường hoặc điều chỉnh
cơng tác tun truyền về phân loại rác cho du khách. Để có được kết luận đó,
tơi tiến hành đề tài “Đánh giá sự tham gia của khách du lịch trong việc
phân loại rác tại nguồn tại TP. Hội An”.

2. Mục tiêu đề tài
Mục tiêu chung
Góp phần làm cho du khách phân loại rác phân loại rác khi đến với Hội
An để nâng cao hiệu quả của chương trình phân loại rác tại nguồn tại T hành
phố Hội An.


2
Mục tiêu cụ thể
- Quy định của Hội An về phân loại rác tại nguồn đối với du khách được
mô tả như thế nào.
- Mức độ hiểu biết và tham gia của khách du lịch được phân tích
- Các biện pháp tăng cường sự tham gia của khách du lịch vào phân loạ i
rác tại nguồn được đề xuất
3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đề tài bước đầu cung cấp thông tin cơ bản về việ c đánh giá sự tham gia
của khách du lịch trong chương trình phân loại rác tại nguồn tại thành phố
Hội An.
Qua đó, thành phố Hội An có thể tham khảo và điều chỉnh các hoạt động
tuyên truyền phân loại rác tại nguồn, các cơ sở vật chất phục vụ cho việc phân
loại rác của du khách được tốt hơn. Từ đó, sẽ tăng chất lượng phân loại rác
của toàn địa bàn thành phố Hội An, nâng cao được hiệu quả của chương trìn h
phân loại rác tại nguồn ở thành phố Hội An.


3
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA THÀNH PHỐ HỘI AN

1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Hội An có tổng diện tích tự nhiên tồn thành phố là 6171. 25
ha, phần diện tích đất liền 4.850 ha[15] . Tuy với diện tích nhỏ nhưng Hội An
sở hữu di sản văn hóa thế giới phố cổ Hội An và khu dự trữ sinh quyển Cù lao
chàm làm cho Hội An thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan . Hội An
cũng nằm trong chuỗi di sản miề n Trung: Cố Đô Huế, Thánh địa Mỹ Sơn,
phố cổ Hội An, là một điểm đến hấp dẫn, thuận lợi, níu chân nhiều du khách
trong nước và cả du khách nước ngồi.
1.1.2. Khí hậu
Hội An có mùa khơ từ khoảng tháng 2 đến tháng 8, mùa mưa thường kéo
dài từ tháng 9 đến tháng Giêng năm sau. Hội An có hai mùa rõ rết, mùa mưa
thường có lượng mưa lớn. Trong khi đó thì bãi rác C ẩm Hà, nơi chứa rác của
cả thành phố Hội An đã quá t ải, bãi rác lộ thiên, khi mưa xuống thì bốc mùi,
nước rỉ rác khơng có hệ thống thu gom nên nước rỉ rác thấm thẳng xuống đất,
ô nhiễm nguồn nước các khu vực xung quanh. Mùa khơ thì rác bơc mùi, cộng
với các loại gió mùa làm phát tán mùi hơi đi khắp các khu vực xung quanh.
1.1.3. Điều kiện kinh tế - Xã hội
a. Dân cư và nguồn lao động
Hội An là thành phố thu ộc tỉnh Quảng Nam, gồm 9 phường: Minh An,
Sơn Phong, Cẩm Phô, Tân An, Thanh Hà, Cẩm Châu, Cẩm An, Cửa Đại,
Cẩm Nam và 4 xã: Cẩm Thanh, Cẩm Kim, Cẩm Hà, Tân Hiệp (cụm đảo Cù
Lao Chàm). Dân số tồn thành phố có 88933 người, bình quân nhân khẩu gần
4 người/hộ[10] .


4
Ngoài dân số tự nhiên tại Hội An tăng lên , hằng năm ở Hội An tốc độ gia
tăng dân số cơ học khá cao. Mặt khác, hàng ngày có một lượng du khách khá
lớn đến tham quan du lịch, nhiều lao động từ các địa phương khác trong và
ngoài tỉnh đến bn bán, làm ăn và khơng ít các nhà khoa học, cán bộ, công

chức, viên chức, nghệ sĩ... đến nghiên cứu, công tác. Điều này đã làm cho
lượng rác thải ra ngày càng tăng lên, mặc khác bãi rác Cẩm Hà lại xuống cấp
nghiêm trọng, bãi rác quá tải, khơng cịn chứa được nữa. Vì vậy, Hội An đã
thực hiện chương trình phân loại rác nhằm giảm lượng rác xuống mức tối đa,
đồng thời tạo ra phân bón phục vụ lại cho người dân.
b. Tình hình kinh tế
Trong 9 tháng đầu năm 2014, kinh tế thành phố tiếp tục tăng trưởng ,
giá trị sản xuất (giá cố định) đạt 260644 tỷ đồng, đạt 75.41% KH, tăng
9.04% so với cùng kì; tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 5.379.9000 USD, đạt
64.44% KH và bằng 85.41% so với cùng kì. Du lịch, dịch vụ, thương mại
phát triển và chuyển dịch theo hướng tích cực, giá trị sản xuất đạt 1.762,81
tỷ đồng, đạt 75,42% KH và tăng 9.27% so với CKNT[15] . Trên cơ sở tiếp
tục phát huy lợi thế về di sản, tiềm năng sinh thái, biển đảo, làng nghề
truyền thống, thành phố tiếp tục ưu tiên đầu tư các công trình thiết yếu tại
cảng Cửa Đại, Cù Lao Chàm, các bãi tắm… nhằm phát triển mở rộng
không gian du lịch ra các vùng ven.
Theo số liệu ước tính, 9 tháng đầu năm 2014 có 1.458.400 lượt khách
đến (trong đó, có 650.900 lượt khách quốc tế và 807.500 lượt khách trong
nước), tăng 8,15% so với cùng kỳ; tổng lượt khách tham quan đạt 992.600
lượt, tăng 8,23%; tổng lượt lưu trú đạt 625.200 lượt, tăng 4,3%; bình quân
ngày khách lưu trú là 2,37 ngày ( 9 tháng đầu năm 2013 là 2,31 ngày)[15] .
Hằng năm thì lượng khách du lịch đến tham quan Hội An ngày một tăng.
Hội An không chỉ là một điểm đến du lịch của du khách trong nước mà cả các
du khách nước ngoài. Số lượng du khách nước ngoài đến Hội An trong những


5
năm gần đây tăng cao, vượt hơn cả lượng khách trong nước, cho thấy sức hút
của Hội An vô cùng lớn. Bên cạnh đó, thì áp lực về lượng rác thải của du
khách cũng là một vấn đề không nhỏ đối với Hội An.

Bảng 1.1: Lượng khách du lịch đến với Hội An (1998 – 2013)
Nội địa

Quốc tế

Tổng cộng

(lượt khách)

(lượt khách)

(lượt khách)

1998

80.039

66.480

146.519

1999

84.858

73.457

158.315

2000


97.823

99.617

197.440

2001

114.129

131.518

245.647

2002

36.463

147.074

283.537

2003

155.001

116.600

271.601


2004

172.100

126.000

298.100

2005

96.342

169.885

266.227

2006

32.522

193.796

326.318

2007

140.255

544.707


684.962

2008

241.002

607.48

848.482

2009

192.750

492.040

684.790

2010

323.807

631.934

955.741

2011

385.080


739.850

112.930

2012

337.843

680.235

1018.078

2013

351.924

813.160

1165.084

Năm

Nguồn: Trung tâm quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An [14]
Theo dự báo về dân cư và khả năng phát triển khơng gian đơ thì,
lượng khách du lịch được quy đổi ra dân số của Hội An từ năm 2009 dự
báo đến 2030.


6

Bảng 1.2: Quy đổi lượng khách du lịch sang số dân của Hội An
(2009 – 2030)
Tổng lượng

Tổng lượng

khách đến

khách lưu trú

(người)

(người)

866562

429135

7,152

2010

1085740

600000

8,220

2015


1628600

960000

13,150

2020

2361500

153600

21,040

2025

3660300

245600

33,650

2030

5307600

3932200

53,870


Năm
2009 (10 tháng)

Quy đổi dân
số (người)

Dự báo

Nguồn: Đề án xây dựng thành phố Hội An – thành phố sinh thái
Theo dự báo, năm 2015 thì lượng khách đến Hội An là 1628 600
khách, tổng lượng khách lưu trú là 960 000 khách, quy đổi ra dân số là
13150 người.
Như vậy tổng số dân (tính ln cả lượng khách đến Hội An) là 102083
người (dự báo năm 2015) , lượng r ác thải trung bình 1 ngày là 68. 9 tấn/ ngày.
Chỉ số chất thải rắn sinh hoạt bình quân đầu người đối vớ i Hội An là đô thị
loại III là: 0.67kg/người/ ngày. Lượng rác khách du lịch thải ra là khoảng
13150*0.67= 8810.5 kg/ ngày. Lượng rác thải của khách du lịch chiếm tới
12.79% tổng lượng rác thải của cả thành phố trong một ngày. Đây là một
lượng rác không cố định, nhưng nó lại chiếm tỷ lệ cao. Vì vậy để làm tốt phân
loại rác tại nguồn, thì khơng chỉ có người dân phân loại tốt mà khách du lịch
khi đến Hội An cũng cần bắt buộc thực hiện phân loại để rác có thể trở thành
tài nguyên.


7
1.2. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ SỰ THAM GIA CỦA KHÁCH DU
LỊCH
1.2.1. Quá trình nhận thức
Nhận thức là quá trình và kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực vào
trong tư duy, quá trình con người nhận biết, hiểu biết thế giới khách quan

hoặc kết quả của quá trình đó hoặc (động từ) là nhận ra và biết đượ c[13]
Nhận thức là nhờ hoạt động nhận thức mà con người phản ánh hiện
thực xung quanh ta và các hiện thực của bản thân ta, trên cơ sở đó con
người tỏ thái độ tình cảm và hành động. Trong việc nhận thức thế giới,
con người có thể đạt tới mức độ nhận thức khác nhau, từ thấp đến cao từ
đơn giản đến phức tạp [4] .
Theo các khái niệm về nhận thức nêu trên, thì nhận thức của mỗi người
là khác nhau, tùy thuộc vào các yếu tố tác động v ào, người đó học thức tốt
chưa hẳn là nhận thức tốt về một vấn đề và ngược lại. Do vậy, chương trình
phân loại rác tại nguồn là sự tác động hay hỗ trợ, tạo điều kiện cho du khách
có thể nhận thức.

Hình 1.1. Sơ đồ nhận thức của con người
Nhận thức của con người diễn ra trên cơ sở từ thực tế . Thực tiễn là cơ sở,
động lực và mục đích để tạo ra nhận thức. Đầu tiên, từ thực tế con người sẽ có
cơ hội tiếp xúc với sự vật, hiện tượng qua quá trình trực quan bao gồ m: cảm
giác, tri giác và lưu giữ trong trí nhớ. Sau đó q trình nhận thức mới sâu hơn


8
một chút là đến quá trình tư duy của bộ não, nhận diện vấn đề và phân tích
sau đó tổng hợp thông tin cần thiết để đưa ra các đánh giá. Và cuối cùng các
đánh giá đó lại chi phối hành động thực tiễn của con người. Vòng tr òn thực
tiễn – trực quan – tư duy là ba mắc xích trong chu trình nhận thức của con
người[13] .
1.2.2. Sự tham gia của du khách
Để đảm bảo có thể đánh giá sự tham gia của khách du lịch, có 3 tiêu chí
cơ bản để thể hiện 3 cấp độ phát triển của sự tham gia vào chư ơng trình phân
loại rác tại nguồn.


Hình 1.2. Sơ đồ quá trình phát triển của sự tham gia
Để có thể tìm hiểu nhận thức của du khách, chúng ta cần cung cấ p thông
tin cho du khách, các hoạt động thực tế về chương tr ình để du khách có thể
đưa ra các đánh giá khách quan về chương trình, từ đó họ mới có nhận thức
và sự quan tâm về chương trình.


9

Hồn cảnh

Nhu
cầu

Động


Chủ thể

Phương
tiện cơng
cụ

Mục
đích

Hình 1.3. Sơ đồ từ hồn cảnh đến mục đích [12]
Mọi hành động thì xuất phát từ hoàn cảnh và nhận thức, khi đặt vào hoàn
cảnh nhất định thì sẽ có những nhận thức và hành động khác nhau, bởi vậy ở
nơi này thì họ có thể phân loại rác nhưng chưa chắc nơi khác thì họ đã phân

loại rác đúng theo quy định. Còn ph ải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như là quy
định, hình thức xử phạ t, hành động của người khác, cơ sở vật chất.
1.3. CHƯƠNG TRÌNH PHÂN LOẠI RÁC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT
NAM
1.3.1. Chương trình phân loại rác tại nguồn trên Thế giới
Trên Thế giới, nhiều quốc gia đã thực hiện quản lý chất thải thông qua
phân loại tại nguồn và xử lý tốt, đạt hiệu quả cao về kinh tế và môi trường.
Tại các quốc gia như Đan Mạch, Anh, Hà Lan, Đứ c... việc quản lý chất thải
rắn được thực hiện rất chặt chẽ, công tác phân loại và thu gom rác đã thành nề
nếp và người dân chấp hành rất nghiêm quy định này.
Ở Nhật Bản, trong 37 đạo luật về bảo vệ mơi trường có 7 đạo luật về
quản lý và tái chế chất thải rắn. Việc phân loại rác tại nguồn đã được triển
khai từ những năm 1970, tỷ lệ tái chế chất thải rắn ở Nhật đạt rất cao. Tại
thành phố Yamato, Handano và Yachiyo từ năm 2010 tiến hành chương trình
phân loại rác. Ở những thành phố này, các gia đình phải mua bao đựng rác
theo quy định của thành phố. Các loại rác được đựng ở các loại bao khác
nhau, gồm có các loại như: rác tài nguyên, rác cháy được, rác khơng cháy
được, rác độc hại, rác có kích cỡ lớn [5] .


10
Tại thành phố Yokohama, Nhật Bản từ năm 2008 cũng bắt đầu phân loại
rác tại nguồn và chia thành 3 loại chính: rác đốt cháy, giấy cũ, nhựa. Theo
quy định của thành phố này thì khi được hướng dẫn, nếu nhiều lần không thực
hiện theo quy định sẽ bị phạt tiền (2000 yên) [6] .
1.3.2. Chương trình phân loại rác tại ng uồn ở Việt Nam
Ở Việt Nam, các chương trình phân loại rác tại nguồn cũng được triển
khai ở nhiều nơi như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đồng Nai… Tác giả Đinh Xuân
Thắng, Viện Môi Trường và Tài Nguyên thuộc trường Đại học Quốc gia
TP.HCM với đề tài “Dự án thu gom, phân loại và xử lý chất rắn tại nguồn ”.

Đề tài được thực hiện tại hai địa bàn: Phường 3, Thị xã Bến Tre và xã Tân
Trạch, huyện Châu Thành. Trong đề tài, tác giả đã đánh giá hiện trạng phân
loại, thu gom chất thải rắn trên 2 địa bàn nghiên cứu, cho thấy rằng tình trạng
ơ nhiễm do rác thải sinh hoạt còn nhiều phức tạp, ảnh hưởng xấu đến sức
khỏe cộng đồng. Việc thu gom, phân loại, xử lý chất rắn tại nguồn còn nhiều
bất cập, khó khăn do ý thức người dân cịn thấp, kinh phí đầu tư cịn ít. Thơng
qua phương pháp nghiên cứu lý thuyết thu thập thông tin, dự báo, tham khảo
ý kiến các chuyên gia kết hợp với phương pháp nghiên cứu thực nghiệm như
tìm hiểu thực địa, tham vấn cộng đồng, liên doanh, liên kết tập hợp lực lượng
và phân tích tổng hợp, xử lý số liệu. Đồng thời, đề xuất 3 mơ hình thu gom,
phân loại, xử lý rác sinh hoạt tại nguồn; xử lý chất thải rắn tối ưu cho cấp thị
xã, cấp huyện, cơ sở y tế và mơ hình thu gom, ủ rác thành phân hữu cơ cho hộ
gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh. Trong đó , tác giả nhấn mạnh biện pháp
nâng cao nhận thức của người dân trong vấn đề bảo vệ môi trường.
Ở Hà Nội, dự án 3R sẽ được thực hiện thí điểm tại phường Phan Chu
Trinh (Quận Hồn Kiếm- Hà Nội) bắt đầu từ 1/7/2007. Mục tiêu của dự án là
làm thay đổi thói quen xả rác bừa bãi của người dân, tiến tới Hà Nội đạt được
tỷ lệ giảm thiểu rác thả i 30%[1] . Dự án sẽ trang bị cho mỗi gia đình trên địa
bàn 2 thùng đựng rác loại nhỏ (thùng màu xanh lá cây có rọ lọc chất lỏng


11
đựng rác hữu cơ, thùng da cam đự ng rác vơ cơ) và túi cá nhân đựng thực
phẩm, hàng hố thay vì các bà đi chợ dùng túi nilon như hiện nay.
1.4. CHƯƠNG TRÌNH PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN Ở THÀNH
PHỐ HỘI AN
Theo quy định của thành phố Hội An thì người dân chủ động phân loại
rác của chính mình thành 3 loại khác nhau: rác dễ phân hủy, rác khó phân hủy
và rác tái chế để giảm thiểu thời gian và tiền bạc cho những công đoạn xử lý
sau, biến rác thải thành những sản phẩm có ích cho xã hội.

Việc xử lý sau phân loại một lượng rác lớn cũng là vấn đề khó khăn đối
với thành phố. Trong khi đó bãi chơn lấp rác của thành phố Hội An tại Thôn
Bầu Ốc Thượng, xã Cẩ m Hà đã bị q tải nhiều năm, khơng có lớp bạt chống
thấm, khơng có hệ thống thu gom nước rỉ rác, khơng có bạt che phủ gây ra
tình trạng ơ nhiễm môi trường nghiêm trọng và ảnh hưởng tới sức khỏe của
người dân xung quanh. Nằ m trong khuôn khổ của chuỗi chương trình nhằm
giảm thiểu lượng rác thải và đưa Hội An tiến tới thành phố sinh thái – văn hóa
du lịch thì việc giảm ơ nhiễm mơi trường là vấn đề đặt lên hàng đầu.
Nằm trong chuỗi hoạt động đó, UBND thành phố phối hợp với các đơn
vị liên quan tiến hành chương trình phân loại rác tại nguồn, nhằm giảm thiểu
lượng rác đưa lên bãi rác Cẩm Hà, tạo ra nguồn phân bón hữu cơ từ rác thải
dễ phân hủy, giảm ô nhiễm môi tr ường. Năm 2011 Hội An bắt đầu thí điểm
trên địa bàn 4 phường nội thị và triển khai tồn thành phố năm 2014.
Cơng tác chuẩn bị cho chương trình : Được sự chỉ đạo của UBND thành
phố Hội An, phịng Tài ngun mơi trường thành phố và cơng ty cơng trình
cơng cộng đã tiếna hành trang bị thêm 20 xe thu gom rác đẩy tay để tiến hành
phân loại rác quét đường; trang bị loa, đài và trang trí pano trên 07 xe thu
gom rác [8] . Tính đến năm 2013, thì xe cuốn ép có 9 chiếc với các loại kích
cỡ khác nhau, 4 xuồng để vớt rác trên sông và 54 xe đẩy tay [7] . Công ty
CTCC tiến hành lắp đặt 28 thùng rác đôi cho 2 loại rác trong khu vực Phố cổ


12
và lắp đặt các bảng hướng dẫn về cách thức phân loại rác tại nguồn tại các
điểm công cộng nhằm hướng dẫn du khách thực hiện phân loại rác[16] .
Rác được chia thành 3 loại là rác dễ phân hủy, rác khó phân hủy, rác tái
chế:Rác dễ phân hủy: các loại rau củ, hoa quả, thức ăn thừa, bã trà, bã cafe,
giấy ăn, cây, lá…Rác khó phân hủy: nhãn chai, vỏ hộp nhựa, túi ni lông, gốm,
thủy tinh, vỏ trứng, đồ cao su, đồ da, văn phòng phẩm…Rác tái chế: giấy, chai
nhựa, đồ gia dụng, quần áo cũ, vỏ lon…


Hình 1.4. Quy trình thu gom rác trong chương trình PLRTN
Rác tại Hội An được phát sinh từ những nguồn như: hộ gia đình; nhà
hàng, khách sạn; chợ, trường học, cơ quan; đường phố, nơi cơng cộng.Sau đó
rác thải được thu gom từ khắp nơi trong thành phố và được đưa về các điểm
tập kết . Thực hiện hoạt động thu gom rác thải hiện nay chủ yếu là 3 lực
lượng chính, đó là cơng ty cơng trình cơng cộng của thành phố Hội An, các
tổ thu gom tự quản và đội ngũ những người thu mua ve chai của địa phương.
Rác được đưa về các điểm tập kết trong thành phố. Cuối cùng rác thải được
đưa đến bãi rác Cẩm Hà và các cơ sở thu mua phế liệu.


13
Rác từ các thùng rác công cộng sẽ được nhân viên vệ sinh thu gom vào
các xe đẩy rác chuyên dụng. Thứ hai, tư, sáu, chủ nhật sẽ thu gom các thùng
rác dễ phân hủy, và thứ ba, năm, bảy sẽ thu gom rác khó phân hủy. Sau đó,
sẽ tập trung lại một điểm và chuyển rác lên xe thu gom rác và chuyển đến
bãi rác Cẩm Hà
Bảng 1.3: Lịch thu gom rác tại 12 phường, xã trên địa bàn Hội An
STT

Địa

Thứ

Thứ

Thứ

Thứ


Thứ

Thứ

Chủ

Phương

2

3

4

5

6

7

nhật

1

Tân An

2

Minh An


3

Sơn Phong

4

Cẩm Phô

5

Cẩm Thanh

6

Thanh Hà

7

Cửa Đại

8

Cẩm Hà

9

Cẩm Châu

10


Cẩm Nam

11

Cẩm An

12

Cẩm Kim
Nguồ n: Công ty cổ phần Công trình cơng cộng Hội An
Rác dễ phân hủy

Rác khó phân hủy

Rác được thu gom vào các ngày trong tuần, 4 phườn Minh An, Sơn
Phong, Cẩm Phô, Tân An được thu gom rác dễ phân hủy vào thứ 2,4,6, chủ
nhật trong tuần và thu gom rác dễ phân hủy vào thứ 3,5,7. Các phường xã
cịn lại thì thu gom từ 2 đến 3 lần trong tuần, tùy theo phường như trên lịch
thu gom.


14
Ngoài những tuyến cố định thu gom rác tại các phườ ng, xã thì có những
tuyến xe thu gom một số khu vực có lượng rác lớn như các khách sạn, nh à
hàng lớn, các chợ, rác quét gom và phân loại tại đường phố và các thùng rác
công cộng.
Xử lý sau khi phân loại:
Bãi rác tại thông Bầu Ốc Thượng, xã Cẩm Hà, TP. Hội An chỉ có diện
tích khoảng 1ha, khơng có lớp lót chống thấm, khơng có hệ thống xử lý nước rỉ

rác và đã quá tải nhiều năm. Năm 2008, thành phố Hội An đã phải chuyển
40.000m3 rác thải (năm 2008, 2009) và 32.000 m3 (năm 2010) với tổng chi phí
là 10 tỷ đồng[14]. Vì vậy, để làm giảm lượng rác thải đổ lên bãi rác thì thành
phố Hội An đã tiến hành chương trình phân loại rác tại nguồn. Lượng rác tái
chế được thu hồi bởi một số người thu nhặt phế liệu mỗi ngày. Lượng rác dễ
phân hủy thì sẽ được nhà máy phân compost tại Hội An sử dụng tạo ra sản
phẩm phân compost. Nhà máy rác thải Hội An có diện tích 5 ha ; trong đó diện
tích phần xây dựng là 2,2 ha gồm các hạng mục chính như hệ thống thu gom
nước rác, nhà xử lý sơ bộ, nhà lên men, khu nhà ủ chín, nhà tinh chế và nhà
kho. Diện tích khu vực chế biến phân hữu cơ là 881 .25 m2. Khối lượng rác
bình quân nhập vào Nhà máy rác thải Hội An là 55 tấn/ngày [8] . Trên thực tế,
rác thải đi vào nhà máy phân loại chưa được tốt nên mặc dù qua nhiều công
đoạn để ủ phân, lên men… thì túi nilon vẫn cịn sót lại. Do đó, phân sản phẩm
của nhà máy sản xuất có chất lượng thấp, khơng được mịn màng, thơm mùi đất
như những phân hữu cơ khác; khi chà xát lên tay thì phân rời rạc, cảm giác
cộm cộm có những mảnh nilong li ti, chính những mảnh nilong này làm hư hại
lại chính cây trồng bón phân này. Thế nên, khi sử dụng phân của nhà máy sản
xuất, người dân còn phải kết hợp cùng các loại phân bán trên thị trường để đảm
bảo chất dinh dưỡng cho cây trồng. Đây cũng là lý do người dân Hội An cũng
như du khách đến với Hội An cần phải PLRTN ngay bây giờ để nhà máy có
nguồn nguyên liệu tốt hơn để sản xuất phân bón.


15
Mơ hình khung phân tích

Các cơ
quan quản



Phương
tiện truyền
thơng

Cơ sở vật
chất

Sự tham gia của khách
du lịch về việc phân
loại rác tại nguồn tại
TP. Hội An

Nâng cao
hiệu quả
chương trình
PLRTN

Giảm lượng rác thải, chất
lượng rác phân loại tốt hơn,
sản phẩm phân compost tốt
hơn, …

Hình 1.5. Sơ đồ khung phân tích sự tham gia của khách du lịch
Để khách du lịch có nhận thức được việc phân loại rác trong chương
trình PLRTN ở Hội An, thì trước hết Hội An cần đáp ứng có yêu cầu về cơ
sở vật chất, phương tiện truyền thông và việc quản lý chương trình. T ừ đó,
du khách mới có thể hiểu, nhận thức đầy đủ sự quan trọng, lợi ích của việc
phân loại rác của họ đối với bản thân cũng như đ ối với môi trường ở Hội
An, di sản văn hóa thế giới. Điều đó, có thể một phần nào đó làm cho du
khách có thể tự nguyện tham gia vào phân loại rác khi đến Hội An thì hiệu

quả của chương trình phân loại rác tại nguồn sẽ tăng lên, điều đó sẽ góp
phần làm giảm lượng rác thải, giảm ô nhiễm môi trường, sản xuất được
phân compost có chất lượng tốt hơn từ chính rác thải của con người.


×