Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Luận văn thạc sĩ hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại công ty điện lực phú yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN ĐẮC KHANG

HỒN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
TẠI CƠNG TY ĐIỆN LỰC PHÚ N

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN ĐẮC KHANG

HỒN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
TẠI CƠNG TY ĐIỆN LỰC PHÚ N

Chun ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN PHƯƠNG THẢO

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ với đề tài ứng dụng: “Hoàn thiện cơ chế quản
lý tài chính tại Cơng ty Điện lực Phú n” do chính tơi thực hiện từ sự nghiên cứu và
đúc kết trong q trình cơng tác thực tế tại Cơng ty Điện lực Phú Yên, dưới sự giám
sát và hướng dẫn khoa học của TS. Trần Phương Thảo. Số liệu sử dụng được tơi thu
thập thực tế trong q trình nghiên cứu đã có trích dẫn cụ thể và được sự đồng ý cho
phép của công ty cùng các bên liên quan.
TP. Hồ Chí Minh,, ngày 19 tháng 09 năm 2018
Người thực hiện luận văn

NGUYỄN ĐẮC KHANG


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH
TĨM TẮT ĐỀ TÀI ................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY ĐIỆN LỰC PHÚ YÊN VÀ VẤN ĐỀ
HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ................................................ 5
1.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty Điện lực Phú Yên ........................................ 5
1.1.1. Giới thiệu chung ...........................................................................................5
1.1.2. Khái quát sự hình thành và phát triển ......................................................5
1.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý ..............................................................................6
1.1.4. Tổ chức cơng tác quản lý tài chính kế tốn ...............................................7
1.2. Vấn đề hồn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Cơng ty Điện lực Phú n .. 9

1.2.1. Tình hình hoạt động những năm gần đây của Công ty Điện lực Phú
n...........................................................................................................................9
1.2.1.1. Tình hình quản lý tài chính ...................................................................10
1.2.1.2. Đặc điểm nguồn nhân lực của PYPC ....................................................11
1.2.1.3. Tình hình phát triển hệ thống lưới điện .................................................13
1.2.1.4. Tình hình phát triển khách hàng và sản lượng điện thương phẩm ........15


1.2.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tài Cơng ty Điện
lực Phú n ..........................................................................................................15
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY
ĐIỆN LỰC PHÚ YÊN ............................................................................................ 17
2.1. Cơ chế quản lý tài chính tại Cơng ty Điện lực Phú n ............................... 17
2.1.1. Nền tảng về cơ chế quản lý tài chính .......................................................17
2.1.1.1. Khái niệm cơ chế quản lý tài chính trong doanh nghiệp .......................17
2.1.1.2. Mục tiêu cơ chế quản lý tài chính tại doanh nghiệp..............................18
1.2.1.3. Các bộ phận cấu thành cơ chế quản lý tài chính trong doanh nghiệp ...20
2.1.2. Giới thiệu cơ chế quản lý tài chính tại Cơng ty Điện lực Phú Yên .......21
2.1.2.1. Cơ chế quản lý và sử dụng vốn .............................................................21
2.1.2.2 Cơ chế quản lý và sử dụng tài sản ..........................................................22
2.1.2.3. Cơ chế quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận ....................................25
2.2. Thực trạng cơ chế quản lý tài chính tại Cơng ty Điện lực Phú Yên ............ 26
2.2.1. Tình hình quản lý và sử dụng vốn............................................................26
2.2.2. Tình hình quản lý và sử dụng tài sản.......................................................30
2.2.2.1. Tình hình quản lý và sử dụng tài sản cố định........................................30
2.2.2.2. Tình hình quản lý và sử dụng vật tư thiết bị .........................................32
2.2.3. Tình quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận .........................................34
2.3. Đánh giá cơ chế quản lý tài chính tại Cơng ty Điện lực Phú n................ 41
2.3.1. Kết quả đạt được........................................................................................42
2.3.2. Các vấn đề hạn chế trong cơ chế quản lý tài chính ................................45

2.3.2.1. Vấn đề quản lý TSCĐ ...........................................................................45
2.3.2.2. Vấn đề quản lý hàng tồn kho .................................................................46


2.3.2.3. Vấn đề quản lý chi phí...........................................................................47
2.3.2.4. Vấn đề quản lý kết quả hoạt động kinh doanh ......................................48
2.4. Nguyên nhân của các vấn đề hạn chế trong cơ chế quản lý tài chính tại
Cơng ty Điện lực Phú n ...................................................................................... 49
2.4.1. Nguyên nhân trong vấn đề quản lý TSCĐ ..............................................50
2.4.2. Nguyên nhân trong vấn đề quản lý hàng tồn kho...................................51
2.4.3. Nguyên nhân trong vấn đề quản lý chi phí .............................................52
2.4.3.1. Đối với việc chưa ghi nhận chi phí nguyên vật liệu kịp thời ................52
2.4.3.2. Đối với việc chưa ghi nhận chi phí khấu hao TSCĐ và QLDN đủ.......54
2.4.4. Nguyên nhân trong vấn đề quản lý kết quả hoạt động kinh doanh ......55
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
TẠI CƠNG TY ĐIỆN LỰC PHÚ N ................................................................ 58
3.1. Nhóm giải pháp chính ...................................................................................... 58
3.1.1. Tối ưu hóa chi phí.....................................................................................58
3.1.2. Thúc đẩy doanh thu ..................................................................................60
3.1.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong bộ máy tài chính kế tốn .....61
3.2. Nhóm giải pháp phụ ......................................................................................... 63
3.2.1. Đẩy nhanh tiến độ quyết tốn cơng trình ĐTXD và tăng cường phối hợp
giữa các bên liên quan ........................................................................................63
3.2.2. Nâng cao chất lượng của các khâu lập dự toán, mua sắm và quyết tốn
cơng trình ............................................................................................................65
3.2.3. Tăng cường kiểm sốt hoạt động lắp đặt đường dây sau công tơ ............68
CHƯƠNG 4: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ............................................................. 70
4.1. Định hướng phát triển chung của Công ty Điện lực Phú Yên ..................... 70



4.2. Kế hoạch thực hiện giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Cơng
ty Điện lực Phú Yên ................................................................................................ 71
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................. 77
5.1. Kết luận ............................................................................................................. 77
5.2. Khuyến nghị ...................................................................................................... 78
5.2.1. Khuyến nghị với Công ty .........................................................................78
5.2.2. Khuyến nghị với Tổng công ty.................................................................78
5.2.3. Khuyến nghị với cơ quan từ Bộ Công thương trở lên ..............................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC VIẾT TẮT
CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CCQLTC

Cơ chế quản lý tài chính

CNTT

Cơng nghệ thơng tin

CSH

Chủ sở hữu

DN


Doanh nghiệp

ĐTXD

Đầu tư xây dựng

EVN

Tập đồn Điện lực Việt Nam

EVNCPC

Tổng cơng ty Điện lực miền Trung

FMIS

Phần mềm quản lý tài chính

HTK

Hàng tồn kho

PYPC

Cơng ty Điện lực Phú Yên

QLDA

Quản lý dự án


QLDN

Quản lý doanh nghiệp

QLTC

Quản lý tài chính

SCL

Sửa chữa lớn

SCTX

Sửa chữa thường xuyên

SXK

Sản xuất khác

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TBA

Trạm biến áp

TCKT


Tài chính kế tốn

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

VCSH

Vốn chủ sở hữu

VTTB

Vật tư thiết bị

XNCĐ

Xí nghiệp cơ điện


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1

Báo cáo kết quả hoạt động SXKD của PYPC từ năm 2014 đến 2016…. 14

Bảng 1.2


Biến động tình hình lao động tại PYPC giai đoạn 2014-2016………..

15

Bảng 1.3

Cơ cấu nguồn nhân lực PYPC năm 2016…………………………….

16

Bảng 1.4

Tình hình phát triển lưới điện phân phối của PYPC qua các năm..........

17

Bảng 1.5

Giá trị đầu tư của PYPC qua các năm………………………………….

18

Bảng 1.6

Sản lượng điện thương phẩm và số khách hàng của PYPC từ năm 2014 19
đến 2016………………………………………………………………...

Bảng 2.1

Phân tích cơ cấu nguồn vốn từ năm 2014 đến năm

30
2016…………………………………………………………………......

Bảng 2.2

Tỷ lệ nợ phải trả / vốn chủ sở hữu của PYPC và các đơn vị trong
32
EVNCPC giai đoạn 2014-2016……………………………………........

Bảng 2.3

Phân tích các hệ số tài trợ từ năm 2014 đến năm 2016………………...

Bảng 2.4

Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ từ năm 2014 đến năm 2016……...... 35

Bảng 2.5

Phân tích hiệu quả quản lý HTK từ năm 2014 đến năm 2016………..... 37

Bảng 2.6

Phân tích HTK kém, mất phẩm chất giai đoạn 201438
2016……………………………………………………………………..

Bảng 2.7

Phân tích cơ cấu biến động doanh thu PYPC từ năm 2014 đến năm
39

2016.…………………………………………………….........................

Bảng 2.8

Phân tích các nhân tố tác động đến doanh thu PYPC từ năm 2014 đến 40
năm 2014 đến 2016……………………………………………………..

Bảng 2.9

Điện năng thương phẩm cung cấp cho các thành phần kinh tế giai đoạn 40
2014-2016………………………………………………………………

Bảng 2.10

Tổng hợp chi phí SXKD theo yếu tố qua từ năm 2014 đến 2016……… 43

Bảng 2.11

Tổng hợp số liệu doanh thu, chi phí và lợi nhuận trước thuế từ năm
45
2014 đến năm 2016……………………………………………………..

Bảng 2.12

Số liệu giá trị HTK từ năm 2014 đến năm 2016……………………...... 50

Bảng 2.13

Số liệu chi phí vật tư hàng tháng cho hoạt động lắp đặt đường dây sau 51
công tơ từ năm 2014 đến năm 2016…………………………….............


33


Bảng 2.14

So sánh giá bán điện bình quân với giá thành sản xuất điện của PYPC 60
từ năm 2014 đến năm 2016……………………………………………..


DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH
Sơ đồ 1.1

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại PYPC…………………………. 10

Sơ đồ 1.2

Cơ cấu tổ chức bộ máy TCKT tại PYPC…………………………..

11

Sơ đồ 2.1

Các bộ phận cấu thành CCQLTC tại PYPC……………………….

25

Đồ thị 2.1 Số liệu nộp thuế từ năm 2014 đến năm 2016……………………… 49
Hình 2.1


Tổng quan các ngun nhân chính dẫn đến tồn tại trong CCQLTC
của PYPC…………………………………………………………..

53


1

TÓM TẮT ĐỀ TÀI
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Xây dựng thị trường mua bán điện cạnh tranh đang là xu hướng của nhiều nước
trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Sự trưởng thành và tự hồn thiện của các doanh
nghiệp trong ngành điện là yêu cầu cấp thiết để đứng vững trước các cơ hội và thách
thức ngày càng lớn. Cùng với xu thế đó, Cơng ty Điện lực Phú Yên (tên gọi tắt là
PYPC) cng đã và đang thực hiện quá trình đổi mới và tái cơ cấu mạnh mẽ ở rất nhiều
nội dung khác nhau: từ đổi mới và phát triển bộ máy tổ chức quản lý đến cơ cấu lại
nguồn nhân lực, đổi mới hệ thống máy móc và cơng nghệ, tổ chức lại quy trình
SXKD, xây dựng mối quan hệ và hình ảnh trong mắt khách hàng tốt hơn... Để vượt
qua được những khó khăn thách thức và hồn thành tốt các mục tiêu đề ra, việc hoàn
thiện CCQLTC là một nhu cầu cấp thiết bởi lẽ tất cả những hoạt động SXKD đều liên
quan chặt chẽ đến các hoạt động tài chính – vốn được coi là mạch máu của toàn bộ
các hoạt động SXKD trong DN. CCQLTC có tốt hơn thì tình hình tài chính cơng ty
mới tốt lên, từ đó có đủ nguồn lực đáp ứng được các nhu cầu để đổi mới và phát triển
trong xu hướng phát triển của ngành điện hiện nay như đầu tư mua sắm mới, khả
năng thanh toán, đào tạo CBCNV, quảng bá thương hiệu,…
Mặt khác, mặc dù trong nhiều năm qua CCQLTC đã giúp PYPC quản lý tốt tình
hình tài chính, góp phần đạt được các nhiệm vụ và chỉ tiêu mà Tổng công ty Điện lực
miền Trung (tên gọi tắt là EVNCPC) và ngành đã đề ra nhưng xét về một góc độ nào
đó vẫn cịn bộc lộ nhiều mặt tồn tại như: việc hạch toán tăng giá trị TSCĐ trên sổ
sách còn chậm so với thực tế khiến việc quản lý sử dụng vốn và tài sản chưa được

đồng bộ, kịp thời, chặt chẽ, phản ánh đầy đủ cả hiện vật lẫn giá trị; công quản lý vật
tư thiết bị tồn kho chưa hiệu quả dẫn đến cuối năm 2016 còn tồn hơn 20 tỷ đồng, vượt
định mức EVNCPC giao 61%; cùng với đó là nhiều loại chi phí khơng được ghi nhận
phù hợp và kịp thời đối với doanh thu, nhất là các chi phí liên quan đến nguyên vật
liệu, khấu hao TSCĐ và chi phí QLDN phục vụ cho các hoạt động sản xuất khác;
ngồi ra tình hình SXKD cũng chưa khả quan khiến cho từ năm 2014 đến 2016 PYPC


2

đã lỗ tổng cộng hơn 98 tỷ đồng, một con số khơng hề nhỏ đối với một DN vẫn cịn
đang được thừa hưởng nhiều ưu đãi trong chính sách của nhà nước. Những tồn tại
này đã cho thấy CCQLTC của PYPC chưa thật sự hiệu quả, một số cơ chế chưa sâu
sát với thực tế khiến cho công tác quản lý TCKT chưa hoàn thành nhiệm vụ và mục
tiêu SXKD cũng như chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng QLTC mà
ngành và EVNCPC đã đề ra.
Bên cạnh đó, trong xu hướng những năm gần đây và thời gian sắp tới, các cơ
quan chức năng như cục thuế, kiểm toán, thanh tra… đã và đang ngày càng tăng
cường cơng tác giám sát và kiểm tra tình hình QLTC với tần suất và yêu cầu ngày
càng cao. Do đó, việc hoàn thiện CCQLTC là một vấn đề cấp thiết được Ban lãnh
đạo Cơng ty đặt ra, địi hỏi PYPC cần phải có sự nghiên cứu và đầu tư nghiêm túc.
Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài ứng dụng “Hồn thiện cơ chế quản lý
tài chính tại Công ty Điện lực Phú Yên” với kỳ vọng đưa ra các giải pháp và kế hoạch
cụ thể để hoàn thiện CCQLTC ngày một tốt hơn nhằm giúp PYPC loại bỏ những mặt
hạn chế khơng cịn phù hợp và xây dựng được một CCQLTC vững mạnh hơn, thích
hợp hơn, có hiệu quả hơn với những nguồn lực hiện có và mục tiêu phát triển của
PYPC.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2. 1. Mục tiêu tổng quát
Đề xuất các giải pháp và kế hoạch thực hiện nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài

chính tại Cơng ty Điện lực Phú n.
2. 2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng quản lý tài chính tại Cơng ty Điện lực Phú n.
- Đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Cơng ty Điện
lực Phú n tốt hơn.
- Xây dựng kế hoạch phù hợp và lộ trình thực hiện cụ thể để đạt được mục tiêu
hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Cơng ty Điện lực Phú Yên trong thời gian tới.


3

3. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả chủ yếu sử dụng đến phương pháp phân tích dữ liệu sơ cấp và thứ cấp
thu thập từ báo cáo tài chính, các tài liệu và thơng tin nội bộ của các phịng ban và
đơn vị trong PYPC, cũng như các báo cáo của đơn vị kiểm tốn định kỳ hàng năm
cung cấp.
Ngồi ra, phương pháp phỏng vấn ý kiến các cá nhân và chuyên gia cũng được
áp dụng trong luận văn để xác định các nguyên nhân tồn tại trong CCQLTC tại PYPC
từ đó đưa ra các giải pháp cho đơn vị.
4. Đối tượng nghiên cứu
Cơ chế quản lý tài chính tại Cơng ty Điện lực Phú Yên trên 3 khía cạnh chính:
- Cơ chế quản lý và sử dụng vốn
- Cơ chế quản lý và sử dụng tài sản
- Cơ chế quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận
5. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian nghiên cứu: Công ty Điện lực Phú Yên.
- Về thời gian nghiên cứu: Cơ chế quản lý tài chính tại Cơng ty Điện lực Phú
n trong giai đoạn 2014 - 2016.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Tóm tắt đề tài; Danh mục viết tắt; Danh mục bảng biểu; Danh mục

sơ đồ, đồ thị, hình; Tài liệu tham khảo; Phụ lục; nội dung chính của luận văn được
trình bày thành 4 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu Công ty Điện lực Phú Yên và cơ chế quản lý tài chính
Chương 2: Phân tích cơ chế quản lý tài chính tại Cơng ty Điện lực Phú n
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Cơng ty Điện lực
Phú n


4

Chương 4: Kế hoạch thực hiện
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị


5

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY ĐIỆN LỰC PHÚ YÊN
VÀ VẤN ĐỀ HỒN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
1.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty Điện lực Phú n
1.1.1. Giới thiệu chung
Tên Cơng ty:

CƠNG TY ĐIỆN LỰC PHÚ YÊN

Tên giao dịch quốc tế: PHU YEN POWER COMPANY
Tên viết tắt:

PYPC

Địa chỉ:


104 Lê Lợi, Thành phố Tuy Hoà, Tỉnh Phú Yên

Điện thoại:

057 3835160

Trang web:

www.pcphuyen.cpc.vn

Nhãn hiệu:

PYPC là đơn vị trực thuộc EVNCPC, hoạt động dưới hình thức chi nhánh cơng
ty TNHH một thành viên, lĩnh vực hoạt động chủ yếu là phân phối và bán lẻ điện
năng trên toàn địa bàn tỉnh Phú Yên.
1.1.2. Khái quát sự hình thành và phát triển
Sau khi tỉnh Phú Yên được tái lập (7/1989), PYPC đã được Bộ Năng lượng
thành lập vào ngày 15/10/1989. Trong những ngày đầu mới thành lập, cơ sở hạ tầng
điện của PYPC hết sức khó khăn, chỉ có hai cụm nguồn Diezel nhỏ bé, cũ kỹ thường
xuyên hư hỏng, với cơng suất khoảng 6MW; lưới điện chỉ có khoảng 35km đường
dây 15kV, 68 TBA phụ tải cấp điện cho 12 xã, phường thị trấn của thị xã Tuy Hoà,
huyện Tuy Hồ và huyện Sơng Cầu chủ yếu trong khung thời gian từ 17h - 21h hàng


6

ngày; tình hình mất cân đối giữa nguồn điện và phụ tải diễn ra thường xuyên, có lúc
phải thực hiện cấp điện ln phiên theo lịch “hai có một khơng”, thậm chí “một khơng
một có”.

Mặc dù khó khăn là vậy nhưng với sự quyết tâm và tập trung cao độ, toàn thể
CBCNV của PYPC qua các thời kỳ đã cố gắng vươn lên, tập trung hồn thành nhiệm
vụ chính yếu nhất là cung cấp đủ điện phục vụ đời sống sinh hoạt, phát triển kinh tế
xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng cho nhân dân trên địa bàn tỉnh. Trong suốt
quá trình 28 năm xây dựng và phát triển của PYPC có một số mốc sự kiện chính sau:
- Đến năm 1993, nguồn điện Diezel đạt 11,4MW, gấp 2 lần năm 1989.
- Tháng 1/1994, nhận điện lưới quốc gia từ TBA 110/35/10kV Tuy Hồ (E23),
với cơng suất 16MVA. Đến nay, toàn tỉnh được cấp điện từ 6 TBA 110/22kV và 01
TBA 10,5/22kV với tổng dung lượng 165MVA.
- Tháng 12/1995, PYPC đã có 9/9 huyện, thị xã hịa vào mạng lưới điện quốc
gia và đến tháng 8/2002 toàn bộ 100% xã trên địa bàn tỉnh đã có điện lưới quốc gia.
Đáng nói hơn, năm 2009 nhân kỷ niệm 20 năm ngày thành lập, PYPC đã hoàn thành
đưa điện đến 100% thơn bn, với 98% số hộ dân có điện trong toàn tỉnh.
- Đến năm 2012, thực hiện chủ trương của ngành, PYPC đã hoàn tất tiếp nhận
phân phối và bán lẻ đến 100% hộ dân trong tỉnh và đây được xem là sự kiện nổi bật
nhất của tỉnh Phú Yên trong năm 2012.
1.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý
Để quản lý toàn bộ các hoạt động SXKD kinh doanh điện năng của mình, PYPC
đã nhiều lần thử nghiệm và áp dụng nhiều mơ hình quản lý khác nhau, mỗi mơ hình
đều có ưu và khuyết điểm riêng nhưng cho đến nay mơ hình trực tuyến – chức năng
vẫn đang là mơ hình quản lý được PYPC sử dụng một cách có hiệu quả nhất. Theo
đó, bộ máy quản lý của PYPC bao gồm 2 cấp:
- Cấp Công ty gồm: Ban Giám đốc và 13 phòng ban chức năng.


7

- Cấp đơn vị trực thuộc: gồm Điện lực thành phố, 8 Điện lực huyện và Xí nghiệp
cơ điện.


Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại PYPC
(Nguồn: Phịng Tổ chức & Nhân sự - Cơng ty)
PYPC hiện áp dụng chế độ lãnh đạo trực tuyến – một thủ trưởng. Giám đốc là
người lãnh đạo cao nhất và chịu trách nhiệm trước EVNCPC về mọi hoạt động và kết
quả SXKD của cơng ty.
Các phịng chức năng được giao nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo PYPC về
lĩnh vực cụ thể được phân cơng, ngồi ra cịn thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể khác
khi cần thiết.
Các điện lực thành phố, huyện là các đơn vị quản lý vận hành trực tiếp các hoạt
động kinh doanh điện năng trên địa bàn được giao quản lý đồng thời sẵn sàng phục
vụ các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội của địa phương khi cần thiết.
Xí nghiệp cơ điện thực hiện các hoạt động có tính chất sản xuất như xây lắp,
sửa chữa, kiểm định thiết bị điện và công tơ.
1.1.4. Tổ chức công tác quản lý tài chính kế tốn
Tổ chức cơng tác quản lý TCKT là một hoạt động đóng vai trị quyết định tới
hiệu quả, chất lượng của toàn bộ CCQLTC trong một DN. Trải qua nhiều thăng trầm


8

cùng với lịch sử cơng ty, hiện nay Phịng Tài chính – Kế tốn được giao nhiệm vụ
quản lý tồn bộ hoạt động tài chính tại PYPC, được tổ chức dưới mơ hình kế tốn
phân tán 2 cấp: Cấp cơng ty và cấp đơn vị trực thuộc.

Sơ đồ 1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy TCKT tại PYPC
(Nguồn: Phòng Tài chính Kế tốn - Cơng ty)
Các thành phần chính trong Phịng Tài chính – Kế tốn cơng ty bao gồm:
- Kế tốn trưởng: Chịu trách nhiệm chính trước Giám đốc và ban lãnh đạo cơng
ty về tồn bộ hoạt động quản lý TCKT, chỉ đạo tồn diện về cơng tác TCKT theo
đúng quy định của nhà nước về chuẩn mực kế tốn, ngun tắc kế tốn.

- Phó trưởng phịng: Tham mưu cho kế toán trưởng về các hoạt động quản lý
TCKT, theo dõi và quản lý nhân sự bộ máy TCKT, phụ trách mảng chấm thi đua các
đơn vị kế toán trực thuộc.
- Kế toán tổng hợp: Phụ trách tổng hợp theo dõi, quản lý toàn bộ các nghiệp vụ
kế tốn phát sinh, hướng dẫn và kiểm tra cơng tác TCKT ở các đơn vị trực thuộc, lập
báo cáo tổng hợp, báo cáo tài chính gởi về EVNCPC.


9

- Kế tốn vật tư, cơng cụ dụng cụ: Theo dõi tình hình biến động về VTTB, tình
hình nhập-xuất CCDC, xét duyệt mua sắm VTTB và CCDC theo định mức được giao.
- Kế toán sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên: Chịu trách nhiệm tập hợp chi
phí, tổ chức nghiệm thu và quyết tốn các cơng trình SCL, SCTX.
- Kế tốn TSCĐ kiêm thủ quỹ: Theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ trong kỳ
báo cáo đồng thời kiêm nhiệm vụ thủ quỹ cho cơng ty.
- Kế tốn ngân hàng, tiền mặt: Lập phiếu thu các khoản phải thu khách hàng,
thanh toán các khoản phải trả nhà cung cấp và lương CBCNV, tập hợp và kiểm tra
chi tiết các chứng từ hợp lệ trước khi thanh toán…
- Kế toán thuế kiêm sản xuất khác: Phụ trách tính tốn, kê khai và nộp đúng nộp
đủ toàn bộ các loại thuế như GTGT, TNDN, TNCN; phục trách theo dõi, tập hợp chi
phí và quyết tốn các cơng trình sản xuất khác như nghiệm thu kỹ thuật, xây lắp cơng
trình điện,…
- Kế tốn xây dựng cơ bản: Tập hợp, theo dõi và quyết toán các cơng trình
XDCB; đàm phán các khoản vay với các ngân hàng, tổ chức tín dụng.
1.2. Vấn đề hồn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Cơng ty Điện lực Phú Yên
1.2.1. Tình hình hoạt động những năm gần đây của Công ty Điện lực Phú Yên
Trong thời gian qua, do điều kiện kinh tế đất nước và tỉnh Phú n cịn gặp nhiều
khó khăn vì tiếp tục chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, tốc độ tăng trưởng
và hiệu quả kinh tế đạt thấp, nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư hạn chế sản xuất hoặc

dừng triển khai các dự án nên nhu cầu phụ tải tỉnh Phú Yên tăng trưởng ở mức thấp đã
ảnh hưởng khơng ít đến hoạt động sản xuất kinh doanh của PYPC.
Những năm gần đây, PYPC đã cung cấp điện ổn định, an tồn và liên tục, khơng điều
hịa tiết giảm phụ tải điện, đáp ứng đủ điện cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, an ninh
quốc phòng và đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, PYPC đã tăng cường các
dịch vụ để ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.


10

1.2.1.1. Tình hình quản lý tài chính
Bảng 1.1: Báo cáo kết quả hoạt động SXKD của PYPC từ năm 2014 đến 2016
ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo tài chính của PYPC các năm 2014, 2015, 2016)
Số liệu từ bảng 1.1 cho thấy:
- Doanh thu của PYPC có xu hướng tăng khá nhanh trong giai đoạn 2014-2016:
Năm 2016 doanh thu cán mốc 1,128,650 triệu đồng, tăng 26% so với năm 2014. Điều
này cũng phù hợp với sự phát triển số lượng khách hàng cũng như sản lượng điện
thương phẩm đã phân tích ở trên.
- Mặc dù vậy, cùng với xu hướng tăng của doanh thu thì giá vốn hàng bán cũng
gia tăng nhanh không kém. Năm 2016 giá vốn hàng bán tăng 254,327 triệu đồng tương
đương 30% so với năm 2014. Điều này có nghĩa rằng tốc độ tăng của giá vốn cao hơn


11

tốc độ tăng của doanh thu, khiến cho lợi nhuận gộp lại có xu hướng giảm trong giai
đoạn 2014-2016.
- Cùng với giá vốn hàng bán, các chi phí khác như chi phí quản lý doanh nghiệp,

chi phí bán hàng, chi phí lãi vay cũng gia tăng mạnh, nhất là chi phí QLD và chi phí lãi
vay. Từ năm 2014 đến 2016, chi phí QLDN tăng 13,341 triệu đồng tương đương 56%,
cịn chi phí lãi vay tăng mạnh tới 11,450 triệu đồng tương đương 234%.
- Thu nhập khác và chi phí khác đều có xu hướng biến động tiêu cực. Năm 2016
thu nhập khác giảm 1,791 triệu đồng tương đương giảm 79%, trong khi chi phí khác
lại tăng 2,748 triệu đồng tương đương tăng 546%.
- Với những kết quả như trên, lợi nhuận sau thuế của PYPC luôn giữ mức âm và
có xu hướng ngày càng lỗ. Tính chung lại trong giai đoạn 2014-2016 PYPC đã lỗ tổng
cộng gần 99 tỷ đồng. Bản thân PYPC đang kinh doanh trong một ngành khơng có nhiều
cạnh tranh và nhận được nhiều sự ưu đãi của nhà nước.
Như vậy chứng tỏ PYPC chỉ mới giải quyết được bài toán tăng doanh thu, tăng
sản lượng đầu ra nhưng về việc quản lý chi phí, quản lý lợi nhuận kết quả hoạt động
SXKD hay nói cách khác quản lý tổng thể tình hình tài chính lại chưa hiệu quả. Việc
này xuất phát từ các cơ chế quản lý tài chính của PYPC chưa thật sự hiệu quả, địi hỏi
phải có những biện pháp cần thiết để hoàn thiện CCQLTC ngày một tốt hơn, giúp
PYPC đạt được các mục tiêu về QLTC mà PYPC nói riêng và EVNCPC nói chung đặt
ra.
1.2.1.2. Đặc điểm nguồn nhân lực của PYPC
Bảng 1.2. Biến động tình hình lao động tại PYPC giai đoạn 2014-2016
Năm
Tổng số lao
động (người)

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

514


517

537

(Nguồn: Phòng Tổ chức & Nhân sự - Công ty)


12

Lao động bình quân qua các năm gần đây tăng rất ít (bảng 1.2) do chính sách
của quyết tâm của PYPC trong việc tiết kiệm lao động và tăng năng suất lao động
góp phần tối ưu hóa chi phí trả lương cho CBCNV, chỉ tăng người trong trường hợp
thay thế và bổ sung lao động do khối lượng công tác quản lý tăng lên. Tuy nhiên,
trong những năm qua tại PYPC, trong khi lưới điện không ngừng tăng lên, khối lượng
quản lý tăng cao nhưng EVNCPC vẫn hạn chế việc bổ sung nguồn lao động cho
PYPC, dẫn đến áp lực công việc tăng cao, cường độ lao động đẩy lên mức cao nhất.
Bảng 1.3. Cơ cấu nguồn nhân lực PYPC năm 2016
Lao động

Số người

Tỷ lệ

Viên chức quản lý

100

19%


Phân

Viên chức chuyên môn nghiệp vụ

117

22%

theo

Công nhân

304

57%

nhiệm vụ Nhân viên

16

3%

Tổng số

537

100%

Thạc sĩ


31

6%

Đại học

156

29%

Cao đẳng

22

4%

Trung học

67

12%

Cơng nhân kỹ thuật, sơ cấp

261

49%

Tổng số


537

100%

Phân
theo
trình độ

(Nguồn: Tổng hợp từ Phòng Tổ chức và Nhân sự)
Chủ trương của lãnh đạo PYPC là luôn quan tâm đến chất lượng nguồn lao
động, nhằm bảo đảm chất lượng nhân lực trong Công ty ngày càng tinh nhuệ, luôn
đáp ứng được nhiệm vụ SXKD. Tập trung đào tạo cho cán bộ tại chỗ, lao động có
trình độ đại học, nhất là chun ngành điện được quan tâm trong tuyển dụng để bảo
đảm ngày càng có đội ngũ lao động tinh thơng nghiệp vụ, từ năm 2014 trong tuyển
dụng lao động PYPC chỉ ưu tiên tuyển dụng lao động tốt nghiệp hệ chính quy từ khá,
giỏi trở lên của các trường Đại học, cao đẳng nghề, do đó trình độ chun mơn và tay
nghề kỹ thuật của lực lượng gián tiếp và công nhân trực tiếp ngày càng được nâng


13

cao, lực lượng cơng nhân có trình độ trung cấp, cao đẳng tăng nhiều nhằm bảo đảm
chất lượng cho đội ngũ CBCNV ngành điện.
1.2.1.3. Tình hình phát triển hệ thống lưới điện
Để thực hiện tốt nhiệm vụ SXKD bất cứ DN nào cũng phải tổ chức một hệ thống
chuyển giao và phân phối sản phẩm. Đối với PYPC, ngoài yếu tố con người còn phải
thiết lập hạ tầng kỹ thuật dùng để truyền tải điện năng đến khách hàng (điều này thể
hiện tính đặc thù của sản phẩm điện năng), đó chính là hệ thống lưới điện trung hạ
thế, máy biến áp phân phối, thiết bị bảo vệ, hệ thống điều khiển và đo đếm điện năng.
Việc phát triển hệ thống nguồn và lưới điện không chỉ đánh giá được sự tăng cường

quy mơ SXKD mà cịn thể hiện được trình độ quản lý ngày càng cao, đáp ứng những
địi hỏi ngày càng đa dạng và khắt khe của khách hàng về chất lượng sản phẩm.
Bảng 1.4: Tình hình phát triển lưới điện phân phối của PYPC qua các năm
Danh mục

Năm

Năm

Năm

2014

2015

2016

Đường dây trung thế 22kV
(km)

1732

1765

4.208

- Tài sản Ngành Điện

1608


1640

4.077

- Tài sản Khách hàng

124

125

131

Đường dây hạ thế (km)

2501

2641

2.819

- Tài sản Ngành Điện

2107

2246

2.429

- Tài sản Khách hàng


394

395

390

TBA phân phối (trạm)

1778

1870

2.003

- Tài sản Ngành Điện

1316

1399

1.512

- Tài sản Khách hàng

462

471

491


Dung lượng TBA (kVA)

325 937

341 839

405.707

- Tài sản Ngành Điện

221 176

235 851

281.743

- Tài sản Khách hàng

104 761

105 988

123.964

(Nguồn: Báo cáo từ phòng Kỹ thuật PYPC)


14

Kết quả từ bảng 1.4 cho thấy:

- Tình hình mở rộng lưới điện hàng năm đều tăng lên, riêng trong năm 2014 bắt
đầu tăng nhanh và tăng vọt trong năm 2016 là do cải tạo lưới điện sau tiếp nhận bán
lẻ đến từng hộ dân, đồng thời cải tạo lưới nhằm giảm mất an toàn điện và giảm tổn
thất điện năng.
- Tài sản của khách hàng còn tương đối nhiều: Đối với lưới điện hạ thế chủ yếu
là những đường dây không đảm bảo kỹ thuật, Công ty đang mượn để bán điện; đối
với lưới điện trung thế và TBA (phần lớn vận hành non tải) chủ yếu dùng để cấp điện
cho khách hàng chuyên dùng do khách hàng tự đầu tư. Đây chính là những yếu tố
gây bất lợi cho Cơng ty vì làm tăng tổn thất, dễ bị sự cố và mất an toàn. Tài sản của
ngành điện tăng nhiều từ năm 2014 do EVNCPC tăng cường đầu tư khối lượng lớn
để cải tạo hệ thống điện hạ áp khu vực nông thôn nhằm giảm chỉ tiêu thất thốt điện
năng.
- Tổng cơng suất đặt của các TBA phụ tải xấp xỉ gấp hai lần tổng công suất các
nguồn cung cấp, chứng tỏ việc khai thác tài sản trạm biến áp vẫn chưa đạt hiệu qua,
chênh lệch công suất giữa các giờ trong ngày còn cao.
Để cung cấp điện một cách ổn định và an tồn, PYPC đã có nhiều nỗ lực đầu tư
cho lưới điện. Trong đó, phải kể đến một số cơng trình có ý nghĩa xã hội to lớn như
dự án KFW1, KFW2; dự án di dời lưới điện nhằm hỗ trợ giải phóng mặt bằng phục
vụ mở rộng Quốc Lộ 1A đoạn qua tỉnh Phú Yên. Tổng vốn ĐTXD trong 5 năm là
402,718 tỷ đồng, trung bình mỗi năm đầu tư 80,543 tỷ đồng, với tốc độ tăng bình
quân 37,5%. Nhờ vậy, khối lượng tài sản của PYPC tăng nhiều từ năm 2014, đặc biệt
tăng với khối lượng lớn trong năm 2016.
Bảng 1.5: Giá trị đầu tư của PYPC qua các năm
Hạng mục

Đvt

2014

Giá trị đầu tư


Tr.VND

92.323

2015
171.300

(Nguồn: Báo cáo từ phòng Kế hoạch PYPC)

2016
182.415


×