Tải bản đầy đủ (.docx) (85 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất biện pháp quản lý côn trùng bộ cánh cứng (coleoptera) tại khu bảo tồn thiên nhiên pù hoạt, tỉnh nghệ an​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.51 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
----------------------------

NGUYỄN VĂN LỰC

NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN
LÝ CÔN TRÙNG BỘ CÁNH CỨNG (Coleoptera) TẠI KHU BẢO
TỒN THIÊN NHIÊN PÙ HOẠT, TỈNH NGHỆ AN
Chuyên ngành: Quản Lý Tài Nguyên Rừng
Mã số: 8620211

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. LÊ BẢO THANH

Hà Nội, 2019


i

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào khác.


Nếu nội dung nghiên cứu của tơi trùng lặp với bất kỳ cơng trình nghiên cứu
nào đã cơng bố, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá
luận văn của Hội đồng khoa học.
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm
2019
Ngƣời cam đoan

Nguyễn Văn Lực


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp trong chương
trình đào tạo Thạc sỹ Lâm nghiệp, chuyên ngành quản lý Tài nguyên rừng tại
Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, tôi luôn nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ
quý báu của các thầy cô giáo, các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Nhân dịp này tơi
xin bày tỏ sự biết ơn tới các cơ quan, tổ chức và các cá nhân:
- Khoa quản lý đào tạo Sau đại học, Ban Giám hiệu và toàn thể giáo viên
Trường Đại học Lâm nghiệp đã giúp tơi hồn thành khố đào tạo.
- PGS. TS. Lê Bảo Thanh , giáo viên hướng dẫn khoa học của luận văn đã

định hướng và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tơi hồn thành luận văn.
- Lãnh đạo, cán bộ Ban quản lý dự án JICA2 tỉnh Nghệ An đã giúp đỡ tôi

trong công việc chuyên môn để tôi có thời gian hồn thành luận văn.
- Ban quản lý KBTTN Pù Hoạt, Trạm quản lý bảo vệ rừng Thông Thụ, Trạm

quản lý bảo vệ rừng Na Chạng, Trạm quản lý bảo vệ rừng Nậm Giải, Trạm quản lý
bảo vệ rừng Đồng Văn 2 đã tạo mọi điều kiện để tôi thực hiện luận văn.

- UBND các xã vùng đệm (Thơng Thụ, Nậm Giải, Tiền Phong, Đồng Văn)

đã nhiệt tình giúp tơi trong q trình điều tra thu thập số liệu.
- Gia đình và những người thân của tơi đã giúp đỡ tơi về mọi mặt để tơi có

thể hồn thành được luận văn này.
Mặc dù đã làm việc nghiêm túc với tất cả nỗ lực, nhưng do trình độ và thời
gian hạn chế, nên luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác
giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các Thầy, Cô giáo, các
nhà khoa học, các bạn bè đồng nghiệp và xin chân thành tiếp thu các ý kiến đóng
góp đó./.
Tơi xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả

Nguyễn Văn Lực


iii

MỤC LỤC
Lời cam đoan..................................................................................................... I
Lời cảm ơn........................................................................................................II
Mục lục...........................................................................................................III
Danh mục các từ viết tắt...................................................................................V
Danh mục bảng.................................................................................................................................. vi
Danh mục các hình…………………………………………………………..vii
Chƣơng 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.........................3
1.1 Tình hình nghiên cứu về côn trùng bộ cánh cứng trên thế giới..................3
1.2 Tình hình nghiên cứu về cơn trùng bộ cánh cứng ở Việt Nam...................4
Chƣơng 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC

NGHIÊN CỨU................................................................................................ 9
2.1 Vị trí địa lý.............................................................................................. 9
2.2 Địa hình, địa thế......................................................................................9
2.3 Khí hậu thủy văn.....................................................................................9
2.4 Địa chất, thổ nhưỡng.............................................................................10
2.5 Dân sinh kinh tế - xã hội....................................................................... 11
Chƣơng 3. ĐỐI TƢỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG

VÀ PHƢƠNG

PHÁP NGHIÊN CỨU………………………………………………….…..17
3.1 Đối tượng nghiên cứu...................................................................................................... 17
3.2 Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................................... 17
3.3 Địa điểm và thời gian tiến hành................................................................................ 17
3.4 Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................................ 17
3.4 Nội dung nghiên cứu:...................................................................................................... 17
3.5 Phương pháp nghiên cứu............................................................................................... 17
Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................27


iv

4.1 Thành phần lồi cơn trùng thuộc bộ cánh cứng trong khu bảo tồn thiên
nhiên pù hoạt...............................................................................................27
4.2 Tính đa dạng của côn trùng cánh cứng trong khu vực nghiên cứu.......34
4.2.1 Đa dạng lồi.......................................................................................34
4.2.2 Đa dạng về hình thái...................................................................... 35
4.2.3 Đa dạng về tập tính........................................................................ 38
4.2.4 Đa dạng về sinh cảnh của cơn trùng cánh cứng.............................39
4.2.5. Đánh giá vai trị của côn trùng cánh cứng trong hệ sinh thái........41

4.3 Đặc điểm sinh học, sinh thái của một số lồi cơn trùng cánh cứng chủ
yếu tại khu vực nghiên cứu......................................................................... 43
4.3.1 Mô tả đặc điểm một số họ trong bộ cánh cứng (coleoptera) tại khu
vực nghiên cứu........................................................................................43
4.3.2 Mơ tả một số lồi trong bộ cánh cứng (coleoptera) tại khu vực nghiên

cứu...........................................................................................................47
4.4 Các nguyên nhân làm suy giảm đa dạng sinh học côn trùng cánh cứng
tại khu vực nghiên cứu................................................................................52
4.5 Đề xuất các phương pháp quản lý, bảo tồn côn trùng thuộc bộ cánh
cứng tại kbttn pù hoạt..................................................................................55
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ....................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................63
PHỤ LỤC


v

Ký hiệu
BVR
BV&PTR
ĐDSH
QLBVR
KBT
KBTTN
KNTS
KTG
RTN
TNTN
VQG

PCCCR


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Danh sách các tuyến điều tra trong khu vực nghiên cứu.....................18
Bảng 3.2. Đặc điểm các OTC đã bố trí điều tra............................................................ 19
Bảng 3.3. Đặc điểm của các bẫy đèn bố trí điều tra…................................................ 22
Bảng 4. 1: Danh lục các lồi cơn trùng bộ Cánh cứng ở Khu bảo tồn thiên
nhiên Pù Hoạt................................................................................................................................... 27
Bảng 4.2. Các lồi cơn trùng Cánh cứng gặp ngẫu nhiên (P% < 25%)……..30
Bảng 4.3. Các lồi cơn trùng Cánh cứng ít gặp (25% < P% < 50%)………..33
Bảng 4.4: Bảng thống kê số lồi cơn trùng của các họ.............................................. 34
Bảng 4.5. Thành phần lồi cơn trùng Cánh cứng theo các điểm điều tra..........39
Bảng 4.6: Vai trị của các lồi cơn trùng Cánh cứng trong hệ sinh thái.............42


vii

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1 Sơ đồ tuyến điều tra và điểm điều tra............................................................... 20
Hình 3.2 Sử dụng vợt để bắt cơn trùng................................................................................ 23
Hình 3.3 Điều tra trong thân cây đổ...................................................................................... 24
Hình 3.4 Điều tra bằng bẫy đèn............................................................................................... 24
Hình 4.1. Tỷ lệ độ bắt gặp các lồi cơn trung Cánh cứng ở KBTTN Pù Hoạt 33

Hình 4.2 Râu đầu hình sợi ở họ Xén tóc............................................................................. 36
Hình 4.3 Ngực kéo dài dạng sừng ở họ Bọ Hung.......................................................... 37
Hình 4.4 Màu sắc đặc trưng của lồi Cánh cam xanh............................................... 38

Hình 4.5. Tỷ lệ các lồi Cánh cứng theo sinh cảnh....................................................... 40
Hình 4.6 Một số ÔTC đại diện cho các sinh cảnh trên tuyến điều tra.................40
Hình 4.7: Tỷ lệ % Vai trị của các lồi cơn trùng Cánh cứng trong khu vực
nghiên cứu........................................................................................................................................... 42
Hình 4.8. Một số lồi trong họ Bọ hung (Scarabaeidae)............................................ 43
Hình 4.9. Một số lồi trong họ xén tóc (Cerambycidae)............................................ 44
Hình 4.10. Lồi Chilocorus bipustulatus họ Coccinellidae...................................... 44
Hình 4.11. Lồi Aulacophora indica họ Chrysomelidae............................................ 45
Hình 4.12. Lồi Sitophilus oryzae họ Curculionidae.................................................. 46
Hình 4.13. Lồi Curtos costipennis họ Lampyridae..................................................... 46
Hình 4.14. Bọ hung nâu lớn Holotrichia sauteri............................................................ 47
Hình 4.15. Bọ hung nâu nhỏ Maladera sp......................................................................... 48
Hình 4.16. Kiến vương 2 sừng Xylotrupes gideon........................................................ 49
Hình 4.17. Lồi Batocera rubus.............................................................................................. 50
Hình 4.18. Lồi Paraphrus granulosus............................................................................... 50
Hình 4.19. Lồi Anomala cupripes....................................................................................... 51
Hình 4.20. Lồi Melanotus crassicoliss.............................................................................. 51



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á có diện tích khoảng 330.541km2,
là nước có tính đa dạng sinh học rất cao. Theo thống kê có khoảng 80% số lồi
cơn trùng ăn cây xanh và bản thân chúng lại là thức ăn của nhiều loài động vật
khác như chim, cá, nhện... Ngay từ khi biết trồng trọt và chăn nuôi, con người đã
tiếp xúc với côn trùng. Cơn trùng là nhóm động vật có rất nhiều bí ẩn, phong
phú đa dạng nên nó trở thành đối tượng nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học
cũng như những người u thích thiên nhiên.

Trong thế giới động vật, Cơn trùng là lớp phong phú nhất, với hơn 1 triệu
loài đã được mô tả - chiếm hơn một nửa tổng số tất cả các loài sinh vật sống mà
con người biết đến, với ước lượng về số loài chưa được mơ tả lên tới 30 triệu, và do
đó có thể đại diện cho hơn 90% các dạng sống khác nhau trên hành tinh. Trong lớp
côn trùng tôi đặc biệt quan tâm đến các lồi cơn trùng thuộc bộ Cánh cứng
(Coleoptera). Đây là bộ cơn trùng có mức độ đa dạng cao với số lượng loài lớn
nhất được biết đến trong lớp cơn trùng (Insecta). Là bộ có vai trị rất to lớn trong hệ
sinh thái, chúng là mắt xích trong chuỗi thức ăn và tham gia vào quá trinhg phân
giải chất hữu cơ, trả lại môi trường nguồn dinh dưỡng cho các sinh vật khác sử
dụng làm tơi xốp đất.Một số lồi cơn trùng cánh cứng là thiên địch của nhiều lồi
sâu hại. Nhờ có các lồi thiên địch này mà hạn chế được tác hại do các loài sâu hại
gây ra cho con người cũng như môi trường sống nói chung. Tuy nhiên, bên cạnh
những mặt tích cực đó cịn có những mặt tiêu cực do chúng gây ra như: Chúng phá
hoại hang ngàn ha rừng hàng năm gây thiệt hại về kinh tế và môi trường. Từ thực tế
đó, trong chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn
cần quan tâm đến bảo tồn đa dạng sinh học côn trùng Cánh cứng.

Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Hoạt được chuyển đổi từ Ban Quản
lý Rừng phòng hộ Quế Phong theo Quyết định số 1109/QĐ-UBND, ngày
02/04/2013 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Nghệ An, với mục tiêu nhằm bảo tồn các
hệ sinh thái và các loài động thực vật đặc trưng cho khu vực, nằm ở phía Tây


2

Bắc của tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh 180km. Diện tích quản lý của Khu
BTTN Pù Hoạt là 85.761,43ha, trong đó rừng đặc dụng 34.589,89 ha, rừng
phịng hộ 51.171,54, là một trong 3 khu rừng đặc dụng nằm trong “Khu dự trữ
sinh quyển miền Tây Nghệ An” đã được UNESCO cơng nhận ngày 20-92007,có giá trị đa dạng sinh học cao chứa đựng nhiều hệ sinh thái, cảnh quan, đa
dạng loài và đa dạng nguồn gen cao.

Trong những năm gần đây, một số hoạt động điều tra, nghiên cứu tính đa
dạng sinh học ở Khu BTTN Pù Hoạt đã được triển khai, kết quả một số loài
động vật được phát hiện mới ở đây như: Ếch cây quang (Gracixalus quangi);
Loài trà hoa vàng quế phong (Camellia quephongensis) và bổ sung 1 lồi Cá cóc
sần lào (Tylototrion notialis) cho khu hệ động vật Việt Nam.
Tuy nhiên trải qua thời gian dài trước và sau khi thành lập Khu BTTN Pù
Hoạt, công tác điều tra nghiên cứu khoa học vẫn chưa được sự quan tâm thích
đáng, chưa có cơng trình nghiên cứu chi tiết cụ thể cho từng đối tượng hoặc
nhóm đối tượng nói riêng, và xây dựng cơ sở dữ liệu về động, thực vật nói
chung tại đơn vị. Các chương trình nghiên cứu khoa học tại Khu BTTN Pù Hoạt
từ khi thành lập tới nay mới chỉ thực hiện ở mức độ chuyên đề nhỏ, chưa có sự
đầu tư chuyên sâu, cụ thể: Nghiên cứu đa dạng động, thực vật tại Khu BTTN Pù
Hoạt tiến hành năm 2013 với mức độ chuyên sâu chưa cao mới mang tính bước
đầu thống kê; năm 2014 tiến hành chuyên đề nghiên cứu phân bố và đặc tính
sinh thái của lồi Sa mu dầu tại Khu BTTTN Pù Hoạt; năm 2015 tiến hành
chuyên đề nghiên cứu phân bố loài Lùng trong rừng đặc dụng BQL KBTTN Pù
Hoạt; năm 2016, được sự quan tâm của UBND tỉnh và các cấp nghành Khu
BTNT Pù Hoạt đã được sự đầu tư hỗ trợ thực hiện đề tài nghiên cứu chi tiết về
Ngành thực vật hạt trần.
Đến thời điểm hiện nay chưa có một nghiên cứu nào cụ thể về côn trùng
bộ Cánh cứng, các biện pháp quản lý và sử dụng trong khu vực vì vậy việc thực
hiện đề tài: “Nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất biện pháp quản lý côn trùng
bộ Cánh cứng (Coleoptera) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt” là cần thiết.


3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tình hình nghiên cứu về côn trùng bộ Cánh cứng trên thế giới.

Côn trùng trở thành một ngành khoa học bắt đàu từ Aristoteles (384 – 322
tr.CN). Lần đầu tiên ông đã mô tả và sắp xếp thế giới động vật thành 2 nhóm :
nhóm có máu và nhóm khơng có máu. Ở nhóm thứ hai cơ thể phân đốt, chia
thành đầu, ngực bụng.Thuộc nhóm này có cơn trùng và ơng ghép thêm cả đa túc,
nhện, một phần giáp xác thấp và một số giun đốt.
Một thời gian sau đó Cajus Plinius (23 - 79) đã cơng bố các cơng trình và
đã có sự phỏng đốn về sự hơ hấp của cơn trùng và rằng chúng có máu.
Những cơng trình của Aldrovandi (1522 - 1605), giáo sư ở Gymnasium
thuộc Bologna bắt đầu được cơng bố, trong đó gồm có cả cơn trùng. Trong đơn
vị thống nhất có tính hệ thống thuật ngữ Insecta (côn trùng) bao gồm cả bọ cạp,
nhện ... Trong tác phẩm của ông, một khối lượng lớn những quan sát về cách
sinh sống và hình dạng các nhóm dộng vật này được đánh giá đặc biệt có giá trị.
Hội côn trùng học đầu tiên trên thế giới được thành lập ở nước Anh năm
1745.Hội côn trùng Nga được thành lập năm 1859.Nhà côn trùng Nga Keppen
(1882 - 1883) đã cuất bản cuốn sách gồm ba tập về côn trùng lâm nghiệp trong
đó đề cập nhiều đến con trùng thuộc bộ Cánh cứng.Sprengel (1850 - 1816) năm
1793, ông đã mô tả mối quan hệ giữa cấu tạo của hoa và q trình thụ phấn nhờ
cơn trùng, lần đầu tiên vai trị thụ phấn cho hoa được giải thích.Lamarck (1744 1829)

cũng

đã



nhiều

đóng

góp


trong

phân

loại

cơn

trùng

(ipedia .org/wiki).
Về phân loại, năm 1910 – 1940 Volka và Sonkling đã xuất bản một tài liệu
về côn trùng thuộc bộ Cánh cứng (Coleoptera) gồm 240000 loài in trong 31 tập.
Năm 1965, Viện hàn lâm khoa học Nga đã xuất bản 11 tập phân loại côn trùng
phần thuộc Châu Âu, trong đó có tập thứ 5 chuyên về phân loại bộ Cánh cứng
(Coleoptera) trong tập này đã xây dựng bản tra.


4

Năm 1965 và năm 1975 N.N Padi, A.N Boronxop đã viết giáo trình “Cơn
trùng rừng” trong tác phẩm này đã đề cập đến nhiều lồi cơn trùng bộ Cánh
cứng. Năm 1966 Bey – Bienko đã phát hiện và mô tả được 300000 lồi cơn
trùng thuộc bộ Cánh cứng.
Đó là điểm qua một số mốc lịch sử nổi bật sự phát triển nghiên cứu cơn
trùng của thế giới.Vì cơn trùng là một lớp phong phú nhất trong giới động vật. Trên
thế giới đã phát hiện hơn 300.000 loài thuộc bộ Cánh cứng (Coleoptera), chúng
chiếm tới 40% các lồi cơn trùng và khoảng 30% các loài động vật đã biết.


Ngày nay nghiên cứu về cơn trùng nói chung và cơn trùng rừng nói riêng
đã có những bước tiến vượt bậc. Hiện tại trên thế giới có hơn 135 tạp chí chun
khảo về côn trùng (theo Bùi Công Hiển, Côn trùng học ứng dụng,2003) với đội
ngũ đông đảo các nhà khoa học, không chỉ riêng các nhà côn trùng học, mà cả
các nhà tốn học, vật lí học, hóa học, cơng nghệ ... cũng đi sâu vào nghiên cứu
các phía cạnh khác nhau của côn trùng. Với sự phát triển mạnh mẽ và rộng lớn
trong nghiên cứu côn trùng hiện nay, xu thế nghiên cứu về côn trùng trên thế
giới đã chuyển theo những hướng chuyên môn hẹp từng bộ, giống và thậm chí
từng lồi. Những nghiên cứu liên tục được thực hiện ở các tạp chí cơn trùng, báo
cáo hội nghị cơn trùng từng nước, từng khu vực trên thế giới, các trang
web.Những kết quả nghiên cứu của họ đã thực sự góp phần đáng kể vào sự phát
triển kinh tế xã hội ở mỗi quốc gia và tồn nhân loại.
1.2 Tình hình nghiên cứu về cơn trùng bộ Cánh cứng ở Việt Nam
Các nghiên cứu về cơn trùng nói chũng cũng như cơn trùng thuộc bộ Cánh
cứng nói riêng trong nước nhìn chung khơng nhiều, đặc biệt là cơn trùng lâm
nghiệp. Một số nghiên cứu đã được thực hiện chủ yếu tập chung vào nhóm cơn
trùng có hại, biện pháp phịng trừ và chỉ vài nghiên cứu về cơng trùng có ích.
Những nói chung những nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở mức độ báo cáo, tài
liệu giảng dạy và trong phạm vi hẹp đối với một số loài đại diện. Trên thực


5

tế, ở nước ta chưa có tài liệu đầy đủ về côn trùng để phục vụ công tác nghiên
cứu, điều tra và ứng dụng.
Gần đây do yêu cầu thực tiễn sản xuất và sinh thái môi trường, nghiên cứu
côn trùng được chú ý hơn, các nghiên cứu cơ bản về tài nguyên côn trùng đã
triển khai và thu được những kết quả bước đầu. Cụ thể các nghiên cứu cơ bản về
tài nguyên côn trùng đáng chú ý như :
-


Côn trùng Việt Nam được tiến hành nghiên cứu từ những năm 1879 –

1895 của các tác giã người pháp Missi Pavie, năm 1921 của Vitalis de Salvaza.
Sau năm 1954, hòa bình lập lại ở miền Bắc nước ta, Chính phủ đã chú trọng
công tác điều tra cơ bản côn trùng như kết quả điều tra cơ bản côn trùng miền
Bắc Việt Nam 1967 – 1968 do Bộ Nông Nghiệp chủ trù. “Kết quả điều tra động
vật miền Bắc Việt Nam” 1981 do Giáo sư Đào Văn Tiến chủ trì trong đó có phần
cơn trùng.
-

Năm 1973, Đặng Vũ Cẩn có cuốn “Sau hại rừng và các phòng trừ” giới

thiệu một số loài sâu Bọ Hung hại lá Bạch đàn là : Bọ hung nâu lớn (Holotrichia
sauteri Mausrser), Bọ hung nâu nhỏ (Maladera sp.), sâu trưởng thành của nhóm
nà thường sống ở trên tất cả các giống bạch đàn. Qua điều tra ở trại Long Phú
Hải, Đông Triều,Quảng Ninh cho thấy Bọ hung nâu nhỏ (Maladera sp.) gây hại
bạnh đàn trắng nhiền hơn bạch đàn đỏ. Bên cạnh đó, tác giả cịn cho biết thêm
một số loài sau khác như: Bọ Vừng (Lepidota bioculata), Bọ sừng hay Kiến
vương(Xylotrupes gideon L.), Bọ cánh cam (Anomala cupripes Hope),...
-

Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 1975 các đồn điều

tra cơn trùng do các viện “Bảo vệ thực vật”, 1978 – 1979 ở đồng bằng sông Cửu
Long, Viện sinh vật (1978 - 1985) ở Tây Nguyên. Nhiều đoàn chuyên gia trong
và ngoài nước phối hợp điều tra côn trùng trên nhiều vùng lãnh thổ nước ta, đã
phát hiện hàng trăm lồi cơn trùng mới ở nước ta (Lê Xuân Huệ
1982,1983,1985,1986,2000. Medvedev 1982,1985,1988...).



6

-

Năm 2007, báo cáo khoa học của Đặng Thị Đáp về Sinh thái và Tài

nguyên sinh vật đã phân tích số lượng Cánh cứngtheo sinh cảnh, thời gian, thời
tiết và độ cao ở VQG Tam Đảo, Vĩnh Phúc.
-

Năm 2006 – 2007, Tạ Huy Thịnh trong báo cáo “Điều tra nghiên cứu đa

dạng cơn trùng dọc tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn miền Trung và đề xuất các giải
pháp bảo tồn”, đã tổng kết: Trên địa bàn nghiên cứu thuộc phạm vi quy hoạch 2 km
hai bên đường của cung đường Hồ Chí Minh, đoạn từ huyện Quảng Ninh (Quảng
Bình) tới huyện Phước Sơn (Quảng Nam), dài 623 km; đi qua 9 huyện, 51 xã, thị
trấn; cộng với 3 xã thuộc khu Bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh (Quảng Nam); đã
ghi nhận được 3.296 lồi, 244 họ, 15 bộ cơn trùng; bổ sung cho khu hệ Việt Nam
350 lồi (trong đó có một lồi mới cho khoa học). Đã ghi nhận 16 lồi có giá trị bảo
tồn; trong đó có 5 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam năm 2000; 8 loài được ghi
trong Sách đỏ Việt Nam (2007); 2 lồi ghi trong CITES 2006; 3 lồi có trong danh
mục của nghị định 32/CP. Đồng thời đề tài đề xuất thêm
4 loài khác nên đưa vào Sách đỏ Việt Nam gồm: Bọ hung ba sừng có mấu
Chalcosoma causasus (Fabricius, 1801); Cua bay hoa Kontum Cheirotonus gestroi
Pouillaude, 1913; Xén tóc lớn Đông Dương Neocerambyx vitalisi Pic, 1923 và Bọ
lá bụng thuôn Phyllium bioculatum Gray, 1882. 1801); Cua bay hoa Kontum
Cheirotonus gestroi Pouillaude, 1913; Xén tóc lớn Đơng Dương Neocerambyx
vitalisi Pic, 1923 và Bọ lá bụng thuôn Phyllium bioculatum Gray, 1882.
-


Năm 2008, Thông tin Khoa học lâm nghiệp số 2, khoa Quản lý tài nguyên

rừng và môi trường, Bùi Trung Hiếu trong: “Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của
lồi Vịi voi lớn (Cytotrachelus buqueti) và đề xuất giải pháp phòng trừ tại khu vực
Mai Châu, Hịa Bình” đã đưa ra kết luận : Vòi voi lớn gây hại nhiều nhất vào tháng
6, 7, 8. Qua đó biện pháp bảo vệ măng đem lại hiệu quả cao.

Nghiên cứu sâu hại măng của Nguyễn Thế Nhã (2008) cho thấy có 9 lồi
cánh cứng hại măng thuộc 4 họ, trong đó nguy hiểm nhất là nhóm vịi voi gồm
ba lồi, ngồi ra cịn có một loài bổ củi, ba loài bọ hung và hai lồi xén tóc.


7

Năm 2009, Lê Xuân Huệ đã điều tra, đánh giá đa dạng sinh học của khu
Bảo tồn thiên nhiên Copia (Sơn La) và để xuất các giải pháp quản lý bảo tồn. Đã
xác định 252 lồi cơn trùng thuộc 4 bộ: Bộ Cánh nửa (Heteroptera) được 47 loài
thuộc 8 họ, bộ Cánh cứng (Coleoptera) được 107 loài thuộc 11 họ, bộ Cánh
màng (Hymenoptera) được 29 loài thuộc 4 họ, bộ Cánh phấn (Lepidoptera) được
69 loài thuộc 9 họ. Đã bổ sung cho khu hệ Việt Nam 5 giống, 15 loài và 1 lồi
được mơ tả như lồi mới cho khoa học. 4 lồi cơn trùng có trong Sách Đỏ Việt
Nam năm 2007 (1 loài mức EN, 3 loài mức VU) và 9 lồi thuộc họ Papilionidae
có trong danh lục đỏ IUCN, 2003.
Năm 2010, Bùi Minh Hồng, Nguyễn Phương Thảo và Phạm Thu Lan,
trong nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ rùa đỏ Micraspis
discolor (Fabricius) (Coccinellidae: Coleoptera) kết luận bọ rùa đỏ trưởng thành
có khả năng ăn 130 con rệp Brevicoryne brassicae Linnaeus/ngày. Với thức ăn
là rệp Aphis craccivora (Koch), sâu non của bọ rùa đỏ khả năng ăn nhiều hơn và
trưởng thành nhanh hơn so với thức ăn là rệp Brevicoryne brassicae Linnaeus.

Năm 2011, Mai Văn Quang đã xác định được tại Khu bảo tồn thiên nhiên
Pù Lng, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa có 36 loài cánh cứng thuộc 13 họ.
Lê Thị Diên, Nguyễn Hợi và Nguyễn Văn Trọng, 2012 trong “Nghiên cứu đa
dạng sinh học của bộ cánh cứng (Coleoptera) tại vườn quốc gia Bạch Mã, Thừa
Thiên – Huế” đã ghi nhận được 178 loài thuộc 128 giống, 17 họ thuộc bộ Cánh
cứng (Coleoptera) tại Vườn Quốc gia Bạch Mã. Họ có số giống và loài phong phú
nhất là Chrysomelidae với 65 loài và 33 giống. Nghiên cứu đã bổ sung thêm 4 họ,
60 giống và 110 lồi vào danh lục cơn trùng bộ Cánh cứng ở Bạch Mã.

Gần đây, Tạ Huy Thịnh và CS (2013) đã triển khai đề tài “Điều tra nghiên
cứu đa dạng cơn trùng dọc cung đường Hồ Chí Minh, đề xuất các giải pháp bảo
vệ và phát huy đa dạng côn trùng”, từ năm 2004 đến năm 2012 (chia làm 3 giai
đoạn, qua 11 tỉnh: từ Thanh Hóa, Nghệ An,....đến Đăk Nông). Kết quả đã xác
định được 5273 lồi cơn trùng (thuộc 168 họ, 14 bộ), có 5 loài là loài mới cho
khoa học, 422 loài là ghi nhận mới cho khu hệ Việt Nam, trong đó có các loài


8

côn trùng thuộc bộ Cánh cứng. Tuy chưa thống kê hết, nhưng chỉ riêng khu vực
Tây Nguyên đề tài đã ghi nhận 1087 lồi cơn trùng thuộc bộ Cánh cứng.
Những điều tra về cơn trùng nói chung và cơn trùng cánh cứng ở khu vực
lân cận Vĩnh phúc được tiến hành bởi nhóm đề tài nghiên cứu của Lưu Lan
Hương và Nguyễn Văn Quảng trong chương trình “Điều tra đánh giá đa dạng
sinh học thành phố Hà Nội năm 2011”. Trong đó, điều tra ở khu vực gị đồi Sóc
Sơn, Hà Nội đã phát hiện được 208 lồi cơn trùng, thuộc 11 bộ, 64 họ, 159
giống, có 34 lồi cơn trùng cánh cứng được ghi nhận tại đây. Điều tra ở khu vực
đồng cỏ chân núi Ba Vì, nhóm đề tài trên cũng ghi nhận 341 lồi cơn trùng của
11 bộ, 69 họ và 237 giống. Trong điều tra này có 92 lồi cánh cứng thuộc 8 họ,
61 giống đã được thu thập.



9

Chƣơng 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1 Vị trí địa lý
Khu BTTN Pù Hoạt nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Nghệ An, cách thành
phố Vinh 180km và có toạ độ địa lý như sau:
-

Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa;

-

Phía Nam giáp các xã Đồng Văn; Tiền Phong; Hạnh Dịch; Nậm Giải

Tri Lễ.
-

Phía Đơng giáp tỉnh Thanh Hóa; huyện Quỳ Châu của tỉnh Nghệ An và

các xã Tiền Phong;
-

Phía Tây giáp nước Cộng hồ dân chủ nhân dân Lào.

Tổng diện tích tự nhiên toàn Khu BTTN Pù Hoạt là 90.741 ha, nằm trên
địa bàn 9 xã bao gồm: Đồng Văn, Cắm Muộn, Châu Thơn, Hạnh Dịch, Nậm
Giải, Thơng Thụ, Nậm Nhóng, Tiền Phong và Tri Lễ thuộc huyện Quế Phong,

tỉnh Nghệ An.
2.2 Địa hình, địa thế
Khu BTTN Pù Hoạt có các đỉnh núi cao như Pù Hoạt cao 2.457m, Pa
Khăm cao 2.007m, Chóp Cháp cao 1.725m, Pù Vĩ cao 1.645m, Cao Ma cao
1.487m, Pù Đình cao 1.248m, Pắn Mơ cao 1.213m... và nhiều đỉnh núi khác có
độ cao trên 1.000m. Nhìn chung khu vực có độ cao giảm dần từ Tây sang Đơng;
Độ cao bình quân từ 1.000-1.500m, độ dốc trung bình 25 0, nhiều nơi có độ dốc
trên 400....
2.3 Khí hậu thủy văn
* Đặc điểm khí hậu
Theo số liệu của các Trạm khí tượng thuỷ văn Quỳ Châu, Quỳ Hợp và
Tây Hiếu, khu vực này mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có
hai mùa rõ rệt, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, mùa đơng lạnh, khơ hanh. Lượng


10

mưa trung bình năm từ 1.600mm đến 1.750mm, tập trung chủ yếu từ tháng 6
đến tháng 10 hàng năm.
-

Nhiệt độ bình quân năm 23,00C, tối cao tuyệt đối 42,00 C, tối thấp tuyệt

đối 10C.
-

Nằm trong vùng ảnh hưởng mạnh của gió Tây Nam (gió Lào) khơ nóng,

xuất hiện từ tháng 4-6, mùa đơng có gió mùa Đơng Bắc lạnh, kèm theo mưa
phùn, sương muối thường xuất hiện.

-

Độ ẩm khơng khí bình qn 84%

Ngồi ra trên địa bàn cịn phải kể đến tác hại của sương muối, mưa đá và
giông tố với cường độ mạnh thường cuốn bay nhà cửa, hoa màu, súc vật…
* Sông suối, thuỷ văn
Khu BTTN Pù Hoạt thuộc là vùng đầu nguồn của hai hệ sông: Sông Chu


phía Bắc bắt nguồn từ phía Tây Pù Hoạt (Lào) với tên là Nậm Xam chảy qua

huyện Hửa Phăn, vào Việt Nam với tên là sông Chu, hệ sông Hiếu với các sông
Nậm Việc, Nậm Giải, Nậm Quang. Các hệ suối chính kể trên đều chảy từ Tây
Bắc xuống Đơng Nam, cách nhau từ 10-25 km. Dòng chảy mạnh, thường xun
có nước cả mùa khơ, mật độ suối nhánh từ 2-4 km/suối. Do địa hình chia cắt
sâu, đơi chỗ do đứt gẫy mạnh đã hình thành nên nhiều thác nước trong Khu bảo
tồn mà thác lớn nhất có giá trị cảnh quan du lịch là thác Sao Va.
2.4 Địa chất, thổ nhƣỡng
*

Địa chất

Khu BTTN Pù Hoạt có cấu trúc địa chẩt rất phức tạp, với nhiều loại đá có
tuổi trên 2 triệu năm: Đá cổ sinh (Paleozoi), đá trung sinh (Mezozoi) phát triển
khá rộng rãi trên khu vực và ít hơn là đá tân sinh (Cenozoi). Khu vực đã hình
thành các tiểu vùng lập địa có nhiều đặc thù riêng biệt như vùng núi cao dốc, có
xen lẫn những vùng đất thấp giữa núi, những thung lũng hẹp và sâu... Mặc dù ở
kiểu địa hình nào thì các sườn núi trong khu vực đều có độ dốc khá lớn, đất đai
chưa bị thoái hoá.



11

*

Thổ nhƣỡng

Do ảnh hưởng của cấu trúc địa hình, đặc điểm địa chất, đá mẹ, của khí
hậu, thực bì che phủ và tác động của con người đã tạo cho Khu BTTN Pù Hoạt
có sự phong phú và đa dạng về đất đai với sự xuất hiện các nhóm đất chính sau:
-

Nhóm dạng đất mùn Alít trên núi cao (H): Phân bố ở độ cao >1.700m,

nhóm dạng này có rất nhiều mùn và các tính chất khác cũng có nhiều thay đổi.
-

Nhóm dạng đất Feralít mùn trên núi trung bình (FH): Loại đất này - -

được hình thành ở độ cao từ 700m-1.700m, có diện tích 4.839 ha, chiếm 27,8%
diện tích tự nhiên khu vực, phân bố ở hầu hết các xã trong khu vực.
-

Nhóm dạng đất Feralít điển hình trên vùng đồi và núi thấp (F): Loại đất

này phân bố ở độ cao dưới 700m. Đặc biệt nổi bật là có q trình Feralít xảy ra
rất mạnh mẽ, đất có cấu tượng khá bền vững. Một số diện tích vùng đồi đã bị kết
von nhưng khơng có đá ong chặt.
-


Nhóm dạng đất đồng bằng (D), thung lũng (T): Nhóm đất này có diện

tích 4.183 ha, chiếm 1,8% diện tích tự nhiên khu vực, được hình thành trên các
kiểu địa hình máng trũng, thung lũng, bồn địa.
-

Ngồi ra trên địa cịn có 709 ha núi đá, chiếm 8,2% diện tích tự nhiên,

phân bố nhiều ở xã.
2.5 Dân sinh kinh tế - xã hội
a. Dân tộc, dân số và lao động
Theo số liệu của Chi cục Thống kê huyện Quế Phong và các xã trong khu
vực Khu BTTN Pù Hoạt tính đến tháng 6 năm 2013, tình hình dân số, dân tộc và
lao động như sau:
-

Dân số: Tổng dân số 09 xã, trong khu vực Khu BTTN Pù Hoạt là 2.993

hộ với 10.924 nhân khẩu.
+

Dân tộc: Trên địa bàn có 2 dân tộc sinh sống, gồm:
Dân tộc Kinh với 10.498 người, chiếm tới 96,1% dân số. Nhóm đồng

bào Kinh, Thái,...


12


+

Dân tộc Mông với 426 người chiếm 3,9% dân số. Nhóm đồng bào

Mơng, Đan Lai, Rục, Sách... sinh sống chủ yếu ở vùng sâu, vùng cao xa, nơi gần
rừng, có nguồn nước, nhưng đường giao thơng đi lại khó khăn. Kinh tế nương
rẫy là nguồn sống chính, ngồi ra cịn kết hợp chăn ni và thu lượm sản phẩm
sẵn có trong rừng.
- Lao động: Tổng số 6.818 lao động trong độ tuổi, 80% lao động thuần
nơng, cịn lại là CBCNV chức và lao động dịch vụ buôn bán khác...
b. Các hoạt động kinh tế
* Sản xuất nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp đang giữ vai trò chủ đạo trong các hoạt động kinh tế
chính của khu vực, trong sản xuất nơng nghiệp thì lương thực là chủ yếu và là
nguồn sống chính của đồng bào.
-

Trồng trọt: Diện tích đất sản xuất nơng nghiệp là ha, chiếm 3,2% tổng

diện tích tự nhiên. Bình qn diện tích đất nơng nghiệp 0,13 ha/người là quá
thấp, cây trồng trên đất nông nghiệp chủ yếu là cây lương thực (lúa, ngơ, khoai,
sắn), ngồi ra cịn có cây nơng nghiệp ngắn ngày (lạc, mía) và các lồi cây ăn
quả (mận, mơ, nhãn, cam, bưởi, chuối...).
-

Chăn ni: Tồn khu vực có 55.330 con Trâu, 77.738 con Bị, 109.257

con Lợn và 700.613 con gia cầm tính bình qn mỗi hộ có từ 1-2 con Trâu, Bị
hoặc Ngựa, 2 con Lợn và từ 10-12 con gia cầm. Hình thức chăn ni chủ yếu là
thả rơng, do đó ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động sản xuất lâm nghiệp, nhất

là công tác trồng và khoanh nuôi phục hồi rừng.
-

Thuỷ sản: Nuôi thuỷ sản trong vùng mới phát triển với quy mô nhỏ

trong các hộ gia đình. Tồn khu vực có 596,3 ha ao thả cá, cho sản lượng 317,6
tấn/năm. Việc khai thác tự nhiên ở sông hồ cho năng suất thấp, với trên 20.000
ha mặt nước hiện có trên các hồ thuỷ điện Hủa Na, Sao Va, Sông Quang và các
hồ thuỷ lợi khác sẽ là tiềm năng lớn để phát triển nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là
nuôi cá lồng bè, góp phần tăng thu nhập cho đồng bào trong khu vực.


13

* Sản xuất lâm nghiệp
Trên địa bàn Khu BTTN Pù Hoạt ngồi các cơng ty, BQL rừng đặc dụng,
phịng hộ cịn có các hộ gia đình, tập thể thơn bản và các đồn biên phòng,... tham
gia các hoạt động sản xuất lâm nghiệp. Trong 9 xã có 9.483 hộ gia đình và tập
thể nhận đất nhận rừng để quản lý bảo vệ và sản xuất kinh doanh. Bằng nguồn
vốn hỗ trợ xây dựng và phát triển rừng nhiều nơi sau 1-2 năm nhận đất nhận
rừng đồng bào đã có sản phẩm thu hoạch, góp phần tăng thu nhập, xố đói giảm
nghèo và từng bước cải thiện đời sống cho người lao động.
* Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Kinh tế - xã hội chậm phát triển, cơ sở hạ tầng yếu kém nên khu vực hầu
như khơng có cơ sở công nghiệp nào. Các hoạt động sản xuất tiểu thủ cơng
nghiệp cũng hầu như khơng có. Một số lị rèn sản xuất công cụ thô sơ và các tư
nhân sản xuất đồ mộc dân dụng... Dệt truyền thống đã được quan tâm đầu tư
phát triển, nhưng sản phẩm sản xuất ra chủ yếu phục vụ tại chỗ, chưa có sản
phẩm trở thành hàng hoá và thị trường tiêu thụ.
* Dịch vụ, thương mại và du lịch

Khu vực Khu BTTN Pù Hoạt có cửa khẩu quốc tế Thơng Thụ tạo điều
kiện giao lưu bn bán hàng hố và hoạt động du lịch với Lào. Dịch vụ, thương
mại trong vùng đang trên đà phát triển, hầu hết các xã hoặc cụm xã đã hình
thành trung tâm trao đổi hàng hố phục vụ nhu cầu tiêu dùng và sản xuất của
nhân dân. Trong khu vực có nhiều tiềm năng du lịch như: Thắng cảnh thiên
nhiên thác Sao Va,...
2.6 Hạ tầng cơ sở
* Giao thông, thuỷ lợi
-

Tổng chiều dài các tuyến đường 3.382,4 km, trong đó: Đường quốc lộ

576,3 km; đường tỉnh lộ 260,3 km; đường huyện lộ 301,1 km; đường liên xã,
liên thơn 2.253,7 km. Do địa hình cao dốc, chia cắt phức tạp, việc đầu tư xây
dựng đường ô tô gặp nhiều khó khăn, chi phí lớn, hiệu quả mang lại rất thấp.


14

-

Hệ thống các cơng trình thuỷ lợi: Tồn khu vực có 48 hồ, đập lớn nhỏ và

hơn 5 trạm bơm cùng với 43,9 km kênh mương nội đồng tưới tiêu phục vụ
sản suất nông nghiệp.
* Điện, nước sinh hoạt, văn hố và thơng tin liên lạc
-

Nguồn điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong Khu BTTN


Pù Hoạt chủ yếu là dùng điện lưới quốc gia. Mức độ sử dụng điện ở các xã đang
còn thấp, số hộ, sử dụng điện mới chỉ đạt 66,6%. Ngoài ra một số hộ đã lợi dụng
khe suối để chạy máy thuỷ điện nhỏ phục vụ thắp sáng và sinh hoạt trong gia đình.
-

Nguồn nước phục vụ sinh hoạt chủ yếu dựa vào nguồn nước tự nhiên

(sông, suối), nước mưa dự trữ và nguồn nước tự chảy từ các khe suối... đặc biệt
về mùa khô hầu hết các xã thường thiếu nước sinh hoạt.
-

Hệ thống thông tin liên lạc đã và đang nâng cấp, hiện tại trong khu vực

có 100% số xã và hầu hết các đồn biên phịng có các trạm thu, phát sóng đài
truyền hình, truyền thanh. Hiện tại có 9 xã có bưu điện văn hố, hầu hết trung
tâm xã đều có điện thoại cố định.
*

Giáo dục và đào tạo

Những năm gần đây hệ thống trường lớp được đầu tư xây dựng, nâng cấp
theo các chương trình dự án. Hiện 100% số xã có trường tiểu học (trường) với
807 giáo viên, 31.812 học sinh và 9 trường trung học cơ sở với 418 giáo viên và
21.888 học sinh; tỷ lệ người mù chữ từ 10-15%, nhiều người phụ nữ dân tộc
Mơng khơng biết chữ và khơng nói được tiếng phổ thơng.
* Y tế
Khu vực có 1 phịng khám khu vực, 9 trạm y tế cơ sở, với 667 giường
bệnh, 374 y, bác sỹ và nhân viên phục vụ. Mạng lưới y tế cơ sở đã được củng cố
cơ bản đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân.
* Tình hình an ninh quốc phịng

Khu vực có các đồn biên phòng 515, 517, 519 thuộc Bộ chỉ huy Biên
phịng tỉnh Nghệ. Do địa hình cao dốc, chia cắt phức tạp, hệ thống đường giao


15

thông, đặc biệt là đường tuần tra biên giới không đầy đủ, nên gặp nhiều khó
khăn trong cơng tác quản lý đường biên. Dân cư phân bố thưa thớt, thông tin
tuyên truyền còn nhiều bất cập nên dễ bị kẻ xấu xuyên tạc, lợi dụng....
-

Thông thương mở cửa, giao lưu kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật để

thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Nhưng mặt trái của việc thông thương mở cửa là
vấn đề an ninh trật tự, an toàn xã hội vùng biên giới lại hết sức phức tạp.


16

Chƣơng 3
ĐỐI TƢỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Các lồi cơn trùng thuộc bộ Cánh cứng (Coleoptera) tại khu bảo tồn thiên
nhiên Pù Hoạt.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Đa dạng lồi cơn trùng Cánh cứng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt,
Nghệ An.
3.3 Địa điểm và thời gian tiến hành
3.3.1 Địa điểm tiến hành

+

Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt

+

Phịng thí nghiệm Cơn trùng, trường Đại học Lâm nghiệp

3.3.2 Thời gian tiến hành
+

Từ tháng 8 năm 2018 đến 5 năm 2019.

3.4 Mục tiêu nghiên cứu
3.4.1 Mục tiêu chung
Góp phần bảo vệ các lồi cơn trùng cánh cứng nói riêng và tài nguyên
rừng nói chung tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt.
3.4.2 Mục tiêu cụ thể
-

Xác định được thành phần loài và đặc điểm hình thái, sinh thái của một

số lồi chủ yếu thuộc bộ Cánh cứng (Coleoptera).
-

Đánh giá tính đa dạng của các lồi cơng trùng cánh cứng tại khu vực

nghiên cứu.
-


Đề xuất được một số biện pháp quản lý các lồi cơn trùng thuộc bộ Cánh

cứng tại khu vực nghiên cứu.
3.4 Nội dung nghiên cứu:
- Xác định thành phần loài thuộc bộ Cánh cứng tại khu vực nghiên cứu.


×