Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Chống thất thu thuế đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN
----------------------------------------

LẠI THỊ THIÊN HƯƠNG

CHỐNG THẤT THU THUẾ ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ
MỸ THO, TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành Tài chính Ngân hàng
Mã ngành:8.34.02.01

Long An, năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN
----------------------------------------

LẠI THỊ THIÊN HƯƠNG

CHỐNG THẤT THU THUẾ ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ MỸ
THO, TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành Tài chính Ngân hàng
Mã ngành:8.34.02.01
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS LêĐình Viên



Long An, năm 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số
liệu, và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được cơng bố trong các tạp chí
khoa học và cơng trình nào khác.
Các thơng tin số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và được ghi chú rõ
ràng./.
Học viên thực hiện luận văn

Lại thị Thiên Hương


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ hỗ trợ của
các thầy, cô giáo Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An trong suốt q trình
học tập. Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy GS.TS.LêĐình Viên,
người trực tiếp hướng dẫn khoa học và giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu để
có được luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến Ban Lãnh đạo; các cán bộ công chức tại
Cục Thuế, Chi cục Thuế thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang đã giúp đỡ tôi trong thời
gian thực hiện luận văn cũng như trong công tác.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do còn thiếu kinh nghiệm trong nghiên cứu
khoa học, vì vậy luận văn này chắc chắn cịn nhiều khiếm khuyết. Tôi rất mong nhận

được các ý kiến: Đánh giá góp ý của các thầy cơ giáo, các bạn học, các đồng nghiệp để
luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn./.
Học viên thực hiện luận văn

Lại thị Thiên Hương


iii

NỘI DUNG TÓM TẮT
Thuế là nguồn thu quan trọng và chủ yếu của Ngân sách nhà nước, có tác động
ảnh hưởng sâu rộng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, đóng vai trị quan trọng trong
việc huy động nguồn lực và tạo môi trường đầu tư nhằm đạt các mục tiêu phát triển
kinh tế xã hội bền vững. Hệ thống chính sách thuế tốt chỉ có thể phát huy tác dụng khi
có một hệ thống quản lý thuế phù hợp, hiệu quả. Mục tiêu chính của hệ thống quản lý
thuế hiện đại trên thế giới là tối ưu hoá các khoản thu thuế và các khoản phải thu
khác, phù hợp với luật pháp đồng thời đảm bảo củng cố được niềm tin của người
nộp thuế vào hệ thống thuế. Một mặt của mục tiêu này là tăng cường các dịch vụ hỗ
trợ người nộp thuế để nâng cao sự tuân thủ tự giác của người nộp thuế; mặt khác là
cơ quan thuế phát hiện các trường hợp không tuân thủ và có các biện pháp xử lý
những hành vi vi phạmnghiêm minh, đảm bảo công bằng và tạo sự tin cậy của người
nộp thuế.
Chống thất thu thuế là việc đề ra các biện pháp để quản lý đối tượng nộp thuế và
đối tượng tính thuế nhằm hạn chế được ở mức thấp nhất số tiền thuế không thu được
vào NSNN; do đó quản lý thuế và kiểm tra thuế là một công việc rất quan trọng trong
công tác chống thất thu thuế, là việc cơ quan quản lý thuế áp dụng các quy định pháp
luật về thuế, quy trình quản lý thuế, kiểm tra thuế vào trong công tác chuyên môn nhằm
đạt được kết quả mong muốn hoặc mục tiêu đặt ra.Với những nội dung phân tích ở
từng chương, tác giảluận văn đã cố gắng làm nổi bật, bám sát mục tiêu, yêu cầu của

đề tài, đã tìm hiểu rõđược nguyên nhân của những hạn chế vàđãđưa ra những giải
phápchống thất thu thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế thành phố Mỹ Tho,
tỉnh Tiền Giang.
Bên cạnhđó, tác giả luận văn cũngđã đề xuất những kiến nghị với Cục Thuế tỉnh
Tiền Giang, Thànhủy - UBND và các ban ngành có liên quan củathành phố Mỹ Tho có
những giải pháp, chỉđạo kịp thời và đồng bộ đểđạt được những kết quả tốt hơn trong
thời gian tới.Do điều kiện và thời gian nghiên cứu hạn hẹpluận văn không tránh khỏi
những sai sót nhất định em mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp q báu của
q Thầy - Cơđể luận văn được hoàn thiện hơn.


iv

ABSTRACT
Taxation is an important and important source of revenue for the State Budget,
having a profound impact on all sectors of the economy, playing an important role in
mobilizing resources and creating an investment environment to achieve sustainable
socio-economic development goals. Good tax policy system can only be effective
when there is an appropriate and effective tax management system. The main goal of
the modern tax administration system in the world is to optimize taxes and other
receivables, in accordance with the law, while ensuring the confidence of taxpayers in
the system. tax. On the one hand, this goal is to increase taxpayer support services to
improve taxpayers' self-compliance; on the other hand, the tax authorities detect cases
of non-compliance and take measures to handle serious violations, ensure fairness and
create trust of taxpayers.
Tax loss prevention is to set out measures to manage taxpayers and taxpayers in order
to minimize the amount of unpaid tax amounts into the state budget; Therefore tax
administration and tax inspection is a very important job in the fight against tax losses,
which is the tax administration agency's application of tax laws, tax administration
procedures and tax examination. into professional work to achieve desired results or set

goals. With the content analyzed in each chapter, the author of the thesis tried to
highlight, follow the objectives, requirements of the topic, find out the causes of the
limitations and came up with solutions to fight against tax losses for enterprises at the
Tax Department of My Tho city, Tien Giang province.
In addition, the author of the dissertation also proposed recommendations to the
Tax Department of Tien Giang province, the Party Committee - the People's
Committee and related departments of My Tho city to have timely and synchronous
solutions and directions. In order to achieve better results in the coming time. Due to
the limited study conditions and time of the thesis, it is inevitable that I want to receive
many valuable comments from teachers and teachers. for the thesis to be more
complete.


v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
KÝ HIỆU

NỘI DUNG DIỄN GIẢI

CQT
DN
DNNN
DNTN
ĐTNT
GTGT
NNT

Cơ quan thuế
Doanh nghiệp

Doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp tư nhân
Đối tượng nộp thuế
Giá trị gia tăng
Người nộp thuế

NSNN

Ngân sách nhà nước

TNCN
TNDN
TNHH

Thu nhập cá nhân
Thu nhập doanh nghiệp
Trách nhiệm hữu hạn


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
Bảng 1.1
Bảng 1.2
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4

Bảng 2.5
Bảng 2.6
Bảng 2.7
Bảng 2.8
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3

Tên bảng

Trang

Tình hình thu thuế và nợ đọng ở Việt Nam giai đoạn 2014 – 2018
Tình hình thanh tra, kiểm tra ở Việt Nam giai đoạn 2014 – 2018
Kết quả thu NSNN trên địa bàn TP Mỹ Tho giai đoạn 2014 – 2018
Bảng thống kê tình hình nộp thuế, kê khai doanh thu, lợi nhuận
theo kết quả kinh doanh của các DN NQD giai đoạn từ năm 2010
– 2015
Bảng thống kê tình hình thất thu thuế dựa trên tổng doanh thu của
các DN giai đoạn từ năm 2014 - 2018
Bảng thống kê tình hình thất thu thuế dựa trên chỉ tiêu lợi nhuận
trên báo báo kết quả kinh doanh của các DN giai đoạn từ năm
2014 - 2018
Bảng thống kê tình hình cán bộ làm công tác kiểm tra tại Chi cục
Thuế thành phố Mỹ Tho giai đoạn năm 2014 đến năm 2018
Tình hình nợ thuế của các doanh nghiệp giai đoạn 2014-2018
Kết quả kiểm tra tại doanh nghiệp giai đoạn 2014 – 2018
Kết quả kiểm tra tại cơ quan thuế giai đoạn 2014 – 2018
Bảng tiêu chí đánh giá rủi ro để phục vụ cho việc lập kế hoạch
kiểm tra

Bảng phân loại quy mô doanh nghiệp theo ngưỡng doanh thu

27
34
41

Bảng phân loại doanh nghiệp theo số thuế TNDN phát sinh

42
43
43
44
47
51
52
64
65
65


vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Số hiệu biểu đồ

Tên biểu đồ

Trang

Biểu đồ 2.1


Tỷ trọng các khoản thu ngân sách của Chi cục Thuế
thành phố Mỹ Tho từ năm 2014 đến 2018

41


viii
DANH MỤC HÌNH
Số hiệu hình

Tên hình

Trang

Hình 2.1

Sơ đồ tổ chức bộ máy Chi cục Thuế Thành phố Mỹ Tho

38

Hình 3.1

Mơ hhình tínhđiểm rủi ro

65

Hình 3.2

Hình sắp xếp mức độ rủi ro thuế vàđưa vào kế hoạch kiểm tra


67


ix

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................... ii
NỘI DUNG TÓM TẮT BẰNG TIẾNG VIỆT ............................................................ iii
NỘI DUNG TÓM TẮT BẰNG TIẾNG ANH ..............................................................iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..............................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG ..............................................................................................vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................................. vii
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................... viii
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................................1
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ THUẾ, QUẢN LÝ THUẾ VÀ CHỐNG THẤT THU
THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP ............................................................................. 6
1.1 Khái quát về thuế ......................................................................................................... 6
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của thuế ......................................................................... 6
1.1.1.1 Khái niệm về thuế ............................................................................................. 6
1.1.1.2 Đặc điểm về thuế .............................................................................................. 6
1.1.2 Các nguyên tắc xây dựng hệ thống thuế ............................................................ 7
1.1.2.1Nguyên tắc thống nhất tập trung dân chủ ........................................................ 7
1.1.2.2 Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả .................................................................... 8
1.1.2.3 Nguyên tắc phù hợp.......................................................................................... 8
1.1.3 Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường ..................................................... 9
1.2 Khái quát về Quản lý thuế ....................................................................................... 10
1.2.1 Khái niệm và mục tiêu của Quản lý thuế ......................................................... 10

1.2.1.1 Khái niệm của quản lý thuế ........................................................................... 10
1.2.1.2 Mục tiêu quản lý thuế ..................................................................................... 11
1.2.2 Nội dung Quản lý thuế ...................................................................................... 12
1.3Tổng quan về chống thất thu thuế ........................................................................... 16


x

1.3.1Khái niệm về thất thu thuế ................................................................................. 16
1.3.2Khái niệm về chống thất thu thuế ...................................................................... 18
1.3.3Ảnh hưởng của việc thất thu thuế ...................................................................... 22
1.3.4Sự cần thiết của công tác chống thất thu thuế ................................................... 24
1.4 Tổng quan thực tiển về thất thu thuế và chống thất thu thuế từ các địa phương
............................................................................................................................................. 25
1.4.1 Thực tiển về thất thu thuế đối với các doanh nghiệp ở các địa phương trong
những năm qua ................................................................................................................... 25
1.4.2 Công tác chống thất thu thuế đối với các doanh nghiệp ở các địa phương
trong những năm qua ......................................................................................................... 25
1.4.2.1 Những kết quả đạt được ................................................................................. 30
1.4.2.2 Những tồn tại, hạn chế ................................................................................... 33
Kết luận chương 1 ............................................................................................................ 33
Chương 2 THỰC TRẠNG THU THUẾ VÀ CHỐNG THẤT THU THUẾ ĐỐI
VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ MỸ THO, TỈNH
TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN 2014 – 2018...................................................................... 35
2.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang .................. 35
2.1.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang tác động
quản lý thuế ........................................................................................................................ 35
2.1.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên của thành phố Mỹ Tho ................................... 35
2.1.1.2 Vị trí địa lý của thành phố Mỹ Tho ............................................................... 35
2.1.2 Thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, những tồn tại hạn chế tại Chi cục Thuế

thành phố Mỹ Tho ảnh hưởng đến công tác chống thất thu thuế.................................... 35
2.2 Tổng quan về Cục Thuế Tiền Giang và Chi cục Thuế thành phố Mỹ Tho ...... 36
2.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy ...................................................................................... 36
2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Chi cục Thuế thành phố Mỹ Tho ... 38


xi

2.3 Thực trạng thu thuế và thất thu thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế
thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang ............................................................................. 39
2.3.1 Tình hình thu thuế và thất thu thuế giai đoạn năm 2014-2018 ....................... 39
2.3.1.1 Tình hình thu thuế giai đoạn năm 2014-2018 ............................................... 39
2.3.1.2 Tình hình thất thu thuế giai đoạn năm 2014-2018 ....................................... 40
2.3.2 Các nguyên nhân thất thu thuế .......................................................................... 43
2.3.2.1 Bố trí sắp xếp nhân sự chưa phù hợp ............................................................ 43
2.3.2.2 Chính sách thuế chưa hoàn chỉnh .................................................................. 44
2.3.2.3 Ý thức chấp hành chính sách thuế của doanh nghiệp................................... 45
2.3.2.4. Nguyên nhân khác ......................................................................................... 45
2.4 Thực trạng chống thất thu thuế tại Chi cục Thuế thành phố Mỹ Tho từ các
doanh nghiệp .................................................................................................................... 47
2.4.1 Các biện pháp chống thất thu thuế tại Chi cục Thuế thành phố Mỹ Tho ....... 47
2.4.1.1 Công tác tuyên truyền, hỗ trợ .................................................................................... 47
2.4.1.2 Công tác kiểm tra ....................................................................................................... 47
2.4.1.3 Biện pháp quản lý nợ, thu hồi nợ và cưỡng chế nợ thuế ......................................... 50

2.4.2 Những kết quả đạt được .................................................................................... 50
2.4.3 Những tồn tại, hạn chế ...................................................................................... 53
2.4.4 Nguyên nhân tồn tại........................................................................................... 54
Kết luận chương 2 ............................................................................................................ 56
Chương 3 GIẢI PHÁP CHỐNG THẤT THU THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ MỸ THO, TỈNH TIỀN GIANG .................. 57
3.1 Định hướng quản lý thuế tại Chi cục Thuế thành phố Mỹ Tho từ năm 2019
đến năm 2025 .................................................................................................................... 57
3.1.1 Định hướng phát triển kinh tế xã hội của thành phố Mỹ Tho từ năm 2019 đến
năm 2025 (theo nghị quyết Đại hội Đảng Bộ Thành phố Mỹ Tho nhiệm kỳ 2015-2020
và những năm tiếp theo) .................................................................................................... 57
3.2.2 Định hướng chủ yếu quản lý thuế và kiểm tra chống thất thu thuế ................ 57


xii

3.2 Các giải pháp chống thất thu thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế
thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang ............................................................................. 58
3.2.1Giải pháp về kiện toàn bộ máy tổ chức, nâng cao trình độ cán bộ thuế .......... 58
3.2.1.1 Kiện toàn bộ máy tổ chức của Chi cục Thuế ................................................ 58
3.2.1.2 Nâng cao trình độ cơng chức thuế nhất là công chức thuế là công tác kiểm
tra thuế ................................................................................................................................ 59
3.2.2 Tuyên truyền, hỗ trợ về thuế ............................................................................. 60
3.2.3 Tiếp tục đổi mới quy trình lập kế hoạch kiểm tra có tính đến mức độ rủi ro về
thuế theo hướng kiểm tra thuế theo cơ chế tự khai - tự nộp thuế ................................... 62
3.2.4 Tiếp tục đổi mới cách thức tiến hành kiểm tra tại doanh nghiệp.................... 66
3.2.4.1 Kiểm tra tại Cơ quan thuế .............................................................................. 66
3.2.4.2 Kiểm tra tại doanh nghiệp .............................................................................. 67
3.2.5Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào kiểm tra chống thất thu thuế ....... 72
3.2.6Xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu thực hiện kiểm tra chống thất thu
thuế ............................................................................................................................ 73
3.2.7 Tăng cường cơng tác quản lý hóa đơn, chứng từ............................................. 74
3.2.8 Tăng cường quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế......................................... 74
3.3 Kiến nghị ..................................................................................................................... 76
3.3.1 Cục Thuế tỉnh Tiền Giang ................................................................................. 76

3.3.2 Ủy ban nhân dân thành phố Mỹ Tho ................................................................ 77
Kết luận chương 3 ............................................................................................................ 78
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của đề tài
Thuế ra đời và phát triển gắn liền với sự hình thành và phát triển của Nhà nước.
Đối với mọi quốc gia, thuế luôn là nguồn thu quan trọng, chủ yếu của ngân sách Nhà
nước và thu thuế từ doanh nghiệp là một khoảng thu chiếm tỷ trọng cao trong tổng
nguồn thu thuế nói chung. Hệ thống thuế của Nhà nước được xây dựng trên cơ sở
những điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội cụ thể trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định.
Ngành Thuế Việt Nam đã trải qua 29 năm thực hiện cải cách và hiện đại hóa cả
về hệ thống chính sách thuế và bộ máy ngành Thuế cũng đã được tố chức lại thống
nhất theo ngành dọc từ Trung ương đến địa phương. Quản lý thuế đã được đổi mới căn
bản, từng bước hiện đại hóa và phát huy được vai trị tích cực góp phần tăng thu ngân
sách cho Nhà nước.
Trong thời gian qua, công tác quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp trên
địa bàn thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần
hạn chế thất thu, tăng thu cho Ngân sách Nhà nước với tỷ lệ tăng năm sau cao hơn năm
trước. Tuy nhiên, mức độ gian lận về thuế lại có xu hướng gia tăng với những thủ
đoạn trốn thuế ngày càng tinh vi. Đặc biệt tình trạng trốn thuế, gian lận về thuế thường
xảy ra ở thành phần kinh tế tư nhân. Tính chất, mức độ vi phạm pháp luật về thuế của
doanh nghiệp có sự khác nhau giữa doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, cụm công
nghiệp tập trung với các doanh nghiệp tại các cụm công nghiệp, điểm công nghiệp làng
nghề hoặc đa nghề. Một số doanh nghiệp còn lợi dụng lách luật để kê khai sai, trốn
thuế, tình trạng kê khai âm thuế ở các doanh nghiệp còn nhiều, kéo dài dẫn đến khơng

có số thu nộp vào ngân sách nhà nước.
-Hạn chế thất thu thuế tại Chi cục Thuế huyện Bình Tân, Thành phố Hồ Chí
Minh
Qua tìm hiểu và khảo sát tại Chi cục Thuế huyện Bình Tân, Thành phố Hồ Chí
Minh cho thấy, cơng tác chống thất thu thuế nói chung và hoạt động thanh tra, kiểm tra
thuế nói riêng thời gian qua đã được cơ quan Thuế chú trọng và đạt được những kết
quả nhất định. Tuy nhiên so với yêu cầu và nhiệm vụ đề ra, thực tế đòi hỏi phải làm tốt


2

hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với các đối tượng NNT trong thời gian
tới. Trong thời gian tới, một số giải pháp cần được xem xét thực hiện gồm:
Thứ nhất, về hồn thiện chính sách: Để công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với
các DN đạt hiệu quả cao cần có một hệ thống pháp luật thuế hồn thiện, đó là cơ sở
pháp lý vững chắc cho công tác thanh tra, kiểm tra. Cần khắc phục được những bất cập
của chính sách thuế như:
Mở rộng cơ sở đánh thuế, bổ sung quy định để bao quát được các hoạt động
kinh tế mới phát sinh trong kinh tế thị trường hội nhập, phù hợp với thông lệ quốc tế
như: Quy định đánh thuế đối với hoạt động bán hàng đa cấp, cung cấp dịch vụ qua
thương mại điện tử, bán hàng qua mạng, có cơ chế chính sách thuế thích hợp cho các
tập đồn kinh tế...
Hồn thiện chính sách thuế theo hướng rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện,
đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế.
Nếu cơ quan Thuế được giao nhiệm vụ thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng,
tài liệu liên quan trực tiếp giải quyết, xác minh, lấy lời khai ban đầu, trưng cầu giám
định khi cần thiết, khởi tố vụ án hình sự và chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra có thẩm
quyền thì sẽ kịp thời ngăn chặn, xử lý tội phạm trong các lĩnh vực này.
Xây dựng, bổ sung và hồn thiện pháp luật có liên quan đến hoạt động kinh
doanh của các DN như: Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng, Luật Lao động,

Luật Bảo hiểm…
Thứ hai, đẩy mạnh thanh tốn khơng dùng tiền mặt: Đẩy mạnh thanh tốn
khơng dùng tiền mặt là một biện pháp quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công
tác kiểm tra thuế đối với các DN của cơ quan Thuế.
- Hạn chế thất thu tại Chi cục Thuế huyện Gị Cơng Tây, tỉnh Tiền Giang
Tăng cường thanh tra, kiểm tra tại cơ quan thuế các cấp, tập trung thanh tra,
kiểm tra các doanh nghiệp thuộc ngành nghề, lĩnh vực có rủi ro cao; các doanh nghiệp
được hưởng ưu đãi miễn giảm thuế, doanh nghiệp có hoạt động liên kết, doanh nghiệp
lỗ có dấu hiệu chuyển giá; các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử, các doanh
nghiệp có phát sinh thuế nhà thầu, các hoạt động chuyển nhượng vốn; các giải pháp


3

chống thất thu đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hộ kinh doanh; cập nhật đầy đủ
kịp thời, chính xác báo cáo tài chính năm vào ứng dụng quản lý thuế để phục vụ cơng
tác đánh giá, phân tích rủi ro; tổ chức đôn đốc thu đầy đủ, kịp thời các khoản thu phát
sinh, các khoản phải thu theo kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm tốn vào NSNN.
Ngồi ra, để giảm số nợ đọng thuế, Chi cục Thuế huyện Gị Cơng Tây cũng đã
có kế hoạch giao chỉ tiêu thu nợ thuế cho các Đội quản lý nợ, Kiểm tra, Liên xã…;
thực hiện phân loại các khoản nợ thuế đầy đủ và theo đúng hướng dẫn tại Quy trình
quản lý nợ thuế để có giải pháp quản lý, đơn đốc thu phù hợp; thực hiện giao chỉ tiêu
đến từng công chức quản lý chi tiết nhiệm vụ cho từng tháng, quý và cả năm. Đồng
thời đẩy mạnh việc đăng tải công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng những
trường hợp nợ thuế dây dưa kéo dài theo quy định của Luật Quản lý thuế; thực hiện các
biện pháp đôn đốc và cưỡng chế thu nợ thuế theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế
và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác chống thất thu thuế từ các doanh
nghiệp. Vì vậy, tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài “Chống thất thu thuế đối với doanh
nghiệp tại Chi cục Thuế thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang” làm luận văn tốt

nghiệp của mình với mong muốn có những đóng góp thiết thực, cụ thể và hữu ích cho
cơng tác thu thuế từ doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng gian lận thuế và đề xuất các giải pháp chống thất thu thuế
nhằm góp phần vào việc chống thất thu thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế
thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thuế, gian lận thuếvà thất thu thuế
- Phân tích thực trạng và các thủ đoạn gian lận thuế đối với doanh nghiệp tại Chi
cục Thuế thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
- Đề xuất các giải pháp chống thất thu thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục
Thuế thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.


4

3 Đối tượng nghiên cứu:
Hoạt động thu thuế từ các doanh nghiệp
4 Phạm vi nghiên cứu:
-Phạm vi về không gian:Các dữ liệu củacác doanh nghiệp được quản lý trên địa
bàn thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
- Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp sử dụng trong phân tích được thu thập từ
năm 2014 đến 2018
-Phạm vi về nội dung: Các vấn đề liên quan đến thủ đoạn gian lận thuế của các
doanh nghiệp và giải pháp phòng chống.
5 Câu hỏi nghiên cứu
- Cơsởlýluận nào có liên quan đến hoạtđộng chống thất thu thuế, các thủ đoạn
gian lận thuế đối với doanh nghiệp ?
- Thực trạng hoạtđộng chống thất thu thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi cục

Thuế thành phố Mỹ Tho như thế nào? Những kết quả đạt được là gì? Những tồn tại và
nguyên nhân hạn chế?
- Giải pháp nào để nâng cao hiệu quả chống thất thu thuế đối với các doanh
nghiệp tại Chi cục Thuế thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang?
6 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp định tính bao gồm những kỹ thuật sau:
Thu thập dữ liệu, thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, suy diễn để tổng hợp
cơ sở lý thuyết, nghiên cứu thực trạng và đề xuất những giải pháp nhằm góp phần nâng
cao hiệu quả chống thất thu thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế thành
phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa khoa học: Đề tài hệ thống hóa và góp phần làm sáng tỏ các vấn đề lý
luận về thuế, gian lận thuế vàchống thất thu thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế
thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
- Ý nghĩa thực tiễn: Trên cơ sở đánh giá thực trạng hiệu quả công tác chống thất
thu thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, đề


5

xuất các giải pháp chống thất thu thuế từ các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế thành phố
Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang trong thời gian tới. Đây có thể là tài liệu tham khảo cho các
huyện, thị xã trực thuộc tỉnh tham khảo về biện pháp chống thất thu thuế đối với các
doanh nghiệp.
8 Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trước trong nước
- Luận văn Thạc sĩ kinh tếcủa Nguyễn Thị Thanh Vân (2008): "Gian lận thuế
Giá trị gia tăng tại các doanh nghiệp thương mại Việt Nam thực trạng và giải pháp".
Trong luận văn, tác giả đã mô tả chi tiết các dạng gian lận thuế, nguyên nhân và hậu
quả của gian lận thuế, các yếu tố ảnh hưởng đến gian lận thuế, thực trạng gian lận thuế,
nguyên nhân gian lận thuế và đưa ra các giải pháp chống gian lận thuế,.... Tuy nhiên

các giải pháp còn chưa rõ ràng, cụ thể để hồn thiện cơng tác chống thất thu thuế, giải
pháp cịn mang tính chính sách nhiều hơn các biện pháp để chống thất thu thuế GTGT.
- Luận văn Thạc sĩ kinh tếcủa Vũ Cẩm Nhung (2013): “Quản lý chống thất thu
thuế Giá trị gia tăng và thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp tại Chi
cục Thuế Bắc Ninh”. Trong luận văn, tác giả đã mô tả chi tiết thực trạng thất thu thuế,
kết quả quản lý chống thất thu thuế, đánh giá thất thu thuế và đưa ra các giải pháp
chống thất thu thuế đối với một số lĩnh vực như đăng ký thuế, kê khai nộp thuế, hồn
thuế, cơng tác tun truyền hỗ trợ thanh tra kiểm tra và quản lý thu nợ; nhưng các giải
pháp chưa đi sâu vào chống thất thu những lĩnh vực rủi ro qua kê khai thuế của các
doanh nghiệp cần tập trung, cần phải tập trung những loại hình doanh nghiệp nào,
ngành nghề nào, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kiểm tra như thế
nào,...
9 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có 3 Chương:
Chương 1: Tổng quan về thuế, quản lý thuế và chống thất thu thuế đối với doanh
nghiệp.
Chương 2: Thực trạng thu thuế và chống thất thu thuế đối với doanh nghiệp tại
Chi cục Thuế thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2014-2018.


6

Chương 3: Giải pháp chống thất thu thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế
thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.


7

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ THUẾ, QUẢN LÝ THUẾ VÀ CHỐNG THẤT THU
THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

1.1 Khái quát về thuế
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của thuế
1.1.1.1 Khái niệm về thuế
Thuế là là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Nộp thuế theo quy định
của pháp luật là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi tổ chức, cá nhân. Cơ quan, tổ chức, cá
nhân có trách nhiệm tham gia quản lý thuế (Quốc hội-Luật Quản lý thuế số
21/2012/QH13).
Thuế ra đời và phát triển gắn liền với sự hình thành và phát triển của Nhà nước.
Đối với các quốc gia, thuế luôn là nguồn thu quan trọng, chủ yếu của NSNN, là công
cụ điều tiết nền kinh tế và điều hịa lợi ích trong xã hội. Trong q trình tồn tại và phát
triển, Nhà nước cần có một nguồn tài chính nhằm trang trải những khoản chi tiêu của
mình. Để phục vụ cho nhu cầu đó, Nhà nước dùng thuế là một cơng cụ huy động nguồn
tài chính trong nhân dân và các tổ chức kinh tế vào ngân sách. Đây là khoản đóng góp
bắt buộc của mọi thành viên trong xã hội. Một quốc gia giàu mạnh cần phải có nguồn
tài chính lành mạnh. Thuế là một trong những yếu tố cấu thành hệ thống tài chính. Hệ
thống chính sách thuế của Nhà nước được xây dựng trên cơ sở những điều kiện kinh tế
- chính trị - xã hội cụ thể trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định. Với chính sách thuế ổn
định, được ban hành phù hợp với khả năng của nền kinh tế, đáp ứng được nhu cầu của
thực tiễn sẽ là nền tảng hỗ trợ và thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng.
Tuy có nhiều loại thuế áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau nhưng đối với
DN chỉ áp dụng một số loại thuế, trong đó thuế GTGT, thuế TNDN được áp dụng phổ
biến tại DN.
1.1.1.2 Đặc điểm về thuế
- Thứ nhất, thuế là một khoản thu của ngân sách nhà nước mang tính bắt buộc.
Tính bắt buộc của thuế là tất yếu khách quan xuất phát từ đặc tính của hàng
hóa cơng cộng. Với đặc tính của hàng hóa cơng cộng là có thể sử dụng chung và khó
có thể loại trừ, Nhà nước luôn là chủ thể cung cấp đại bộ phận hàng hóa cơng cộng cho


8


xã hội nhằm đảm bảo độ thỏa dụng tối đa của xã hội, để bảo đảm nhu cầu chi tiêu công
cộng, tất yếu Nhà nước phải sử dụng quyền lực của mình để bắt buộc các thể nhân và
pháp nhân phải nộp thuế cho Nhà nước.
Tính bắt buộc của thuế thể hiện nghĩa vụ và quyền lợi đóng góp của mọi cơng
dân đối với lợi ích cơng cộng của tồn xã hội và được thể chế hóa trong hiến pháp của
mọi quốc gia .
- Thứ hai, thuế là khoản thu ngân sách nhà nước mang tính chất khơng hồn trả
trực tiếp.
Thuế khơng gắn trực tiếp với lợi ích cụ thể mà người nộp thuế được hưởng từ
hàng hóa, dịch vụ công cộng do nhà nước cung cấp. Các thể nhân, pháp nhân thực hiện
nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước theo luật định khơng có quyền địi hỏi Nhà nước phải
cung cấp trực tiếp cho họ một lượng hàng hóa, dịch vụ nào đó hoặc hồn trả số thuế họ
đã nộp đúng theo luật định.
- Thứ ba, thuế là một hình thức phân phối của cải xã hội chứa đựng các yếu tố
chính trị - kinh tế - xã hội.
Nhà nước đánh thuế thực chất là Nhà nước tham gia vào quá trình phân phối
thu nhập của các thể nhân, pháp nhân. Qua đó, tập trung một bộ phận tổng sản phẩm
quốc dân vào trong tay Nhà nước và và tiến hành phân phối lại thu nhập giữa các thể
nhân, pháp nhân Nhà nước và thuế khóa là hai phạm trù gắn bó hữu cơ với nhau.Chính
sách thuế của một quốc gia ln gắn liền với bản chất chính trị của Nhà nước và lợi ích
của mọi thể nhân, pháp nhân.Vì vậy, chính sách thuế ln chứa đựng yếu tố chính trị,
kinh tế- xã hội rộng lớn (Quốc hội - Luật thuế Giá trị gia tăng số 32/2013/QH13).
1.1.2 Các nguyên tắc xây dựng hệ thống thuế
1.1.2.1Nguyên tắc thống nhất tập trung dân chủ
Quán triệt nguyên tắc thống nhất, tập trung dân chủ trong quản lý thu thuế
được thể hiện trên các khía cạnh chủ yếu sau:
- Quản lý thu thuế trước hết phải bảo đảm tuân thủ theo đúng các quy định trong
các văn bản pháp luật về thuế. Các văn bản pháp luật về thuế được cơ quan quyền lực
cao nhất của nhà nước đại diện cho dân chúng phê chuẩn, thể hiện đầy đủ nghĩa vụ và



9

quyền lợi của người nộp thuế và tổ chức, cá nhân quản lý thu thuế. Các thể nhân, pháp
nhân có nghĩa vụ nộp thuế và tổ chức cá nhân thực thi nhiệm vụ quản lý thu thuế phải
tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của các văn bản pháp luật về thuế trong suốt quá
trình quản lý thu thuế như đăng ký; kê khai thuế; lập dự toán; nộp thuế vào ngân sách
nhà nước; miễn giảm thuế; hoàn thuế; kế tốn thuế và quyết tốn thuế....
- Thống nhất quy trình, nghiệp vụ quản lý thu thuế và việc vận dụng các văn bản
pháp luật về thuế trong công tác quản lý thu thuế trên phạm vi cả nước.
- Thống nhất về trình tự, thời gian, yêu cầu, nội dung và hình thức mẫu biểu
trong lập dự tốn và quyết tốn thuế.
- Thống nhất việc chỉ đạo công tác quản lý thu thuế giữa cơ quan thuế cấp trên
và chính quyền địa phương các cấp đối với cơ quan quản lý thu thuế ở địa phương.
- Lập dự toán thuế được thực hiện từ cấp cơ sở nhưng phải đảm bảo quyền chỉ
đạo, hướng dẫn và xét duyệt dự toán của cơ quan thuế cấp trên. Cơ quan thuế cấp trên
phải tổ chức làm việc với cơ quan thuế cấp dưới trong q trình lập dự tốn thuế.
- Trong q trình quản lý thu thuế phải tôn trọng việc kê khai, tự tính thuế của
người nộp thuế, kết hợp với việc tăng cường công tác thanh tra và kiểm tra thuế; đồng
thời tôn trọng và giải quyết thỏa đáng những kiến nghị, khiếu nại về thuế( Quốc hội Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13).
1.1.2.2 Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả
Tiết kiệm và hiệu quả trong quản lý thu thuế được đánh giá dựa trên cơ sở các
chi phí phát sinh trong quá trình tổ chức thu nộp và số thuế được tập trung vào ngân
sách nhà nước. Quản lý thu thuế phải đảm bảo các chi phí phát sinh từ cơ quan thu và
người nộp thuế là thấp nhất, số thuế tập trung vào ngân sách nhà nước ở mức cao nhất
nhưng vẫn bảo đảm nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu; hạn chế các trường hợp trốn
thuế, lậu thuế, biển thủ tiền thuế và các gian lận khác về thuế....Mặt khác, bộ máy quản
lý thu thuế phải được tinh giản gọn nhẹ, tổ chức hợp lý, phân định rõ quyền hạn và
trách nhiệm của từng bộ phận và từng cá nhân trong công tác quản lý thu thuế (Quốc

hội - Luật thuế Giá trị gia tăng số 32/2013/QH13).
1.1.2.3 Nguyên tắc phù hợp


10

Nguồn thu của thuế chính là kết quả của các hoạt động kinh tế - xã hội, vì vậy,
thực trạng kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ là cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng các
văn bản pháp luật về thuế và thiết lập các biện pháp quản lý thu thuế phù hợp nhằm
bảo đảm cho tính thực thi của các văn bản pháp luật về thuế trong thực tiễn và bảo đảm
hiệu quả của các biện pháp quản lý thu thuế. Mặt khác, xu hướng vận động tất yếu của
các nền kinh tế trên thế giới là mở cửa và hội nhập; vì vậy, hệ thống thuế và các biện
pháp quản lý thu thuế của một quốc gia cần thiết phải có sự phù hợp với thông lệ quốc
tế (Quốc hội - Luật thuế Giá trị gia tăng số 32/2013/QH13).
1.1.3 Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường
Để đảm bảo mục tiêu thu đúng, thu đủ thuế nhằm phát huy đầy đủ vai trò của
thuế trong phát triển kinh tế xã hội, Nhà nước phải ban hành các văn bản quy phạm
pháp luật chặt chẽ, phù hợp nhằm tạo một hành lang pháp lý thống nhất; bắt buộc mọi
tổ chức, cá nhân phải thực hiện theo.
Để Luật pháp về thuế được đảm bảo thực hiện, Nhà nước đã tổ chức ra bộ máy
để quản lý thuế và giám sát thực hiện đối với bộ máy này. Do bản chất của thuế khơng
mang tính hồn trả trực tiếp nên việc yêu cầu người nộp thuế tự giác khi khơng có hệ
thống luật pháp để bắt buộc là điều khơng thể thực hiện. Thậm chí kể cả khi có hệ
thống luật pháp về thuế, nhiều tổ chức cá nhân nộp thuế vẫn cố tình khơng thực hiện
hoặc lợi dụng kẽ hở của chính sách nhằm tư lợi. Vì vậy quản lý thuế của các cơ quan
chức năng Nhà nước mang tính pháp lệnh, là một tất yếu khách quan trong quản lý
kinh tế. Quản lý thuế có vai trị hết sức quan trọng, cụ thể là:
- Giúp Nhà nước thực hiện chức năng quản lý tài chính của quốc gia, điều tiết
vĩ mơ nền kinh tế, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội. Đây là một trong
những nội dung quan trọng nhất phát huy tối đa chức năng, vai trò của công tác quản lý

thuế trong phát triển kinh tế xã hội. Ngồi ra, quản lý thuế cịn thực hiện một mục tiêu
quan trọng là huy động số thu cho ngân sách nhà nước, thể hiện quyền lực tối cao và sự
độc quyền của Nhà nước trong việc quản lý và điều hành đất nước.
- Giúp Nhà nước kiểm soát nguồn thu, đánh giá thực trạng kinh tế đất nước
trong từng giai đoạn, đồng thời làm cơ sở phân tích, đánh giá dự báo để xây dựng kế


11

hoạch phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Thông qua công tác quản lý thuế giúp
Nhà nước nắm được các cơ chế chính sách cịn bất hợp lý để sửa đổi bổ sung kịp thời
phù hợp với sự phát triển của đất nước, đảm bảo sự công bằng xã hội.
- Giúp Nhà nước quản lý được bộ máy thu thuế, một mặt đảm bảo bộ máy
quản lý thuế vận hành trơn tru, khơng sai sót, mặt khác giúp hạn chế hiện tượng cán bộ
thuế hám lợi bắt tay với người nộp thuế nhằm giúp họ trốn thuế và thu lợi bất chính
gây thất thu cho Ngân sách. Quản lý thuế với chức năng kiểm tra, giám sát sẽ làm hạn
chế các tiêu cực có thể xảy ra, đảm bảo sự công bằng trong xã hội và sự nghiêm minh
của pháp luật.
Với vai trò hướng dẫn người nộp thuế, thông qua công tác tuyên truyền, giáo
dục, công tác quản lý thuế giúp nâng cao ý thức người dân trong việc chấp hành các
Luật thuế, đảm bảo việc thực hiện các Luật thuế được nghiêm minh. Mặt khác, việc xử
lý các sai phạm đảm bảo nghiêm minh, đúng người, đúng việc có tác dụng răn đe
những đối tượng vi phạm đồng thời là lời nhắc nhở đến mọi tổ chức, cá nhân tuân thủ
các quy định của pháp luật về thuế (Quốc hội - Luật thuế Giá trị gia tăng số
32/2013/QH13).
1.2 Khái quát về Quản lý thuế
1.2.1 Khái niệm và mục tiêu của Quản lý thuế
1.2.1.1Khái niệm của quản lý thuế
Quản lý thuế là những biện pháp nghiệp vụ do cơ quan có chức năng thu ngân
sách nhà nước thực hiện. Đặt ra thuế là đặc quyền thuộc về Nhà nước. Lập dự toán thu,

tổ chức thu thuế, kiểm tra, thanh tra thuế và xử phạt hành chính về thuế là những
nghiệp vụ nội hàm của đặc quyền đó. Chúng được gọi chung là Quản lý thuế. Quản lý
thuế là những hoạt động thường xuyên của cơ quan thuế hướng về phía đối tượng nộp
thuế nhằm đảm bảo thu thuế đầy đủ, kịp thời và đúng luật định ( Quốc hội - Luật Quản
lý thuế số 21/2012/QH13).
Trong xã hội ngày nay, vai trò của thuế ngày càng được gia tăng đòi hỏi bộ
máy quản lý thuế phải hiện đại, chuyên nghiệp và hợp tác thân thiện với người nộp
thuế. Nộp thuế trở thành hành vi thể hiện quyền và nghĩa vụ của công dân. Quản lý


×