Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Xây dựng mô hình tòa án chuyên trách về sở hữu trí tuệ ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 132 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ NGỌC ÁNH

XÂY DỰNG MƠ HÌNH TỊA ÁN CHUN TRÁCH VỀ
SỞ HỮU TRÍ TUỆ Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ NGỌC ÁNH

XÂY DỰNG MƠ HÌNH TỊA ÁN CHUN TRÁCH VỀ
SỞ HỮU TRÍ TUỆ Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành:
Mã số:

Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
8380101, 04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Quế Anh

Hà Nội – 2020




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Thị Quế Anh. Các nội dung nghiên cứu,
kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa cơng bố dưới bất kỳ hình thức nào
trước đây. Ngồi ra, trong luận văn cịn sử dụng một số nghiên cứu, nhận xét, bình
luận, đánh giá cũng như một số trích dẫn bản án, số liệu thống kê của các tác giả
khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm
về nội dung luận văn của mình.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Ngọc Ánh


LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của Khoa Luật - Đại học Quốc Gia Hà Nội, và được sự
chấp thuận của bộ môn Luật Dân sự & Tố tụng dân sự cùng giảng viên hướng dẫn
PGS.TS. Nguyễn Thị Quế Anh tôi đã thực hiện đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ
“Xây dựng mơ hình tịa án chun trách về sở hữu trí tuệ ở Việt Nam”.
Để hồn thành được luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cơ
giáo, giảng viên trong cũng như ngồi Khoa Luật đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy
trong suốt quá trình tôi học tập, nghiên cứu tại Khoa Luật- ĐHQGHN.
Đồng thời tôi cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới giảng viên
hướng dẫn khoa học PGS.TS. Nguyễn Thị Quế Anh đã tận tình, chu đáo hướng dẫn
và giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện và hồn thiện luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất.
Song do hạn chế về thời gian, kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tiễn mà luận

văn này không tránh khỏi nhiều thiếu xót mà bản thân khơng thấy được. Tơi rất
mong sự góp ý của q thành viên Hội đồng xét duyệt, Thầy, Cô giáo và các bạn
đọc khác để Luận văn được hồn chỉnh hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn,

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Ngọc Ánh


MỤC LỤC
DANH SÁCH KÝ HIỆU VIẾT TẮT ................................................................................. 3
DANH SÁCH SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU .................................................................................. 4
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 5
1.

Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 5

2.

Tình hình nghiên cứu đề tài .................................................................................... 6

3.

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học ...................................... 7

4.

Phạm vi và mục đích nghiên cứu ............................................................................ 8


5.

Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài .................................................................................... 9

6.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ............................................................. 10

7.

Về kết cấu luận văn ............................................................................................... 10

CHƢƠNG 1 ........................................................................................................................ 11
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MƠ HÌNH XÉT XỬ CHUN TRÁCH VỀ SỞ HỮU
TRÍ TUỆ ............................................................................................................................. 11
1.1.

Sự hình thành mơ hình xét xử chuyên trách về sở hữu trí tuệ .............................. 11

1.1.1.

Các căn cứ hình thành mơ hình xét xử chun trách về sở hữu trí tuệ ................. 11

1.1.2.

Sự hình thành mơ hình xét xử chuyên trách về sở hữu trí tuệ tại một số quốc gia
cụ thể. .................................................................................................................... 22

1.2.


Khái niệm và đặc điểm của mơ hình xét xử chun trách sở hữu trí tuệ. ............. 26

1.2.1.

Khái niệm mơ hình xét xử chun trách về sở hữu trí tuệ. ................................... 27

1.2.2.

Đặc điểm của mơ hình xét xử chun trách về sở hữu trí tuệ............................... 28

1.3.

Vai trò và ý nghĩa của việc xây dựng mơ hình xét xử chun trách về sở hữu trí
tuệ.......................................................................................................................... 30

1.3.1.

Vai trị của xây dựng mơ hình xét xử chun trách về SHTT. ............................. 30

1.3.2.

Ý nghĩa của việc xây dựng mơ hình xét xử chun trách về sở hữu trí tuệ .......... 31

1.3.3.

Ý nghĩa của việc xây dựng mơ hình tịa án chun trách sở hữu trí tuệ tại Việt
Nam. ...................................................................................................................... 35

1.4.


Ưu điểm và hạn chế của việc thành lập mơ hình xét xử chun trách về sở hữu trí
tuệ.......................................................................................................................... 37

1.4.1.

Ưu điểm của việc thành lập mơ hình xét xử chuyên trách về sở hữu trí tuệ. ....... 38

1.4.2.

Hạn chế của việc thành lập mơ hình xét xử chun trách về SHTT. .................... 40

Tiểu kết chƣơng 1: ............................................................................................................. 43
1


CHƢƠNG 2 ........................................................................................................................ 44
MỘT SỐ MƠ HÌNH XÉT XỬ CHUN TRÁCH VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐIỂN
HÌNH TRÊN THẾ GIỚI VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA. .. 44
2.1.

Một số mơ hình xét xử chun trách về sở hữu trí tuệ điển hình trên thế giới. .... 44

2.1.1.

Mơ hình Phân tồ chun trách. ........................................................................... 45

2.1.2.

Mơ hình tịa sơ thẩm chun trách. ....................................................................... 48


2.1.3.

Mơ hình Tồ phúc thẩm chun trách. ................................................................. 51

2.1.4.

Mơ hình tịa án chun ngành về SHTT. .............................................................. 56

2.2.

Thực tiễn xây dựng mơ hình xét xử chuyên trách về sở hữu trí tuệ tại một số quốc
gia trên thế giới. .................................................................................................... 59

2.2.1.

Thái Lan. ............................................................................................................... 59

2.2.2.

Nhật Bản. ........................................................................................................................ 67

2.2.3.

Vương quốc Anh. .......................................................................................................... 75

2.2.4.

Hàn Quốc. ...................................................................................................................... 78

Tiểu kết chƣơng 2: ............................................................................................................. 83

CHƢƠNG 3 ........................................................................................................................ 84
THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP SỞ HỮU TRÍ TUỆ TẠI TỊA ÁN VÀ
ĐỀ XUẤT MƠ HÌNH TỒ ÁN CHUN TRÁCH VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ TẠI
VIỆT NAM. ........................................................................................................................ 84
3.1.

Thực trạng giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ tại tịa án ở Việt Nam. 86

3.1.1.

Những hạn chế liên quan đến các quy định về tố tụng. ........................................ 89

3.1.2.

Một số hạn chế khác. ......................................................................................... 102

3.2.

Đề xuất xây dựng mơ hình tịa án SHTT chuyên trách tại Việt Nam. ................ 105

3.2.1.

Giai đoạn 01 ......................................................................................................... 106

3.2.2.

Giai đoạn 02 ......................................................................................................... 109

3.2.3.


Giai đoạn 03. ........................................................................................................ 114

3.3. Phương hướng hiện thực hóa mơ hình tịa án chun trách về SHTT tại Việt Nam. 119
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 121
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 122
A.

Các tài liệu bằng Tiếng Việt. .............................................................................. 122

B.

Tài liệu bằng Tiếng Anh. .................................................................................... 125

C.

Đường link các trang web đã tham khảo............................................................. 127
2


DANH SÁCH KÝ HIỆU VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

Chú giải

1

Hiệp định CPTPP


Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

2

Hiệp định TRIPS

3

FTA

Hiệp định thương mại tự do

4

Hiệp định TPP

Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương

5

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

6

WIPO

Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới


7

SHTT

Sở hữu trí tuệ

8

SHCN

Sở hữu cơng nghiệp

9

Luật SHTT

Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009

10

Bộ Luật TTDS

Bộ Luật Tố tụng Dân sự

11

QSHTT

Quyền sở hữu trí tuệ


12

Bộ KH&CN

Bộ Khoa học và cơng nghệ

13

Bộ VHTT&DL

Bộ Văn hóa thể thao và du lịch

14

TANDTC

Tòa án nhân dân tối cao

15

TAND

Tòa án nhân dân

16

Cục SHTT

Cục Sở hữu trí tuệ


17

DS

Dân sự

Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền
sở hữu trí tuệ

3


DANH SÁCH SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

STT

Số trang

Tên gọi/chú giải

1

Trang 66

Sơ đồ 2.1: Thẩm quyền xét xử các vụ án về SHTT tại Nhật Bản.

2

Trang 72


Sơ đồ 2.2: Sơ đồ hệ thống Tòa án Anh.

3

Trang 73

4

Trang 76

5

Trang 82

6

Trang 83

7

Trang 107

8

Trang 109

9

Trang 116


Sơ đồ 2.3: Sơ đồ thể hiện thẩm quyền xét xử về SHTT trong hệ
thống tư pháp của Vương Quốc Anh.
Sơ đồ 2.4: So sánh số lượng các vụ việc đã được xét xử bởi Toà
án sáng chế Hàn Quốc trong năm 2016 và 2017.
Bảng 3.1: Tình hình giải quyết tranh chấp các vụ việc dân sự nói
chung tại TAND từ năm 2015-2017.
Bảng 3.2: Bảng số liệu thống kê công tác thực thi và giải quyết
tranh chấp quyền SHCN của tòa án, các cơ quan liên quan khác.
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của TAND cấp tỉnh tiêu biểu hiện
nay tại Việt Nam.
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ tổ chức và thẩm quyền hệ thống TAND tại Việt
Nam.
Sơ đồ 3.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của TAND cấp tỉnh sau khi xây
dựng toà chuyên trách về sở hữu trí tuệ.

4


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sở hữu trí tuệ (“SHTT”) hiện nay được coi là một trong ba trụ cột của Tổ chức
Thương mại Thế giới (“WTO”), cũng bởi lẽ đó mà vấn đề bảo hộ, thực thi quyền
SHTT cũng được coi là một trong những nội dung quan trọng trong hệ thống pháp
luật của các quốc gia trên thế giới, các tổ chức quốc tế và khu vực. Trong những
năm gần đây, cùng với sự bùng nổ không ngừng trong kỷ nguyên khoa học công
nghệ tân tiến thì các tài sản trí tuệ và vấn đề bảo vệ tài sản trí tuệ đang ngày càng
được quan tâm hơn bao giờ hết. Cũng vì thế, việc làm thế nào để xây dựng các cơ
chế quốc tế và quốc gia một cách hiệu quả nhằm bảo vệ và thực thi quyền SHTT trở
thành một trong những nhiệm vụ cấp thiết đặt ra đối với mỗi quốc gia, khu vực và
trên toàn thế giới.

Trong Văn kiện Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ 12 của Đảng khi nói về
phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội 5 năm giai đoạn 2016-2020 cũng
đã khẳng định “Hoàn thiện thể chế định giá tài sản trí tuệ, tăng cường bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ, xử lý nghiêm các vi phạm. Hỗ trợ nhập khẩu công nghệ nguồn,
công nghệ cao và kiểm sốt chặt chẽ việc nhập khẩu cơng nghệ” [15]. Phát huy tinh
thần trên, để có thể hịa nhập vào dòng chảy chung của xu hướng hội nhập, phát huy
tối đa tiềm năng khoa học kỹ thuật, công nghệ nhưng khơng bị hịa tan mà vẫn giữ
được vị thế trên thương trường, đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và
quốc gia nói chung thì việc nghiên cứu xây dựng hệ thống bảo vệ và thực thi quyền
SHTT tương thích với yêu cầu của thế giới và thiết lập cơ chế thực thi chúng một
cách hoàn thiện nhất đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Không thể phủ nhận rằng, trong những năm gần đây, Việt Nam đã ban hành
nhiều văn bản quy phạm pháp luật và dưới luật về SHTT nhằm tạo hành lang pháp
lý nhằm thúc đẩy cho sự phát triển cũng như bảo hộ quyền SHTT theo các Điều ước
quốc tế mà Việt Nam đã tham gia như: Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung
năm 2009; Nghị định 119/2010/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 105/2006/NĐ-CP hướng
5


dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở
hữu trí tuệ; Nghị định 103/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu
cơng nghiệp; Nghị định 99/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi
phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan…v.v. Mặc dù các quy phạm
pháp luật hiện hành đã phần nào tương thích với pháp luật quốc tế, tuy nhiên, bước
vào kỷ nguyên số 4.0 cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học cơng nghệ thì
các tài sản trí tuệ đang ngày càng đa dạng hơn và kéo theo đó là vấn đề bảo vệ và
thực thi quyền SHTT lại diễn ra ngày càng phức tạp và phổ biến hơn. Điều này dẫn
đến thực trạng các cơ chế thực thi và bảo vệ quyền SHTT hiện có đang được tận
dụng gần như tối đa nhưng vẫn không thể theo kịp với nhu cầu thực tiễn và còn bộc

lộ nhiều hạn chế cần được khắc phục, nhất là cơ chế thực thi quyền SHTT bằng
biện pháp dân sự tại tịa án nhân dân.
Ngồi ra, xu hướng chun mơn hóa trong đó có xây dựng các tịa án chuyên
trách xét xử đang diễn ra khá phổ biến hiện nay và SHTT cũng khơng nằm ngồi xu
thế trên. Trong quá trình hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực pháp lý nói chung và
SHTT nói riêng, tác giả nhận thấy cịn nhiều hạn chế và khó khăn khi áp dụng biện
pháp tố tụng để khởi kiện các hành vi xâm phạm hoặc tranh chấp quyền SHTT ra cơ
quan tòa án. Do đó, nhằm mục đích cải thiện tình trạng trên, mong muốn quá trình
giải quyết tranh chấp về SHTT tại toà án diễn ra hiệu quả hơn cũng như nâng cao
nghiệp vụ chuyên môn, tác giả đã chọn đề tài nghiện cứu là “Xây dựng mơ hình tịa
án chun trách về sở hữu trí tuệ ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn
thạc sỹ chuyên ngành Luật dân sự và tố tụng dân sự của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến đề tài nghiên cứu của Luận văn là xây dựng mơ hình tịa án
chuyên trách về SHTT ở Việt Nam hiện nay, theo như nghiên cứu cũng như tìm
kiếm của tác giả, chưa có nhiều sách chun khảo hay các cơng trình nghiên cứu
khoa học, đề tài nghiên cứu chuyên sâu có liên quan trực tiếp cũng như đề xuất giải
pháp toàn diện cho vấn đề này. Tuy nhiên, cũng đã có khơng ít các bài đăng trên tạp
6


chí xuất bản, trên mạng thơng tin internet, luận văn nghiên cứu, đề tài nghiên cứu
khoa học đã đề cập nột phần nội dung hoặc một cách khái quát, gián tiếp đến vấn đề
này tiêu biểu như: Bùi Thị Dung Huyền, Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại tịa án
nhân dân, Tạp chí tịa án nhân dân số 16 tháng 8 năm 2006; TS.Ls Lê Xuân Thảo
(2005), Đổi mới và hồn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ, Nxb Tư Pháp, Hà Nội;
PGS.TS. Nguyễn Thị Quế Anh (2004), Pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở
Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam học – Kỷ yếu hội thảo
quốc tế lần thứ 2, Hà Nội; Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Viện Khoa học xét
xử, TANDTC chủ trì (1999), Nâng cao vai trò và năng lực của Tòa án trong việc

thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn;
Dương Đình Cơng (2011), Thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam và
pháp luật của một số quốc gia ở Đông Nam Á, Luận văn thạc sỹ luật học, Khoa
Luật-ĐHQGHN; Dũng Hà (2008), Đề xuất mô hình Tịa sở hữu trí tuệ cho Việt
Nam, Báo doanh nghiệp …v.v.
Nhìn chung, các cơng trình nêu trên đã đề cập nhiều đến thực tiễn thực thi
quyền SHTT tại Việt Nam cũng như chỉ ra những vướng mắc, bất cập vẫn cịn tồn
tại. Đặc biệt, trong số đó cũng xuất hiện khơng ít những đề tài đã đề xuất ra ý kiến
về việc đổi mới hay hoàn thiện cơ chế bảo vệ quyền SHTT bằng biện pháp dân sự
thông qua Tòa án nhân dân (“TAND”) với nhiều ý kiến rất xác đáng. Trên cơ sở kế
thừa và phát triển nguồn tài liệu tham khảo nêu trên, kết hợp với kiến thức và kinh
nghiệm trong quá trình hoạt động thực tiễn, tác giả đã thực hiện nghiên cứu đề tài
luận văn của mình.
3. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu khoa học
Về phương pháp luận: Đề tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng những lý
thuyết của Chủ nghĩa Mác-Lênin - tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp
quyền; các quan điểm và đường lối chính sách hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà
nước ta được thể hiện trong các văn kiện Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam và các
văn bản pháp luật đã được ban hành.

7


Về phương pháp nghiên cứu khoa học: Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở
những phương pháp nghiên cứu của khoa học xã hội nói chung và khoa học pháp lý
nói riêng như phương pháp phân tích-tổng hợp, phương pháp so sánh luật học,
phương pháp thống kê.
4. Phạm vi và mục đích nghiên cứu
Về phạm vi nghiên cứu: Nội dung của đề tài là đề xuất xây dựng mô hình tịa án
chun trách về SHTT tại Việt Nam do đó rất nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu

chuyên sâu. Tuy nhiên, trong khuôn khổ một luận văn thạc sỹ chuyên ngành Luật
dân sự và tố tụng dân sự, tác giả chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu trong lĩnh vực dân
sự. Theo đó, mọi nghiên cứu, phân tích cũng như giải pháp đề xuất trong Luận văn
chỉ giới hạn áp dụng với biện pháp dân sự khi thực thi quyền SHTT tại toà án nhân
dân. Những vấn đề nghiên cứu về các biện pháp cịn lại trong q trình thực thi
quyền SHTT như biện pháp hành chính, hình sự hay kiểm sốt biên giới..v.v sẽ
khơng được phân tích trong khuôn khổ Luận văn này.
Về mặt lý thuyết, luận văn sử dụng các văn bản pháp luật dẫn chiếu trên cơ sở
luật áp dụng là pháp luật Việt Nam có tham khảo một số các Công ước quốc tế, các
Hiệp định thương mại song phương hoặc đa phương mà Việt Nam là nước thành
viên. Ngoài ra, luận văn cũng tham khảo nguồn tài liệu là các Văn bản pháp luật tại
một số quốc gia trên thế giới có quy định về tố tụng dân sự và sở hữu trí tuệ. Các tài
liệu trên được sử dụng chủ yếu bằng bản dịch Tiếng Việt (có trích dẫn nguồn tài
liệu tham khảo) hoặc do tác giả tự nghiên cứu và dịch thuật vì vậy có thể khơng
tránh khỏi nhiều sai sót.
Về mặt thực tiễn, tác giả có tham khảo các mơ hình lý luận và thực tiễn về xét
xử chuyên trách SHTT tại một số quốc gia khác trên thế giới ngoài Việt Nam như
Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Mỹ..v.v.
Về mục đích nghiên cứu: Tại Việt Nam hiện nay, hoạt động thực thi quyền sở
hữu trí tuệ tại tồ án cịn rất nhiều hạn chế cần phải được hồn thiện cả về mặt lý
luận cũng như thực tiễn xét xử, trong khi chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu chuyên
sâu và tồn diện về vấn đề này. Vì lý lẽ đó, tác giả mong muốn luận văn góp phần
8


làm rõ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn về việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ bằng
biện pháp dân sự tại toà án ở Việt Nam. Đồng thời, hình thành nên một số đề tài
thảo luận, nghiên cứu chun sâu để có thể xây dựng được tồ án chuyên trách về
SHTT tại Việt Nam. Thông qua những nghiên cứu trong khuôn khổ luận văn này,
tác giả cũng hy vọng qua những giải pháp được kiến nghị sẽ góp một phần nhỏ

cơng sức để có thể xây dựng mơ hình tịa án chun trách về SHTT tại Việt Nam
hiện đang thiếu sót, từ đó, hồn thiện hơn cơ chế bảo vệ quyền SHTT bằng biện
pháp dân sự nói riêng và bảo vệ quyền SHTT nói chung tại Việt Nam hiện nay.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Để có thể đạt được mục đích đặt ra khi nghiên cứu đề tài, đòi hỏi luận văn phải
giải quyết những vấn đề sau:
Thứ nhất: Luận văn sẽ khái quát một số kiến thức lý luận chung về mơ hình xét
xử chun trách về SHTT, mơ hình tịa án chun trách về SHTT cũng như nguyên
nhân và lý do tất yếu cần xây dựng mơ hình tịa án chun trách về SHTT.
Thứ hai: Luận văn sẽ trình bày khái quát một số mơ hình xét xử chun trách về
sở hữu trí tuệ hiện nay đang được áp dụng phổ biến trên thế giới đồng thời với việc
liên hệ tới những quốc gia đang áp dụng các mơ hình này, trên cơ sở đó, chỉ ra
những ưu nhược điểm nhất định của từng mơ hình.
Thứ ba: Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu về cơ cấu tổ chức cũng như cách thức
hoạt động của một số mơ hình xét xử chun trách về sở hữu trí tuệ tại Tịa án ở
một số quốc gia cụ thể. Trên cơ sở đó, chỉ ra những điểm mà Việt Nam có thể kế
thừa, học hỏi để xây dựng trong tương lai.
Thứ tư: Luận văn sẽ đề cấp đến một số thực tiễn về thực thi quyền sở hữu trí tuệ
tại tịa án ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt có tham khảo một số vụ việc xét xử thực tế
để lấy dẫn chứng minh họa.
Thứ năm: Trên cơ sở những nghiên cứu nêu trên, luận văn sẽ đề xuất những biện
pháp và lộ trình phù hợp để xây dựng mơ hình tịa án chun trách về sở hữu trí tuệ
ở Việt Nam
9


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Mục đích cơ bản nhất của Luận văn là giúp tác giả hệ thống và củng cố lại vốn
kiến thức mình đã tiếp thu được, đồng thời, trên cơ sở những kinh nghiệm thực tiễn
đề xuất hồn thiện mơ hình tồ chun trách về SHTT tại Việt Nam. Vì vậy, luận

văn có một số ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn cụ thể như sau:
Về mặt lý luận: Những nghiên cứu về việc xây dựng toà án chuyên trách về sở
hữu trí tuệ cũng như một số mơ hình tịa án xét xử về sở hữu trí tuệ trên thế giới sẽ
góp phần làm phong phú thêm các tài liệu nghiên cứu chuyên sâu về sở hữu trí tuệ.
Về mặt thực tiễn: Tác giả hi vọng những nghiên cứu trong luận văn sẽ góp phần
thúc đẩy việc xây dựng và hồn thiện mơ hình tịa án chun trách tại Việt Nam, từ
đó giúp cho việc thực thi quyền SHTT bằng biện pháp dân sự tại Việt Nam diễn ra
hiệu quả hơn. Đồng thời, luận văn mong cịn có thể đóng góp như một nguồn tài
liệu tham khảo đối với khơng chỉ sinh viên mà cịn đối với những cán bộ, những
người đang hoạt động trong lĩnh vực SHTT, tư pháp nói chung.
7. Về kết cấu luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục ký
hiệu viết tắt, danh mục bảng biểu/sơ đồ và Mục lục, luận văn gồm có 3 chương, cụ
thể:
Chƣơng 1: Khái qt chung về mơ hình xét xử chun trách về sở hữu trí tuệ.
Chƣơng 2: Một số mơ hình xét xử chun trách về sở hữu trí tuệ điển hình trên thế
giới và thực tiễn áp dụng tại một số quốc gia.
Chƣơng 3: Thực tiễn giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ tại tịa án và đề xuất mơ
hình tồ án chun trách về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.

10


CHƢƠNG 1
KHÁI QT CHUNG VỀ MƠ HÌNH XÉT XỬ CHUN TRÁCH VỀ
SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Để theo kịp với sự phát triển và gia tăng không ngừng của các tài sản trí tuệ thì vấn
đề cải cách tư pháp để thích nghi với thực tiễn thực thi các quyền SHTT luôn cần
được quan tâm. Hơn nữa, xu thế chung của các quốc gia trên thế giới hiện nay liên
quan đến giải quyết các tranh chấp về quyền SHTT đó là áp dụng các biện pháp dân

sự để đảm bảo quyền và lợi ích cho các chủ thể quyền một cách hiệu quả nhất. Vì lý
do đó, để đảm bảo cho việc xét xử các tranh chấp về quyền SHTT diễn ra nhanh
chóng và hiệu quả, đồng thời cũng đáp ứng được nhu cầu phát triển, vận động
không ngừng của các tài sản trí tuệ thì các mơ hình xét xử chun trách về sở hữu
trí tuệ đã ra đời. Việc tìm hiểu về nguyên nhân hình thành, khái niệm và đặc điểm
cơ bản sẽ giúp hiểu rõ hơn về mơ hình xét xử chun trách này.
1.1.

Sự hình thành mơ hình xét xử chuyên trách về sở hữu trí tuệ

1.1.1. Các căn cứ hình thành mơ hình xét xử chun trách về sở hữu trí tuệ
Mơ hình xét xử chun trách về SHTT là một trong những mơ hình có lịch sử hình
thành muộn hơn so với các mơ hình xét xử chuyên trách còn lại, điều này được cho
là gắn với đặc thù đối tượng xét xử của mơ hình này là các tài sản trí tuệ, loại tài sản
có lịch sử hình thành muộn hơn so với các tài sản khác. Ngoài ra, mỗi quốc gia sẽ
chịu ảnh hưởng bởi các đặc điểm về hệ thống pháp luật, chính trị, kinh tế, xã hội và
các yếu tố khác dẫn đến sự hình thành mơ hình xét xử chun trách về SHTT tương
ứng cũng sẽ có một số sự khác biệt. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng dù tại bất
kỳ đâu cũng sẽ có một số những lý do căn bản dẫn đến sự thành lập của mơ hình xét
xử chuyên trách về SHTT, được phân tích cụ thể dưới đây:
1.1.1.1.

Nhằm đáp ứng quy định và cam kết trong các Thỏa thuận quốc tế International Agreement

Như đã nói ở trên, thực thi quyền SHTT vẫn luôn là vấn đề mà hầu hết các quốc gia
trên thế giới hiện nay đều đang quan tâm, đặc biệt là thực thi quyền SHTT bằng
biện pháp dân sự tại toà án. Đây sẽ là xu hướng chung trong tương lai giúp các quốc
11



gia có thể đáp ứng được các cam kết phải tuân thủ khi tham gia các Điều ước quốc
tế, Hiệp định, Công ước quốc tế song phương và đa phương (sau đây gọi chung là
các “Thỏa thuận quốc tế”). Việc xét xử tại toà án sẽ đảm bảo quyền và lợi ích cho
tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp (sau đây
gọi chung là “chủ thể quyền”) một cách hiệu quả, nhất là trong vấn đề yêu cầu bồi
thường thiệt hại. Một số các Thỏa thuận quốc tế về SHTT hiện nay có thể kể đến
như: Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới Thương mại của quyền sở hữu trí tuệ;
Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương; Cơng ước Berne về
bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học hay Công ước Paris về bảo hộ
quyền sở hữu công nghiệp…v.v. Để đáp ứng được nhu cầu đặc thù của SHTT trong
quá trình hội nhập quốc tế thì quy định yêu cầu các quốc gia thành viên phải đáp
ứng các cam kết về thực thi quyền SHTT là một trong những yêu cầu căn bản khi
tham gia vào các Thỏa thuận quốc tế nêu trên. Nói cách khác, việc gia nhập các
Thỏa thuận quốc tế là một trong những tiền đề để hình thành nên mơ hình xét xử
chun trách các tranh chấp về SHTT.
a.

Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới Thương mại của quyền sở hữu trí
tuệ (“Hiệp định TRIPS”)
Thực thi quyền SHTT là một trong những nội dung quan trọng của Hiệp định

TRIPS, vì vậy, các chế tài về thực thi quyền SHTT được quy định rất cụ thể và chi
tiết trong các điều khoản của Hiệp định TRIPS. Cụ thể, các “Điều từ 41 đến 50 yêu
cầu các thành viên WTO quy định đầy đủ các thủ tục và chế tài thực thi dân sự và
hành chính. Các Điều từ 51 đến 60 buộc các thành viên WTO quy định các thủ tục
kiểm soát biên giới cho phép áp dụng các thủ tục hải quan để ngăn chặn việc nhập
khẩu hàng hoá giả mạo nhãn hiệu và hàng sao chép lậu [5]. Điều 61 quy định về
các thủ tục về hình sự. Tính đến thời điểm hiện tại, các quy định của Hiệp định
TRIPS vẫn đang được áp dụng tại các quốc gia thành viên trong đó có Việt Nam.
Liên quan đến vấn đề thực thi quyền SHTT nói chung biện pháp dân sự nói riêng,

Hiệp định TRIPS tại Điều 41 khoản 1 như sau:

12


Các Thành viên phải bảo đảm rằng các thủ tục thực thi quyền nêu tại
Phần này phải được quy định trong luật quốc gia của mình để tạo khả
năng khiếu kiện có hiệu quả đối với mọi hành vi xâm phạm các loại
quyền sở hữu trí tuệ được đề cập trong Hiệp định này, trong đó có những
biện pháp chế tài khẩn cấp nhằm ngăn chặn các hành vi xâm phạm và
những biện pháp chế tài nhằm ngăn chặn không để các hành vi xâm
phạm tiếp diễn [19].
Như vậy, có thể thấy quy định về thực thi quyền SHTT là điều kiện bắt buộc
các quốc gia thành viên khi tham gia vào Hiệp định TRIPS phải cam kết tuân thủ,
ngoài tuân thủ các quy định theo Hiệp định TRIPS, các quốc gia thành viên còn
phải cam kết bảo đảm rằng các thủ tục liên quan đến thực thi quyền nêu trong Hiệp
định phải được nội luật hóa thành các quy định quốc gia để đảm bảo khả năng khiếu
kiện có hiệu quả đối với các hành vi xâm phạm quyền SHTT của chủ thể quyền.
Quy định này nhằm mục đích tạo hành lang pháp lý tại mỗi quốc gia, giúp cho việc
thực thi quyền SHTT của chủ thể được nhanh chóng và hiệu quả nhất. Khi nội luật
hóa các quy định của Hiệp định TRIPS, các quốc gia có thể điều chỉnh để phù hợp
với tình hình chính trị, kinh tế, pháp lý, xã hội tại mỗi quốc gia, từ đó, tính hiệu quả
của các quy định về thực thi quyền SHTT trong Hiệp định TRIPS sẽ được đảm bảo
tốt nhất. Một trong những quy định khác của Hiệp định TRIPS liên quan đến thực
thi quyền SHTT bằng biện pháp dân sự đó là quy định tại Điều 42 của hiệp định với
nội dung cụ thể như sau: “Các Thành viên phải quy định cho chủ thể quyền được
tham gia các thủ tục tố tụng dân sự liên quan đến việc thực thi bất kỳ loại quyền sở
hữu trí tuệ nào quy định trong Hiệp định này..” [19]. Quy định này bắt buộc các
quốc gia thành viên của Hiệp định phải cam kết cho các chủ thể quyền được tham
gia các thủ tục tố tụng dân sự, hay nói cách khác là quyền được khởi kiện tại toà án

liên quan đến việc thực thi quyền đối với bất kỳ loại tài sản trí tuệ nào như: nhãn
hiệu, kiểu dáng cơng nghiệp, sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp, bí mật kinh
doanh…v.v. Hơn thế nữa, các quốc gia thành viên còn phải đảm bảo cho các chủ
thể quyền khi tham gia vào thủ tục tố tụng dân sự tại toà án được các quyền sau:
13


Bị đơn phải có quyền được thơng báo bằng văn bản một cách kịp thời và
chi tiết, trong đó nêu cả căn cứ của các yêu cầu. Các bên phải được phép
có cố vấn pháp luật độc lập làm đại diện, và các thủ tục khơng được địi
hỏi q mức việc đương sự buộc phải có mặt tại tồ. Các bên tham gia tố
tụng phải có quyền biện minh cho u cầu của mình và có quyền đưa ra
mọi chứng cứ thích hợp. Thủ tục đó phải có phương tiện để nhận biết và
bảo hộ thơng tin bí mật, trừ khi điều này trái với các quy định của hiến
pháp hiện hành [19].
Có thể nói, quy định này đã nêu một số nguyên tắc xét xử tại toà án sở hữu
trí tuệ theo hướng tiến bộ nhất như: Bị đơn phải được thông báo bằng văn bản một
cách kịp thời và chi tiết, các bên phải được phép có cố vấn pháp luật độc lập làm đại
diện (quy định này rất hữu ích trong trường hợp các bên tham gia tố tụng không
nắm rõ được các quy định của pháp luật), điều này sẽ giúp đảm bảo nguyên tắc
công bằng cho các bên tại toà án, đặc biệt, quy định về bảo mật thơng tin và
khơng được địi hỏi q mức việc các đương sự có thể vắng mặt tại tồ là những
quy định mang tính chất tiến bộ mà hiện nay nhiều quốc gia thành viên vẫn chưa
đáp ứng được.
Tuy nhiên, Hiệp định TRIPS lại không quy định bắt buộc các quốc gia thành
viên phải cam kết thành lập hệ thống xét xử chuyên trách riêng biệt về sở hữu trí tuệ
như tại Điều 41 điểm 5 đã giải thích rõ ràng rằng: “Cần hiểu là Phần này khơng quy
định nghĩa vụ thiết lập một hệ thống tư pháp để thực thi các quyền sở hữu trí tuệ
tách biệt với hệ thống tư pháp để thực thi luật nói chung…” [19]. Đây là quy định
mở tạo điều kiện cho các quốc gia thành viên đặc biệt là các nước đang phát triển có

cơ hội cũng như thời gian để xây dựng các quy định về xét xử và thực thi quyền
SHTT của mình. Tóm lại, thực thi quyền SHTT thơng qua tồ án vẫn ln là một
trong những giải pháp quan trọng được ghi nhận trong Hiệp định TRIPS và đòi hỏi
các quốc gia thành viên phải tuân thủ các cam kết thực thi cũng như xây dựng cơ
chế phù hợp. Thực trạng Việt Nam hiện nay không hề xung đột với các quy định

14


nêu trên trong Hiệp định TRIPS, nhưng hoàn thiện hệ thống xét xử chuyên trách về
SHTT sẽ giúp cho hoạt động SHTT tại Việt Nam diễn ra thuận lợi hơn.
b.

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (“Hiệp định
CPTPP”)
Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (“Hiệp định

CPTPP”), là một hiệp định thương mại tự do (“FTA”) thế hệ mới, gồm 11 nước
thành viên là: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New
Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Hiệp định đã được ký kết ngày 08 tháng 3
năm 2018 tại thành phố San-ti-a-gơ, Chile và chính thức có hiệu lực từ ngày 30
tháng 12 năm 2018 đối với nhóm 6 nước đầu tiên hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp
định gồm Mexico, Nhật Bản, Singapore, New Zealand, Canada và Australia. Đối
với Việt Nam, Hiệp định có hiệu lực từ ngày 14 tháng 01 năm 2019.
Về cơ bản, các quy định có liên quan đến thực thi quyền SHTT tại Hiệp định
CPTPP kế thừa các quy định của Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương
(“Hiệp định TPP”) và đều tương thích với các quy định liên quan đến thực thi
quyền SHTT trong Hiệp định TRIPS, tại Điều 18.74.1 của Hiệp định CPTPP
chương 18 về Sở hữu trí tuệ đã quy định như sau: “Mỗi bên phải có sẵn cho chủ thể
quyền các thủ tục tố tụng dân sự liên quan tới hoạt động thực thi bất kỳ quyền sở

hữu trí tuệ nào đề cập trong Chương này” [20]. Quy định này về cơ bản không
khác biệt so với quy định tại Hiệp định TRIPS, quy định các bên phải cam kết bảo
đảm quyền được tham gia vào các thủ tục tố tụng dân sự liên quan đến vấn đề thực
thi bất kỳ quyền SHTT nào đã đề cập đến trong chương về SHTT. Nói cách khác,
các bên phải cam kết đảm bảo các quy định pháp lý cần thiết để chủ thể quyền có
thể tiến hành các thủ tục tố tụng dân sự tại cơ quan xét xử. Liên quan đến quy trình
xét xử các tranh chấp về SHTT, tại điều 18.71.4 của Hiệp định CPTPP cũng quy
định: “Mỗi bên bảo đảm rằng các thủ tục liên quan đến việc thực thi quyền sở hữu
trí tuệ phải cơng bằng và hợp lý. Các thủ tục này không được tốn kém hoặc phức
tạp không cần thiết, hoặc quy định những thời hạn bất hợp lý hoặc chậm trễ không

15


xác đáng” [20]. Quy định trên nhằm mục đích đảm bảo cho hoạt động xét xử diễn
ra một cách nhanh chóng, hiệu quả, thuận lợi cho các bên liên quan, và đặc biệt
tương thích với tính chất của các tranh chấp về SHTT địi hỏi phải nhanh chóng,
thuận tiện cho các bên. Tuy nhiên, tương tự như được quy định trong Hiệp định
TRIPS, nội dung của Hiệp định CPTPP cũng khơng u cầu các quốc gia thành viên
phải có nghĩa vụ: “về thiết lập một hệ thống tư pháp để thực thi quyền sở hữu trí tuệ
tách biệt với hệ thống thực thi luật pháp nói chung, hay ảnh hưởng tới năng lực của
mỗi Bên trong việc thực thi luật pháp nói chung…” [20]. Theo đó, các quốc gia thành
viên không bị yêu cầu xây dựng hệ thống xét xử chuyên trách về SHTT tách biệt ra
khỏi hệ thống tư pháp quốc gia nói chung. Ngồi những quy định trên, CPTPP cịn có
một điểm mới so với Hiệp định TRIPS đó là quy định cụ thể về yêu cầu bồi thường
thiệt hại khi giải quyết các tranh chấp về quyền SHTT tại toà án bao gồm:
3. Mỗi bên phải quy định rằng trong các thủ tục tố tụng dân sự, cơ quan
tư pháp của mình phải có thẩm quyền ít nhất là buộc cho người xâm
phạm trả cho chủ thể quyền khoản bồi thường thiệt hại thoả đáng để đền
bù cho tổn thất mà chủ thể quyền phải gánh chịu do hành vi xâm phạm

quyền sở hữu trí tuệ của người đó đối với người xâm phạm nào đã thực
hiện hành vi xâm phạm khi biết hoặc có cơ sở hợp lý để biết điều đó.
4. Khi xác định khoản bồi thường theo khoản 3, cơ quan tư pháp của mỗi
Bên phải có thẩm quyền xem xét, ngồi những thứ khác, bất kỳ cách tính
giá trị hợp pháp nào mà chủ thể quyền đưa ra, trong đó có thể bao gồm
lợi nhuận bị mất, giá trị của hàng hoá bị hoặc dịch vụ bị xâm phạm tính
theo giá thị trường, hoặc theo giá bán lẻ được đề xuất [20].
Quy định này nhằm đáp ứng mục đích căn bản của chủ thể khi khởi kiện tại tồ
án đó là nhằm ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền SHTT và yêu cầu mức bồi
thường thích đáng. Mức bồi thường thiệt hại phải tương xứng với hành vi xâm
phạm đồng thời cũng mang tính chất răn đe cho những hành vi tương tự trong
tương lai.

16


Ngoài những quy định trên, các nội dung về thực thi quyền SHTT trong Hiệp
định CPTPP cũng yêu cầu các quốc gia thành viên phải cam kết đảm bảo tính minh
bạch, công bằng khi tiến hành xét xử tại cơ quan tư pháp, quy định các biện pháp
khẩn cấp tạm thời có thể được áp dụng và cách áp dụng những biện pháp này. Tóm
lại, so với TRIPS, Hiệp định CPTPP quy định mang tính chất chi tiết hơn đặc biệt là
về luật nội dung liên quan đến quá trình thực thi quyền SHTT tại cơ quan tư pháp.
Mặc dù có sự khác biệt nêu trên, nhưng về cơ bản, việc thành lập nên cơ quan tư
pháp xét xử chuyên trách về SHTT vẫn là mục đích hướng tới của các quốc gia khi
tiến hành thực hiện những cam kết về thực thi quyền SHTT trong CPTPP.
Việc thành lập mô hình tồ án chun trách về SHTT ngồi việc đáp ứng các
thỏa thuận quốc tế đa phương còn đáp ứng các Hiệp định thương mai song phương
giữa các quốc gia. Điều này cũng áp dụng tương tự đối với Việt Nam, ngoài việc
đáp ứng các yêu cầu của Hiệp định TRIPS và CPTPP, việc Việt Nam thành lập mơ
hình tồ án chuyên trách về SHTT còn đáp ứng yêu cầu đối với các Hiệp định

thương mại song phương hoặc đa phương giữa Việt Nam và các quốc gia khác.
Nhằm mục đích phân tích chuyên sâu, tác giả đã lấy các quy định trong Hiệp định
Thương mại Việt Nam – Hoa Kyd (BTA) để phân tích lý do Việt Nam nên thành
lập toà án chuyên trách về SHTT tại Việt Nam.
c.

Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (“BTA”)
Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (Tên tiếng anh là The United

States - Vietnam Bilateral Trade Agreement, viết tắt là BTA) đã được ký kết ngày
13/7/2000, có hiệu lực kể từ ngày 10/12/2001, đánh dấu bước tiến lịch sử trong quá
trình quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ sau 5 năm bình thường hóa từ năm 1995. Hiệp
định BTA gồm có bốn phần chính, cụ thể là: Thương mại hàng hóa, sở hữu trí tuệ,
thương mại dịch vụ, phát triển các quan hệ đầu tư. Trong đó, các thỏa thuận về sở
hữu trí tuệ chiếm số lượng nhiều nhất và là phần quan trọng nhất trong hiệp định
này. Các quy định về thực thi quyền SHTT trong BTA được quy định rất rõ ràng và
chi tiết về quyền lợi cũng như các thủ tục cần thiết để giải quyết tranh chấp quyền

17


SHTT. Đặc biệt tại khoản 1 điều 12 đã đề cập đến quyền khởi kiện ra toà án để xem
xét giải quyết các tranh chấp dân sự tương tự như trong Hiệp định TRIPS, cụ thể là:
“…1. Mỗi Bên dành cho người có quyền được tham gia thủ tục tố tụng dân sự để
thực thi các quyền sở hữu trí tuệ thuộc phạm vi Hiệp định này…”[21]. Đối với một
quốc gia phát triển như Hoa Kỳ thì việc bảo hộ và thực thi quyền SHTT đóng một
vai trị vơ cùng quan trọng, trên cơ sở hợp tác với Việt Nam, các điều khoản liên
quan đến thực thi quyền SHTT luôn được Hoa Kỳ đặt ưu tiên lên hàng đầu, đặc biệt
là quyền khởi kiện dân sự các vụ tranh chấp về SHTT hay nói một cách khái quát
đó là quyền tham gia các thủ tục tố tụng dân sự để thực thi các quyền SHTT. Hơn

nữa, BTA cịn có các quy định nội dung cụ thể liên quan đến thủ tục tố tụng dân sự,
cụ thể như sau:
A. bị đơn có quyền được thơng báo bằng văn bản một cách kịp thời và
đầy đủ các chi tiết, kể cả cơ sở của các khiếu kiện. B. các bên tham gia
vụ kiện được phép được đại diện thông qua luật sư độc lập; C. các thủ
tục thực thi không được bao gồm việc áp đặt những yêu cầu quá mức về
việc bắt buộc đương sự có mặt; D. tất cả các bên tham gia vụ kiện được
quyền chứng minh yêu cầu của mình và đưa ra chứng cứ liên quan; và E.
các thủ tục phải bao gồm cả biện pháp để xác định và bảo vệ thơng tin bí
mật. [21].
Các quy định cụ thể về trình tự xét xử và một số nguyên tắc xét xử trên cơ sở
cụ thể hóa quy định của Hiệp định TRIPS, cam kết về tính bảo mật các thơng tin
trong q trình xét xử ln là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong quá trình xây
dựng các điều khoản của Hiệp định. Ngồi ra, BTA còn đề cập đến quyền cho các
bên được phép tham gia vụ kiện thông qua cố vấn hay luật sư độc lập, điều này sẽ
giúp đảm bảo tính cơng bằng cho các chủ thể quyền, nhất là đối với các tranh chấp
có chủ thể là người nước ngồi hoặc doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài. Liên hệ với
thực tiễn Việt Nam hiện nay, đã 12 năm kể từ khi Việt Nam gia nhập Hiệp định
TRIPS, gần 20 năm ký kết và thi hành BTA, và mới đây nhất là tham gia ký kết
CPTPP, Việt Nam đã và đang trong q trình thay đổi và hồn thiện các quy định cả
18


về luật nội dung lẫn hình thức để có thể đáp ứng các yêu cầu đã cam kết trong các
Thỏa thuận quốc tế đặc biệt là liên quan đến vấn đề thực thi quyền SHTT. Không
thể phủ nhận rằng, so với trước đây, vấn đề thực thi quyền SHTT tại Việt Nam đã
được cải thiện và quan tâm hơn rất nhiều, các thủ tục giải quyết tranh chấp về
SHTT tại toà án đang dần được hoàn thiện. Trên cơ sở đó, cần đưa ra lộ trình thích
hợp để xây dựng mơ hình xét xử chun trách về SHTT tại Việt Nam, từ đó đáp
ứng đầy đủ các cam kết thực thi đối với các Thỏa thuận quốc tế song phương và đa

phương mà Việt Nam đã tham gia.
1.1.1.2.

Khi các mô hình tồ án truyền thống khơng đáp ứng đủ các điều kiện
cần thiết để có thể xét xử các vụ việc tranh chấp quyền SHTT một cách
hiệu quả.

Điều này được thể hiện rõ ràng nhất trong các tranh chấp liên quan đến sáng
chế. Bản chất của sáng chế đó là “giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy
trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự
nhiên” [33]. Với bản chất như trên, quá trình giải quyết các tranh chấp liên quan
đến sáng chế đòi hỏi thẩm phán xét xử phải là người có kiến thức chuyên ngành
trong lĩnh vực này. Để giải quyết tình trạng này, mơ hình xét xử chuyên trách về
SHTT tại các quốc gia khác trên thế giới thường được yêu cầu có các cố vấn,
chuyên gia kỹ thuật – là những người có kiến thức chuyên môn trong các lĩnh vực
khoa học. Tại Việt Nam, trong trường hợp có tranh chấp xảy ra, Thẩm phán thường
sẽ tham vấn ý kiến Bộ Khoa học Công nghê, Cục Sở hữu trí tuệ, Cục bản quyền tác
giả hoặc một số trường hợp có thể tham vấn ý kiến của cả các Đại diện sở hữu trí
tuệ. Đây là các cơ quan nhà nước độc lập, không trực thuộc hệ thống tồ án, vì vậy,
thời gian tham vấn ý kiến và chờ các cơ quan này trả lời sẽ tùy thuộc vào quy định
riêng biệt của mỗi cơ quan. Điều này sẽ dẫn đến thời gian để thẩm phán có thể xem
xét, nghiên cứu hồ sơ vụ án sẽ bị kéo dài, các bên tranh chấp thường sẽ phải đợi kết
quả xét xử rất lâu và điều này cũng sẽ làm lỡ mất nhiều cơ hội kinh doanh. Chưa kể
đến, trong trường hợp có phán quyết cuối cùng liên quan đến q trình giải quyết
tranh chấp, các bên khơng đồng ý với phán quyết đưa ra sẽ tiến hành kháng án.

19


Điều này vơ hình chung càng kéo dài thời gian để xét xử một vụ việc tranh chấp

quyền SHTT thông thường, dẫn đến sự tồn đọng nhiều vụ việc chưa giải quyết.
Vì vậy, xây dựng mơ hình xét xử chun trách từ sơ thẩm đến phúc thẩm, kháng
cáo, khiếu nại cho đến cơ quan xét xử cuối cùng sẽ giúp tiết kiệm nhiều thời gian,
công sức. Hơn nữa, một mô hình xét xử chuyên trách về SHTT sẽ bao gồm đội ngũ
Thẩm phán là những người có cả kiến thức chuyên môn lẫn kinh nghiệm xét xử
trong lĩnh vực này, việc cân nhắc hồ sơ vụ án và đưa ra phán quyết cuối cùng sẽ
đảm bảo tính hiệu quả hơn rất nhiều so với một thẩm phán thông thường. Đây cũng
là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến xu hướng xét xử chuyên trách các
vụ việc tranh chấp về SHTT hiện nay trên thế giới cả những quốc gia phát triển lẫn
các quốc gia đang phát triển.
1.1.1.3.

Khi các quy định pháp luật hiện đang được áp dụng trong quá trình xét
xử khơng thể điều chỉnh được các vấn đề phát sinh trong thực tiễn.

Điều này diễn ra phổ biến đặc biệt là đối với những tranh chấp có tính chất
quốc tế, một trong những bên tranh chấp có quốc tích nước ngồi hay có trụ sở tại
nước ngồi. Đặc điểm của quyền SHTT đó là phạm vi bảo hộ trong lãnh thổ quốc
gia trừ ở một số nước (chủ yếu là những nước có hệ thống pháp luật dựa trên “thông
luật”, như Australia, Ấn Độ, vương quốc Anh và Hoa Kỳ), nhãn hiệu có thể được
bảo hộ thơng qua việc sử dụng. Vì vậy, sẽ phát sinh các tranh chấp trong trường hợp
quyền SHTT cho cùng một đối tượng được công nhận ở quốc gia này nhưng lại
không được công nhận ở quốc gia khác (trừ trường hợp nhãn hiệu được chứng minh
nổi tiếng). Những tranh chấp này thường mang tính chất xuyên quốc gia và việc
triệu tập đủ các bên liên quan cũng gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, như đã đề cập ở
phía trên, các quy định về cam kết bảo mật trong quá trình xét xử tại các mơ hình
xét xử truyền thống đối với các vụ án dân sự thường không được ưu tiên lên hàng
đầu, điều này được thể hiện rất rõ trong các tranh chấp về sáng chế, bí mật kinh
doanh, giải pháp hữu ích bởi bản chất của những đối tượng này đó là tính mới
khơng thể bộc lộ ra bên ngồi, tính bảo mật u cầu rất cao. Trong khi đó, trong quá

trình xét xử các chủ thể quyền được yêu cầu cung cấp đầy đủ các chứng cứ để
chứng minh quyền lợi của mình trước cơ quan xét xử, và việc chứng minh mình là
20


chủ thể của quyền là điều kiện bắt buộc. Lúc này, q trình xét xử sẽ gặp khó khăn,
đặc biệt bất lợi cho bên chủ thể quyền khi không thể bộc lộ một cách công khai các
chứng minh quyền SHTT của mình trước bên vi phạm. Đây cũng là một trong
những hạn chế lớn nhất của mơ hình xét xử các tranh chấp SHTT truyền thống bên
cạnh các vấn đề liên quan đến thủ tục tố tụng khác như thời gian tố tụng, chứng cứ
chứng minh…v.v. Xuất phát từ thực tiễn thực thi như vậy, lẽ tất yếu dĩ nhiên các
quốc gia sẽ tìm đến một giải pháp để có thể cân bằng quyền lợi giữa các bên tham
gia vào quá trình tố tụng nhưng đồng thời cũng đảm bảo quyền lợi của chủ thể
quyền. Lúc này, một mơ hình xét xử chuyên trách cho đối tượng là các tài sản trí
tuệ, các quyền SHTT ra đời, áp dụng những quy tắc đặc thù, xét xử những đối
tượng đặc thù. Với nhiều lợi ích có thể đem đến, mơ hình xét xử này nhanh chóng
được lan rộng và trở thành xu hướng được nhiều quốc gia hướng tới.
1.1.1.4.

Nhằm tạo môi trường kinh doanh và cạnh tranh lành mạnh, công
bằng.

Suy cho cùng, mục đích của việc bảo vệ các tài sản trí tuệ và các quyền
SHTT đó là nhằm mục đích tạo lợi thế kinh doanh trên thị trường, từ đó thúc đẩy sự
đầu tư và mở rộng phát triển kinh tế. Do đó, việc xây dựng mơ hình tồ án chuyên
trách về SHTT cũng gián tiếp nhằm mục đích tạo ra môi trường kinh doanh, cạnh
tranh lành mạnh và công bằng hơn giữa các doanh nghiệp, thương nhân với nhau.
Có thể hiểu một cách đơn giản, khi các hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh đối với
các tài sản trí tuệ trên thị trường diễn ra ngày càng nhiều dẫn đến thị trường ngày
càng thiếu tính minh bạch, các nhà đầu tư và nhà kinh doanh chân chính dễ dẫn đến

khả năng đầu tư và kinh doanh không hiệu quả, từ đó họ từ bỏ thị trường hoặc thu
hẹp hoạt động sản xuất, kinh doanh. Người tiêu dùng lại chưa thật sự tỉnh táo và
cảnh giác đối với các hàng hóa giả mạo, hàng nhái, hàng kém chất lượng tràn lan
trên thị trường. Điều này dẫn tới thực trạng, khi mua phải các sản phẩm, dịch vụ
khơng chính hãng, họ lầm tưởng đó là sản phẩm của doanh nghiệp, dẫn đến các
đánh giá khơng chính xác về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, điều
này dẫn đến việc các doanh nghiệp mất khách hàng, kinh doanh không hiệu quả.
Trong khi các biện pháp xử lý hành chính chỉ mang tính chất răn đe và khả năng tái
21


×