Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Dedap an Van 6 HKII 2012 2013 Tan Binh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.7 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO</b>
QUẬN TÂN BÌNH


<b> </b>

ĐỀ CHÍNH THỨC



<b>ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II</b>


<b>NĂM HỌC 2012-2013</b>


<b>MÔN NGỮ VĂN – LỚP 6</b>



Thời gian làm bài: 90 phút ( không kể thời gian phát đề)


<b>Câu 1</b>: ( 1 điểm)


a/ <i>Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt</i>
<i>tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tơi, tơi hồn</i>
<i>hảo đến thế kia ư? Tơi nhìn như thơi miên vào dịng chữ đề trên bức tranh: “ Anh</i>
<i>trai tơi”. Vậy mà dưới mắt tơi thì..</i>.


( Tạ Duy Anh – <i>Bức tranh của em gái tôi</i>)
Từ đoạn văn trên, em hãy cho biết tại sao nhân vật người anh khi đứng trước
bức tranh “ <i>Anh trai tôi</i> ” của em gái lại có tâm trạng xấu hổ?


b/ <i>Vụt qua mặt trận</i>
<i>Đạn bay vèo vèo</i>


<i>Thư đề “ Thượng khẩn”</i>
<i>Sợ chi hiểm nghèo?</i>


( Tố Hữu- <i>Lượm</i>)
Khổ thơ trên thể hiện phẩm chất gì của Lượm?



<b>Câu 2</b>: (1 điểm)


a/ Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong ví dụ sau? Gạch dưới từ ngữ thể
hiện biện pháp tu từ ấy.


<i>Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, quay</i>
<i>đầu chạy về lại Hòa Phước.</i>


(Võ Quảng- <i>Vượt thác</i>)
b/ Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu:


<i>Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng</i>
<i>cửa, vỡ ruộng, khai hoang.</i>


(Thép Mới- <i>Cây tre Việt Nam)</i>


<b>Câu 3: </b>(3 điểm)


Hãy viết một đoạn văn ngắn ( từ 6-8 câu) nêu cảm nghĩ về bạn bè của em.


<b>Câu 4: </b>(5 điểm)


Tả lại một nhân vật yêu thích trong truyện cổ dân gian theo trí tưởng tượng
của em.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN TÂN BÌNH</b>
<b>KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2012– 2013</b>


<b>HƯỚNG DẪN CHẤM</b>
<b>MÔN NGỮ VĂN LỚP 6</b>


<b>Câu 1</b>:


a/ Tại sao nhân vật người anh khi đứng trước bức tranh “ Anh trai tôi ” của
em gái lại có tâm trạng xấu hổ?


- Người anh có tâm trạng xấu hổ vì nhận ra những yếu kém của bản thân, tự
thấy mình khơng xứng đáng như những gì em gái vẽ. (0,5 điểm)


<i>b/ Phẩm chất của Lượm</i>: Dũng cảm (0,5 điểm)


<b>Câu 2</b>:


a/ Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong ví dụ sau? Gạch dưới từ ngữ thể
hiện biện pháp tu từ ấy.


<i>Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, quay</i>
<i>đầu chạy về lại Hòa Phước.</i>


(Võ Quảng- <i>Vượt thác</i>)
- Biện pháp nhân hóa (0,25 điểm): <i>thuyền vùng vằng</i>(0,25 điểm)
b/ Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu:


<i>Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng</i>
<i>cửa, vỡ ruộng, khai hoang.</i>


(Thép Mới- <i>Cây tre Việt Nam)</i>


<i><b>-</b></i> Chủ ngữ: <i>người dân cày Việt Nam</i>(0,25 điểm)


<i><b>-</b></i> Vị ngữ : <i>dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. </i>(0,25 điểm)



<b>Câu 3: </b>(3 điểm)


Hãy viết một đoạn văn ngắn ( từ 6-8 câu) nêu cảm nghĩ về bạn bè của em.
Học sinh viết được đoạn văn phát biểu cảm nghĩ đúng nội dung yêu cầu của
đề ( 2 điểm).


- Đoạn văn đúng số câu. (0,5 điểm). Nhiều hơn 1 câu không trừ điểm. Quá 2
câu trở lên trừ 0,25 điểm. Thiếu 1 câu trừ 0,25điểm.


- Bố cục rõ ràng. Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, văn có cảm xúc( 0,5 điểm)
- 2 lỗi chính tả, ngữ pháp (trừ 0,25điểm).


Tùy theo mức độ làm bài của học sinh, giám khảo xem xét cho điểm.


<b>Câu 4: </b>(5 điểm)


Tả lại một nhân vật em yêu thích trong truyện cổ dân gian theo trí tưởng
tượng của em.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Học sinh chọn được nhân vật yêu thích trong truyện cổ dân gian và tả được
nhân vật ấy theo trí tưởng tượng.


- Biết chọn lọc những đặc điểm tiêu biểu của nhân vật để tả. Bài làm thể hiện
trí tưởng tượng phong phú, sáng tạo, bộc lộ được tình cảm của người viết đối với
nhân vật.


- Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc.


- Biết liên kết giữa các đoạn văn. Ngơn ngữ trong sáng, giàu hình ảnh. Biết


sử dụng phép tu từ trong văn miêu tả.


- Bài làm phải đủ 3 phần:


* Mở bài: Giới thiệu nhân vật được tả.


* Thân bài: Tả nhân vật trong truyện cổ dân gian theo trí tưởng tượng.
* Kết bài: Nêu cảm nghĩ.


<b>B. Biểu điểm:</b>
<b>Điểm</b> <b>Nội dung</b>


5 Bài làm tốt. Đáp ứng được các yêu cầu trên. Chữ viết rõ đẹp.


4-4,5 Bài làm khá tốt. Miêu tả linh hoạt, sáng tạo phù hợp. Diễn đạt khá.
Bố cục rõ ràng. Từ ngữ chính xác, giàu hình ảnh. Biết sử dụng phép
tu từ. Chữ rõ sạch. Mắc từ 1-2 lỗi chính tả, lỗi từ ngữ và ngữ pháp.
3-3,5 Bài làm khá. Chọn lựa những đặc điểm cụ thể, tiêu biểu . Biết sử


dụng phép tu từ. Bố cục rõ ràng. Diễn đạt trôi chảy, từ dùng chính
xác. Chữ viết dễ đọc. Mắc khơng q 3 lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp.
2,5 Bài làm trung bình. Diễn đạt tương đối. Bố cục rõ. Mắc không quá


4 lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp.


2 Bài làm yếu. Diễn đạt lủng củng. Bố cục không rõ ràng. Mắc nhiều
lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp.


</div>

<!--links-->

×