Tải bản đầy đủ (.docx) (96 trang)

(Luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (602.8 KB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN
-------------------------------

TRẦN THỊ NGỌC CHÂU

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG
THƠN VIỆT NAM – CHI NHÁNH LONG AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số ngành: 8.34.02.01

Long An, tháng 12 năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN
--------------------------------

TRẦN THỊ NGỌC CHÂU

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG
THƠN VIỆT NAM – CHI NHÁNH LONG AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng


Mã số ngành: 8.34.02.01
Người hướng dẫn khoa học: TS. PHAN NGỌC TRUNG

Long An, tháng 12 năm 2019


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các
số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được cơng bố trong các tạp chí
khoa học và cơng trình nào khác.
Các thơng tin số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và được ghi chú rõ
ràng./.

Học viên thực hiện luận văn

Trần Thị Ngọc Châu


ii

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian làm việc hết sức nghiêm túc, tác giả đã hoàn thành luận văn
cao học ngành Tài chính - Ngân hàng với đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân
hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Long An”.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy (Cô) trường Đại học Kinh
Tế Công Nghiệp Long An đã tận tình giảng dạy, trang bị kiến thức nền tảng cho tác giả
trong quá trình học tập tại trường. Đồng thời, tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến

Thầy TS. Phan Ngọc Trung đã nhiệt tình hướng dẫn tạo mọi điều kiện, động viên và
giúp đỡ cho tơi trong cả q trình nghiên cứu này.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Long An đã tạo điều kiện, động viên, hỗ trợ tơi
rất nhiều để có thể hồn thiện luận văn này.
Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng do khả năng có hạn nên chắc chắn luận văn
này khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được
những ý kiến nhận xét, đánh giá của các Thầy/ Cô và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Học viên thực hiện luận văn

Trần Thị Ngọc Châu


iii

NỘI DUNG TĨM TẮT

Hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và Agribank nói riêng đang trong q
trình hồn thiện để phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và quan trọng hơn là để nâng
cao hiệu quả hoạt động và giảm thiểu rủi ro. Tại Agribank những năm gần đây nợ xấu
tuy đã giảm mạnh nhưng vẫn còn tiềm ẩn rủi ro. Việc nghiên cứu quản rị rủi ro tín
dụng và từ đó ìm ra các giải pháp nhằm tăng cường quản trị rủi ro tín dụng có ý nghĩa
lớn trong việc phát triển hoạt động ngân hàng, thúc đẩy quá trình đổi mới và phát triển
kinh tế. Đây là vấn đề lớn và phức tạp, là yêu cầu cấp bách trong quản lý kinh doanh
ngân hàng hiện nay. Trong phạm vi nghiên cứu hẹp của đề tài luận văn, giới hạn trong
phạm vi quản trị rủi ro tín dụng của Agribank chi nhánh Long An, luận văn đã tập
trung giải quyết các vấn đề chủ yếu:
-


Thứ nhất, tổng hợp những lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng tại các

NHTM hiện nay, nghiên cứu đã trình bày rõ những khái niệm, đặc điểm, phân loại,
nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng; các chỉ tiêu đo lường, đánh giá rủi ro tín dụng
cũng như các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng;
-

Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của Agribank chi

nhánh Long An trong giai đoạn 2016 - 2018, các nguyên nhân rủi ro tín dụng cũng như
các hạn chế còn tồn tại tại Agribank chi nhánh Long An;
-

Cuối cùng, đề ra những giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường khả năng quản trị

rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Long An để nâng cao hiệu quả tín dụng và mang
lại lợi nhuận cho Chi nhánh trong thời gian tới./.


iv

ABSTRACT

The Vietnamese banking system in general and Agribank in particular are in the
process of being finalized to conform to international standards and, more importantly,
to improve operational efficiency and minimize risks. At Agribank, in recent years,
bad debt has dropped sharply but still has potential risks. The study of credit risk
management and thereby finding solutions to enhance credit risk management is of
great significance in the development of banking activities, promoting innovation and

economic development. This is a big and complex issue, an urgent requirement in
managing banking business today. Within the narrow scope of the dissertation topic,
limited to the scope of credit risk management of Agribank Long An branch, the thesis
focused on solving the following major issues:
-

Firstly, summarizing the basic theories about credit risk management at current

commercial banks, the study has clearly presented the concepts, characteristics,
classifications and causes of credit risk; indicators of measuring and assessing credit
risks as well as measures to limit credit risks;
-

Secondly, analyze and assess the status of credit risk management of Agribank

Long An branch in the period of 2016 - 2018, the causes of credit risks as well as the
remaining limitations at Agribank Long branch An;
-

Finally, propose solutions and recommendations to enhance the ability of credit

risk management at Agribank Long An branch to improve credit efficiency and bring
profits to the Branch in the near future./.


v

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................................... .ii
NỘI DUNG TÓM TẮT......................................................................................................................... iii
ABSTRACT............................................................................................................................................. iv
MỤC LỤC.................................................................................................................................................. v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................................................. ix
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU............................................................................................................ x
DANH MỤC HÌNH VẼ........................................................................................................................ xi
PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................................................... 1
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI..................................................................................................... 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU............................................................................................................ 2
2.1. Mục tiêu chung........................................................................................................................ 2
2.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................................................ 2
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU............................................................................................................... 2
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU........................................................................................................ 2
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................................................................................... 2
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................................. 2
7. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN......................................................................................... 3
8. TỐNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU TRƯỚC.............................................................. 3
9. KẾT CẤU CỦA LUẬN.................................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1................................................................................................................................................ 5
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI......................................................................................................................................... 5
1.1. Cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại........................................................................... .5
1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại............................................................................... ..5
1.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại...................................................................... ..6


vi
1.1.3. Các hoạt động của ngân hàng thương mại............................................................... ..7
1.2. Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng của ngân hàng

thương mại.................................................................................................................................. ..10
1.2.1. Khái niệm về rủi ro tín dụng........................................................................................ ..10
1.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng................................................................................................ ..11
1.2.3. Nguyên nhân rủi ro tín dụng........................................................................................ ..12
1.2.4. Hậu quả của rủi ro tín dụng.......................................................................................... ..14
1.3. Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương
mại..................................................................................................................................................... .15
1.4. Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân
hàng thương mại........................................................................................................................ .17
1.5. Một số biện pháp quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân
hàng hiện nay............................................................................................................................... 20
1.5.1. Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý và hiệu quả................................................. 20
1.5.2. Thực hiện xếp hạng rủi ro tín dụng.............................................................................. 20
1.5.3. Thực hiện đầy đủ nguyên tắc đảm bảo tiền vay...................................................... 21
1.5.4. Trích lập quỹ dự phịng rủi ro tín dụng theo đúng quy định............................... 22
1.5.5. Quản trị rủi ro tính dụng theo Basel II........................................................................ 22
1.6. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng thương mại
trong tỉnh Long An và bài học kinh nghiệm rút ra cho ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Long An............23
1.6.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng thương mại trong
tỉnh Long An........................................................................................................................ .23
1.6.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Long An............................................................... .25
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.................................................................................................................... .26
CHƯƠNG 2............................................................................................................................................. .27
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NƠNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH LONG
AN................................................................................................................................................................ .27



vii
2.1. Giới thiệu chung về ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam – Chi nhánh Long An................................................................................................... .27
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển................................................................................ .27
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng từng bộ phận............................................................. .28
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh...................................................................................... .30
2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Long An.................................................................. .31
2.2.1. Thực trạng dư nợ tín dụng.............................................................................................. .31
2.2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng.............................................................................. .33
2.2.3. Quản trị rủi ro tín dụng qua các chỉ tiêu khác......................................................... .42
2.3. Đánh giá chung thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Long An......................49
2.3.1. Những kết quả đạt được.................................................................................................. .49
2.3.2. Những mặt còn hạn chế................................................................................................... .50
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế................................................................................. .52
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.................................................................................................................... .57
CHƯƠNG 3............................................................................................................................................. .58
GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH LONG
AN................................................................................................................................................................ .58
3.1. Định hướng phát triển của Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và mục

tiêu thực hiện đến 2025.............................................................................................................. .58
3.1.1. Định hướng phát triển...................................................................................................... .58
3.1.2. Mục tiêu thực hiện của Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi

nhánh Long An đến năm 2025...................................................................................... .60
3.2. Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Long An.................................................................. .60

3.2.1. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng.......................... .60
3.2.2. Khai thác có hiệu quả thơng tin trong hoạt động tín dụng................................. .62
3.2.3. Hồn thiện chính sách xếp hạng tín dụng nội bộ................................................... .63


viii
3.2.4. Tn thủ quy trình tín dụng một cách nghiêm túc................................................. .63
3.2.5. Nâng cao hiệu quả kiểm tra, kiểm soát nội bộ ngân hàng.................................. .65
3.2.6. Nâng cao năng lực, trình độ và đạo đức của cán bộ tín dụng............................66
3.3. Một số kiến nghị........................................................................................................................... .67
3.3.1. Đối với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam...............67
3.3.2. Đối với ngân hàng Nhà Nước Việt Nam - Chi nhánh Tỉnh Long An..............68
3.3.3. Đối với Ủy ban nhân dân Tỉnh Long An.................................................................. .69
3.4. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo........................................................................... .70
KẾT LUẬN............................................................................................................................................. .71
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................ .72


ix

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT
1

2

3
4
5

7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20


21
22
23
24


x

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Thứ tự
Bảng 2.1

Bảng 2.2


Bảng 2.3

Bảng 2.4

Bảng 2.5

Bảng 2.6

Bảng 2.7

Bảng 2.8

Bảng 2.9

Kết qu

An gia

Thực tr
nhánh

Nợ quá

giai đo

Nợ quá

Long A

Nợ quá


Long A

Nợ xấu

giai đo

Nợ xấu

An gia

Nợ xấu

giai đo

Nợ xấu

đoạn 2

Nợ xấu
Bảng 2.10

Long A

Tỷ lệ n
Bảng 2.11

nhánh

Số liệu

Bảng 2.12

chi nh

Vòng q


Bảng 2.13

giai đo

Hệ số t
Bảng 2.14

– 2018


xi

DANH MỤC HÌNH VẼ
Thứ tự
Hình 1.1

Các hoạt đ

Hình 1.2

Các nghiệ

Hình 2.1


Cơ cấu tổ

Hình 2.2

Hình 2.3

Hình 2.4

Hình 2.5

Hình 2.6

Hình 2.7

Thực trạng

2016 – 20

Hình vẽ th

giai đoạn 2

Hình vẽ th

nhánh Lon

Hình vẽ th
Agribank


Hình vẽ th

Long An g

Hình vẽ th

An giai đo


1

PHẦN MỞ ĐẦU

1.

SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, tín dụng là hoạt động kinh doanh phức

tạp nhất so với các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng thương mại, đem lại
nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. Đặc biệt đối với ngân hàng thương mại Việt
Nam, thu nhập của tín dụng chiếm từ 60-80% nguồn thu nhập của ngân hàng. Song
cũng chính trong hoạt động này, ngân hàng phải chấp nhận nhiều thách thức và rủi ro
nhất. Hậu quả của RRTD đối với các ngân hàng thương mại thường là rất lớn, hậu quả
của nó rất nặng nề, làm gia tăng chi phí, thu nhập từ thu lãi cho vay bị chậm hoặc bị
mất đi, cùng với sự thất thoát của vốn vay, làm ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản,
làm xấu đi tình hình tài chính và sẽ làm tổn hại đến uy tín, vị thế của các ngân hàng
thương mại.
Trong kinh doanh các NHTM khơng chỉ có mục tiêu lợi nhuận là duy nhất. Sự
rủi ro luôn xuất hiện bất ngờ đe dọa sự đổ vỡ trong kinh doanh từ đó tạo ra tổn thất tài
sản cho ngân hàng. Về bản chất, lợi nhuận ngân hàng lâu nay vẫn phụ thuộc rất lớn

vào nghiệp vụ tín dụng, tuy nhiện nghiệp vụ này lại là nghiệp vụ mang lại nhiều rủi ro
nhất trong hoạt động ngân hàng. Nếu cơng tác tín dụng khơng thực sự tốt, NHTM sẽ
phải trích quỹ thu nhập của mình để bù đắp cho những thất thốt từ nghiệp vụ này
mang lại. Do đó nếu làm tốt cơng tác quản trị rủi ro từ nghiệp vụ tín dụng, NHTM sẽ
bảo đảm được tài chính, cũng như đảm bảo được sự duy trì hoạt động của mình.
Nhiều chuyên gia cho rằng, gánh nặng lớn nhất của các ngân hàng thương mại
vẫn là chi phí dự phịng rủi ro. Chi phí dự phịng tăng đồng nghĩa với quy mơ lợi
nhuận tính thuế của các ngân hàng sẽ giảm xuống. Cụ thể tại Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thơn Việt Nam, tổng nguồn dự phịng rủi ro đạt gần 25.590 tỷ đồng
trong năm 2018, trong khi đó lợi nhuận trước thuế là 7.525 tỷ đồng. Có thể thấy chi
phí dự phịng mà Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cao gấp
2.65 lần so với lợi nhuận mà ngân hàng này thu được.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý rủi ro tín dụng, bản thân
hiện cũng đang cơng tác tại một NHTM, do đó tác giả chọn đề tài "Quản trị rủi ro tín


2
dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh
Long An" để thực hiện luận văn thạc sĩ.
2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài này là phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại
Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Long An.
Trên cơ sở đó, đề ra các giải pháp nhằm tăng cường khả năng quản trị RRTD tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Long An.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát

triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Long An.
Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường khả năng quản trị rủi ro tín dụng tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Long An.
3.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích cung cấp các bằng chứng thực

nghiệm để trả lời cho các câu hỏi sau đây:
Câu hỏi 1: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Long An
giai đoạn 2016 – 2018 ra sao? Những mặt đạt được và hạn chế tồn tại trong quản trị rủi
ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Long An? Nguyên nhân của những tồn tại?
Câu hỏi 2: Giải pháp nào để tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi
nhánh Long An trong thời gian tới?
4.

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại và

thực tế tại Agribank chi nhánh Long An.
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Không gian: Nghiên cứu đối tượng tại Agribank chi nhánh Long An.
Thời gian: Nghiên cứu đối tượng trong giai đoạn 2016 - 2018.
6.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong đề tải sử dụng phương pháp định tính, cụ thể bao gồm:

-


Phương pháp kế thừa lý luận cơ bản, thống kê mô tả tình hình thực tế, khảo sát

thực tế.


3

7.

-

Phương pháp thống kê phân tích, phân loại số liệu thực tế.

-

Phương pháp tổng hợp, đối chiếu để đánh giá kết quả.

-

Phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để đề xuất giải pháp hữu ích.
ĐĨNG GĨP MỚI CỦA LUẬN VĂN

Trên cơ sở kế thừa nền tảng lý luận và thực tiễn của nhiều nghiên cứu trước,
luận văn có những điểm mới khác biệt so với những nghiên cứu trước đây, cụ thể:
Đóng góp về phương diện khoa học: Trên cơ sở tổng hợp các cơ sở lý luận có
liên quan về hoạt động tín dụng và quản trị RRTD, liên hệ từ hoạt động thực tiễn tại
chi nhánh để tìm ra, kiểm sốt và phịng ngừa những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín
dụng ngân hàng, từ đó góp phần tạo cơ sở khoa học cho Agribank chi nhánh Long An
có những định hướng và quyết định trong quản lý RRTD mang lại hiệu quả cao, đảm
bảo an toàn, đồng thời cũng chú trọng nâng cao nhận thức của cán bộ tín dụng nhằm

mang lại lợi nhuận cao trong việc đóng góp cho ngân hàng.
Đóng góp về phương diện thực tiễn: Góp phần cho Agribank chi nhánh Long
An xác định những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động tín dụng, và ngun nhân để có
biện pháp quản lý RRTD tốt hơn nhằm tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank
chi nhánh Long An.
8.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU TRƯỚC
Đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về lĩnh vực quản trị rủi ro tín dụng trong

ngân hàng. Mỗi cơng trình và bài viết đều có những cách tiếp cận khác nhau trực tiếp,
hoặc gián tiếp về vấn đề rủi ro tín dụng. Dưới đây là một số cơng trình nghiên cứu mà
tác giả đã tham khảo được:
-

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh An (2014), Luận văn Thạc sĩ Kinh tế bảo

vệ tại Học viện Tài chính với đề tài: "Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại
Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam".
-

Nghiên cứu của tác giả Phan Hoàng Lâm (2015), Luận văn Thạc sĩ Kinh tế bảo

vệ tại Trường Đại học Tài chính – Maketing, TP. Hồ Chí Minh với đề tài: “Quản trị rủi
ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín”.
-

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thùy Nga (2016), Luận văn Thạc sĩ Kinh tế

bảo vệ tại Trường Đại học Kinh tế, TP. Hồ Chí Minh với đề tài: “Quản trị rủi ro tín

dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt”.


4
Nhìn chung, qua nghiên cứu 3 cơng trình nghiên cứu trước, tác giả kế thừa cơ
sở lý luận, tham khảo thực trạng và giải pháp. Từ đó tác giả đề xuất giải pháp thiết
thực và phù hợp với chi nhánh tỉnh Long An. Sự khác biệt trong nghiên cứu là về
không gian và thời gian. Mặt khác, đến nay (tháng 8/2019) tại Agribank chi nhánh
Long An chưa có ai nghiên cứu về đề tài này, do vậy nghiên cứu này là khơng trùng
lắp.
9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngồi phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Long An.
Chương 3: Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nơng
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.


5

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại
Luật các tổ chức tín dụng do Quốc hội Nước Cộng hồ Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam thơng qua ngày 16 tháng 06 năm 2010, tại Điều 4 có nêu: “Tổ chức tín dụng là
doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín

dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mơ và
quỹ tín dụng nhân dân”. “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực
hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định
của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”.
Như vậy, có thể hiểu NHTM là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực
tiền tệ với các hoạt động chủ yếu là nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ
thanh toán qua tài khoản và thực hiện các hoạt động kinh doanh khác theo quy định
pháp luật nhằm mục tiêu lợi nhuận.
1.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại
Hình 1.1. Các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
Các hoạt động kinh doanh cơ bản của NHTM

Chức năng trung gian tín dụng

- Vốn chủ sở hữu
-

Chức năng trung gian thanh toán

- Dịch vụ thanh toán và ngân
quỹ
- Bảo lãnh
- Kinh doanh ngoại tệ
- Ủy thác, đại lý
- Kinh doanh chứng khoán.

Tiền gửi giao dịch
Phát hành chứng khoán
Vay các NH khác
Hoạt động khác


Nguồn: Tổng hợp của tác giả


6
Chức năng trung gian tín dụng là chức năng quan trọng và cơ bản nhất của một
NHTM, chức năng này khơng những cho thấy bản chất của NHTM mà cịn cho thấy
nhiệm vụ chính yếu của NHTM. Trong chức năng này - NHTM đóng vai trị là người
trung gian đứng ra tập trung, huy động nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền
kinh tế (bao gồm tiền tiết kiệm của các tầng lớp dân cư, vốn bằng tiền của các đơn vị,
tổ chức kinh tế...) biến nó thành nguồn vốn tín dụng để cho vay (cấp tín dụng) đáp ứng
các nhu cầu vốn kinh doanh và vốn đầu tư cho các ngành kinh tế và nhu cầu vốn tiêu
dùng của xã hội. Thông qua chức năng này, nhờ nguồn vốn lớn và luân chuyển liên tục
sẽ góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.
Chức năng trung gian thanh toán và cung ứng phương tiện thanh tốn là chức
năng quan trọng, khơng những thể hiện khá rõ bản chất của NHTM mà còn cho thấy
tính chất “đặc biệt” trong hoạt động của NHTM. NHTM đứng ra làm trung gian để
thực hiện các khoản giao dịch thanh toán giữa các khách hàng, giữa người mua, người
bán... để hoàn tất các quan hệ kinh tế thương mại giữa họ với nhau. Thực hiện chức
năng trung gian thanh toán, NHTM trở thành người thủ quỹ và là trung tâm thanh toán
của xã hội. Nhờ thực hiện chức năng này, cho phép làm giảm bớt khối lượng tiền mặt
lưu hành, tăng khối lượng thanh toán chuyển khoản, làm giảm bớt chi phí cho xã hội
về in tiền, bảo quản, vận chuyển tiền tệ, tiết kiệm chiều chi phí về giao dịch thanh
tốn...Nhờ chức năng này mà hệ thống NHTM góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển
Tiền - Hàng, qua đó các mối quan hệ kinh tế - xã hội được thực hiện cả trên bình diện
quốc nội lẫn trên bình diện quốc tế. Điều này khơng những chắc chắn sẽ góp phần thúc
đẩy kinh tế- xã hội trong nước phát triển, mà còn thúc đẩy các quan hệ kinh tế thương
mại và tài chính tín dụng quốc tế phát triển.
Chức năng cung ứng dịch vụ và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan đó
là các dịch vụ mà chỉ có các ngân hàng với những ưu thế của nó mới có thể thực hiện

được một cách trọn vẹn và đầy đủ. Các dịch vụ gắn liền với hoạt động ngân hàng
không những cho phép NHTM thực hiện tốt yêu cầu của khách hàng mà cịn hỗ trợ
tích cực để NHTM thực hiện tốt hơn chức năng thứ nhất và thứ hai của NHTM. Một
số hoạt động cụ thể trong chức năng này có thể kể đến như các dịch vụ về ngân quỹ,
kiều hối, chuyển tiền nhanh, ủy thác, tư vấn đầu tư, ngân hàng điện tử (E-banking),…


7
Đây là ba chức năng cơ bản của một NHTM, giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ
chặt chẽ, vì vậy đòi hỏi sự định hướng hoạt động của một NHTM phải được xây dựng
theo cách trải đều trên tất cả các chức năng này nhưng vẫn phải đảm bảo được tính
đồng bộ. Nếu một NHTM hoạt động trên nền tảng quá chú trọng vào một chức năng
mà xem nhẹ các chức năng khác sẽ dẫn đến hệ quả là hoạt động của NHTM này sẽ
ngày càng trở nên đơn điệu, thiếu tính phối hợp và hiệu quả mang lại chắc chắn sẽ
không cao. Nếu các NHTM đều chú trọng tất cả các chức năng và nhiệm vụ của mình,
thì khơng những làm cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn, tỷ suất lợi nhuận cao
hơn, mà cịn có khả năng phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Phối
hợp hài hòa và coi trọng các chức năng này thì các NHTM sẽ có cơ hội đứng vững hơn
trong cuộc chạy đua trên thị trường.
1.1.3. Các hoạt động của ngân hàng thương mại
Hình 1.2. Các nghiệp vụ kinh doanh cơ bản của ngân hàng thương mại
Các nghiệp vụ kinh doanh của NHTM

Nghiệp vụ huy
động vốn

Nguồn vốn phát sinh
Nguồn vốn quản lý
và huy động
Nguồn vốn đi vay


Trả tiền gửi, tiền vay, chi
phí hoạt động kinh doanh

Lợi nhuận
trước thuế

Nghiệp vụ sử
dụng vốn

Cho vay
Chiết khấu
Đầu tư, liên doanh

Thu lãi tiền vay, tiền
đầu tư, liên doanh

Tổng chi phí

Nghiệp vụ trung gian,
dịch vụ ngân hàng

Dịch vụ trung gian
Dịch vụ kinh doanh
vàng bạc, ngoại tệ
Dịch vụ nhận ủy thác

Thu hoa hồng từ các dịch
vụ trung ian


Nghiệp vụ trung gian,
dịch vụ ngân hàng

Thuế thu nhập

Nguồn: Nguyễn Đăng Dờn, 2016


8
1.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động kinh doanh cơ bản và
thường xuyên của các NHTM vì hoạt động này tạo ra nguồn vốn chủ yếu cho NHTM.
NHTM được huy động vốn dưới những hình thức:
Nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá: Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền
của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi
tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu và các hình thức
nhận tiền gửi khác theo ngun tắc có hồn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền
theo thỏa thuận để huy động vốn trong nước và nước ngoài theo quy định của NHNN
Việt Nam và quy định của pháp luật.
Vay vốn của NHNN Việt Nam dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định của Luật
NHNN Việt Nam. Vay vốn của TCTD, tổ chức tài chính trong nước và nước ngồi
theo quy định của pháp luật.
1.1.3.2. Hoạt động cấp tín dụng
Hoạt động tín dụng cũng là một hoạt động cơ bản của NHTM, đồng thời đây
chính là hoạt động cung cấp một khối lượng vốn khổng lồ cho nền kinh tế. NHTM
được phép cấp tín dụng dưới những hình thức sau đây:
-

Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao


cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian
nhất định theo thỏa thuận với ngun tắc có hồn trả cả gốc và lãi.
-

Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác: Chiết

khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy địi các cơng cụ chuyển
nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán. Tái
chiết khấu là việc chiết khấu các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác đã được
chiết khấu trước khi đến hạn thanh tốn.
- Bảo lãnh ngân hàng: là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng
cam kết
với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay
cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa
vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hồn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa
thuận. Phát hành thẻ tín dụng là việc ngân hàng thực hiện cho vay thơng qua nghiệp vụ
phát hành thẻ tín dụng quốc tế.


9
- Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế: là hình thức cấp tín
dụng
cho bên bán hàng hoặc bên mua hàng thơng qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy
đòi các khoản phải thu hoặc các khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá,
cung ứng dịch vụ theo hợp đồng mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
- Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được NHNN Việt Nam chấp
thuận.
1.1.3.3. Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
-


Dịch vụ cung ứng các phương tiện thanh toán;

- Dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm; séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ
thu,
ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ;
-

Dịch vụ thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc;

-

Thực hiện dịch vụ thu hộ, chi hộ các các tổ chức và cá nhân;

-

Phát triển các sản phẩm ngân hàng điện tử;

-

Các sản phẩm khác như tư vấn tài chính, giữ hộ tài sản, thanh toán séc...

1.1.3.4. Các hoạt động khác
Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng; Mở tài khoản tiền gửi tại NHNN Việt
Nam; Mở tài khoản thanh toán tại TCTD khác; Mở tài khoản tiền gửi, tài khoản thanh
toán ở nước ngồi theo quy định của pháp luật về ngoại hối.
Góp vốn đầu tư, mua cổ phần của doanh nghiệp, TCTD khác từ nguồn vốn tự
có. Tham gia đấu thầu tín phiếu kho bạc, mua, bán công cụ chuyển nhượng, trái phiếu
chính phủ, tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN Việt Nam và các giấy tờ có giá khác
trên thị trường tiền tệ.
Kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối và sản phẩm phái sinh về tỷ giá, lãi

suất, tiền tệ và tài sản tài chính khác theo văn bản chấp thuận của NHNN Việt Nam và
quy định của pháp luật. Được quyền ủy thác, nhận ủy thác, đại lý trong lĩnh vực liên
quan đến hoạt động ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, quản lý tài sản theo quy định của
NHNN Việt Nam. Tổ chức và tham gia các hệ thống thanh toán: tổ chức thanh toán nội
bộ, tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia; tham gia hệ thống thanh
toán quốc tế.


Các hoạt động khác của NHTM: Dịch vụ quản lý tiền mặt, tư vấn ngân hàng, tài
chính; các dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an tồn; Tư vấn tài chính
doanh nghiệp, tư vấn mua, bán, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp và tư vấn đầu tư;


×