Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Logistics Phân tích các hoạt động logistics tại công ty SEDOVINA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 30 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ – MARKETING

BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài :

“PHÂN TÍCH CÁC HOẠT ĐỘNG LOGISTCIS
TẠI CƠNG TY TNHH SEDOVINA”

Mơn

: Quản trị Logistics

Giảng viên : NGUYỄN THỊ DƢỢC
Nhóm

: 08

Lớp

: LT22-FT001

TP.HCM, Tháng 10/2018


1
MỤC LỤC
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH SEDOVINA.... 2
1.1. Giới thiệu sơ lược về Công ty TNHH Sedovina : .................................................. 2
Quá trình hình thành và phát triển ................................................................................... 3


1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty: .................................................................... 5
1.3. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Công ty – Cơ cấu thị trường: .............................. 6
1.4. Cơ cấu tổ chức công ty: ......................................................................................... 9
1.5. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận của Công ty : ...................................... 11
CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC HOẠT ĐỘNG LOGISTCIS TẠI CÔNG TY
TNHH SEDOVINA ..................................................................................................... 15
2.1. Quản trị nguồn cung cứng ...................................................................................... 15
2.2. Quản trị dự trữ ........................................................................................................ 16
2.3. Quản trị vận tải ....................................................................................................... 16
2.4. Quản trị hệ thống kho bãi và đóng gói ................................................................... 17
Kiểm tra hàng hố xuất khẩu ..................................................................................... 18
Thành phẩm, kiểm tra và nhập kho ........................................................................... 19
2.5. Quản trị dịch vụ khách hàng ................................................................................... 21
2.6. Quản trị hệ thống thông tin ..................................................................................... 23
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN VIỆC TỔ
CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU TẠI CTY SEDO VINA .......... 24
3.1. Phân tích SWOT ..................................................................................................... 24
Strengths (Điểm mạnh).............................................................................................. 24
Weaknesses (Điểm yếu) ............................................................................................ 24
Opportunities (Cơ hội)............................................................................................... 25
Threats (Thách thức) ................................................................................................. 25
3.2. Nhận xét về quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại Công ty SEDOVINA .... 26
3.3. Các giải pháp, kiến nghị hồn thiện những tồn tại gây khó khăn cho cơng ty....... 27

Quản trị Logistics

Lớp : LT22FT001- Nhóm 8


2

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH SEDOVINA
Giới thiệu sơ lƣợc về Công ty TNHH Sedovina :

1.1.

Tên đầy đủ: CÔNG TY TNHH SEDOVINA
Tên tiếng anh: SEDOVINA CO.,LTD
Logo:

Địa chỉ: 176 Đường Dương Quảng Hàm, Phường 05, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí
Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (84) (028) 8954263
Fax: (84) (028) 8954262
Giấy chứng nhận đầu tƣ: số 411043000540 do Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hồ Chí
Minh cấp ngày 15 tháng 04 năm 2003. Đăng ký lần đầu ngày 02 tháng 04 năm 2008.
Đăng ký thay đổi lần thứ 3 ngày 23 tháng 09 năm 2014.
Vốn điều lệ : 65.250.472.500 VNĐ tương đương 4.065.000 USD.
Số tiền bằng chữ : Sáu mươi lăn tỷ hai trăm năm mươi triệu bốn trăm bảy mươi hai ngàn
năm trăm đồng Việt Nam tương đương Bốn triệu không trăm sáu mươi lăm ngàn Đơ la
Mỹ.


Hình thức sở hữu và lĩnh vực hoạt động :
 Công ty Trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nƣớc ngồi :
Cơng ty do nhà đầu tư nước ngồi (Hàn Quốc) thành lập để thực hiện hoạt động

đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Quản trị Logistics


Lớp : LT22FT001- Nhóm 8


3
Công ty chịu sự điều hành quản lý trực tiếp từ nhà đầu tư nước ngồi và có cách
thức quản lý khác với doanh nghiệp trong nước, đem đến hiệu quả kinh tế cao hơn.
Do cơng ty có 100% vốn nước ngồi nên được đầu tư cơng nghệ, vốn và nguồn
nhân lực tốt hơn.
 Lĩnh vực hoạt động, ngành nghề kinh doanh:
Công nghiệp may các loại : Sản xuất, gia công may lều, dụng cụ cắm trại, đồ chơi
(thú nhồi bông, búp bê, ...) túi xách và các sản phẩm dệt may khác . ( Mã ngành Kinh tế
Việt Nam : 13290 – 15120 )
Kinh doanh bất đông sản : Doanh nghiệp kinh doanh bất đông sản theo quy định
của Luật Kinh doanh Bất đông sản năm 2006 .

 Trong đó, may gia cơng xuất khẩu là hoạt động chính của Cơng ty.
Q trình hình thành và phát triển
Được thành lập vào năm 1998 : Khởi đầu là một doanh nghiệp liên doanh với tên
gọi là Công ty Sản xuất – Xuất nhập khẩu May mặc Kì Mỹ.
Năm 2003 : Cơng ty Sản xuất –Xuất nhập khẩu may mặc Kì Mỹ đã thực hiện
chuyển đổi thành Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Sedovina theo quyết
định của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh.

Hình 1.1: Hình ảnh Công ty TNHH Sedovina tại TP.HCM ( năm 2007)

Quản trị Logistics

Lớp : LT22FT001- Nhóm 8



4
Công ty quyết định mở rông quy mô sản xuất bằng cách mở thêm chi nhánh nhà
xưởng với tên gọi là Công ty TNHH Một thành viên Sedovina – Long Thành được đặt tại
xã An Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Hình 1.2: Hình ảnh Cơng ty TNHH SedoVina tại Đồng Nai.
Năm 2013 : Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của đối tác, công ty thuê thêm
mặt bằng và mở chi nhánh Công ty TNHH Một thành viên Sedo Vinako tại Thôn Đông
Yên, xã Duy Trinh, huyện Duy Xun, Quảng Nam.

Hình 1.3: Hình ảnh Cơng ty TNHH Sedo Vinako tại Đà Nẵng.
Nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao uy tín và vị thế của cơng ty,
Cơng ty TNHH Sedovina cũng như các chi nhánh đã tiến hành xây dựng hệ thống
quản lý, sản xuất theo theo tiêu chuẩn IWAY.

Quản trị Logistics

Lớp : LT22FT001- Nhóm 8


5
1.2.

Chức năng và nhiệm vụ của Công ty:

 Chức năng:
May gia công và xuất khẩu các thành phẩm trong lĩnh vực dệt may. Công ty nhận
đơn đặt hàng kèm theo các nguyên phụ liệu từ khách hàng nước ngoài để phân bố cho các
chi nhánh dựa vào tình hình sản xuất thực tế của từng nơi.
Công ty hiện đang được ủy nhiệm sản xuất các sản phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng

thế giới như : IKEA (Thụy Điển), Decathlon (Pháp), Walmart (Mỹ) để xuất sang các thị
trường Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, Dubai, Úc …
 Nhiệm vụ:
Nghiên cứu tổ chức, xây dựng quy trình kỹ thuật may, tổ chức tuyển dụng và đào
tạo đội ngũ công nhân lành nghề, từng bước nâng cấp đổi mới trang thiết bị lạc hậu, phát
huy các đề tài sáng kiến, cải tiến kỹ thuật sản xuất, nâng cao hơn nữahiệu quả sử dụng
máy móc thiết bị, tăng năng suất lao động nhằm mục đích tạo ra nhiều sản phẩm chất
lượng theo yêu cầu của khách hàng.
Đề ra các mục tiêu chất lượng để hỗ trợ các chính sách của cơng ty và cải tiến liên
tục. Hoạch định hệ thống quản lý chất lượng nhằm đảm bảo và chứng minh khả năng
công ty có thể cung cấp sản phẩm, đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.
Công ty xác định và quản lý môi trường là việc làm cần thiết để đạt được sự phù
hợp các yêu cầu sản phẩm.
Tổ chức và thực hiện cơng tác quản lý theo mơ hình: tăng trưởng bền vững, tin cậy
ở khách hàng, thăng tiến theo năng lực, tác phong cơng nghiệp và văn hóa cơng ty, thoải
mái làm việc trong môi trường nơi đây.

Quản trị Logistics

Lớp : LT22FT001- Nhóm 8


6
1.3.

Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Công ty – Cơ cấu thị trƣờng:

 Tình hình xuất khẩu theo mặt hàng:
Trong những năm qua, viêc kinh doanh của công ty đã đạt được một số kết quả
đáng khích lệ, khách hàng có xu hướng tăng lên. Cơng ty có khả năng tạo nguồn hàng với

khối lượng lớn và đang mở ra một hướng kinh doanh mới phù hợp với sự thay đổi của
nền kinh tế hiện tại.
Hình thức sản xuất hàng của Công ty chủ yếu là :
 CMT (Cut – Make – Trim) : Người mua cung cấp cho cơng ty tồn bộ đầu
vào để sản xuất sản phẩm bao gồm nguyên phụ liệu, vận chuyển, mẫu thiết kế và các yêu
cầu cụ thể. Công ty chỉ thực hiện việc cắt, may và hoàn thiện sản phẩm theo mẫu đã định.
 FOB chỉ định: Công ty sẽ thu mua nguyên liệu đầu vào từ một nhóm các nhà
cung cấp do người mua chỉ định. Phương thức xuất khẩu này địi hỏi cơng ty phải chịu
trách nhiệm về tài chính để thu mua và vận chuyển nguyên liệu.
Các nhóm hàng trên với nhiều chất liệu vải và phụ liệu, với tay nghề tốt,
khéo léo nên sản phẩm xuất khẩu ra đạt yêu cầu về mẫu mã cũng như chất lượng
của khách hàng đã đề ra.
Sau mỗi đợi xuất hàng, công ty đều tổ chức hạch toán kiểm tra việc thực
hiện nhiệm vụ ở các cơng đoạn xem có đúng, đầy đủ, chính xác khơng để kịp thời
phát hiện, bổ sung thiếu sót. Do vậy, hoạt động xuất khẩu hàng liên tục hồn thiện
và phát triển.

Quản trị Logistics

Lớp : LT22FT001- Nhóm 8


7

Biểu đồ 1.1: Tỷ trọng thị trường xuất khẩu các mặt hàng trong năm 2016
(Nguồn : P.XNK)


Nhìn chung, các mặt hàng công ty xuất khẩu trong năm 2016 chủ yếu là thị


trường EU, đặc biệt là thị trường nước Đức. Đây là thị trường truyền thống và chủ lực
của công ty. Bằng sự tranh thủ mọi nguồn vốn và sự hỗ trợ của các đối tác, công ty không
ngừng đầu tư đổi mới trang thiết bị, dây chuyền công nghệ, thay thế các thiết bị cũ, lạc
hậu, lắp đặt các thiết bị hiện đại. Chính vì vậy mà chất lượng sản phẩm được nâng cao,
sản phẩm đa phần đều thông qua bước kiểm tra chất lượng và đủ tiêu chuẩn do người
mua đề ra đáp ứng điều kiện xuất hàng. Đặc biệt đối với thị trường EU, một thị trường
đòi hỏi cao về mặt tiêu chuẩn cũng như chất lượng sản phẩm.
Đối với mặt hàng may, những năm trước kia có giá trị xuất khẩu rất lớn, do khi đó
chưa đòi hỏi kỹ thuật cao cấp và nhu cầu ở các nước bạn hàng rất lớn. Còn hiện nay, mặt
hàng may đòi hỏi kỹ thuật tiên tiến, chất lượng cao, trên thị trường lại có nhiều đối thủ
cạnh tranh gay gắt. Hiện nay, công ty đang tiếp tục củng cố, tiến tới nâng cao, hoàn thiện,
phát triển và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Bên cạnh những thành công đạt được, vẫn

Quản trị Logistics

Lớp : LT22FT001- Nhóm 8


8
còn một số hạn chế, tồn tại cần giải quyết. Tuy kim ngạch xuất khẩu hàng cao nhưng hình
thức xuất khẩu là hàng gia cơng, do đó hiệu quả về mặt kinh tế chưa cao (100% là gia
công xuất khẩu). So với các nước chuyên về gia công mặt hàng may (Trung Quốc, Thái
Lan, Indo..), chất lượng tay nghề công nhân tại cơng chưa được hồn chỉnh, đơi khi vẫn
cịn lỗi. Một trong những mục tiêu phấn đấu của công ty hiện nay là từng bước giảm sản
phẩm lỗi, nâng cao tay nghề cơng nhân để có được sản phẩm hồn chỉnh. Để thực hiện
được mục tiêu này, Cơng ty hướng ưu tiên đầu tư máy móc cũng như mở thêm các lớp
học nâng cao tay nghề cho công nhân sau giờ làm việc, cố gắng đạt đủ chỉ tiêu đề ra 96 98% sản phẩm hoàn chỉnh, đạt được tiêu chuẩn xuất khẩu.
Cho đến nay, công ty luôn duy trì độ tăng trưởng rất cao trong doanh thu qua từng
năm.


DOANH THU 3 THÁNG ĐẦU NĂM 2017
DOANH THU 3 THÁNG ĐẦU NĂM 2017
$90,000,000,000.00
$80,000,000,000.00
$70,000,000,000.00
$60,000,000,000.00
$50,000,000,000.00
$40,000,000,000.00
$30,000,000,000.00
$20,000,000,000.00
$10,000,000,000.00
$THÁNG 01/2017

THÁNG 02/2017

THÁNG 03/2017

Biểu đồ 1.2: Doanh thu 03 tháng đầu năm 2017 tại Công ty TNHH Sedovina
(Nguồn: P.Kế Toán)


Biểu đồ trên cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty trong 3

tháng đầu năm 2017. Điều này sơ bộ cho thấy cơng ty có hiệu suất khá tốt, tháng 2
là tháng Tết âm lịch nên doanh thu có sụt giả. Nhưng qua tháng 3, cơng ty đã nâng

Quản trị Logistics

Lớp : LT22FT001- Nhóm 8



9
cao doanh thu một cách đáng kể. Nhìn chung số liệu này hứa hẹn mang đến cho công ty 1
năm hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
1.4.

Cơ cấu tổ chức cơng ty:

 Cơng ty hiện nay bao gồm:
Văn phịng chính Công ty TNHH Sedovina :
Địa chỉ : 176 Đường Dương Quảng Hàm, Phường 05, Quận Gò Vấp, Tp HCM.
Chi nhánh Công ty TNHH Sedovina Long Thành :
Địa chỉ : Ấp 5, Xã An Phước, Huyện Long Thành, Đồng Nai.
Chi nhánh Công ty TNHH Sedo vinako :
Địa chỉ : Thôn Đông Yên, xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam.
Tổng giám
đốc

Phó tổng
giám đốc
Giám đốc kinh
doanh

Giám đốc sản
xuất

Sales 1 IKEA

Sales 2
Decathlon


Sales 3
Walmart

Sales 4 Oder

Phòng Kế
hoạch sản
xuất

Nhà xưởng 1

Nhà xưởng 2

Nhà xưởng 3

Phòng Nhân
sự

Phịng Kế
tốn

Phịng Xuất
nhập khẩu

Phịng Quản
lý chất lượng

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty (Nguồn : P. Nhân sự)


Quản trị Logistics

Lớp : LT22FT001- Nhóm 8


10

Quản trị Logistics

Lớp : LT22FT001- Nhóm 8


11
1.5.

Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận của Công ty :


Ban Tổng Giám Đốc: Tổng Giám Đốc và Phó Tổng Giám Đốc.

Tổng Giám Đốc điều hành mọi họat động sản xuất kinh doanh của Công ty đồng
thời trực tiếp phụ trách cơng tác tài chánh kế tốn và Tổ chức bộ máy, nhân sự.
Phó Tổng Giám Đốc với chức năng là người trợ giúp chính cho Tổng Giám Đốc,
được phân công phụ trách các lĩnh vực họat động như tổng giám đốc.
Mối quan hệ giữa Tổng Giám Đốc và Phó Tổng gần như khơng khác biệt lắm về
mặt trách nhiệm và nghĩa vụ đối với cơng ty, có trách nhiệm hỗ trợ hịan thành nhiệm vụ
chung. Q trình thực hiện nhiệm vụ, Ban tổng Giám Đốc phải chịu trách nhiệm về phần
việc của mình trước các đối tác và pháp luật tại Việt Nam.



Ban Giám Đốc: Giám Đốc Kinh doanh và Giám Đốc Sản xuất.

Giám Đốc trực tiếp điều hành mọi họat động sản xuất và kinh doanh của công ty.
Mối quan hệ giữa hai Giám Đốc là tương đương nhau về mặt trách nhiệm và nghĩa
vụ đối với từng bộ phận mà mình trực tiếp quản lý, có trách nhiệm hỗ trợ hịan thành
nhiệm vụ cơng việc và liên quan đến vấn đề hàng hóa. Q trình thực hiện nhiệm vụ,
Giám Đốc phải chịu trách nhiệm về phần việc của mình trước các đối tác và ban Tổng
giám đốc.
 Phòng Kế họach sản xuất: Tham mưu quản lý và phát triển năng lực sản xuất
trên tòan cơ sở, cải tiến cơng tác quản lý, bố trí kế họach sản xuất khoa học và hợp lý;
Tiếp nhận đơn hàng từ phịng kinh doanh và chuyển giao thơng tin, tiến độ sản xuất hàng
cho phòng Sales cũng như phòng Xuất nhập khẩu để nắm bắt được lịch trình sản xuất
hàng hóa. Bố trí, phân bổ kế họach, theo dõi tiến độ và điều phối sản xuất khi có sự cố
ảnh hưởng đến kế họach sản xuất đơn hàng; lập và thanh lý kế họach may hàng, quản lý
và điều phối máy móc thiết bị, tham mưu và đề xuất đầu tư thiết bị; quản lý và cân đối
nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất kịp thời theo đúng quy trình, đề xuất và thực hiện
đúng cơ chế phối hợp đã ban hành.

Quản trị Logistics

Lớp : LT22FT001- Nhóm 8


12
Q trình thực hiện nhiệm vụ, Phịng Kế hoạch sản xuất phải chịu trách nhiệm về
phần việc của mình trước Giám đốc sản xuất và các phòng ban liên quan.
 Phịng Kinh doanh: Thu thập, xử lý thơng tin kinh tế, thị trường, khách hàng và
tham mưu xây dựng, quảng bá, phát triển thương hiệu đồng thời tích cực tìm kiếm khách
hàng, đơn hàng và tổ chức thực hiện. Tổ chức nguồn cung ứng nguyên liệu, quản lý, giám
sát và bố trí lực lượng kỹ thuật kiểm tra chất lượng đơn hàng theo u cầu của Cơng ty.

Q trình thực hiện nhiệm vụ, Phòng Kinh doanh phải chịu trách nhiệm về phần
việc của mình trước đối tác, Giám đốc Kinh doanh và các phòng ban liên quan.
 Phòng Nhân sự: Hỗ trợ cho cấp trên giải quyết những vấn đề thuộc lĩnh vực nhân
sự trong công ty.Điều hành các hoạt động trong phịng của mình.Tương tác, hỗ trợ các
phịng, ban khác khi họ có yêu cầu hay khó khăn trong vấn đề nhân sự. Quản trị nguồn
nhân lực trong công ty, nhiệm vụ chính là: lập kế hoạch và tuyển dụng, đào tạo và phát
triển, duy trì và quản lý, cung cấp, truyền thông tin và dịch vụ nhân sự. Hoạch định
những chính sách phù hợp thu hút người tài cho công ty. Tổ chức hướng dẫn các nhân
viên mới hội nhập với công việc, xây dựng, quyết định chương trình đào tạo cho người
lao động tại doanh nghiệp.
Quá trình thực hiện nhiệm vụ, Phòng nhân sự phải chịu trách nhiệm về phần việc
của mình trước các Sở, Bộ Nhà nước, Ban Giám đốc và các phòng ban liên quan
 Phịng Kế tốn : Thực hiện đúng các chế độ về hạch tóan kế tóan, thống kê và các
chức năng khác do pháp luật quy định; Chịu trách nhiệm thu chi, theo dõi, thu hồi cơng
nợ, thanh tóan và báo cáo, phân tích tài chính định kỳ của Cơng ty.
Q trình thực hiện nhiệm vụ, Phịng Kế tốn phải chịu trách nhiệm về phần việc
của mình trước các ngân hàng, cơ quan Thuế, cơ quan hạch toán, kiểm toán và ban Tổng
giám đốc.
 Phòng Xuất nhập khẩu: Tổ chức thực hiện thủ tục XNK và giao nhận hàng hóa;
thống kê, báo cáo số liệu XNK từng mặt hàng (trị giá, số lượng) theo quy định; thanh
khỏan hợp đồng: thực hiện thanh lý hàng hóa XNK, thanh khỏan đơn hàng, hợp đồng, lập

Quản trị Logistics

Lớp : LT22FT001- Nhóm 8


13
hồ sơ khai thuế XNK, kiểm sóat định mức khai báo hải quan tương thích giữa định mức
nhập khẩu và định mức xuất khẩu….Đảm bảo đúng luật và không bị cưỡng chế hoặc bị

đưa vào diện quản lý rủi ro, phối hợp phòng Kế họach sản xuất và phòng Kinh doanh bố
trí kế họach nhập nguyên phụ liệu cũng như xuất hàng; phối hợp với các phịng nghiệp
vụ, xí nghiệp có liên quan để thực hiện theo quy trình phù hợp quy định của hải quan và
bộ tài chính; đề xuất và thực hiện đúng cơ chế phối hợp đã được ban hành.
Q trình thực hiện nhiệm vụ, Phịng Kế Xuất nhập khẩu phải chịu trách nhiệm về
phần việc của mình trước Cơ quan Hải quan, Thuế, Ban Giám đốc và các phòng ban liên
quan.
 Phòng Quản lý chất lƣợng: Xây dựng, tổ chức thực hiện và giám sát các hệ
thống chất lượng. Trách nhiệm xã hội của Công ty, chính sách chất lượng của khách
hàng, chính sách an ninh, mội trường và các tiêu chuẩn quốc tế khác (nếu có); đánh giá
nhà máy và hệ thống chất lượng, hệ thống trách nhiệm xã hội và các tiêu chuẩn quốc tế
khác theo định kỳ. Đánh giá nhà thầu phụ bên ngòai (theo quy chế); đào tạo các tiêu
chuẩn theo hệ thống cho các đơn vị trực thuộc; thống kê và báo cáo chất lượng sản phẩm
từ đầu vào đến đầu ra theo quy định của khách hàng; kiểm Final các xí nghiệp và làm
việc với khách hàng, kiểm Final trước khi xuất; Báo cáo kết quả việc thực hiện hệ thống
quản lý chất lượng sản phẩm của bộ phận QC-KCS và bộ phận kiểm nguyên phụ liệu đầu
vào của các xưởng
Q trình thực hiện nhiệm vụ, Phịng Quản lý chất lượng phải chịu trách nhiệm
vềphần việc của mình trước đối tác, Ban Giám đốc và các phòng ban liên quan.
 Các nhà xƣởng : Tổ chức sản xuất hợp lý, cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm chi phí và
nâng cao năng suất lao động nhằm thực hiện tốt quyết định khốn chi phí của Ban Giám
đốc và góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty, trực tiếp quản lý máy móc
thiết bị và bảo quản nhà xưởng, quản lý chất lượng sản phẩm, quản lý vật tư, nguyên phụ
liệu, phụ tùng thay thế phục vụ sản xuất. Thay mặt quản lý, bảo quản nguyên vật liệu tiết
kiệm và thành phẩm tồn kho. Quản lý và thực hiện tốt chính sách lao động, an ninh trật
tự, an tịan lao động và PCCC tại xí nghiệp.

Quản trị Logistics

Lớp : LT22FT001- Nhóm 8



14
Quá trình thực hiện nhiệm vụ, các nhà xưởng phải chịu trách nhiệm về phần việc
của mình trước Giám đốc sản xuất và các phòng ban liên quan.

Quản trị Logistics

Lớp : LT22FT001- Nhóm 8


15
CHƢƠNG 2:PHÂN TÍCH CÁC HOẠT ĐỘNG LOGISTCIS TẠI CƠNG TY
TNHH SEDOVINA
2.1. Quản trị nguồn cung cứng
2.1.1 Xác định nhu cầu vật tƣ:
Nhân viên phịng thu mua của cơng ty sẽ lên danh sách những máy móc, nguyên vật
liệu cần thiết từ các bộ phận, và tính tốn để dự báo nhu cầu máy móc, nguyên vật liệu
trong thời gian tới. Sau đó sẽ tổng hợp lại số lượng máy móc nguyên vật liệu cần thiết
bằng cách lấy tổng nhu cầu vật tư, trừ đi số lượng hàng còn tồn kho và phân loại ra theo
loại: nguyên phụ liệu nhập khẩu và nguyên phụ liệu trong nước.
2.1.2 Lựa chọn nhà cung cấp:
Vì đặc thù của cơng ty Sedo Vina là cơng ty gia công, nên đa số các nguyên vật liệu
đều được nhập khẩu từ cơng ty mẹ ở nước ngồi. Nhân viên thu mua của công ty Sedo
Vina sau khi xác định số lượng, chủng loại của các loại nguyên vật liệu cần nhập khẩu sẽ
gửi yêu cầu cho công ty mẹ ở nước ngoài và chuyển yêu cầu cho bộ phận xuất nhập khẩu
để theo dõi làm thủ tục nhập khẩu nguyên phụ liệu.
Đối với các nguyên vật liệu, máy móc khơng nhập từ cơng ty mẹ, nhân viên thu mua
của cơng ty sẽ tìm kiếm các nhà cung cấp có uy tín trong nước, u cầu báo giá và mẫu
để kiểm tra, đánh giá. Nếu hợp lý sẽ tiến hành đàm phán ký kết hợp đồng cung cấp

nguyên vật liệu và đặt hàng.
Bước tiếp theo sau khi đã kí hợp đồng với các nhà cung cấp là giai đoạn thử nghiệm
nhà cung cấp. Nếu nhà cung cấp đạt tiêu chuẩn, thì sẽ quyết định hợp tác lâu dài, cịn nhà
cung cấp nào khơng đạt u cầu thì sẽ tiến hành tìm kiếm nhà cung cấp khác để thay thế.
2.1.3 Nhập kho, bảo quản, cung cấp cho các bộ phận:
Sau khi thực hiện các bước cần thiết để thu mua nguyên vật liệu, hàng hóa được
giao tới kho của công ty, nhân viên thu mua chuyển hồ sơ cho bộ phận kho để tiến hành
nhập kho cho máy móc, nguyên vật liệu đồng thời lập phiếu nhập kho để quản lý số
lượng nguyên vật liệu, thông báo và cung cấp cho các bộ phận có nhu cầu và bảo quản
các máy móc nguyên vật liệu dự trữ, chưa sử dụng tới.

Quản trị Logistics

Lớp : LT22FT001- Nhóm 8


16
Với mỗi một lần lấy nguyên phụ liệu ra khỏi kho của bất kỳ phòng ban nào, nhân
viên thu mua sẽ cùng với nhân viên kho lập phiếu xuất kho, sau đó nhập dữ liệu lên hệ
thống để quản lý số lượng tồn kho cũng như tính tốn ngun vật liệu cần mua trong thời
gian tới.
2.2. Quản trị dự trữ
Hoạt động quản trị dự trữ là một bộ phận quan trọng của quản trị logistics. Nếu dự
trữ nguyên vật liệu, sản phẩm, hàng hóa…khơng đủ về số lượng, chủng loại hoặc khơng
đạt u cầu chất lượng, thì hoạt động kinh doanh, hoạt động logictics không thể diễn ra
liên tục, nhịp nhàng và tất nhiên khơng hiệu quả. Cịn ngược lại, nếu dự trữ quá nhiều sẽ
đẫn đến hiện tượng hàng hóa ứ động, vịng quay của vốn chậm, chi phí cho hoạt động
kinh doanh, hoạt động logistics tăng và cũng làm cho hoạt động không hiệu quả.
Bộ phận thu mua sẽ tính tốn số lượng, chủng loại các ngun vật liệu cần dự trữ để
đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty không bị gián đoạn.

Các nguyên vật liệu dự trữ được đặt khu vực riêng trong kho, chỉ khi nào sử dụng
hết nguyên vật liệu cần thiết mới dùng đến nguyên vật liệu dự trữ.
Nguyên vật liệu dữ trữ được kiểm tra định kỳ về chất lượng, số lượng để kịp thời bổ
sung, thay thế và đưa ra sử dụng, không lưu trữ nguyên vật liệu quá lâu, ảnh hưởng đến
chất lượng hàng hóa.
2.3. Quản trị vận tải
Lựa chọn điều kiện giao hàng
Việc lựa chọn điều kiện giao hàng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: nơi lấy hàng
(nước người bán), giá cả, khả năng làm thủ tục, giá cả, chính sách xuất khẩu (nước người
bán), loại hàng hóa... để có thể chủ động trong việc sắp xếp giao hàng an toàn, thuận lợi
và nhanh nhất cho Công ty.
Hiện tại công ty Sedo Vina chủ yếu nhập hàng theo phương thức CIF và xuất hàng
theo phương thức FOB, theo thỏa thuận giữa công ty Sedo Vina và cơng ty mẹ ở nước
ngồi.

Quản trị Logistics

Lớp : LT22FT001- Nhóm 8


17
Lựa chọn phƣơng tiện vận tải
Việc lựa chọn phương tiện vận tải cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại hàng
hóa, tính chất và trị giá hàng hóa, sự quan trọng (tính gấp gấp) của lơ hàng,…
Đối với mặt hàng hiện tại của công ty Sedo Vina, phương thức vận tải chủ yếu là
đường biển nguyên container, một số lơ hàng nhỏ lẻ, hàng mẫu thì thực hiện vận tải theo
phương thức hàng lẻ đường biển hoặc đường hàng khơng.
Vận chuyển nội địa
Là q trình vận chuyển từ kho công ty đến cảng xuất hàng.
Công ty sử dụng các nhà vận chuyển nội địa đã hợp tác lâu dài với cơng ty, có ghi

chú để đánh giá nhà vận chuyển, đề xuất thay thế nếu cần.
2.4. Quản trị hệ thống kho bãi và đóng gói
Trong bn bán quốc tế, khâu đóng gói và bao bì cẩn thận trong q trình vận
chuyển và bảo quản. Vì vậy địi hỏi cơng ty phải kiểm tra công đoạn này một cách kỹ
lưỡng phù hợp với tính chất hàng hóa, điều kiện vận chuyển, phù hợp quy định của bên
đối tác như tên sản phẩm, nơi sản xuất, các điều kiện bảo quản sản phẩm, sử dụng, mã số,
mã vạch.
Đóng gói hàng hóa (packaging) là hoạt động đóng gói, cho hàng hóa, sản phẩmvào
bao bì khi hiểu rõ đặc tính của loại hàng hóa cũng như điều kiện tự nhiên mà nó phải chịu

trong quá trình vận chuyển, vừa đảm bảo cho sự an tồn của hàng hóa nhưng vẫn đảm
bảo hiệu quả kinh tế cao nhất. Do bao bì tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm, do đó việc chọn

Quản trị Logistics

Lớp : LT22FT001- Nhóm 8


18
cách đóng gói, loại bao bì phù hợp với mặt hàng, mục đích sử dụng, phương tiện vận
chuyển, đối tượng khách hàng là rất quan trọng.
Công ty tuân thủ rất chặt chẽ những quy định về kiểm tra từng công đoạn đầu đến
khi ra thành phẩm, theo dõi tiến độ may hàng ngày và chất lượng sản phẩm trong quá
trình chế tạo và xem xét coi có đạt hiệu quả hay chưa. Vì thế, các sản phẩm của Cơng ty
đã tạo dựng được uy tín và vị thế trong khách hàng. Trong quá trình sản xuất và xứ lý phế
liệu Công ty luôn tuân theo quy định của Sở tài ngun và mơi trường.
Kiểm tra hàng hố xuất khẩu
Trước khi giao hàng, bộ phẩn sản xuất có nghĩa vụ phải kiểm tra hàng về phẩm
chất, số lượng, trọng lượng…Việc kiểm nghiệm, kiểm dịch được tiến hành ở hai cấp: ở
cơ sở và cửa khẩu. Trong đó, việc kiểm tra ở cơ sở đóng vai trị quyết định. Cịn kiểm tra

hàng hố ở cửa khẩu có tác dụng thẩm tra lại kết quả kiểm tra ở cơ sở.
Kiểm nghiệm hàng hóa xuất khẩu: Bao gồm việc kiểm tra số lượng, phẩm chất
hàng hóa xuất khẩu.
-

Ở cơ sở việc kiểm nghiệm do KCS kiểm nghiệm. Trong doanh nghiệp, bộ phận

KCS kiểm tra số lượng, chất lượng hàng, bộ phận này cùng với thủ trưởng sẽ chịu trách
nhiệm về việc kiểm tra này. Để dễ dàng quy trách nhiệm cho nhau lãnh đạo cần phân
công một cách cụ thể đến bộ phận KCS để dễ quy trách nhiệm trong trường hợp sai
phạm bằng cách ghi tên người kiểm tra lên bao bì hàng hóa.
-

Ở cửa khẩu trong nhiều trường hợp theo quy định nhà nước hoặc theo yêu cầu

của người mua, việc giám định đòi hỏi được thực hiện bởi một tổ chức giám định độc lập.
Ví dụ như: Vinacontrol, Foodcontrol, Davicontrol, Cơng ty giám định Sài Gòn (SIC),
OMIC (Oversea Merchandise Inspection Company) hoặc SGS (Socierty General
Supervision).

Quản trị Logistics

Lớp : LT22FT001- Nhóm 8


19
Thành phẩm, kiểm tra và nhập kho
Nếu hàng đạt yêu cầu và thơng số kỹ thuật và chất lượng thì xuất hàng. Ngược lại,
nếu chưa thì khách hàng yêu cầu nhà máy chỉnh sửa lại cho phù hợp. Khi chỉnh sửa xong
báo lại cho khách hàng đến kiểm tra và cuối cùng là nhập kho thành phẩm chờ xuất.

 Kho hàng là một tồn tại tất yếu khách quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp, đặc biệt là trong hoạt động logistics thì kho hàng càng đóng
vai trị quan trọng trong việc lưu trữ hàng hóa và tối ưu hóa dịng lưu chuyển hàng
hóa. Vì vậy, địa điểm xây kho hàng có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động
sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp.
 Hiện kho của công ty là kho riêng nằm trong khuôn viên công ty (kho thuộc quyền
sở hữu và sử dụng của riêng các doanh nghiệp để lưu trữ các sản phẩm của mình.)
 Loại kho này chuyên dùng để tập kết hàng hóa để đóng gói, trang bị đầy đủ các
phương tiện để đóng gói, xếp dỡ.
 Kho có khơng gian rộng để chứa nhiều loại hàng hóa, khơng gian thơng thống
cho việc các xe tải, xe container, xe nâng ra vào trong quá trình xếp dỡ.
 Hệ thống kho được xây dựng theo kiến trúc khép kín để bảo vệ hàng hóa tránh
khỏi mất mát, hao hụt.
 Ngồi ra thiết kế kho, chừa lối thốt hiểm thơng thống, có đầy đủ các trang thiết
bị phịng cháy chữa cháy.
Khách hàng thông báo lịch xuất hàng, đơn vị sản xuất cung cấp phiếu đóng gói (P/L, định
mức NVL, thơng số..) cho nhân viên phịng XNK của Cơng ty để lập bộ chứng từ xuất
khẩu.

Quản trị Logistics

Lớp : LT22FT001- Nhóm 8


20
 Phƣơng pháp nhập sau, xuất trƣớc LIFO (Last In, First Out).

Hiện nay công ty xuất hàng theo phương pháp LIFO, phương pháp này có nghĩalà
các hàng hố gần đây nhất được nhập vào kho sẽ được xuất ra đầu tiên. Các hàng hoá
mới được sử dụng trước, dùng ưu tiên hơn hàng hố cũ.

 Lợi ích của LIFO:
Những lợi ích chính của việc sử dụng phương pháp này là được kết nối với kế
tốn, vì các sản phẩm hàng hóa này docơng ty tự sản xuất. Sử dụng LIFO cho phép điều
chỉnh giá thành sản phẩm để phù hợp với chi phí gần đây nhất. Nếu những sản phẩm đó
được bán với giá xuất kho theo giá xuất kho của các sản phẩm sản xuất thời gian trước,
thì chi phí sản xuất ở mức thấp và lợi nhuận thu được ở mức cao. Vì vậy khi sử dụng
LIFO, sẽ có những thơng tin cập nhật hơn và chính xác hơn về doanh thu, chi phí và lợi
nhuận.
Điều này trực tiếp dẫn đến một lợi ích khác - thuế. Nếu cơng ty có báo cáo lợi
nhuận chính xác (do có thông tin chuẩn về giá thành sản xuất hiện tại), thì sẽ phải trả thuế
ít hơn. Và đó là một lợi thế mà chủ doanh nghiệp ln muốn có.
Cơng ty cũng sẽ ít bị ảnh hưởng bởi bất kỳ sự sụt giảm về giá thị trường đối với
các mặt hàng bạn sản xuất, bởi vì sản phẩm sẽ được bán với chi phí sản xuất được tính
tốn ở mức mới nhất. Vì vậy, bạn sẽ có ít rủi ro bị lỗ.

Quản trị Logistics

Lớp : LT22FT001- Nhóm 8


21
Khi nói đến LIFO và quản lý kho hàng, phương pháp này được thực sự chỉ được
sử dụng cho hàng hóa đồng nhất. Khi một hàng được nhập kho, nó được xếp trên các đợt
cũ và là lô đầu tiên được sử dụng. Phương pháp này cũng có ích khi cơng ty khơng có đủ
khơng gian trong kho để xoay lô - nếu không gian chật hẹp và các sản phẩm khơng có
thời hạn sử dụng.
2.5. Quản trị dịch vụ khách hàng
2.5.1. Các yếu tố trƣớc giao dịch:
 Xây dựng chính đội ngũ cơng nhân viên chun nghiệp
Cơng ty đào tạo các bộ cơng nhân viên có tay nghề và kiến thức, phục vụ cho việc

chăm sóc, tìm kiếm khách hàng, đáp ứng nhu cầu khách hàng, và sản xuất sản phẩm chất
lượng ngày từ những bước đầu tiên..
2.5.2. Các yếu tố trong giao dịch:
 Tình hình dự trữ hàng hóa:
Bộ phận kho chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi và cập nhật liên tục lượng hàng
hóa trong kho để thơng báo cho các bộ phận khác kịp thời tình hình thiếu hụt hàng hóa
nếu có. Trường hợp hàng dự trữ không đủ so với nhu cầu, công ty sẽ có kế hoạch tăng
giờ làm, tăng nhân viên tạm thời, điều phối công nhân viên giữ các bộ phận để đáp ứng
đủ số lượng sản phẩm yêu cầu.
 Thông tin về hàng hóa:
Chi tiết cụ thể từng sản phẩm ln được cập nhật trên website và gửi cho khách
hàng cũng như công ty mẹ thường xuyên thông qua phương thức gửi hình ảnh, gửi mẫu,
Catalogue. Bất kỳ thắc mắc nào không rõ của khách hàng, bộ phận sales và chăm sóc
khách hàng sẽ tư vấn tận tình.
 Tính ổn định của quá trình thực hiện đơn hàng:
Ngay khi nhận được đơn đặt hàng của khách hàng, bộ phận kinh doanh ngay lập
tức tiếp nhận, kiểm tra với bộ phận sản xuất về tiến độ sản xuất và kiểm tra với bộ phận
kho về tình hình dự trữ hàng hóa. Sau đó thơng báo ngày giao hàng phù hợp cho khách

Quản trị Logistics

Lớp : LT22FT001- Nhóm 8


22
hàng, nếu hết hàng dự trữ, bộ phận kinh doanh sẽ thông báo lên hệ thống để bộ phận sản
xuất xúc tiến sản xuất.
2.5.3. Các yếu tố sau giao dịch:
Theo Cơng ty và tập qn thương mại quốc tế thì sau khi giao hàng xong, người bán
vẫn chưa hết trách nhiệm với hàng hóa của mình chỉ khi hàng hóa giao lên tàu hoặc cho

người vận chuyển thì lúc đó người bán mới hết trách nhiệm của mình. Tùy theo điều kiện
giao hàng mà nghĩa vụ của người bán sẽ được quy định cụ thể. Vì vậy, quyền sở hữu
hàng hóa từ người bán chuyển sang người mua khi người mua chấp nhận hàng.
Giải quyết các than phiền, khiếu nại và khách hàng trả lại hàng:
Ban giám đốc hoặc bộ phận chăm sóc khách hàng, bộ phận kinh doanh và
thủ kho sẽ cùng nhau đưa ra các biện pháp để giải quyết phàn nàn của khách hàng
(nếu có).Trong trường hợp người mua khiếu nại người bán vì những lý do như
hàng hóa khơng đủ số lượng, chất lượng, chậm giao hàng, hoặc giao hàng thiếu
khơng đúng hợp đồng thì người bán cần xem xét hồ sơ khiếu nại của người mua có
đầy đủ, hợp lý, hợp pháp khơng, gửi khiếu nại đúng hay khơng, nên cần khẩn
trương thỏa thuận tìm biện pháp giải quyết nếu lỗi do mình gây ra. Nếu nhận hồ sơ
khiếu nại của người mua hoặc các bên có liên quan khác, người bán cần nghiêm
túc nghiên cứu kỹ hồ sơ, tìm ra phương hướng giải quyết thỏa đáng.
Trong trường hợp người mua vi phạm hợp đồng người bán có quyền khiếu
nại, hồ sơ gồm có: Đơn khiếu nại, nội dung đơn (tên, địa chỉ, cơ sở pháp lý của
việc khiếu nại, lý do khiếu nại, tổn hại đối phương gây ra cho mình, yêu cầu giải
quyết, …) và các chứng từ k m theo (hợp đồng ngoại thương, hóa đơn thương mại,
các thư từ, điện, fax,… giao dịch giữa hai bên).
 Như vậy, chỉ khi nào hết thời hạn khiếu nại của hợp đồng mà người mua khơng
khiếu nại gì thì cơng ty mới hồn tồn hết trách nhiệm. Trường hợp nếu có xảy ra
khiếu nại với khách hàng thì cơng ty sẽ có phương hướng đàm phán tìm cách giải

Quản trị Logistics

Lớp : LT22FT001- Nhóm 8


23
quyết vấn đề một cách ổn thỏa nhất tránh tình trạng hủy hợp đồng thì sẽ gây tổn thất cho
cơng ty.

2.6. Quản trị hệ thống thông tin
Để quản trị hệ thống thơng tin một cách hiện quả địi hỏi mỗi cơng ty phải có một
hệ thống thơng tin đồng nhất và phù hợp với môi trường làm việc. Ở đây cơng ty chọn
chương trình Outlook Express làm phương tiện trong giao dịch điện tử.Vì nó là chương
trình dễ dàng sử dụng, chi phí lại thấp. Cơng ty chỉ cần có các thành phần cơ bản như:
máy vi tính, chương trình Outlook Express và kết nối mạng Internet là có thể gửi và nhận
thư một cách an tồn và nhanh chóng với khách hàng, đối tác, và trong nội bộ công ty.
Đơn đặt hàng từ khách hàng được gửi đến phòng kinh doanh thơng qua email làm
việc giữa phịng kinh doanh và khách hàng. Các thông tin chi tiết về đơn đặt hàng này sẽ
được nhân viên kinh doanh cập nhập vào phần mềm MS. Excel của phòng kinh doanh để
theo dõi và quản lý thông tin về đơn hàng. Sau đó phịng kinh doanh gửi email trong đó
có các thơng tin về đơn đặt hàng đến phòng mua hàng để phòng mua hàng kiểm tra lại
lượng hàng tồn kho và sắp xếp việc đặt mua hàng nếu trong kho không có đủ lượng hàng
như u cầu.
Ngồi ra cơng ty cịn sử dụng một số phần mềm của nhà nước như “Phần mềm Kế
toán”, “Phần mềm Hải Quan điện tử VNACCS/VCIS” , “Chữ ký số Smart Sign”.

Quản trị Logistics

Lớp : LT22FT001- Nhóm 8


24
CHƢƠNG 3:THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN VIỆC TỔ
CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU TẠI CTY SEDO VINA
3.1. Phân tích SWOT
Strengths (Điểm mạnh)
 Thị trường:
-


Quy mơ lớn mạnh: Cơng ty TNHH Sedovina gồm 1 Cơng ty chính và 2 chi
nhánh.

-

Có chỗ đứng trên thị trường may gia cơng, thương hiệu uy tín, hình ảnh tốt,

 Sản phẩm, dịch vụ:
Sản phẩm chủ lực là may gia công hàng xuất khẩu.
Sản phẩm chất lượng tốt, đa dạng, phù hợp với yêu cầu khách hàng đề ra. Thế mạnh
của Công ty là các chủng loại hàng như lều, bạt, hộp vải, túi vải…Ngồi ra, Garmex
Saigon có thể sản xuất những mặt hàng phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật cao: thuyền phao, đồ
chơi trẻ em bằng vải…
Chăm sóc KH tốt: Cơng ty quan tâm đến việc bảo vệ thương hiệu không kinh doanh
nội địa, đảm bảo bí mật mẫu mã cũng như tạo những dịch vụ chăm sóc tốt nhất cho khách
hàng.
 Nguồn nhân lực: Nhân viên được công ty đào tạo để có thể ứng dụng trang thiết bị
mới vào sản xuất.
 Kênh phân phối: So với các doanh nghiệp trong ngành Dệt may, hoạt động kinh
doanh của Sedovina có một số lợi thế với kênh phân phối là thị trường trung cao
cấp và đã đươc uỷ quyền sản xuất sản phẩm có thương hiệu tiêu biểu là: Ikea,
Decathlon,Walmartk… để xuất khẩu sang các nước Nhật, Mỹ, Châu Âu…
Weaknesses (Điểm yếu)
 Nguồn nhân lực: Lao động chủ yếu là phổ thơng. Lao động có tay nghề cao, giàu
kinh nghiệm cịn chiếm tỷ lệ nhỏ.

Quản trị Logistics

Lớp : LT22FT001- Nhóm 8



×