Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa tại thành phố biên hòa, tỉnh đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.15 MB, 103 trang )

NGUYỄN VIỆT HÀ

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



NGUYỄN VIỆT HÀ
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ
SỬ DỤNG ĐẤTNGHĨA TRANG, NGHĨA ĐỊA TẠI
THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành: Quản lý đất đai


HUẾ - 2018

HUẾ - 2018

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN VIỆT HÀ

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ


SỬ DỤNG ĐẤTNGHĨA TRANG, NGHĨA ĐỊA TẠI
THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 8850103

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. HỒ KIỆT

HUẾ - 2018

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


i

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.Các số liệu trong luận văn được sử
dụng trung thực, nguồn trích dẫn có chú thích rõ ràng, minh bạch, có tính kế
thừa, phát triển từ các tài liệu, tạp chí, các cơng trình nghiên cứu đã được cơng
bố, các website.
Tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi.

Huế, ngày 20 tháng 8 năm 2018
Tác giả


Nguyễn Việt Hà

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này, ngồi sự nỗ lực của bản thân, tơi
xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo trường Đại học Nông Lâm Huế và Khoa
Tài nguyên đất & Môi trường nông nghiệp; Phịng Đào tạo Sau đại học đã tận
tình truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tôi trong suốt thời gian học tập và viết Luận văn tốt nghiệp.
Đặc biệt, xin chân thành cảm ơn thầy giáo, PGS.TS. Hồ Kiệt, người
hướng dẫn khoa học nhiệt tình, chu đáo đã giúp đỡ tơi rất nhiều để hồn thành
Luận văn này.
Xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây
dựng, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai, cán bộ địa chính các
phường, xã và nhân dân trên địa bàn nghiên cứu đã tận tình giúp đỡ tơi trong
q trình thu thập số liệu.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến gia đình, bạn bè cùng
tồn thể các học viên lớp QLĐĐK22G đã động viên và giúp đỡ tơi hồn thành
luận văn này.

Huế, ngày 20 tháng 8 năm 2018
Tác giả

Nguyễn Việt Hà


PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


iii

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu: “Đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất nghĩa
trang, nghĩa địa tại thành phố Biên Hịa, tỉnh Đồng Nai”.
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm đánh giá thực trạng quản lý và sử
dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn thành phố Biên Hịa, tỉnh Đồng Nai,
từ đó đề xuất một số biện pháp quản lý, sử dụng và di dời đất nghĩa trang, nghĩa
địa một cách hợp lý, đảm bảo cảnh quan đô thị và phát triển bền vững môi
trường.
Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp thu
thập tài liệu, số liệu sơ cấp; Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp;
Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, xử lý số liệu; Phương pháp sử dụng
bản đồ.
Đề tài nghiên cứu 04 nội dung chính sau:
- Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố
Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
- Đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên
địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
- Quy hoạch và định hướng sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn
thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý, sử dụng và di dời đất nghĩa trang,
nghĩa địa một cách hợp lý.
Kết quả nghiên cứu cho thấy UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành Quyết
định phê duyệt địa điểm quy hoạch nghĩa trang tỉnh Đồng Nai đến năm 2020,
định hướng đến năm 2050, trong đó có quy định mức sử dụng đất đối với một

phần mộ. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, phổ biến và việc triển khai thực hiện
trên địa bàn thành phố Biên Hòa chưa được quan tâm nên kết quả đạt được chưa
cao; tại một số phường, xã còn chưa coi trọng việc quản lý quỹ đất dành cho
nghĩa trang, nghĩa địa dẫn đến tình trạng sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa
không đúng kế hoạch sử dụng đất được duyệt; Các nghĩa trang nhân dân chủ yếu
hình thành tự phát, khơng có quy hoạch chi tiết, khơng có tường bao quanh bảo
vệ, khơng có nhà quản trang, tuyết thốt nước, khơng có quy định tối thiểu về
diện tích đất của mỗi phần mộ nên cịn tình trạng gây lãng phí đất; Các nghĩa
trang giáo dân đều được quy hoạch trên diện tích đất của tơn giáo và có người
quản lý, có quy định về hướng mộ, kích thước các mộ. Tuy nhiên, các nghĩa
trang này thường nằm gần các khu dân cư và gây ô nhiễm môi trường khu vực;

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


iv

Tình hình quản lý các nghĩa trang tại các phường, xã trên địa bàn thành phố cịn
gặp nhiều khó khăn đặc biệt trong việc di dời những nghĩa trang nằm sát khu
dân cư gây ô nhiễm môi trường khu vực. Ngun nhân của tình trạng này là do
tập qn chơn cất 01 lần không cải táng của người dân địa phương. Thêm vào
đó, trên địa bàn các phường, xã cịn khá nhiều các nghĩa trang của các giáo dân,
họ có quy định và phần đất riêng nên cũng mang lại khó khăn trong việc di dời
và các nghĩa trang chung có quy hoạch.
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài: “Đánh giá thực trạng quản lý và sử
dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai”. Tác
giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm tăng tường công tác quản lý và sử dụng
đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
- UBND thành phố Biên Hòa cần tập trung lập kế hoạch, xây dựng
phương án xử lý và di dời hệ thống nghĩa trang nhỏ lẻ đã dừng sử dụng tại các

phường, xã trên địa bàn thành phố dựa trên lộ trình và định hướng đã được phê
duyệt tại quy hoạch địa điểm nghĩa trang của tỉnh Đồng Nai đã được UBND tỉnh
phê duyệt.
- Cần bổ sung các quy hoạch chi tiết, kế hoạch cụ thể về việc di dời, giải
tỏa mồ mả trên địa bàn thành phố để việc di dời đảm bảo hiệu quả. Trên cơ sở
quy hoạch đã được phê duyệt, phải tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất
NTD.
- Thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện công
tác quản lý, sử dụng, quy hoạch nghĩa trang trên địa bàn các phường và kiểm tra
tiến độ thực hiện, chất lượng của các dự án quy hoạch về nghĩa trang, nghĩa địa
trên địa bàn thành phố.
- Triển khai thực hiện nghiêm các chế tài xử lý đối với các trường hợp tự
ý chôn cất trái phép trên địa bàn. Thực hiện tốt việc công khai quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất và cắm biển cấm chôn cất tại các khu vực có quy hoạch các
dự án khác để người dân biết, nghiêm túc chấp hành.
- Thống kê, kiểm kê xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất nghĩa trang,
nghĩa địa trên địa bàn thành phố, tiến tới xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng
đất nghĩa trang, nghĩa địa tập trung và liên vùng giữa các phường, xã trên địa
bàn thành phố.
Đồng thời, kiến nghị các nhà quản lý tiếp tục nghiên cứu và bổ sung cho
phù hợp với tình hình thực tế của thành phố Biên Hịa, tỉnh Đồng Nai để đảm
bảo cho việc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa được hiệu quả trong
thời gian tới.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


v

MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... i
LỜI CÁM ƠN .................................................................................................... ii
TÓM TẮT ......................................................................................................... iii
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
DANH MỤC VIẾT TẮT................................................................................. viii
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... ix
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ...................................................................... x
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................ 1
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI.............................................................................. 2
2.1. Mục tiêu tổng quát....................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 2
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ..................................................... 2
3.1. Ý nghĩa khoa học......................................................................................... 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................................... 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................ 4
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................ 4
1.1.1. Khái quát về đất đai và quản lý đất đai ..................................................... 4
1.1.2. Các loại hình nghĩa trang đơ thị đang sử dụng ở Việt Nam ....................... 6
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................ 8
1.2.1. Khái quát tình hình quản lý và sử dụng đất nghĩa trang đô thị tại Việt Nam ...... 8
1.2.2. Một số tiêu chí quy định cụ thể trong quản lý và quy hoạch nghĩa trang đơ
thị ..................................................................................................................... 11
1.2.3. Khái qt tình hình quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa tại đô thị
Việt Nam .......................................................................................................... 19
1.2.4. Tổng quan về hệ thống nghĩa trang trên toàn tỉnh ................................... 22

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



vi

1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ........................ 23
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNGVÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................. 27
2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................... 27
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 27
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 27
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...................................................................... 27
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................. 28
2.3.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu .................................................... 28
2.3.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, xử lý số liệu ....................... 28
2.3.3. Phương pháp sử dụng bản đồ .................................................................. 29
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 30
3.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ÐỒNG NAI....................................... 30
3.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................. 30
3.1.2. Địa hình, địa mạo ................................................................................... 31
3.1.3. Khí hậu ................................................................................................... 32
3.1.4. Thủy văn ................................................................................................ 32
3.1.5. Thực trạng mơi trường ............................................................................ 32
3.1.6. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ........................................................ 33
3.1.7. Tình hình quản lý và sử dụng đất của thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng
Nai ................................................................................................................... 38
3.1.8. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Biên
Hòa .................................................................................................................. 50
3.2. ÐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NGHĨA
TRANG, NGHĨA ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH
ÐỒNG NAI ...................................................................................................... 52

3.2.1. Hiện trạng đất nghĩa trang, nghĩa địa của thành phố Biên Hòa................ 52

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


vii

3.2.2. Đánh giá tình hình quản lý đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn thành
phố Biên Hòa ................................................................................................... 57
3.3. QUY HOẠCH VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT NGHĨA TRANG,
NGHĨA ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ÐỒNG NAI . 62
3.3.1. Nguyên tắc quy hoạch ............................................................................ 62
3.3.2. Tiêu chí lựa chọn địa điểm ..................................................................... 64
3.3.3. Quy hoạch địa điểm nghĩa trang của thành phố Biên Hòa đến năm 2020,
định hướng đến năm 2050 ................................................................................ 67
3.4. ÐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ DI DỜI
ĐẤT NGHĨA TRANG, NGHĨA ĐỊA MỘT CÁCH HỢP LÝ .......................... 68
3.4.1. Dự án ưu tiên đầu tư ............................................................................... 68
3.4.2. Lộ trình cải tạo, đóng cửa, di dời các nghĩa trang, nghĩa địa hiện hữu .... 70
3.4.3. Các giải pháp thực hiện .......................................................................... 70
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................................. 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 80
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 81

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


BXD

Bộ xây dựng

BYT

Bộ Y tế

CP

Chính phủ

HĐND

Hội đồng nhân dân

LĐ, TB & XH

Lao động, Thương binh và xã hội

NTD

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

NQ

Nghị quyết




Quyết định

QLĐĐ

Quản lý đất đai

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TCXD

Tiêu chuẩn xây dựng

Tp

Thành phố

TNMT

Tài nguyên Môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



ix

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Phân cấp nghĩa trang theo qui mô đất đai và loại đô thị .................... 11
Bảng 1.2. Khoảng cách thích hợp khi lựa chọn nghĩa trang đơ thị .................... 12
Bảng 1.3. Chỉ tiêu sử dụng đất mộ phần trong nghĩa trang đô thị ..................... 14
Bảng 1.4. Chỉ tiêu sử dụng đất cho nghĩa trang đô thị ...................................... 17
Bảng 3.1. Tăng trưởngtổng sản phẩm (GDP) giai đoạn 2011 - 2016 ................ 34
Bảng 3.2. Dân số, lao động và việc làm giai đoạn 2011 - 2016 ......................... 35
Bảng 3.3. Thống kê biến động diện tích các loại đất giai đoạn 2010 - 2015...... 41
Bảng 3.4. Thống kê nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn thành phố Biên Hòa .... 53
Bảng 3.5. Một số nghĩa trang tiêu biểu tại thành phố Biên Hòa ........................ 55
Bảng 3.6. Tổng hợp ý kiến của cán bộ địa chính phường về một số nội dung
quản lý đất nghĩa trang, nghĩa địa ..................................................................... 58
Bảng 3.7. Điều tra, phỏng vấn một số thực trạng đang tồn tại trong quản lý đất
nghĩa trang, nghĩa địa tại các phường, xã ......................................................... 59
Bảng 3.8. Quy định khoảng cách an tồn vệ sinh mơi trường nghĩa trang ........ 65

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


x

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 3.1. Bản đồ hành chính thành phố Biên Hịa ............................................ 31
Biểu đồ 3.1. Tăng trưởng tổng sản phẩm (GDP) giai đoạn 2011 - 2016............ 35
Biểu đồ 3.2. Cơ cấu diện tích các loại đất giai đoạn 2010 - 2015 ...................... 43
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ kiến của cán bộ địa chính phường về một số nội dung quản lý

đất nghĩa trang.................................................................................................. 58

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


xi

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


1

MỞ ĐẦU

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất
đặc biệt khơng có gì có thể thay đổi được của ngành sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là các nguồn lợi
tự nhiên như khí hậu, thời tiết, nước, khơng khí, khống sản nằm trong lịng đất,
sinh vật sống trên bề mặt trái đất, thậm chí cả sinh vật sống trong lòng đất. Đồng
thời, đất đai là nguồn tài ngun có hạn về số lượng, có vị trí cố định trong khơng
gian. Chính vì vậy, đất đai cần được quản lý một cách hợp lý, sử dụng một cách
có hiệu quả, tiết kiệm và bền vững.
Địa táng là một trong những phong tục lâu đời của dân tộc ta. Từ xưa,
việc tổ chức tang lễ và chôn cất người chết là một phần quan trọng trong đời
sống tâm linh của người dân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc xây
dựng lăng mộ cho người chết tại các địa phương trong tỉnh diễn ra ồ ạt với quy
mô ngày một lớn gây nên sự lãng phí về của cải vật chất, diện tích đất sử dụng
và ơ nhiễm mơi trường, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người
dân tại địa phương có nghĩa địa.

Đất nghĩa trang, nghĩa địa đang trở thành vấn đề lớn, cần quan tâm của đô
thị Việt Nam. Khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu của người dân tăng cao thì vấn
đề lễ nghĩa càng được xem trọng.
Tỉnh Đồng Nai là một trong những vùng có lịch sử phát triển lâu đời về
tơn giáo, giữ gìn truyền thống, đặc biệt là trong vấn đề xây cất lăng mộ và lựa
chọn hình thức mai táng. Xuất phát từ tình hình thực tế trên thì việc đánh giá
thực trạng sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa là rất cần thiết trong công tác quy
hoạch tổng thể của tỉnh Đồng Nai. Đặc biệt, thăm dò và đánh giá tính khả thi
của việc xây dựng nhà hỏa táng vấn đề rất đáng lưu tâm.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn và nhận thức được tầm quan trọng
của vấn đề trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng quản lý và
sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai”.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


2

2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên
địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, từ đó đề xuất một số biện pháp
quản lý, sử dụng và di dời đất nghĩa trang, nghĩa địa một cách hợp lý, đảm bảo
cảnh quan đô thị và phát triển bền vững môi trường.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá tình hình sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn thành
phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
- Đánh giá trực trạng quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa trên địa bàn thành
phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
- Đề xuất một số giải pháp quản lý, sử dụng và di dời đất nghĩa trang,

nghĩa địa một cách hợp lý, đảm bảo cảnh quan đô thị và phát triển bền vững môi
trường
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài góp phần xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu về vấn đề
quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa. Đồng thời, cung cấp nguồn thông
tin đáng tin cậy làm cơ sở dữ liệu cho các nghiên cứu tiếp theo về quản lý và sử
dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa cũng như các vấn đề môi trường liên quan đối
với loại hình sử dụng đất này.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Xây dựng các luận cứ cho các chương trình, dự án quy hoạch đất nghĩa
trang, nghĩa địa nhằm đảm bảo phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và mơi trường
của các ngành, địa phương.
- Cung cấp các thông tin cơ bản về hiện trạng đất nghĩa trang, nghĩa địa
trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


3

- Là cơ sở cho việc định hướng cho việc thực hiện các phương án quy
hoạch, quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa một cách hợp lý trên địa
bàn thành phố Biên Hịa nói riêng và tồn tỉnh Đồng Nai nói chung.
- Là cơ sở để cung cấp các giải pháp nhằm quản lý chặt chẽ, hợp lý và
đảm bảo vệ sinh môi trường. Sử dụng quỹ đất tiết kiệm cho tồn đơ thị, tránh
lãng phí trong việc tổ chức tang lễ và xây dựng mộ. Tạo sự hồn thiện phát triển
bền vững cho mơi trường sống đô thị. Tạo quỹ đất sạch cho đô thị.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Khái quát về đất đai và quản lý đất đai
1.1.1.1. Khái quát về đất đai
Theo quan điểm của C.Mac: đất là tài sản mãi mãi với loài người, là điều
kiện bản để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu
sản xuất cơ bản trong nông - lâm nghiệp.Theo quan điểm của FAO thì đất đai
được nhìn nhận như một nhân tố sinh thái bao gồm tất cả những thuộc tính sinh
học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và
hiện trạng sử dụng đất. Như vậy, đất được hiểu là tổng thể nhiều yếu tố: khí
hậu, địa hình, đất, thổ nhưỡng, thủy văn, thảm thực vật tự nhiên, động vật tự
nhiên, những biến đổi của đất do hoạt động của con người.
Tóm lại, có nhiều khái niệm khác nhau về đất, theo phương diện nhìn
nhận của mỗi lĩnh vực mà người ta đưa ra khái niệm về đất đai để phục vụ cho
mục đích nghiên cứu chuyên môn. Tuy nhiên, hiện nay người ta thường dùng
hai khái niệm là đất (soil) và đất (land). Đất (soil) là lớp đất mặt của vỏ Trái đất
gọi là thổ nhưỡng. Khái niệm đất (land) được hiểu là đất đai theo quy mơ khơng
gian, vị trí địa lý, cộng đồng lãnh thổ, môi trường… Trong quản lý nhà nước về
đất đai, người ta thường đề cập đến đất đai theo khái niệm đất (land).
1.1.1.2. Khái quát về quản lý đất đai
Quản lý nhà nước về đất đai là nghiên cứu toàn bộ những đặc trưng cơ
bản của đất đai nhằm nắm chắc về chất lượng, số lượng từng loại đất ở từng
vùng, từng địa phương theo đơn vị hành chính ở mỗi cấp để thống nhất quy
hoạch, kế hoạch, sử dụng, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai trong

cả nước từ Trung ương đến cơ sở thành một hệ thống đồng bộ, thống nhất, tránh
tình trạng phân tán đất, sử dụng đất khơng đúng mục đích hoặc bỏ hoang, làm
cho đất xấu đi.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


5

Quản lý nhà nước về đất đai thống nhất trong cả nước là thống nhất về
đường lối, chính sách đất đai của Đảng và Chính phủ, thể hiện cụ thể ở luật đất đai,
những văn bản dưới luật phải được triển khai đồng bộ và thống nhất từ Trung ương
đến địa phương, làm cho người sử dụng đất hiểu được pháp luật và thực hiện đúng
pháp luật về đất đai.
Quản lý nhà nước về đất đai nhằm cung cấp các hồ sơ, tài liệu, số liệu liên
quan đến đất đai trong cả nước, giúp cho Chính phủ và các ngành, địa phương
có kế hoạch sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai, là cơ sở để lập quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất hợp lý.
Tóm lại, thực chất quản lý đất đai là quản lý con người sử dụng đối với
mỗi loại đất ở mỗi vùng khác nhau được nhà nước giao quyền sử dụng đất lâu
dài cho các chủ sử dụng với mục đích được pháp luật quy định. Quản lý nhà
nước về đất đai được xây dựng trên nền tảng học thuyết Mác - Lênin: “Đất đai
là đối tượng lao động và tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được”.
* Nội dung quản lý nhà nước về đất đai:
Luật đất đai 2013 bao gồm 15 nội dung pháp luật quy định nội dung quản
lý Nhà nước về đất đai.
1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ
chức thực hiện văn bản đó.
2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính,
lập bản đồ hành chính.

3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và
bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây
dựng giá đất.
4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất.
6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.
7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
8. Thống kê, kiểm kê đất đai.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


6

9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.
11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất.
12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy
định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.
14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong
quản lý và sử dụng đất đai.
15. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.
Từ khi Luật đất đai 2013 có hiệu lực đến nay, các nội dung quản lý nhà
nước về đất đai đã được cụ thể hóa bằng các văn bản hướng dẫn chuyên ngành
và được áp dụng trên khắp cả nước.
1.1.2. Các loại hình nghĩa trang đơ thị đang sử dụng ở Việt Nam

Các loại hình nghĩa trang đang tồn tại ở các đô thị Việt Nam hiện nay
phong phú, đa dạng. Chúng được phân loại phụ thuộc theo công nghệ táng,
phương cách quản lý, tín ngưỡng, tơn giáo. Các loại hình nghĩa trang đơ thị ở
Việt Nam có thể phân loại theo các tiêu chí sau:
1.1.2.1. Phân loại theo công nghệ táng dân tộc
Nghĩa trang địa táng chôn thi hài theo tư thế nằm phổ biến ở hầu hết các
dân tộc Việt Nam.
Nhà mồ phổ biến ở một số dân tộc ít người miền núi cao Trung Trung Bộ
và Tây Nguyên, nhà mồ là nơi lưu giữ hài cốt trên mặt đất sau khi bốc mộ.
Nghĩa trang địa táng chôn thi hài theo tư thế ngồi của đồng bào Chăm.
1.1.2.2. Phân loại theo phương cách quản lý
Loại hình nghĩa trang cơng cộng do chính quyền quản lý như: nghĩa trang
nhân dân, nghĩa trang đô thị, nghĩa trang liệt sỹ.
Loại hình nghĩa trang tơn giáo do các tổ chức tơn giáo thành lập và quản lý
như: nghĩa trang của các chức sắc tôn giáo, nghĩa trang giành riêng cho các tín
ngưỡng tơn giáo.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


7

Loại hình nghĩa trang hội đồn do các tổ chức hội đoàn nghề nghiệp, hội
đoàn đồng hương và các bang hội người Hoa thành lập và quản lý như: nghĩa
trang chùa nghệ sỹ (Tp Hồ Chí Minh), nghĩa trang của các bang hội người Hoa
(bang Triều Châu, Phúc Kiến, Quảng Đơng…).
Loại hình nghĩa trang thuộc sở hữu tư nhân do người dân tự thành lập và
quản lý trên phần đất được giao quyền sử dụng như: các nghĩa trang gia đình,
nghĩa trang dịng họ…
1.1.2.3. Phân loại theo cơng nghệ táng

Nghĩa trang địa táng: nghĩa trang Yên Kỳ (Hà Tây), nghĩa trang Thanh
Tước (Vĩnh Phúc),… Trong địa táng, lại được chia thành:
- Nghĩa trang hung táng (nơi diễn ra quá trình phân hủy các tổ chức phần
mềm cơ thể, xương cốt sau đó được bốc đi nơi khác) như: nghĩa trang Hưng Lộc
(Vinh), nghĩa trang Cầu Họ (Nam Định),…
- Nghĩa trang chôn cất một lần (nghĩa trang hung táng nhưng không cải
táng bốc xương cốt) như: nghĩa trang Đa Phước (Tp Hồ Chí Minh), …
- Nghĩa trang cát táng (chỉ chơn cất xương cốt) như: nghĩa trang Yên Kỳ
(Hà Nội), nghĩa trang Nghi Phú (Vinh),…
- Nghĩa trang hung táng và chôn cất một lần, nghĩa trang hung táng và cát
táng… như : nghĩa trang Văn Điển (Hà Nội), nghĩa trang Truông Bồng Bông
(Thủ Dầu Một),…
- Nghĩa trang địa táng và kết hợp hỏa táng: nghĩa trang Văn Điển (Hà
Nội), nghĩa trang Bình Hưng Hịa (Tp Hồ Chí Minh),…
1.1.2.4. Phân theo vùng địa lý và theo phong tục tập quán truyền thống
- Từ vĩ tuyến 17 trở ra: nghĩa trang hung táng và nghĩa trang cát táng phân
bố chủ yếu ở các khu vực người Kinh sinh sống.
- Từ vĩ tuyến 17 trở vào: phổ biến là nghĩa trang chôn cất một lần.
Trong các loại nghĩa trang trên, nghĩa trang hung táng là nghĩa trang tiềm
ẩn khả năng tác động đến môi trường đất, nước ngầm lớn nhất, tiếp sau đến là
nghĩa trang chôn một lần và cuối cùng là nghĩa trang cát táng.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


8

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2.1. Khái quát tình hình quản lý và sử dụng đất nghĩa trang đô thị tại Việt Nam
1.2.1.1. Khái quát tình hình sử dụng đất nghĩa trang đơ thị tại Việt Nam

Về thực trạng tổ chức không gian và hệ thống hạ tầng kỹ thuật cũng đang
gặp phải nhiều chuyện bất cập. Cụ thể, trong số 15 đô thị đã được tiến hành
khảo sát thực tế, có tới 4 đơ thị có các nghĩa trang nhân dân nằm xen kẽ các
điểm dân cư (Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Bn Ma Thuột, Krông Pắc). Đặc biệt,
trong tất cả các nghĩa trang đơ thị đã được khảo sát đều khơng có hệ thống thoát
nước mưa, hệ thống thug om và xử lý nước thấm. Nhiều nghĩa trang hệ thống
các tuyến giao thơng nội bộ này hầu như khơng có, thậm chí cịn thiếu cả các
cơng trình phụ trợ như tường rào, nhà quản trang, bãi đỗ xe, hệ thống cấp nước.
Theo thống kê của Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội, Hà Nội hiện có
2.362 nghĩa trang với quy mơ 2.740ha, trong đó có 6 nghĩa trang tập trung (gồm
Yên Kỳ, Vĩnh Hằng, Thanh Tước, Mai Dịch, Văn Điển, Sài Đồng, không bao
gồm nghĩa trang liệt sỹ Nhổn, Ngọc Hồi), 3 nghĩa trang tập trung huyện (Hà
Đông, Sơn Tây và Xuân Đỉnh) và 2.353 nghĩa trang thơn, xã.Hà Nội hiện có 21
nhà tang lễ, xây dựng từ năm 1959 đến nay, quy mô nhỏ hẹp, không đảm bảo
khoảng cách cách ly vệ sinh môi trường, cự ly di chuyển đến nghĩa trang tập
trung lớn, cơ sở vật chất phục vụ tang lễ trong các bệnh viện rất thiếu thốn.Việc
tăng dân số q nhanh cùng q trình đơ thị hóa thiếu quy hoạch tốt đã khiến Hà
Nội trở nên chật chội, ô nhiễm. Mật độ dân số trung bình của Hà Nội là 1.979
người/km2. Mật độ dân số cao nhất là ở quận Đống Đa lên tới 1.000 người/km2.
Theo sở LĐ, TB &XH Hà Nội, trên tồn địa bàn thủ đơ chỉ có 7 nghĩa trang do
thành phố quản lý, trong đó có 2 nghĩa trang liệt sỹ là nghĩa trang Ngọc Hồi và
nghĩa trang Sài Đồng. Tất cả nghĩa trang đều đang rất xập xệ và quá tải. Phần
đất dành để an táng cho người đã khuất của các nghĩa trang trên địa bàn Thủ Đô
đang cạn kiệt qua từng ngày. Việc triển khai xây dựng thêm các nghĩa trang
phục vụ nhu cầu mai táng cho người dân là chủ trương rất đúng đắn và cấp thiết.
Theo Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội sẽ đóng cửa các nghĩa trang Vạn phúc,
Xuân Đinh, Mai Dịch 1, Yên Kỳ 1 từ năm 2013. Nghĩa trang Văn Điển chỉ để
duy trì hỏa táng, đồng thời đóng cửa các nghĩa trang phân tán trong khu vực nội
đô, trồng cầy xanh cách ly.


PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


9

Tại Đà Nẵng, vấn đề đất nghĩa trang càng cấp bách hơn khi tất cả các
nghĩa trang lớn của thành phố đều đã trở nên quá tải. Trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng có 3 nghĩa trang là Hịa Khương, Hòa Sơn và Hòa Ninh, nghĩa trang ở
Hòa Khương hết chỗ, nghĩa trang ở Ḥa Sơn còn 1 ha đất dự phòng. Còn nghĩa
trang Hòa Ninh đang phải mở rộng do áp lực di dời giải tỏa mồ mã từ các vùng
dự án quá lớn. Theo ban quản lý nghĩa trang thành phố Đà Nẵng, trung bình mỗi
tháng có khoảng 60 trường hợp xin đất an táng. Năm 2014, số mộ phải cải táng
từ các vùng dự án khoảng 32.000 mộ và hiện có hơn 1.500 mộ nằm xen lẫn
trong khu vực dân cư sẽ phải di dời để giải phóng mặt bằng. Nhìn chung, đất
nghĩa trang tại thành phố Đà Nẵng cũng đang dần cạn kiệt, quá tải. Tình trạng
trên đang là vấn đề lo ngại của toàn thành phố.
Không chỉ Hà Nội, Đà Nẵng mà ở thành phố Hồ Chí Minh đất nghĩa trang
cũng đã và đang trở nên quá nghiêm trọng. Theo số liệu của chi cục Thống kê
TPHCM, mỗi năm tại TPHCM có khoảng 23 - 24 ngàn người chết. Nhu cầu
chôn cất tại các nghĩa trang đang tăng cao, và hầu hết các nghĩa trang hiện nay
đều qúa tải, hết đất. Nghĩa trang Bình Hưng Hòa đang giải tỏa để xây dựng khu
dân cư, đất nghĩa trang Đa Phước cũng đã được lấp đầy giai đoạn 1 là 7,5ha
(đang đầu tư mở rộng giai đoạn 2). Đất nghĩa trang Gò Dưa (Thủ Đức) cũng
đang ở mức báo động, chỉ còn lại là chủ yếu là đất rẻo, đất nơi khuất. Với nhu
cầu đất địa táng đang tăng cao như hiện nay, chỉ trong một thời gian ngắn nữa
thì nghĩa trang này cũng sẽ hết chỗ.
1.2.1.2. Khái qt tình hình quản lý nghĩa trang đơ thị tại Việt Nam
Do nghĩa trang nhân dân đô thị là một hệ thống hạ tầng xã hội thiết yếu
với sự đầu tư, xây dựng và quản lý của chính quyền đô thị nên hiện công tác quy
hoạch xây dựng nghĩa trang nhân dân đô thị cũng đã được đề cập trong nội dung

nghiên cứu của các đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị. Tuy nhiên, qua kết
quả khảo sát thực tế tại 15 đô thị từ loại đặc biệt đến loại V (thành phố Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, thành phố Nha Trang… ) cho thấy,
trong nội dung quy hoạch chung, tại phần hiện trạng, phần lớn các đồ án chỉ
dừng ở mức nêu tên, vị trí, diện tích nghĩa trang nhân dân hiện có, hồn tồn
khơng đề cập đến cơng nghệ táng cũng như hiện trạng công tác quản lý quy
hoạch, xây dựng nghĩa trang.
Về định hướng quy hoạch và phát triển lâu dài, nội dung một số đồ án quy
hoạch chung cũng chỉ đưa ra địa điểm, diện tích xây dựng nghĩa trang nhân dân
theo một số quy định chưa đầy đủ của tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) 4449:1987

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


10

về quy hoạch xây dựng đô thị và quy chuẩn xây dựng Việt Nam 1997 và đề xuất
áp dụng thêm cơng nghệ táng (hỏa táng) mà khơng giải thích cơ sở lựa chọn
cũng như không đề cập đến khoảng cách đến khu dân cư gần nhất và hệ thống
hạ tầng kỹ thuật của nghĩa trang. Thậm chí một số đồ án quy hoạch chung khơng
cịn đề cập bất cứ thơng tin nào về vấn đề hiện trạng và quy hoạch nghĩa trang
nhân dân đơ thị, kể cả vị trí lẫn quy mơ diện tích.
Năm 1992, UBND thành phố Hà Nội khởi cơng xây dựng đài hóa thân
Hồn Vũ tại nghĩa trang Văn Điển với 2 lị điện táng và chính thức đi vào hoạt
động năm 1996. Tuy nhiên, những năm đầu thực hiện điện táng gặp nhiều khó
khăn trong việc chuyển đổi từ tập tục hung táng (mai táng) sang điện táng, do
vậy số lượng phục vụ chỉ chiếm 10 - 15% tổng số đám tang tại Văn Điển. Đến
nay, ngoài việc nâng cao chất lượng phục vụ, việc nhận thức của người dân cũng
thay đổi, cùng với việc hưởng ứng thực hiện nếp sống văn hóa - văn minh trong
tang lễ của người dân thủ đơ cũng có nhiều chuyển biến tích cực đã nâng tỷ lệ

lên 65 - 75% đám tang tại Văn Điển (500 ca điện táng/700 đám tang tại Văn
Điển, với 16 ca/ngày) với mức chi phí hỏa tánglà 2.850.000 đồng/ca.
Nghĩa trang nhân dân Hội An tọa lạc trong khuôn viên rộng trên địa bàn
xã Cẩm Hà, Tp Hội An (tỉnh Quảng Nam). Nghĩa trang nằm cạnh tuyến đường
liên tỉnh Đà Nẵng - Hội An, rất thuận lợi cho người và phương tiện khi tham gia
mai táng người quá cố. Tuy nhiên, qua nhiều năm nghĩa trang đã quá tải, quỹ đất
ngày càng hạn hẹp. Nhà hỏa táng Hội An bị bỏ hoang phế, đã xuống cấp nghiêm
trọng, hư hỏng, nằm chỏng chơ, nhiều trang thiết bị như ống dẫn nước, bê
tông… bị kẻ cắp đập phá, bẻ nát để lấy vật liệu xây dựng.
Tại thành phố Hải Dương, lò hỏa táng nằm tại nghĩa trang nhân dân thành
phố được khởi công xây dựng từ năm 2010 - 2011 do công ty CP quản lý đô thị
Hải Dương làm chủ đầu tư. Đến tháng 9/2012, lò hỏa táng được đưa vào vận
hành thử nghiệm và đến nay đã chính thức đi vào sử dụng khai thác. Điều đặc
biệt là lò hỏa táng này lại nằm ngay khu dân cư (đã có từ lâu đời). Thậm chí ở
những vị trí gần thì lị hỏa táng chỉ cách nhà dân khoảng 150m đến 200m. Trong
khi khoảng cách này theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia “Các cơng
trình hạ tầng kỹ thuật” ban hành kèm theo Thông tư số 02/TT -BXD ngày
05/02/2010 của Bộ Xây dựng là 1.500 m. Sau thời gian hoạt động được gần 2
tháng thì lị hỏa táng đã tỏa ra nhiều khói bụi, mùi khét, tiếng ồn… nhân dân đã
kiến nghị tới các cơ quan chức năng nhưng sự việc vẫn chỉ dừng lại ở chỗ “bắt
cóc bỏ đĩa”.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


11

1.2.2. Một số tiêu chí quy định cụ thể trong quản lý và quy hoạch nghĩa
trang đô thị
Quy hoạch xây dựng nghĩa trang là việc tổ chức không gian kiến trúc,

phân khu chức năng và hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong nghĩa trang nhằm khai
thác, sử dụng có hiệu quả về đất đai và đáp ứng yêu cầu khách quan, bảo vệ môi
trường, làm cơ sở pháp lý cho việc đầu tư xây dựng, cải tạo, sử dụng và quản lý
nghĩa trang.
Yêu cầu đối với việc quy hoạch địa điểm nghĩa trang phải phù hợp tổ
chức phân bố dân cư và kết nối cơng trình hạ tầng kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu
táng trước mắt và lâu dài của khu vực lập quy hoạch, đảm bảo các yêu cầu về
bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. Một số tiêu chí về quản lý phân
cấp và xây dựng nghĩa trang như sau:
Theo tiêu chí phân cấp như bảng 1.1 thì nghĩa trang được phân cấp theo quy
mơ đất và tương ứng với từng loại hình đơ thị, tương ứng có 4 cấp nghĩa trang.
Bảng 1.1. Phân cấp nghĩa trang theo qui mô đất đai và loại đô thị
Cấp nghĩa trang

Quy mô đất

Loại đô thị

(ha)

phục vụ
Loại đặc biệt; loại I

Cấp I

> 60

Cấp II

> 30  60


Loại II

Cấp III

10  30

Loại III

Cấp IV

< 10

Loại IV; loại V

(Nguồn: Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 của Bộ Xây Dựng)
Bên cạnh việc phân loại cấp nghĩa trang theo quy mô đất là loại đơ thị thì
mỗi nghĩa trang theo tiêu chuẩn Quốc gia về tiêu chuẩn thiết kế của nghĩa trang
đô thị xây dựng cần chú ý các yêu cầu như: lựa chọn địa điểm xây dựng nghĩa
trang đô thị; nguyên tắc tổ chức khơng gian mặt bằng; xác định hình thức táng,
chỉ tiêu sử dụng đất mộ phần trong nghĩa trang đô thị; xác định các yêu cầu cơ
bản hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu như sau:

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


12

* Lựa chọn địa điểm xây dựng nghĩa trang đô thị phải được xây dựng ở
vị trí phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt. Đối với các nghĩa

trang có hình thức mai táng là hung táng và chôn một lần tuyệt đối không
được đặt trong nội thị. Đối với nghĩa trang chỉ có hình thức mai táng là cát
táng có thể được đặt trong nội thị nhưng phải đảm bảo tỷ lệ sử dụng đất dành
cho chôn cất không vượt quá 35% và cho cây xanh khơng nhỏ hơn 50% tổng
diện tích nghĩa trang.
Lựa chọn địa điểm xây dựng nghĩa trang đô thị phải ưu tiên các vị trí có
khả năng phục vụ cho liên vùng, liên đô thị. Địa điểm xây dựng nghĩa trang đô
thị phải đảm bảo được các yêu cầu về bảo vệ mơi trường và khai thác, sử dụng
lâu dài.
Diện tích khu đất phải bảo đảm được theo qui mô dự báo về mộ phần
trong thời gian tối thiểu 50 năm.
Lựa chọn địa điểm xây dựng nghĩa trang đô thị phải đảm bảo khoảng cách
đến các khu lân cận theo qui định tại bảng 1.2.
Lựa chọn địa điểm xây dựng nghĩa trang đô thị phải xem xét các điều kiện
tự nhiên như: khí hậu, địa hình, địa chất, thủy văn… Khơng bố trí nghĩa trang tại
khu vực thiên tai, úng ngập, sạt lở. Riêng nghĩa trang hung táng cần ở nơi trũng,
có độ ẩm cao.
Bảng 1.2. Khoảng cách thích hợp khi lựa chọn nghĩa trang đô thị
Khoảng cách tới nghĩa trang đô thị
Đối tượng
Nghĩa trang

Nghĩa trang

hung táng

chôn một lần

Nghĩa trang
cát táng


Từ hàng rào của hộ
dân gần nhất

 1.500

 500

 100

Cơng trình khai thác
nước sinh hoạt
tập trung

 5.000

 5.000

 3.000

Đường sắt, đường
Quốc lộ, tỉnh lộ

 300

 300

 300

Mép nước của các thủy

vực lớn

 500

 500

 100

cần cách ly

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


×