Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Thực trạng và giải pháp sử dụng đất lúa dựa vào nước trời trên địa bàn huyện quế sơn, tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 117 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN VĂN NOA

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐẤT LÚA DỰA
VÀO NƯỚC TRỜI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ SƠN,
TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: Quản lý đất đai

HUẾ - 2016

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN VĂN NOA

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐẤT LÚA DỰA
VÀO NƯỚC TRỜI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ SƠN,
TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 60.85.01.03

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


PGS.TS HUỲNH VĂN CHƯƠNG

HUẾ - 2016

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất cứ cơng trình nào hoặc
chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào khác.
Tơi xin cam đoan các thơng tin trích dẫn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Trần Văn Noa

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian thực hiện đề tài, đến nay tơi đã hồn thành luận văn tốt nghiệp
cao học. Để hồn thành luận văn tốt nghiệp, tơi đã nhận được sự cộng tác và giúp đỡ của
nhiều tập thể và cá nhân.
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường, Phòng Đào tạo
Sau đại học và các Thầy Cô giáo của Trường Đại học Nông Lâm Huế đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tơi trong q trình học tập cũng như hồn thành luận văn này.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS Huỳnh
Văn Chương, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện luận
văn tốt nghiệp.

Tơi xin chân thành cảm ơn Phòng Thống kê huyện Quế Sơn, Phịng Tài ngun và
Mơi trường huyện Quế Sơn, UBND các xã Phú Thọ, Quế Phong và Quế Thuận, cán bộ
địa chính cùng các hộ nơng dân các xã Phú Thọ, Quế Phong và Quế Thuận đã tạo điều
kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu thực tế, điều tra, phỏng vấn và thu thập số liệu để
hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn và những tình cảm yêu mến nhất đến gia
đình, những người thân và bạn bè đã tạo điều kiện, động viên cũng như tận tình giúp đỡ
tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn !

Huế, tháng 2 năm 2016
Tác giả luận văn

Trần Văn Noa

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


TĨM TẮT LUẬN VĂN KHOA HỌC NƠNG NGHIỆP
Luận văn này được thực hiện với các mục đích như sau:
- Đánh giá được hiện trạng sử dụng đất lúa của huyện Quế Sơn.
- Đánh giá được hiệu quả sử dụng đất lúa tại những khu vực dựa vào nước trời ở 2
tiểu vùng sinh thái huyện Quế Sơn.
- Đề xuất được một số loại hình sử dụng đất nơng nghiệp cho hiệu quả cao.
- Đề xuất được những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng lúa.
Để thực hiện các mục đích và nội dung đã đề ra, luận văn đã sử dụng các phương
pháp nghiên cứu như sau:
- Phương pháp chọn hộ và địa điểm nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu, số liệu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp và đánh giá các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử

dụng đất
- Phương pháp phân tích thống kê, xử lý và tổng hợp số liệu
Qua quá trình thực hiện, đề tài đã thu được một số kết quả nghiên cứu như sau:
- Đã đánh giá được hiện trạng sử dụng đất trồng lúa năm 2013 và biến động sử dụng
đất trồng lúa giai đoạn 2009 – 2013 của huyện Quế Sơn nói chung và khu vực nghiên cứu
nói riêng.
- Đã đánh giá được thực trạng sử dụng đất trồng lúa dựa vào nước trời năm 2014 của
huyện Quế Sơn và khu vực nghiên cứu, bao gồm hiện trạng sử dụng đất năm 2014, biến
động sử dụng đất giai đoạn 2012 – 2014.
- Đã đánh giá được hiệu quả sử dụng đất lúa dựa vào nước trời của khu vực nghiên
cứu giai đoạn 2012 – 2014.
- Đã đề xuất được một số giải pháp sử dụng đất lúa nói chung và đất lúa dựa vào
nước trời nói riêng trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


MỤC LỤC

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu, chữ viết tắt

Giải thích ý nghĩa

BĐ-VHX

Bưu điện văn hóa xã


BTS

Trạm phát sóng thơng tin di động

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

FAO

Tổ chức nông nghiệp và lương thực của
Liên Hợp Quốc

GTSX

Giá trị sản xuất

HTX

Hợp tác xã

IPM

Quản lý dịch hại tổng hợp

LUT

Loại hình sử dụng đất


NN&PTNT

Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn

PT-TH

Phát thanh – Truyền hình

TPP

Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình
Dương

UBND

Ủy ban nhân dân

VH – TT

Văn hóa – Thơng tin

VietGap

Những ngun tắc, trình tự, thủ tục hướng
dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch,
sơ chế đảm bảo sản phẩm an toàn, nâng
cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc
lợi xã hội, sức khoẻ người sản xuất và
người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và
truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.


PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


DANH MỤC CÁC BẢNG

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chúng ta biết rằng, đất đai là bộ phận quan trọng hợp thành môi trường sống, không
chỉ là tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực cho sự phát triển mà còn là nền tảng để định cư
và tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội; đất đai là tư liệu sản xuất đặt biệt không thể
thay thế trong sản xuất nông - lâm nghiệp và đồng thời là đối tượng lao động. Vấn đề sử
dụng đất theo hướng bền vững hiện nay được coi là mục tiêu cần đạt không chỉ ở mỗi
quốc gia mà cịn mang tính tồn cầu, đặc biệt ở những nước đang phát triển, dựa vào sản
xuất nông nghiệp như nước ta. Sử dụng đất bền vững là điều hòa các mục tiêu phục vụ
phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ mơi trường vì lợi ích của con người không chỉ cho thế
hệ hôm nay mà cịn cho các thế hệ mai sau.
Nước có vai trị rất quan trọng đối với sản xuất nơng nghiệp nói chung và sản xuất
lúa gạo nói riêng. Cha ơng ta đã khẳng định: “Nhất nước – Nhì phân – Tam cần - Tứ
giống” để nói lên tầm quan trọng của nước đối với ngành trồng trọt. Nước là yếu tố quan
trọng, quyết định hàng đầu trong các yếu tố quyết định đến hiệu quả sản xuất của ngành.
Hiện nay, với sự phát triển của hệ thống thủy lợi, nguồn nước cung cấp cho sản xuất lúa

về cơ bản khá chủ động tại rất nhiều địa phương trên cả nước, nhất là tại các địa phương
vùng đồng bằng.
Quảng Nam là một tỉnh thuộc khu vực duyên hải miền Trung của Việt Nam, tỉnh có
sự đa dạng về địa hình và các tiểu vùng sinh thái nên hoạt động sản xuất nơng nghiệp nói
chung và ngành trồng trọt nói riêng có sự đa dạng nhất định về cơ cấu và chủng loại.
Những năm qua, với việc đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi khá tốt và rộng khắp nên việc
cung cấp lượng nước tưới tiêu cho các diện tích đất lúa trên địa bàn khá chủ động. Tuy
nhiên, với sự thay đổi thời tiết do biến đổi khí hậu mang lại, cộng với sự phát triển quá
nhanh của hệ thống thủy điện và sự đa dạng về địa hình đã làm cho nhiều địa phương gặp
phải nhiều khó khăn trong việc chủ động nguồn nước cung cấp cho các diện tích đất trồng
lúa, nhất là các huyện vùng trung du và miền núi, trong đó có huyện Quế Sơn.
Quế Sơn là một huyện trung du của tỉnh, địa hình của huyện khá đa dạng nên các diện
tích đất lúa của huyện phân bố trên nhiều dạng địa hình khác nhau, nhiều khu vực chủ động
được nước tưới nhưng cũng có nhiều địa phương dựa vào nước trời, dẫn đến hiệu quả sản
xuất lúa chưa cao, việc khai thác đất đai chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Tại những
vùng đất lúa dựa vào nước trời, việc canh tác của bà con nơng dân gặp nhiều khó khăn,
hàng năm thường chỉ sản xuất được một vụ, lượng nước tưới cho mùa màng cũng không
thể chủ động được như các địa phương vùng đồng bằng, năng suất và sản lượng mùa màng

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


bị ảnh hưởng nhất định. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng và đánh giá hiệu quả sử dụng
đất lúa tại dựa vào nước trời trên cả ba phương diện kinh tế, xã hội và môi trường để làm cơ
sở đề xuất các giải pháp sử dụng đất có hiệu quả để đáp ứng yêu cầu của xã hội là một việc
làm hết sức quan trọng và cấp thiết.
Xuất phát từ những vấn đề quan trọng như trên, chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Thực
trạng và giải pháp sử dụng đất lúa dựa vào nước trời trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh
Quảng Nam”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp sử dụng đất cho vùng đất lúa dựa vào
nước trời trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được hiện trạng sử dụng đất lúa trên địa bàn huyện Quế Sơn.
- Đánh giá được hiệu quả sử dụng đất lúa dựa vào nước trời ở 2 tiểu vùng sinh thái
huyện Quế Sơn.
- Đề xuất được những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng lúa ở những
vùng dựa vào nước trời.
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Góp phần làm rõ ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội đến hiệu quả
sử dụng đất lúa tại những vùng dựa vào nước trời.
- Cung cấp nguồn thông tin làm cơ sở dữ liệu cho các nghiên cứu tiếp theo.
- Cung cấp cơ sở lý luận của việc nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất lúa dựa vào nước
trời tại vùng nghiên cứu.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Cung cấp thông tin cơ bản về hiệu quả sử dụng đất lúa dựa vào nước trời thơng qua
các kiểu sử dụng đất chính tại huyện Quế Sơn.
- Là cơ sở để đánh giá hiệu quả sử dụng đất lúa dựa vào nước trời cũng như để lựa
chọn các kiểu sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả trên địa bàn huyện Quế Sơn.
- Cung cấp các luận chứng kinh tế - kỹ thuật để lập quy hoạch sử dụng đất nông
nghiệp và xây dựng các vùng chuyên canh trên địa bàn huyện Quế Sơn.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1.1. Quan điểm sử dụng đất bền vững
Theo FAO, nông nghiệp bền vững bao gồm quản lý hiệu quả tài nguyên cho nông
nghiệp (đất đai, lao động...) để đáp ứng nhu cầu cuộc sống của con người đồng thời giữ
gìn và cải thiện tài ngun thiên nhiên, mơi trường và bảo vệ tài nguyên. Hệ thống nông
nghiệp bền vững phải có hiệu quả kinh tế, đáp ứng nhu cầu xã hội về an ninh lương thực,
đồng thời giữ gìn và cải thiện môi trường tài nguyên cho đời sau.
* Bền vững thường có ba thành phần cơ bản [14]:
- Bền vững về an ninh lương thực trong thời gian dài trên cơ sở hệ thống nông
nghiệp phù hợp điều kiện sinh thái và không tổn hại môi trường.
- Bền vững về tổ chức quản lý, hệ thống nông nghiệp phù hợp trong mối quan hệ
con người hiện tại và cả cho đời sau.
- Bền vững thể hiện ở tính cộng đồng trong hệ thống nông nghiệp hợp lý.
* Mục tiêu và quan điểm sử dụng đất bền vững là [14]:
- An toàn lương thực, thực phẩm
- Tăng cường nguyên liệu cho công nghiệp và nông sản xuất khẩu theo yêu cầu của
thị trường.
- Phát triển môi trường bền vững.
Ngày nay, hiệu quả kinh tế cao cần được xem xét kỹ lưỡng trước áp lực xã hội đòi hỏi
trừ khử căn nguyên làm băng hoại sức khỏe loài người. Từ đó thấy rằng tính bền vững của
sử dụng đất phải được xem xét đồng bộ trên cả ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường.
* Việc quản lý và sử dụng đất bền vững bao gồm tổ hợp các cơng nghệ, chính sách
và hoạt động nhằm liên hợp các nguyên lý kinh tế - xã hội với các quan tâm về mơi
trường để đồng thời [14]:
- Duy trì hoặc nâng cao sản lượng (hiệu quả sản xuất)
- Giảm rủi ro sản xuất (an tồn)
- Có hiệu quả lâu bền (lâu bền)
- Được xã hội chấp nhận (tính chấp nhận)

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



Quan hệ giữa tính bền vững và tính thích hợp: Tính bền vững có thể được coi
là tính thích hợp và được duy trì lâu dài với thời gian.
* Nguyên tắc đánh giá bền vững [14]:
- Tính bền vững được đánh giá cho một kiểu sử dụng đất nhất định
- Đánh giá cho một đơn vị lập địa cụ thể
- Đánh giá là một hoạt động liên ngành
- Đánh giá cả 3 mặt: Kinh tế, xã hội và môi trường
- Đánh giá cho một thời gian xác định.
1.1.2. Vai trò của nước đối với cây trồng
Nước có vai trị vơ cùng quan trọng đối với thực vật nói chung và cây trồng (trong
đó có cây lúa) nói riêng. Nước là thành phần bắt buộc của tế bào sống, có nhiều nước thực
vật mới hoạt động bình thường được. Hàm lượng nước trong thực vật không giống nhau,
thay đổi tùy thuộc loài hay các tổ chức khác nhau của cùng một lồi thực vật. Hàm lượng
nước cịn phụ thuộc vào thời kỳ sinh trưởng của cây và điều kiện ngoại cảnh mà cây sống.
Đối với cây trồng, nước có các vai trò như sau:
- Nước là thành phần cấu trúc tạo nên chất nguyên sinh (>90%).
- Nếu như hàm lượng nước giảm thì chất nguyên sinh từ trạng thái sol chuyển thành
gel và hoạt động sống của nó sẽ giảm sút.
- Các quá trình trao đối chất đều cần nước tham gia. Nước nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng
đến chiều hướng và cường độ của quá trình trao đối chất.
- Nước là nguyên liệu tham gia vào một số quá trình trao đối chất.
- Sự vận chuyển các chất vô cơ và hữu cơ đều ở trong môi trường nước.
- Nước bảo đảm cho thực vật có một hình dạng và cấu trúc nhất định. Do nước
chiếm một lượng lớn trong tế bào thực vật, duy trì độ trương của tế bào cho nên làm cho
thực vật có một hình dáng nhất định.
- Nước nối liền cây với đất và khí quyển góp phần tích cực trong việc bảo đảm mối
liên hệ khăng khít sự thống nhất giữa cơ thể và mơi trường. Trong q trình trao đổi giữa
cây và mơi trường đất có sự tham gia tích cực của ion H+ và OH- do nước phân ly ra.
- Nước góp phần vào sự dẫn truyền xung động các dòng điện sinh học ở trong cây

khiến chúng phản ứng mau lẹ không kém một số thực vật bậc thấp dưới ảnh hưởng của
tác nhân kích thích của ngoại cảnh.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


- Nước có một số tính chất hóa lý đặc biệt như tính dẫn nhiệt cao, có lợi cho thực vật
phát tán và duy trì nhiệt lượng trong cây. Nước có sức căng bề mặt lớn nên có lợi cho việc
hấp thụ và vận chuyển vật chất. Nước có thể cho tia tử ngoại và ánh sáng trông thấy đi
qua nên có lợi cho quang hợp. Nước là chất lưỡng cực rõ ràng nên gây hiện tượng thủy
hóa và làm cho keo ưa nước được ổn định. Một số thực vật hạ đẳng (rêu, địa y) có hàm
lượng nước ít (5-7%), chịu đựng thiếu nước lâu dài, đồng thời có thể chịu đựng được sự
khơ hạn hồn tồn. Thực vật thượng đẳng mọc ở núi đá hay sa mạc cũng chịu được hạn
còn đại đa số thực vật nếu thiếu nước lâu dài thì chết. Cung cấp nước cho cây là điều
không thể thiếu được để bảo đảm thu hoạch tốt. Việc thỏa mãn nhu cầu nước cho cây là
điều kiện quan trọng nhất đối với sự sống bình thường của cây [31].
Cây trồng sống và phát triển được nhờ chất dinh dưỡng trong đất và được nước hoà
tan và đưa lên cây qua hệ thống rễ. Nước giúp cho cây trồng thực hiện các q trình vận
chuyển các khống chất trong đất giúp điều kiện quang hợp, hình thành sinh khối tạo nên
sự sinh trưởng của cây trồng. Trong bản thân cây trồng, nước chiếm một tỷ lệ lớn, từ 60%
đến 90% trọng lượng. Tuy nhiên, tổng lượng nước mà cây trồng hút lên hằng ngày chủ
yếu là để thốt ra ngồi ở dạng thốt hơi qua lá, nước chỉ giữ lại cho bản thân cấu trúc của
cây trồng chỉ chừng 0,5 – 1,0% mà thơi. Có 4 ngun nhân khiến cây trồng phải hút nhiều
nước để cân bằng cho lượng thoát hơi từ lá và thân:
- Trên bề mặt lá cây có nhiều khí khổng giúp cho sự thốt hơi nước. Diện tích khí
khổng càng lớn thì sự hấp thụ CO2 trong khơng khí vào lá càng dễ dàng, giúp cây trồng
quang hợp được từ ánh sang mặt trời được.
- Sự thốt hơi nước là động lực địi hỏi cây trồng hút nhiều nước từ đất. Nhờ hiện
tượng mao dẫn mà nước từ đất có thể vào thân cây qua hệ thống rễ và len lỏi lên cao, đơi
khi hàng chục mét.

- Sự thốt hơi nước giúp cho sự cân bằng nhiệt ở chung quanh lá và thân. Dưới tác
động của ánh sáng mặt trời, lá có thể hấp thu năng lượng phục vụ cho quá trình quang
hợp, một phần năng lượng chuyển thành nhiệt năng làm cho nhiệt độ cây trồng tăng lên
địi hỏi phải có sự thoát hơi nước để giảm nhiệt độ bề mặt.
- Sự thoát hơi nước tạo động lực cho sự vận chuyển dưỡng chất trong đất qua sự di
chuyển đi lên của nước trong bản thân cây trồng. Sự thoát hợi nước lớn thì cây trồng hấp
thu dưỡng chất càng lớn. Rễ cây là bộ phận hút nước cho cây trồng. Bộ rễ hình thành ở
nhiều dạng khác nhau, tuỳ theo loại cây trồng, điều kiện đất đai, khí hậu và chiều sâu mực
nước ngầm. Thông thường, rễ cây hút nhiều nước nhất (chiếm khoảng 40 - 50%) ở độ sâu
¼ chiều dài của rễ tính từ mặt đất, càng xuống sâu thì tỉ lệ hút hước càng giảm theo độ

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


sâu. Thực tế, cây trồng trong điều kiện được cung cấp nước đầy đủ sẽ có bộ rễ dài và sâu,
vươn ra theo các chiều trong đất. Ngược lại, nếu thiếu nước, bộ rễ của cây sẽ ngắn và
thưa. Trong điều kiện đất và nước đầy đủ, rễ từng loại cây trồng sẽ phát triển triển tối đa
để tăng trưởng. Chiều sâu tối đa của hệ thống rễ cây trồng cũng chính là chiều sâu lớp đất
cần tưới. Một hệ thống tưới hiệu quả là khi hệ thống đó có thể cung cấp nước đầy vừa đủ
thấm hết bộ rễ của cây trồng. Bảng 1.1 cho chiều sâu tối đa của hệ thống rễ của một số
loài cây rau, cây kiểng và cây công nghiệp [23].
Bảng 1.1: Chiều sâu bộ rễ tối đa của một loại cây trồng khi được cung cấp nước đầy đủ
60 cm
Rau cải
Các loại khoai
Cây hoa kiểng
ngắn ngày
Cây lá màu
trồng trong nhà
Xương rồng


90 cm
Cà rốt
Lúa
Cây
công
nghiệp
ngắn
ngày
Các cây kiểng
dạng bụi nhỏ
Dưa các loại

129 cm
Cà chua
Bắp
Bơng vải
Dây leo trang
trí ngồi nhà
Chuối

150 cm
Mía
Cà phê, trà Đay
Cau kiểng
Mai, đào

180 cm
Chanh
Táo

Cỏ vertiver
Cây ăn trái phổ
biến
Cây rừng phòng
hộ, đước.
Nguồn: [23]

1.1.3. Vai trò của đất lúa đối với an ninh lương thực
1.1.3.1. Một số khái niệm liên quan
* Đất sản xuất nông nghiệp: Là đất sử dụng vào mục đích sản xuất nơng nghiệp, bao
gồm đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm [5].
* Đất trồng lúa: là đất được sử dụng vào mục đích sản xuất lúa gạo, bao gồm đất
chuyên trồng lúa nước và đất trồng lúa nước khác [5].
* Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi: là quá trình chuyển từ trạng thái cây trồng
cũ sang trạng thái cây trồng, vật nuôi mới nhằm nâng cao năng suất lao động và hiệu quả
kinh tế, phát triển những cây trồng, vật ni có triển vọng trên thị trường, có giá trị gia
tăng cao [13].
* An ninh lương thực [12]:
Khái niệm ANLT được đề cập từ lâu (trong “Tuyên ngôn về Quyền con người” năm
1948; Báo cáo của Ngân hàng Thếgiới (WB) năm 1986; Hội nghị Lương thực Thếgiới
năm 1996 và trong Báo cáovềtình hình mất ANLT năm 2001). “An ninh lương thực là

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


tình trạng khi tất cả mọi người lúc nào cũng tiếp cận được về mặt vật lí, xã hội và kinh tế
đối với nguồn lương thực đầy đủ, an toàn và đảm bảo dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu bữa
ăn và sở thích đối với thức ăn nhằm đảm bảo một cuộc sống năng động và khoẻ mạnh”
(Báo cáo về tình hình mất an ninh lương thực năm 2001).
Ở Việt Nam, khái niệm ANLT xuất hiện vào năm 1992 khi thực hiện Dự án mẫu về

ANLT do Chính phủ Ý tài trợ thông qua FAO. Đến nay, qua nhiều lần hội thảo, xuất phát
từ yêu cầu thực tế, khái niệm ANLT ở Việt Nam được hiểu là: Sản xuất đủu cầu lương
thực,thực phẩm của xã hội (tính sẵn có); Cung cấp lương thực thực phẩm ổn định (tính ổn
định);Khảnăng kinh tế đểtiếp cận đến lương thực thực phẩm (tính tiếp cận)vàvệsinh an
tồn thực phẩm (tính an tồn).
Tóm lại, ANLT, thực phẩm được hiểu là số lượng lương thực, thực phẩm có sẵn đủ
để cung cấp, khả năng điều phối đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu ở bất cứ nơi nào và bất cứ
lúc nào, điều kiện và khả năng của người được cung cấp lương thực có thể tiếp nhận
lương thực mà khơng gặp khó khăn, người làm ra lương thực không bị nghèo đi so với
mặt bằng xã hội.
1.1.3.2. Vai trò của lúa gạo đối với an ninh lương thực
Lúa gạo có vai trị rất quan trọng, hiện đang nuôi sống hơn một nửa dân số thế giới
và càng quan trọng hơn đối với các nước Châu Á - nơi sản xuất và tiêu dùng lúa gạo chủ
yếu của thế giới, nơi chiếm trên 60% số người thiếu đói hiện nay. Hiện nay, sản lượng lúa
ở Việt Nam chiếm trên 90% sản lượng cây lương thực có hạt, liên quan đến việc làm và
thu nhập của khoảng 80% số hộ nông dân. Lúa gạo cung cấp khoảng 60% năng lượng
trong khẩu phần ăn của người dân Việt Nam. Vì vậy cây lúa ln có vai trị rất quan trọng
trong việc bảo đảm an ninh lương thực quốc gia của Việt Nam.
Trong hơn 20 năm qua, năng suất và sản lượng lúa đã tăng gấp khoảng 2 lần, hiện
nay năng suất bình quân đạt 5,3 tấn/ha một vụ, riêng vụ đông xuân, nhiều nơi ở ĐBSCL
và ĐB sông Hồng đã đạt 7 tấn/ha. Sản xuất lúa gạo phát triển, đã đưa Việt Nam từ một
nước nhiều năm thiếu lương thực trở thành một nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai của thế
giới. Trong 22 năm qua, Việt Nam đã xuất khẩu trên 75 triệu tấn gạo, trị giá 23 tỉ USD.
Thu nhập của người trồng lúa ngày càng được nâng lên.
Tuy nhiên, sản xuất lương thực của Việt Nam, trong đó có lúa gạo, vẫn đang đứng
trước nhiều khó khăn và thách thức, nhất là trong bối cảnh dân số tăng nhanh, đất nông
nghiệp ngày càng suy giảm, nguồn nước hạn chế, thiên tai, dịch bệnh xảy ra với tần suất
ngày càng cao và khốc liệt hơn. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định: “Chính phủ
Việt Nam xác định bảo đảm an ninh lương thực quốc gia lâu dài, trong mọi tình huống là


PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


một nội dung quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”. Việt
Nam đang ra sức khắc phục những hạn chế, yếu kém trong sản xuất kinh doanh lúa gạo,
trong đó tập trung thực hiện các chính sách giữ ổn định diện tích đất trồng lúa; tăng cường
đầu tư cho hệ thống thuỷ lợi; đẩy mạnh cơ giới hoá trong sản xuất, chế biến; cải tiến về
giống và đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong canh tác, phòng trừ sâu bệnh, giảm
tổn thất trong và sau thu hoạch; tổ chức lại sản xuất gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ;
nâng cao thu nhập cho người trồng lúa gắn với phát triển nông thôn ngày càng văn minh
hiện đại...[16].
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới
Theo Trần Văn Đạt (2015) tình hình sản xuất lúa gạo thế giới năm 2014 được tiên
đoán thấp hơn 2013 khoảng 0,2% do mùa mưa đến muộn ở vùng Nam Á và vài nơi khác,
với sản lượng khoảng 744,7 triệu tấn lúa (hay 496,6 triệu tấn gạo) và được trồng trên gần
163 triệu ha. Năng suất lúa trung bình là 4,57 tấn/ha. Khí hậu gió mùa bất thường làm sản
xuất lúa tại Ấn Độ giảm 3% và cũng ảnh hưởng đến một số nước khác, như In-đô-nê-xi-a,
Campuchia, Nê-pan, Pakistan, Philippines, Sri-Lan-ka, Bắc Triều Tiên và Thái Lan.
Trong khi đó, khí hậu tương đối thuận lợi tại các nước: Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a,
Myanmar, Malaysia, Nam Hàn, Nigeria và Việt Nam. Vùng Phi Châu sản xuất tăng
nhưng không bắt kịp mức tiêu thụ. Năm 2014, vùng Bắc Phi (Ai Cập) và Tây Phi bị ảnh
hưởng khí hậu bất thường, trong khi miền Đơng và Nam Phi Châu (Madagascar và
Tanzania) được mùa. Riêng ngành nông nghiệp của 3 nước Guinea, Liberia và Sierra
Leone bị ảnh hưởng khá nặng do dịch bệnh Ebola đã làm thiệt mạng gần 7.000 người.
Vùng Nam Mỹ và Caribbean sản xuất tăng khoảng 1% do một số nước được mùa, như
Argentina, Brazil, Cuba, Guyana và Paraguay; trong khi khí hậu khơng thuận hịa tại
Colombia, Ecuador và Venezuela. Tại Hoa Kỳ, sản xuất lúa được phục hồi 16% so với
2013. Châu Âu sản xuất lúa gạo tăng 2,8% đến 4,1 triệu tấn lúa, phần lớn do phục hồi sản
xuất tại Liên Bang Nga. Sản xuất lúa tại Úc Châu giảm 28% so với 2013, do hạn hán và

thiếu nước trồng [9].
Năm 2014, thương mại lúa gạo thế giới tương đối bình ổn, khơng có những xáo trộn
đáng kể xảy ra do mùa màng hoặc biến cố chánh trị. Do nhu cầu của một số nước gia tăng
và số lượng lúa gạo thặng dư tại các nước xuất khẩu, sự trao đổi lúa gạo thế giới đạt mức
kỷ lục 40,2 triệu tấn gạo hay 8% cao hơn 2013. Theo tiên đoán Cơ quan FAO, trao đổi lúa
gạo sẽ giảm bớt 0,7% trong 2015. Thế giới tồn trữ gạo ở mức 177,5 triệu tấn gạo và
phỏng đoán 177,7 triệu tấn trong 2015. Giá gạo thế giới thấp nhứt kể từ 2008. Các nước
nhập khẩu chính vẫn là Trung Quốc, In-đơ-nê-xi-a, Philippines, Bangladesh, Sri Lanka và

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


Châu Phi. Năm qua cũng có vài sự kiện đáng chú ý làm ảnh hưởng không nhỏ đến thị
trường thế giới. Tháng 2-2014, Chính phủ quân nhân Thái Lan hủy bỏ chương trình trợ
giá gạo lớn lao của Chính phủ trước, thúc đẩy xuất khẩu gạo tồn kho, hạ thấp giá để giúp
nước này phục hồi ngành xuất khẩu truyền thống và đã trở lại ngôi vị hạng nhứt trong
2014. Dĩ nhiên, điều này có tác động trực tiếp đến giá gạo xuất khẩu Việt Nam và Ấn Độ.
Campuchia và Myanmar đang trở nên những nước xuất khẩu gạo giá thấp và có lực cạnh
tranh đáng lo ngại cho cả Việt Nam và Thái Lan trong tương lai. Trung Quốc, Úc Châu,
Ecuador, Hoa Kỳ, Liên bang Nga và Uruguay cũng xuất khẩu gạo nhưng với số lượng
tương đối nhỏ [9].
Thái Lan: Năm 2014, Thái xuất khẩu đến 10,5 triệu tấn gạo, phục hồi vị trí hàng đầu
thế giới. Thái cịn tồn trữ nhiều hạng lúa trong các kho vựa độ 18 triệu tấn, đã được thu
mua với giá trợ cấp từ Chính phủ trước. Để làm giảm bớt gạo tồn kho, Thái Lan liên tiếp
hạ giá gạo xuất khẩu. Trong tháng 11, gạo 100%B cịn 424 đơ la/tấn Fob so với 435 đô la
trong tháng 10. Trong tháng 12, giá gạo xuống 423 đô la. Trong khi giá gạo hấp từ 425
xuống 407 đô la, tấm A1 super từ 339 xuống 323 đô la [9].
Ấn Độ: Sản xuất lúa 2014 giảm 3% so với 2013, với 155,5 triệu tấn lúa trên 38 triệu
ha do mưa muộn, sau đó gặp lũ lụt và giông bão; nên xuất khẩu không quá 9,5 triệu tấn
gạo so với 10,5 triệu tấn 2013 và phải nhường lại vị trí hạng nhứt cho Thái Lan, đứng

hàng thứ hai thế giới. Giá gạo xuất khẩu cũng giảm xuống liên tục để tranh thủ các hợp
đồng với Pakistan và Việt Nam. Tuy nhiên, giá gạo xuất khẩu trong tháng 12 vẫn cịn cao
hơn hai nước này; do đó ảnh hưởng đến số lượng xuất khẩu của nước này. Trong tháng
12, giá gạo 5% tấm là 395 đô la/tấn, gạo 25% tấm cịn 354 đơ la. Trong tháng giêng 2015,
giá gạo còn tiếp tục hạ xuống [9].
Pakistan: Giá gạo xuất khẩu của nước này cũng xuống thấp để có thể cạnh tranh
thương mại trên thế giới. Tổng sản lượng xuất khẩu gạo 3,5 triệu tấn so với 3,6 triệu tấn
trong 2013. Họ đang tìm thị trường mới ở Trung Mỹ và Ca-ri-bê. Trong tháng 12, giá gạo
25% là 337 đô la/tấn [9].
Trung Quốc: Sản xuất đạt đến 206, 4 triệu tấn lúa hay 1,4 % hơn 2013, phần lớn do
năng suất tăng đến 6,8 tấn/ha trên diện tích trồng 30,3 triệu ha [9].
Nam Mỹ: Nhóm quốc gia tự do thương mại của lục địa này được gọi là Mercosur hay
Mecosul, gồm các nước Ac-hen-ti-na, Bra-xin, Paraguay, Uruguay và Venezuela.
Giá gạo xuất khẩu tương đối ổn định trong 3 tháng cuối năm, chung quanh 295 đô
la/tấn gạo [9].

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


Bắc Mỹ: Trong 3 tháng cuối năm, giá gạo xuất khẩu của Hoa Kỳ tăng lên từ 533 đến
545 đô la/tấn trong tháng 11-12. Năm 2014, Mỹ xuất khẩu 3,3 triệu tấn gạo so với 3,5
triệu trong 2013, kém hơn 3%. Vào tháng 12, giá gạo dài 2/4 là 530 đô la/tấn so với 545
đô la tháng 11. Đầu tháng giêng cịn 515 đơ la [9].
Châu Phi: Sản xuất lúa ở miền nam Sahara chỉ tăng từ 13,7 triệu tấn trong 2013 lên
14 triệu tấn trong 2014, hay tăng 1,5%. Tại Madagascar là nước sản xuất gạo lớn ở châu
lục này, chỉ sau Nigeria, sản xuất tăng 8%, nhưng vẫn còn thấp hơn mức sản xuất trong
2012. Châu lục này vẫn còn nhập khẩu gạo hàng năm với một số lượng lớn, khoảng 14
triệu tấn trong 2014 và có thể tăng 3% trong 2015 hay 14,5 triệu tấn. Các nước nhập khẩu
chính gồm có Nigeria, Senegal và Nam Phi [9].
Bảng 1.2: Sản lượng, xuất khẩu và dự trữ gạo tại một số nước xuất khẩu quan trọng và

thế giới 2013 và 2014
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Quốc gia trồng
lúa quan trọng
Thế giới
Trung Quốc
Ấn Độ
In-đô-nê-xi-a
Việt Nam
Thái Lan
Brazil
Hoa Kỳ
Pakistan

Sản lượng
(triệu tấn gạo)
2013
2014 a
497,5
496,6

140,7
141,7
106,5
103,5
44,9
44
29,3
29,7
25,2
24,8
7,9
8,1
6,8
6,7
6,1
7

Xuất khẩu
(triệu tấn gạo)
2013
2014 a
37,3
40,2
0,5
0,3
10,5
9,5


6,7

6,2
6,6
10,5
0,8
0,9
3,6
3,5
3,5
3,3

Gạo tồn trữ
(triệu tấn gạo)
2014 a
177,5
99,9
23,5
6,4
5,2
17
1
0,7
1

Nguồn: a/ Tiên đoán FAO Tháng 12-2014
Năm 2015, theo một số chuyên gia, thị trường xuất khẩu gạo thế giới có thể gặp khó
khăn do nhiều nước đang được mùa và thế giới “xả hàng” nên nguồn cung nhiều hơn cầu.
Ngoài ra, giá xăng dầu liên tục xuống thấp làm cho nhu cầu sản xuất nhiên liệu sinh học
giới hạn, số lương thực như bắp, đậu nành… sẽ thặng dư làm giá lương thực khó tăng lên
trong tương lai, giá lúa gạo có thể thấp hơn. FAO tiên đoán thị trường lúa gạo thế giới sẽ
kém hơn 2014 một chút, chỉ độ 0,6% hay số lượng đạt đến 40,5 triệu tấn gạo. Hiện nay, các

nước ở Nam bán cầu đang gieo trồng, theo tiên đoán sơ khởi, sản xuất lúa của Argentina và
Uruguay giảm bớt do mưa quá nhiều và giá thành cao; trong khi tăng thêm tại Bolivia,
Chile và Paraguay. Ở In-đơ-nê-xi-a, chính phủ đặt chỉ tiêu tăng 4% (73,4 triệu tấn lúa) so

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


với 2014. Sri Lanka sản xuất phục hồi nhờ mưa trở lại. Tại Châu Phi, triển vọng sản xuất
của Madagascar và Tanzania khá tốt. Tuy nhiên, sản xuất lúa của Úc Châu sẽ co lại 18% do
thiếu nước và giá thành cao. Ngoài ra, Thái Lan và Trung Quốc đã ký bản ghi nhớ với nội
dung Trung Quốc sẽ mua 2 triệu tấn gạo từ Thái Lan trong 2015-2016 dù thực tế chưa xác
định như đã thấy trong 2014 [9].
Theo FAO tiên đoán, sau khi xuất khẩu được 6,2 triệu tấn gạo trong 2014, Việt Nam
có thể xuất khẩu 6,9 triệu tấn gạo trong 2015 do được mùa năm qua, mà phần lớn đến các
nước nhập khẩu chủ yếu: Trung Quốc, Philippin và Đông Nam Á. Thái Lan sẽ tiếp tục vài
trò dẫn đầu xuất khẩu gạo thế giới ở tầm mức cao hơn, khoảng 11 triệu tấn gạo, do họ còn
gạo tồn kho khá lớn. Một số nước khác như Campuchia, Trung Quốc, Guyana, Myanmar,
Pakistan, Paraguay và Hoa Kỳ có khả năng xuất khẩu gạo nhiều hơn, trong khi các nước
Argentina, Úc Châu, Brazil và đặc biệt Ấn Độ sẽ bị cạnh tranh gay gắt hơn do giá cả thiếu
hấp dẫn [9].
Theo nhận định gần đây của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, Trung Quốc hiện giữ số lượng
tồn kho gạo rất lớn (46,8 triệu tấn gạo), chiếm đến 42% tồn trữ thế giới (111,2 triệu tấn
gạo). Số lượng gạo dự trữ này đủ cho người dân dùng trong 117 ngày so với phần còn lại
của thế giới chỉ 71 ngày; do đó, an ninh lương thực Trung Quốc khá ổn định nên họ có thể
ngưng thu mua bất cứ lúc nào khi họ muốn (8). Các nhà xuất khẩu Việt Nam nên cẩn trọng
khi làm ăn với họ. Thái Lan và Myanmar ký hợp đồng G2G giữa Chính phủ và Chính phủ
để bán gạo cho Trung Quốc dễ dàng hơn Việt Nam; tuy nhiên, Việt Nam còn tiếp tục giao
thương với nước này qua dạng tiểu ngạch, mặc dù WTO yêu cầu giảm bớt [9].
Trong tương lai, số lượng gạo chất lượng trung bình và thấp sẽ tăng cao trên thị
trường thế giới do Ấn Độ, Myanmar và Campuchia sản xuất mạnh trong khi nhu cầu gạo

với chất lượng này sẽ không thay đổi nhiều, gây cho ngành xuất khẩu gạo Việt Nam bị cạnh
tranh khốc liệt và giá cả hạ thấp. Hơn nữa, các sản phẩm nông nghiệp, nhứt là lúa gạo sẽ
được tiến hành tự do hóa thương mại vào năm 2015 trong khu vực ASEAN. Do đó, xuất
khẩu gạo thơm và gạo có chất lượng cao cần được hỗ trợ khuyến khích nhiều hơn nữa để
nâng cao lực cạnh tranh của khâu này, nhưng phải thực sự đảm bảo chất lượng cao. Ngoài
ra, mong đợi lộ trình thực hiện chủ trương thương nhân đầu mối xuất khẩu gạo phải có
vùng nguyên liệu hoặc hợp tác, liên kết, đặt hàng với hộ nông dân trồng lúa sớm được
nghiêm chỉnh áp dụng đại trà, vì đó là bước cơ bản để thiết lập thương hiệu cho lúa gạo
Việt Nam và đảm bảo quyền lợi người trồng lúa [9].

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


1.2.2. Tình hình sản xuất lúa gạo tại Việt Nam
1.2.2.1. Tình hình sản xuất lúa
Với điều kiện khí hậu nhiệt đới, Việt Nam được coi là cái nơi hình thành cây lúa
nước. Đã từ lâu, cây lúa đã trở thành cây lương thực chủ yếu, có ý nghĩa đáng kể trong
nền kinh tế và xã hội nước ta. Với địa bàn trải dài trên 15 vĩ độ Bắc bán cầu, từ Bắc vào
Nam đã hình thành những đồng bằng châu thổ trồng lúa phì nhiêu cung cấp nguồn lương
thực chủ yếu để nuôi sống hàng chục triệu người [22].
Việt Nam là một nước nơng nghiệp, có tới 75% dân số sản xuất nông nghiệp và từ
lâu cây lúa đã ăn sâu vào tiềm thức người dân, nó có vai trị rất quan trọng trong đời sống
con người. Lúa gạo không chỉ giữ vai trò trong việc cung cấp lương thực ni sống mọi
người mà cịn là mặt hàng xuất khẩu đóng góp khơng nhỏ vào nền kinh tế quốc dân. Mặt
khác, do có điều kiện tự nhiên thuận lợi phù hợp cho cây lúa phát triển nên lúa được trồng
ở khắp mọi miền của đất nước. Trong quá trình sản xuất lúa, nước ta đã hình thành nên 2
vùng sản xuất rộng lớn đó là vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng và ĐBSCL [16].
Theo thống kế của FAO năm 2008, Việt Nam có diện tích lúa khoảng 7,4 triệu ha
đứng thứ 7 sau các nước có diện tích lúa trồng nhiều ở Châu Á theo thứ tự Ấn Độ (44.0
triệu ha), Trung Quốc (29.5 triệu ha), In-đô-nê-xi-a (12.3 triệu ha), Băng-la-đét (11.7 triệu

ha), Thái Lan (10.2 triệu ha), My-an-ma (8.2 triệu ha). Việt Nam có năng suất 5,2 tấn/ha,
đứng thứ 24 trên thế giới sau Ai Cập (9,7 tấn/ha), Úc (9,5 tấn/ha), En Sanvađo (7,9
tấn/ha),… đứng đầu khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 4 trong khu vực châu Á sau Hàn
Quốc (7,4 tấn/ha), Trung Quốc (6,6 tấn/ha) và Nhật Bản (6,5 tấn/ha). Việt Nam có mức
tăng năng suất trong 8 năm qua là 0,98 tấn/ha, đứng thứ 12 thế giới và đứng đầu 8 nước
có diện tích lúa nhiều ở Châu Á về khả năng cải thiện năng suất lúa. Việt Nam vượt trội
trong khu vực Đông Nam Á nhờ thuỷ lợi được cải thiện đáng kể và áp dụng nhanh các
tiến bộ kỹ thuật về giống, phân bón, và bảo vệ thực vật. Việt Nam có tổng sản lượng lúa
hàng năm đứng thứ 5 trên thế giới, nhưng lại là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 (5,2 triệu
tấn) sau Thái Lan (9,0 triệu tấn), chiếm 18% sản lượng xuất khẩu gạo thế giới, 22,4% sản
lượng xuất khẩu gạo của châu Á, mang lại lợi nhuận 1275,9 tỷ USD năm 2006. Hiện nay,
với những tiến bộ kỹ thuật vượt bậc trong nông nghiệp, người dân đã được tiếp cận với
những phương thức sản xuất tiên tiến nên họ đã mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào
sản xuất, dùng các giống lúa mới, các giống lúa ưu thế lai, các giống lúa cao sản, các
giống lúa thích nghi với điều kiện đặc biệt của từng vùng, các giống lúa chất lượng đạt
tiêu chuẩn xuất khẩu,… kết hợp đầu tư thâm canh cao, hợp lý [10].

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


Nhờ vậy, ngành trồng lúa nước ta đã có bước nhảy vọt về năng suất, sản lượng và
giá trị kinh tế. Đến nay, sản lượng lương thực của chúng ta đạt 38,9 triệu tấn và giá trị
xuất khẩu gạo đạt 6.006.000 tấn, thu về 2.437 triệu USD.
Bảng 1.3: Tình hình sản xuất lúa của Việt Nam qua các năm
Chỉ tiêu
2000

Diện tích
(triệu ha)
7,66


Năng suất
(tấn/ha)
4,24

Sản lượng
(triệu tấn)
32,5

2001

7,49

4,29

32,1

2002

7,50

4,59

34,4

2003

7,45

4,64


34,6

2004

7,44

4,83

35,6

2005

7,33

4,88

35,8

2006

7,32

4,89

35,8

2007

7,21


4,98

35,9

2008

7,41

5,22

38,7

2009

7,44

5,23

38,9

2010

7,51

5,3

39,9

Năm


(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, 2011)
Kết quả tại bảng 1.3 cho thấy: Từ năm 2000 đến nay, diện tích gieo trồng lúa của
Việt Nam giảm từ 7,66 triệu ha xuống còn 7,51 triệu ha, nguyên nhân là do việc chuyển
đổi cơ cấu cây trồng và mục đích sử dụng đất. Tuy nhiên, do điều kiện thuận lợi về thị
trường và thời tiết nên sản lượng lúa cả năm 2010 đã đạt xấp xỉ 39,9 triệu tấn, đây là mức
kỷ lục trong vòng 20 năm qua. So với năm 2000, sản lượng lúa cả nước năm 2010 tăng
20,7%, tương đương với mức tăng 7,4 triệu tấn.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn, diện tích đất trồng lúa
hàng năm bị giảm chính là do việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Tuy vậy, năng suất và
sản lượng lúa vẫn tăng so với các năm trước, nguyên nhân chính là nhờ việc áp dụng các
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như: Sử dụng các giống lúa mới, kỹ thuật bón phân
hợp lý, đầu tư thâm canh tốt...

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


1.2.2.2. Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam
a. Sản lượng gạo xuất khẩu:
Việt Nam từ một nước thiếu lương thực của những thập niên 80, 90 thế kỷ trước thì
những năm 2005 – 2008 sản lượng gạo xuất khẩu khá ổn định ở mức trên 4,5 triệu tấn và có
bước đột phá từ những năm 2009. Cụ thể, mùa vụ 2010/2011, Việt Nam xuất khẩu 7,1 triệu
tấn gạo trong tổng sản lượng 26,37 triệu tấn, so với 6,73 triệu tấn trong mùa vụ 2009/2010.
Với sản lượng này, Việt Nam tiếp tục giữ vị trí thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo, sau
Thái Lan. Mùa vụ 2011/2012, Việt Nam vẫn duy trì mức xuất khẩu gạo trên 7 triệu tấn và
đã đạt 7,72 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu gạo đạt 3,45 tỷ USD [15].

Biểu đồ 1.1: Xuất khẩu gạo Việt Nam giai đoạn 2005 – 2011
Nguồn: [15]
b. Thị trường xuất khẩu chính:

Mùa vụ 2011/2012, nước ta xuất khẩu 7,72 triệu tấn gạo trong tổng sản lượng 27,15
triệu tấn, tiếp tục giữ vị trí thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo, sau Ấn Độ. Thị trường
xuất khẩu chính của Việt Nam trong mùa vụ 2011/2012 là các quốc gia châu Á chiếm
77,7% tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước (tương đương 6 triệu tấn). In-đô-nê-xi-a,
Phi-lip-pin và Ma-lai-xi-a vẫn tiếp tục là ba thị trường nhập khẩu truyền thống. Tiềm năng
tiêu thụ gạo của các thị trường này vẫn còn khá lớn, tuy nhiên, theo USDA, trong vài năm
tới, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường này sẽ bị thu hẹp dần. Mùa vụ
2011/12, Trung Quốc là nước nhập khẩu gạo nhiều nhất của Việt Nam với kim ngạch hơn
2 triệu tấn. Dự báo xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường này sẽ tiếp tục tăng trong

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


mùa vụ 2012/13. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ Thái
Lan, Ấn Độ, Pa-kit-tan và My-an-ma khi xuất khẩu gạo sang Trung Quốc.
Đối với thị trường châu Phi, Việt Nam có nhiều lợi thế hơn so với Ấn Độ và Pakistan
nhất là với loại gạo tấm 5%; nhưng lại phải đối mặt với sức ép cạnh tranh gay gắt từ Thái
Lan vì các nhà xuất khẩu Thái Lan có thể hạ thấp giá bán để cạnh tranh tại thị trường quan
trọng này. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Ấn Độ và Pa-kit-tan lại có lợi thế cạnh
tranh đối với thị trường gạo chất lượng thấp (đặc biệt là gạo tấm 25%).
Xét về lượng, trung bình mỗi năm Việt Nam xuất khẩu sang châu Phi từ 1,2 đến
1,5 triệu tấn gạo. Mùa mua sắm tại thị trường châu Phi không bắt đầu vào quý đầu tiên
của năm mà thường từ quý 2 trở đi. Gạo xuất sang châu Phi thường được bán theo cơ sở
giá FOB; hàng hóa được chuyển bằng tàu lớn và dừng lại ở nhiều cảng tại các quốc gia
châu Phi khác nhau. Vì vậy, rất khó để đưa ra con số chính xác về lượng gạo xuất khẩu
của Việt Nam sang châu lục này.
Bảng 1.4: Xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2011/2012
Xuất
sang


5%

10%

Châu
2684815
Á
Châu
821826
Phi
Châu
Âu và
các
39828 24699
nước
CIS
Châu
32014
Mỹ
Châu
19235
Úc
Tổng 3597718 24699

15%

25%

1505767


793317

15925

75947

98407

365610

756

213090

-

2901

100%

-

55883

Các
loại
khác

Tổng


Glutinous

Jasmine

309434

433707

5832

5748797

-

104162

52356

1518308

-

24564

-

89847

-


25445

-

329333

11036

-

30271

-

-

-

-

1795560

894625

437418

309434

598914


58188

7716556

Nguồn: [15]
Theo báo cáo của USDA, Việt Nam đang muốn tiếp cận thị trường mới để đẩy
mạnh xuất khẩu. Việt Nam đã xuất khẩu gạo đến Chi-lê và Ha-i-ti trong năm ngoái và
đang tìm cách mở rộng thị phần tại Tây bán cầu. Cũng theo báo cáo, sản lượng lúa gạo
Việt Nam năm 2013 ước tính 27,65 triệu tấn, tăng so với khoảng 27,15 triệu tấn năm

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


trước. Tiêu thụ lúa gạo trong nước dự kiến sẽ tăng nhẹ, từ khoảng 19,65 triệu tấn năm
2012 lên 20,1 triệu tấn năm 2013 [15].
Theo Trần Văn Đạt (2015) với khuynh hướng giảm bớt diện tích trồng lúa, Việt
Nam năm 2014 được mùa nhờ khí hậu điều hịa, sản lượng đạt đến 45 triệu tấn lúa hay
tăng 2,3% so với 2013, năng suất bình quân 5,77 tấn/ha và xuất khẩu 6,2 triệu tấn gạo trị
giá 2,7 tỷ Mỹ kim, so với mục tiêu đầu năm 6,5 triệu tấn và 6,7 triệu tấn của 2013 (3 và
5). Năm 2014, Việt Nam xuống vị trí thứ ba xuất khẩu gạo thế giới, sau Thái Lan và Ấn
Độ. Hai chương trình trợ cấp trồng lúa lai và sản xuất lúa 3 vụ/năm đã đến lúc cần được
nghiêm túc duyệt xét lại vì sự bất hợp lý của nước sản xuất dư thừa và xuất khẩu gạo lớn
thế giới, chưa kể đến yếu tố kỹ thuật. Vì vậy, cần chuyển đổi cơ cấu cây trồng và đặc biệt
dành hỗ trợ này cho mục đích khác như ngành trồng bắp, đậu nành cho chăn nuôi và rau
cải, màu có trị giá cao. Hơn nữa, trồng 3 vụ lúa/năm trong khi giá gạo xuất khẩu thế giới
xuống thấp như hiện nay, nơng dân cịn gặp nhiều khó khăn hơn nữa. Chỉ tiêu sản xuất lúa
gạo hàng năm cần đặt trên cơ sở nhu cầu thế giới và nội địa để đảm bảo lợi tức cao cho
nông dân thay vì dựa vào đất trồng sẳn có [8].
Năm 2014, thị trường lúa gạo Việt Nam mang một số sự kiện nổi bật. Chính phủ cho
phép bổ sung Vinafood 1 (Tổng công ty Lương thực miền Bắc) cùng Vinafood 2 (Tổng

công ty Lương thực miền Nam) làm đầu mối giao dịch hợp đồng tập trung tại các thị
trường Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a. Cạnh tranh xuất khẩu gạo vào Trung
Quốc ngày càng tăng thêm, Việt Nam chiếm hơn nửa thị trường này, bên cạnh Pa-kit-tan,
Thái Lan và My-an-ma. Cũng giống 2013, Việt Nam mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo
trong vụ Đông-Xuân ở đồng bằng sông Cửu Long với lãi suất hỗ trợ để hạn chế dao động
giá cả lúa gạo trong nước. Từ 18-4, giá gạo xuất khẩu tối thiểu tăng thêm 20 đô la lên 375
đô la/tấn cho gạo 25% tấm. Suốt năm, giá gạo xuất khẩu bị tác động mạnh do cạnh tranh
mãnh liệt với Ấn Độ và Thái Lan. Dù thế, giá gạo xuất khẩu Việt Nam tăng lên liên tục từ
quý 2 đến tháng 9-2014 mới bắt đầu xuống thấp. Châu Á và Châu Phi là thị trường nhập
khẩu chính của Việt Nam [8].
Tháng 4-2014, doanh nghiệp Việt Nam đã thắng thầu 800.000 tấn gạo 15% tấm
nhập khẩu của Phi-lip-pin, nhưng với giá chỉ 436,5 đô la/tấn, thấp khá xa so với giá đề
nghị của 3 nhà thầu khác từ Pháp, Hồng Kông và Thái Lan. Tuy nhiên, hợp đồng bán gạo
này giúp Việt Nam có đối trọng đáng kể để Trung Quốc khơng thể ép giá mua gạo Việt
Nam xuống thấp.
Năm 2014 là năm xuất khẩu gạo thơm nhiều nhứt hơn 800.000 tấn gạo hay 36% so
với cùng thời điểm năm trước, với giá trung bình 600 đơ la/tấn (trong khi gạo thơm Hom
Mali của Thái Lan từ 1.065 – 1.075 đô la/tấn và Basmati của Ấn Độ 1.515 – 1.525 đô

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


×