Tải bản đầy đủ (.ppt) (36 trang)

XAC DINH DE TAI NGHIEN CUU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.24 KB, 36 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>B. CÁCH TIẾN HÀNH NCKHSPƯD B1. Xác định đề tài nghiên cứu B2. Lựa chọn thiết kế nghiên cứu B3. Đo lường -Thu thập dữ liệu B4. Phân tích dữ liệu B5. Báo cáo đề tài nghiên cứu. 1. 1.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> B1. Xác định đề tài NCKHSPƯD bằng cách nào? 1. Tìm hiểu hiện trạng – xác định nguyên nhân 2. Đưa ra các giải pháp thay thế 3. Xác định vấn đề nghiên cứu 4. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu. 2. 2.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 1.Tìm hiểu hiện trạng. (Bước 1). (suy ngẫm về tình hình hiện tại) Nhìn lại các vấn đề trong DH/QLGD. Vấn đề thường được GV đưa ra: + Vì sao nội dung bài học này không thu hút học sinh tham gia? + Vì sao kết quả học tập của học sinh sụt giảm khi học nội dung này? + Phương pháp này có nâng cao kết quả học tập của học sinh hay không?. 3. 3.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 1.Tìm hiểu hiện trạng. (Bước 1). (suy ngẫm về tình hình hiện tại) Nhìn lại các vấn đề trong dạy học/QLGD. - Vấn đề thường được GV đưa ra: + Có cách nào tốt hơn để thay đổi nhận thức của học sinh về nội dung bài học này hay không? Từ những câu hỏi như thế về hiệu quả dạy học , thái độ, hành vi của học sinh về chất lượng học tập , GV muốn thay đổi tình hình hiện tại nghiên cứu KHSPUD. 4. 4.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Ví dụ : Hiện trạng: HS lớp 10 trường THPT A có kết quả học tập chương 1” cấu tạo nguyên tử “ môn Hóa học rất thấp.. 5.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Giáo viên bắt đầu tập trung vào vấn đề cụ. thể để tiến hành NCKHSPƯD:. + Xác định các nguyên nhân gây ra thực trạng. + Chọn một nguyên nhân có thể tác động.. 6. 6.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Ví dụ :. Hiện trạng: HS lớp 10 trường THPT A có kết quả học tập chương 1” cấu tạo nguyên tử “ môn Hóa học rất thấp.. Liệt kê các nguyên nhân: Kiến thức trừu tượng, khó • HS chưa quen với cách học ở THPT, • GV chỉ sử dụng phương pháp thuyết trình • Chưa kết hợp minh họa bằng tranh ảnh, mô hình flash. •.. •... 7.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 2. Đưa ra các giải pháp thay thế (Bước 2). Có thể tìm giải pháp thay thế từ nhiều nguồn khác nhau: + Các giải pháp đã được triển khai thành. công tại nơi khác. + Điều chỉnh từ các mô hình khác. + Các giải pháp được đề cập trong các tài liệu đã được công bố trong 5 năm trở lại. + Các giải pháp do chính giáo viên nghĩ ra.. => Bước đầu xác định tên đề tài nc. (Trong quá trình tìm các giải pháp thay thế, GV cần đọc nhiều bài nghiên cứu giáo dục bàn về các vấn đề tương tự - quá trình tìm hiểu lịch sử NC vấn đề) 8. 8.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Với những thông tin thu được từ quá trình tìm hiểu lịch sử vấn đề, người nghiên cứu xây dựng và mô tả giải pháp thay thế. Lúc này, người nghiên cứu có thể bước đầu xác định tên đề tài nghiên cứu.. 9.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Biện pháp tác động: sử dụng phầm mềm mô phỏng flash để gây hứng thú, giúp HS hiểu rõ hiện tượng và bản chất các nội dung kiến thức trong chương 1 .. 10.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 3. Xác định vấn đề nghiên cứu (Bước thứ 3 ). Một đề tài NCKHSPƯD thường có từ 1 đến 3 vấn đề nghiên cứu được viết dưới dạng câu hỏi.. 11. 11.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Ví dụ về xác định vấn đề nghiên cứu Đề tài. Vấn đề nghiên cứu. sử dụng phần mềm mô phỏng flash nhằm làm tăng hứng thú và kết quả học tập của HS khi học chương 1 “ cấu tạo nguyên tử” môn Hóa học 10 trường THPT A. 1.Việc sử dụng phần mềm mô phỏng flash trong dạy học chương 1 “Cấu tạo nguyên tử” môn Hóa học có làm tăng hứng thú học tập của học sinh lớp 10 trường A không? 2. Việc sử dụng phần mềm mô phỏng flash trong dạy học chương 1 “Cấu tạo nguyên tử” môn Hóa học có làm tăng kết quả học tập của học sinh lớp 10 trường A không? Hoặc xem thêm đề tài trong SGK trang 19 12. 12.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Mỗi. đề tài NCKHSPƯD khởi đầu bằng một vấn đề và phải là một vấn đề có thể nghiên cứu được. Vì vậy, vấn đề cần: 1. Không đưa ra đánh giá về giá trị. 2. Có thể kiểm chứng bằng dữ liệu. Các ví dụ sau sẽ đưa ra các vấn đề nghiên cứu có và không có đánh giá về giá trị.. 13.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Ví dụ 1. Phân tích. Việc sử dụng phần mềm vẽ hình động có phải là cách tốt nhất làm tăng kết quả học tập Hình học không gian của HS lớp 11 trường B không ? Vấn đề KHÔNG nghiên cứu được vì từ “tốt nhất” (nhận định về giá trị ) -. Vấn đề đầu tiên đề cập phương pháp tốt nhất để làm tăng kết quả học tập. Từ «tốt nhất» chính là một nhận định về giá trị. «Tốt nhất» ở đây nghĩa là gì? Dựa trên tiêu chí nào để đánh giá là «tốt nhất»? Liệu có phải «tốt nhất» vì bản thân tôi cảm thấy thích hay không? Liệu có phải «tốt nhất» vì phương pháp đó phổ biến hay không»? Liệu có phải «tốt nhất» vì đó là phương pháp duy nhất mà tôi được dạy? Những lý do này mang tính cá nhân hoặc chủ quan. Vì vậy vấn đề này không nghiên cứu được. 14 14.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Việc sử dụng phần mềm vẽ hình động có làm tăng kết quả học tập Hình học không Ví dụ 2 gian của HS lớp 11 trường B không? -. Phân tích. Vấn đề CÓ THỂ nghiên cứu được vì từ “có làm tăng” (không có nhận định về giá trị).. Chúng ta sử dụng dữ liệu để kiểm chứng giả thuyết «Việc sử dụng phần mềm vẽ hình động… » có làm tăng hoặc « Việc sử dụng phần mềm vẽ hình động… … » không làm tăng kết quả học tập. Cách thực hiện NCKHSPƯD này khá khách quan. Các dữ liệu được đo có liên quan tới vấn đề nghiên cứu. Kết luận đưa ra dựa trên kết quả của học sinh chứ không dựa vào niềm tin hay sở thích của người nghiên cứu. Vì vậy có thể kết luận rằng vấn đề này có thể NC được.. 15.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Lưu ý: Người nc nên tránh các từ hàm chỉ việc đánh giá cá nhân khi hình thành vấn đề nghiên cứu : phải, tốt nhất, nên, bắt buộc, duy nhất, tuyệt đối … Một khía cạnh quan trọng khác của vấn đề nghiên cứu là khả năng kiểm chứng bằng dữ liệu. + Suy nghĩ xem cần thu thập loại dữ liệu nào? + Tính khả thi của việc thu thập những dữ liệu đó?. 16.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Vấn đề nghiên cứu. Dữ liệu sẽ được thu thập. 1.Việc sử dụng phần mềm mô phỏng flash trong dạy học chương 1 “Cấu tạo nguyên tử” môn Hóa học có làm tăng hứng thú học tập của học sinh lớp 10 trường A không? 2. Việc sử dụng phần mềm mô phỏng flash trong dạy học chương 1 “Cấu tạo nguyên tử” môn Hóa học có làm tăng kết quả học tập của học sinh lớp 10 trường A không?. 1. Bảng điều tra hứng thú học tập của học sinh 2. Kết quả các bài kiểm tra trên lớp của học sinh (Chương Cấu tạo nguyên tử) 17.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Tên đề tài: Sử dụng phần mềm mô phỏng flash nhằm làm tăng hứng thú và kết quả học tập của HS khi học chương I “cấu tạo nguyên tử” môn Hóa học lớp 10 trường THPT A.. 18.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> 4. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu Giả. thuyết nghiên cứu là một câu trả lời giả định cho vấn đề nghiên cứu và sẽ được kiểm chứng bằng dữ liệu.. 19.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Ví dụ về xây dựng giả thuyết NC Vấn đề nghiên cứu. Giả thuyết. 1.Việc sử dụng phần mềm mô phỏng flash trong dạy học chương 1 “Cấu tạo nguyên tử” môn Hóa học có làm tăng hứng thú học tập của học sinh lớp 10 trường A không? 2. Việc sử dụng phần mềm mô phỏng flash trong dạy học chương 1 “Cấu tạo nguyên tử” môn Hóa học có làm tăng kết quả học tập của học sinh lớp 10 trường A không? 1. Có, việc sử dụng phần mềm mô phỏng flash trong học chương 1 “Cấu tạo nguyên tử” môn Hóa học sẽ tăng hứng thú học tập của học sinh. 2. Có, việc sử dụng phần mềm mô phỏng flash trong học chương 1 “Cấu tạo nguyên tử” môn Hóa học sẽ tăng kết quả học tập của học sinh.. dạy làm dạy làm. 20.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> -. Có hai dạng giả thuyết nghiên cứu chính: Dự đoán hoạt động thực nghiệm Giả thuyết không có nghĩa sẽ không mang lại hiệu quả. (Ho). Giả thuyết có nghĩa (Ha). Dự đoán hoạt động thực nghiệm sẽ mang lại hiệu quả.. 21. 21.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Vấn đề nghiên cứu Giả thuyết không có nghĩa (Ho). Giả thuyết có nghĩa ( Ha: H1, H2, H3,..). Không có sự khác biệt giữa các nhóm. Không định hướng. Có định hướng. Có sự khác biệt giữa các nhóm. Một nhóm có kết quả tốt hơn nhóm kia 22.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Giả thuyết có nghĩa (Ha): có thể có hoặc không có định hướng. Giả thuyết có định hướng sẽ dự đoán định hướng của kết quả, giả thuyết không định hướng chỉ dự đoán có sự thay đổi. Ví dụ sau sẽ minh họa cho điều này.. Giả thuyết có định hướng. Có, nó làm tăng kết quả học tập của học sinh. Giả thuyết không định hướng. Có, nó sẽ làm thay đổi hứng thú học tập của học sinh. 23. 23.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> Một số lưu ý khi áp dụng B1. Xác định đề tài nghiên cứu:  Tìm hiểu thực trạng: căn cứ vào các vấn đề “nổi cộm” trong thực tế GD ở địa phương, khó khăn, hạn chế trong DH/QLGD; Tìm nguyên nhân, chọn 1 nguyên nhân để tác động.  Tìm. giải pháp thay thế: nên tham khảo các kinh nghiệm, tài liệu có nội dung liên quan.  Dự. kiến tên đề tài, xác định vấn đề NC, xây dựng giả thuyết NC. (Sử dụng sơ đồ tư duy để tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân, giải pháp thay thế, dự kiến tên đề tài, xác định vấn đề NC, xây dựng giả thuyết NC) 24.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> Ví dụ: - Hiện trạng: HS lớp 10 trường THPT A có kết quả học tập chương 1” cấu tạo nguyên tử “ môn hóa học rất thấp. - Liệt kê các nguyên nhân: kiến thức trừu tượng, HS chưa quen với cách học ở THPT, GV chỉ sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp minh họa bằng tranh ảnh, mô hình. - Chọn nguyên nhân: GV chỉ sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp minh họa bằng tranh ảnh, mô hình. - Biện pháp tác động: sử dụng phầm mềm mô phỏng flash để gây hứng thú, giúp HS hiểu rõ hiện tượng và bản chất các nội dung kiến thức trong chương 1. 25. 25.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> Tên đề tài: Sử dụng phần mềm mô phỏng flash nhằm làm tăng hứng thú và kết quả học tập của HS khi học chương 1 “ cấu tạo nguyên tử” môn Hóa học 10 trường THPT A.. - Vấn đề nghiên cứu: 1.Việc sử dụng phần mềm mô phỏng flash trong dạy học chương 1 “Cấu tạo nguyên tử” môn Hóa học có làm tăng hứng thú học tập của học sinh lớp 10 trường A không? 2. Việc sử dụng phần mềm mô phỏng flash trong dạy học chương 1 “Cấu tạo nguyên tử” môn Hóa học có làm tăng kết quả học tập của học sinh lớp 10 trường A không? 26. 26.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> - Giả. thuyết nghiên cứu: 1. Có, việc sử dụng phần mềm mô phỏng flash trong dạy học chương 1 “Cấu tạo nguyên tử” môn Hóa học sẽ làm tăng hứng thú học tập của học sinh. 2. Có, việc sử dụng phần mềm mô phỏng flash trong dạy học chương 1 “Cấu tạo nguyên tử” môn Hóa học sẽ làm tăng kết quả học tập của học sinh.. 27. 27.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> Bài tập 2 :. 28. Sử dụng sơ đồ tư duy để xác định đề tài nghiên cứu: Tìm hiểu hiện trạng, tìm, chọn nguyên nhân Đưa ra giải pháp thay thế - dự kiến tên đề tài Xác định vấn đề NC Xây dựng giả thuyết NC. 28.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> Ví dụ 2 Tìm và chọn nguyên nhân Chương trình nặng. PPDH chưa phát huy tính tích cực của HS. Chọn nguyên nhân. HS học kém môn Toán (HS lớp 2). Phụ huynh chưa quan tâm. Hiện trạng. Lớp học đông. Đồ dùng, điều kiện lớp học chưa đáp ứng 29.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> Tìm giải pháp tác động Học thông qua trò chơi. Nêu, giải quyết vấn đề. Một số PPDH tích cực áp dụng trong môn Toán Thực hành, luyện tập. Học theo nhóm. Giải thích minh họa. 30.

<span class='text_page_counter'>(31)</span>  Hiện trạng: HS học kém môn Toán (HS lớp 2)  Chọn nguyên nhân: PPDH chưa phù hợp  Biện pháp tác động: sử dụng PP trò chơi trong. dạy học môn Toán lớp 2 (trường …)  Tên đề tài: Sử dụng PP trò chơi trong dạy học môn Toán làm tăng kết quả học tập môn Toán của HS lớp 2 (trường…) hoặc Nâng cao kết quả học tập môn Toán thông qua sử dụng PP trò chơi trong dạy học Toán (HS lớp 2 trường…)  Vấn đề NC: Sử dụng PP trò chơi trong dạy học môn Toán có làm tăng kết quả học tập môn Toán cho HS lớp 2 không?  Giả thuyết: Có, sử dụng PP trò chơi trong dạy học môn Toán có làm tăng kết quả học tập môn Toán cho HS lớp 2. 31.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> Ví dụ 2. Tìm và chọn nguyên nhân. Chưa được CBQL quan tâm đúng mức. GV chưa được bồi dưỡng. Chọn nguyên nhân. Chất lượng các sáng kiến kinh nghiệm chưa cao. Việc đánh giá chưa thống nhất, chưa khách quan. Hiện trạng. Trình độ GV hạn chế. GV chưa tự giác 32.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> 2. Giải pháp thay thế  Bồi. dưỡng GV THPT về quy trình nghiên cứu KHSPƯD.. 33.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> 3. Vấn đề nghiên cứu Tên đề tài: Nâng cao số lượng và chất lượng sáng kiến kinh nghiệm của GV THPT tỉnh A thông qua việc bồi dưỡng quy trình nghiên cứu KHSPƯD. Các vấn đề nghiên cứu: Việc bồi dưỡng quy trình nghiên cứu KHSPƯD có làm tăng số lượng sáng kiến kinh nghiệm của GV THPT tỉnh A hay không? - Việc bồi dưỡng quy trình nghiên cứu KHSPƯD có làm tăng chất lượng của các sáng kiến kinh nghiệm của GV THPT tỉnh A hay không? 34.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> 4. Giả thuyết nghiên cứu: - Có, việc bồi dưỡng quy trình nghiên cứu KHSPƯD sẽ làm tăng số lượng sáng kiến kinh nghiệm của GV THPT tỉnh A. - Có, việc bồi dưỡng quy trình nghiên cứu KHSPƯD sẽ làm tăng chất lượng của các sáng kiến kinh nghiệm của GV THPT tỉnh A. (Giả thuyết có định hướng). 35.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> . 36.

<span class='text_page_counter'>(37)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×