Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Mở cửa thị trường bán lẻ: Ai được, ai mất? docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.26 KB, 4 trang )

Mở cửa thị trường bán lẻ: Ai được, ai mất?



Người tiêu dùng nội địa sẽ thoả sức mua được hàng giá rẻ với chất lượng cao
khi các đại gia xuất hiện ngày càng nhiều tại Việt Nam.
Không ít doanh nghiệp bán lẻ trong nước lo ngại trước việc mất thị trường khi
những “người khổng lồ” đang lên kế hoạch thôn tính thị trường bán lẻ Việt Nam. Nhất
là vào thời điểm 2009, cửa thị trường chính thức mở rộng theo cam kết WTO.
Thế nhưng, người tiêu dùng trong nước lại háo hức chờ đón sự xuất hiện của
các siêu thị mới. Không những được thoả mãn nhu cầu mua sắm mà các “thượng đế”
còn có cơ hội sở hữu hàng tốt, giá rẻ bởi những chiến lược cạnh tranh ráo riết về giá
nhằm áp đảo và hạ gục đối phương của các nhà phân phối lớn trên toàn thế giới.

Cuộc “lấn sân” của các đại gia

Thị trường bán lẻ Việt Nam hiện được AT Kearny – một tổ chức xếp hạng uy
tín - đánh giá là hấp dẫn thứ 4 trên thế giới. Nguyên Thứ trưởng Bộ Công thương Phan
Thế Ruệ cũng dự báo: Mức tiêu dùng của người dân sẽ tăng khoảng 23% trong năm
2007, một con số đầy hấp dẫn đối với các doanh nghiệp bán lẻ.
Với những ưu thế về phương thức kinh doanh, vốn, trình độ quản lý, công nghệ,
đã có nhiều tập đoàn phân phối quốc tế xâm nhập thị trường Việt Nam, trong đó có 3
tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới là Wal-Mart (Mỹ), Carefour (Pháp) và Tesco (Anh)
đã tạo sức ép cạnh tranh rất lớn đối với các nhà sản xuất và các hãng phân phối Việt
Nam.
Bên cạnh đó, ông Ruệ cũng cho rằng sự mạnh tay mua sắm của người dân đã
giúp Việt Nam thường xuyên lọt vào Top những thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế
giới. Đây cũng chính là lý do khiến nhiều đại gia bán lẻ trên thế giới như: Metro Cash
& Carry (Đức), Bourbon (Pháp), Parkson (Malaysia)… sớm lên kế hoạch “thôn tính”
thị trường bán lẻ Việt Nam.
Vẫn những hàng hoá đó, nhưng 90.000 khách hàng được cấp thẻ hội viên Metro


luôn có quyền mua được hàng với giá “mềm” hơn thị trường bên ngoài hay so với các
siêu thị nội địa khác giá từ 10-15%, còn hàng hoá thì phong phú tới gần 15.000 chủng
loại với chất lượng đảm bảo.
Ngoài 8 siêu thị trên toàn quốc, Metro Cash & Carry đang có ý định mở thêm 4
trung tâm nữa tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang và Đồng Nai. Hay Tập
đoàn Bourbon, chủ sở hữu Hệ thống siêu thị Big C cũng đang chuẩn bị xây dựng thêm
4 siêu thị mới tại Hà Nội, làm tròn chuỗi 10 siêu thị mà họ đang sở hữu. Tập đoàn bán
lẻ Dairy Farm (HongKong) thông qua công ty con là Giant South Asia Việt Nam cũng
vừa khai trương siêu thị đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh. Trước đó, Dairy Farm đã
mua lại toàn bộ chuỗi 6 siêu thị Citimart của Công ty Đông Hưng. Dự kiến, Dairy
Farm sẽ rót tới 5 triệu USD nhằm mở rộng kinh doanh tại thị trường Việt Nam.
Các đại gia bán lẻ lớn đã và đang quyết tâm chinh phục thị trường Việt Nam
với điểm ngắm là những vị trí đẹp sẵn có ở trung tâm các thành phố lớn.

Doanh nghiệp lo, “Thượng đế”… chờ đợi

Trong khi các tập đoàn bán lẻ nước ngoài được biết đến với hình ảnh những đại
siêu thị đang hiện diện tại thị trường Việt Nam thì hầu hết cửa hàng truyền thống của
Việt Nam đều ở trong tình trạng chung là có diện tích nhỏ, trang thiết bị thô sơ và chủ
yếu sử dụng lao động phổ thông. Ngay cả doanh nghiệp thương mại trong nước phần
lớn cũng là doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa.
Để chinh phục các thượng đế tại thị trường bán lẻ hấp dẫn thứ tư trên thế giới,
ông Pascal Billaud, tổng giám đốc mới của BigC tại Việt Nam mới đây đã không ngần
ngại tiết lộ: chiến lược cạnh tranh tới đây của Big C chính là giá cả - một chính sách
“cổ điển” nhưng lại có sức mạnh kinh điển. Theo ông Pascal Billaud: Nhiệm vụ của
nhà bán lẻ là làm khách hàng hài lòng bằng chất lượng dịch vụ, chất lượng hàng hoá,
tiện nghi mua sắm và sự tận tuỵ của nhân viên… Song, điều khách hàng mong muốn
nhất khi mua sắm là có được mức giá rẻ. Sự khác biệt của BigC tới đây sẽ là: làm thế
nào có mức giá rẻ cho khách mua.
Chính sách giá rẻ này của BigC đã được thể hiện bắt đầu từ cuối tháng 9/2007,

khi hệ thống siêu thị này thực hiện giảm giá 300 mặt hàng tiêu dùng thiết yếu với mức
giảm từ 1-10%. Ông Pascal Billaud còn cho biết thêm: BigC còn có thể giảm giá thêm
tuỳ điều kiện thị trường nhưng sẽ đảm bảo sẽ không tăng giá cho đến 31.12.2007.
Để đối phó với những người khổng lồ trong lĩnh vực bán lẻ, 130 doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực phân phối, bán lẻ của Việt Nam đầu tháng 10 đã bắt tay thành
lập Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam (AVR). Mối liên kết này dự kiến sẽ tiếp thêm
sức mạnh cho các doanh nghiệp bán lẻ trong nước khi phải đối đầu với các đối thủ quá
mạnh.


×