Tải bản đầy đủ (.docx) (134 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.35 KB, 134 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN VĂN TẠO

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN
BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN QUỲ HỢP, TỈNH NGHỆ AN

Chuyên ngành:

Quản Lý Kinh Tế

Mã ngành:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Trần Đình Thao

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày…. tháng…. năm 2019
Tác giả luận văn



Nguyễn Văn Tạo

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS. Trần Đình Thao đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Bộ môn Kế hoạch và Đầu tư, Học viện Nông
nghiệp Việt Nam và các Thầy/Cô dạy đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập,
thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ Ban Tổ chức, Phòng Nội vụ
huyện Quỳ Hợp đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà nội, ngày…. tháng…. năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Tạo

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan........................................................................................................................................ i
Lời cảm ơn........................................................................................................................................... ii
Mục lục................................................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt........................................................................................................................ v
Danh mục bảng.................................................................................................................................. vi
Trích yếu luận văn........................................................................................................................... viii
Thesis abstract..................................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu................................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................................... 3

1.2.1.

Mục tiêu chung................................................................................................................... 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể................................................................................................................... 3

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................................ 3

1.4.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................................. 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu....................................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu........................................................................................................... 3

1.5.

Đóng góp mới của luận văn............................................................................................ 4

1.5.1.

Về lý luận............................................................................................................................. 4

1.5.2.

Về thực tiễn......................................................................................................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ,
công chức cấp xã.............................................................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận....................................................................................................................... 5

2.1.1.


Các khái niệm cơ bản........................................................................................................ 5

2.1.2.

Đặc điểm và vai trò của cán bộ, công chức cấp xã.................................................... 9

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ, công chức cấp xã........................16

2.2.

Cơ sở thực tiễn................................................................................................................. 21

2.2.1.

Kinh nghiệm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã ở một số địa
phương............................................................................................................................... 21

2.2.2.

Bài học kinh nghiệm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã cho
huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An.................................................................................... 28

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................. 30
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu....................................................................................... 30


iii


3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên........................................................................................................... 30

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội............................................................................................... 31

3.2.

Phương pháp nghiên cứu............................................................................................... 39

3.2.1.

Chọn điểm nghiên cứu................................................................................................... 39

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu....................................................................................... 40

3.2.3.

Phương pháp xử lý thông tin và phân tích số liệu................................................... 41

3.2.4.

Các chỉ tiêu nghiên cứu.................................................................................................. 42


Phần 4. Kết quả và thảo luận..................................................................................................... 43
4.1.

Thực trạng nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn
huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An.................................................................................... 43

4.1.1.

Thực trạng cán bộ, công chức cấp xã huyện Quỳ Hợp........................................... 43

4.1.2.

Thực trạng giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã
huyện Quỳ Hợp............................................................................................................... 46

4.1.3.

Đánh giá thực trạng các giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức
cấp xã huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An....................................................................... 60

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã
huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An.................................................................................... 63

4.2.1.

Công tác quy hoạch cán bộ, cơng chức cấp xã......................................................... 63


4.2.2.

Chính sách tuyển dụng cán bộ, công chức................................................................ 65

4.2.3.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã......................................... 68

4.2.4.

Công tác tổ chức bố trí sử dụng cán bộ, cơng chức cấp xã................................... 71

4.2.6.

Quản lý, kiểm tra, giám sát cán bộ, cơng chức cấp xã............................................ 75

4.2.7.

Về phía cán bộ, cơng chức cấp xã............................................................................... 78

4.3.

Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn
huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An.................................................................................... 80

4.3.1.

Định hướng....................................................................................................................... 80

4.3.2.


Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ công chức cấp xã huyện Quỳ Hợp.......81

Phần 5. Kết luận và kiến nghị.................................................................................................... 96
5.1.

Kết luận.............................................................................................................................. 96

5.2.

Kiến nghị........................................................................................................................... 97

5.2.1.

Đối với Nhà nước............................................................................................................ 97

5.2.2.

Đối với địa phương......................................................................................................... 97

Tài liệu tham khảo............................................................................................................................ 99

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt


CBCC

Cán bộ công chức

CB

Cán bộ

CC

Công chức

CBCCVC

Cán bộ công chức, viên chức

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

GTSX

Giá trị sản xuất

HCNN

Hành chính nhà nước

HĐND


Hội đồng nhân dân



Lao động

LLCT

Lý luận chính trị

MTTQ

Mặt trận tổ quốc

QHCB

Quy hoạch cán bộ

QLNN

Quản lý nhà nước

TDTT

Thể dục thể thao

UBND

Uỷ ban nhân dân


UBMTTQ

Ủy ban mặt trận tổ quốc

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất nơng nghiệp của huyện Quỳ Hợp giai đoạn 2016

– 2018......................
Bảng 3.2.

Tình hình dân số và

2018.........................
Bảng 3.3.

Giá trị sản xuất các n

Bảng 3.4.

Thu thập thông tin, s

Bảng 4.1.

Số lượng Cán bộ côn

giai đoạn 2016-2018
Bảng 4.2.


Độ tuổi và thâm niên

đoạn 2016-2018 ......
Bảng 4.3.

Trình độ đào tạo của

Hợp .........................
Bảng 4.4.

Trình độ lý luận chín

2016-2018 ...............
Bảng 4.5.

Trình độ quản lý nhà

năm 2016-2018 .......
Bảng 4.6.

Trình độ tin học, ngo

Hợp .........................
Bảng 4.7. Đánh giá của người dân về phẩm chất, đạo đức lối sống của đội ngũ

CBCC cấp xã huyện
Bảng 4.8.

Đánh giá của CBCC


Bảng 4.9.

Đánh giá của người

cán bộ công chức cấ
Bảng 4.10. Phân loại sức khỏe đội ngũ CBCC cấp xã huyện Quỳ Hợp ........................
Bảng 4.11. Kết quả đánh giá, phân loại đội ngũ CBCC cấp xã huyện Quỳ Hợp giai

đoạn 2016 – 2018 ...
Bảng 4.12. Ý kiến đánh giá của CBCC cấp xã về công tác quy hoạch CBCC của

huyện Quỳ Hợp ......
Bảng 4.13. Mức độ hợp lý của công tác tuyển dụng CBCC cấp xã huyện Quỳ Hợp ...
Bảng 4.14. Thực trạng về số lượng các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho CBCC cấp xã

giai đoạn 2016- 2018

vi


Bảng 4.15. Đánh giá của CBCC cấp xã về công tác đào tạo, bồi dưỡng .......................
Bảng 4.16. Đánh giá công tác tổ chức bố trí sử dụng CBCC cấp xã huyện Quỳ Hợp ...
Bảng 4.17. Đánh giá của đội CBCC cấp xã về chính sách đãi ngộ ................................
Bảng 4.18. Trang thiết bị, cơ sở vật chất cho cán bộ, công chức cấp xã huyện Quỳ
Hợp ...............................................................................................................
Bảng 4.19. Số lượng CBCC cấp xã được khen thưởng và kỷ luật giai đoạn 2016 2018..............................................................................................................
Bảng 4.20. Đánh giá công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá CBCC câp xã ................
Bảng 4.21. Đánh giá của người dân về CBCC cấp xã huyện Quỳ Hợp .........................


vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Văn Tạo
Tên luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn
huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá thực trạng chất lượng cán bộ, công chức cấp xã
trên địa bàn huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng linh hoạt giữa số liệu thứ cấp và sơ cấp. Số liệu thứ cấp được
thu thập từ các nguồn khác nhau như: Các sách, tạp chí, báo, báo cáo của các ngành, các
cấp, trang web… có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài. Số liệu sơ cấp được
thu thập bằng các công cụ phỏng vấn sâu, phỏng vấn cấu trúc, bán cấu trúc các đối
tượng điều tra. Nghiên cứu tiến hành chọn mẫu điều tra là 125 mẫu bao gồm: 90 hộ dân
tại 3 xã (Bắc Sơn, Minh Hợp và thị trấn Quỳ Hợp; mỗi xã/thị trấn điều tra 30 người
dân); 30 cán bộ công chức cấp xã và 05 cán bộ lãnh đạo cấp huyện. Phương pháp thống
kê mơ tả dùng để phân tích được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến chất lượng cán
bộ, công chức cấp xã của huyện Quỳ Hợp thời gian qua. Phương pháp so sánh phản ánh
được biến động về chất lượng cán bộ, công chức cấp xã của huyện Quỳ Hợp trong giai
đoạn nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu chính và kết luận
Q trình nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng chất lượng cán bộ, công chức
cấp xã trên địa bàn huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An giai đoạn từ năm 2016 - 2018 cho

thấy đa số cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã có phẩm chất chính trị đạo đức tốt,
trung thành với lý tưởng, kiên định với mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội, tin tưởng
vào sự nghiệp đổi mới của Đảng, lối sống giản dị, trong sáng, am hiểu đời sống nhân
dân, tâm huyết với cơ sở; Có ý thức tổ chức kỷ luật, trung thực, gương mẫu về đạo đức,
lối sống; được quần chúng tín nhiệm, tin u; giữ gìn đồn kết thống nhất trong Đảng,
gắn bó gần gũi với nhân dân; giữ vững phẩm chất đạo đức cách mạng; có tinh thần chủ
động trong công việc. độc lập trong suy nghĩ, hành động; có kiến thức và năng lực quản
lý kinh tế, xã hội. Tuy nhiên trình độ kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn so với
yêu cầu thời kỳ mới còn nhiều hạn chế, lúng túng trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội,

viii


trong giải quyết các mối quan hệ, trong phát huy dân chủ nhân dân; một bộ phận cán bộ
xã, thị trấn thiếu tu dưỡng bản thân, giảm sút ý chí phấn đấu.
Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã trên địa
bàn huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An bao gồm: Công tác quy hoạch cán bộ, cơng chức cấp
xã; Chính sách tuyển dụng cán bộ, công chức; Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức cấp xã; Công tác tổ chức bố trí sử dụng cán bộ, cơng chức cấp xã; Chế độ, chính
sách đối với cán bộ, cơng chức cấp xã; Quản lý, kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức
cấp xã; Về phía cán bộ, cơng chức cấp xã.
Để nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Quỳ Hợp,
tỉnh Nghệ An cần thực hiện một số giải pháp như: Xây dựng kế hoạch và quy hoạch cán
bộ, công chức cấp xã; Thực hiện tốt công tác tuyển dụng cán bộ công chức cấp xã;
Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã; Thực hiện nghiêm
túc cơng tác bố trí cán bộ, công chức; Thực hiện tốt các chế độ, chính sách đãi ngộ đối
cới CBCC cấp xã; Tăng cường công tác đánh giá, nhận xét CBCC cấp xã.

ix



THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Van Tao
Thesis title: Solutions to improve the quality of communal civil servants in Quy Hop
district, Nghe An province
Major: Economic management

Code: 8340410

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
General Research objective: This study aims to assess the actual quality of communal
civil servants in Quy Hop district, Nghe An province, and to propose solutions to
improve the quality of communal civil servants in Quy Hop District in the near future.
Research Methods: The study used secondary and primary data. Secondary data was
collected from various sources such as books, magazines, newspapers, reports of
industries, levels, websites ... related to the research content of the topic. Primary data
was collected by tools of in-depth interviews, structured interviews, semi-structured
subjects. The study conducted a sample of 125 observations including 90 households in
3 communes (Bac Son, Minh Hop and Quy Hop town; 30 communes / town each
survey); 30 commune officials and 5 district leaders. Descriptive statistical method is
used to analyze the influence of factors on the quality of commune-level cadres and civil
servants in Quy Hop district. The comparison method reflects the changes in the quality
of communal civil servants in Quy Hop district during the research period.
Main results and conclusions
The process of researching, analyzing and assessing the quality of communal
civil servants in Quy Hop district, Nghe An province from 2016 to 2018 shows that the
majority of commune-level government officials have good moral and political
qualities, be loyal to the ideals, be steadfast in the goal of building socialism, believe in
the Party's renovation cause, lead a simple, clear and knowledgeable life. people,
devoted to the establishment; Conscious to organize discipline, honesty, exemplary

ethics, lifestyle; be trusted and trusted by the masses; preserving solidarity and unity in
the Party, close attachment to the people; uphold the revolutionary ethics; Be active in
your work. independence in thinking, acting; have knowledge and capacity of social and
economic management. However, the level of knowledge and practical operational
capacity compared with the requirements of the new period is still limited, embarrassing
in economic management, social management, in dealing with relationships, in
promoting the people. people's owners; a part of commune and town cadres lacked selfimprovement and reduced their will to strive.

x


Factors affecting the improvement of communal civil servants in Quy Hop
district, Nghe An province include: communal civil servants planning work; Policy on
hiring officials; Training and retraining of communal civil servants; Organization and
use of communal civil servants; Regimes and policies for communal civil servants;
Managing, inspecting and supervising communal civil servants.
In order to improve the quality of communal civil servants in Quy Hop district,
Nghe An province, it is necessary to implement a number of solutions such as:
elaboration of plans and planning on communal civil servants; Performing well the work
of recruiting communal cadres; Improving the quality of training and retraining of
commune-level officials and public employees; Strictly implementing the arrangement
of cadres and civil servants; Well implement preferential regimes and policies for
communal cadres and civil servants; Strengthening the review and comment of
commune officials.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Đất nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế, thực
hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hoá theo định hướng XHCN trong bối cảnh quốc tế
và trong nước rất phức tạp, có nhiều thuận lợi nhưng cũng khơng ít khó khăn, có cả
thời cơ và nguy cơ, địi hỏi đội ngũ cán bộ, cơng chức trên mọi lĩnh vực cơng tác.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói "Cán bộ là gốc của mọi phong trào". Chính vì
vậy, cán bộ cơng chức trong các cơ quan hành chính nhà nước có một vai trị đặc biệt
quan trọng trong việc quản lý và thúc đẩy sự phát triển của toàn xã hội và bảo đảm
cho nền hành chính quốc gia hoạt động (Hồ Chí Minh, 1974).

Xã là một đơn vị cấp hành chính cuối cùng trong bốn cấp của hệ thống quản
lý hành chính nhưng lại là nơi gần dân nhất, là nơi đưa chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước triển khai thực hiện trong cuộc sống.
Đội ngũ cán bộ, cơng chức (CBCC) cấp xã là người giữ vai trị quyết định trong
việc hiện thực hoá sự lãnh đạo và quản lý của Đảng và Nhà nước về mọi mặt của
đời sống kinh tế - xã hội ở cơ sở, là cầu nối quan trọng nhất giữa Đảng, Nhà nước
với Nhân dân. Hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền cấp xã nói riêng và hệ
thống chính trị nói chung đều được quyết định bởi phẩm chất, năng lực và hiệu
quả công tác của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.
Nhiệm vụ của chính quyền cấp xã được quy định trong Hiến pháp và Luật
tổ chức hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp. Chính
quyền cấp xã, phường, thị trấn (hay cịn gọi là chính quyền cấp xã) có vị trí hết
sức quan trọng trong hệ thống chính trị - hành chính. Là cầu nối trực tiếp của hệ
thống chính quyền nhà nước với nhân dân, là nơi thực hiện các mục tiêu kinh tế,
xã hội, an ninh, quốc phòng ở địa phương; thực hiện việc quản lý hành chính nhà
nước trên địa bàn theo thẩm quyền được giao. Bên cạnh đó, chính quyền cấp xã
cịn hướng dẫn và giám sát các hoạt động tự quản của nhân dân, tạo thuận lợi cho
nhân dân và các doanh nghiệp làm ăn theo quy định của pháp luật. Ngồi ra,
chính quyền cấp xã cịn được cấp trên ủy quyền thực hiện việc thu một số loại
thuế, quản lý tài nguyên, thực hiện chính sách. Vì vậy, chính quyền cấp xã là cầu
nối trực tiếp của hệ thống chính quyền nhà nước với nhân dân, là người thực hiện

hoạt động quản lý nhà nước (QLNN) về chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội, an
ninh trật tự, an toàn xã hội của địa phương theo thẩm quyền quy định, đảm bảo

1


cho chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đi vào
trong cuộc sống.
Cán bộ công chức cấp xã là một bộ phận trong đội ngũ cán bộ cơng chức
nhà nước có số lượng lớn và vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo hiệu lực,
hiệu quả của bộ máy nhà nước nói chung và chính quyền cấp cơ sở nói riêng. Bởi
vì họ là những người trực tiếp gắn bó với địa phương, am hiểu tâm tư, nguyện
vọng của người dân địa phương đồng thời là người đại diện cho nhân dân trong
việc cung cấp thông tin cho các cán bộ lãnh đạo để đưa ra quyết định quản lý
khoa học, đúng đắn.
Trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đội ngũ
cơng chức cấp xã có một vai trị rất quan trọng, là những người trực tiếp tiếp xúc
với nhân dân hàng ngày, giải đáp, hướng dẫn, tuyên truyền, vận động nhân dân
thực hiện theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước. Trực tiếp lắng nghe, giải quyết hoặc kiến nghị lên cấp trên những kiến
nghị, ý kiến, nguyện vọng của nhân dân. Vì vậy, chất lượng hoạt động của công
chức cấp xã ảnh hưởng trực tiếp đến sức mạnh của hệ thống chính trị ở cơ sở, tác
động đến sự nghiệp cách mạng và đổi mới của Đảng và Nhà nước.
Quỳ Hợp là một huyện đi đầu trong phong trào xây dựng nông thơn mới ở
phía tây bắc tỉnh Nghệ An. Mặc dù trong những năm qua nhìn chung cấp ủy và
chính quyền huyện đã quan tâm tới công tác phát triển nhân sự của huyện, nhưng
trên thực tế chưa đạt được chất lượng như mong muốn, năng lực quản lý nhà
nước của đội ngũ cơng chức đang cịn thấp, đặc biệt là năng lực của đội ngũ công
chức cấp xã, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của huyện: đang còn yếu về
chất lượng, cơ cấu chưa hợp lý, tư tưởng bảo thủ, ỷ lại, kém năng động và sáng

tạo; một bộ phận cơng chức cấp xã cịn có biểu hiện cơ hội, bè phái, quan liêu,
sách nhiễu nhân dân; một vài cán bộ, công chức cấp xã kém hiểu biết, trình độ
nhận thức kém, cịn vi phạm pháp luật... làm giảm uy tín của người cơng chức đối
với nhân dân. Nên cần có nghiên cứu tồn diện về đội ngũ CBCC cấp xã để có
giải pháp nâng cao trình độ năng lực của đội ngũ CBCC cấp xã huyện Quỳ Hợp,
tỉnh Nghệ An.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên nên việc tìm ra “Giải pháp
nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Quỳ Hợp,
tỉnh Nghệ An” là hết sức cấp bách và cần thiết.

2


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp
xã trên địa bàn huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. Từ đó đề xuất một số giải pháp
chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn Huyện.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến nâng cao chất lượng cán

bộ, công chức cấp xã;
- Đánh giá thực trạng nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã trên địa

bàn huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An;
- Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng cán bộ, công chức

cấp xã trên địa bàn huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức


cấp xã trên địa bàn huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng chất lượng cán bộ, công chức cấp xã của huyện Quỳ Hợp, tỉnh

Nghệ An hiện nay như thế nào?
- Yếu tố nào ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã

huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An?
- Giải pháp nào để nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã trên địa

bàn huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An đáp ứng u cầu của thời kỳ cơng nghiệp hố,
hiện đại hoá đất nước?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn về chất

lượng cán bộ, công chức cấp xã.
- Đối tượng khảo sát, điều tra bao gồm: Lãnh đạo cấp huyện, cán bộ công

chức cấp xã và người dân các xã được chọn nghiên cứu.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu trên địa bàn huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An.
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu số liệu từ năm 2016 đến 2018 và đưa ra

3


giải pháp từ nay đến năm 2025.
- Phạm vi nội dung: Đề tài khơng đi sâu phân tích q trình phát triển của


cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Quỳ Hợp mà tập trung đánh giá thực
trạng chất lượng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện. Đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã đáp ứng u cầu
của thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.
1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
1.5.1. Về lý luận
Luận văn đã hệ thống hoá, làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về
chất lượng cán bộ, công chức cấp xã và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức
cấp xã; nội dung nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã; yếu tố ảnh
hưởng đến nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã; kinh nghiệm nâng cao
chất lượng cán bộ, công chức cấp xã ở một số địa phương của nước ta, đưa ra
một số bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng cán bộ, cơng chức cấp xã có
giá trị tham khảo cho huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An.
1.5.2. Về thực tiễn
Luận văn đã đánh giá được thực trạng và phân tích được các yếu tố ảnh
hưởng đến nâng nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Quỳ Hợp
trong thời gian qua. Luận văn đã chỉ ra được nguyên nhân hạn chế và rút ra các
bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng cán bộ, cơng chức cấp xã trên địa
bàn huyện. Từ đó đề xuất các định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng cán
bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Quỳ Hợp thời gian tới.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Cán bộ, công chức
Cán bộ trong tiếng Việt thuật ngữ chỉ những người được bầu cử, phê chuẩn,

bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan nhà nước (cơ
quan dân cử, cơ quan hành chính) và thuộc biên chế của một cơ quan, đơn vị và
được hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Thuật ngữ Cán bộ cịn chỉ chung cho những người mang trọng trách, cơng
vụ và có những quyền hạn nhất định. Thuật ngữ cán bộ cũng thường được những
tù nhân trong trại giam gọi những người quản lý trại giam, cai tù, cai ngục ở Việt
Nam. Cán bộ cũng là danh xưng thường được những người dân chỉ về những
người có quyền hành (cán bộ lãnh đạo, cán bộ cao cấp, cán bộ quản lý, cán bộ
nguồn...), hay đang thụ lý giải quyết một vụ việc cho người dân (cán bộ thuộc
dịch vụ công cộng).
Ở Việt Nam, theo luật cán bộ, công chức năm 2008 thì “Cán bộ là cơng dân

Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm
kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã
hội ở trung ương, ở tỉnh, huyện trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp
tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, huyện thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện),
trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”. Và cán bộ, công chức,
viên chức đều là những người đang thi hành công vụ hay dịch vụ công.
Thuật ngữ công chức được sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới,
để chỉ ra những người giữ công vụ thường xuyên trong cơ quan, tổ chức nhà
nước. Thuật ngữ cơng chức là thuật ngữ có tính lịch sử, hình thành trong những
điều kiện nhất định, cùng với chế độ công vụ.
Công vụ là công việc, hoạt động nhà nước chủ yếu do công chức nhà nước
thực hiện dựa trên cơ sở quyền lực nhà nước và pháp luật, được đảm bảo bằng
quyền lực nhà nước, pháp luật và sử dụng quyền lực đó để thực thi các nhiệm vụ,
chức năng của nhà nước.
Ở những quốc gia tồn tại nhiều đảng chính trị (có đảng cầm quyền và đảng

5



đối lập) thì cơng chức được hiểu là những người giữ công vụ thường xuyên trong
các cơ quan nhà nước, được xếp vào ngạch, bậc công chức được hưởng lương từ
ngân sách nhà nước. Cịn ở những nước chỉ có một đảng duy nhất, đảng lãnh đạo
nhà nước và xã hội thì quan niệm cơng chức khơng chỉ gồm những chủ thể nêu
trên, mà còn cả những đối tượng tương tự, nhưng lại làm việc tại các tổ chức của
đảng, tổ chức chính trị - xã hội. Vì vậy, khơng thể có một định nghĩa chung duy
nhất về cơng chức cho tất cả các quốc gia. Quan niệm về công chức gắn liền với
yếu tố chính trị và đời sống chính trị - xã hội có tính quyết định chế độ công vụ
và quan niệm công chức.
Tại Trung Quốc, theo Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ (1993), Điều lệ tạm
thời về cơng chức nhà nước của Cộng hồ nhân dân Trung Hoa công bố ngày 14
tháng 8 năm 1993, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 10 năm 1993, công chức nhà
nước bao gồm công chức lãnh đạo và không lãnh đạo; và phải thông qua một chế
độ tuyển dụng hết sức nghiêm ngặt. Công chức không lãnh đạo bao gồm: Cán sự,
Chuyên viên, Chuyên viên tổ trưởng, Chuyên viên tổ phó, Trợ lý chuyên viên
nghiên cứu, Chuyên viên nghiên cứu, Trợ lý chuyên viên thanh tra. Chức danh
lãnh đạo: Thủ Tướng Quốc vụ viện, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện, các thành viên
Quốc vụ viện, chức Trưởng phó cấp bộ, tỉnh, chức trưởng phó cấp vụ, … Hiện
nay, Trung Quốc đã chuyển các công chức sang chế độ hợp đồng lao động và có
những cải cách mạnh mẽ trong lĩnh vực hành chính để giảm biên chế.
Ở Pháp, quan niệm về công chức rất rộng, công chức được phân thành hai

loại: Loại thứ nhất là những công chức làm việc thường xuyên trong bộ máy nhà
nước, bị chi phối bởi luật công chức; loại thứ hai là những công chức bị chi phối
bởi luật lao động, bởi hợp đồng lao động.
Ở Nhật Bản, quan niệm công chức bao gồm cả công chức nhà nước trung

ương và công chức địa phương, có nghĩa là những người làm việc trong các cơ
quan chính quyền và tự quản địa phương cũng là cơng chức.

Ở Việt Nam từ khi có Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998 tới nay,

quan niệm về cơng chức nhà nước cũng có những thay đổi nhất định. Trên cơ sở
Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998, Nghị định 95/1998/NĐ-CP ngày 17
tháng 11 năm 1998 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
tuy không đưa ra định nghĩa công chức khái quát, nhưng đã liệt kê những đối
tượng công chức Nhà nước theo Điều 1, Nghị định này thì cơng chức bao gồm
những người được quy định tại khoản 3, khoản 5 của Điều 1 Pháp lệnh, cụ thể là:

6


- Công chức nhà nước trước hết là công dân Việt Nam;
- Được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên

trong các cơ quan nhà nước, cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, cơ quan,
đơn vị thuộc Công an nhân dân, và trong các đơn vị sự nghiệp Nhà nước;
- Được phân loại theo trình độ đào tạo;
- Được xếp vào ngạch hành chính, ngạch sự nghiệp;
- Trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Dấu hiệu nổi bật nhất của công chức là được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc
được giao giữ một công vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước, được
hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Điều này phản ánh tính thường xun liên
tục của nền cơng vụ nhà nước. Theo quy định này thì người được tuyển dụng là
người qua các kỳ thi công chức và đã trúng tuyển được tiếp nhận vào làm việc tại
cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp nhà nước, hết thời gian tập sự nếu thoả mãn
các điều kiện trong thời gian tập sự thì được cơ quan, tổ chức nhà nước, người có
thẩm quyền ra quyết định bổ nhiệm chính thức vào ngạch công chức (Nghị định
95/1998/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ).

Luật Cán bộ, cơng chức ngày 13-11-2008 có khái niệm về cơng chức theo
quy định tại Điều 4 như sau:
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch,
chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước, tổ
chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị
thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, qn nhân chun nghiệp,
cơng nhân quốc phịng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không
phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của
đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước, tổ chức chính
trị - xã hội, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước (khoản 2).
- Riêng về người làm việc ở cấp xã, phường, thị trấn thì công chức cấp xã là

công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ
thuộc ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà
nước (khoản 3) (Quốc hội, 2008).
2.1.1.2. Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã)
Khoản 3 điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định “Cán bộ xã,

7


phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu
cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội;
cơng chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh
chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng
lương từ ngân sách Nhà nước”.
Cán bộ, công chức cấp xã là công dân Việt Nam, trong biên chế, được
hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật, do được bầu để
giữ chức vụ, hoặc được tuyển dụng giao giữ chức danh chuyên môn nghiệp vụ

thuộc ủy ban nhân dân cấp xã (Nguyễn Minh Đoan, 2012).
2.1.1.3. Chất lượng cán bộ, công chức cấp xã
Trong mỗi lĩnh vực khác nhau, với mục đích khác nhau lại có những quan
điểm về chất lượng khác nhau.
Theo Tổ chức kiểm tra chất lượng Châu Âu: “Chất lượng là mức độ phù
hợp với yêu cầu của người tiêu dùng”.
Theo tiêu chuẩn Pháp: “Chất lượng là tiềm năng của một sản phẩm hay
dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu người sử dụng”.
Theo Từ điển tiếng Việt: “Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của
một con người, một sự vật, sự việc”.
Tuy nhiên, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức khơng hồn tồn giống
với chất lượng của các loại hàng hóa, dịch vụ, bởi con người là một thực thể
phức tạp. Hơn nữa, mỗi cá nhân cán bộ, công chức không thể tồn tại biệt lập mà
phải được đặt trong mối quan hệ với cả tập thể.
Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là: “tập hợp tất cả những đặc
điểm, thuộc tính của từng cán bộ, cơng chức cấp xã phù hợp với cơ cấu, đáp ứng
được yêu cầu theo nhiệm vụ và chức năng của cơ quan, đơn vị, đồng thời là tổng
hợp những mối quan hệ giữa các cá nhân cán bộ, công chức cấp xã với nhau; sự
phối kết hợp hoạt động trong thực thi nhiệm vụ chung nhằm đáp ứng yêu cầu,
mục tiêu chung một thời điểm nhất định của địa phương”.
Nói đến chất lượng từng cán bộ, công chức cấp xã được biểu hiện cụ thể
thơng qua tình trạng sức khỏe để làm việc; tiếp đến là chất lượng lao động, khả
năng triển khai, hoàn thành nhiệm vụ được giao; thái độ, tinh thần phục vụ nhân
dân trong thực thi công việc; trình độ, năng lực chun mơn, phẩm chất đạo đức,

8


chính trị; khả năng thích ứng với điều kiện cải cách hành chính đang diễn ra ngày
càng sâu rộng như hiện nay khơng chỉ ở Việt Nam mà cịn hội nhập quốc tế...

Ngoài ra, chất lượng đội ngũ cán bộ cơng chức cấp xã cịn được thể hiện ở mối quan
hệ giữa cán bộ, công chức với nhau: sự phối kết hợp trong cơng tác, triển khai nhằm
hồn thành nhiệm vụ; giúp đỡ, ủng hộ nhau trong cả quá trình lao động.
2.1.1.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
Dựa vào khái niệm chất lượng đội ngũ cán bộ cơng chức cấp xã, chúng ta
có thể hiểu nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã: “là tập hợp những giải
pháp có tác động tích cực đến chất lượng của từng CBCC trong các cơ quan hành
chính nhà nước cấp xã cũng như mối quan hệ giữa các cá nhân trong tập thể, tinh
thần phối hợp trong thực thi cơng vụ nhằm hồn thành cơng việc chuyên môn và
hướng tới mục tiêu kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng mà địa phương đặt ra”.
Việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã được thực hiện thông qua
các hoạt động: tuyển dụng, quy hoạch, bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đãi
ngộ, tạo động lực, đánh giá, xếp loại và kiểm tra giám sát đội ngũ CBCC cấp xã.
Đội ngũ CBCC cấp xã là lực lượng mang tính chất đặc thù, khơng giống
với những lực lượng khác do vị trí và vai trị đặc biệt gần gũi trực tiếp với nhân
dân, chính vì vậy Đảng và nhà nước ta cũng hết sức quan tâm làm sao để chất
lượng cán bộ, công chức cấp xã ngày càng được nâng cao.
2.1.2. Đặc điểm và vai trị của cán bộ, cơng chức cấp xã
2.1.2.1. Đặc điểm cán bộ, cơng chức cấp xã
CBCC nói chung và CBCC cấp xã nói riêng được hình thành, phát triển
gắn liền với quá trình cách mạng nước ta qua các thời kỳ khác nhau. CBCC cấp
xã là một bộ phận của đội ngũ CBCC được tạo nên từ hai nguồn chính là bầu cử
và tuyển dụng. Do các tổ chức hành chính nhà nước có cấu trúc thứ bậc, thực
hiện các chức năng đa đạng, phức tạp nên CBCC cấp xã cũng có những đặc trưng
cơ bản giống với các đối tượng CBCC khác, đó là:
- CBCC là nhân tố chủ yếu, nhân tố hàng đầu đóng góp vào sự tồn tại,

phát triển của cơ quan, tổ chức. Đồng thời họ chịu sự ràng buộc theo những
nguyên tắc và khuôn khổ nhất định do tổ chức đặt ra;
- CBCC khác với các lực lượng lao động khác ở chỗ CBCC mang tính


Đảng, tính giai cấp rõ rệt và sản phẩm lao động của họ là các quyết định quản lý;
- CBCC là những người được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước;

9


- CBCC là những người được trao quyền lực để thực thi công vụ;
- CBCC chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân, có thể bị nhân dân trực

tiếp hoặc gián tiếp bãi miễn nếu không đáp ứng được yêu cầu mà Nhà nước đặt ra
với họ.
Bên cạnh những đặc điểm chung giống như các CBCC khác, do đặc thù
hoạt động của đội ngũ CBCC cấp xã là trực tiếp làm việc với nhân dân, trực tiếp
thi hành các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước trong thực
tiễn đời sống xã hội nên cũng có những đặc thù riêng. Đó là:
- Hầu hết đội ngũ CBCC cấp xã đều là người địa phương, sinh sống tại địa

phương, có quan hệ dịng tộc và gắn bó với dân làng. CBCC chính quyền cấp xã
là những người xuất phát từ cơ sở (người của địa phương), họ vừa trực triếp tham
gia lao động sản xuất, vừa là người đại diện cho nhân dân thực hiện chức năng
quản lý nhà nước, giải quyết các công việc của nhà nước. Do vậy, xét ở khía cạnh
nào đó CBCC cấp xã bị chi phối, ảnh hưởng rất nhiều bởi những phong tục tập
quán làng quê, những nét văn hóa bản sắc riêng đặc thù của địa phương, của dịng
họ.
- Tính ổn định, liên tục công tác của CBCC cấp xã không giống như

CBCC từ cấp huyện trở lên đến trung ương. Cán bộ chủ chốt được bầu cử ở cấp
xã như tổ chức Đảng, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, Hội đồng nhân dân hết nhiệm
kỳ nếu không trúng cử thì việc sắp xếp, bố trí cơng tác về cơ bản khơng giống

như CBCC khác. Cũng chính vì thế, khi được bầu giữ chức danh chủ chốt theo
nhiệm kỳ, số cán bộ này được xác định là cán bộ chuyên trách và được hưởng
chế độ như công chức. Khi hết nhiệm kỳ thôi không đảm đương chức danh chủ
chốt, số cán bộ đã qua đào tạo, có chun mơn nghiệp vụ, uy tín và kinh nghiệm
được bố trí vào các vị trí khác, được chuyển hưởng theo chế độ cơng chức; số
cịn lại, do khơng đủ tiêu chuẩn thì đương nhiên thơi khơng là cán bộ chun
trách và khơng cịn được hưởng chế độ như công chức nữa.
- Hoạt động công vụ của CBCC cấp xã là một loại hoạt động đa dạng,

phức tạp và đòi hỏi phải được thực hiện thường xuyên, chuyên nghiệp và do đó
trong đội ngũ CBCC cấp xã có một bộ phận cần phải chuyên sâu, chun nghiệp
có trình độ chun mơn nghiệp vụ. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, phần lớn
CBCC chính quyền cấp xã có tính chun mơn hố thấp, kiêm nhiệm nhiều.
- Sản phẩm hoạt động của người CBCC cấp xã là các quyết định quản lý

10


hành chính có tác động sâu rộng đến đời sống kinh tế, xã hội và cục diện địa
phương. Vì vậy địi hỏi người CBCC cấp cơ sở phải có trình độ hiểu biết sâu
rộng, có kĩ năng làm việc thuần thục trên lĩnh vực mà họ đảm nhiệm.
- CBCC cấp xã cả nước hiện nay rất đông, tuy nhiên về chất lượng lại rất

yếu, độ tuổi tương đối già. Hơn nữa hiện nay, trình độ chun mơn, năng lực
quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở chưa đồng đều, mặt bằng
chung còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước ở chính quyền cơ
sở. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả giải quyết công việc
của đội ngũ CBCC cấp xã chưa cao.
Trong thực tế, trình độ chun mơn của cán bộ, công chức cấp xã chưa
đồng đều. Nguyên nhân là do cán bộ hình thành từ cơ chế bầu cử nên tiêu chuẩn

chun mơn cho từng vị trí, chức danh chưa được chú ý đúng mức. Các cán bộ
Đảng, đồn thể, các hội chưa có chun mơn phù hợp, tuy nhiên do có được sự
tín nhiệm cao nên giữ những trọng trách quan trọng mặc dù tiêu chuẩn về trình
độ chun mơn có thể chưa cao. Từ thực tế đó, địi hỏi các cơ quan cấp trên, có
thẩm quyền cần phải nâng cao hơn nữa trình độ chuyên mơn cũng như có kế
hoạch cụ thể nhằm chuẩn hóa lực lượng cán bộ, cơng chức này.
2.1.2.2. Vai trị của cán bộ, công chức cấp xã
Cán bộ, công chức cấp xã đóng vai trị quan trọng, là một trong những
nhân tố quyết định sự thành bại của trong việc phát triển kinh tế - xã hội và xây
dựng củng cố chính quyền ở địa phương. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Cơng chức quản lý nhà nước có
vai trị rất quan trọng, cụ thể vai trị đó là:
Thứ nhất, cán bộ, công chức cấp xã là những người biến chủ trương
đường lối, chiến lược, chính sách, kế hoạch và các dự án phát triển kinh tế của
Đảng và Nhà nước thành hiện thực. Họ sử dụng quyền lực được nhà nước giao
để điều hành các hoạt động trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Do đó, mọi chế độ, chính sách, pháp luật của Nhà nước về các lĩnh vực, trong đó
có lĩnh vực kinh tế, đội ngũ, công chức đều được trực tiếp tiếp thu và tổ chức
thực hiện đến người dân.
Thứ hai, cán bộ, công chức cấp xã là những người thu thập được nguyện
vọng chính đáng và hợp lý của Nhân dân, là cầu nối giữa Nhà nước với nhân dân,
giữa Nhà nước với các tổ chức kinh tế.

11


Thứ ba, cán bộ, công chức cấp xã là những người đóng góp khơng nhỏ
vào việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội
trên địa bàn. Bởi vì cán bộ, cơng chức cấp xã là người trực tiếp thực thi các chính
sách của Đảng, Nhà nước đến với người dân; nếu người công chức quản lý nhà

nước thực hiện tốt chủ trương đường lối của Nhà nước sẽ góp phần phát triển tốt
kinh tế xã hội của địa phương, đồng thời phát huy hiệu quả trong cuộc sống, làm
cho đời sống của người dân được hưởng thành quả tích cực từ các chính sách
phát triển kinh tế xã hội mang lại. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho
Nhân dân.
Thứ tư, cán bộ, công chức cấp xã là nhân tố quan trọng quyết định thành
công hay thất bại trong việc thực hiện cơ chế quản lý và chính sách. Nếu cơ chế
này vận hành đúng hướng, đúng mục tiêu và đội ngũ, cơng chức tổ chức thực
hiện đúng thì tất yếu sẽ đem lại hiệu quả tích cực, quyết định sự thành công trong
việc thực hiện cơ chế này, ngược lại nếu vận hành sai sẽ mang lại hậu quả tiêu
cực làm cho cơ chế quản lý điều hành thất bại.
Thứ năm, cán bộ, công chức cấp xã giúp Nhà nước có thể sử dụng và
khai thác có hiệu quả nhất nguồn lực và cơ hội của huyện, trong quá trình vạch ra
chủ trương đường lối, phát triển kinh tế cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Thứ sáu, cán bộ, cơng chức cấp xã có vai trị kiểm tra, giám sát việc triển
khai thực hiện các chủ trương đường lối chính sách của Nhà nước trên thực tế.
2.1.2.3. Các tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ, cơng chức
Cán bộ, cơng chức phải có trình độ và tiêu chuẩn nhất định.
- Tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ, cơng chức thể hiện về mặt chất là

hiệu quả công việc (không chỉ là văn bằng theo tiêu chuẩn mà thể hiện qua năng
lực cá nhân, tư duy sáng tạo, hiệu qủa cơng tác, năng lực chỉ đạo).
- Tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ, công chức thể hiện về mặt lượng

phản ánh qua:
+ Trình độ chun mơn, nghiệp vụ; trình độ lý luận chính trị; lập trường,

quan điểm chính trị; phẩm chất đạo đức. Trong thực thi nhiệm vụ hướng đến lợi
ích của xã hội, của cộng đồng, vì lợi ích chung.
+ Phản ánh qua bằng cấp

+ Sức khỏe

12


+ Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao (đối với nội dung này phải được

điều tra qua quần chúng, nhân dân, qua đồng nghiệp, qua thực tế).
2.1.3. Nội dung giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã
2.1.3.1. Nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ cơng chức
Trình độ của cán bộ, cơng chức quản lý Nhà nước bao gồm trình độ học
vấn, trình độ chun mơn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, kiến thức về quản
lý Nhà nước, quản lý kinh tế, sự am hiểu và năng lực thực hiện tốt đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Việc nâng cao trình độ năng lực đó của cán bộ, cơng chức được thực hiện
bằng nhiều cách thức khác nhau như theo sự phân công của cơ quan các đối
tượng nằm trong quy hoạch đi học tập nâng cao trình độ, hoặc theo yêu cầu
nhiệm vụ cần thực hiện công chức được đi học hoặc theo nhu cầu học tập của cá
nhân, trong trường hợp này đa số cá nhân đi học phải tự chi trả, hoặc có thể có sự
hỗ trợ kinh phí của cơ quan. Các khố học mà cơng chức tham gia đào tạo để
nâng cao trình độ có thể dài hạn hoặc ngắn hạn. Đào tạo dài hạn thường là các
khố đào tạo trình độ đại học, cao học, tiến sĩ hoặc các lớp đào tạo trình độ lý
luận chính trị cao cấp, trung cấp dưới các hình thức chính quy hoặc khơng chính
quy, đào tạo tập trung hoặc đào tạo từ xa
Ngoài ra để nâng cao trình độ cán bộ, cơng chức cịn tham gia đào tạo nâng
cao trình độ ở các lớp học đào tạo ngắn hạn như các lớp quản lý hành chính nhà
nước, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ ... theo các trường lớp chuyên môn hoặc
xuất phát từ yêu cầu của các địa phương để mở lớp tại địa phương hoặc tại
trường. Kết quả là trình độ chun mơn, trình độ lý luận của cán bộ, công chức
được nâng lên, hiệu quả làm việc theo đó cũng được cải thiện

2.1.3.2. Nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức của cán bộ cơng chức
Phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức là phẩm chất quan trọng nhất của
người cán bộ công chức. Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã nói: “đạo đức là gốc của
người làm cách mạng”, “như cây phải có gốc, sơng suối phải có ngọn nguồn”. Vì
phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức tốt đẹp hướng con người ta tới hành động
đúng đắn, vì lợi ích của cộng đồng xã hội. Nhưng đạo đức cách mạng không từ
trên trời rơi xuống, không từ dưới đất mọc ra, mà phải thông qua quá trình phấn
đấu rèn luyện bản thân cũng như q trình được đào tạo, giáo dục.
Do đó, nói đến nâng cao phẩm chất chính trị là nói đến việc nâng cao nhận

13


×