Tải bản đầy đủ (.docx) (96 trang)

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải nguy hại tại khu công nghiệp vâm trung, huyện việt yên, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (710.66 KB, 96 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐINH XUÂN THÁI

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TẠI KHU CÔNG NGHIỆP

VÂN TRUNG, HUYỆN VIỆT YÊN, TỈNH BẮC GIANG

Ngành

: Khoa học môi trường

Mã số

: 60.44.03.01

Người hướng dẫn khoa học

: PGS.TS. Hoàng Thái Đại

TS. Đỗ Thủy Nguyên

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP – 2017

i


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan


và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 09 tháng 5 năm 2017
Tác giả luận văn

Đinh Xuân Thái

ii


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến tồn thể các thầy cô giáo Khoa Môi trường, Học
viện Nông nghiệp Việt Nam đã truyền đạt cho tôi những kiến thức cơ bản và tạo
điều kiện giúp đỡ tơi hồn thành chương trình học cao học trong suốt 2 năm qua.

Đặc biệt tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Hoàng Thái
Đại và TS.Đỗ Thủy Nguyên đã dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn,
chỉ bảo tận tình cho tơi hồn thành đề tài nghiên cứu đề tài này.
Tôi cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo Chi cục Bảo vệ môi trường Bắc Giang,
lãnh đạo Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang, Công ty phát triển hạ
tầng khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang, Công ty TNHH Fugiang đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi tiếp cận và thu thập những thông tin, tài liệu cần thiết cho đề tài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã động viên
và giúp đỡ tôi về tinh thần, vật chất trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.

Hà Nội, ngày 09 tháng 5 năm 2017
Tác giả luận văn


Đinh Xuân Thái

iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................................ ii
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................. iii
MỤC LỤC.................................................................................................................................... iv
DANH MỤC VIẾT TẮT.......................................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG................................................................................................................ viii
DANH MỤC HÌNH.................................................................................................................... ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN.......................................................................................................... x
THESIS ABSTRACT.............................................................................................................. xii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 1
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI........................................................................... 1

1.2.

GIẢ THUYẾT............................................................................................................. 2

1.3.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU..................................................................................... 2

1.4.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................................................................ 2


1.5.

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA THỰC TIỄN...................................... 2

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................................ 3
2.1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI........................3

2.1.1.

Các khái niệm.......................................................................................................... 3

2.1.2.

Phân loại chất thải nguy hại.............................................................................. 4

2.1.3.

Tác hại của chất thải nguy hại......................................................................... 8

2.1.4.

Nội dung quản lý chất thải nguy hại........................................................... 10

2.2.

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI


NGUY HẠI TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM................................................ 11
2.2.1.

Tình hình nghiên cứu về quản lý chất thải nguy hại trên thế giới 11

2.2.2.

Tình hình nghiên cứu về quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam. .14

2.3.

TỔNG QUAN VỀ THỰC TRẠNG PHÁT SINH CHẤT THẢI NGUY HẠI

TỪ HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG 21
2.3.1

Thực trạng phát triển của các Khu công nghiệp.................................. 21

2.3.2.

Thực trạng phát sinh chất thải nguy hại từ các khu công nghiệp 22

2.3.3.

Ảnh hưởng của chất thải nguy hại đến môi trường tại các khu công nghiệp .. .24

iv


2.4.


TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG................................................................ 24

2.4.1.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và kỹ thuật trong quản lý chất thải

nguy hại hiện được áp dụng tại tỉnh Bắc Giang................................... 24
2.4.2.

Công tác quản lý nhà nước đối với chất thải nguy hại...................... 25

2.4.3.

Công tác quản lý chất thải nguy hại tại các khu công nghiệp........25

3.1.

ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU.................................................................................... 27

3.2

THỜI GIAN NGHIÊN CỨU................................................................................. 27

3.3

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.............................................................................. 27

3.4.


NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.................................................................................. 27

3.5.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................... 27

3.5.1.

Phương pháp kế thừa....................................................................................... 27

3.5.2.

Điều tra, khảo sát................................................................................................. 27

3.5.3.

Phương pháp phỏng vấn................................................................................. 28

3.5.4.

Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu................................................... 29

3.5.5.

Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia.............................................. 29

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.............................................................................. 30
4.1.


GIỚI THIỆU KHU CÔNG NGHIỆP VÂN TRUNG....................................... 30

4.1.1.

Khái quát về KCN Vân Trung.......................................................................... 30

4.1.2.

Quy mơ, loại hình sản xuất hiện tại Khu công nghiệp Vân Trung .36

4.1.3.

Cơ cấu ngành nghề KCN Vân Trung........................................................... 37

4.1.4.

Cơ cấu tổ chức KCN Vân Trung................................................................... 38

4.1.5.

Cơ cấu sử dụng đất KCN Vân Trung.......................................................... 39

4.2.

THỰC TRẠNG PHÁT SINH, XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI ĐỐI
VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TẠI KCN VÂN TRUNG................................ 40

4.2.1.

Thực trạng phát sinh chất thải nguy hại tại KCN Vân Trung...........40


4.2.2.

Thực trạng thu gom, xử lý chất thải nguy hại đối với các doanh nghiệp tại

khu công nghiệp Vân Trung........................................................................... 53
4.3.

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CTNH ĐỐI VỚI CÁC DOANH

NGHIỆP TẠI KCN VÂN TRUNG...................................................................... 59

v


4.3.1.

Tình hình chấp hành pháp luật về BVMT của các doanh nghiệp trong

KCN Vân Trung..................................................................................................... 59
4.3.2.

Đánh giá khái quát hiệu quả công tác quản lý CTNH tại khu công nghiệp

Vân Trung................................................................................................................ 62
4.3.3.

Tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý chất thải nguy hại tại khu công

nghiệp Vân Trung................................................................................................ 64

4.3.4.

Đề xuất biện pháp quản lý chất thải nguy hại........................................ 65

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................... 69
5.1.

KẾT LUẬN............................................................................................................... 69

5.2.

KIẾN NGHỊ............................................................................................................... 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................... 72

vi


DANH MỤC VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BVMT

Bảo vệ môi trường

CNH, HĐH

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa


CP

Cổ phần

CTNH

Chất thải nguy hại

CTR

Chất thải rắn

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

KCN

Khu công nghiệp

KCX

Khu chế xuất

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KKT


Khu kinh tế

KTTĐ

Kinh tế trọng điểm

QLCTNH

Quản lý chất thải nguy hại

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Ủy ban nhân dân

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.Phân loại độc tính (LD50mg/kg, chuột nhà).............................................. 5
Bảng 2.2 Phân loại chất thải nguy hại theo đặc tính................................................. 6
Bảng 2.3.Lượng CTNH và cách thức xử lý của một số nước trên thế giới. 11

Bảng 2.4.Mơ hình xử lý CTNH ở Thổ Nhĩ Kỳ............................................................... 12
Bảng 2.5.Chất thải nguy phát sinh tại một số tỉnh, thành phố năm 2015.....19
Bảng 2.6 Một số CTNH chính phát sinh tại các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh
Bắc Giang

23

Bảng 4.1.Mực nước sông Thương qua các năm..................................................... 35
Bảng 4.2.Danh sách các đơn vị đang hoạt động tại KCN Vân Trung..............36
Bảng 4.3.Cơ cấu sử dụng đất KCN Vân Trung (giai đoạn I)................................ 39
Bảng 4.4. Tình hình phát sinh CTNH tại một số doanh nghiệp sản xuất tấm pin
năng lượng mặt trời.......................................................................................... 40
Bảng 4.5. Tình hình phát sinh CTNH tại một số doanh nghiệp sản xuất, gia công,
lắp ráp linh kiện điện, điện tử........................................................................ 41
Bảng 4.6. Tình hình phát sinh CTNH tại đơn vị Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ
tầng kỹ thuật khu cơng nghiệp Vân Trung.............................................. 48
Bảng 4.7.Tình hình phát sinh CTNH tại đơn vị sản xuất khác............................ 51
Bảng 4.8.Tình hình quản lý CTNH tại các doanh nghiệp KCN Vân Trung.....54
Bảng 4.9.Tình hình đăng ký chủ nguồn thải CTNH................................................. 56
Bảng 4.10. Thống kê đơn vị xử lý và tần xuất thu gom CTNH............................ 57
Bảng 4.11. Việc thực hiện thủ tục pháp lý về BVMT của doanh nghiệp trong KCN

Vân Trung............................................................................................................... 60
Bảng 4.12. Việc thực hiện báo cáo xác nhận hoàn thành cơng trình BVMT 61

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Sơ đồ KCN Vân Trung....................................................................................... 30

Hình 4.2. Nhiệt độ khơng khí trung bình các năm.................................................... 32
Hình 4.3. Số giờ nắng trung bình qua các năm........................................................ 32
Hình 4.4. Độ ẩm trung bình qua các năm..................................................................... 33
Hình 4.5. Lượng mưa trung bình qua các năm......................................................... 34
Hình 4.6. Cơ cấu tổ chức quản lý KCN Vân Trung.................................................. 39
Hình 4.7. Khối lượng chất thải nguy hại theo thời gian hoạt động.................52
Hình 4.8. Khối lượng chất thải nguy hại tồn lưu 06 tháng đầu năm 2016....53
Hình 4.9. Khối lượng chất thải nguy hại tồn lưu 06 tháng cuối năm 2016...53
Hình 4.10. Quy trình quản lý CTNH tại các doanh nghiệp..................................... 58

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đinh Xuân Thái
Tên Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải
nguy hại tại khu công nghiệp Vân Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
Ngành: Khoa học môi trường

Mã số: 60.44.03.01

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp
Việt Nam Mục đích nghiên cứu
Đánh g á được thực trạng quản lý chất thả nguy hạ đố vớ các doanh
ngh ệp tạ khu công nghiệp Vân Trung, tỉnh Bắc Giang;
Đề xuất được một số g ả pháp nâng cao h ệu quả quản lý chất thả nguy hạ đố vớ
các doanh nghiệp tại khu công nghiệp Vân Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp kế thừa: Phương pháp kế thừa có chọn lọc kết quả

của các nghiên cứu đã thực hiện trước đây tại khu vực nghiên cứu.
Điều tra, khảo sát: Tiến hành điều tra, khảo sát tại 20 doanh nghiệp
hoạt động trong khu công nghiệp Vân Trung về tình hình phát sinh, cơng
tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại.
Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn về tình hình các doanh nghiệp thực hiện cơng
tác bảo vệ mơi trường nói chung và đối với chất thải nguy hại nói riêng. Dự kiến phỏng vấn
cán bộ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; Cán bộ làm công tác môi trường tại 20
doanh nghiệp trong khu công nghiệp Vân Trung; Đơn vị thu gom, xử lý chất thải nguy hại
của các doanh nghiệp tại KCN Vân Trung với tổng số phiếu thực hiện là: 74 phiếu.

Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu: Trên cơ sở các số liệu thu thập
được, so sánh với quy định của pháp luật; Sử dụng số liệu đã thu thập được, ứng
dụng đánh giá thông qua các sơ đồ, bảng biểu để phản ánh kết quả đạt được.

Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia: Tham vấn ý kiến của các
chuyên gia là lãnh đạo Chi cục Bảo vệ môi trường, Ban quản lý các Khu
cơng nghiệp tỉnh, Phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Việt n trong
cơng tác bảo vệ mơi trường nói chung và cơng tác quản lý chất thải nguy
hại nói riêng đối với các doanh nghiệp tại Khu công nghiệp Vân Trung.
Kết quả chính và kết luận

x


Kết quả:
Giới thiệu Khu công nghiệp Vân Trung.
Thực trạng phát s nh, xử lý chất thả nguy hạ đố vớ các doanh ngh ệp
tạ khu công nghiệp Vân Trung.
Thực trạng công tác quản lý chất thải nguy hại đối với các doanh
nghiệp tại Khu công nghiệp Vân Trung.

Đề xuất biện pháp hữu hiệu quản lý chất thải nguy hại tại Khu công nghiệp Vân

Trung.
Kết luận:
KCN Vân Trung là 01 trong 4 KCN của tỉnh Bắc Giang, thuộc địa bàn 2 xã
Tăn Tiến, xã Vân Trung Việt Yên, do Công ty TNHH Fugiang làm chủ đầu tư. Tính
đến năm 2016, KCN Vân Trung gồm có 20 doanh nghiệp đang trực tiếp hoạt động.

Lượng CTNH phát sinh của KCN Vân Trung khoảng 33,9 tấn/ngày, trong
đó lượng chất thải nguy hại phát sinh chủ yếu là Nước thải từ quá trình sản
xuất (Nước thải nhiễm thành phần nguy hại như a xít, kim loại nặng,...) với
khối lượng phát sinh khoảng 30 tấn/ngày, sau đó là Bùn thải từ q trình xử lý
nước (nước thải sản xuất, nước cấp sản xuất) khoảng 0,5 tấn/ngày,...

Cơ bản các doanh nghiệp trong KCN Vân Trung đã có thủ tục pháp lý
về Bảo vệ môi trường như: Báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế
hoạch Bảo vệ môi trường, sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại.
Hầu hết các doanh nghiệp trong KCN đã được hướng dẫn về thực hiện
quy định của pháp luật về quản lý CTNH, đã thực hiện thu gom CTNH tại kho
chứa nhưng việc hợp đồng với đơn vị có chức năng để xử lý đạt tỷ lệ đạt 85%.
Tình trạng chung trên địa bàn tỉnh là công tác kiểm tra, kiểm soát chất
thải nguy hại phát sinh phần lớn dựa trên chứng từ, sổ đăng ký chủ nguồn
thải được thống kê thủ cơng, thiếu đảm bảo chính xác và tính khách quan.

Công tác quản lý CTNH tại KCN Vân Trung cịn có một số khó khăn
tồn tại như: nhân sự, kinh phí, cơ sở hạ tầng... vì vật cần có một số giải
pháp cụ thể để giải quyết các tồn tại trên.

xi



THESIS ABSTRACT
Master candidate: Đinh Xuân Thái
Thesis title: Assessing the situation and proposing solutions to hazardous waste
management in Van Trung industrial park, Viet Yen district, Bac Giang province.

Major: Environmental science Code: 60.44.03.01
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)

Research Objectives:
Assessment of hazardous waste management situation
enterprises in Van Trung Industrial Zone, Bac Giang province.

for

Some solutions to improve the efficiency of hazardous waste
management for enterprises in Van Trung Industrial Park, Viet Yen district,
Bac Giang province are proposed.
Materials and Methods:
Inheritance method: A selective inheritance method of the results of
previous studies conducted in the study area.
Survey, survey: Investigated, surveyed at 20 enterprises operating in
Van Trung industrial zone on the situation arising, the collection,
transportation and treatment of hazardous waste.
Interview method: Interview about the situation of enterprises implementing
environmental protection in general and hazardous waste in particular. Estimated
interviews with state management officials in charge of environmental protection;
Environmental staff at 20 enterprises in Van Trung industrial zone; The unit collecting and
treating hazardous waste of enterprises in Van Trung IP with the total votes of 74 votes.


Method of data synthesis and processing: Based on the collected
data, comparing with the law; Using the collected data, the application
evaluates through diagrams and tables to reflect the results achieved.
Method of consultation with experts: Consultation of experts is the leader of the
Sub-Department of Environmental Protection, the Management Board of the provincial
industrial parks, the Department of Natural Resources and Environment of Viet Yen district
in the protection The environment in general and the management of hazardous waste in
particular for businesses in Van Trung Industrial Park.

xii


Main findings and conclusions
Main results:
Characteristics of Van Trung Industrial Zone.
Situation of hazardous waste generation
enterprises in Van Trung industrial zone.

and

treatment

for

Current status of hazardous waste management for enterprises in
Van Trung Industrial Park
Propose effective measures to manage hazardous waste at Van Trung Industrial

Park.
Conclude:

Van Trung Industrial Park is one of 4 industrial zones in Bac Giang
province, located in two communes of Tung Tien, Van Trung commune, Yen
Yen, invested by Fugiang Co., Ltd. Up to 2016, Van Trung Industrial Park is
composed of 20 enterprises operating directly.
The amount of HW incurred in Van Trung IP is about 33.9 tons / day, in which the
amount of hazardous wastes generated is mainly wastewater from the production process
(wastewater contaminated with hazardous components like acid, metal Heavy, ...) with the
volume of about 30 tons / day, followed by Sludge from the process of water treatment
(production water, production water) about 0.5 tons / day, ...

Basic enterprises in Van Trung Industrial Park has legal procedures
for environmental protection such as environmental impact assessment
report, environmental protection plan, hazardous waste generator register.
Most of the enterprises in IZs have been guided on the implementation of the law
provisions on HW management and have collected HWs in storage depots, but the
contracts with functional units for treatment have reached the rate Gaining 85 %.

The general situation in the province is the inspection and control of
hazardous wastes generated largely on the basis of vouchers, the register of
waste source statistics manual, lack of accurate guarantee and objectivity. .

HW management in Van Trung Industrial Park has some difficulties
such as personnel, budget, infrastructure ... because of the need to have
some specific solutions to solve the above problems.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay có 04 khu công nghiệp đang
hoạt động và 27 cụm công nghiệp sau hơn 10 năm thực hiện chủ trương
chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển
các khu, cụm công nghiệp trong thời gian qua đã thu được những kết quả
đáng kể, làm chuyển dịch cơ bản cơ cấu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Các khu, cụm cơng nghiệp đã đóng góp một phần quan trọng vào tỷ trọng
phát triển kinh tế công nghiệp, góp phần giải quyết việc làm cho hàng chục
nghìn lao động, thực hiện xóa đói, giảm nghèo trên địa địa bàn toàn tỉnh.
Việc tập trung các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nêu trên đã
tạo ra một lượng lớn chất thải như: Khí thải, chất thải rắn sinh hoạt, chất
thải rắn sản xuất, nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất và đặc biệt là chất
thải nguy hại nếu không được thu gom, xử lý triệt để sẽ là tác nhân gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người
lao động và đến người dân xung quanh khu công nghiệp Vân Trung.
Khu công nghiệp Vân Trung được thành lập từ năm 2008 (hoàn thiện xây
dựng hạ tầng và đi vào hoạt động chính thức năm 2014) với tổng diện tích giai
đoạn 01 là 150 ha (giai đoạn hiện tại), giai đoạn 02 là 283 ha (giai đoạn từ năm
2020 trở đi) thuộc địa phận huyện Việt Yên, tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp giai
đoạn 01 khoảng 60% bao gồm 20 dự án đã và đang triển khai với nhiều loại
hình sản xuất như: Máy vi tính và các sản phẩm linh kiện đi kèm; Thông tin nối
mạng; Điện tử tiêu dùng; Các ngành nghề công nghiệp nhẹ, công nghệ cao,
sạch khác;....(các dự án đã đầu tư cơ bản của Hàn Quốc, Trung quốc).
Đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp đã thực hiện các thủ tục
pháp lý về bảo vệ môi trường như: Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc
đề án bảo vệ môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường tương ứng với quy mô,
công suất. Tuy nhiên, qua quá trình kiểm tra việc chấp hành Luật Bảo vệ môi
trường tại các doanh nghiệp, một số cơ sở còn bị xử phạt vi phạm hành chính, một
trong những hành vi có mức xử phạt cao là không chấp hành đúng quy định của
pháp luật về quản lý chất thải nguy hại. Một số cơ sở khơng bố trí khu vực lưu giữ
chất thải nguy hại hoặc đã bố trí nhưng lưu giữ khơng đúng quy định, có hợp đồng

vận chuyển, xử lý với đơn vị có chức năng nhưng việc thu gom, vận chuyển, xử lý
chưa đảm bảo theo quy định của ngành môi trường.

1


Xuất phát từ thực tế trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá thực
trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải nguy hại tại khu công nghiệp Vân
Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang” nhằm đưa ra một số giải pháp hữu hiệu
trong công tác quản lý chất thải nguy hại đối với các doanh nghiệp tại khu cơng
nghiệp Vân Trung nói riêng và trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nói chung.

1.2. GIẢ THUYẾT
Đề tài phải đánh giá được những kết quả đã thực hiện và
những ưu, nhược điểm, những khó khăn, vướng mắc trong việc thực
hiện công tác quản lý chất thải nguy hại đối với các doanh nghiệp tại
khu công nghiệp Vân Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
Các giải pháp đề xuất xuất phát từ các kết quả nghiên cứu tại
địa bàn và phù hợp với tình hình tại địa phương.
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh g á được thực trạng quản lý chất thả nguy hạ đố vớ các
doanh nghiệp tại khu công nghiệp Vân Trung, tỉnh Bắc Giang;
Đề xuất được một số g ả pháp nâng cao h ệu quả quản lý chất
thải nguy hại đối với các doanh nghiệp tại khu công nghiệp Vân
Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Không gian: Các doanh nghiệp tại khu công nghiệp Vân Trung,
huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
Thời gian: Từ tháng 02/2016 đến tháng 12/2016
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA THỰC TIỄN

Qua kết quả ngh ên cứu đề xuất được một số g ả pháp nâng cao h
ệu quả quản lý chất thải nguy hại đối với các doanh nghiệp tại khu cơng
nghiệp Vân Trung nói riêng và cơng tác quản lý chất thải nguy hại trên
địa bàn tỉnh Bắc Giang nói chung. Góp phần nâng cao hiệu quả công tác
quản lý chất thải nguy hại cũng như công tác Bảo vệ môi trường trên địa
bàn tỉnh Bắc Giang ngày càng xanh, sạch, đẹp hơn.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI
2.1.1. Các khá n ệm
Có nhiều khái niệm về chất thải nguy hại, có thể nêu tóm tắt một
số khái niệm như sau:
Theo UNEP
Chất thải độc hại là những chất thải (không kể chất thải phóng xạ) có
hoạt tính hóa học hoặc có tính độc hại, cháy nổ, ăn mòn gây nguy hiểm hoặc có
thể gây nguy hiểm đến sức khỏe hoặc mơi trường khi hình thành hoặc tiếp xúc
với các chất thải khác. Chất thải không bao gồm trong định nghĩa trên:

- Chất thải phóng xạ được xem là chất thải độc hại nhưng khơng

bao gồm trong định nghĩa này bởi vì hầu hết các quốc gia quản lý và
kiểm sốt chất phóng xạ theo quy ước, điều khoản, quy định riêng.
- Chất thải rắn sinh hoạt có thể gây ơ nhiễm mơi trường do

chứa một ít chất thải nguy hại tuy nhiên nó được quản lý theo hệ
thống chất thải riêng. Ở một số quốc gia đã sử dụng thu gom tách
riêng chất thải nguy hại trong rác sinh hoạt (Võ Đình Long, 2014).

Theo Luật khôi phục và bảo vệ tài nguyên của Mỹ (RCRA)
CTNH là chất rắn hoặc hỗn hợp chất rắn có khối lượng, nồng độ, hoặc
các tính chất vật lý, hóa học, lây nhiễm mà khi xử lý, vận chuyển, thải bỏ, hoặc
bằng những cách quản lý khác nó có thể: Gây ra nguy hiểm hoặc tiếp tục tăng
nguy hiểm hoặc làm tăng đáng kể số tử vong, hoặc làm mất khả năng hồi phục
sức khỏe của người bệnh. Làm phát sinh hiểm họa lớn cho con người hoặc
môi trường ở hiện tại hoặc tương lai (Võ Đình Long, 2014).

Theo Luật bảo vệ môi trường 2014 của Việt Nam
Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm,
dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mịn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác.

Tuy có sự khác nhau về từ ngữ nhưng cả hai định nghĩa đều có
nội dung tương tự nhau, giống với định nghĩa của các nước và các tổ
chức trên thế giới, đó là nêu lên đặc tính gây huy hại cho môi trường
và sức khỏe cộng đồng của chất thải nguy hại.

3


Các chất có một trong các đặc tính nguy hại sau được xác định
là chất nguy hại:
- Chất có khả năng gây cháy (Ignitability): Chất có nhiệt độ bắt cháy <
0

60 C, chất có thể cháy do ma sát, tự thay đổi về hoá học. Những chất gây cháy
thường gặp là xăng, dầu, nhiên liệu, ngồi ra cịn có cadmium, các hợp chất
hữu cơ như benzen, etylbenzen, toluen, hợp chất hữu cơ có chứa Clo…

- Chất có tính ăn mịn (Corossivity): Là những chất trong nước


tạo môi trường pH <3 hay pH >12.5; chất có thể ăn mịn thép. Dạng
thường gặp là những chất có tính axít hoặc bazơ…
- Chất có hoạt tính hố học cao (Reactivity): Các chất dễ dàng

chuyển hố hóa học; phản ứng mãnh liệt khi tiếp xúc với nước; tạo hỗn
hợp nổ hay có tiềm năng gây nổ với nước; sinh các khí độc khi trộn với
nước; các hợp chất xyanua hay sunfit sinh khí độc khi tiếp xúc với mơi
trường axít, dễ nổ hay tạo phản ứng nổ khi có áp suất và gia nhiệt, dễ nổ
hay tiêu huỷ hay phản ứng ở điều kiện chuẩn; các chất nổ bị cấm.
- Chất có tính độc hại(Toxicity): Những chất thải mà bản thân nó có tính độc
đặc thù được xác định qua các bước kiểm tra. Chất thải được phân tích thành phần
trong các pha hơi, rắn và lỏng. Khi có thành phần hố học nào lớn hơn tiêu chuẩn
cho phép thì chất thải đó được xếp vào loại chất thải độc hại. Chất độc hại gồm;
các kim loại nặng như thuỷ ngân, cadmium, asenic, chì và các muối của chúng;
dung môi hữu cơ như toluen, benzen, axeton, cloroform…; các chất có hoạt tính
sinh học (thuốc sát trùng, trừ sâu, hố chất nơng dược…); các chất hữu cơ rất bền
trong điều kiện tự nhiên nếu tích luỹ trong mô mỡ đến một nồng độ nhất định thì sẽ
gây bệnh (PCBs: Poly Chlorinated Biphenyls).

- Chất có khả năng gây ung thư (Carcinogenicity) và đột biến gen:

Dioxin (PCDD), asen, cadmium, benzen, các hợp chất hữu cơ chứa Clo…

2.1.2. Phân loạ chất thả nguy hạ
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều cách phân loại chất thải nguy hại: Theo
tính chất, nguồn gốc, cách quản lý, mức độc … Có thể nêu một số cách như sau:

Có một số cách phân loại CTNH như sau:
* Phân loại chất thải nguy hại theo hình thức tác động


- Loại 1: Các chất nổ
- Loại 2: Các dung dịch có khả năng cháy

4


- Loại 3: Các chất độc (nguy hiểm)
- Loại 4: Các chất ăn mòn

* Phân loại CTNH theo trạng thái vật lý
CTNH theo trạng thái vật lý như: CTNH dạng rắn, bùn, lỏng, khí.
* Phân loại CTNH theo liều lượng tác động
Các nhà chuyên gia về độc học đã nghiên cứu ảnh hưởng của
chất độc lên cơ thể động vật ở cạn (chuột nhà) và đã đưa ra 5 nhóm
độc theo tác động của độc tố tới cơ thể qua miệng và qua da.
* Phân loại chất thải nguy hại theo đường xâm nhập kết hợp với lượng tác

động
Chất độc xâm nhập vào cơ thể qua các con đường khác nhau.
Mức độ gây độc theo các con đường xâm nhập cũng không giống nhau.
Để xác định mức độ gây độc theo các con đường xâm nhập khác nhau
vào cơ thể động vật và con người thường sử dụng đến chỉ số LD 50.

Bảng 2.1. Phân loại độc tính (LD50mg/kg, chuột nhà)

Phân nhóm độc
Ia. Độc mạnh
Ib. Độc
II. Độc trung bình

III. Độc ít
IV. Không độc
Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới WHO (1993)
Ghi chú: LD50 là ký hiệu chỉ độ độc cấp tính của thuốc qua đường miệng hoặc qua da. Đó là lượng độc
chất gây chết 50% động vật thí nghiệm (tính bằng kg). LD50 càng nhỏ thì hố chất đó càng độc.

* Phân loại CTNH theo môi trường chất độc tồn tại
Các chất độc hóa học làm ơ nhiễm nước tự nhiên và nước thải bao gồm
những chất độc tồn tại ngày trong các vật liệu, chất thải sử dụng/tiếp xúc, thải
ra trong q trình sản xuất làm ơ nhiễm nguồn nước tự nhiên và nước thải.
Đất là nơi tiếp nhận các chất thải từ các nguồn khác nhau (sinh hoạt, công
nghiệp, nông nghiệp và giao thông vận tải). Nitrat khí quyển cũng được lắng đọng
trên mặt đất theo chu trình của Nitơ. Dọc các xa lộ, lượng xe cơ giới chạy bằng
xăng đã để lại hai bên đường bụi chì và đất đai sẽ có hàm lượng chì ngày

5


càng cao. Các chất thải rắn công nghiệp gây ô nhiễm rất lớn cho đất. Đặc biệt
nghiêm trọng là các chất thải nguy hại làm ô nhiễm đất bởi các hoá chất và kim
loại nặng (Cu, Zn, Pb, As, Hg, Cr,Cd). Các nhà máy cịn xả vào khí quyển rất
nhiều khí độc như H2S, CO2, CO, NOX....Đó là ngun nhân gây ra mưa axit, làm

chua đất, phá hoại sự phát triển của thảm thực vật. Hàng ngày, con
người và động vật đã thải ra một khối lượng rất lớn các chất phế thải
vào mơi trường đất. Đó là rác, phân, xác động vật và các chất thải khác.
Các chất hoá học làm thay đổi thành phần và tính chất của đất, có khi
làm chua đất, làm cứng đất, làm thay đổi cân bằng các chất dinh dưỡng
giữa cây trồng và đất. Nguồn ơ nhiễm đất bởi các chất phóng xạ là những
phế thải của các cơ sở khai thác các chất phóng xạ, trung tâm nghiên cứu

nguyên tử, các nhà máy điện nguyên tử, các vụ thử hạt nhân, các cơ sở sử
dụng đồng vị phóng xạ trong nơng nghiệp, cơng nghiệp và y tế (sử dụng
các đồng vị phóng xạ để chữa bệnh và nghiên cứu khoa học). Bên cạnh lợi
ích rất to lớn thì phóng xạ đã gây cho con người nhiều hiểm hoạ.

*Phân loại theo đặc tính của chất thải
Theo TCVN 6706: 2000 chia CTNH thành 7 nhóm ở bảng sau.
Bảng 2.2 Phân loại chất thải nguy hại theo đặc tính
Mã số
Loại chất thải TCVN 6706- Mơ tả tính nguy hại 2000

STT

1.1

Chất thải lỏng dễ cháy

Chất thải lỏng có nhiệt độ
bắt cháy dưới 60 độ.
Chất thải khơng là chất lỏng,

1.2

Chất thải dễ cháy

bốc cháy khi bị ma sát hoặc ở
điều kiện áp suất khí quyển

1. Chất thải
dễ bắt lửa

dễ cháy

Chất thải có khả năng tự
bốc cháy do tự nóng lên
1.3

Chất thải có thể tự cháy

trong điều kiện vận chuyển
bình thường, hoặc tự nóng
lên do tiếp xúc với khơng
khí và có khả năng bốc cháy

Chất thải tạo ra khí dễ

1.4

cháy

6

Chất thải khi gặp nước, tạo
ra phản ứng giải phóng khí


STT

2. Chất thải
gây ăn mòn


3. chất thải
dễ nổ
gây nổ.
Chất thải chứa các tác

nhân oxy hố vơ cơ

4.1

4. Chất thải
dễ bị ơxi hố

Chất thải có chứa clorat,
pecmanganat, peoxit vơ cơ…

Chất thải hữu cơ chứa
Chất thải chứa peoxyt

hữu cơ

4.2

cấu trúc phân tử -0-0khơng bền với nhiệt nên
có thể bị phân huỷ và tạo
nhiệt nhanh Chất thải có

Chất thải gây
5. Chất thải độc cấp tính
Gây độc cho
người và sinh

vật

Chất thải sinh ra khí

độc

5.1

chứa chất độc có thể gây
tử vong hoặc tổn thương
trầm trọng khi tiếp xúc.

5.3

Chất thải chứa các thành
phần mà khi tiếp xúc với
khơng khí hoặc nước thì
giải phóng ra khí độc
Chất thải có chứa các thành
phần có thể gây ra các tác

6. Chất độc Chất độc cho hệ sinh
cho HST
thái

6

động có hại đối với mơi
trường thơng qua tích luỹ
sinh học hoặc gây ảnh

hưởng cho hệ sinh thái.

7.Chất thải
lây nhiễm

Chất thải lây nhiễm
bệnh

7

Chất thải có chứa các
vi sinh vật sống hoặc
độc tố của chúng có
chứa các mầm bệnh


7


* Phân loại theo ngành sản xuất có phát sinh

chất thải Nguồn: TCVN 6706: 2000
Nguồn chất thải từ sản xuất công nghiệp: Các ngành công
nghiệp phát sinh chất thải nguy hại.
+ Sản xuất phân bón;
+ Sản xuất hóa chất;
+ Chế biến gỗ;
+ Chế biến cao su;
+ Cơng nghiệp cơ khí;
+ Sản xuất xà phòng và bột giặt;

+ Khai thác mỏ;
+ Công nghiệp sản xuất giấy;
+ Kim loại màu;
+ Lọc dầu;
+ Sản xuất thép;
+ Nhựa và vật liệu tổng hợp;
+ Sản xuất sơn và mực in;
+ Hóa chất BVTV...

* Phân loại theo đặc điểm chất thải nguy hại
- Phân loại dựa vào dạng hoặc pha phân bố (rắn, lỏng, khí )
- Chất hữu cơ hay chất vơ cơ
- Nhóm hoặc loại chất (dung môi hay kim loại nặng ).

2.1.3. Tác hạ của chất thả nguy hạ
Những vấn đề tác động môi trường cơ bản liên quan đến việc chôn lấp các
chất thải nguy hại khơng đúng quy cách, có liên quan đến tác động tiềm tàng đối
với nước mặt và nước ngầm. Ở Việt Nam những nguồn này thường được dùng làm
nguồn nước uống, sinh hoạt gia đình, phục vụ nơng nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.
Bất cứ sự ô nhiễm nào đối với các nguồn này đều có thể gây tiềm tàng về sức khoẻ
đối với nhân dân địa phương hay gây ra các tác động môi trường nghiêm trọng. Có
khơng nhiều những tài liệu về những tai nạn do ô nhiễm gây ra do việc thực hiện

8


tiêu huỷ chất thải nguy hại không hợp cách, và có ít kết quả quan trắc
để đánh giá tác động thực tế.
Chất thải nguy hại cũng là một trong những ngun nhân chính
gây ra những sự cố mơi trường nghiêm trọng:

+ Bệnh minamata ở Nhật Bản: Căn bệnh gây ra khi ăn một lượng lớn cá và
sò trong vùng biển bị ơ nhiễm nặng vì methyl thủy ngân thải ra vịnh Minamata. Lần
đầu tiên căn bệnh này được phát hiện tại Minamata thuộc tỉnh Kumamoto và năm
1956, và năm 1968, chính phủ Nhật bản đã chính thức tuyên bố, căn bệnh này cho
công ty Chisso (Một công ty sản xuất hóa chất) gây ra vì đã làm ơ nhiễm mơi
trường. Những bệnh nhân đầu tiên ở Minamata đã bị điên, bất tỉnh và chết sau một
tháng bị mắc bệnh. Chưa một giải pháp nào có hiệu quả để chữa căn bệnh
Minamata, nhưng các bác sĩ đã cố gắng làm giảm bớt những triệu chứng trên bằng
những biện pháp tập luyện, trị liệu. Cho đến ngày 30/4/1997, số người trong hai tỉnh
Kumamoto và Kagoshima chứng nhận là đã mắc bệnh Minamata lên tới 17 ngàn
người. Trong đó có 2.265 (trong đó 1.484 người đã qua đời cho đến 31/1/2003) đã
được chính phủ công nhận 10.625 người sau khi được chứng nhận là bệnh nhân
Minamata đã được Chính phủ bồi thường. Như vậy, theo Chính phủ Nhật thì có tổng
cộng 12.890 người đã mắc bệnh cho đến nay.

+ Sự cố nhà máy điện hạt nhân Chernobyl: Vụ tai nạn ngày 26/4/1986 tại nhà
máy điện Chernobyl đã gây ra thảm hoạ hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử thế giới.
Sai lầm trong thiết kế và điều khiển tạo thành vụ nổ mạnh đến mức thổi bay cả phần
nóc nặng nghìn tấn của lị phản ứng số 4, phát tán vơ số chất phóng xạ vào mơi
trường sống. Ước tính 4.000 người khác có thể cũng chết sau đó do nhiễm phóng
xạ. Tuy nhiên, tổ chức Hồ bình Xanh cho rằng, con số này cao hơn nhiều và lên
đến 93.000 người. Một khối bê tông cốt thép khổng lồ được xây lên để lấp chiếc lị
phản ứng bị nổ. Nhưng trước khi nó được xây chất phóng xạ đã kịp lan từ Ukraina
sang nước láng giềng Belarus và nhiều nơi khác ở châu Âu.

+ Sự cố Bhopal: Thảm họa Bhopal là một thảm họa công nghiệp xảy ra tại
nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu sở hữu và điều hành bởi Union Carbide (UCIL) ở
Bhopal, Madhya Pradesh, Ấn Độ ngày 3 tháng 12 năm 1984. Khoảng 12 giờ trưa,
nhà máy rò rỉ ra khí Methyl isocyanate (MIC) và các khí độc khác, gây ra phơi nhiễm
trên 500,000 người. Những đánh giá về số lượng người chết có sự khơng thống

nhất. Đánh giá chính thức ban đầu về số người chết là 2,259, phía

9


chính quyền bang Madhya Pradesh đã xác nhận tổng số 3737 cái chết liên quan đến
vụ rị rỉ khí ga này. Các cơ quan chính quyền khác ước tính khoảng 15,000 người
chết. Một số tổ chức đưa ra con số khoảng 8000 đến 10,000 người chết trong 72
giờ đầu và 25,000 người chết vì các căn bệnh liên quan đến khí ga rị rỉ.

+ Thảm họa dầu mỏ tại Kuwait năm 1991: Trong chiến tranh vùng
vịnh năm 1991, khi quân đội Iraq rút khỏi Kuwait, họ đã mở tất cả các van
của giếng dầu và phá vỡ các đường ống dẫn dầu nhằm ngăn cản bước tiến
của quân đội Mỹ. Kết quả là một lượng dầu lớn nhất trong lịch sử đã phủ
lên Vịnh Ba tư. Ước tính, số dầu loang tương đương 240 - 336 triệu gallonn
dầu thô. Diện tích dầu loang có kích thước tương đương đảo Hawai. Tuy
nhiên, mọi cố gắng phục hồi đều phải đợi chiến tranh kết thúc. Để bảo vệ
nước khỏi bị nhiễm bẩn, họ đã phải huy động khoảng 40 km thanh hút dầu
nổi trên mặt nước và 21 máy tách dầu khỏi nước. Cùng với hàng loạt xe hút
dầu, họ đã thu lại được 58,8 triệu gallon dầu. (Trịnh Thị Thanh, 2008).
+ Thảm họa biển miền Trung đầu năm 2016: Formosa Hà Tĩnh là một dự án
có mức đầu tư cam kết lớn nhất Việt Nam từ trước tới nay. Nó có tổng vốn đầu tư
dự kiến lên tới 28 tỷ USD (Giai đoạn 1 có mức đầu tư 10 tỷ USD), gồm một khu liên
hợp gang thép có cơng suất 22,5 tr tấn, một cảng nước sâu và các tổ hợp năng
lượng nhiệt điện cung cấp điện năng cần thiết cho tồn bộ khu liên hợp. Có thể nói
dự án này mang ý nghĩa rất lớn đối với Hà Tĩnh và thậm chí đối với cả

Việt Nam trong phát triển ngành luyện thép và công nghiệp nặng. Tuy nhiên do
nhu cầu lợi nhuận trong hoạt động sản xuất mà Formosa thải hàng nghìn m


3

nước thải chứa chất độc hại (hố chất độc hại để phục vụ thi công và súc rửa
đường ống để chuẩn bị cho giai đoạn vận hành) ra ngồi khu vực biển theo
đường ống xả thải chơn ngầm dài 1,5 km dưới đáy biển. Đây cũng là nguyên
nhân gây cá chết hàng loạt ở Khu vực Miền Trung thời gian vừa qua.

2.1.4. Nộ dung quản lý chất thả nguy hạ
Nhằm hạn chế sự phát sinh và kiểm soát các nguồn thải, giảm
thiểu tới mức tối đa có thể tác động đến môi trường; các quốc gia đều
đưa ra các quy định pháp luật cụ thể về công tác quản lý chất thải nguy
hại để ngăn ngừa và giảm thiểu tối đa các tác hại của chất thải nguy hại.
Trên thế giới, các nước tiên tiến đã có hệ thống thơng tin quản lý hố
chất hồn chỉnh. Hệ thống quản lý hố chất( REACH) cuả châu Âu có hiệu

10


lực từ ngày 1/6/2007. REACH cung cấp thông tin miễn phí về mọi hoạt
động hố chất với nhiều thứ tiếng sử dụng trong cộng đồng Châu Âu
: Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Ý, …
Tại Việt Nam, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 đã quy định trách nhiệm
quản lý nhà nước về BVMT trong đó có trách nhiệm quản lý chất thải rắn và
CTNH thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Việc quản lý CTNH trên cơ sở
quy định trách nhiệm của cơ sở phát thải sẽ góp phần quản lý chặt chẽ, nội
dung này được quy định tại Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của
Bộ Tài nguyên và Mơi trường. Tuy nhiên, trong q trình thực hiện có nhiều vấn
đề bất cập, gây khó khăn cho các cơ sở và cơng tác quản lý. Do đó đã được
thay thế bởi Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015.


2.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI
NGUY HẠI TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.2.1. Tình hình ngh ên cứu về quản lý chất thả nguy hạ trên thế g ớ
Nhằm hạn chế sự phát sinh và kiểm sốt các nguồn thải, giảm
thiểu tới mức tối đa có thể tác động đến môi trường; các quốc gia đều
đưa ra các quy định pháp luật cụ thể về công tác quản lý chất thải nguy
hại để ngăn ngừa và giảm thiểu tối đa các tác hại của chất thải nguy hại.
Bảng 2.3. Lượng CTNH và cách thức xử lý của một số nước trên thế giới

Nước

Áo
Bỉ
Đan Mạch
Phần Lan
Pháp
Đức
Hy Lạp
Ireland
Italy
Luxembourg
Hà Lan
Bồ Đào Nha
Tây Ban Nha
Thụy Điển
Nguồn: European Union Council Directive EUCD (2011)


×