Tải bản đầy đủ (.docx) (130 trang)

Giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (547.87 KB, 130 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ THU

GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO CHO CÁC HỘ DÂN TỘC
THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN THẾ,
TỈNH BẮC GIANG

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Phạm Bảo Dương

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Thu

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tơi cịn
nhận được sự giúp đỡ hết sức nhiệt tình, quý báu của các thầy, cô của Học viện Nông
nghiệp Việt Nam, UBND huyện Yên Thế, UBND xã Đồng Hưu; UBND xã Tiến
Thắng; UBND xã Đồng Tiến; gia đình và bạn bè.
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến PGS.TS Phạm Bảo
Dương, người đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tốt
nghiệp, đóng góp các ý kiến q báu để tơi hồn thành khóa luận.
Tơi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, các cô đang công tác tại Học viện Nông
nghiệp Việt Nam, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thơn, Bộ mơn Kinh tế Nơng nghiệp
và Chính sách về sự nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện và đóng góp ý kiến để tơi hồn
thành luận văn.
Luận văn này được thực hiện với sự hỗ trợ của lãnh đạo địa phương và Phòng Dân
tộc, Phòng Lao động -Thương Binh và xã hội huyện Yên Thế, nhất là nhân dân các xã
được lựa chọn nghiên cứu đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong q trình điều tra khảo
sát thực địa và nghiên cứu đề tài. Tôi xin trân trọng cám ơn sự hỗ trợ quý báu này.

Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến bố, mẹ tơi cùng các thành
viên trong gia đình cùng tồn thể bạn bè đồng mơn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất
để tơi hồn thành luận văn tốt nghiệp này./.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.............................................................................................................. vi
Danh mục bảng........................................................................................................................ vii
Danh mục hộp, đồ thị, hình và sơ đồ.................................................................................. viii
Trích yếu luận văn.................................................................................................................... ix
Thesis abtract............................................................................................................................. xi
Phẩn 1. Mở đầu........................................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết............................................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài................................................................................. 3

1.2.1.

Mục tiêu chung............................................................................................................ 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể............................................................................................................ 3


1.3.

Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................................... 3

1.4.

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu....................................................... 4

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu................................................................................................. 4

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 4

1.5.

Đóng góp mới của đề tài............................................................................................ 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân
tộc thiểu số trên địa bàn huyện yên thế tỉnh Bắc Giang ................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận................................................................................................................ 5

2.1.1.

Khái niệm về giảm nghèo, chuẩn hộ nghèo, hộ nghèo dân tộc thiểu số ............5


2.1.2.

Sự cần thiết thực hiện các giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số
11

2.1.3.

Nội dung các giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số .....................13

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số
18

2.2.

Cơ sở thực tiễn.......................................................................................................... 20

2.2.1.

Kinh nghiệm giảm nghèo ở một số nước trên thế giới....................................... 20

2.2.2.

Kinh nghiệm giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam.............23

2.2.3.

Bài học rút ra cho huyện yên thế về các giải pháp giảm nghèo cho các hộ


dân tộc thiểu số......................................................................................................... 24

iii


Phần 3. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 26
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu................................................................................. 26

3.1.1.

Đặc điểm về điều kiện tự nhiên.............................................................................. 26

3.1.2.

Đặc điểm về kinh tế xã hội...................................................................................... 27

3.2.

Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 35

3.2.1.

Chọn điểm nghiên cứu............................................................................................. 35

3.2.2.

Phương pháp tiếp cận............................................................................................... 37


3.2.3.

Phương pháp thu thập thông tin............................................................................. 37

3.2.4.

Phương pháp xử lý thông tin................................................................................... 40

3.2.5.

Phương pháp phân tích thơng tin........................................................................... 40

3.2.6.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu sử dụng trong đề tài.............................................. 42

Phần 4. Kết quả và thảo luận............................................................................................. 44
4.1.

Thực trạng nghèo đói của hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Yên
Thế, tỉnh Bắc Giang

44

4.1.1.

Thực trạng nghèo đói chung trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang ....44

4.1.2.


Thực trạng nghèo đói trên một số xã đặc biệt khó khăn có đơng hộ dân
tộc thiểu số trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

4.1.3.

Nguyên nhân gây nghèo của các hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện
Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

4.2.

47
49

Các chính sách giảm nghèo cho hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện
Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

52

4.2.1.

Các chính sách hỗ trợ từ chính phủ và các chương trình mục tiêu Quốc gia ..52

4.2.2.

Các chính sách hỗ trợ từ địa phương..................................................................... 53

4.3.

Thực trạng về triển khai chính sách, chương trình giảm nghèo cho hộ dân


tộc thiểu số trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang
4.3.1.

Hiểu biết của các hộ về chính sách và chương trình hỗ trợ cho người
nghèo của Nhà nước và địa phương

4.3.2.

55
55

Hiệu quả thực hiện các chính sách giảm nghèo cho hộ dân tộc thiểu số ở
các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang 56

4.4.3.

Hạn chế, bất cập của cơ chế chính sách, giải pháp giảm nghèo cho hộ dân

tộc thiểu số trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang
4.4.

60

Kết quả thực hiện các giải pháp giảm nghèo cho hộ dân tộc thiểu số trên
địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

iv

61



4.4.1.

Phát triển kinh tế xã hội của địa phương qua chuyển đổi cơ cấu kinh tế
theo hướng sản xuất hàng hóa cho hộ dân tộc thiểu số 61

4.4.2.

Phát triển hạ tầng và dịch vụ công......................................................................... 63

4.4.3.

Đào tạo nghề và giải quyết việc làm giai đoạn 2015 - 2017 .............................. 64

4.4.4.

Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo.................................. 65

4.4.5.

Cho hộ nghèo vay vốn để phát triển phát triển sản xuất và các hoạt động
kinh tế hộ

66

4.4.6.

Hỗ trợ người nghèo dân tộc thiểu sổ thông qua các dịch vụ xã hội .................67

4.4.7.


Nâng cao vai trò của các tổ chức đoàn thể, quần chúng..................................... 68

4.4.8.

Lồng ghép các hoạt động giảm nghèo với các chương trình khác ở địa
phương 69

4.4.9.

Nhân rộng những mơ hình giảm nghèo thành cơng............................................ 71

4.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện giải pháp giảm nghèo cho hộ dân tộc

thiểu số trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang 73
4.5.1.

Mức độ ảnh hưởng của các nhóm yếu tố đến thực hiện giải pháp giảm
nghèo cho hộ dân tộc thiểu số 74

4.6.

Đề xuất giải pháp giảm nghèo cho hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện

Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

81


4.6.1.

Khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các giải pháp giảm nghèo thời gian qua
81

4.6.2.

Giải pháp giảm nghèo cho hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Yên
Thế, tỉnh Bắc Giang thời gian tới

82

Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................ 90
5.1.

Kết luận...................................................................................................................... 90

5.2.

Kiến nghị.................................................................................................................... 92

5.2.1.

Đối với Nhà nước..................................................................................................... 92

5.2.2.

Đối với tỉnh Bắc Giang............................................................................................ 93

Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 94

Phụ lục....................................................................................................................................... 97

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

CN-TTCN

Cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp

CSHT

Cơ sở hạ tầng

CSXH

Chính sách xã hội


ĐBKK

Đặc biệt khó khan

DN

Doanh nghiệp

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

DTGT

Diện tích gieo trồng

DTTS

Dân tộc thiểu số

FAO

Tổ chức nơng nghiệp và lương thực Liên Hợp quốc

GSO

Tổng cục Thống kê

HĐND


Hội đồng nhân dân

HTXNN

Hợp tác xã nông nghiệp

KH&ĐT

Kế hoạch và đầu tư

KHCN

Khoa học và công nghệ

KHKT

Khoa học kỹ thuật

LĐ&TBXH

Lao động, Thương binh và Xã hội

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NTM

Nông thôn mới


SXKD

Sản xuất kinh doanh

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

TCSX

Tổ chức sản xuất

TNCS

Thanh niên cộng sản

TW

Trung ương

UBND

Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.


Chuẩn nghèo đói đư

Bảng 2.2.

Xác định nghèo đa c

Bảng 3.1.

Tình hình sử dụng đ

Bảng 3.2.

Tình hình dân số và l

Bảng 3.3.

Hiện trạng hệ thống

Bảng 3.4.
Bang 3.5.

Biểu thống kê hộ kh
Thông tin thứ cấp c

Bang 3.6.

Đối tượng khảo sát

Bảng 4.1.


Thực trạng nghèo c

̉
̉

2015 - 2017............
Bảng 4.2.

Diễn biến hộ nghèo

Bảng 4.3.

Đánh giá của cán b

nguyên nhân chủ qu

đặc biệt khó khăn tr
Bảng 4.4.

Đánh giá của cán b

nguyên nhân khách

xã đặc biệt khó khăn
Bảng 4.5.

Hiệu quả thực hiện

số ở các xã đặc biệt
Bảng 4.6.


Tổng hợp diễn biến

Bảng 4.7.

Kết quả thực hiện d

135 giai đoạn 2015
Bảng 4.8.

Kết quả thực hiện d
trình 135 giai đoạn

Bảng 4.9.

Kết quả hỗ trợ đào t

Bảng 4.10. Biểu tổng hợp đào tạo tập huấn cho cán bộ ................................................
Bảng 4.11. Biểu tổng hợp dư nợ các chương trình tín dụng .........................................
Bảng 4.12. Mức độ ảnh hưởng của nhóm yếu tố về việc triển khai các chính sách

và trương trình hỗ t
Bảng 4.1.3. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của nhóm yếu tố về đặc điểm của hộ ............
Bảng 4.14. Mức độ ảnh hưởng của nhóm yếu tố về khả năng tiếp cận, thực hiện

chính sách và chươn

vii



DANH MỤC HỘP, ĐỒ THỊ, HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Hộp 4.1.

Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, sản xuất nông nghiệp rủi ro cao là
khó khăn lớn đối với hộ nghèo xã Đồng Tiến 51

Hình 2.1.

Sơ đồ khái quát về nghèo “đa chiều”............................................................... 8

Đồ thị 4.1. Hiểu biết của các hộ về chính sách và chương trình hỗ trợ cho
người nghèo

55

Đồ thị 4.2. Kênh cung cấp thơng tin về các chương trình, chính sách hỗ trợ cho
người nghèo

56

Đồ thị 4.3. Mức độ ảnh hưởng của nhóm các yếu tố về chính sách và các
chương trình hỗ trợ giảm nghèo

74

Đồ thị 4.4. Mức độ ảnh hưởng của nhóm các yếu tố khác đến thực hiện giải
pháp giảm nghèo cho hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Yên
Thế, tỉnh Bắc Giang
Sơ đồ 4.5.


80

Mơ hình nghiên cứu cuối cùng về các yếu tố ảnh hưởng đến giảm
nghèo cho hộ DTTS trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

viii

73


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Thu
Tên luận văn: Giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số huyện Yên Thế, tỉnh
Bắc Giang
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục tiêu của luận văn đánh giá thực trạng các giải pháp giảm nghèo cho các hộ
DTTS trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Nghiên cứu được tiến hành ở 3 xã
Đồng Hưu, Tiến Thắng và Đồng Tiến là các xã đặc biệt khó khăn có đơng đồng bào
dân tộc thiểu số và đại diện cho 3 vùng của huyện. Đề tài sử dụng một số phương pháp
tiếp cận chủ yếu: (1) tiếp cận lịch sử; tiếp cận thể chế chính sách; (3) nghiên cứu
trường hợp; (4) tiếp cận có sự tham gia của cộng đồng.
Các thông tin thứ cấp liên quan đến đề tài được thu thập bằng phương pháp sao
chụp, kế thừa các tài liệu đã công bố từ các cơ quan lưu trữ thông tin và truy cập mạng
Internet. Thông tin số liệu sơ cấp được điều tra thông qua hệ thống bảng hỏi với các
cán bộ liên quan và các hộ nghèo, cận nghèo và không nghèo với cách lựa chọn phân
tầng kết hợp chọn mẫu ngẫu nhiên.

Thông qua các phương pháp phân tích thơng tin như thống kê mơ tả, phương pháp
phân tích so sánh, phương pháp phân tích nhân tố khám phá luận văn đã đưa ra được các
kết quả liên quan đến thực trạng các giải pháp giảm nghèo được thực hiện ở địa phương cụ
thể: Yên Thế là huyện nghèo nên các giải pháp giảm nghèo chủ yếu dựa vào các chương
trình và chính sách hỗ trợ của Nhà nước có thể kể tới các chương trình phát triển kinh tế
xã hội thông qua 3 dự án (1) dự án phát triển sản xuất; (2) dự án hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ
tầng; (3) Dự án hỗ trợ nâng cao nguồn lực cán bộ cơ sở cộng đồng. Các chính sách hỗ trợ
như tín dụng, các chính sách liên quan đến giáo dục, y tế cũng được triển khai trên địa bàn
các xã đặc biệt khó khăn. Tuy các chương trình và các chính sách này tạo nhiều điều kiện
để các hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn thốt nghèo nhưng cịn một số hạn chế nhất
định nhất là tạo ra tính ỷ lại và trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Bên cạnh đó đề tài
cịn chỉ ra được mức độ ảnh hưởng: a. nhóm yếu tố về chính sách và các chương trình hỗ
trợ của Nhà nước; b. nhóm yếu tố về việc triển khai, thực hiện chính sách và các chương
trình hỗ trợ giảm nghèo ở địa phương; c. nhóm yếu tố về đặc điểm của hộ;
d) nhóm yếu tố về khả năng tiếp cận, thực hiện chính sách và chương trình hỗ trợ giảm
nghèo; e) nhóm yếu tố khác. Qua phân tích bằng phương pháp nhân tố khám phá đề tài có
chỉ ra được nhóm yếu tố về triển khai và thực hiện các chương trình giảm nghèo ở địa
phương có ảnh hưởng lớn nhất đến việc thực hiện các giải pháp giảm nghèo.

ix


Qua phân tích thực trạng giải pháp giảm nghèo cho một số xã đặc biệt khó khăn
và yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện giải pháp giảm nghèo đề tài cũng đưa ra các nhóm
giải pháp nhằm hồn thiện các giải pháp giảm nghèo cho một số xã đặc biệt khó khăn
liên thơng qua các nhóm giải pháp: (1) Nhóm giải pháp liên quan điều chỉnh, bổ sung,
hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thốt nghèo bền vững ở các xã đặc biệt khó khăn;
(2) Nhóm giải pháp nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ địa phương về giảm nghèo;
(3) Nhóm giải pháp liên quan đến các hộ nghèo ở địa phương; (4) Nhóm giải pháp liên
quan đến phát triển kinh tế xã hội của địa phương để giảm nghèo bền vững; (5) Nhóm

giải pháp liên quan đến các hộ nghèo ở địa phương.

x


THESIS ABTRACT
Name of student: Nguyen Thi Thu
Major: Economic Management

Code: 8340410

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Thesis title: The solutions to reducing poverty for ethnic minority households in Yen
The district, Bac Giang province.
Research purposes
Objectives of the thesis assess the situation and propose solutions to reduce
poverty for ethnic minority households in Yen The district, Bac Giang province.
Research Methods
The study was conducted in 3 communes of Dong Huu, Tien Thang, and Dong
Tien, which are particularly difficult communes with many ethnic minorities and
representing 3 districts of the district. The thesis uses a number of key approaches: (1)
historical access; institutional policy approach; (3) case studies; (4) participatory
community participation.
Secondary information related to the topic is collected by copying methods, inheriting
published documents from information storage and Internet access agencies. Primary data is
investigated through a questionnaire system with relevant officials and poor, near-poor and
non-poor households with a choice of stratification and random sampling.

Main results and conclusions
The thesis has produced results related to the actual situation of poverty reduction

solutions implemented in the locality: Yen The is a poor district, so solutions to poverty
reduction are mainly based on support programs and policies. State support can include
socio-economic development programs through 3 projects (1) production development
projects; (2) infrastructure investment support project; (3) Project to support and improve
the resources of community grassroots cadres. Supporting policies such as credit, policies
related to education and health were also implemented in the communes with special
difficulties. Although these programs and policies create conditions for poor households in
extremely difficult communes to escape poverty, some of the most restrictive restrictions
are creating dependency and relying on the support of the State.
Besides, the topic also shows the influence level: a) the group of policies and
support programs of the State; b) a group of factors for implementing and implementing
local poverty reduction support policies and programs; c) group of factors of household
characteristics; d) group of accessibility factors, implementation of poverty reduction

xi


support policies and programs; e) another group of factors. The study used method
exploratory factor analysis, which indicates the group of factors on the implementation
and implementation of local poverty reduction programs that have the greatest impact
on the implementation of poverty reduction solutions.
Through analyzing the current situation of poverty reduction solutions for
some extremely difficult communes and factors affecting the implementation of
poverty reduction solutions, the study also offers solutions to improve poverty
reduction solutions for some communes especially difficult: (1) The solutions to
adjust, supplement and complete mechanisms and policies to escape poverty in the
extremely difficult communes; (2) The solutions to improving the capacity of local
officials on poverty reduction; (3) Solutions related to local poor households; (4) The
solutions related to local socio-economic development for sustainable poverty
reduction; (5) Solutions related to local poor households.


xii


PHẨN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT
Ngày nay giải quyết đói nghèo ln là vấn đề hàng đầu của những quốc gia
đang phát triển, bởi họ luôn hiểu rằng: Một quốc gia nghèo đói là một quốc gia yếu
kém, đó nghèo làm bất ổn trong nước và lệ thuộc và nước ngồi. Điều quan trọng
nhất là đói nghèo có thể dẫn đến bờ vực thẳm của sự diệt vong của dân tộc.
Trong hai thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được những thành tích lớn về tăng
trưởng kinh tế và xóa đói, giảm nghèo. Việt Nam được UNDP đánh giá là một
trong những nước điển hình về giảm nghèo và trong một số trường hợp còn vượt
các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. Những năm gần đây công tác xóa đói giảm
nghèo ở nước ta đã và đang đạt được những thành tựu rất đáng kích kệ. Theo báo
cáo đánh giá kết quả của Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn năm 20112015 và định hướng xây dựng chương trình mục tiêu Quốc giai đoạn 2016- 2020
tỷ lệ hộ nghèo của cả nước đã giảm tử 14,2% năm 2010 xuống cịn 5,79% cuối
năm 2014. Năm 2015, ước tính tỷ lệ hộ nghèo của cả nước còn dưới 5% theo
chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015. Tỷ lệ các huyện nghèo giảm từ 50,97% cuối
năm 2011 xuống còn 32,59% cuối năm 2014; bình quân giảm trên 5%/năm. Những
thành tựu này đạt được do một phần các chính sách của Đảng và Nhà nước; bên
cạnh đó chính là sự phát triển kinh tế của nước ta giai đoạn hiện nay. Nhờ nền kinh
tế tăng trưởng nhanh, đại bộ phận đời sống nhân dân tăng lên một cách rõ rệt. Tuy
nhiên, một số bộ phận không nhỏ dân cư, đặc biệt dân cư vùng cao, vùng sâu, vùng
xa vẫn đang sống dưới chuẩn nghèo đói. Nhiều nơi tỷ lệ nghèo vẫn cịn trên 40%,
cá biệt còn trên 60-70%. Số hộ nghèo dân tộc thiểu số chiếm gần 40% tổng số hộ
nghèo trong cả nước, thu nhập của hộ dân tộc thiểu số chỉ bằng 1/6 mức thu nhập
bình quân của cả nước. Đến năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo vùng DTTS là trên 23%.,
khoảng 1/3 đồng bào dân tộc thiểu số tại Việt Nam đã thoát nghèo (Bộ Lao động –
Thương Binh và Xã hơi, 2018).

Trong bối cảnh đó, ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (AAV) và Oxfam, những
tổ chức làm việc lâu năm hỗ trợ người nghèo và thiệt thòi nhất ở Việt Nam đã cùng
với các đối tác địa phương tiến hành một nghiên cứu về vai trò của các yếu tố xã
hội và chiến lược sinh kế đối với mô hình giảm nghèo thành cơng tại các cộng
đồng dân tộc thiểu số.

1


Năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm 2%, riêng tỷ lệ hộ nghèo ở các
huyện nghèo, vùng đặc biệt khó khăn giảm tới 5%. Cùng với các chính sách giảm
nghèo chung, các hộ nghèo dân tộc thiểu số theo Thông tư số 01/2017-UBDT của
Bộ trưởng – chủ nhiệm UBDT đang được thụ hưởng rất nhiều chính sách đặc thù
từ dự án 2 (chương trình 135) để phát huy các giá trị văn hóa, tri thức truyền
thống, thiết chế cộng đồng, đảm bảo yếu tố thị trường, bình đẳng giới, giảm thiểu
rủi ro thiên tai và thích nghi với biến đổi khí hậu; đa dạng hóa và lồng ghép các
nguồn lực ưu tiên đầu tư chó các xã khó khăn nhất có đồng bào dân tộc thiểu số
sinh sống và ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số.
Trong Chương trình Mục tiêu quốc gia (CTMTQG) Giảm nghèo bền vững
giai đoạn 2016 – 2020 đã đưa ra mục tiêu cụ thể giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước bình
quân 1% - 1,5%/năm (riêng các huyện nghèo, xã nghèo giảm 4%/năm hộ nghèo
dân tộc thiểu số giảm 3% - 4%/năm) theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng
cho giai đoạn 2016 - 2020; “Nhân rộng mơ hình giảm nghèo” do ngành LĐTB&XH chủ trì thực hiện. Mục tiêu nhằm xây dựng và triển khai thực hiện nhân
rộng mô hình giảm nghèo có hiệu quả cho hộ nghèo ở các xã nghèo, thơn, bản đặc
biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tạo thêm việc làm, nâng cao thu
nhập để giảm nghèo nhanh và bền vững. Tuy nhiên, đối với mỗi vùng, mỗi địa
phương khác nhau cần có những nghiên cứu sâu hơn làm cơ sở cung cấp các phân
tích và đề xuất cho thảo luận chính sách cũng như thiết kế và thực hiện các giải
pháp giảm nghèo phù hợp.
Với đặc điểm địa bàn nghiên cứu tại huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang, một

trong 3 huyện nghèo nhất của tỉnh Bắc Giang. Đề tài nhằm tìm ra các giải pháp,
mơ hình giảm nghèo hiệu quả, bền vững thuộc dự án 135 giai đoạn 2016 - 2020”
và một số giải pháp giảm nghèo đang được triển khai trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
của các tổ chức như WTO, NGO. Nghiên cứu nhằm rút ra bài học kinh nghiệm về
các phương pháp tiếp cận, quy trình triển khai và kết quả tác động của các giải
pháp giảm nghèo cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, là cơ sở cho các nhà hoạch
định chính sách của tỉnh Bắc Giang triển khai thực hiện các chương trình can thiệp
giảm nghèo.
Yên Thế là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, điều kiện cơ sở hạ tầng
thấp kém so với mặt bằng chung của tỉnh, đời sống nhân dân đang cịn nhiều khó
khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao. Trong thời gian vừa qua huyện đã đạt được nhiều thành
công nhất định về kinh tế, xã hội, văn hóa và cơng tác xóa đói giảm nghèo. Hiện

2


nay trên địa bàn huyện vẫn cịn nhiều xã, thơn bản đặc biệt khó khăn, tư tưởng
trơng chờ, ỷ lại vào sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước ở một bộ phận dân cư, nhất là
các hộ dân tộc thiểu số còn rất nặng nề nên đã hạn chế sự phát huy nội lực và nỗ
lực vươn lên. Năm 2017 tồn huyện có 4.375 hộ nghèo, trong đó 3.021 hộ dân tộc
thiểu số. Tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số tái nghèo là 27%, vấn đề bức xúc hiện nay là
xác định những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói, tái nghèo ở các hộ dân
tộc thiểu số, những kinh nghiệm thoát nghèo của những hộ dân tộc thiểu số đã
từng bị nghèo, làm thế nào để giúp các hộ thốt nghèo bền vững, xác định những
mơ hình sản xuất nhằm giảm nghèo bền vững. Tỉ lệ hộ nghèo ở vùng dân tộc thiểu
số cao hơn so với bình quân chung cả huyện, khoảng cách chênh lệch về mức
sống, về trình độ phát triển kinh tế – xã hội giữa các dân tộc, giữa các xã, thôn đặc
biệt khó khănngày càng gia tăng; chất lượng, hiệu quả về giáo dục đào tạo cịn
thấp, cơng tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số gặp nhiều khó
khăn, một số bản sắc tốt đẹp trong văn hóa của các dân tộc thiểu số đang bị mai

một, một số tập qn lạc hậu, mê tín dị đoan có xu hướng phát triển.
Vì những lý do trên, tơi lựa chọn đề tài nghiên cứu là: “Giải pháp giảm
nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng, đề xuất giải pháp giảm nghèo bền vững cho các hộ
dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Yên Thế.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về giải pháp giảm nghèo

cho các hộ dân tộc thiểu số.
- Phân tích thực trạng, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến giải pháp giảm

nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
- Đưa ra các đề xuất, khuyến nghị cho việc giảm nghèo bền vững cho các hộ

dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Đề tài nhằm luận giải một số câu hỏi nghiên cứu sau đây:
+ Nghèo đói là gì? Nội dung giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số gồm

những gì? Có những bài học kinh nghiệm nào giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu
số trên địa bàn huuyên Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.

3


+ Giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huuyên Yên

Thế, tỉnh Bắc Giang diễn ra như thế nào và đạt được những kết quả gì? Điểm tích

cực và tiêu cực của các giải pháp này là gì?
+ Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến thực hiện giải pháp giảm nghèo cho

các hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huuyên Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, mức độ ảnh
hưởng của các yếu tố đó ra sao?
+ Những đề xuất hồn thiện giải pháp nào giúp giảm nghèo đối với các hộ

dân tộc thiểu số?
1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các vấn đề liên quan tới tình hình kinh tế - xã hội của các giải pháp giảm

nghèo với chủ thể nghiên cứu là các hộ nghèo dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện
Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu các hộ nghèo dân tộc thiểu số tại

huyện Yên Thế trong đó tập trung vào các xã đặc biệt khó khăn là Đồng Hưu,
Đồng Tiến và Tiến Thắng thuộc huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
- Phạm vi thời gian: Thu thập số liệu thứ cấp và sơ cấp năm 2015-2017.
- Thời gian nghiên cứu đề tài: Tháng 5 năm 2018 đến tháng 7 năm 2019.
- Phạm vi nội dung: Đề tài được giới hạn trong phân tích nguyên nhân và các

yếu tố ảnh hưởng đến thu nhâp, việc tiếp cận các dịch vụ giáo dục, y tế, điều kiện
sống và nghèo đói của các hộ dân tộc thiểu số huyện Yên Thế từ đó đề xuất một số
giải pháp cơ bản.
1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Về lí luận: đã tổng hợp và phát triển được các khái niệm, nội dung và các yếu

tố ảnh hưởng có liên quan đến giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số.

- Về thực tiễn: Nghiên cứu đã chỉ ra được những năm gần đây huyện Yên thế

đã đưa ra nhiều giải pháp giảm nghèo và đạt được hiệu quả và thành tích đáng
khích lệ. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế trong giảm nghèo hiện nay. Vì vậy từ
những ưu điểm và hạn chế nghiên cứu đề ra được nhóm giải pháp cho việc giảm
nghèo bền vững cho các hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Yên Thế.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI PHÁP GIẢM
NGHÈO CHO CÁC HỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN YÊN THẾ TỈNH BẮC GIANG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Khái niệm về giảm nghèo, chuẩn hộ nghèo, hộ nghèo dân tộc thiểu số
Một số quan điểm trong cách tiếp cận giảm nghèo: Xác định người giàu,
người nghèo là một việc khó vì nó gắn với từng quốc gia, từng thời điểm và được
xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Nhìn nhận và tiếp cận đúng về nghèo giúp các
nhà hoạch định chính sách đưa ra các chính sách giảm nghèo có tính bền vững
hơn. Dưới đây là hai cách tiếp cận giảm nghèo đã và đang được sử dụng hiện nay:
a. Tiếp cận thông qua thu nhập
Trong một thời gian dài các nhà kinh tế và nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra
quan điểm về nghèo theo quan điểm định lượng nhằm đơn giản hóa việc xác hoạch
định chính sách về nghèo đói, cụ thể nghèo chủ yếu được xét trên khía cạnh thu
nhập. Một số quan điểm về nghèo thường được trích dẫn như sau:
Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO report, 2008): Một người là nghèo khi thu
nhập hàng năm ít hơn một nửa mức thu nhập bình quân đầu người hàng năm (Per
Capita Income –PCI) của quốc gia.
Theo định nghĩa của Ngân hàng Thế giới (2015) (World Bank): Nghèo là đói,
thiếu nhà, bệnh không được đến bác sĩ, không được đến trường, không biết đọc,

biết viết, khơng có việc làm, lo sợ cho cuộc sống tương lai, mất con do bệnh tat, ít
được bảo vệ quyền lợi và tự do
Một cách hiểu khác: Nghèo là một bộ phận dân cư có mức sống dưới ngưỡng
quy định của sự nghèo. Nhưng ngưỡng nghèo còn phụ thuộc vào đặc điểm cụ thể
của từng địa phương, từng thời kỳ cụ thể hay từng giai đoạn phát triển kinh tế xã
hội của địa phương hay từng quốc gia.
• Theo cách tiếp cận về thu nhập thì nghèo được chia thành 3 loại

Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư thuộc diện nghèo khơng
có khả năng thỏa mãn nhu cầu tối thiểu của cuộc sống (ăn, mặc, ở, đi lại,…).
Nghèo tương đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư thuộc diện nghèo có mức
sống dưới mức sống trung bình của cộng đồng và địa phương đang xét.

5


Nghèo có nhu cầu tối thiểu: Đây là tình trạng một bộ phận dân cư có những
đảm bảo tối thiểu để duy trì cuộc sống đủ ăn, đủ mặc và một số sinh hoạt hàng
ngày nhưng ở mức tối thiểu.
• Chuẩn nghèo tại Việt Nam

Tại Việt Nam, kể từ khi ban hành cho đến nay tiêu chuẩn xác định mức độ
nghèo chủ yếu dựa vào các tiếp cận về tình hình thu nhập của hộ dân cư. Nhưng
trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, nếu chỉ đánh giá mức độ nghèo đói của
con người thơng qua thu nhập là chưa đủ. Một cách tiếp cận khác về nghèo - Thuật
ngữ nghèo “đa chiều” đã được đề cập tới trong “Báo cáo phát triển con người năm
1997” nhưng ở Việt Nam, cách tiếp cận này chỉ mới được đề cập đến trong thời
gian gần đây.
Bảng 2.1. Chuẩn nghèo đói được xác định qua các thời kỳ
ĐVT: đồng/ người/tháng


Giai đoạn
1. Giai đoạn 1997-2000
Vùng nông thôn miền núi, hải đảo
Vùng nông thôn đồng bằng, trung du
Vùng thành thị
2. Giai đoạn 2001-2005
Vùng nông thôn miền núi, hải đảo
Vùng nông thôn đồng bằng, trung du
Vùng thành thị
3. Giai đoạn 2006-2010
Khu vực nông thôn
Khu vực thành thị
4. Giai đoạn 2011-2015
Khu vực nông thôn
Khu vực thành thị
5. Giai đoạn 2016 – 2020
Khu vực nông thôn
Khu vực thành thị
Nguồn: Chính phủ (2016)

6


Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ
ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020:
1. Các tiêu chí về thu nhập
a. Chuẩn nghèo 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 900.000
đồng/người/tháng khu vực thành thị.
b. Chuẩn cận nghèo 1.000.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và

1.300.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.
2. Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản
a. Các dịch vụ xã hội cơ bản (5 dịch vụ): y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và
vệ sinh, thông tin;
b. Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (10 dịch
vụ): Tiếp cận các dịch vụ y tế, trình độ giáo dục của người lớn, tình trạng đi học
của trẻ em, chất lượng nhà ở, diện tích nhà ở bình qn đầu người, nguồn nước
sinh hoạt, hố xí nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ
tiếp cận thông tin.
b. Tiếp cận nghèo“đa chiều”
Vấn đề nghèo đa chiều có thể đo bằng tiêu chí thu nhập và các tiêu chí phi thu
nhập. Sự thiếu hụt cơ hội, đi kèm với tình trạng suy dinh dưỡng, thất học, bệnh tật, bất
hạnh và tuyệt vọng là những nội dung được quan tâm trong khái niệm nghèo đa chiều.
Thiếu đi sự tham gia và tiếng nói về kinh tế, xã hội hay chính trị sẽ đẩy các cá nhân
đến tình trạng bị loại trừ, khơng được thụ hưởng các lợi ích phát triển kinh tế - xã hội
và do vậy bị tước đi các quyền con người cơ bản (Đặng Nguyên Anh, 2015).

Tuy nhiên, chuẩn nghèo đa chiều có thể là một chỉ số không liên quan đến
mức thu nhập mà bao gồm các khía cạnh khác liên quan đến sự thiếu hụt các dịch
vụ xã hội cơ bản (Oxfam and ActionAid, 2010). Chỉ số nghèo đa chiều
(Multidimensional Poverty Index) của quốc tế, với ba chiều cạnh chính là: y tế,
giáo dục và điều kiện sống, hiện là một thước đo quan trọng nhằm bổ sung cho
phương pháp đo lường nghèo truyền thống dựa trên thu nhập.
Các khái niệm trên cho thấy sự thống nhất cao của các quốc gia, các nhà
chính trị và các học giả với quan điểm nghèo là một hiện tượng đa chiều, cần được
chú ý nhìn nhận là sự thiếu hụt hoặc khơng được thỏa mãn các nhu cầu cơ bản
của con người. Nghèo đa chiều là tình trạng con người khơng được đáp ứng

7



ở mức tối thiểu các nhu cầu cơ bản trong cuộc sống.
Khái niệm nghèo đa chiều được đề cập ở Việt Nam từ năm 2013. Đo lường nghèo
đa chiều cần được áp dụng để dựng nên một bức tranh đầy đủ và toàn diện hơn về
thực trạng nghèo ở nước ta. Hiện nay Bộ LĐ-TB&XH đang đề xuất xây dựng bộ
tiêu chí nghèo đa chiều, đồng thời rà sốt cơ chế, chính sách nhằm thực hiện giảm
nghèo theo hướng đa chiều ở Việt Nam.
Như vậy, nghèo “đa chiều” được xác định khái qt dưới 3 khía cạnh chính
và có biểu hiện như sau:

Xã hội

Nghèo

Vật chất

Con người

Hình 2.1. Sơ đồ khái quát về nghèo “đa chiều”
Nguồn: Tác giả (2018)
1. Nghèo về vật chất: Nói cách khác là nghèo về thu nhập, người nghèo sống

dưới mức chuẩn nghèo về thu nhập được đưa ra (Chuẩn nghèo của Việt Nam,
Quốc tế…).
2. Nghèo về con người: Sức khoẻ yếu, không được tiếp cận đến dinh dưỡng
và chăm sóc sức khỏe đầy đủ; Khơng được tiếp cận đến giáo dục: Khơng có kiến
thức (thất học, mù chữ) và khơng có trình độ chun mơn.
3. Nghèo về xã hội: Chính là sự tách biệt với xã hội của người nghèo, họ là
nhóm yếu thế và gần như khơng có tiếng nói trong xã hội. Điều này phát sinh từ
tâm lý của chính người nghèo khi xã hội coi trọng vật chất và tiền bạc. Ngoài ra

xuất phát từ nguyên nhân về địa lý, khi người nghèo tập trung chủ yếu ở vùng sâu,
xa, hẻo lánh, rất khó có sự tương tác với cộng đồng chung.

8


Bảng 2.2. Xác định nghèo đa chiều ở Việt Nam
Nội
dung

Giáo
dục

Y tế

Nhà ở

Điều
kiện

Nguồn
nước


sống
Hố
sinh

9



Nội
dung
Luật Viễn thơng 2009.
Hộ gia đình khơng có thành
viên nào sử dụng thuê bao điện NQ 15/NQ-TW Một số vấn
đề chính sách xã hội giai
thoại và internet
đoạn 2012-2020.
Hộ gia đình khơng có tài sản Luật Thơng tin Truyền thơng
nào trong số các tài sản: Tivi, 2015.
đài, máy vi tính; và không nghe NQ 15/NQ-TW Một số vấn
được hệ thống loa đài truyền đề chính sách xã hội giai
thanh xã/thơn
đoạn 2012-2020.
Nguồn: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2015)

c. Hộ nghèo dân tộc thiểu số
Khái niệm: Hộ nghèo dân tộc thiểu số được quy định tại Khoản 8 Điều 2
Thơng tư 17/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn quy trình rà sốt hộ nghèo, hộ cận
nghèo hằng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 20162020 do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, theo đó: Hộ
nghèo dân tộc thiểu số là hộ nghèo có chủ hộ hoặc có vợ, chồng của chủ hộ thuộc
một trong các nhóm đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định của pháp luật.
Đặc điểm:
Các dân tộc cư trú xen kẽ nhau, có trình độ phát triển kinh tế – xã hội không
đồng đều, nhưng không có sự phân chia lãnh thổ và chế độ xã hội riêng. Do địa
bàn cư trú, phong tục tập quán và tâm lý, lối sống của các dân tộc, nên trình độ
phát triển kinh tế – xã hội của vùng, miền dân tộc khơng đồng đều. Một số dân tộc
có dân số ít, ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế – xã hội cịn gặp khó khăn,
như: Cao lan, Sán dìu, Sán chí,...

Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, tạo nên nền văn hóa Việt Nam đa
dạng, phong phú, thống nhất. Mỗi dân tộc đều có phong tục, tập qn, tâm lý, lối
sống, tín ngưỡng tơn giáo mang tính đặc thù, tạo nên những sắc thái văn hóa riêng
của từng dân tộc, tồn tại và phát triển trong tính đa dạng và thống nhất của nền văn
hóa các dân tộc Việt Nam.
Địa bàn cư trú của các dân tộc thiểu số có vị trí chiến lược đặc biệt quan
trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng, đối ngoại và bảo vệ bền
vững môi trường sinh thái. Đồng bào cư trú suốt dọc tuyến biên giới phía Bắc, Tây
và Tây Nam, có nhiều cửa ngõ thông thương giữa nước ta với các nước trong khu
vực và trên thế giới. Đây là địa bàn có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, có hệ
thống rừng phòng hộ, rừng đặc dụng phục vụ cho sự nghiệp phát

10


triển của đất nước và bảo vệ bền vững môi trường sinh thái. Trong tình hình hiện
nay, miền núi là địa bàn tiềm năng, mang tính chiến lược, cơ bản cho sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Kinh tế ở miền núi, các dân tộc thiểu số còn chậm phát triển, tình trạng du
canh, du cư, di dân tự do vẫn còn diễn biến phức tạp. Kết cấu hạ tầng (điện, đường,
trường, trạm, dịch vụ) ở vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng vẫn cịn khó
khăn, nhiều nơi mơi trường sinh thái tiếp tục bị suy thối.
Các thế lực thù địch ln tìm cách lợi dụng những khó khăn về đời sống,
trình độ dân trí thấp của đồng bào và những sai sót của các cấp, các ngành trong
thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta để kích động tư tưởng ly
khai, tự trị, phá hoại truyền thống đoàn kết và thống nhất của cộng đồng các dân
tộc Việt Nam, gây mất ổn định chính trị, nhất là trên các địa bàn chiến lược, trọng
điểm.
2.1.2. Sự cần thiết thực hiện các giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân tộc
thiểu số

Đói nghèo mang đến nhiều hệ lụy cho sự phát triển của địa phương nói
chung và của nhà nước nói riêng. Bên cạnh những hệ lụy về phát triển kinh tế đói
nghèo cịn mang nhiều hệ lụy khác cho địa phương như về sức khỏe y tế, về giáo
dục hay ảnh hưởng đến giới, ảnh hưởng đến xã hội. Chính vì vậy giải pháp giảm
nghèo là vô cùng cần thiết nhất là giải pháp giảm nghèo cho các hộ DTTS. Một
quy luật tất yếu mà ta có thể nhận thấy khi nghèo đói được giải quyết thì đời sống
của nhân dân và nền kinh tế đươc nâng cao. Nếu khơng cịn tình trạng nghèo đói
xã hội sẽ phát triển bền vững hơn.
Xóa đói giảm nghèo là chương trình mục tiêu quốc gia và được triển khai ở
tất cả các địa phương trên cả nước. Ngày 02 tháng 9 năm 2016 Thủ tướng chính
phủ đã ban hành Quyết định số 1722/QĐ-TTg phê duyệt chương trình mục tiêu
quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016- 2020 với mục tiêu: “giảm nghèo
bền vững, hạn chế tái nghèo; góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm
bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập cho người dân, đặc biệt là ở
các địa bàn nghèo, tạo điều kiện cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận thuận lợi
các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, vệ sinh, nước sinh hoạt, tiếp cận
thơng tin) góp phần hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2016 -2020
theo Nghị quyết của Quốc hội”.

11


×