Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Trình bày các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.54 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ GIAO THƠNG VẬN TẢI
KHOA CHÍNH TRỊ - QPAN - GDTC
*****

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG
Câu tiểu luận số 1: “Trình bày các phong trào yêu nước ở Việt
Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Liên hệ với tinh thần yêu
nước của giới trẻ Việt Nam hiện nay

Sinh viên thực hiện: STT 29 – Nguyễn Văn Nam
Mã sinh viên: 68DCDD20046
Lớp: 68DCĐ22
Khóa: K68
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thu Hằng

QUẢNG NINH – ĐÔNG TRIỀU – 2021

1


MỤC LỤC

2


LỜI MỞ ĐẦU
Trải qua hơn 4000 năm văn hiến, lịch sử, đất nước ta đã trải qua biết bao
thăng trầm, hưng thịnh từ thời Văn Lang Âu Lạc, thuở sơ khai dựng nước, cho
đến cả ngàn năm bị vó ngựa phương Bắc đô hộ, giày xéo. Nhưng con dân Việt
Nam ta, đặc biệt là thế hệ trẻ, có bao giờ khuất phục, công cuộc dựng nước và


giữ nước chẳng bao giờ thiếu bóng dáng của những người thanh niên kiêu hùng,
không phân biệt nam nữ.
Tinh thần yêu nước là động lực, nguồn sức mạnh to lớn để nhân dân ta phát
huy nội lực vươt qua thách thức khó khăn, giành thắng lợi trong cuộc cách mạng
giành lại độc lập sau hơn ngàn năm khuất nhục, lập lại một kỷ nguyên mới cho
đất nước dân tộc.
Vì vậy trong học tâp, nghiên cứu môn học Đường lối Cách mạng, để hiểu
rõ hơn về tinh thần yêu nước quật cường của các thế hệ đi trước, việc tìm hiểu
các phong trào yêu nước sẽ giúp định hướng, tạo động lực thúc đẩy thế hệ trẻ
ngày nay tiếp tục noi gương ông cha kế thừa tinh thần yêu nước nồng nàn của
dân tộc. Qua chủ đề: “Trình bày các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối
thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Liên hệ với tinh thần yêu nước của giới trẻ Việt
Nam hiện nay” thế hệ trẻ sẽ cảm nhận được sự hi sinh anh dũng của một dân
tộc có tinh thần yêu nước sâu sắc, ăn sâu vào máu thịt, trở thành một truyền
thống quý báu của nhân dân Việt Nam. Từ đó hiểu được ý nghĩa và tầm qua
trọng của tinh thần yêu nước trong thời kỳ đất nước đang hội nhập toàn diện với
thế giới.

3


1. Trình bày các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỷ

XIX, đầu thế kỷ XX
1.1. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến cuối thế kỷ XIX,
đầu thế kỷ XX
1.1.1.

Phong trào Cần Vương (1885-1896)


Ngày 13-7-1885 vua Hàm Nghi xuống Chiếu Cần Vương - tập trung tố cáo
những âm mưu thâm độc, thủ đoạn trắng trợn, man rợ của thực dân Pháp đối với
người dân Việt Nam, đồng thời kêu gọi văn thân, sĩ phu yêu nước và nhân dân
cả nước đứng lên “ phò vua giúp nước ”. Hưởng ứng Chiếu Cần Vương, với
lòng “ trung quân ái quốc ” 1, căm ghét thực dân Pháp, dưới sự lãnh đạo của các
văn thân, sĩ phu yêu nước, nhân dân ta đã sôi nổi đứng lên chống thực dân Pháp
xâm lược. Phong trào Cần Vương có thể chia thành hai giai đoạn.
Giai đoạn từ 1885 đến 1888: đây là giai đoạn phong trào Cần Vương đặt
dưới sự chỉ huy tương đối thống nhất của triều đình, dưới sự chỉ huy của vua
Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết. Thời kỳ này phong trào nổ ra rầm rộ tại các tỉnh
Bắc và Trung Bộ. Đêm 26-9-1888, vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt và bị lưu
đày sang An - giê - ri ( Bắc Phi ), một thuộc địa của Pháp.
Giai đoạn từ 1888 đến 1896: Giai đoạn này khơng cịn sự chỉ đạo của các
“ thủ lĩnh ” Cần Vương, số lượng của các cuộc khởi nghĩa có giảm đi nhưng lại
hình thành những trung tâm kháng Pháp lớn và diễn ra những trận chiến đấu một
mất một cịn với kẻ thù như :
Khởi nghĩa Ba Đình năm (1881-1887) do Đốc học Phạm Bình và Đinh
Cơng Tráng lãnh đạo , dựa vào địa thế của ba làng Mới Thịnh, Thượng Thọ, Mã
Khê, nghĩa quân đã xây dựng Ba Đình thành một cứ điểm kháng Pháp kiên cố.
Trước sự phát triển lớn mạnh của nghĩa quân thực dân Pháp đã huy động một
1 Sách giáo khoa lịch sử lớp 8. Tr.126
4


lực lượng lớn quân lính đàn áp nghĩa quân tuy chiến đấu dũng cảm nhưng do lực
lượng quá chênh lệch cuối cùng khởi nghĩa đã thất bại, căn cứ Ba Đình vỡ, một
bộ phận nghĩa quân rút lên rừng núi gia nhập các toán nghĩa binh khác2.
Khởi nghĩa Bãi Sậy (1882-1893) do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo, địa bàn
là vùng lau lách um tùm thuộc các huyện Văn Giang, Khoái Châu, Mỹ Hào
(Hưng Yên). Để đối phó với nghĩa quân, thực dân Pháp đã tập trung binh lực và

sử dụng các tên tay sai như Nguyễn Trọng Hợp, Hoàng Cao Khải mở cuộc càn
quét lớn nhằm vào xung quanh Bãi Sậy, rồi bao vây chặt nghĩa quân. Nghĩa
quân chiến đấu anh dũng song cuối cùng khởi nghĩa đã hồn thơn thất bại,
những người lãnh đạo đều hy sinh .
Khởi nghĩa Hùng Lĩnh năm (1887-1892) do Tống Duy Tân và Cao Điển
lãnh đạo căn cứ chính là Hùng Lĩnh, ngồi ra nghĩa quân còn mở rộng hoạt động
đến các vùng tả hữu ngạn sông Mã. Trong những năm 1889, 1890, nghĩa quân
đã tổ chức những trận đánh lớn, gây cho địch nhiều tổn hại. Sau các cuộc càn
quét của địch, nghĩa quân phải di chuyển dần lên vùng Tây Bắc của Thanh Hoá.
Thực dân Pháp liên tiếp mở các cuộc hành quân càn quét, địa bàn hoạt động của
nghĩa quân bị thu hẹp nhiều và cuối cùng cũng bị thất bại.
Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1888) do Phan Đình Phùng lãnh đạo. Cuộc
khởi nghĩa phát triển qua hai giai đoạn : Thời kỳ xây dựng lực lượng năm (18851896) và thời kỳ chiến đấu của nghĩa quân năm ( 1888-1896). Tuy nhiên sau các
cuộc chiến đấu liên tục, lực lượng nghĩa quân ngày một hao mịn. Trong khi đó
các cuộc khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy, Hùng Linh đang lần lượt bị dập tắt, Pháp
có điều kiện tập trung để tiêu diệt khởi nghĩa.. Khởi nghĩa Hương Khê, sau mười
năm , hoạt động trên một địa bàn rộng lớn đến đây chấm dứt . Đây là cuộc khởi
nghĩa lớn nhất trong phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX .
2 Sách giáo khoa lịch sử lớp 8. Tr 127
5


1.1.2.

Phong trào nông dân Yên Thế

Giai cấp nông dân khao khát độc lập và ruộng đất, hăng hái chống đế quốc
và phong kiến. Họ là lực lượng đông đảo, là chỗ dựa của triều đại phong kiến
Việt Nam chống lại sự xâm lược của các thế lực phong kiến phương Bắc trong
lịch sử. Khi đất nước bị thực dân Pháp xâm lược, họ đã vùng dậy đấu tranh

không khoan nhượng với kẻ thù, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng
Hoa Thám lãnh đạo (1883-1913). Với lối đánh du kích, tập kích, trận địa biến
hố khơn lường, phong trào Yên Thế đã gây cho thực dân Pháp nhiều nỗi khiếp
đảm, chúng đã phải rất khó khăn trong việc đối phó với quần khởi nghĩa.
Phong trào nơng dân n Thế đã chứng tỏ khả năng to lớn của nông dân
Việt Nam, đặc biệt là tài trí của người anh hùng dân tộc Hồng Hoa Thám, phản
ánh lịng u nước, căm thù giặc sâu sắc của những người nông dân nghèo
nhưng cuối cùng bị thất bại. Sự thất bại sau 30 năm đánh giặc theo lối du kích
của cụ Hồng Hoa Thám trong khuôn khổ ý thức hệ phong kiến chứng tỏ đó
khơng phải là con đường cứu nước có hiệu quả.
1.2. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản
Đầu thế kỷ XX, phong trào yêu nước dưới sự lãnh đạo của tầng lớp sĩ phu
tiến bộ chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản diễn ra sôi nổi. Một số sĩ
phu yêu nước, tiến bộ đã tiếp thu trào lưu tư tưởng này với mong muốn nước
mạnh, dân giàu theo con đường tư bản chủ nghĩa, tiêu biểu là Phan Bội Châu và
Phan Chu Trinh. Về mặt phương pháp, tầng lớp sĩ phu lãnh đạo phong trào giải
phóng dân tộc đầu thế kỷ XX có sự phân hóa thành 2 xu hướng. Một bộ phận
chủ trưởng đánh đuổi thực dân Pháp, gianh độc lập dân tộc, khôi phục chủ
quyền quốc gia bằng biện pháp bạo động, một bộ phận khác lại coi cải cách là
giải pháp để tiến tới khôi phục độc lập.
1.2.1.

Đại diện của xu hướng bạo động là Phan Bội Châu

Phan Bội Châu (1867-1941) - quê Nghệ An với chủ trương dùng biện pháp
bạo động để đánh đuổi thực dân Pháp. Phan Bội Châu cho rằng: “nợ máu chỉ có
thể trả bằng máu”, ơng kiên trì dùng bạo lực giành độc lập.
6



Phát động phong trào Đông Du đưa du học sinh Việt Nam sang Nhật học tập.
Chọn Nhật vì đây là quốc gia cùng màu da, cùng văn hoá Hán học “đồng văn,
đồng chủng”, nền kinh tế phát triển mạnh, hùng mạnh về quân sự.
 Các hoạt động của Phan Bội Châu
-

Tháng 5/1904, Phan Bội Châu lập Hội Duy tân ở Quảng Nam. Mục đích
đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập, thành lập chính thể quân chủ lập
hiến. Hội tổ chức phong trào Đông Du, đưa gần 200 học sinh sang Nhật học.
+ Tháng 8/1908, Nhật bắt tay với Pháp trục xuất tất cả lưu học sinh Việt

Nam và Phan Bội Châu. Phong trào tan rã.
-

Tháng 6/1912, Phan Bội Châu lập Việt Nam Quang phục hội:
+ Tôn chỉ: “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước

Cộng hòa Dân quốc Việt Nam”. Hội tổ chức ám sát những tên thực dân
đầu sỏ, tấn công các đồn binh Pháp ở Vân Nam,...
+ Hoạt động của Việt Nam Quang phục hội trong buổi đầu đã đạt được một

số kết quả nhất định, khuấy động được dư luận trong và ngồi nước. Tuy
nhiên, kết quả đạt được cịn ít trong khi lực lượng hao tổn khá lớn, nhiều
người bị bắt và bị giết.
-

Ngày 24/12/1913: Phan Bội Châu bị giới quân phiệt Trung Quốc bắt giam ở
nhà tù Quảng Đông. Năm 1925, Phan Bội Châu bị bắt, rồi bị giam lỏng ở
Huế cho đến khi qua đời.


1.2.2. Đại diện cho khuynh hướng cải cách là Phan Châu Trinh
Phan Châu Trinh là nhà cách mạng tiêu biểu cho khuynh hướng cải cách ở
Việt Nam đầu thế kỷ XX, với chủ trương vận động cải cách văn hóa, xã hội;
động viên lịng u nước cho nhân dân; đả kích bọn vua quan phong kiến thối
7


nát, đề xướng tư tưởng dân chủ tư sản; thực hiện khai dân trí, chấn dân trí, hậu
dân sinh, mở mang dân quyền; phản đối đấu tranh vũ trang cầu viện nước ngồi,
cầu xin Pháp đến khai hóa cho Việt Nam3.
 Hoạt động:
- Năm 1906, ơng cùng một nhóm sĩ phu đất Quảng như Huỳnh Thúc Kháng,
Trần Quý Cáp, Ngô Đúc Kế mở cuộc vận động Duy tân ở Trung kỳ:
+ Kinh tế: Chú ý cổ động thực nghiệp, lập hội kinh doanh. Phát triển nghề
thủ công, làm vườn, lập “nông hội”, ….
+ Giáo dục: mở trường dạy theo kiểu mới để nâng cao dân trí, dạy chữ
Quốc ngữ, các môn học mới thay thế cho Tứ thư của Nho học…
+ Văn hóa: vận động cải cách trang phục và lối sống: cắt tóc ngắn, ăn mặc
“Âu hóa”, bài trừ mê tín dị đoan và các hủ tục phong kiến….
Tư tưởng Duy tân khi đi vào quần chúng đã vượt qua khn khổ ơn hịa,
biến thành cuộc đấu tranh quyết liệt, điển hình là phong trào chống Thuế ở
Trung kì (1908). Năm 1908, sau phong trào chống thuế ở Trung kì, Pháp đàn áp
dữ dội, Phan Châu Trinh bị án tù 3 năm ở Cơn Đảo. Năm 1911, chính quyền
thực dân đưa Phan Châu Trinh sang Pháp
Ngoài ra, trong thời kỳ này ở Việt nam còn nhiều phong trào đấu tranh khác
như: Phong trào Đông Kinh nghĩa thục (1907); Phong trào “tẩy chay Khách
trú”(1919); Phong trào chống độc quyền xuất nhập ở cảng Sài Gòn (1923); đấu
tranh trong các hội đồng quản hạt, hội đồng thành phố… đòi cải cách tự do dân
chủ…
1.3. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vơ sản

Phong trào cơng nhân những năm 1919-1925 đã có bước phát triển mới so
với trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Hình thức bãi cơng đã trở nên phổ
biến, diễn ra trên quy mô lớn hơn và thời gian dài hơn. Tiêu biểu như các cuộc
bãi công của cơng nhân Ba Son (Sài Gịn) do Tơn Đức Thắng tổ chức (1925) và
cuộc bãi công của công nhân nhà máy sợi Nam Định ngày 30/4/1925, đòi chủ tư
bản phải tăng lương, phải bỏ đánh đập, giảm đuổi thợ4…
3 Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam tr.26
4 Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam tr.33

8


Trong những năm 1926 - 1929, phong trào công nhân đã có sự lãnh đạo của
các tổ chức như Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, Công hội đỏ và các tổ
chức cộng sản ra đời từ năm 1929. Từ năm 1928 đến năm 1929, có khoảng 40
cuộc đấu tranh của cơng nhân diễn ra trong tồn quốc.
Các cuộc đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm 1926 - 1929
mang tính chất chính trị rõ rệt. Mỗi cuộc đấu tranh đã có sự liên kết giữa các nhà
máy, các ngành và các địa phương. Phong trào công nhân có sức lơi cuốn phong
trào dân tộc theo con đường cách mạng vô sản.
Cũng vào thời gian này, phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ, đặc biệt
là phong trào nông dân diễn ra ở nhiều nơi trong cả nước, dân cày cũng đã tỉnh
dậy, chống đế quốc và địa chủ rất kịch liệt. Năm 1927, nông dân làng Ninh
Thanh Lợi ( Rạch Giá) đấu tranh chống bọn thực dân và địa chủ cướp đất, địi
chia ruộng cơng5… Phong trào nông dân và công nhân đã hỗ trợ lẫn nhau trong
cuộc đấu tranh chống thực dân, phong kiến.
Phịng trao cơng nhân diễn ra ngày càng mạnh mẽ, có tổ chức lãnh đạo, có
tính chất chính trị rõ ràng, sự kết hợp giữa phịng trao cơng nhân và phong trào
u nước. Đặc biệt, các phong trào đấu tranh chuyển từ tự phát sang tự giác
Sự ra đời các tôt chức cộng sản ở Viêt Nam

- Ngày 17/6/1929, tại Hà Nội, đại biểu các tổ chức cộng sản ở miền Bắc họp
Đại hội quyết định thành lập Đông Dương cộng sản đảng.
- Trước sự ra đời của Đông Dương cộng sản đảng và để đáp ứng yêu cầu của
phong trào cách mạng, mùa thu 1929, các đồng chí trong Hội Việt Nam cách
mạng thanh niên hoạt động ở Trung Quốc và Nam kỳ đã thành lập An Nam
cộng sản đảng.
- Việc ra đời của Đông Dương cộng sản đảng và An Nam cộng sản đảng đã
làm cho nội bộ Đảng Tân Việt phân hóa mạnh mẽ, những đảng viên tiên tiến
của Tân Việt đã thành lập Đông Dương cộng sản liên đoan.

5 Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, tr 42 -43

9


2. Liên hệ với tinh thần yêu nước của giới trẻ Việt Nam hiện nay
2.1. Tinh thần yêu nước của giới trẻ Việt Nam
Lòng yêu nước của thế hệ trẻ hơm nay! Với thế hệ trẻ, có rất nhiều cách để
thể hiện lịng u nước chân chính của mình. Cố gắng học tập tốt, rèn luyện tốt,
hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình hay tham gia nghiên cứu khoa học, đó là
u nước; tự giác thực hiện chính sách, pháp luật, tơn trọng kỷ cương, đó cũng
là u nước. Lựa chọn được một nghề nghiệp phù hợp với bản thân mình, gắn
bó và cống hiến hết mình vì cơng việc, đó là u nước. Lao động tích cực, hăng
hái, làm giàu chính đáng, đó là u nước. Có khi lại là việc nhỏ như không vứt
rác bừa bãi, không tàn phá môi trường, không hủy diệt muông thú. Và thậm chí,
nói một câu tiếng Việt đúng ngữ pháp, văn cảnh, thể hiện sự tự tơn với ngơn
ngữ, văn hóa của dân tộc mình, cũng là biểu hiện của lịng yêu nước. Những
việc làm không chỉ thể hiện ý thức cơng dân của mỗi người, mà cịn là trách
nhiệm xã hội, và thơng qua đó, thế hệ trẻ chúng ta thể hiện lịng u q hương,
xứ sở của mình một cách sinh động nhất, hiệu quả nhất.

Ngày nay, lòng yêu nước đã có thêm những nội dung phong phú hơn khi đất
nước đang hội nhập toàn diện với thế giới. Trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa thì tiến cơng vào mặt trận kinh tế, làm giàu cho đất nước được
xem như nhiệm vụ then chốt của thanh niên. Ngày hôm nay, trên khắp mọi miền
Tổ Quốc đã xuất hiện hàng loạt gương thanh niên vượt khó vươn lên góp phần
làm cho "nước mạnh". Có rất nhiều những thanh niên đã thành công khi họ bắt
tay vào khởi nghiệp trên ngay chính mảnh đất của quê hương, họ khơng chỉ tạo
ra kinh tế cho bản thân mình mà còn giúp đỡ nhiều người dân ở địa phương có
thêm cơng việc. Đây đang là những hình ảnh lý tưởng cho thanh niên học tập và
noi theo. Chỉ cần mỗi thanh niên chúng ta dám nghĩ dám là thì chắc chắn trong
tương lai sẽ có nhiều thanh tựu, để chung tay đưa đất nước phát triển.
Chúng ta yêu nước bằng những hành động giúp đỡ đồng bào khi thiên tai
xảy ra, như trận bão lịch sử 2020 đã gây nhiều hậu quả nặng nề cho người dân.
Bão lũ diễn ra trầm trọng ở miền Trung đã gây ra thiệt hại lớn. Khi ấy những
10


ngơi nhà nước ngập tới mái, người dân khơng có thức ăn phải chịu đói,chịu rét
qua ngày, những nơi cột điện ngã nghiêng, mái nhà bay tứ tung,những em bé
phải bơi ngược dịng để nhận đồ cứu trợ…Trước tình hình đó chính quyền và
người dân, những ban thanh niên trẻ tuổi đã khơng ngại gian khó đi đến tận nơi
để cống hiến sức mình, giúp người dân miền Trung vượt qua khó khăn. Đã có
khơng ít những hành động đẹp “lá lành đùm lá rách” thắp sáng tinh thần đồng
lòng, tương thân tương ái. Hay cảm phục hành động của người anh hùng
Nguyễn Ngọc Mạnh (31 tuổi, xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, Hà Nội) khi cứu
sống cháu bé 3 tuổi rơi từ tầng 12 chung cư khi sẵn sàng xả thân mình khơng
ngại nguy hiểm6.
Và trong trận đại dịch Covid-19 vừa qua, tinh thần dân tộc của Việt Nam
trong thời kì covid lại càng được thắp sáng ngọn lửa dân tộc lên , nó trở thành
một hiện tượng vơ cùng rộng lớn và mạnh mẽ. Chúng ta còn phải kể đến những

thiên thần áo trắng là những người bác sĩ và y tá đã sẵn sàng bất chấp nguy hiểm
để xung phong chống dịch, cịn có các sinh viên ngành y cũng sẵn sàng giúp sức
trong trận đại dịch này . Ngồi ra cịn có các em nhỏ qun góp với mong muốn
giúp đỡ trong thời gian dịch bệnh, có những tấm lịng hảo tâm của mọi người
trên đất nước. Cịn rất nhiều hành động đẹp trong tồn dân như anh Hoàng Tuấn
Anh làm ra cây “ATM gạo”7 miễn phí hoạt động 24/24 để giúp mọi người thì
cịn phải nhắc đến bé Nguyễn Ngọc Trinh học sinh lớp 4 đã dùng tiền mừng tuổi
hơn 3 triệu đồng gửi tới thành đồn hà nội để giúp đỡ trong thời kì dịch bệnh,
người nổi tiếng cũng như người thường, họ truyền đạt, kêu gọi làm theo quy
định an toàn bằng phương tiện truyền thơng đại chúng8….
Trên thực tế, đã có khơng ít người nghĩ rằng phải làm một việc gì thật "to
lớn" cho Tổ quốc mới là yêu nước. Nhưng thực sự là lịng u nước khơng cần
biểu hiện ra trong từng lời nói, câu chuyện hàng ngày mà nó lắng đọng trong
những việc làm lặng lẽ âm thầm tưởng như hết sức bình thường. Có những tình
6 />7 />8 />
11


nguyện đến công tác ở những miền rừng núi xa xơi nhất khi vừa mới tốt nghiệp
ra trường. Có những thanh niên miệt mài bên chiếu chèo truyền thống để lưu giữ
nét văn hóa của dân tộc, hay vẫn kiên trì tiếp nối để lưu giữ lại làng nghề truyền
thống như việc làm lồng đèn, làm gốm... Có những thanh niên ngày ngày dầm
mưa dãi nắng, không quản ngại để dọn sạch phố phường... ở họ đều toát lên một
tinh thần rất Việt Nam - cống hiến, hy sinh mà khơng cần ai ca ngợi, khơng địi
hỏi phải được đền đáp, ghi danh.
2.2. Thực trạng
Bên cạnh tinh thần yêu nước của thế hệ trẻ được thể hiện thông qua những
hành động, những nghĩa cử đẹp, tuy nhiên một số thanh niên đang chạy theo lối
sống thực dụng, ăn chơi sa đọa, lãng phí, sống tự do, cá nhân, vơ tổ chức. Bây
giờ là thời đại hiện đại hoá, đầy rẫy trên mạng là những bài báo viết về bệnh vô

cảm của giới trẻ, trong đó có cả sự vơ cảm đối với ngay cả đất nước mình. Mặt
khác, có một bộ phận nhỏ thanh niên lại bị những đối tượng xấu nhắm đến xúi
giục và lôi kéo phản động, gây hại cho nền chính trị và kinh tế đất nước. Lợi
dụng vào sự thiếu hiểu biết và cả tin của thanh niên, những đối tượng xấu này đã
dùng mọi thủ đoạn để tiêm nhiễm những thông tin sai lệch vào suy nghĩ của một
bộ phận nhỏ những thanh niên này, làm cho họ tin và nghe theo chúng, phản lại
tổ quốc, đi ngược lại với lòng yêu nước.
Trong thời kỳ đất nước đang phải đối mặt với tình hình dịch bệnh phức tạp,
thì vẫn cịn một số người sống ích kỉ , coi lợi ích của mình là trên hết, khơng
tn thủ phịng chống dịch, sẵn sàng phá bỏ nỗ lực của đất nước chỉ để kiếm
thêm một chút ít nhờ việc bảo hành việc vượt biên giới điều này cần được răn đe
hợp lý và phê phán những người như vậy để xã hội ngày càng phát triển hơn.
Tuy nhiên chỉ là một bộ phận rất nhỏ thanh niên. Lịng u nước được dân
tộc Việt Nam ni dưỡng từ đời này qua đời khác, dù có biến đổi nhưng khơng
bao giờ mất đi. Những thanh niên đó, đứng trước tiếng gọi của non sông và thời
đại, sớm muộn cũng sẽ nhận thức được về vai trò và nghĩa vụ của mình, sẽ tìm
được ra lối đi đúng đắn. Và trong tương lai, chắc chắn họ sẽ còn làm được nhiều
12


hơn nữa. Lịng u nước truyền thống của cha ơng sẽ được phát huy để dù là ở
đâu hay bất cứ lúc nào, lịng u nước đó sẽ trở thành động lực mạnh mẽ thúc
đẩy thanh niên Việt Nam đạt được những thành tích diệu kỳ, thực hiện thắng lợi
sự nghiệp cơng nghiệp hóa , hiện đại hóa, đem lại vinh quang cho Tổ quốc.
Lòng yêu nước đã thực sự trở thành động lực, thúc giục bao thanh niên ưu
tú ngày đêm phấn đấu không ngừng để giành lấy vinh quang về cho nước nhà.
Lòng tự hào với truyền thống cha ơng, ý chí tự lực tự cường và ý thức tự tôn dân
tộc cùng với ước mơ, khao khát cháy bỏng được góp sức mình đưa Việt Nam
tiến lên ngang hàng với các cường quốc năm châu đã, đang và sẽ đưa thanh niên
đi xa hơn nữa. Tựa chung lại dân tộc Việt Nam ta đã thể hiện rõ ràng một tinh

thần dân tộc để quyết chống lại dịch bệnh. Người dân tự hào, vui mừng, cùng
nhau đẩy lùi dịch bệnh. Điều đáng mừng là trong thời kỳ giãn cách xã hội mọi
người đều chấp hành tốt, mỗi cá nhân đều ý thức trách nhiệm, giữ cho bản thân
bình an, là giúp cho Tổ Quốc bình an.
2.3. Liên hệ bản thân
Để góp phần với nhỏ vào tinh thần yêu nước chung của tồn dân tộc, đặc
biết là trong tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, là một sinh viên đang
học tập trên giảng đường thì điều đầu tiên là phải chấp hành tốt những phương
pháp chống dịch của bộ y tế đưa ra cũng như nhà trường đưa ra để phịng dịch.
Bên cạnh đó, chung tay kêu gọi mọi người xung quanh cùng nhau khuyên góp
ủng hộ vào quỹ vaccine Covid 19 của nhà nước để chung tay góp phần loại bỏ
Covid-19 ra khỏi đất nước!
Tiếp đến là cố gắng học tập, rèn luyện , tu dưỡng đạo đức, ni dưỡng cho
mình một ước mơ, lý tưởng sống đúng đắn để sau này giúp được một ít công sức
cho đất nước để đất nước phát triển lại càng phát triển thêm. Tôi tin rằng mỗi
việc làm dù nhỏ bé của mình nhưng nếu có ích thì đều có ý nghĩa. Chúng ta là
những người thanh niên trẻ, là nguồn lực để đưa đất nước đi lên. Hy vọng rằng,
ai trong chúng ta cũng phải phát huy lòng yêu nước để tạo nên một dân tộc Việt
Nam đoàn kết, vững mạnh và trường tồn với thời gian.
13


14


KẾT LUẬN
Việt Nam đã trải qua một chặng đường lịch sử lâu dài với biết bao thăng
trầm, trên con đường đi tìm tự do cho dân tộc, sáng bừng lên ngọn đuốc của tinh
thần yêu nước, đây là ánh sáng để chỉ đường, để cả dân tộc tiếp tục kiên cường
đi lên.

Giờ đây khi đất nước đã được sống trong những ngày hịa bình, kinh tế phát
triển, đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Thì tinh
thần yêu nước lại trở thành nguồn động lực, là kim chỉ nan để thế hệ trẻ ngày
nay, sống, học tập và cống hiến cho Tổ Quốc, xứng đáng với những gì ơng cha
ta đã dày cơng xây dựng.
Qua bài tiểu luận này, em muốn bày tỏ lòng biết ơn, sự tộn trọng đến những
thế hệ đi trước, những người khơng quản khó khăn, hi sinh để giờ đây đất nước
được sống trong sự ấm no và ngày càng giàu đẹp. Chúng ta là thế hệ trẻ, hay
cùng nhau tu dưỡng học tập, trau dồi bản thân để đưa đất nước ngày càng đi lên,
nhất là trong thời kỳ bệnh dịch, cả nước sẽ nắm tay nhau cùng vượt qua khó
khăn, đẩy lùi Covid-19 ra khỏi đất nước!

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam Đại học Công
nghệ Giao thơng Vận tải
2. Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2008
3. Sách giáo khoa lịch sử lớp 8
/>4. />5. />6. />
16



×