Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Nghiên cứu chế độ đãi ngộ đối với những hoạt động không chuyên trách trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (966.63 KB, 118 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM VĂN KHÔI

NGHIÊN CỨU CHẾ ĐỘ ĐÃI NGỘ ĐỐI VỚI
NHỮNG NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Quản lý Kinh tế

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Phượng Lê

Mã số:

8340410

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn,
các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 06 tháng 5 năm 2018


Tác giả luận văn

Phạm Văn Khôi

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo; sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Đầu tiên cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS
Nguyễn Phượng Lê đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều cơng sức, thời gian và tạo điều
kiện hướng dẫn tôi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý Đào tạo,
Bộ môn Kinh tế nông nghiệp và Chính sách, Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn - Học
viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề
tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức các phịng chun
mơn thuộc UBND huyện Đan Phượng và Đảng ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ các xã
Song Phượng, Thọ An và xã Tân Lập huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn
thành luận văn./.
Hà Nội, ngày 06 tháng 5 năm 2018
Tác giả luận văn

Phạm Văn Khôi


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình, hộp ......................................................................................................... ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract................................................................................................................. xii
Phần 1. Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.


Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 2

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 2

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.5.

Những đóng góp mới của luận văn ..................................................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận về thực tıễn về chế độ đãı ngộ đốı vốı vớı những ngườı
hoạt động không chuyên trách cấp xã ............................................................ 4
2.1.

Cơ sở lý luận về thực hiện chế độ đãi ngộ đối vối với những người hoạt
động không chuyên trách .................................................................................... 4

2.1.1.

Một số khái niệm cơ bản .................................................................................... 4


2.1.2.

Vai trò của thực hiện chế độ đối với người hoạt động không chuyên trách.......... 10

2.1.3.

Đặc điểm của thực hiện chế độ đãi ngộ đối với người hoạt động không
chuyên trách ...................................................................................................... 11

2.1.4.

Nội dung nghiên cứu thực hiện chế độ đãi ngộ đối với những người hoạt
động không chuyên trách .................................................................................. 12

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chế độ đãi ngộ đối với những
người hoạt động không chuyên trách ............................................................... 17

iii


2.2.

Cơ sở thực tiễn về thực hiện chế độ đãi ngộ đối vối với những người
hoạt động không chuyên trách .......................................................................... 18

2.2.1.

Kinh nghiệm thực hiện chế độ đãi ngộ cho cán bộ trên thế giới ...................... 18


2.2.2.

Kinh nghiệm thực hiện chế độ đãi ngộ cho những người hoạt động
không chuyên trách ở Việt Nam ....................................................................... 21

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Đan Phượng......................................... 25

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 27
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 27

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 27

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................. 30

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 35

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................ 35


3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 36

3.2.3.

Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu ............................................................ 37

3.2.4.

Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................... 38

3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 38

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 40
4.1.

Khái quát thực trạng đội ngũ cán bộ không chuyên trách huyện Đan
Phượng .............................................................................................................. 40

4.1.1.

Khái quát quá trình hình thành, hoạt động và chức năng, nhiệm vụ của
những người hoạt động không chuyên trách .................................................... 40

4.1.2.


Thực trạng cán bộ không chuyên trách huyện Đan Phượng............................. 44

4.2.

Đánh giá thực thi chế độ đãi ngộ với cán bộ không chuyên trách huyện
Đan Phượng ...................................................................................................... 49

4.2.1.

Đánh giá việc ban hành và cụ thể hóa các văn bản hướng dẫn thực hiện
chính sách ......................................................................................................... 49

4.2.2.

Kết quả thực hiện chế độ lương, bảo hiểm với cán bộ không chuyên
trách huyện Đan Phượng .................................................................................. 51

4.2.3.

Đánh giá về chế độ làm việc đối với cán bộ không chuyên trách huyện
Đan Phượng, thành phố Hà Nội ....................................................................... 58

4.3.

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chế độ đãi ngộ với cán bộ
không chuyên trách trên địa bàn huyện Đan Phượng ....................................... 63

iv



4.3.1.

Cơng tác tun truyền, phổ biến triển khai chính sách đãi ngộ ........................ 63

4.3.2.

Năng lực của cán bộ thực hiện chính sách đãi ngộ ........................................... 64

4.3.3.

Trình độ nhận thức của đội ngũ cán bộ không chuyên trách ............................ 65

4.4.

Giải pháp hoàn thiện thực hiện chế độ đãi ngộ đối với những người hoạt
động không chuyên trách .................................................................................. 66

4.4.1.

Căn cứ, mục tiêu đề xuất giải pháp................................................................... 66

4.4.2.

Giải pháp về hoàn thiện thực hiện chính sách đãi ngộ với cán bộ khơng
chun trách cấp xã .......................................................................................... 68

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 77
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 77


5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 79

5.2.1.

Với Trung ương ................................................................................................ 79

5.2.2.

Với thành phố Hà Nội....................................................................................... 81

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 83
Phụ lục .......................................................................................................................... 87

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT


Bảo hiểm y tế

CCB

Cựu chiến binh

CN

Công nghiệp

DA

Dự án

ĐVT

Đơn vị tính

GTTL

Giao thơng thủy lợi

HĐND

Hội đồng nhân dân

MTTQ

Mặt trận tổ quốc


NLN

Nơng lâm ngư nghiệp

NN

Nông nghiệp

NS

Ngân sách

SL

Số lượng

TBXH

Thương binh xã hội

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TT


Thông tư

TTLT

Thông tư liên tịch

UBKT

Ủy ban kiểm tra

UBND

Ủy ban nhân dân

UBTVQH

Ủy ban thường vụ quốc hội

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Hiện trạng sử dụng đất huyện Đan Phượng năm 2014 - 2016 .................. 29

Bảng 3.2.

Tổng giá trị sản xuất của huyện Đan Phượng qua 3 năm 2014 –
2016 (theo giá so sánh 2010) .................................................................... 31


Bảng 3.3.

Tình hình dân số của huyện Đan Phượng qua 3 năm 2014 -2016 ............ 33

Bảng 3.4.

Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp ................................................... 36

Bảng 3.5.

Bảng phân bổ số lượng mẫu điều tra......................................................... 37

Bảng 4.1.

Khái quát các chính sách về cán bộ không chuyên trách cấp xã............... 42

Bảng 4.2.

Số lượng cán bộ không chuyên trách huyện Đan Phượng qua các
năm 2015 – 2017 ....................................................................................... 44

Bảng 4.3.

Số lượng người hoạt động không chuyên trách xã theo giới tính
năm 2017 của 3 xã Song Phượng, Thọ An, Tân Lập ................................ 49

Bảng 4.4.

Số lượng những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ

dân phố theo giới tính năm 2017 của các xã điều tra ................................ 46

Bảng 4.5.

Số lượng những người hoạt động không chuyên trách huyện Đan
Phượng theo độ tuổi năm 2017 của 3 xã Song Phượng, Thọ An,
Tân Lập ..................................................................................................... 47

Bảng 4.6.

Số lượng đối với những người hoạt động khơng chun trách theo
trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học
năm 2017 ................................................................................................... 48

Bảng 4.7.

Đánh giá của cán bộ thực thi chính sách về việc ban hành và cụ thể
hóa các chính sách với cán bộ khơng chun trách cấp xã (N=17) .......... 50

Bảng 4.8.

Mức phụ cấp với cán bộ không chuyên trách cấp xã tại huyện
Đan Phượng............................................................................................... 52

Bảng 4.9.

Mức phụ cấp và đãi ngộ khác với những người hoạt động không
chuyên trách huyện Đan Phượng .............................................................. 53

Bảng 4.10.


Đánh giá của cán bộ không chuyên trách các xã về chế độ phụ cấp,
bảo hiểm .................................................................................................... 54

Bảng 4.11.

Nguồn sinh kế khác của cán bộ không chuyên trách cấp xã huyện
Đan Phượng............................................................................................... 57

Bảng 4.12.

Số lượng những người hoạt động không chuyên trách theo nghề
nghiệp trước khi tuyển dụng ..................................................................... 59

vii


Bảng 4.13.

Đánh giá về sự phù hợp của công việc với trình độ của cán bộ hoạt
động khơng chun trách tại huyện Đan Phượng ..................................... 60

Bảng 4.14.

Thời gian làm việc của cán bộ không chuyên cấp xã................................ 61

Bảng 4.15.

Đánh giá của cán bộ không chuyên trách về điều kiện làm việc .............. 62


Bảng 4.16.

Số lượng những người không chuyên trách được điều chuyển công
tác tại huyện Đan Phượng ......................................................................... 63

Bảng 4.17.

Đánh giá về các văn bản chính sách về đãi ngộ với cán bộ không
chuyên trách .............................................................................................. 63

Bảng 4.18.

Nguồn thông tin biết về chế độ đãi ngộ của cán bộ không chuyên
trách huyện Đan Phượng ........................................................................... 64

Bảng 4.19.

Bảng phân loại đánh giá trình độ chun mơn và năng lực quản lý
của cán bộ quản lý cấp huyện, xã (N = 17) ............................................... 65

Bảng 4.20.

Nhu cầu về cán bộ không chuyên trách cấp xã ở huyện Đan
Phượng trong thời gian tới ........................................................................ 67

viii


DANH MỤC HÌNH, HỘP
Hình 3.1.


Cơ cấu các ngành kinh tế huyện Đan Phượng 2014 - 2016 ...................... 32

Hình 4.1.

Trình độ chuyên môn cán bộ không chuyên trách huyện
Đan Phượng 2017...................................................................................... 65

Hộp 4.1.

Cũng muốn chuyên tâm mà khó quá ......................................................... 55

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tên tác giả: Phạm Văn Khơi
2. Tên luận văn: “Nghiên cứu thực hiện chế độ đãi ngộ đối với những người hoạt động
không chuyên trách trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội”.
Mã số: 8340410

3. Chuyên ngành: Quản Lý Kinh Tế
4. Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
5. Kết quả nghiên cứu chính

Thực hiện chính sách đãi ngộ với cán bộ không chuyên trách trên địa bàn huyện
Đan Phượng hiện nay tuy đã có những kết quả đáng khích lệ nhưng vẫn cịn tồn tại
nhiều vấn đề bất cập. Những khó khăn trong việc thực hiện chế độ đãi ngộ với người
hoạt động không chuyên trách tại huyện Đan Phượng hiện nay như việc bố trí cán bộ
chưa tương xứng giữa cán bộ giữ chức bầu cử và cán bộ chuyên môn, số lượng

những người hoạt động không chuyên trách xã chưa đủ để bố trí cho phù hợp với
yêu cầu nhiệm vụ mới; chế độ, chính sách đãi ngộ (phụ cấp, bảo hiểm xã hội ...) đối
với họ đến nay còn nhiều bất cập, mâu thuẫn; việc ban hành và thực hiện các văn
bản, quy định về chính sách đãi ngộ với cán bộ không chuyên trách xã của Đảng và
Nhà nước còn chưa đầy đủ, hầu hết vẫn mang tính giải pháp tình thế, chưa cơ bản,
chưa đồng bộ. Do vậy việc nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu chế độ đãi ngộ đối với
những người hoạt động không chuyên trách trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành
phố Hà Nội” là hết sức cần thiết.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực
tiễn về thực hiện chế độ đãi ngộ đối với những người hoạt động không chuyên trách;
đánh giá thực trạng việc thực hiện chế độ đãi ngộ đối với những người hoạt động không
chuyên trách và các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chế đãi ngộ đối với những người
hoạt động không chuyên trách trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành Phố Hà Nội; đề
xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ đãi ngộ đối
với những người hoạt động không chuyên trách trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành
Phố Hà Nội;
Kết quả nghiên cứu cho thấy nhờ thực hiện đầy đủ, đồng bộ các chế độ đãi ngộ
đối với những người hoạt hoạt động không chuyên trách của huyện Đan Phượng nên
việc chi trả chế độ đãi ngộ vật chất và phi vật chất với nhóm đối tượng này được thực
hiện kịp thời. Từ năm 2013 đến nay tình hình đơn thư, kiến nghị phản ánh về tình trạng
chậm chi trả thực hiện chế độ đãi ngộ đối với những người hoạt động khơng chun
trách xã hầu như khơng có. Mức phụ cấp/tháng của cán bộ không chuyên trách cấp xã,

x


thôn, tổ dân phố của huyện chủ yếu là dưới 1,46 mức lương tối thiểu (202 người), chỉ có
54 người có mức phụ cấp từ 1,46-1,86 mức lương tối thiểu. Ngồi ra 100% cán bộ
khơng chun trách của huyện đều được hưởng chế độ bảo hiểm y tế, đặc biệt có
14,93% cán bộ xã được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên gần 50% cán bộ đều

cho rằng điều kiện làm việc cán bộ không tốt và thời gian làm việc nhiều, chưa phù hợp
với phụ cấp mà họ được hưởng. Rất ít cán bộ được chuyển cơng tác sang cán bộ chuyên
trách tại huyện thời gian qua làm giảm động lực của người lao động.
Để thực hiện tốt chế độ đãi ngộ với cán bộ không chuyên trách tại huyện Đan
Phương trong thời gian tới, cần thực hiện một số giải pháp, bao gồm: Hoàn thiện về tổ
chức áp dụng chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở huyện
Đan Phượng; nâng cao chất lượng đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách;
huy động nguồn tài chính cho thực hiện chế độ đãi ngộ đối với những người hoạt động
không chuyên trách; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá thực thi chính
sách; đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong quản lý, điều hành của chính quyền
các cấp.

xi


THESIS ABSTRACT
Author: Pham Van Khoi
Thesis title: Implementation of Welfare Policies for Part-time Staff in Dan Phuong
District, Hanoi City.
Major: Economic Management

Code: 8340410

Academic Institution: Vietnam National University of Agriculture
Research Findings
The implementation of welfare policies for part-time staff in Dan Phuong
district has achieved significant results, but many problems still exist such as the
inappropriate allocation of official and professional staffs, a large number of parttime staff at commune level, low allowance and other benefits,…Although
Vietnamese government has promulgated and implemented a number of policies for
part-time staff, they seemed not to solve mentioned difficulties. Therefore, it is very

necessary to study on the implementation of welfare policies for part-time staff in
Dan Phuong district, Hanoi city.
Research objectives: (1) To make an overview of theoretical and practical basis
for implementation of welfare policies for part-time staff; (2) To assess the
implementation of welfare policies for part-time staff and to demonstrate the influential
factors on implementation of welfare policies for part-time staff in Dan Phuong district,
Hanoi city; (3) To propose some solutions to improve the effectiveness of the welfare
policies for part-time staff in Dan Phuong district, Hanoi city.
Results and conclusions:
Based on the full and uniform implementation of the treatment policies for the
part-time staff in Dan Phuong district, the payment of material and non-material
remuneration to those staffs is made in time. From 2013 up to now, the letter petition
about late payment to implement the preferential treatment regime for commune parttime staff is almost none. The monthly allowance for commune, village part-time staff
is less than 1.46 (202 people) of the minimum wage and only 54 people have the
allowance of 1.46 – 1.86 of the minimum wage. In addition, one hundred percent
district those staffs are entitled to health insurance, especially 14.93% commune parttime staff are granted social insurance. However, nearly 50% staff considers that their
working conditions are not good enough and their working time is not suitable with the

xii


allowance they receive. Very few staff has been transferred to full-time staff that
reduces their working motivation.
In order to enhance the efficiency of the treatment regime for part-time staff in
Dan Phuong District, some solutions should be implemented, including: To complete
the application of the support policy to part-time staff in Dan Phuong district; to raise
the quality of the contingent of part-time personnel; To mobilize financial sources for
the application of preferential treatment policies for persons; Strengthening the
inspection, monitoring and evaluation of policy implementation; To step up the
application of information technology in the management and administration of

administrative levels at all levels.

xiii


PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hệ thống chính trị cấp xã có vai trị rất quan trọng trong tổ chức cuộc sống
của cộng đồng dân cư, huy động mọi khả năng của cộng đồng để phát triển kinh
tế - xã hội ở địa phương, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân. Trong
hệ thống chính trị cấp xã thì đội ngũ cán bộ cơ sở có vai trị rất quan trọng trong
việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội ở địa phương. Đội ngũ cán bộ cơ sở bao
gồm cán bộ cấp xã, công chức cấp xã và “những người hoạt động không chuyên
trách ở cấp xã”. Trong thực tiễn, bên cạnh đội ngũ cán bộ cấp xã, công chức cấp
xã thì cịn có nhóm đối tượng có vai trị rất quan trọng trong việc thực hiện các
nhiệm vụ phát triển kinh tế - giữ vững ổn định chính trị và nâng cao đời sống của
người dân, đảm bảo xã hội ổn định đó là “những người hoạt động khơng chun
trách ở cấp xã”. Ngồi những kỹ năng chun mơn cần thiết cho mỗi công việc,
đội ngũ này cần gần dân, hiểu dân và đồng hành cùng dân thực hiện chính sách
phát triển kinh tế xã hội. Thực tiễn ở chính quyền cơ sở cho thấy, ngay cả khi
Chính phủ có chính sách tốt những cán bộ cơ sở yếu thì những sách đó cũng
khơng được biến thành động lực cho pháp triển. Vấn đề về năng lực của bộ máy
cấp xã quyết định tính hiệu lực của nhiều chính sách được thực hiện ở khu vực
nông thôn. Việc cán bộ không chuyên trách ở nhiều địa phương xin nghỉ việc
mặc dù đã được đưa vào diện quy hoạch nguồn cho bộ máy chuyên trách trong
tương lai đang đặt ra yêu cầu cần thiết phải xem lại chính sách đãi ngộ và cách
thức thực thi chính sách này ở cơ sở. Đan Phượng là một huyện ngoại thành thủ
đô Hà Nội, tồn huyện có 15 xã, 1 thị trấn; số thơn, tổ dân phố, cụm dân cư 126
(UBND huyện Đan Phượng, 2017). Số lượng những người hoạt động không
chuyên trách khoảng 1.023 người đang tham gia và các nhiệm vụ của họ và khác

nhau của bộ máy từ xã đến thôn. Từ những vấn đề nêu trên và trước yêu cầu, địi
hỏi mới đối với những người hoạt động khơng chun trách xã cho thấy cần thiết
phải tiếp tục nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn để đề ra các giải pháp góp
phần tiếp tục hồn thiện chế độ, chính sách đối với những người hoạt động khơng
chun trách xã. Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu chế độ đãi ngộ đối với những người hoạt động không chuyên
trách trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội”.

1


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện chế
độ đãi ngộ đối với những người hoạt động không chuyên trách để đề xuất giải
pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả việc thực hiện chế đội đãi ngộ cho
những người hoạt động không chuyên trách trên địa bàn huyện Đan Phượng,
thành phố Hà Nội.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chế độ đãi
ngộ đối với những người hoạt động không chuyên trách;
- Đánh giá thực trạng việc thực hiện chế độ đãi ngộ đối với những người
hoạt động không chuyên trách và các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chế đãi ngộ
đối với những người hoạt động không chuyên trách trên địa bàn huyện Đan
Phượng, thành Phố Hà Nội;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ đãi
ngộ đối với những người hoạt động không chuyên trách trên địa bàn huyện Đan
Phượng, thành Phố Hà Nội;
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Cơ sở lý luận và thực tiễn để thực hiện chế độ đãi ngộ đối với những

người hoạt động không chuyên trách ở địa phương là gì?
- Thực trạng thực hiện chế độ đãi ngộ đối với những người hoạt động
không chuyên trách trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội diễn ra như
thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng tới việc thực hiện chế độ đãi ngộ đối với
những người hoạt động không chuyên trách ở huyện Đan Phượng, thành phố
Hà Nội?
- Giải pháp nào để hồn thiện q trình thực hiện chế độ đãi ngộ đối
với những người hoạt động không chuyên trách ở huyện Đan Phượng, thành
phố Hà Nội?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện

2


chế độ đãi ngộ đối với những người hoạt động không chuyên trách xã và thôn
trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
-Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Đan
Phượng, thành phố Hà Nội
- Phạm vi về thời gian:
+ Thu thập thông tin và số liệu thứ cấp về thực hiện chế độ đãi ngộ đối với
những người hoạt động không chuyên trách trên địa bàn huyện trong 3 năm gần
đây từ 2014-2016. Số liệu sơ cấp thu thập được trong năm 2017.
+ Thời gian nghiên cứu luận văn từ tháng 6/2017 – 5/2018
- Phạm vi nội dung:
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng công tác thực hiện chế độ đãi ngộ
đối với những người hoạt động không chuyên trách của các xã, thị trấn tại huyện

Đan Phượng tập trung vào các nội dung như chế độ lương, phụ cấp, chế độ bảo
hiểm y tế, điều kiện làm việc….
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Luận văn góp phần hệ thống hố cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện
chính sách đãi ngộ đối với những người hoạt động không chuyên trách xã; đánh
giá tình hình thực hiện chính sách đãi ngộ đối với những người hoạt động khơng
chun trách xã, phân tích các yếu tố ảnh hưởng kết quả thực hiện chính sách đãi
ngộ đối với những người hoạt động không chuyên trách xã; từ đó đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chính sách đãi ngộ đối với những người hoạt
động không chuyên trách xã trong thời gian tiếp theo.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẾ ĐỘ ĐÃI
NGỘ ĐỐI VỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG
CHUYÊN TRÁCH
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ ĐÃI NGỘ ĐỐI VỐI VỚI
NHỮNG NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm chính sách
Chính sách là một q trình hành động có mục đích theo đuổi bởi một
hoặc nhiều chủ thể trong việc giải quyết các vấn đề mà họ quan tâm (James
Anderson, 2003).
Chính sách là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện nào đó
của nền kinh tế xã hội do chính phủ thực hiện. Nó bao gồm mục tiêu mà chính
phủ muốn đạt được và cách làm để đạt được mục tiêu đó (Đỗ Kim Chung, 2016).
Chính sách cơng là chính sách của nhà nước, là kết quả cụ thể hóa chủ
trương, đường lối của đảnq cầm quyền thành các quyết định, tập hợp các quyết
định chính trị có liên quan với nhau, với mục tiêu, giải pháp, công cụ cụ thể

nhằm giải quyết các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, duy trì sự
tồn tại và phát triển của nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ người
dân (Văn Tất Thu, 2017).
2.1.1.2. Khái niệm về cán bộ không chuyên trách, thực hiện chế độ với cán bộ
không chuyên trách
* Cán bộ không chuyên trách cấp xã
- Cán bộ không chuyên trách cấp xã là công dân Việt Nam được bầu cử vào
chức danh hoặc được tuyển chọn ký hợp đồng lao động vào làm việc một phần thời
gian trong Đảng ủy, UBND và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội ở cấp
xã, không phải là cán bộ, công chức cấp xã. Các chức danh cán bộ khơng chun
trách cấp xã có thể được kiêm nhiệm (Nguyễn Đăng Phương Truyền, 2014).
- Cán bộ không chuyên trách cấp thôn là công dân được bầu vào chức danh ở
thôn, tổ dân phố, cụm dân cư theo nhiệm kỳ như: Bí thư chi bộ, trưởng, phó thơn, tổ
dân phố, cụm dân cư hoặc được bổ nhiệm, tuyển dụng vào các chức danh Công an
viên ở thôn, Thôn đội trưởng, Nhân viên y tế thôn (UBND thành phố Hà Nội, 2013)

4


* Thực hiện chế độ với cán bộ không chuyên trách
Thực hiện chế độ là việc triển khai chính sách, bao gồm việc cụ thể hóa một
chính sách hay chương trình thành kế hoạch và các hành động cụ thể của từng
cấp, ngành trong phát triển kinh tế.
Tổ chức thực hiện chế độ là q trình biến các chính sách thành những kết
quả trên thực tế thông qua các hoạt động có tổ chức trong bộ máy nhà nước nhằm
hiện thực hóa những mục tiêu mà chính sách đề ra.
Đãi ngộ cán bộ, cơng chức nói chung và những người hoạt động khơng
chun trách nói riêng bao gồm cả đãi ngộ về vật chất và khuyến khích về tinh
thần: tiền lương, thưởng; phụ cấp chức vụ, khu vực, làm thêm giờ, trợ cấp khó
khăn; phúc lợi, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nhà công vụ và các dịch vụ xã hội

được bao cấp một phần hoặc toàn bộ; lương hưu, nghỉ ốm, nghỉ đẻ, nghỉ phép
hàng năm, tham quan du lịch; sự tôn vinh qua các danh hiệu của cơ quan, ngành
và Nhà nước trao tặng (Chính phủ, 2009, 2013).
2.1.1.3. Thực hiện chính sách
Việc thực hiện chính sách nhằm đạt được các mục tiêu chung của chính
sách, thơng qua các giải pháp cụ thể. Các chính sách có liên quan đến nhiều hoạt
động chính trị, kinh tế, xã hội theo những cấp độ khác nhau, nên không thể cùng
một lúc giải quyết tất cả các vấn đề có liên quan và cũng không thể đốt cháy giai
đoạn của mỗi quá trình. Tổ chức thực hiện chế độ để giải quyết các vấn đề trong
mối quan hệ biện chứng với mục tiêu cơ bản nhất để thúc đẩy quá trình vận động
của cả hệ thống đến mục tiêu chung. Thực hiện chế độ để khẳng định tính đúng
đắn của chính sách. Qua thực thi giúp cho chính sách ngày càng hoàn thiện
(Nguyễn Phượng Lê, 2015).
Theo Đỗ Kim Chung (2011), nội dung thực hiện chính sách bao gồm các
bước cơ bản sau:
a. Chuẩn bị triển khai chính sách
Đây là bước cần thiết và quan trọng vì tổ chức thực hiện chế độ là quá trình
phức tạp và diễn ra trong thời gian dài, do đó phải được chuẩn bị trước khi đưa
chính sách vào cuộc sống. Các văn bản chính sách thường được xây dựng mang tính
định hướng và khái quát cao. Vì vậy, khi đưa vào thực hiện, các chính sách hay
chương trình đó cần được chuẩn bị sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế địa
phương, công tác chuẩn bị bao gồm: xây dựng cơ quan tổ chức thực thi; xây dựng

5


chương trình hành động (lập kế hoạch về tổ chức, vật lực, nhân lực…); ra văn bản
hướng dẫn; tổ chức tập huấn cán bộ thực thi chính sách, trong trường hợp này là
thực thi chế độ đối với cán bộ công chức không chuyên trách cấp xã.
b. Phổ biến, tuyên truyền chính sách

Đây là cơng đoạn tiếp theo sau khi chính sách đã được thơng qua. Cơng
đoạn này cần thiết vì nó giúp đối tượng hưởng lợi và các cấp chính quyền hiểu
được về chính sách, giúp chính sách được triển khai thuận lợi, có hiệu quả. Đồng
thời cịn giúp cho mỗi cán bộ, cơng chức có trách nhiệm tổ chức thực thi nhận
thức được đầy đủ tính chất, trình độ, quy mơ của chính sách và đời sống xã hội
để chủ động tích cực tìm kiếm các giải pháp thích hợp cho việc thực hiện mục
tiêu chính sách và triển khai thực thi có hiệu quả kế hoạch tổ chức thực hiện
chính sách được giao.
Cơng tác tun truyền chính sách là việc truyền bá, giáo dục, giải thích
nhằm chuyển biến và nâng cao về nhận thức; bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, xây
dựng thành niềm tin; thúc đẩy mọi người hành động một cách tự giác, nhằm thực
hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Công tác tuyên truyền chính sách là hoạt động có mục đích, có kế hoạch để
giúp việc phổ biến, giải thích cho người dân có thể hiểu rõ, hiểu đúng về nội
dung chính sách. Cơng tác tun truyền đóng vai trị vơ cùng quan trọng để từ đó
kêu gọi sự nhất trí, đồng thuận cao trong nhận thức và hành động, thực hiện được
các mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ đã đề ra từ phía người dân, đối tượng thụ
hưởng, từ đó họ có thể nhận thức đúng, hành động đúng và đạt hiệu quả cao (Đào
Tuấn Anh, 2014).
c. Phân công phối hợp thực hiện chính sách
Một chính sách thường được thực thi trên một địa bàn rộng lớn và nhiều tổ
chức tham gia, do đó phải có sự phối hợp, phân cơng hợp lý giữa các cấp, các
ngành, các tổ chức cá nhân để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Mặt khác, các hoạt động
thực thi có mục tiêu rất đa dạng, phức tạp nên cần có sự phối hợp giữa các cấp,
các ngành để triển khai chính sách được thống nhất, hiệu quả.
Chính phủ đều đã có quy định cụ thể về chức năng của cơ quan quản lý điều
hành và thực hiện chính sách trong các văn bản chính sách được ban hành. Tuy
nhiên, ở cấp huyện, cơ quan điều hành phải được tổ chức đủ mạnh để có thể phát
huy sức mạnh của tất cả các tổ chức cá nhân và tồn hệ thống chính trị trên địa bàn


6


huyện, nâng cao tính hiệu lực và hiệu quả của cơ quan quản lý chương trình, đảm
bảo rõ ràng, phân định rõ trách nhiệm của các cấp, ngành và các đơn vị, tổ chức
tham gia.
Đội ngũ nhân lực cho thực thi chế độ với cán bộ không chuyên trách bao
gồm đội ngũ cán bộ lãnh đạo và chuyên môn các ngành cấp tỉnh và huyện, cấp
xã, thôn. Đội ngũ cán bộ này cần phải có kiến thức và kỹ năng trong việc thẩm
định các báo cáo cũng như cập nhật thường xuyên các điều chỉnh, thay đổi trong
việc triển khai các chế độ đãi ngộ đối với cán bộ không chuyên trách ở cấp địa
phương (Đào Tuấn Anh, 2014).
d. Duy trì chính sách
Duy trì chính sách là làm cho chính sách tồn tại được và phát huy hết tác
dụng trong mơi trường thực tế. Muốn cho chính sách được duy trì, địi hỏi
phải có sự đồng tâm, hợp lực của cả người tổ chức, người thực thi và môi
trường tồn tại. Phần lớn nguồn lực thực hiện chế độ với cán bộ không chuyên
trách là từ ngân sách nhà nước.
e. Điều chỉnh chính sách
Đây là việc làm cần thiết, diễn ra thường xuyên trong quá trình tổ chức thực
hiện chế độ. Nó được thực hiện bởi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, thơng
thường cơ quan nào lập chính sách đó thì có thẩm quyền điều chỉnh. Tuy nhiên
trên thực tế việc điều chỉnh các vấn đề của chính sách diễn ra rất năng động, linh
hoạt, vì thế cơ quan Nhà nước các ngành, các cấp chủ động điều chỉnh để thực
hiện hiệu quả chính sách.
f. Theo dõi, kiểm tra, đơn đốc việc thực hiện chính sách
Mọi hoạt động triển khai đều cần kiểm tra, đôn đốc để đảm bảo chính sách
được thực hiện đúng và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực. Các cơ quan Nhà
nước thực hiện việc kiểm tra này và nếu tiến hành thường xuyên sẽ giúp đối tượng
thực thi nắm vững được tình hình thực hiện chế độ, phát hiện được những thiếu sót

để điều chỉnh và có được những kết luận chính xác nhất về chính sách, đồng thời
tạo sự tập trung thống nhất trong việc thực hiện mục tiêu chính sách.
g. Đánh giá tổng kết kinh nghiệm, hồn thiện chính sách
Đây là quá trình xác nhận kết quả hoạt động của chính sách và tác động
của chính sách đến tất cả các khía cạnh về văn hóa – kinh tế - xã hội. Quá trình
này được hiểu là quá trình xem xét, kết luận về chỉ đạo – điều hành và chấp hành

7


chính sách của các đối tượng thực hiện chế độ. Hoạt động này được tiến hành
thường xuyên và liên tục trong thời gian duy trì chính sách, với việc đánh giá
từng phần hay tồn bộ chính sách.
2.1.1.4. Những u cầu cơ bản đối với tổ chức thực hiện chính sách chế độ đãi
ngộ những người hoạt động không chuyên trách
a. Yêu cầu thực hiện đúng mục tiêu
Đây là yêu cầu quan trọng đầu tiên để thu hút mọi hoạt động thực hiện
chính sách chế độ theo một định hướng. Thực hiện chính sách về chế độ đãi ngộ
là những hoạt động cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước và các đối tượng
chính sách nhằm đạt những mục tiêu trực tiếp. Ứng với một mục tiêu trực tiếp
này là những chương trình, dự án cụ thể. Kết quả thực hiện chế độ theo quá trình
hoạt động trong từng thời kỳ được lượng hóa bằng những thước đo cụ thể. Tổng
hợp kết quả thực hiện mục tiêu của các chương trình, dự án và các hoạt động
thực thi khác thành mục tiêu chung của chính sách. Theo nguyên lý vận động đó,
muốn thực hiện thành cơng các chính sách, Nhà nước phải xác định mục tiêu của
từng chính sách cụ thể, rõ ràng và chuẩn xác. Đồng thời các cơ quan chuyên
trách phải triển khai được mục tiêu chính sách thành những kế hoạch và chương
trình cụ thể.
b. Yêu cầu đảm bảo tính hệ thống
Tổ chức thực hiện chế độ là một bộ phận cấu thành trong chu trình chính

sách. Nó kết hợp chặt chẽ với các bộ phận khác trong chu trình tạo nên một hệ
thống thống nhất. Ngay quá trình tổ chức thực thi cũng bao gồm nhiều bước hợp
thành một hệ thống, vì thế khi tiến hành tổ chức thực hiện chế độ cần thiết phải
đảm bảo tính hệ thống trong mỗi q trình. Nội dung của tính hệ thống bao gồm:
hệ thống mục tiêu và biện pháp của chính sách; hệ thống trong tổ chức bộ máy tổ
chức thực hiện chế độ; hệ thống trong điều hành, phối hợp thực hiện; hệ thống sử
dụng công cụ chính sách với các cơng cụ quản lý khác của Nhà nước. Điều này
có thể thấy trong thực tế các địa phương không coi trọng bước phổ biến, tuyên
truyền chính sách nên nhiều đối tượng chính sách và cán bộ, cơng chức duy trì
trực tiếp khơng hiểu rõ về mục tiêu chính sách. Họ suy diễn, cải biến cả mục tiêu
và biện pháp chính sách, làm cho chính sách rất khó đi vào cuộc sống.
Tuy vậy chúng ta cũng khơng nên thực hiện một cách q máy móc lộ trình
và phương pháp thực hiện chế độ của Nhà nước. Tùy theo những điều kiện cụ

8


thể, từng địa phương, từng vị trí, chức danh để có những chính sách đãi ngộ,
chính sách tuyển dụng, đào tạo, chính sách huy động các nguồn lực để đảm bảo
thực hiện chế độ đãi ngộ phù hợp với mức độ hồn thành cơng việc của vị trí
đảm nhận. Mặt khác cũng cần cụ thể hóa những chính sách để thực thi một cách
nhanh chóng, chính xác và kịp thời, giảm bớt những thủ tục không cần thiết.
c. Yêu cầu các cơ quan nhà nước phải đảm bảo tính khoa học, hợp lý trong tổ
chức thực hiện chính sách
Yêu cầu này đòi hỏi hệ thống bộ máy quản lý nhà nước phải gọn, nhẹ đủ
năng lực tổ chức thực hiện chế độ theo quy trình khoa học. Tính khoa học thể
hiện trong quá trình tổ chức thực thi sách và việc phối hợp nhịp nhàng giữa các
cơ quan quản lý chính sách, việc thu hút các nguồn lực hướng mạnh vào thực
hiện mục tiêu chính sách, hình thức các chương trình, dự án để thực hiện có hiệu
quả một chính sách. Quy trình thực hiện chế độ lại chịu ảnh hưởng của nhiều yếu

tố khi nó được triển khai vào đời sống xã hội. Bởi vậy tính khoa học của quá
trình tổ chức thực hiện chế độ phải thể hiện được sức sống để tồn tại trong thực
tế như: mục tiêu cụ thể của chính sách phải phù hợp với mục tiêu phát triển của
từng địa phương trong từng thời kỳ; các biện pháp thực hiện mục tiêu chính sách
phải tương ứng với trình độ nhận thức và tài nguyên của vùng hay của địa
phương…Như vậy, không thể thực hiện các bước theo quy trình khoa học một
cách máy móc. Tùy theo tình hình thực tê mà lựa chọn cách thức tổ chức thực
hiện chế độ cho phù hợp. Tuy vậy quá trình vận dụng vẫn phải tuân theo các
nguyên tắc pháp lý để đảm bảo tính tập trung, thống nhất trong chấp hành chính
sách. Tính pháp lý được thể hiện trong tổ chức thực hiện chế độ là việc chấp
hành các định chế về thực hiện chế độ như: trách nhiệm, quyền hạn của các tổ
chức, cá nhân được giao thực hiện chế độ, thủ tục giải quyết các mối quan hệ
trong thực hiện chế độ, cưỡng chế thực hiện chính sách trong những trường hợp
cần thiết.
d. Yêu cầu đảm bảo lợi ích thật sự cho các đối tượng thụ hưởng
Trong xã hội tồn tại nhiều nhóm lợi ích, các nhóm lợi ích lại biến động
theo khơng gian và thời gian. Tùy theo tính chất của mỗi xã hội, mà các nhóm lợi
ích sẽ được thụ hưởng khác nhau. Dưới chế độ xã hội tư bản, nhóm lợi ích thuộc
giai cấp tư sản thường được quan tâm bảo vệ và được đối xử ưu ái hơn nhiều so
với tầng lớp lao động. Nhà nước thường ra tay bảo vệ và chuyển lợi ích đến các

9


đối tượng thụ hưởng trong xã hội bằng chính sách. Để cơng cụ này phát huy tác
dụng, cần phải có sự hưởng ứng thực hiện một cách tự giác trên cơ sở lịng tin
của dân chúng vào chính sách của Nhà nước. Kết quả trên có được chỉ khi chính
sách thật sự mang lại lợi ích cho mỗi đối tượng thực hiện và toàn xã hội (Nguyễn
Phượng Lê, 2015).
2.1.2. Vai trò của thực hiện chế độ đối với người hoạt động khơng chun trách

Chế độ, chính sách là do con người tạo ra, nhưng đồng thời chính sách lại
tác động mạnh mẽ đến hoạt động của con người. Chính sách có thể mở đường, là
động lực thúc đẩy tính tích cực, khả năng sáng tạo, nhiệt tình, trách nhiệm của
mỗi con người, nhưng cũng có thể kiềm hãm những hoạt động, làm thui chột tài
năng, sáng tạo của họ. Vì vậy, có thể khẳng định rằng chất lượng cán bộ ln gắn
liền với hệ thống chính sách cán bộ. Chính sách cán bộ cịn góp phần ổn định,
phát triển và tiến bộ xã hội, bảo đảm cho mọi người sống trong bình đẳng, phát
triển hài hịa.
Chế độ, chính sách cán bộ giữ vai trò quan trọng trong chiến lược của Đảng
về đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và quản lý cán bộ, đồng thời có tác dụng thúc đẩy
và giúp cho chính sách kinh tế - xã hội đạt được mục tiêu.
Thực hiện chế độ đãi ngộ tốt với cán bộ không chuyên trách cấp xã sẽ tác
động tới nhiều mặt:
- Đảm bảo duy trì được số lượng cán bộ không chuyên trách cho nhu cầu
hoạt động của địa phương, đồng thời có thể bồi dưỡng, sắp xếp cán bộ kế cận ở
địa phương từ không chuyên trách thành cán bộ chuyên trách được thuận lợi, dễ
dàng hơn.
- Đảm bảo để cán bộ khơng chun trách có thể n tâm công tác với khối
lượng công việc lớn và chế độ phù hợp với yêu cầu công việc, đặc biệt là việc
hưởng “phụ cấp” không quá thấp, đảm bảo cuộc sống và được hưởng các chế độ
phù hợp, kể cả bảo hiểm xã hội.
- Thu hút được đội ngũ cán bộ vào làm cơng tác này, góp phần tích cực thay
đổi đời sống kinh tế - xã hội địa phương. Đặc biệt với chế độ đãi ngộ phù hợp,
cán bộ không chuyên trách trong trường hợp tổ chức giao nhiệm vụ bắt buộc phải
làm có thể tập trung, làm việc hiệu quả và giữ chân những cán bộ có trình độ
năng lực làm việc trong các cơ quan nhà nước.

10



2.1.3. Đặc điểm của thực hiện chế độ đãi ngộ đối với người hoạt động không
chuyên trách
- Mức lương và chế độ phụ cấp
Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được hưởng chế độ
đãi ngộ theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về
chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã,
phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và Nghị
định 29/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2009/NĐCP. Theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP, Ngân sách trung ương hỗ trợ các địa
phương theo mức bình quân bằng 2/3 so với mức lương tối thiểu chung cho mỗi
người hoạt động không chuyên trách. Tuy nhiên, theo Nghị định 29/2013/NĐCP, Ngân sách trung ương thực hiện khoán quỹ phụ cấp, bao gồm cả 3% bảo
hiểm y tế để chi trả hằng tháng đối với những người hoạt động không chuyên
trách ở cấp xã. Cụ thể, cấp xã loại 1 được khoán quỹ phụ cấp bằng 20,3 tháng
lương tối thiểu chung; cấp xã loại 2 được khoán quỹ phụ cấp bằng 18,6 tháng
lương tối thiểu chung; cấp xã loại 3 được khoán quỹ phụ cấp bằng 17,6 tháng
lương tối thiểu chung. Tức là các cán bộ không chuyên trách không được hưởng
chế độ tăng phụ cấp theo thang bảng lương mà áp dụng phụ cấp dưới hình thức
quỹ khốn phụ cấp của đơn vị. Điều này cho thấy các cán bộ không chuyên trách
cấp xã chỉ được hưởng phụ cấp mà không được hưởng lương, mức phụ cấp tương
đối thấp cũng .
Những người hoạt động không chuyên trách ở thơn, tổ dân phố cũng được
áp dụng chế độ, chính sách trên.
- Bảo hiểm y tế
Theo quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP là mỗi thôn, tổ dân phố
được bố trí khơng q 3 người cán bộ khơng chun trách, mức phụ cấp mỗi
người không quá 1,0 hệ số mức lương tối thiểu chung, thì tại Nghị định mới ban
hành quy định Ngân sách trung ương thực hiện khoán quỹ phụ cấp, bao gồm cả
3% bảo hiểm y tế để chi trả hằng tháng đối với những người hoạt động không
chuyên trách ở mỗi thôn, tổ dân phố như sau:
Đối với thôn thuộc xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết
định của cơ quan có thẩm quyền; thôn thuộc xã biên giới, hải đảo; thôn thuộc xã

có khó khăn về ngân sách theo quy định của Bộ Tài chính và thơn thuộc xã loại
1, xã loại 2 được khoán quỹ phụ cấp bằng 5,0 tháng lương tối thiểu chung;

11


×