Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của huyện yên mô, tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 112 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐINH THỊ THU HÀ

QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC
CỦA HUYỆN YÊN MÔ, TỈNH NINH BÌNH

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã ngành:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Lê Thị Long Vỹ


NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2018


Tác giả luận văn

Đinh Thị Thu Hà

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc đến TS. Lê Thị Long Vỹ đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kinh tế, Khoa Kinh tế & Phát triển nông thơn - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức các phịng ban
thuộc Ủy ban nhân dân huyện n Mơ, tỉnh Ninh Bình, Kho bạc nhà nước huyện n
Mơ và tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức các ban thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã của
huyện Yên Mô đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày… tháng… năm 2018
Tác giả luận văn

Đinh Thị Thu Hà

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................. vi
Danh mục bảng .......................................................................................................... vii
Danh mục hình ............................................................................................................ ix
Danh mục hộp ............................................................................................................. ix
Danh mục biểu đồ ....................................................................................................... ix
Danh mục sơ đồ .......................................................................................................... ix
Trích yếu luận văn .........................................................................................................x
Thesis abstract ............................................................................................................ xii
Phần 1. Đặt vấn đề.......................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ...............................................................................................2


1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ..........................................................................................3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ....................................................3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................3

1.5.

Những đóng góp mới của luận văn...................................................................3

1.5.1.

Về lý luận ........................................................................................................3

1.5.2.

Về thực tiễn .....................................................................................................4

Phần 2. Cơ sở lí luận và thực tiễn ...............................................................................5

2.1.

Cơ sở lý luận ...................................................................................................5

2.1.1.

Khái niệm về quản lý, quản lý chi ngân sách Nhà nước, chi thường
xuyên ngân sách Nhà nước ..............................................................................5

2.1.2.

Nguyên tắc, vai trò quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước ..................7

2.1.2.

Nội dung quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước ...............................10

2.1.4.

Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước ...........17

iii


2.2.

Cơ sở thực tiễn về quản lí chi thường xuyên ngân sách cấp huyện..................19

2.2.1.


Quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước tại một số nước trên thế
giới ................................................................................................................19

2.2.2.

Quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước tại một số địa phương ở
Việt Nam .......................................................................................................22

2.2.3.

Bài học rút ra từ cơ sở thực tiễn .....................................................................24

Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu...........................................26
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .........................................................................26

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên..........................................................................................26

3.1.2.

Tình hình kinh tế, xã hội ................................................................................30

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................40

3.2.1.


Phương pháp chọn điểm.................................................................................40

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu .........................................................................41

3.2.3

Phương pháp phân tích và tổng hợp ...............................................................43

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .........................................................................44

Phần 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................46
4.1.

Thực trạng chi ngân sách nhà nước của huyện n Mơ, tỉnh Ninh Bình .........46

4.1.1.

Thực trạng chi ngân sách nhà nước của huyện Yên Mô ..................................46

4.2.

Thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước trên địa bàn
huyện Yên Mô ...............................................................................................49

4.2.1.


Thực trạng công tác lập dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước
trên địa bàn huyện n Mơ ............................................................................49

4.2.2.

Thực trạng chấp hành dự tốn chi thường xuyên ngân sách nhà nước
của huyện Yên Mô .........................................................................................58

4.2.3.

Thực trạng quyết toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước của huyện
Yên Mô .........................................................................................................69

4.2.5.

Đánh giá công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước của
huyện Yên Mô ...............................................................................................73

4.3.

Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước
của huyện n Mơ, tỉnh Ninh Bình ................................................................76

4.3.1.

Cơ chế, chính sách và các quy định của nhà nước về quản lý chi ngân
sách Nhà nước ...............................................................................................76

iv



4.3.2.

Tổ chức bộ máy quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước ....................77

4.3.3.

Năng lực, trình độ chun mơn và ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán
bộ trong bộ máy quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước ....................78

4.3.4.

Công nghệ thông tin quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước trên
địa bàn địa phương ........................................................................................79

4.4.

Định hướng và một số giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý chi thường
xuyên ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện n Mơ, tỉnh Ninh Bình .........81

4.4.1.

Định hướng phát triển KT-XH tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 ........................81

4.4.2.

Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chi thường xuyên ngân
sách nhà nước trên địa bàn huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình ............................82


Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................87
5.1.

Kết luận .........................................................................................................87

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................88

5.2.1.

Đối với Trung ương .......................................................................................88

5.2.2.

Đối với tỉnh Ninh Bình ..................................................................................89

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................91
Phụ lục ......................................................................................................................93

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQ


Bình quân

BQLĐ

Bình qn lao động

BQNK

Bình qn nhân khẩu

CC, VC

Cơng chức, viên chức

ĐP

Địa phương

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

KBNN

Kho bạc nhà nước


KT - XH

Kinh tế - Xã hội

KTTT

Kinh tế thị trường

NN

Nông nghiệp

NS

Ngân sách

NSĐP

Ngân sách địa phương

NSNN

Ngân sách nhà nước

NSTƯ

Ngân sách trung ương

SL


Số lượng

Tr.đ

Triệu đồng

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp



Trung ương

UBND

Ủy ban nhân dân

XDCB

Xây dựng cơ bản

YT - VH

Y tế - Văn hóa

vi


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1.

Tình hình sử dụng đất huyện Yên Mơ giai đoạn 2014 – 2016 ..................31

Bảng 3.2.

Tình hình dân số và lao động của huyện Yên Mô giai đoạn 2014 –
2016 ........................................................................................................36

Bảng 3.3.

Giá trị sản xuất trên địa bàn huyện Yên Mô giai đoạn 2014 – 2016 .........39

Bảng 3.4.

Giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2014 – 2016 ................................39

Bảng 3.5.

Số lượng phiếu điều tra ...........................................................................42

Bảng 4.1.

Tỷ lệ chi thường xuyên ngân sách Nhà nước huyện Yên Mô giai
đoạn 2014 -2016 .....................................................................................46

Bảng 4.2.

Chi thường xuyên ngân sách Nhà nước của huyện Yên Mô trong
giai đoạn 2014-2016 ................................................................................48


Bảng 4.3.

Cơ cấu phân bổ dự toán chi thường xuyên của huyện Yên Mơ năm
2014 – 2016 ............................................................................................52

Bảng 4.4.

Tình hình lập, phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà
nước từ năm 2014-2016 ..........................................................................53

Bảng 4.5.

Số lượng và cơ cấu dự toán chi sự nghiệp giáo dục năm 2014-2016 ........54

Bảng 4.6.

Đánh giá của các cán bộ làm công tác quản lý chi về cơng tác lập
dự tốn chi thường xun ngân sách nhà nước của huyện Yên Mô ..........55

Bảng 4.7.

Đánh giá của cán bộ làm công tác quản lý chi về nguyên nhân phân
bổ một số nhiệm vụ chi chưa đúng với định mức .....................................56

Bảng 4.8.

Bảng tổng hợp các đơn vị nộp dự tốn 2014-2016 ...................................56

Bảng 4.9.


Đánh giá của cán bộ làm cơng tác quản lý chi về nguyên nhân của
tình trạng lập dự tốn chưa sát với thực tế ...............................................57

Bảng 4.10. Tình hình chi thường xuyên ngân sách Nhà nước huyện Yên Mô
năm 2014-2016 .......................................................................................60
Bảng 4.11. Cơ cấu chi sự nghiệp giáo dục của huyện Yên Mô năm 2014 – 2016 .......62
Bảng 4.12. Ý kiến đánh giá của cán bộ làm công tác quản lý về nguyên nhân
chấp hành chi một số nhiệm vụ chi chưa đúng với định mức ...................67
Bảng 4.13. Đánh giá của người hưởng lợi về công tác chi thường xuyên ngân
sách Nhà nước.........................................................................................68

vii


Bảng 4.14. Đánh giá về tình hình chấp hành chi thường xuyên ngân sách
Nhà nước ................................................................................................68
Bảng 4.15. Kết quả kiểm soát chi thường xuyên qua kho bạc nhà nước của
huyện Yên Mô ........................................................................................70
Bảng 4.16. Đánh giá của cán bộ làm quản lý chi về cơng tác quyết tốn chi
thường xun ngân sách Nhà nước của huyện Yên Mô............................71
Bảng 4.17. Kết quả thanh tra, kiểm tra chi thường xuyên ngân sách Nhà nước
của huyện Yên Mô ..................................................................................73
Bảng 4.18. Mức độ hài lịng của người hưởng lợi đối với cơng tác chấp hành
chi thường xuyên ngân sách Nhà nước. ...................................................75
Bảng 4.19. Đánh giá của cán bộ làm quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà
nước của huyện n Mơ .........................................................................76
Bảng 4.20. Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của cán bộ làm công tác quản
lý ngân sách của huyện Yên Mô ..............................................................79
Bảng 4.21. Thống kê mức độ trang bị cơ sở vật chất cho cơng tác quản lý tài

chính của huyện n Mô.........................................................................80

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện n Mơ - tỉnh Ninh Bình .....................................26

DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1.

Hạn chế trong xây dựng thuyết minh dự toán ..........................................56

Hộp 4.2.

Đánh giá của lãnh đạo Kho bạc Nhà nước huyện Yên Mô về cơng
tác kiểm sốt chi .....................................................................................65

Hộp 4.3.

Tình hình cơng khai tài chính của huyện n Mơ ...................................71

Hộp 4.4.

Đánh giá về sử dụng phần mềm quản lý ngân sách nhà nước tại các
đơn vị dự toán cấp xã..............................................................................80

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1 Cơ cấu chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại hun n Mơ từ

2014-2016 ..............................................................................................61
Biểu đồ 4.2. Trình độ cán bộ quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước ...............78

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1. Sơ đồ quy trình lập dự tốn cấp huyện n Mơ..........................................50
Sơ đồ 4.2. Sơ đồ quy trình phân bổ ngân sách cấp huyện .............................................59

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đinh Thị Thu Hà
Tên luận văn: “Quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước của huyện n Mơ,
tỉnh Ninh Bình”.
Ngành: Quản lý kinh tế
Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

Mã số: 8340410

Trong những năm qua, công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước
tại huyện Yên Mô đã có nhiều tiến bộ đáng kể góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đời
sống vật chấ và tinh thần của người dân tại địa phương. Tuy vậy công tác quản lý chi
thường xuyên ngân sách nhà nước vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế cần phải khắc phục
như: chi thường xuyên ngân sách Nhà nước vượt dự toán chi thường xuyên là 9,74%
năm 2014, công tác lập dự tốn của các đơn vị cịn chậm tiến độ; chế độ, tiêu chuẩn,
định mức chi thường xuyên lạc hậu, dự toán chưa sát với thực tế; thực hiện chi vẫn cịn
xảy ra sai sót ở một số quy trình, cơng tác kiểm soát đã hạn chế được nhiều sai phạm,
nhưng hình thức xử lý vẫn chưa đủ sức dăn đe;… Để góp phần nghiên cứu và tìm ra
giải pháp cho vấn đề này, tác giả đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Quản lý chi thường
xuyên ngân sách Nhà nước của huyện n Mơ, tỉnh Ninh Bình”.

Mục tiêu nghiên cứu chính là trên cơ sở nghiên cứu thực trạng và các yếu tố ảnh
hưởng đến quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước nói chung và của huyện Yên Mơ
nói riêng làm căn cứ để đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi
thường xuyên ngân sách Nhà nước của huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới.
Nghiên cứu đã tổng quan lại các kết quả nghiên cứu về lý luận cũng như bài học
thực tiễn về những khái niệm liên quan đến quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà
nước, nguyên tắc, vai trị, quy trình quản lý chi thường xun ngân sách Nhà nước; nội
dung quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước; những yếu tố ảnh hưởng đến quản
lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước. Nội dung nghiên cứu của đề tài là tập trung
nghiên cứu những nội dung liên quan đến công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách
Nhà nước cấp cho huyện Yên Mô về các cơng tác: lập, phân bổ dự tốn; Chấp hành chi
ngân sách và quyết toán ngân sách; kiểm tra, kiểm toán và xử lý vi phạm trong chi
thường xuyên ngân sách Nhà nước.
Địa bàn nhiên cứu là huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Là một huyện có những
tiến bộ đáng kể trong công tác quản lý ngân sách nhà nước và tạo điều kiện cho kinh tế văn hóa – xã hội – an ninh quốc phòng của địa phương ngày một nâng cao. Tuy nhiên
công tác quản lý chi thương xun vẫn cịn nhiều hạn chế cần phải có biện pháp để hoàn

x


thiện. Để tiến hành phân tích, tác giả đã sử dụng phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
từ các tài liệu, nghiên cứu đã công bố; phương pháp thu thập thông tin sơ cấp thông qua
phỏng vấn bằng phiếu điều tra đối với 65 cán bộ làm công tác quản lý chi thường xuyên
cấp huyện; xã, 50 đối tượng hưởng lợi gồm: 20 công chức cấp xã, 15 đối tượng chính
sách, 15 giáo viên. Tác giả tiến hành áp dụng phương pháp các phân tổ thống kê và xử
lý số liệu nhằm so sánh, phân tích thực trạng cơng tác quản lý chi thường xuyên ngân
sách Nhà nước theo nội dung quản lý, so sánh theo thời gian. Hệ thống chỉ tiêu nghiên
cứu gồm nhóm chỉ tiêu phản ánh nội dung chi thường xuyên ngân sách Nhà nước; nhóm
chỉ tiêu phản ánh quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước của huyện Yên Mô.
Kết quả nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác quản lý chi thường xuyên ngân

sách Nhà nước của huyện Yên Mô đã chỉ ra được công tác quản lý chi đã đi vào nề nếp từ
khâu dự toán, chấp hành ngân sách, đến khâu quyết tốn và cơng khai tài chính. Tuy nhiên
cịn rất nhiều những hạn chế làm cho chất lượng công tác quản lý giảm xuống như: Năm chi
vượt dự toán cao nhất là năm 2015 là 11,78 % và năm thấp nhất năm 2014 là 9,74%; cơ cấu
chi thường xuyên chiếm tỷ lệ cao cho giáo dục chiếm 54,09% năm 2014; cơng tác quyết
tốn của huyện n Mơ vẫn cịn chậm; biểu mẫu quyết tốn cịn thiếu nội dung cụ thể;
cơng tác báo cơng khai tài chính của huyện vẫn cịn chậm so với thời gian quy định; Công
tác thanh tra, kiểm tra đã khắc phục được nhưng sai sót trong quá trình thực hiện chi ngân
sách cấp huyện nhưng vẫn chưa mang lại hiệu quả cao, chưa kiên quyết xử lý đối với những
sai phạm nên tính răn đe đối với các đơn vị chưa cao.
Nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên
ngân sách Nhà nước của huyện Yên Mô bao gồm các yếu tố về cơ chế, chính sách và các
quy định của nhà nước về quản lý chi ngân sách Nhà nước, tổ chức bộ máy quản lý chi
thường xuyên ngân sách Nhà nước; năng lực, trình độ chuyên môn và ý thức trách nghiệm
của đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước; Công
nghệ thông tin quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước trên địa bàn địa phương.
Qua phân tích, đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý chi thường
xuyên ngân sách Nhà nước của huyện Yên Mô, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp tăng
cường công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Yên Mơ,
tỉnh Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cơng tác xây dựng dự tốn; Hồn thiện cơng tác chấp
hành dự tốn chi thường xun ngân sách Nhà nước; Hồn thiện cơng tác kiểm soát, quyết
toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước; Tăng cường công tác thanh tra, giám sát chi
thường xuyên; Nâng cao năng lực quản lý của cán bộ quản lý ngân sách.

xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Dinh Thi Thu Ha
Thesis title: Managing of the state budget regular expenditure in Yen Mo district, Ninh

Binh province
Major: Economic management
Code: 8340410
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
In recent years, the managerial activity of the state budget regular expenditure at
Yen Mo district, Ninh Binh province have got significant achievements that contributes
to the social-economic development and the people’s standard living in this area.
However, it stills exists some limitations such as: the amount of the state budget regular
expenditure has reached out its estimation about 9.74% in 2014; the planning activity of
all units in this area were slower than its schedule; the perfomaing procedure has been
some mistakes, etc. Thus, this research aims to study on the situation of the state budget
regular expenditure in Yen Mo district, Ninh Binh province and its determinants and to
suggest some solutions to enhancing the state budget regular expenditure management
of Yen Mo district, Ninh Binh province in the future.
This research have reviewed the theory related on the state buget regular
expenditure including the terms, the principles, the roles, the procedure of the state
budget regular expenditure managerial activity, its contents and its determinant. The
content of this research focused on setting up the expenditure plan, allocating the
expenditure plan, applying the expenditure plan and balancing the budget, inspecting,
auditing and dealing with the violations.
The secondary data collection methodology was used to collect the information
from all publishing documents related to the government budget regular expenditure. Also
this reseach was used the primary data collection methodology to collect data from 65
managers who are in charge of managing the government budget regular expenditure at
district and commune levels, 50 people who are beneficiaries (20 commune officers, 15
policy beneficiaries, 15 teachers). Futhermore, grouping data and data analysing methods
were used to compare, analyze the situation of the government budget regular expenditure
based on the managerial content and the period. The research indicator system includes one
group related the content of the government budget regular expenditure and the other group
related to the content of the government budget regular expenditure management.

The research showed that the activity of the state budget regular expenditure in Yen
Mo district, Ninh Binh province has been followed its rule from the planning step, the

xii


applying to the balancing and publishing the budget. However, there were varieties of
limitations that reduced a budget managerial quality. In detail, firstly, the actual amount of
government budget regular expenditure was higher its planning such as it have reached the
peak and the bottom in 2015 and 2014 at 11.78% and 9.74%, respectively. Secondly, the
portion of the government budget regular expenditure for education was the highest at
54.09% in 2014. The budget balance was slow; there were lack of detail guidance in
balancing samples; the financial publishing activity was not been following its timetable.
Moreover, the inspecting activity have been updated their errors in the state budget regular
expenditure procedure in Yen Mo district but the effectiveness was still limitation, has not
been handle violations. Thus, as a result, its punishment was not effective to all units
managed by Yen Mo district People Committee.
This research also showed the factors affecting to the management of the
government budget regular expenditure in Yen Mo district including the policy, rules of the
Vietnamese government about the management of the government budget regular
expenditure, the administrative organization of the management of the government budget
regular expenditure, the ability and the duty of the officers worked at the administrative
organization of the government budget regular expenditure, the information technology
using for managing the government budget regular expenditure at the study site.
Lastly, some solutions are suggested to enhancing the managerial activity of the
government budget regular expenditure in Yen Mo district, Ninh Binh province
including: Upgrading the quality of the government budget planning activity;
Completing the government budget regular expenditure applying activity as its
planning; Completing the controlling, balancing of the government budget regular
expenditure activities; Enhancing the government budget regular expenditure inspecting

activity; Upgrading the managerial ability of budget managers.

xiii


PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Theo chỉ đạo điều hành của Bộ Tài chính năm 2017, “Tập trung thực hiện
nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước năm 2017”. Tình hình kinh tế - xã hội năm
2017 dự báo tiếp tục có chuyển biến tích cực, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều khó
khăn, thách thức, tác động bất lợi đến việc thực hiện nhiệm vụ tài chính – ngân
sách Nhà nước năm 2017. Trong đó, quản lý chi ngân sách Nhà nước cũng là một
trong những nhiệm vụ đề ra. Nội dung như sau: Tổ chức, điều hành quản lý chi
ngân sách Nhà nước chặt chẽ, tiết kiệm; nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách
Nhà nước; chỉ đề xuất ban hành chính sách làm tăng chi ngân sách khi thật sự
cần thiết và có nguồn đảm bảo.
Chi thường xun có vai trị quan trọng trong nhiệm vụ chi của NSNN,
cũng như giúp cho bộ máy nhà nước duy trì hoạt động bình thường để thực hiện
tốt chức năng quản lý nhà nước. Thực hiện tốt nhiệm vụ chi thường xun cịn có
ý nghĩa quan trọng trong việc phân phối và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài
chính. Chi thường xuyên hiệu q.uả và tiết kiệm sẽ tăng tích lũy vốn NSNN, thúc
đẩy nền kinh tế phát triển.
Ngân sách huyện là một cấp ngân sách nằm trong hệ thống ngân sách
quốc gia. Với chủ trương phát triển toàn diện của Đảng, ngân sách huyện đang
ngày càng thể hiện rõ chức năng, vai trò, nhiệm vụ của mình cung cấp phương
tiện vật chất cho sự tồn tại và hoạt động của chính quyền cấp huyện, chính
quyền cấp xã, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, nâng cao
chất lượng giáo dục, y tế, phát triển khoa học công nghệ, giữ vững an ninh
chính trị, trật tự an tồn xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho
nhân dân. Tuy nhiên trong điều kiện ngân sách Nhà nước còn eo hẹp, thì việc

chi ngân sách nhà nước nói chung và chi thường xuyên ngân sách nhà nước
nói riêng như thế nào cho hiệu quả và tiết kiệm, tránh được tình trạng thất
thốt, thâm hụt ln là vấn đề được đặt ra.
n Mơ là một huyện thuộc tỉnh Ninh Bình.Trong những năm qua, công
tác quản lý chi ngân sách Nhà nước của huyện đã có nhiều sự đổi mới và có
những tiến bộ đáng kể, làm cho kinh tế ngày càng phát triển, đời sống vật và
tinh thần của người dân ngày một nâng cao, an ninh quốc phòng được giữ

1


vững và ngày càng đáp ứng được yêu cầu đổi mới hiện nay. Tuy vậy, chi
thường xuyên của huyện Yên Mơ vượt dự tốn chi thường xun là 11,78%
năm 2015, dự toán chưa gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ chi của các đơn vị;
cơng tác lập dự tốn của các đơn vị còn chậm tiến độ; chế độ, tiêu chuẩn, định
mức chi thường xuyên lạc hậu; Quyết toán chưa nghiêm, vẫn cịn tiêu cực;
lãng phí vẫn cịn…Ngun ngân chủ yếu là do cơng tác quản lý chi thường
xun cịn yếu kém, trình độ của cán bộ làm cơng tác quản lý chủ yếu được
đào tạo ở trình độ dưới đại học (2014) nên công tác thực hiện và quản lý chấp
hành chi thường xuyên còn lỏng lẻo, nhiều khâu trong quá trình quản lý hoạt
động chưa đứng quy trình… Vì thế hơn bao giờ hết cơng tác quản lý chi
thường xuyên ngân sách huyện là một nhiệm vụ luôn được quan tâm và cần
đưa ra các giải pháp nhằm quản lý chi thường xuyên ngân sách huyện được tốt
hơn, công khai, minh bạch và đạt hiệu quả để quản lý chi chặt chẽ, sử dụng tiết
kiệm, hiệu quả nguồn ngân sách.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước của huyện Yên Mô, tỉnh
Ninh Bình”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi
thường xuyên ngân sách Nhà nước nói chung và của huyện n Mơ nói riêng
làm căn cứ để đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi
thường xuyên ngân sách Nhà nước của huyện n Mơ, tỉnh Ninh Bình trong thời
gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi thường xuyên ngân
sách Nhà nước.
- Thực trạng công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước của
huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên ngân sách
Nhà nước của huyện Yên Mơ, tỉnh Ninh Bình.
- Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sách
Nhà nước của huyện n Mơ, tỉnh Ninh Bình.

2


1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước bao gồm những nội dung
gì? Chi thường xuyên ngân sách Nhà nước chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào
và có vai trị gì?
- Thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước của huyện n
Mơ, tỉnh Ninh Bình như thế nào?
- Những yếu tố nào có ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên ngân sách
Nhà nước của huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình?
- Cần phải có giải pháp gì để tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân
sách Nhà nước của huyện n Mơ, tỉnh Ninh Bình?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là tình hình quản lý chi thường xuyên ngân sách
nhà nước của huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung liên quan
đến công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cấp cho huyện Yên
Mô về các công tác: lập, phân bổ dự toán; Chấp hành chi ngân sách và quyết toán
ngân sách; kiểm tra, kiểm toán và xử lý vi phạm trong chi thường xuyên ngân
sách Nhà nước. Đề tài nghiên cứu đến các khảo chi thường xuyên ngân sách nhà
nước cho sự nghiệp giáo dục bao gồm các trường: mầm non, tiểu học, trung học
cơ sở.
- Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu và thực hiện tại huyện n
Mơ, tỉnh Ninh Bình.
- Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp trong 3 năm (từ năm 2014-2016)
- Số liệu điều tra năm 2017
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
1.5.1. Về lý luận
Nghiên cứu đã hệ thống hóa, làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn về quản lý chi
thường xuyên ngân sách nhà nước bao gồm những nội dung sau: Khái niệm về
quản lý chi ngân sách Nhà nước, quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước;
Nguyên tắc, vai trò của quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước; Nội dung

3


quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước; Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý
chi thường xuyên ngân sách nhà nước và vận dụng vào nghiên cứu công tác quản
lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của huyện n Mơ, tỉnh Ninh Bình.
1.5.2. Về thực tiễn
Nghiên cứu đã tổng hợp, phân tích và đánh giá thực trạnh quản lý chi
thường xuyên ngân sách nhà nước của huyện n Mơ, tỉnh Ninh Bình theo bốn

bước: lập dự tốn chi thường xuyên ngân sách nhà nước; chấp hành dự toán chi
thường xuyên ngân sách nhà nước; quyết toán chi thường xuyên ngân sách nhà
nước; thanh tra, kiểm tra chi thường xuyên ngân sách nhà nước. Qua đó thấy
được những điểm tích cực và những hạn chế tồn tại trong công tác quản lý chi
thường xuyên ngân sách nhà nước của huyện n Mơ như sau: cơng tác dự tốn
chưa sát với thực tế chi.
Nghiên cứu đã xác đinh được ba nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi
thường xuyên ngân sách Nhà nước của huyện Yên Mô bao gồm: Cơ chế chính
sách và các quy định của Nhà nước về quản lý chi ngân sách nhà nước nói chung
và chi thường xuyên ngân sách Nhà nước nói riêng; Tổ chức bộ máy quản lý chi
thường xuyên ngân sách Nhà nước; Công nghệ thông tin trong quản lý chi lý chi
thường xuyên ngân sách Nhà nước; Năng lực, trình độ chuyên môn và ngay cả ý
thức trách nhiệm của cán bộ quản lý chi cũng ảnh hưởng tới công tác quản lý chi
thường xuyên ngân sách Nhà nước.
Nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp nằm tăng cường công tác quản lý
chi thường xuyên ngân sách Nhà nước của huyện Yên Mô.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Khái niệm về quản lý, quản lý chi ngân sách Nhà nước, chi thường
xuyên ngân sách Nhà nước
a. Khái niệm quản lý
Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới
đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Trong quản lý có hai bộ phận hợp thành quan trọng là chủ thể quản lý và
đối tượng quản lý, xét trên quan điểm hệ thống thì chúng là các phân hệ của hệ
thống quản lý (Nguyễn Hồng Sơn, 2007).

b. Khái niệm chi thường xuyên ngân sách Nhà nước
 Ngân sách Nhà nước
Ngân sách Nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước. Quỹ này thể
hiện lượng tiền huy động từ thu nhập quốc dân để đáp ứng cho các khoản chi tiêu
của Nhà nước, có hai mặt đó là: mặt tĩnh và mặt động. Mặt tĩnh thể hiện các
nguồn tài chính được tập trung vào ngân sách Nhà nước mà chúng ta có thể xác
định được vào bất kỳ thời điểm nào. Mặt động thể hiện các quan hệ phân phối
dưới hình thức giá trị gắn liền với quỹ tiền tệ tâp trung vào ngân sách Nhà nước
và từ ngân sách Nhà nước phân bổ các nguồn tài chính cho các ngành, các lĩnh
vực, các địa phương của nên kinh tế quốc dân (Phương Thị Hồng Hà, 2006).
Ngân sách Nhà nước là một phạm trù kinh tế tài chính, được coi là một hệ
thống quan hệ kinh tế tồn tại khách quan. Hệ thống các quan hệ kinh tế này được
đặc trưng bởi quan hệ tiền tệ phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài
chính và bằng các quan hệ kinh tế mà quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước được tạo
lập và sử dụng (Phương Thị Hồng Hà, 2006).
Như vậy hình thức biểu hiện bên ngoài của ngân sách Nhà nước là một loại
quỹ tiền tệ của Nhà nước với các khoản thu và khoản chi của nó thì ngân sách
Nhà nước còn phản ánh các quan hệ kinh tế trong quá trình phân phối, thể hiện
các quan hệ phân phối và các quan hệ lợi ích kinh tế gắn với một chủ thể đặc
biệt, đó là nhà nước nhằm tạo lập và sử dụng nguồn tài chính quốc gia để giải
quyết các nhiệm vụ về kinh tế - xã hội (Bùi Thị Quỳnh Thơ, 2013).

5


 Chi ngân sách Nhà nước
Chi ngân sách Nhà nước là việc phân phối và sử dụng quỹ Ngân sách Nhà
nước nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng của Nhà nước theo các nguyên tắc
nhất định. Chi ngân sách Nhà nước là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính
đã được tập trung vào ngân sách Nhà nước và đưa chúng đến mục đích sử dụng

(Phương Thị Hồng Hà, 2006).
Theo Phương Thị Hồng Hà (2006) chi ngân sách Nhà nước là những việc cụ
thể không chỉ dừng lại trên các định hướng mà phải phân bổ cho từng mục tiêu,
từng hoạt động và từng công việc thuộc chức năng của nhà nước như sau:
- Chi ngân sách Nhà nước gắn với bộ máy Nhà nước và những nhiệm vụ
kinh tế chính trị, xã hội mà Nhà nước đảm đương trong từng thời kỳ.
- Chi ngân sách Nhà nước gắn với quyền lực của Nhà nước. Quốc hội là cơ
quan quyền lực cao nhất quyết định quy mô, nội dung, cơ cấu chi ngân sách Nhà
nước và phân bổ vốn ngân sách Nhà nước cho các mục tiêu quan trọng nhất, bởi
vì Quốc hội là cơ quan quyết định các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội của
Quốc gia. Chính phủ là cơ quan hành pháp, có nhiệm vụ quản lý điều hành.
- Hiệu quả chi ngân sách Nhà nước khác với hiệu quả sử dụng vốn của các
doanh nghiệp, nó được xem xét trên tầm vĩ mơ và hiệu quả kinh tế, xã hội, an
ninh, quốc phòng… dựa vào việc hoàn thành các mục tiêu kinh tế, xã hội, an
ninh, quốc phòng…
- Chi ngân sách Nhà nước là những khoản chi khơng hồn trả trực tiếp. Các
khoản chi cấp phát từ ngân sách Nhà nước cho các ngành, các cấp, cho các hoạt
động văn hóa, xã hội, giúp đỡ người nghèo. Khơng phải trả giá hoặc hồn lại cho
Nhà nước. Tuy nhiên, ngân sách Nhà nước cũng có những khoản chi cho việc
thực hiện chương trình mục tiêu mà thực chất là cho vay ưu đãi có hồn trả gốc với
lãi suất rất thấp hoặc khơng có lãi (chi giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo).
- Chi ngân sách Nhà nước là một bộ phận cấu thành luồng vận động tiền tệ
và nó gắn liền với sự vận động của các phạm trù giá trị khác như giá cả, tiền
lương, tín dụng, thuế, tỷ giá hối đoái.
Hiện này trong nền kinh tế thị trường, ngân sách Nhà nước là công cụ quản
lý vĩ mô chi phối toàn diện các quan hệ kinh tế, là một quỹ tiền tệ lớn, tham gia
trực tiếp vào quá trình điều tiết kinh tế qua các chính sách động viên và bố trí cơ
cấu chi. Cơ cấu chi ngân sách Nhà nước phản ánh chiến lược, chính sách phát

6



triển kinh tế - xã hội của một đất nước, đóng vai trị thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
ổn định và bền vững (Hoàng Thị Thùy Dung, 2015).
 Chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Chi thường xuyên ngân sách Nhà nước là quá trình phân phối và sử dụng các
nguồn tài chính đã được tập trung vào ngân sách Nhà nước để đáp ứng các nhu
cầu chi gắn với việc thực hiện nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về quản lý
kinh tế, xã hội. Chi thường xuyên được đảm bảo bằng các khoản thu thường xuyên
như thuế, phí và lệ phí (Đặng Văn Du và Bùi Tiến Hanh, 2010).
c. Khái niệm quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Theo Đặng Văn Du và Bùi Tiến Hanh (2010) quản lý chi thường xuyên
ngân sách nhà nước là quá trình chỉ huy, lãnh đạo, tổ chức, tác động, kiểm tra,
điều chỉnh của chủ thể quản lý đến đối tượng, khách thể quản lý nhằm làm cho
đối tượng quản lý vận động theo ý đồ của chủ thể quản lý. Quan hệ chủ thể và
đối tượng quản lý được xác định:
- Nhà nước là chủ thể quản lý. Tùy theo tổ chức bộ máy của nền hành chính
từng quốc gia, mỗi nước có các cơ quan Nhà nước trực tiếp quản lý ngân sách
Nhà nước phù hợp.
- Đối tượng quản lý chi ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản chi ngân
sách trong năm tài khóa được bố trí để phục vụ cho việc thưc hiện các chức năng,
nhiệm vụ của Nhà nước trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.
Như vậy, quản lý chi ngân sách Nhà nước là một khái niệm phản ánh hoạt
động tổ chức điều khiển và đưa ra quyết định của Nhà nước đối với quá trình phân
phối và sử dụng nguồn lực ngân sách Nhà nước nhằm thực hiện các chức năng vốn
có của Nhà nước trong việc quản lý nhà nước, cung cấp hàng hóa, dịch vụ cơng,
phúc lợi kinh tế - xã hội cho cộng đồng.
2.1.2. Nguyên tắc, vai trò quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước
Chi thường xuyên ngân sách Nhà nước là một trong những nội dụng của
chi ngân sách Nhà nước. Vì thế nguyên tắc, quy trình và vai trò quản lý chi

thường xuyên ngân sách Nhà nước cũng chính là ngun tắc, quy trình và vai trò
của quản lý chi ngân sách Nhà nước.
 Nguyên tắc quản lý thường xuyên chi ngân sách Nhà nước
Theo Phương Thị Hồng Hà (2006), quản lý chi thường xuyên ngân

7


sách Nhà nước phải tuân thủ theo những nguyên tắc sau:
- Chi ngân sách Nhà nước được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập
trung dân chủ, công khai minh bạch, có phân cơng, phân cấp quản lý và gắn
quyền hạn với trách nhiệm.
- Các khoản chi ngân sách Nhà nước phải được hạch toán, quyết toán đầy đủ,
kịp thời và đúng chế độ. Chi ngân sách Nhà nước phải được hạch toán bằng đồng
Việt Nam. Kế toán và quyết toán chi ngân sách Nhà nước được thực hiện thống
nhất theo chế độ kế toán của Nhà nước và phụ lục ngân sách Nhà nước. Chứng tư
chỉ ngân sách Nhà nước được phát hành sử dụng và quản lý theo quy định của Bộ
Tài Chính.
- Chi ngân sách Nhà nước bao gồm chi Ngân sách Trung ương và chi ngân
sách các cấp chính quyền địa phương. Chi ngân sách địa phương bao gồm có chi
ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
+ Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó đảm bảo.
Việc ban hành và thực hiện chính sách chế độ mới làm tăng chi ngân sách phải
có giải pháp đảm bảo nguồn tài chính phù hợp với khả năng cân đối với ngân
sách từng cấp.
+ Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước cấp trên ủy quyền cho cơ quan
quản lý cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi của mình thì phải chuyển kinh phí từ
ngân sách cấp trên cho cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó.
+ Trong thời kỳ ổn định ngân sách các Địa phương được sử dụng nguồn
tăng thu hàng năm mà ngân sách địa phương được hướng để phát triển kinh tế, xã

hội trên địa bàn. Sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách, phải tăng khả năng tự cân
đối, phát triển ngân sách địa phương, thực hiện giảm số bổ sung từ ngân sách cấp
trên hoặc tỷ lệ phần trăm (%) điều tiết số thu nộp về ngân sách cấp trên.
+ Ngoài việc ủy quyền thực hiện nhiệm vụ chi và bổ sung nguồn thu theo quy
định trên, không được dùng ngân sách của cấp này để chi cho nhiệm vụ của cấp khác,
trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ.
Bội chi ngân sách được bù đắp bằng nguồn vay trong nước và ngoài nước.
Vay bù đắp bội chi ngân sách Nhà nước phải được đảm bảo nguyên tắc không sử
dụng cho tiêu dùng chỉ được sử dụng cho mục đích phát triển và đảm bảo bố trí
ngân sách để được chủ động trả nợ khi đến hạn (Phương Thị Hồng Hà, 2006).


Vai trò của chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Theo Phương Thị Hồng Hà (2006) chi ngân sách Nhà nước giữ vai trò chủ

8


đạo, đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chiến lược quan trọng của Quốc gia như:
Các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KT – XH có tác động đến cả nước
hoặc nhiều địa phương, các chương trình dự án, mục tiêu Quốc gia, các chính
sách xã hội quan trọng, điều phối hoạt động kinh tế vĩ mơ của đất nước, bảo đảm
quốc phịng an ninh, đối ngoại và hỗ trợ những địa phương chưa cân đối thu, chi
ngân sách Nhà nước.
Chi thường xuyên ngân sách nhà nước có một vai trị hết sức quan trọng
trong nền kinh tế thị trường thể hiện qua các nội dung cơ bản sau:
- Trên góc độ tài chính: Thơng qua chi ngân sách Nhà nước có thể đảm bảo
cho các lĩnh vực quản lý hành chính, an ninh quốc phịng, văn hóa xã hội.
- Trên góc độ kinh tế: Trong nền kinh tế thị trường vai trò của chi thường xuyên
ngân sách nhà nước được thay đổi và hết sức quan trọng. Trong quản lý vĩ mô nền

kinh tế quốc gia chi thường xuyên ngân sách Nhà nước có các vai trò như sau:
+ Chi thường xuyên ngân sách nhà nước là công cụ điều tiết vĩ mô nên kinh
tế, điều tiết thị trường, bình ổn giá và chống lạm phát: Đặc điểm nổi bật của nền
kinh tế thị trường là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nhằm đạt được lợi nhuận
tối đa, các yếu tố cơ bản trên thị trường là cung cầu và giá cả thường xuyên tác
động lẫn nhau chi phối hoạt động của thị trường. Sự mất cân đối giữa cung cầu sẽ
làm cho giá cả thay đổi đột biến gây nên biến động trên thị trường, dẫn đến sự dịch
chuyển vốn từ ngành này sang ngành khác, từ địa phương này sang địa phương
khác. Việc dịch chuyển vốn hàng loạt sẽ tác động tiêu cực tới cơ cấu kinh tế, nền
kinh tế phát triển khơng cân đối. Do đó, để đảm bảo lợi ích cho nhà sản xuất cũng
như người tiêu dùng Nhà nước phải dùng Ngân sách để can thiệp vào thị trường
nhằm ổn định giá thơng qua các hình thức hỗ trợ, trợ giá và sử dụng các quỹ dự trữ
hàng hóa và dự trữ tài chính. Đồng thời, trong q trình điều tiết thị trường vốn
qua đó góp phần kiểm sốt lạm phát.
+ Chi thường xuyên ngân sách Nhà nước là công cụ định hướng phát triển
sản xuất: Để định hướng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Nhà nước với các
khoản chi cho phát triển kinh tế, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, vào các ngành kinh tế
mũi nhọn... Nhà nước có thể tạo điều kiện và hướng dẫn các nguồn vốn đầu tư
của xã hội vào những vùng, những lĩnh vực cần thiết để hình thành cơ cấu kinh tế
hợp lý.
+ Chi thường xuyên ngân sách Nhà nước là công cụ điều chỉnh thu nhập

9


giữa các tầng lớp dân cư: Nền KTTT với những khuyết tật của nó sẽ dẫn đến sự
phân hóa giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, Nhà nước phải có một chính sách
phân phối lại thu nhập hợp lý nhằm giảm bớt khoảng cách chênh lệch về thu
nhập trong dân cư. Chi ngân sách Nhà nước là công cụ tại chính hữu hiệu được
Nhà nước sử dụng để điều tiết thu nhập thông qua các khoản chi như chi trợ cấp,

chi phúc lợi của các chương trình phát triển KT – XH. Đó là nguồn bổ sung thu
nhập cho các tầng lớp dân cư có thu nhập thấp.
Các vai trò của chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho thấy tính chất quan
trọng của chi ngân sách Nhà nước, với các cơng cụ của nó có thể quản lý tồn diện và
có hiệu quả đói với tồn bộ hoạt động nền kinh tế.
2.1.3. Nội dung quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước
2.1.3.1. Nội dung chi thường xuy ên ngân sách Nhà nước
Theo Luật Ngân sách Nhà nước năm (2015), nội dung chi thường xuyên
ngân sách Nhà nước của các cơ quan, đơn vị ở địa phương được phân cấp trong
các lĩnh vực sau:
- Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề;
- Sự nghiệp khoa học và cơng nghệ;
- Quốc phịng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phần giao địa phương quản lý;
- Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình;
- Sự nghiệp văn hóa thơng tin;
- Sự nghiệp phát thanh, truyền hình;
- Sự nghiệp thể dục thể thao;
- Sự nghiệp bảo vệ môi trường;
- Các hoạt động kinh tế;
- Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ
chức chính trị - xã hội; hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật;
- Chi bảo đảm xã hội, bao gồm cả chi thực hiện các chính sách xã hội theo
quy định của pháp luật;
- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

10



×