Tải bản đầy đủ (.docx) (157 trang)

Quản lý nhà nước về kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (915.91 KB, 157 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRIỆU THỊ BÍCH HUẾ

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH DOANH THỨC
ĂN CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN
THẾ, TỈNH BẮC GIANG

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã so:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Phượng Lê

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan
và chưa từng dùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 28 tháng 9 năm 2017
Tác giả luận văn


Triệu Thị Bích Huế

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi
đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự
giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS. TS Nguyễn Phượng Lê đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản
lý đào tạo, Bộ mơn Kinh tế nơng nghiệp và chính sách, Khoa Kinh tế và
phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ
tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Phịng Nơng
nghiệp và Phát triển nơng thôn huyện Yên Thế; Chi cục thống kê huyện Yên Thế,
Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Yên Thế; Đội quản lý thị trường số 6; Ủy ban nhân
dân các xã, thị trấn, cán bộ chuyên môn, các chủ cửa hàng kinh doanh thức ăn chăn
nuôi, các hộ chăn nuôi các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Yên Thế, đã tạo điều kiện
giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu và thu thập tài liệu phục vụ làm luận văn.

Tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên
khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày 28 tháng 9 năm 2017
Tác giả luận văn


Triệu Thị Bích Huế

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................................... i
Lời cảm ơn....................................................................................................................................... ii
Mục lục............................................................................................................................................... ii
Danh mục chữ viết tắt............................................................................................................... vi
Danh mục bảng........................................................................................................................... vii
Danh mục hình.............................................................................................................................. ix
Danh mục hộp............................................................................................................................... ix
Trích yếu luận văn........................................................................................................................ x
Thesis abstract............................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu.............................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài............................................................................... 3

1.2.1. Mục tiêu chung................................................................................................................ 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................................................. 3
1.3.

Câu hỏi nghiên cứu....................................................................................................... 3


1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................... 3

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................. 3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................................... 4
1.5.

Những đóng góp mới của luận văn...................................................................... 4

1.5.1. Ý nghĩa khoa học............................................................................................................ 4
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn............................................................................................................ 4
Phần 2. Tổng quan tài liệu....................................................................................................... 5
2.1.

Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với kinh doanh thức ăn chăn nuôi 5

2.1.1. Một số khái niệm............................................................................................................. 5
2.1.2. Đặc điểm quản lý nhà nước về kinh doanh thức ăn chăn ni..........11
2.1.3. Vai trị quản lý nhà nước về kinh doanh thức ăn chăn nuôi ................13
2.1.4. Nội dung nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với kinh doanh thức ăn

chăn nuôi.......................................................................................................................... 15
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về kinh doanh thức ăn chăn nuôi. 22
2.2.

Cơ sở thực tiễn về quản lý nhà nước đối với kinh doanh thức ăn chăn nuôi 25

iii



2.2.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về kinh doanh thức ăn chăn nuôi của các

nước thế giới.................................................................................................................. 25
2.2.2. Kinh nghiệm trong nước.......................................................................................... 27
2.2.3. Bài học rút ra từ kinh nghiệm............................................................................... 31
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 33
3.1.

Khái quát về địa bàn nghiên cứu......................................................................... 33

3.1.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................................................ 33
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.......................................................................................... 34
3.2.

Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 42

3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu.............................................................................................. 42
3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin......................................................................... 43
3.2.3. Tổng hợp và xử lý số liệu........................................................................................ 45
3.2.4. Phương pháp phân tích thơng tin....................................................................... 46
3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu................................................................................ 46
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận..................................................................... 48
4.1.

Thực trạng quản lý nhà nước về kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa

bàn huyện Yên Thế, Tỉnh Bắc Giang................................................................. 48
4.1.1. Thực trạng kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Thế
.............................................................................................................................................................. 48


4.1.2. Thực trạng quản lý nhà nước về kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa

bàn huyện Yên Thế...................................................................................................... 53
4.2.

Yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh

thức ăn chăn nuôi tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang............................ 80
4.2.1. Hệ thống văn bản pháp luật................................................................................... 80
4.2.2. Số lượng, chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý................................... 82
4.2.3. Sự phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý................................................... 83
4.2.4. Kinh phí, nguồn lực cho công tác quản lý..................................................... 83
4.2.5. Cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công tác quản lý.................................. 84
4.2.6. Người kinh doanh, người sử dụng thức ăn chăn nuôi........................... 85
4.3.

Giải pháp tăng cường quản lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi tại huyện

Yên Thế, tỉnh Bắc Giang........................................................................................... 89
4.3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp......................................................................................... 89
4.3.2. Giải pháp........................................................................................................................... 93

iv


Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................ 101
5.1.

Kết luận............................................................................................................................ 101


5.2.

Kiến nghị......................................................................................................................... 103

Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 105
Phụ lục........................................................................................................................................... 109

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ATTP

An toàn thực phẩm

BQ

Bình qn

CC

Cơ cấu

CH


Cửa hàng

CLNNTS

Chất lượng nơng lâm thủy sản

CN&TY

Chăn nuôi và thú y

CN - TTCN - XD

Công nghiệp - Tiểu thủ cơng nghiệp - Xây dựng

ĐVT

Đơn vị tính

GDTX

Giáo dục thường xuyên

NN

Nông nghiệp

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn


PTNT

Phát triển nông thôn

QLNN

Quản lý Nhà nước

QLTT

Quản lý thị trường

SL

Số lượng

STT

Số thứ tự

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TĂCN

Thức ăn chăn ni

TC - KH


Tài chính - Kế hoạch

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TM - DV

Thương mại - Dịch vụ

TT

Thị trấn

UBND

Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Danh mục các chất


Bảng 3.1.

Tình hình dân số và

Bảng 3.2.

Giá trị và cơ cấu g

2016 ......................
Bảng 3.3.

Số lượng gia súc,

2016 ......................
Bảng 3.4.

Phương pháp thu t

Bảng 3.5.

Phương pháp thu t

Bảng 4.1.

Số lượng các đơ

huyện Yên Thế .....
Bảng 4.2.

Số lượng cửa hàn


trên địa bàn huyện
Bảng 4.3.

Khối lượng thức

Thế, tỉnh Bắc Gian
Bảng 4.4.

Số lượng các văn

quan đến quản lý th
Bảng 4.5.

Đánh giá của các
thức ăn chăn nuôi

Bảng 4.6.

Số lượng cán bộ

chăn nuôi tại huyệ
Bảng 4.7.

Ý kiến của các bê

quản lý kinh doanh
Bảng 4.8.

Kết quả công tác


địa bàn huyện Yên
Bảng 4.9.

Kết quả tập huấn kinh

Bảng 4.10. Kết quả tập huấn cho các hộ chăn nuôi, cơ sở kinh doanh thức ăn

chăn nuôi tại các x
Bảng 4.11. Đánh giá của người kinh doanh, người sử dụng thức ăn chăn nuôi về

công tác tuyên truy

vii


Bảng 4.12. Đánh giá của cán bộ quản lý nhà nước về công tác tuyên truyền, tập

huấn trên địa bàn huyện Yên Thế................................................................ 68
Bảng 4.13. Kết quả khảo sát việc chấp hành điều kiện quản lý kinh doanh của các cửa

hàng kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Thế
........................................................................................................................................ 75

Bảng 4.15. Kết quả xử lý vi phạm về kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn

huyện Yên Thế....................................................................................................... 79
Bảng 4.16. Đánh giá của người kinh doanh và người sử dụng thức ăn chăn nuôi
về năng lực của cán bộ quản lý nhà nước đối với kinh doanh thức ăn


chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Thế..................................................... 82
Bảng 4.17. Đánh giá của người kinh doanh về sự phối hợp giữa các cơ quan

quản lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi tại huyện Yên Thế 83
Bảng 4.18. Kết quả khảo sát trình độ của chủ cơ sở kinh doanh thức ăn chăn

nuôi trên địa bàn huyện Yên Thế................................................................. 85
Bảng 4.19. Nhận thức của chủ cơ sở kinh doanh thức ăn chăn ni về các quy định

chính sách liên quan đến hoạt động kinh doanh thức ăn chăn nuôi
........................................................................................................................................ 86

Bảng 4.20. Kết quả khảo sát số lượng vốn kinh doanh của các của hàng kinh

doanh thức ăn chăn ni trên địa bàn huyện n Thế................... 87
Bảng 4.21. Trình độ, mức độ tham gia hội thảo, tập huấn liên quan đến thức ăn

chăn nuôi của người chăn nuôi tại huyện Yên Thế..........................88

viii


DANH MỤC HÌNH, HỘP
Hình 4.1. Sơ đồ bộ máy quản lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi tại huyện Yên Thế 57
Hình 4.2. Hình ảnh bản cam kết chăn ni an tồn khơng bn bán, sử dụng
chất cấm tại xã Thắng, huyện Yên Thế..................................................... 64
Hình 4.3. Hình ảnh lớp tập huấn về giống vật nuôi và thức ăn chăn nuôi tại xã
Tiến Thắng, huyện Yên Thế............................................................................ 67
Hình 4.4. Hình ảnh nơi bán hàng của hộ kinh doanh thức ăn chăn nuôi nhỏ, lẻ
tại xã Tiến Thắng, huyện Yên Thế............................................................... 74

Hộp 4.1. Đánh giá của cán bộ quản lý về chính sách quản lý đối với kinh
doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Thế................... 56
Hộp 4.2.

Đánh giá của cán bộ quản lý về công tác xử lý vi phạm đối với kinh

doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Thế................... 80
Hộp 4.3. Ý kiến của cán bộ quản lý về cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí
phục vụ cho cơng tác quản lý trên địa bàn huyện Yên Thế……... . 84

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tác giả: Triệu Thị Bích Huế
Tên luận văn: “Quản lý nhà nước về kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên
địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang”.
Ngành: Quản lý Kinh tế

Mã số: 60 34 04 10

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Luận văn có 3 mục tiêu nghiên cứu chính: Thứ nhất, góp phần hệ
thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về kinh doanh thức
ăn chăn nuôi. Thứ 2 là đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến quản lý nhà nước về kinh doanh thức ăn chăn ni, từ đó đề xuất
các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về kinh doanh thức ăn
chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang trong những năm tới.
Ngoài các dữ liệu thứ cấp thu thập được từ các sở, ban, ngành từ tỉnh đến
huyện và xã, chúng tôi đã điều tra chọn mẫu 60 cửa hàng kinh doanh thức ăn chăn

nuôi, 60 hộ chăn nuôi ở 9 xã, thị trấn đại diện là: Đồng Hưu, Phồn Xương, Hồng Kỳ,
Đồng Tâm, Tam Tiến, Tân Sỏi, TT Bố Hạ, An Thượng, Tiến Thắng và phỏng vấn sâu
các cán bộ quản lý của Phịng Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn; Trạm chăn nuôi
và thú y; Đội Quản lý thị trường số 6, cán bộ phụ trách chăn nuôi thú y các xã thị
trấn để thu thập dữ liệu sơ cấp. Phương pháp phân tích thơng tin chủ yếu là thống
kê mơ tả. Phương pháp so sánh với ba nhóm chỉ tiêu nghiên cứu thích hợp.
Dựa trên cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn quản lý nhà nước về kinh doanh
thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện, nghiên cứu này đã chỉ ra rằng, các văn bản pháp
lý trong kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Thế đều được triển khai
đầy đủ. Đến 2016 trên địa bàn huyện có 211 cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi, chủ
yếu là các đại lý cấp 1, và cấp 2, khơng có đại lý cấp 3. Các cơ sở đã chấp hành tương
đối tốt các điều kiện kinh doanh: giấy đăng ký kinh doanh, cơ sở vật chất như kho chứa
hàng, kệ giá để hàng, dụng cụ cân đo, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Các văn bản pháp
luật nhà nước đã có hiệu lực, cơng tác thanh kiểm tra kịp thời nên góp phần hạn chế các
vi phạm của các cửa hàng. Những hạn chế bất cập trong quản lý nhà nước về kinh
doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện là: sự phối kết hợp giữa các cơ quan chức
năng liên quan còn hạn chế; số lượng văn bản của huyện ban hành cụ thể hóa thực thi
các văn bản pháp luật của nhà nước còn chưa đầy đủ; lực lượng cán bộ chuyên mơn
phục vụ cho cơng tác kiểm tra, đánh giá cịn thiếu, nghiệp vụ kiểm tra còn chưa đáp ứng
được yêu cầu, còn kiêm nhiệm nhiều việc thời gian dành cho công tác kiểm tra không
nhiều; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho cơng tác kiểm tra cịn thiếu thốn; kinh

x


phí cấp cho cơng tác kiểm tra cịn hạn chế trong khi giá vật tư, giá phân tích mẫu tăng
cao; số lượng mẫu đại diện lấy để kiểm tra chất lượng chưa nhiều; công tác tuyên
truyền chưa thường xuyên, liên tục cịn làm theo kết hoạch; vẫn cịn tình một số cơ sở
kinh doanh vi phạm các quy định của nhà nước về kinh doanh thức ăn chăn nuôi.


Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về kinh doanh thức ăn chăn
nuôi trên địa bàn huyện gồm yếu tố thuộc về cơ quan quản lý kinh doanh thức
ăn chăn nuôi: Số lượng, chất lượng cán bộ; hệ thống tổ chức quản lý; sự phối
kết hợp giữa các cơ quan; kinh phí nguồn lực cho quản lý; cơ sở vật chất trang
thiết bị. Yếu tố thuộc về người kinh doanh thức ăn chăn ni đó là: nhận thức và
ý thức chấp hành của các chủ cửa hàng; điều kiện kinh tế; tình hình kinh doanh.
Yếu tố thuộc về các cơ chế chính sách đó là: hệ thống các văn bản pháp luật;
thẩm quyền trách nhiệm các cơ quan; chế tài xử lý.
Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với kinh
doanh thức ăn chăn nuôi ở huyện Yên Thế cần tập trung vào 3 nhóm giải pháp: (1) Nhóm
giải pháp cho cơ quan quản lý gồm: hoàn thiện bộ máy quản lý; tăng cường nguồn lực,
kinh phí cho cơng tác quản lý; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, lấy mẫu xét
nghiệm; đẩy mạnh cơng tác tun truyền; (2) Nhóm giải pháp cho người kinh doanh:
nâng cao nhận thức và ý thức tuân thủ các quy định của nhà nước; tăng cường kiểm tra
của cộng đồng; khuyến khích kinh doanh hợp pháp và tạo sự thơng thống và mơi
trường tốt cho các hoạt động kinh doanh; có cơ chế hỗ trợ về vốn vay và cung cấp
thông tin đầy đủ, kịp thời về các quy định chính sách mới. (3) Nhóm giải pháp cơ chế
chính sách: xây dựng chế tài cụ thể xử lý vi phạm; chế độ đãi ngộ, đầu tư cơ sở vật chất,
trang thiết bị làm việc; quy định cụ thể về trách nhiệm và quy chế phối hợp. Muốn nâng
cao hiệu quả quản lý hoạt động kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên
Thế đòi hỏi phải triển khai đồng bộ các giải pháp trên, cần có sự vào cuộc của các cấp
các ngành và của tồn xã hội, đặc biệt là của chính quyền, các ban ngành đồn thể, tổ
chức chính trị xã hội và nhân dân huyện Yên Thế.

xi


THESIS ABSTRACT
Name: Triệu Thị Bích Huế
Title: State management of animal feed business in Yen The district, Bac Giang province


Major: Economics Management

Code: 60 34 04 10

University: Vietnam National University of
Agriculture Objective
The research objectives included theoretical and practical in State management
of animal feed as a scientific basis for the implementation of policies and strategies for
State management of animal feed in Yen The district, Hung Yen province. The report fits
the locality and changes of population growth of the country. Hence, proposed solutions
to strengthen the state management of feed business.

Methodology
Collection the secondary data through reports, statistics, news, books,
magazines, the judgment, the assessment of economic experts, and so on. Besides, the
primary data was collected by interview the policy makers in Yen The district. Interview
60 households, 60 stores of animal feed. The method of disaggregated information,
comparative, statistical described, and graphs were used in analysis database.

Result and Recommendation
The result show that the legal documents on animal feed business are fully
implemented in Yen The district. There are 211 feed business establishments, mainly
agents level 1 and level 2 in Yen The district in 2016. The business establishments have
full document such as business registration certificates, material facilities such as
warehouses, shelves, weighing instruments, origin of goods. There were shortcomings
in the state management of animal feed business in Yen The district included:
Coordination among concerned agencies is limited; The number of documents
promulgated to concretize the implementation of legal documents is not enough; The
professional staff in charge of the inspection and evaluation work is inadequate; the

inspection operation still fails to meet the requirements, while the time spent for the
inspection work is not high; Facilities, equipment for inspection work is lacking; Funding
for inspection work is limited while prices of materials and sample analysis prices are
high; The quantity of samples collected for quality inspection is not much; The
propaganda is not regular, continuous follow the plan; There are still some businesses
violate the state regulations on trading in animal feed. Besides, the factors affecting the
state management of animal feed business in Yen The district included

xii


quantity and quality of staffs; Organizational management system;
Interagency coordination; Funding resources for management; Facilities.
The main solutions to enhance the state management of animal feed business
in Yen The district should focus on 3 groups: (1) Group solutions for regulatory
authorities

included:

Completement

the

management

apparatus;

Increased

resources, funds for management; Strengthening inspection, testing, sampling;

Promote propaganda; (2) Group solutions for business man: Improve awareness of
compliance with state regulations; Strengthening community testing; Encourage
legitimate business and create good ventilation and a good environment for doing
business. Support the loan and provide sufficient and timely information on the new
regulations. (3) Group solutions of mechanisms and policies: Develop specific
sanctions; Compensation, investment in facilities, working facilities; Specific
regulations on coordination responsibilities and regulations.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, tình hình chăn ni nước ta có những
bước phát triển nhanh, mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào việc phát triển
kinh tế xã hội của đất nước. Cơ cấu sản xuất chăn nuôi chuyển đổi nhanh
theo hướng trang trại, hộ lớn, hộ chuyên nghiệp. Theo Bộ NN&PTNT (2016),
lĩnh vực chăn ni năm 2016 đã có những bước chuyển dịch rõ ràng theo
hướng tích cực, từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi tập trung theo
mơ hình trang trại, gia trại, ứng dụng cơng nghệ khoa học kỹ thuật, tăng hiệu
quả kinh tế. Giá trị sản xuất ngành chăn ni có mức tăng khá đạt 5,4% so
với cùng kỳ năm ngoái. Mức tăng này là do đóng góp của sự gia tăng đàn lợn
(4,8%), đàn gà tăng 6,9%, sản lượng sữa tăng 10%.
Sự vươn lên và phát triển mạnh mẽ của ngành chăn nuôi, kéo theo sự phát
triển của hoạt động sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Theo Bộ NN&PTNT
(2017), tổng công suất thiết kế của các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi công
nghiệp đã đạt trên 31 triệu tấn, vượt xa so với kế hoạch định hướng là 25 triệu tấn
vào năm 2020, với sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp năm 2016 đạt 32,5 triệu
tấn đã đưa Việt Nam trở thành nước đứng đầu trong các nước Asean (Thái Lan 18,6;
Indonesia 18,3 triệu tấn) và đứng thứ 10 trên thế giới.

Để phát triển ngành chăn nuôi lâu dài và bền vững được thì việc quản lý hoạt
động sản xuất, kinh doanh và sử dụng thức ăn chăn nuôi có vai trị quan trọng. Hiện
nay, vấn đề bn bán, sử dụng chất cấm trong thức ăn chăn nuôi đang diễn ra hết
sức phức tạp. Thực tế kiểm tra đã phát hiện nhiều vi phạm về chất lượng và an tồn
đối với thức ăn chăn ni. Thức ăn chăn ni có chất cấm và tồn dư kháng sinh
trong sản phẩm chăn ni là những lỗi vi phạm rất khó phát hiện và xử lý nếu thiếu
các giải pháp quản lý đồng bộ. Cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi và người chăn
nuôi sử dụng chất cấm vẫn xảy ra ở các địa phương, nhất là trong những thời điểm
giá lợn tăng cao và những địa bàn nóng (Bộ NN&PTNT, 2016). Để giảm giá thành sản
xuất, gia tăng lợi nhuận, khơng ít nhà sản xuất, người kinh doanh, người chăn nuôi
mua bán, dùng chất cấm để tạo nạc và dùng kháng sinh để ngừa bệnh và tăng trọng
trong giai đoạn cuối (xuất chuồng). Tình trạng dư thừa kháng sinh trong thực phẩm
là một điều đáng quan ngại tại Việt Nam. Sử dụng kháng sinh và chất kích thích tăng
trưởng càng ngày

1


càng tăng gây khó khăn cho những nhà chăn ni làm ăn chân
chính. Người tiêu dùng sẽ e ngại khi sử dụng các sản phẩm từ thịt
và thiệt hại cuối cùng thuộc về người chăn ni.
Ngồi vấn đề sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, các vấn đề khác liên
quan đến hoạt động kinh doanh thức ăn chăn nuôi như: kinh doanh thức ăn
chăn nuôi không trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam, kinh
doanh thức ăn chăn nuôi hàng giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn
gốc, việc đầu cơ lũng đoạn thị trường, môi trường điều kiện kinh doanh thiếu
lành mạnh khi phát triển các hệ thống đại lý độc quyền và chiết khấu lớn có
hiện tượng các công ty nhỏ neo giá theo các công ty lớn, giá bán thức ăn
chăn nuôi Việt Nam tăng cao hơn mức giá cạnh tranh gây thiệt hại cho người
chăn ni... Trong khi đó quản lý nhà nước về quy hoạch, chất lượng và an

toàn vật tư, sản phẩm chăn ni cịn nhiều bất cập, chưa thực sự tạo được
áp lực mạnh thúc đẩy sản xuất phát triển theo hướng chất lượng và an toàn.
Huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang có tỷ trọng ngành chăn ni đạt trên 65%
giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, và từng bước trở thành ngành sản xuất
chính; giá trị sản xuất trên 01 ha đất canh tác ước đạt 55 triệu đồng. Tốc độ tăng
trưởng giá trị chăn nuôi đạt 16,8%/năm; năm 2016, giá trị ngành chăn nuôi thực
hiện 1632,2 tỷ đồng, tăng 610 tỷ đồng so với năm 2010. Trong đó, đàn gia cầm
4.500.000 con đưa Yên Thế trở thành huyện có tổng đàn gia cầm lớn nhất cả
nước. Tổng đàn lợn của huyện trong 2 năm gần đây đã tăng đột biến đạt 105.000
con vào năm 2016 kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ kinh doanh thức
ăn chăn ni. Năm 2016 trên địa bàn huyện n Thế có tổng số 211 cơ sở kinh
doanh thức ăn chăn nuôi (UBND huyện Yên Thế, 2016). Do là huyện miền núi, cơ
sở vật chất kĩ thuật và tình hình kinh tế xã hội cịn nhiều khó khăn địa bàn rộng,
số lượng cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi nhiều, lực lượng mỏng nên việc
quản lý kinh doanh thức ăn chăn ni trên địa bàn huyện cịn gặp nhiều hạn chế,
bất cập. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, tình hình sử dụng chất cấm trong thức
ăn chăn nuôi đang diễn biến phức tạp.

Các nghiên cứu trước đây trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc
Giang chủ yếu tập trung về phát triển chăn nuôi gà đồi; giải pháp nâng
cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà đồi; bảo vệ, phát triển thương hiệu
gà đồi… Hầu như chưa có nghiên cứu nào liên quan về lĩnh vực quản
lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn được thực hiện.

2


Từ những bất cập, tồn tại nêu trên, tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Quản lý nhà nước về kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa
bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang”.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về kinh doanh TĂCN
trên địa bàn huyện Yên Thế, từ đó đề xuất một số giải pháp tăng cường quản
lý nước về kinh doanh TĂCN trên địa bàn huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về
quản lý nhà nước đối với kinh doanh TĂCN.
-

Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý

nhà nước về kinh doanh TĂCN trên địa bàn huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang.

Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước
về kinh doanh TĂCN trên địa bàn huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang.

1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Quản lý nhà nước về kinh doanh TĂCN gồm nội dung gì, sử
dụng công cụ và phương pháp quản lý nào?
Trên địa bàn huyện Yên Thế, có những cơ sở kinh doanh
TĂCN nào?

Các cơ sở kinh doanh TĂCN trên địa bàn huyện Yên Thế kinh
doanh những loại TĂCN nào?
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến kết quả quản lý nhà nước
về kinh doanh TĂCN trên địa bàn huyện Yên Thế?
Giải pháp nào cần áp dụng nhằm tăng cường quản lý nhà
nước về kinh doanh TĂCN trên địa bàn huyện Yên Thế?

1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý kinh doanh TĂCN trên địa
bàn huyện Yên Thế với chủ thể nghiên cứu là các cơ quan quản lý nhà nước về
kinh doanh TĂCN (Trạm Chăn nuôi thú y huyện; Phịng Nơng nghiệp và phát
triển nơng thơn; Quản lý thị trường...). Các cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi,

3


các hộ sử dụng thức ăn TĂCN. Các cơ chế, chính sách, quy định
hiện hành của nhà nước về quản lý kinh doanh TĂCN.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: nghiên cứu được thực hiện tại huyện
Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
Phạm vi thời gian: thời gian thu thập số liệu thứ cấp từ năm
2014 đến năm 2016. Thời gian thu thập số liệu sơ cấp từ năm 2016
đến năm 2017. Đề xuất giải pháp từ năm 2020 đến năm 2025.
-

Phạm vi nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá

thực trạng quản lý nhà nước về kinh doanh TĂCN ở huyện Yên Thế, tỉnh
Bắc Giang, từ đó đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước
về kinh doanh TĂCN trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.

1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài được nghiên cứu có hệ thống lý luận gắn với thực tiễn của hoạt
động quản lý nhà nước về kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên

Thế tỉnh Bắc Giang. Góp phần giúp các nhà chức trách xây dựng các chiến lược,
biện pháp để quản lý tốt hoạt động kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn.

Kết quả nghiên cứu là những thông tin giúp các cơ quan quản lý kinh
doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện và cũng là cơ sở khoa học phục
vụ cho các nghiên cứu tiếp theo về quản lý nhà nước đối với kinh doanh
thức ăn chăn ni, đồng thời đóng góp thêm tư liệu tham khảo cho nghiên
cứu, giảng dạy, cho cán bộ, các cơ sở kinh doanh và người chăn nuôi.

1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Xác định được thực trạng quản lý nhà nước về kinh doanh
thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Thế.
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về kinh
doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Thế.
Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện nội dung QLNN về
kinh doanh TĂCN trên địa bàn huyện Yên Thế thời gian tới.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI KINH DOANH THỨC ĂN CHĂN NUÔI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KINH
DOANH THỨC ĂN CHĂN NUÔI
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Quản lý và quản lý nhà nước
*

Quản lý: nói chung được quan niệm như một quy trình cơng nghệ mà chủ


thể quản lý tiến hành thông qua việc sử dụng các cơng cụ và phương pháp thích
hợp nhằm tác động và điều khiển đối tượng quản lý hoạt động phát triển phù hợp
với quy luật khách quan và đạt tới các mục tiêu đã định (Trần Văn Giao, 2008).
Quản lý là hoạt động nhằm tác động một cách có tổ chức và định hướng của
chủ thể quản lý vào một đối tượng nhất định để điều chỉnh các quá trình xã hội và
hành vi của con người nhằm duy trì tính ổn định và phát triển của đối tượng theo
mục tiêu đã định (Đoàn Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Ngọc Huyền, 2004).

Theo Tô Thành Chung (2013), một cách tổng quát nhất, quản lý được xem
là quá trình “tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất
định”, đó là sự kết hợp giữa tri thức và lao động trên phương diện điều hành.
Dưới góc độ chính trị quản lý được hiểu là hành chính, là cai trị; nhưng dưới góc
độ xã hội quản lý là điều hành, điều khiển, chỉ huy. Dù dưới góc độ nào đi chăng
nữa, quản lý vẫn phải dựa trên những cơ sở, nguyên tắc đã được định sẵn và
nhằm đạt được hiệu quả của việc quản lý, tức là mục đích của quản lý.

*

Quản lý nhà nước: là hoạt động tổ chức điều hành của bộ máy nhà

nước, nghĩa là bao hàm cả sự tác động, tổ chức của quyền lực nhà nước
trên các phương diện lập pháp, hành pháp và tư pháp. Theo nghĩa hẹp, quản
lý nhà nước chủ yếu là quá trình tổ chức, điều hành của hệ thống cơ quan
hành chính nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của
con người theo pháp luật nhằm đạt được những mục tiêu, yêu cầu của quản
lý nhà nước. Đồng thời các cơ quan nhà nước nói chung cịn thực hiện các
hoạt động mang tính chấp hành, điều hành, tính chất hành chính nhà nước
nhằm xây dựng tổ chức bộ máy và củng cố chế độ cơng tác của nội bộ mình
(Đồn Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Ngọc Huyền, 2004).
Quản lý nhà nước xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Nhà nước, là quản


5


lý công việc của Nhà nước. Nội hàm của quản lý nhà nước thay đổi phụ thuộc
vào chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia qua các
giai đoạn lịch sử. Ngày nay, quản lý nhà nước xét về mặt chức năng bao gồm
hoạt động lập pháp của cơ quan lập pháp, hoạt động hành chính (chấp hành và
điều hành) của Chính phủ và hoạt động tư pháp của hệ thống tư pháp.

Trong hệ thống xã hội, tồn tại rất nhiều chủ thể tham gia quản lý
xã hội như: Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, các đồn thể
nhân dân, các hiệp hội... Trong hoạt động quản lý của các chủ thể khác
nhau đó thì quản lý nhà nước có những đặc điểm khác biệt.

Thứ nhất, chủ thể quản lý nhà nước là các cơ quan trong bộ
máy Nhà nước thực hiện chức năng lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Thứ hai, đối tượng quản lý của Nhà nước là toàn bộ dân cư và
các tổ chức trong phạm vi tác động quyền lực nhà nước.
Thứ ba, vì tính đa dạng về lợi ích, hoạt động của nhóm người
trong xã hội, quản lý nhà nước diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của
đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc
phịng, ngoại giao nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của nhân dân.
Thứ tư, quản lý nhà nước mang tính quyền lực Nhà nước, lấy pháp luật
làm công cụ quản lý chủ yếu nhằm duy trì sự ổn định và phát triển xã hội.
Từ những đặc điểm trên, có thể hiểu quản lý nhà nước là một dạng quản
lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật nhà
nước để điều chỉnh hành vi hoạt động của con người trên tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy Nhà nước thực hiện, nhằm
thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của con người, duy trì sự ổn định và phát triển xã

hội. Trong hoạt động quản lý nhà nước, vấn đề kết hợp các yếu tố của hoạt
động quản lý là rất phức tạp, địi hỏi các nhà quản lý phải có năng lực cao với
sự hỗ trợ của các phương tiện công nghệ hiện đại (Tô Thành Chung, 2013).

2.1.1.2. Kinh doanh
Trước đây kinh doanh và tự do kinh doanh đã không được thừa nhận trong
đường lối chính sách và thực tiễn pháp luật của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung.
Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986,
khái niệm kinh doanh đã được ghi nhận trong luật công ty 1990, và tiếp tục được
khẳng định lại trong Luật Doanh Nghiệp 1999 và 2005. Quyền tự

6


do kinh doanh của công dân cũng được ghi nhận trong hiến pháp 1992.
Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các cơng đoạn
của q trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện
dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời (Mai Văn Bưu, 2006).
Theo Nguyễn Vũ Ninh (2014), kinh doanh là phương thức hoạt động
kinh tế trong điều kiện tồn tại nền kinh tế hàng hoá, gồm tổng thể những
phương pháp, hình thức và phương tiện mà chủ thể kinh tế sử dụng để
thực hiện các hoạt động kinh tế của mình (bao gồm quá trình đầu tư, sản
xuất, vận tải, thương mại, dịch vụ…) trên cơ sở vận dụng quy luật giá trị
cùng với các quy luật khác, nhằm đạt mục tiêu vốn sinh lời cao nhất

2.1.1.3. Thức ăn chăn ni
Đã có rất nhiều các khái niệm về thức ăn chăn nuôi được đưa
ra và được sự chấp nhận của nhiều người như: thức ăn chăn nuôi
là những sản phẩm của thực vật, động vật khoáng vật và các chất
tổng hợp khác, mà động vật có thể ăn, tiêu hóa, hấp thu để duy trì

sự sống, phát triển và tạo ra sản phẩm (Lê Đức Ngoan, 2005).
Tại khoản 1 điều 3 Chương 1 của Nghị định số 39/2017/NĐ-CP
ngày 04 tháng 4 năm 2017 về quản lý TĂCN, thủy sản đã đưa ra giải
thích về TĂCN, thủy sản. Theo đó, có thể hiểu TĂCN như sau:
TĂCN là những sản phẩm mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống
hoặc đã qua chế biến, bảo quản, bao gồm thức ăn dinh dưỡng và thức ăn
chức năng ở các dạng: nguyên liệu, thức ăn đơn; thức ăn hỗn hợp hoàn
chỉnh; thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung, phụ gia thức ăn nhằm tạo thức
ăn tự nhiên, ổn định môi trường nuôi, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn.

TĂCN thương mại là các sản phẩm TĂCN được sản xuất nhằm
mục đích trao đổi, mua bán trên thị trường.
TĂCN sản xuất để tiêu thụ nội bộ là các sản phẩm TĂCN do
các cơ sở hoặc cá nhân tự phối trộn dùng cho nhu cầu chăn nuôi
của nội bộ cơ sở, không trao đổi và mua bán trên thị trường.
TĂCN theo tập quán là các sản phẩm nông nghiệp, công
nghiệp chế biến đã được người chăn nuôi sử dụng từ trước đến
nay như: thóc, gạo, cám, ngơ, khoai, sắn, bã rượu, bã bia, bã sắn, bã
dứa, rỉ mật đường, rơm, cỏ, tôm, cua, cá và các loại khác.

7


TĂCN mới là thức ăn lần đầu tiên được nhập khẩu, sản xuất tại
Việt Nam có chứa hoạt chất mới chưa qua khảo nghiệm ở Việt Nam.

Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là hỗn hợp của nhiều nguyên
liệu thức ăn được phối chế theo cơng thức nhằm đảm bảo có đủ các
chất dinh dưỡng để duy trì sự sống và khả năng sản xuất của vật
nuôi theo từng giai đoạn sinh trưởng hoặc chu kỳ sản xuất.

Thức ăn đậm đặc là hỗn hợp các nguyên liệu TĂCN có hàm
lượng các chất dinh dưỡng cao hơn nhu cầu vật nuôi và dùng để pha
trộn với các nguyên liệu khác tạo thành thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh.
Thức ăn bổ sung là thức ăn đơn hoặc hỗn hợp của nhiều nguyên liệu cho
thêm vào khẩu phần để cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể vật nuôi.

Bảng 2.1. Danh mục các chất cấm trong thức ăn chăn nuôi
TT

Tên kháng sinh, hố chất
1

Carbuterol

2

Cimaterol

3

Clenbuterol

4

Chloramphenicol

5
6

Furazolidon và các dẫn xuất

nhóm Nitrofuran
Dimetridazole

7

Fenoterol

8
9

Diethylstilbestrol (DES)
Isoxuprin

10

Methyl-testosterone

11

Metronidazole

12

19 Nor-testosterone

13

Ractopamine

14


Salbutamol
Nguồn: Bộ NN&PTNT (2014, 2015, 2017)

Chất cấm trong TĂCN: là toàn bộ các hóa chất, kháng sinh, chất hóa học
dùng trong chăn nuôi mà gián tiếp gây nguy hiểm cho sức khỏe con người và
được luật pháp nghiêm cấm sử dụng, buôn bán, sản xuất. Các chất cấm đã được
Bộ NN&PTNT ban hành và hàng năm được bổ sung theo yêu cầu thực tiễn.


8


Bộ NN&PTNT đã ban hành danh mục hoá chất, kháng sinh cấm
nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong TĂCN gia súc, gia cầm
tại Việt Nam gồm 22 chất theo thông tư số 28/2014/TT-BNN&PTNT ngày 04
tháng 9 năm 2014. Năm 2015, bổ sung thêm chất vàng ô theo thông tư
42/2015/TT-BNN&PTNN. Năm 2017 bổ sung thêm chất Cysteamine theo
thông tư 01/2017/TT-BNN&PTNT ngày 01 tháng 3 năm 2017.
Theo Lê Văn Sua (2015), tác hại của chất kích nạc bị cấm sử dụng trong
chăn nuôi đã được thế giới nghiên cứu từ rất lâu. Ở nước ta, các chất tạo nạc
gốc beta-agonist như ractopamine, clenbuterol và salbutamol đã bị cấm từ năm
2002, nhưng đã 13 năm qua rồi mà tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi
vẫn thường xuyên diễn ra, thời gian gần đây còn phức tạp và trên quy mô lớn
hơn cho thấy các biện pháp quản lý và xử lý vi phạm của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền chưa thật hiệu quả. Vì vậy, trước thực trạng sử dụng chất cấm vẫn
diễn ra và có dấu hiệu “nhờn luật” có ý kiến đề biện pháp xử lý hình sự đối với
các chủ trang trại có hành vi mua bán, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, vì chỉ
có thể xử lý hình sự mới đảm bảo sản phẩm chăn ni có chất lượng trước khi
đến tay người tiêu dùng và đủ sức răn đe những ai hám lợi mà coi thường sức

khỏe của cộng đồng. Về mặt khoa học thì những chất được dùng để kích nạc đã
được các chủ trang trại, hộ chăn nuôi thời gian qua sử dụng là Clenbuterol và
Salbutamol. Hai chất này thuộc nhóm Beta - Agonists, là nhóm các hc mơn tự
nhiên, có nguồn gốc từ các Catecholamines (Adrenaline, Noradrenaline và
Dopamine), có tác dụng làm giãn cơ cuống phổi, giãn cơ tử cung, đồng thời kích
thích giải phóng insulin và q trình phân giải glucose... Hai chất Clenbuterol và
Salbutamol là những chất đã bị cấm sử dụng trong chăn nuôi theo quyết định
của WHO (Tổ chức y tế thế giới) và FAO (Tổ chức nông lương thế giới). Tất cả
các hợp chất khác trong nhóm beta - agonists cũng đều bị cấm sử dụng trong
chăn ni. Đó là các chất như Terbutaline, Formoterol, Salmeterol, Budesonide,
Fluticasone... Cũng đừng nhầm lẫn các chất kích nạc với các loại thức ăn bổ
sung trong chăn nuôi như các Premix (chứa vitamin và các nguyên tố vi lượng,
enzim…) hay các sản phẩm Probiotic (các vi sinh vật có ích ở dạng sống).

2.1.1.4. Kinh doanh thức ăn chăn ni
Theo Nghị định 08/2010/CĐ-CP của Chính phủ về quản lý thức
ăn chăn ni năm 2010 thì: kinh doanh thức ăn chăn nuôi là các
hoạt động buôn bán thức ăn chăn nuôi.

9


Tuy nhiên đến năm 2017, khái niệm về kinh doanh thức ăn chăn
nuôi được mở rộng hơn. Cụ thể tại khoản 7 điều 3 chương 1 của Nghị
định số 39/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 về quản lý TĂCN,
thủy sản có giải thích như sau về hoạt động kinh doanh TĂCN:

Kinh doanh TĂCN bao gồm các hoạt động sản xuất, gia công,
mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu TĂCN.
Sản xuất TĂCN là việc thực hiện một phần hoặc toàn bộ các hoạt

động sản xuất, chế biến, san chia, bao gói, bảo quản, vận chuyển TĂCN.
Gia cơng TĂCN là q trình thực hiện một phần hoặc tồn bộ các cơng
đoạn sản xuất TĂCN để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt hàng.

- Điều kiện kinh doanh TĂCN
Kinh doanh TĂCN là một trong số 243 ngành, nghề đầu tư kinh doanh
có điều kiện được quy định tại Luật số 03/2016/QH14 ngày 22/11/2016 của
Quốc hội khóa XIV về sửa đổi, bổ sung Điều 6 và phụ lục 4 về danh mục
ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư.
Điều kiện kinh doanh TĂCN được quy định tại điều 8 chương 1 của Nghị
định số 39/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 về quản lý TĂCN, thủy sản. Tổ
chức, cá nhân mua bán TĂCN phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

TĂCN tại nơi bày bán, kho chứa phải cách biệt với thuốc bảo
vệ thực vật, phân bón, hóa chất độc hại khác.
Có thiết bị, dụng cụ để bảo quản TĂCN theo hướng dẫn của
nhà sản xuất, nhà cung cấp.
Có giải pháp phịng chống chuột, chim và động vật gây hại khác.

Các yếu tố ảnh hưởng đến kinh doanh TĂCN.
Các yếu tố liên quan đến TĂCN như số lượng gia súc, gia cầm
nhiều hay ít; quy mơ chăn nuôi lớn hay nhỏ; thời gian chăn nuôi
ngắn hay dài, giá bán gia súc, gia cầm.
Yếu tố tự nhiên, thời tiết khí hậu, vị trí địa hình về đất đai đa dạng, nguồn lao
động dồi dào và khả năng phát triển chăn nuôi lớn, đặc biệt là những mô hình phát
triển chăn ni trang trại với quy mơ lớn; đi kèm với đó là tình hình dịch bệnh, đầu
ra cho sản phẩm, cũng là nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh TĂCN.

Tổ chức quản lý: cơ quan chủ quản là UBND huyện và các phòng ban


10


×