Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Giao duc ky nang song cho hoc sinh THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.89 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Giáo dục kỹ năng sống</b>



Trong điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam nói riêng và bối cảnh tồn cầu nói chung, càng ngày chúng
ta càng nhận ra tầm quan trọng của việc học các kỹ năng sống để ứng phó với sự thay đổi, biến động của
môi trường kinh tế - xã hội và thiên nhiên. Đặc biệt với học sinh, sinh viên, việc trang bị kỹ năng sống
càng trở nên bức thiết, bởi đây là yếu tố không thể thiếu, giúp các em biết định hướng phát triển cá
nhân một cách tốt nhất.


Cảnh trích đoạn trong bài tập trải nghiệm "trao gửi niềm tin" của học viên Trung tâm
tri thức Tâm -Tài - Đức.


<b>Sống và kỹ năng sống</b>


Kỹ năng sống (KNS) là khái niệm có nhiều định nghĩa, được sử dụng rộng rãi nhằm
vào mọi lứa tuổi trong mọi lĩnh vực hoạt động. Vào đầu thập kỷ 90 thế kỷ trước, các
tổ chức Liên hợp quốc như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Quỹ cứu trợ Nhi đồng
LHQ (UNICEF), Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa LHQ (UNESCO) đã chung
sức xây dựng chương trình giáo dục KNS cho thanh thiếu niên, bởi, theo UNICEF,
những thử thách mà trẻ em và thanh niên phải đối mặt là rất nhiều... Vậy KNS là gì?
Theo WHO, đó là khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có thể đối
phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày. Cịn theo


UNICEFF, đó là tập hợp rất nhiều kỹ năng tâm lý xã hội và giao tiếp cá nhân giúp cho
con người đưa ra những quyết định có cơ sở, giao tiếp một cách có hiệu quả, phát
triển các kỹ năng tự xử lý và quản lý bản thân nhằm giúp họ có một cuộc sống lành
mạnh và có hiệu quả, v.v.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

theo xu hướng tích cực và mang tính chất xây dựng. Nói cách khác, kỹ năng sống là
tập hợp các kỹ năng mà con người có được thơng qua học tập, đúc rút kinh nghiệm để
xử lý những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống.



Sở dĩ cần nói rõ như vậy là để chúng ta cùng chung cơ sở nhìn nhận thật khách quan
rằng, KNS chính là lĩnh vực kiến thức hết sức quan trọng mà phần lớn chúng ta chưa
được giáo dục, rèn rũa thật chu đáo từ thời HS, SV, gây ra khơng ít hạn chế trong thể
hiện năng lực sống và làm việc khi vào đời, lập nghiệp...


Hầu hết những người quan tâm, trong đó có cả các nhà giáo dục và chuyên gia tâm lý
đều nhận thấy không chỉ lứa tuổi HS, SV mà ngay cả người lớn chúng ta cũng còn
thiếu KNS, còn rất vụng về, lúng túng trong xử lý những tình huống. Một hiện trạng
đáng lo ngại diễn ra khá phổ biến hiện nay là người lớn thường không hiểu tâm lý trẻ
em, dẫn đến đối xử với các em quá nặng nề, tạo nhiều áp lực lên con trẻ. Nhà tâm lý
học Đinh Đồn tâm sự: Có học sinh chỉ vì trót đánh mất quỹ lớp, đánh mất ghế thôi
mà tự tìm đến cái chết. Hay trong gia đình, có em chỉ vì được bảy điểm mơn tốn mà
bố đánh què tay. Thử hỏi, cứ như vậy, nếu chẳng may bị mất xe đạp thì các em sẽ
nghĩ thế nào? Nếu các bậc thầy cô, cha mẹ tâm lý hơn, biết quan tâm chia sẻ thì liệu
có em nào dại dột thế không? Vậy là, chúng ta thường hay áp đặt các em cần phải có
kỹ năng đối mặt cái nọ cái kia, nhưng dường như chính bản thân chúng ta chẳng có
chút kỹ năng nào trong giáo dục con cái...


<b>Hướng về lớp trẻ</b>


Trước hết cần thấy rằng, cho đến nay, việc giáo dục KNS ở ta vẫn chưa thật sự được
quan tâm. Trái lại, nói như chuyên viên tâm lý Huỳnh Văn Sơn, cố vấn Trung tâm
chăm sóc tinh thần ý tưởng Việt thì "thuật ngữ kỹ năng sống đang được sử dụng khá
phổ biến nhưng có phần bị "lạm dụng" khi chính những người huấn luyện hay tổ chức
và các bậc cha mẹ cũng chưa thật hiểu gì về nó". Đó là một bất cập đáng ngại. Trong
khi đó, từ nhiều thập niên trước đây, HS, SV ở nhiều nước trên thế giới đã được học
về những tình huống sẽ xảy ra trong cuộc sống; cách đối diện và đương đầu với những
khó khăn; cách đối phó thích ứng với các tai nạn như cháy, động đất, thiên tai...; cách
vượt qua những trở lực trong cuộc đời cũng như cách tránh những mâu thuẫn, xung
đột, bạo lực giữa người và người.



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

cuộc sống.


Tuy nhiên, giáo dục KNS cần lưu tâm hơn đến lớp trẻ. Do đặc điểm kinh tế - xã hội
chi phối, hiện có nhiều gia đình chỉ quan tâm đến việc kiếm tiền, đáp ứng nhu cầu vật
chất cho con em mà lãng quên việc dạy bảo con em những kỹ năng cần thiết trong
cuộc sống như: kỹ năng ứng xử, giao tiếp; tự bảo vệ..., dẫn đến nguy cơ một bộ phận
lớn trong lớp trẻ ngày nay phát triển chưa tồn diện. Tương tự, tình trạng thanh, thiếu
niên bỏ đi bụi, tự tử, ăn chơi sa ngã, gia nhập các băng đảng trộm cướp; tình trạng
nhiều sinh viên ra trường với tấm bằng loại ưu nhưng vẫn "bị" các nhà tuyển dụng lắc
đầu với lý do kỹ năng ứng xử các tình huống cịn yếu do chưa được trang bị KNS...
cho thấy việc giáo dục KNS đã trở nên cấp bách. Bởi vậy, đã đến lúc việc giáo dục
KNS trong các nhà trường phải thật sự trở thành nền tảng căn bản tương tự như các
môn giáo dục cơ bản khác mà ở đó thời gian thực hành được hết sức coi trọng.


Là những chủ nhân tương lai của đất nước, là nguồn nhân lực trí thức trong cơng cuộc
xây dựng xã hội, vậy mà tiếc thay, lối sống, thái độ học tập của một bộ phận trong lớp
trẻ đang trở nên đáng lo ngại khi nó mài mịn trí lực, thể lực của khơng ít HS, SV hiện
nay. Một nền giáo dục xứng đáng không thể chấp nhận như vậy! Giờ đây, nếu khơng
nhanh thì đã q muộn, ngành giáo dục cần sớm thống nhất chương trình cùng


phương thức tổ chức để kịp thời lấp đi "lỗ hổng" về KNS do lâu nay quá chậm trễ và
thụ động. Cùng đó, hoạt động giáo dục cần có những buổi ngoại khóa, sinh hoạt đồn,
thậm chí là tăng cường một số môn học về KNS thực tế, lý tưởng sống của tuổi trẻ...
thay cho các môn học lý thuyết khô khan hiện tại. Tất nhiên, điều quan trọng trước hết
là mỗi HS, SV hãy dành cho mình chút thời gian suy ngẫm để sống tốt hơn, đi đúng
hướng và lựa chọn những việc làm có ích cho bản thân và xã hội.


<b>* Nếu khơng nhanh thì đã q muộn, ngành giáo dục cần sớm thống nhất </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4></div>

<!--links-->

×