Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

chuyen de TD NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.89 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>CHUYÊN ĐỀ VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT GIỜ THỂ DỤC - Đối với HS tiểu học, các em được học bộ môn thể dục do giáo viên chuyên trách đảm nhiệm. Vì vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để các em học tốt, ham thích và hứng thú trong giờ học thể dục. - Giúp học sinh học tốt môn thể dục nhằm mục đích phát triển, rèn luyện thể chất, sự dẻo dai, nhanh nhẹn và phát triển toàn diện. - Vì vậy đối với người thầy giáo giảng dạy môn thể dục yêu cầu phải nghiên cứu đầy đủ nội dung chương trình, cấu trúc bài học, làm thế nào để các em hứng thú khi học bộ môn này. - Đối với độ tuổi HS lớp 5 hệ thần kinh , hệ vận động và các cơ quan khác của cơ thể đang phát triển nhanh. Vai trò của hệ thống tín hiệu thứ hai cũng phát triển tốt hơn. Các em hành động có chủ định và sự chỉ dẫn của người khác ở mức nhất định. - Vì thế sự hướng dẫn của giáo viên, biết vận dụng những phương pháp tối ưu, phù hợp và phong phú giúp HS học tốt môn TD thông qua từng tiết học - Là người giáo viên qua nhiều năm giảng dạy ở bậc tiểu học được tiếp xúc, cùng các em tổ chức, tham gia các hoạt động ở lớp, trường. Tôi thấy HS có nhiều khả năng và tích cực tham gia học tập cũng như các hoạt động khác. Tuy nhiên trên thực tế việc giảng dạy môn thể dục điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng đầy đủ.Trên cơ sở đó và qua thực tế giảng dạy đòi hỏi người giáo viên cần tận tụy và tìm tòi nghiên cứu những phương pháp tích cực, luôn đổi mới và linh hoạt. Đây là nhân tố tích cực góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy và gây hứng thú cho HS học tập. Từ đó tôi rút kinh nghiệm với một vài biện pháp trong việc gây hứng thú trong giờ học thể dục lớp 5. I/ Mục tiêu: -Vận dụng việc đổi mới phương pháp dạy học, kết hợp giúp HS học tốt bộ môn thể dục. -Kết hợp nhiều phương pháp gây hứng thú và tạo sự thích thú khi học thể dục. -Tạo thói quen và sự nhận thức để học sinh rèn luyện TDTT từ kiến thức các em đã được học ở trường. II/Nội dung chương trình: - Chương trình của môn thể dục lớp 5 được phân bố hợp lý, theo trình tự. Nội dung đảm bảo, kiến thức được xây dựng chặt chẽ dễ hiểu và thực hành dễ dàng. Người GV thực hiện đầy đủ các bước lên lớp, vận dụng các phương pháp khi truyền thụ kiến thức tránh sự lặp lại tạo sự hứng thú và tập trung của học sinh. Luôn thay đổi các phương pháp và yêu cầu khi thực hành trò chơi. Tránh sự nhàm chán, lặp lại giúp các em tích cực tham gia học tập và dễ nhớ khi chuyển sang nội dung kiến thức mới..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> III/ Nội dung nghiên cứu: a- Đặc điểm bộ môn thể dục: - Khác với những môn học khác môn TD là học sinh được thực hành những kỹ năng về đội hình đội ngũ, các bài tập thể dục, các môn thể thao tự chọn. Chính vì vậy sự tự giác học tập , rèn luyện kỹ năng thực hành là kết quả của quá trình dạy học của người GV khi lên lớp. Ví dụ: Sau khi học bài thể dục phát triển chung lớp 5 các em cần hình thành thói quen tập thể dục buổi sáng, tự giác rèn luyện nhằm nâng cao sức khỏe thông qua việc học tập ở lớp. b- Nội dung bài học: - Một tiết học thể dục lớp 5 nội dung được chia thành 3 phần: + Phần mở đầu: 6-10’ + Phần cơ bản: 18-22’ + Phần kết thúc: 4-6’ * Phần mở đầu: - GV cần gây sự tập trung bằng nhiều hình thức thông qua các trò chơi dân gian, nhẹ nhàng tạo sự thích thú, ham học nội dung tiếp theo. * Phần cơ bản: - GV hướng dẫn cụ thể cố gắng uốn nắn, sửa sai những nội dung khó. Động viên và khen ngợi để các em không thấy mệt mỏi và tự giác tích cực học tập. - Tổ chức thi đua học tập phát huy tính tích cực của những HS học tốt, tận tình giúp đỡ HS thực hành còn yếu. - Tổ chức trò chơi hấp dẫn , phong phú bằng nhiều hình thức. Cho các em học và thực hành chưa tốt tham gia chơi nhiều lần. Thông qua đó khen ngợi để xóa bỏ tâm lý sợ thầy, gần gũi bạn bè giúp các em tiến bộ dần đến tự giác học tập và thực hành tốt. * Phần kết thúc: - Giúp các em thả lỏng, tâm lý vui vẻ hưng phấn sau giờ học. c- Phân bố thời gian chuyển tải nội dung bài học - Đây là bước cần thiết và rất quan trọng giúp HS tiếp thu nội dung kiến thức và thực hành kỹ năng nội dung theo yêu cầu bài học. - Giáo viên cần vận dụng thời gian sao cho HS vừa học vừa chơi thông qua hình thức dạy học đổi mới. Tạo cho các em thói quen tự giác học tập , tự quản và tập trung theo sự hướng dẫn của GV hoặc cán sự lớp. - Ví dụ: Những tiết ôn tập HS khá, giỏi dễ bị nhàm chán do kiến thức, thực hành lặp lại nhièu lần. Vì vậy để đảm bảo các đối tượng HS tiếp thu các kiến thức tốt, giáo viên cần đổi mới các phương pháp thực hành, vận dụng trò chơi, thi đua theo nhóm nhỏ giữa các đối tượng. Làm được như vậy đối tượng HS nào cũng hứng thú học tập và tiếp thu kiến thức bài học. d- Đặc điểm tâm lý HS: - Môn thể dục HS được học ngoài trời , không gò bó trong phòng, nội dung bài học chiếm đa phần là thực hành. Do vậy các em sẽ khó tập trung và tích cực học tập. - Tâm lý các em hiếu động nhưng ít linh hoạt thiếu tự tin hoặc phản ứng chậm. - Kỹ năng thực hành còn thấp mang tính tự nhiên và chưa bền vững..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Vì vậy GV cần hiểu rõ tâm lý HS khắc phục những hạn chế phát huy tính tự nhiên và tạo cho các em thói quen rèn luyện kỹ năng thực hành tốt. Góp phần giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh, hình thành nhân cách , vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để tự tập luyện và vui chơi hằng ngày. e- Gây hứng thú cho HS trong giờ học: - Tổ chức cho HS thực hiện đầy đủ nội dung bài học là GV mới hoàn thành việc chuyển tải nội dung bài học đến HS. - Khi lên lớp GV vận dụng nhiều hình thức dạy học gây hứng thú cho HS học tập là hoàn thành nội dung và mục tiêu dạy học cũng như nâng cao hiệu quả học tập của HS - Từ cơ sở thực tiễn và vấn đề đã nêu trên. GV vận dụng phương pháp dạy học phù hợp linh hoạt, nắm bắt tâm lý học sinh , đặc điểm môn thể dục. Thông qua bài dạy giúp HS học tập tốt luôn hứng thú, tự giác học tập và rèn luyện kỹ năng thực hành sau khi tiếp thu kiến thức bài học. IV/ Hiệu quả: - Qua những kinh nghiệm nêu trên tôi thấy: +Học sinh tập trung học tập tốt trong giờ học thể dục. +Hoạt động của thầy và trò diễn ra sôi nổi hào hứng, học sinh học cảm thấy không nhàm chán. +Học sinh tiếp thu nội dung bài học dễ dàng, tâm lý thỏa mái, thực hành tốt. +Gây được sự hứng thú và ham thích học thể dục, nâng cao ý thức tự rèn luyện các bài tập đã được học. V/ Kết luận: - Tóm lại trong bất cứ một tiết học của bộ môn nào người thầy giáo cũng phải nắm được đặc trưng của bộ môn đó, vận dụng những phương pháp đổi mới phù hợp để truyền thụ kiến thức cho học sinh tiếp thu một cách tốt nhất. - Đặc biệt đối với môn học thể dục người thầy giáo cần phải có nhiều sáng tạo, luôn luôn làm mới phong phú về hình thức dạy học sẽ gây được sự hứng thú cho HS trong giờ học thể dục. - Làm được như vậy HS sẽ tiếp thu bài học tốt, giờ học sôi nổi, HS ham thích và học tốt giờ thể dục..

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×