Tải bản đầy đủ (.docx) (114 trang)

Luận văn thạc sĩ đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp từ nhật bản trên địa bàn thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (830.55 KB, 114 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THIÊN HƯƠNG

ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP TỪ
NHẬT BẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

60.34.01.02

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Bùi Bằng Đoàn

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng bản Luận văn "Đẩy mạnh thu hút đầu tư trực
tiếp (FDI) từ Nhật Bản trên địa bàn thành phố Hà Nội" là cơng trình nghiên
cứu của riêng tơi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung
thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc./.

Hà Nội, ngày tháng


Tác giả luận văn

Nguyễn Thiên Hương

i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chương trình học tập và thực hiện đề tài luận văn
thạc sỹ kinh tế, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tơi cịn nhận được
sự giúp đỡ của các đơn vị tập thể, cá nhân trong và ngồi trường.
Trước hết với tình cảm chân thành và lịng biết ơn sâu sắc, tơi xin gửi lời cám ơn đến
PGS.TS Bùi Bằng Đoàn đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến Học viện Nông nghiệp Việt Nam, các
Thầy Cô giáo khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh, Ban Quản lý đào tạo
đã tạo điều kiện về mọi mặt cho tơi hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các cán bộ Sở Kế hoạch và đầu tư
thành phố Hà Nội, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội
đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tơi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên khích lệ,
giúp đỡ tơi hồn thành khóa học và luận văn tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng
Tác giả luận văn

Nguyễn Thiên Hương

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................................... i
Lời cảm ơn...................................................................................................................................... ii
Mục lục............................................................................................................................................. iii
Danh mục chữ viết tắt............................................................................................................... v
Danh mục bảng............................................................................................................................ vi
Danh mục biểu đồ..................................................................................................................... vii
Thesis abstract.............................................................................................................................. x
Phần 1. Mở đầu.............................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài............................................................................. 2

1.2.1. Mục tiêu chung............................................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................................... 2
1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài................................................ 3

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................ 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 3
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài............................................................... 4
2.1.

Cở sở lý luận................................................................................................................... 4


2.1.1. Các vấn đề chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài.................................... 4
2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài..................... 12
2.1.3. Đặc điểm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Nhật Bản...............15
2.2

Cơ sở thực tiễn của đề tài..................................................................................... 17

2.2.1

Một số chính sách chủ yếu về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại

Việt Nam.......................................................................................................................... 17
2.2.2

Bài học kinh nghiệm về thu hút đầu tư nước ngoài............................... 21

Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu...................................... 34
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.............................................................................. 34

3.1.1. Điều kiện tự nhiên...................................................................................................... 34
3.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội.......................................................................................... 35
3.2.

Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 39

3.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu.......................................................... 39
3.2.2. Phương pháp phân tích.......................................................................................... 41

3.2.3. Phương pháp chuyên gia...................................................................................... 41

iii


3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu..................................................................... 41
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.................................................................... 43
4.1.

Thực trạng thu hút fdi của Nhật Bản tại Việt Nam.................................... 43

4.1.1. Khái quát về thu hút đầu tư FDI Nhật Bản tại Việt Nam........................ 43
4.1.2. Đầu tư FDI của Nhật Bản vào Việt Nam theo cơ cấu ngành...............44
4.1.3. Đầu tư FDI của Nhật Bản vào Việt Nam theo hình thức đầu tư........45
4.1.4. Đầu tư FDI của Nhật Bản vào Việt Nam theo địa bàn đầu tư..............45
4.2.

Thực trạng thu hút fdi của Nhật Bản vào tp Hà Nội................................ 47

4.2.1. Các chính sách của Hà Nội đối với FDI của Nhật..................................... 47
4.2.2. Thuận lợi và cơ hội của Thành phố Hà Nội trong thu hút đầu tư từ
Nhật Bản.......................................................................................................................... 53
4.2.3

Kết quả thu hút vốn đầu tư FDI Nhật Bản tại Hà Nội.............................. 56

4.3.

Đánh giá về thu hút fdi của Nhật Bản vào Hà Nội..................................... 62


4.3.1. Những tồn tại chủ yếu trong thu hút đầu tư từ Nhật Bản tại Hà Nội
62

4.3.2. Nguyên nhân của tồn tại và hạn chế:.............................................................. 66
4.4

Định hướng và giải pháp đẩy mạnh thu hút fdi từ Nhật Bản.............71

4.4.1. Mục tiêu, định hướng thu hút đầu tư từ Nhật Bản của TP Hà Nội. .71
4.4.2. Một số giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư từ Nhật Bản trên địa bàn Hà
Nội...................................................................................................................................... 75
Phần 5. Kết luận và kiến nghị.............................................................................................. 84
5.1

Kết luận............................................................................................................................ 84

5.2

Kiến nghị......................................................................................................................... 85

5.2.1. Đối với Nhà nước....................................................................................................... 85
5.2.2. Đối với thành phố Hà Nội....................................................................................... 85
Tài liệu tham khảo..................................................................................................................... 87

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Nghĩa tiếng Việt

APEC

Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương

BQL

Ban quản lý



Cố định

CN

Cơng nghiệp

CBCC

Cán bộ cơng chức

CNH,HĐH

Cơng nghiệp hố, Hiện đại hố

ĐVT

Đơn vị tính


ĐTNN

Đầu tư nước ngồi

đ

Đồng

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngồi (Foreign Direct Investment)

XTĐT

Xúc tiến đầu tư

TTHC

Thủ tục hành chính

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products)

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

HĐND


Hội đồng nhân dân

KCN

Khu công nghiệp

KDCSHT

Kinh doanh cơ sở hạ tầng

KH&CN

Khoa học và công nghệ

NXB

Nhà xuất bản

ODA

Vốn hỗ trợ phát triển (Official Development Assitantce)

USD

Đơ la Mỹ

UBND

Uỷ ban nhân dân


TNC

Tập đồn xun quốc gia

TBCN

Tư bản chủ nghĩa

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các chính sách về thuế của Thái Lan đối với địa bàn ưu đãi đầu tư
............................................................................................................................................................. 22

Bảng 3.1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn 2010 - 2015...................... 36
Bảng 3.2. Đối tượng điều tra............................................................................................... 40
Bảng 4.1. Tổng hợp số liệu FDI của Nhật Bản tại Hà Nội tính đến năm 2015 . 57

Bảng 4.2. Số lượng dự án đầu tư theo các quận, huyện tính đến năm 2015
............................................................................................................................................................. 59


Bảng 4.3. Tỷ lệ các dự án đầu tư theo loại hình doanh nghiệp....................... 59
Bảng 4.4. Tình hình giải ngân vốn đầu tư qua các năm....................................... 60
Bảng 4.5. Số liệu lao động sử dụng qua các năm................................................... 61
Bảng 4.6. Ý kiến Nhà đầu tư về khả năng tiếp cận đất đai và khả năng cung ứng

mặt bằng tại Thành phố Hà Nội.................................................................... 63
Bảng 4.7. Kết quả khảo sát ý kiến Nhà đầu tư về cơ sở hạ tầng thành phố Hà Nội
............................................................................................................................................................. 64

Bảng 4.8. Kết quả khảo sát về thực hiện cải cách thủ tục hành chính của thành

phố Hà Nội................................................................................................................ 65
Bảng 4.9. Khảo sát đánh giá của Doanh nghiệp về lao động tại Thành phố Hà

Nội................................................................................................................................. 66
Bảng 4.10. Kết quả khảo sát phân loại lý do đầu tư tại Hà Nội của các Doanh

nghiệp Nhật Bản

69


vi


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1. So sánh đầu tư FDI giữa các tỉnh, thành phố.................................. 46
Biểu đồ 4.2. So sánh về tỷ lệ vốn đầu tư giữa các lĩnh vực................................ 57
Biểu đồ 4.3. So sánh về tỷ lệ số lượng dự án............................................................. 58

Biểu đồ 4.4. So sánh kết quả sản xuất kinh doanh.................................................. 61
Biểu đố 4.5. So sánh tỷ lệ sử dụng lao động của doanh nghiệp Nhật Bản trong

khối doanh nghiệp FDI.................................................................................... 62
Biểu đồ 4.6. Tỷ lệ nội địa hóa của các nhà sản xuất Nhật Bản tại Việt Nam so

với các nước trong khu vực và bình quân chung............................ 67

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thiên Hương
Tên luận văn: "Đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản trên địa bàn
thành phố Hà Nội"
Ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60.34.01.02
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Đầu tư trực tiếp nước ngồi là một bộ phận rất quan trọng trong tổng nguồn
vốn đầu tư toàn xã hội, được đánh giá là “chiếc chìa khóa vàng”, là một địn bẩy để
thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế địa phương, kinh tế đất nước và góp phần
đưa đất nước hội nhập sâu rộng với thế giới. Địa phương tiếp nhận đầu tư trực tiếp
nước ngồi khơng những được cung cấp về vốn mà cịn được tiếp nhận cơng nghệ
hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Vì vậy, thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành vấn đề quan trọng đối với nhiều địa
phương, nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Nhật Bản
là quốc gia có mối quan hệ gần gũi, tốt đẹp, là đối tác toàn diện với Việt Nam. Qua
hơn 25 năm hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Nhật Bản đã và luôn được
xác định là đối tác chiến lược của Việt Nam nói chung và Thủ đơ Hà Nội nói riêng.
Trong nghiên cứu này, tôi tập trung đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản trên địa bàn thành phố Hà Nội, từ đó

đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh thu hút vốn FDI từ Nhât Bản vào thành
phố Hà Nội. Tương ứng với đó là mục tiêu cụ thể bao gồm: (1) Hệ thống hóa cơ sở lý
luận và thực tiễn về đầu tư trực tiếp nước ngoài; (2) Đánh giá thực trạng vốn FDI từ Nhật
Bản trên địa bàn thành phố Hà Nội những năm gần đây; (3) Đề xuất một số giải pháp đẩy
mạnh thu hút vốn FDI từ Nhật Bản trong những năm tới.

Đề tài sử dụng các nguồn số liệu thứ cấp và sơ cấp để phân tích và đưa ra
các nhận định, đề xuất giải pháp. Nguồn số liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu dựa
vào những số liệu đã có ở quá khứ của Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội và
các số liệu từ các ấn phẩm khác của Nhà nước, sách báo, phương tiện truyền thơng,
tạp chí chun ngành. Nguồn số liệu sơ cấp thu thập bằng cách chọn 50 mẫu nghiên
cứu, tương ứng với 50 doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tất cả các
doanh nghiệp đều được chọn ngẫu nhiên không lặp lại.
Luận văn đã đi sâu tìm hiểu thực trạng cơng tác thu hút đầu tư trực tiếp từ Nhật
Bản tại TP Hà Nội. Trong thời gian qua TP Hà Nội đã đạt được những thành tựu quan
trọng trong thu hút và thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp FDI Nhật Bản, điều đó được

viii


đánh giá bởi kết quả về thu hút các doanh nghiệp FDI Nhật Bản, hoạt động kinh doanh,
sự hài lòng của các nhà đầu tư cùng với kế hoạch tăng vốn đầu tư của nhà đầu tư.

Thông qua nghiên cứu, đề tài đưa ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh thu
hút vốn đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời
gian tới. Các giải pháp bao gồm: Hỗ trợ thông tin liên quan đến đầu tư và khả
năng tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh. Cải cách thủ tục hành
chính trong lĩnh vực đầu tư. Khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp FDI Nhật
Bản đang hoạt động. Hỗ trợ khác: Lao động, điện nước, Công nghệ thông tin, …


ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thien Huong
Thesis title: “The promotion of attracting foreign direct investment from
Japanese enterprises in Hanoi city”
Major: Business Management

Code: 60340102

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)

Research Objectives:
The thesis has shown that in fact it is important to attract foreign direct
investment for social – economic development of Hanoi city especially enterprises
from Japanese. Then, I give some main solution to promote attracting foreign direct
investment from Japanese enterprises in Hanoi city in the coming time

Materials and Methods:
* The contents of research:
-

The current situation of attracting foreign direct investment from
Japanese enterprises in Hanoi city

-

The impact of attracting foreign direct investment from Japanese
enterprises for the socio-economic development in Hanoi city


-

Assessing of the current situation, to analysis the influencing factors,
then to give the solutions to promote attracting foreign direct investment
from Japanese enterprises in Hanoi city in the coming time.

* Research methods:
-

Collecting date method
+ Secondary data sources was taken from report of Hanoi

Department of Planning and Investment and the and data from other state
publications, books, media communication, professional journals.
+ Primary data in thesis was taken by selecting 50 enterprises as
samples, which loacted in Hanoi city. All enterprises were chosen randomly
and were not to repeat. This was important informations to research about
current attracting foreign direct investment. It also helps the thesis to have
practical evidences for suggesting solution to promote attracting foreign
direct investment from Japanese enterprises in Hanoi city in the coming time.
-

Processing date method: summarizing, analyzing and processing
data by excel software

x


-


Analysing data method:
+ Descriptive statistic: description data based on abridge table data
+ Give score
+ Comparative statistic

Main findings and Methods:
Foreign direct investment is an important part of the total investment capital in
the country, also is considered "the golden key", as a leverage to impetus growth and
development of local and domestic economic development and contribute to integrate
deeply and wirely into the world economy. The local receiving foreign direct investment
provide not only capital but also modern technology and advanced management
experiences. Thus, attracting and using foreign direct investment have become an
important factor for many localities and many countries around the world, especially in
developing countries. Japan is a country which has close relations, goodness, also is a
comprehensive partnership to Vietnam. In genneral, Japan has always been identified as
a strategic partner to Vietnam and Hanoi in particular for more than 25 years in the field
of foreign direct investment activities in Vietnam.

In this research, I concentrated on evaluating the situation and analyzing
the factors, which affected the attracting of direct investment from Japanese
enterprises in the Hanoi city, then, I proposed some main solution to push
attraction of foreign direct investment from Japanese enterprises in Hanoi city.
Corresponding to detailed objectives that included: (1) Systemizing argument
and reality about foreign direct investment; (2) Assessing of the states of foreign
direct investment from Japanese enterprises in Hanoi city in the comming years;
(3) Suggesting some main solution to promote attracting foreign direct
investment from Japanese enterprises in the coming years.
The thesis has a carefully research of the situation of attracting foreign direct
investment from Japanese enterprises in Hanoi city. In past years, there are many

important achievement in attracting and pushing Japanese enterprises for development,
which was assessed by the results about attracting Japanese enterprises to do busines
and the satisfaction of foreign investors with plans on increasing capital.

Through the research, the tittle was showed main solutions to promote
attracting of foreign direct investment from Japanese enterprises in Hanoi city in the
near future. Solutions included: support information referring to the investment and
the possibility of access to land, production and business premises, administrative
procedures in the field of investment, encouring to support Japanese enterprises are
working and other support: labor, utilities, information technology, ...

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Qua hơn 25 năm thực hiện thu hút đầu tư nước ngồi, khu vực kinh tế
có vốn đầu tư nước ngồi ngày càng phát triển, đã và đang tiếp tục có những
đóng góp quan trọng vào việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
của thành phố Hà Nội, góp phần gia tăng tổng đầu tư xã hội, tăng trưởng
GDP, tạo hiệu ứng lan toả công nghệ đối với các doanh nghiệp trong nước,
tạo sức ép cạnh tranh mạnh mẽ làm động lực cho các doanh nghiệp trong
nước cải tiến công nghệ sản xuất và công tác quản lý, qua đó, giúp chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố.
Những năm gần đây, kinh tế xã hội của Thủ đơ đã có bước phát triển toàn
diện, nhất là 05 năm sau mở rộng địa giới hành chính Thủ đơ Hà Nội. Tuy nhiên,
tốc độ phát triển kinh tế còn chưa bền vững, thu hút đầu tư còn hạn chế, nguồn
vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng còn thiếu và chưa đáp ứng được yêu cầu, đầu tư
trong nước cũng gặp nhiều khó khăn. Với quy mơ diện tích được mở rộng đến
2


3.344km , dân số khoảng 6,7 triệu người, trong những năm tới, dự báo tổng nhu
cầu vốn đầu tư toàn xã hội thời kỳ 2011 - 2020 là 3.900 - 4.100 tỷ đồng (tương
đương 180 - 190 tỷ USD) và thời kỳ 2021 - 2030 là 6.500 - 7.000 tỷ đồng (tương
đương 300 - 320 tỷ USD). Nhu cầu đầu tư khổng lồ này địi hỏi phải đa dạng hố
các nguồn vốn đầu tư, đẩy mạnh xã hội hoá trong phát triển hạ tầng kỹ thuật và
hạ tầng xã hội, khuyến khích các hình thức đầu tư BOT, BTO, BOO, BT và PPP.

Do ảnh hưởng suy thối kinh tế tồn cầu nói chung và việc tái cơ
cấu đầu tư cơng theo hướng giảm đầu tư ngân sách và tăng tính hiệu
quả, việc thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài phải được xem là giải
pháp mang tính cấp bách nhằm huy động được vốn, công nghệ và kinh
nghiệm quản lý phục vụ mục tiêu phát triển đã đặt ra của Thành phố.
Trong giai đoạn tới, Hà Nội tập trung ưu tiên nhiều hơn cho mục tiêu
hiện đại hoá, nâng cao chất lượng phát triển, vì vậy, việc xác định đối tác đầu
tư nước ngoài chiến lược, đáp ứng các tiêu chí: sử dụng cơng nghệ cao,
cơng nghiệp sạch, phát triển đi đôi với bền vững là rất quan trọng.
Nhật Bản là quốc gia có mối quan hệ gần gũi, tốt đẹp, là đối tác toàn diện
với Việt Nam. Qua 25 năm hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Nhật Bản

1


đã và luôn được xác định là đối tác chiến lược của Việt Nam nói chung và Thủ
đơ Hà Nội nói riêng do Nhật Bản hiện là đối tác đầu tư nước ngoài lớn nhất tại
Việt Nam và Hà Nội cả về vốn đầu tư trực tiếp và vốn hỗ trợ ODA, phù hợp với
định hướng thu hút đầu tư và xác định đối tác chiến lược chung của quốc gia.
Bên cạnh đó các thế mạnh của Nhật Bản phù hợp với định hướng thu hút đầu tư
để chuyển dịch kinh tế Thành phố theo hướng cơng nghiệp hố - hiện đại hoá,
thu hút đầu tư từ Nhật Bản là cánh cửa giúp các doanh nghiệp tại Hà Nội nâng

cao năng lực cạnh tranh và khả năng tham gia vào chuỗi cung toàn cầu. Doanh
nghiệp Nhật Bản là các đối tác tin cậy, hoạt động nghiêm túc tại Việt Nam.
Trong bối cảnh hiện nay, một số nước trong khu vực đang chú trọng nâng
cao hiệu quả đầu tư tại nước họ. Do đó, có xu hướng tìm kiếm cơng nghệ sạch
đầu tư trong nước và đẩy công nghệ thấp hơn, thậm chí là ơ nhiễm mơi trường
sang các nước có năng lực quản lý kém; xu hướng tìm nguồn nguyên liệu để đối
phó với khủng hoảng năng lượng nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Do vậy, việc lựa chọn Nhật Bản, với mức độ hoạt động tin cậy và hiệu quả trong
thời gian qua, là đối tác đầu tư chiến lược được xem là phù hợp.
Như vậy, việc nghiên cứu nhằm thúc đẩy hợp tác, thu hút làn sóng đầu tư từ
Nhật Bản vào thành phố Hà Nội là một yêu cầu khách quan và cần thiết để nhằm
phục vụ mục tiêu hiện đại hoá và phát triển bền vững của Thủ đô, đồng thời nhằm
củng cố hơn nữa mối quan hệ hợp tác truyền thống, tốt đẹp giữa hai nước.

Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn nêu trên, chúng tôi chọn
nội dung "Đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản trên địa
bàn thành phố Hà Nội" làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm đẩy
mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản trên địa bàn thành phố Hà Nội

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về thu hút đầu

tư trực tiếp nước ngồi.
- Phân tích và đánh giá thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp từ

Nhật Bản trên địa bàn thành phố Hà Nội.


2


- Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp

từ Nhật Bản đối với Hà Nội trong điều kiện và hoàn cảnh mới hiện nay.

1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề đầu tư và giải pháp đẩy
mạnh thu hút đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản đối với thành phố Hà Nội.

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và

các giải pháp đã thực hiện nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trong đó tập trung nghiên cứu
tình hình và các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư trực tiếp
từ Nhật Bản, từ đó đề xuất giải pháp đẩy mạnh hơn nữa việc thu hút
đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản đối với Hà Nội trong thời gian tới.
- Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Phạm vi thời gian: Đề tài tập trung sử dụng các sô liệu trong

giai đoạn 2013 – 2015, số liệu điều tra năm 2016 và đề ra giải pháp
cho những năm tiếp theo.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1. CỞ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các vấn đề chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài
2.1.1.1. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngồi
Đầu tư nước ngồi nói chung là hoạt động di chuyển vốn từ nước
này sang nước khác nhằm thực hiện những mục đích nhất định. Vốn
đầu tư nước ngoài được thể hiện dưới dạng tiền mặt, vật thể hữu hình,
các giá trị vơ hình hoặc các phương tiện đầu tư khác như trái phiếu, cổ
phiếu, các chứng khoán cổ phần khác. Người bỏ vốn đầu tư gọi là nhà
đầu tư hay chủ đầu tư. Nhà đầu tư có thể là một cá nhân, một doanh
nghiệp, hay một tổ chức trong đó kể cả Nhà nước (Quốc hội, 2005).

Có hai hình thức đầu tư nước ngồi chủ yếu là đầu tư trực
tiếp và đầu tư gián tiếp. Trong đó, đầu tư trực tiếp của nước ngồi
là hình thức phổ biến và quan trọng.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về đầu tư trực tiếp nước ngồi.
Có nhiều ý kiến cho rằng, đầu tư trực tiếp của nước ngồi (FDI –
Foreign Direct Investment) là việc các cơng ty đa quốc gia tiến hành
đầu tư ở nước sở tại thông qua việc thiết lập liên doanh với các công
ty của nước sở tại, mua các công ty của nước sở tại, và có thể thơng
qua việc thiết lập chi nhánh của mình tại nước sở tại (Quốc hội, 2005).
Tại Việt Nam, khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài hiểu theo quy định
của Quốc hội (2005) như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư
nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến
hành hoạt động đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư tại Việt Nam”.
Như vậy, có thể hiểu khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau: đầu tư
trực tiếp nước ngoài là sự di chuyển vốn quốc tế dưới hình thức vốn sản xuất thông
qua việc nhà đầu tư ở một nước đưa vốn vào một nước khác để đầu tư, đồng thời
trực tiếp tham gia quản lý, điều hành, tổ chức sản xuất, tận dụng ưu thế về vốn, trình
độ cơng nghệ, kinh nghiệm quản lý… nhằm mục đích thu lợi nhuận.


2.1.1.2. Khái niệm về thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được hiểu là tạo ra sự hấp dẫn

4


của môi trường đầu tư của địa phương đối với các nhà đầu tư FDI.
Thu hút ở đây còn được hiểu là “mời gọi, mở đường” tạo điều kiện
thuận lợi cho các nhà đầu tư FDI vào địa phương.
Trên khía cạnh “thu hút” FDI, các nhà đầu tư nước ngoài có thể
được coi là “khách hàng” của chính quyền các cấp (trung ương hoặc
địa phương). Theo cách tiếp cận “maketing công cộng”, chiến lược
maketing hỗn hợp mà các tổ chức chính quyền xây dựng để thu hút
“khách hàng” phải hướng đến chiến lược “sản phẩm” và “xúc tiến”.
- “Sản phẩm” ở đây được hiểu là những gì mà chính quyền có thể cung

cấp được cho các nhà đầu tư gồm tài nguyên, vị trí địa lý, nguồn nhân lực,
hệ thống các quy định chính sách liên quan đến đầu tư, cơ sở hạ tầng và các
dịch vụ hỗ trợ đầu tư. Có thể thấy rằng trong các yếu tố cấu thành nên “sản
phẩm” ở trên, tài nguyên và vị trí địa lý là những yếu tố mà các cấp chính
quyền không tác động để thay đổi được. Tuy nhiên, những yếu tố cịn lại
hồn tồn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các tổ chức chính quyền. Trong xu
hướng vận động của FDI thời gian gần đây, các vấn đề liên quan đến hệ
thống chính sách, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và các dịch vụ hỗ trợ đầu
tư ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong quyết định đầu tư.
- “Xúc tiến”: “Sản phẩm” hấp dẫn chỉ là một phần của chiến lược

maketing, “xúc tiến” sẽ là chiến lược cần thiết để đưa thơng tin và hình ảnh
về “sản phẩm” tới các nhà đầu tư nước ngoài. Xét trên khía cạnh “xúc tiến”,
các cơng cụ xúc tiến của một tổ chức công cũng không khác nhiều so với

các cơ sở kinh doanh. Điểm khác biệt căn bản là xúc tiến đầu tư của chính
quyền thường được tổ chức trong mối liên hệ với các hoạt động chính trị,
ngoại giao giữa các nước hoặc giữa các địa phương/khu vực ở các quốc gia
khác nhau. Điều này đặc biệt quan trọng với các nhà đầu tư lớn vì trong thực
tế các tập đồn hàng đầu ln quan tâm đến yếu tố “chính phủ” trong các
hoạt động xúc tiến đầu tư để tìm hiểu cam kết của chính quyền sở tại với
chính sách và các biện pháp thu hút đầu tư họ đưa ra.
Trên cơ sở tiếp cận nêu trên, để tạo ra một “sản phẩm” hấp dẫn với các nhà
đầu tư nước ngoài đồng thời phù hợp với định hướng phát triển của mỗi địa
phương đối với mỗi giai đoạn phát triển, chính quyền các cấp sẽ đề ra những mục
tiêu cụ thể như: Định hướng thu hút theo ngành, lĩnh vực kinh doanh; thu hút vào
các vùng, miền đang cần phát triển; thu hút vào các lĩnh vực, công nghệ chưa

5


phát triển tại địa phương; thu hút vốn đầu tư chất lượng cao có chọn lọc, … Trên
cơ sở định hướng nêu trên, Chính phủ và UBND cấp tỉnh sẽ đưa ra những giải
pháp cụ thể để mời gọi những Nhà đầu tư phù hợp, như: Hồn thiện chính sách
quy định pháp luật, hồn thiện cơng tác lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch, cải
thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao khả năng
phối hợp quản lý nhà nước, ban hành danh mục địa bàn ưu đãi đẫu tư và đặc
biệt ưu đãi đầu tư, ban hành danh mục ngành nghề ưu đãi đầu tư, danh mục dự
án dành riêng đối với Nhà đầu tư nước ngoài, cải thiện phương pháp, hoạt động
xúc tiến đầu tư như: Tổ chức Đồn cơng tác tham gia các Chương trình xúc tiến
đầu tư, quảng bá thương mại, du lịch tại Việt Nam và quốc tế; Tiếp cận, vận
động, thu hút đầu tư đối với các tập đồn đa quốc gia cũng như có chính sách
riêng đối với từng tập đoàn và các đối tác trọng điểm, đẩy nhanh ký kết các Hiệp
định đầu tư song phương giữa Việt Nam và các đối tác lớn.


2.1.1.3. Đánh giá kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đánh giá kết quả là quá trình hình thành những nhận định, phán đốn về kết
quả của cơng việc, dựa vào sự phân tích những thơng tin thu được, đối chiếu với
những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để
cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.

Như vậy đánh giá không đơn thuần là sự ghi nhận thực trạng mà còn là đề
xuất những quyết định làm thay đổi thực trạng. Vì thế đánh giá được xem là một
khâu rất quan trọng, đan xen với các khâu kế hoạch và triển khai công việc.
Giai đoạn phát triển kinh tế trước đây, chúng ta tìm mọi cách để thu hút
vốn FDI càng nhiều càng tốt, thu hút bằng mọi giá và như vậy mục tiêu thu hút
đó chỉ nhấn mạnh đến sự gia tăng về số lượng dự án, về vốn đăng ký, vốn thực
hiện, đối tác đầu tư...mà chưa trú trọng đến chất lượng, hiệu quả của vốn FDI.
Chuyển sang giai đoạn mới, việc tiếp tục tìm các biện pháp thu hút vốn FDI để
phát triển vẫn là điều tất yếu và đóng vai trị hết sức quan trọng trong tổng vốn cho
đầu tư phát triển. Tuy nhiên cần phải đánh giá kết quả thu hút vốn FDI, để tìm ra
cách tiếp cận mới, phù hợp với sự phát triển kinh tế, quan trọng về số lượng nhưng
phải trú trọng đến chất lượng, hiệu quả sử dụng vốn FDI. Chúng ta thực hiện
khuyến khích thu hút vốn FDI với việc bảo vệ lợi ích chính đáng của nhà đầu tư
nước ngoài bằng hệ thống luật pháp phù hợp với các thông lệ quốc tế nhưng cần
nâng cao hiệu quả điều tiết của Nhà nước và hiệu quả sử dụng vốn FDI để bảo đảm
lợi ích quốc gia. Tăng cường thu hút vốn FDI cần được xem xét

6


dưới giác độ phù hợp với mục tiêu của chiến lược kinh tế - xã hội của cả
nước, của từng ngành, vùng lãnh thổ và riêng một địa phương cụ thể. Vì vậy
vấn đề đánh giá kết quả thu hút vốn FDI vào địa phương được đặt ra đó là:
- Thu hút vốn FDI có phù hợp với quy hoạch ngành, định


hướng phát triển của vùng lãnh thổ và địa phương.
- Đưa lại lợi ích gì cho địa phương.
- Có làm tổn hại đến môi trường sinh thái, ảnh hưởng đến cuộc

sống của nhân dân không.
Đánh giá kết quả thu hút vốn FDI nhằm mục đích điều chỉnh tình hình
thu hút vốn FDI theo hướng chọn lọc, gắn kết với sự phát triển nhanh và
bền vững, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với
bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

2.1.1.4. Bản chất và đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài
FDI ra đời muộn hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác vài ba
thập kỷ nhưng FDI nhanh chóng xác lập vị trí của mình trong quan hệ kinh
tế quốc tế, FDI trở thành một xu thế tất yếu của lịch sử, một nhu cầu
không thể thiếu của mọi nước trên thế giới kể cả những nước đang phát
triển, những nước công nghiệp mới hay những nước trong khối OPEC và
những nước phát triển cao. Bản chất và đặc điểm của đầu tư nước ngoài
được thể hiện qua những nội dung chủ yếu dưới đây:
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài là loại vốn đầu tư chủ yếu có thời hạn dài, vốn
của nhà đầu tư từ quốc gia này đưa sang quốc gia khác nhằm mục tiêu lợi nhuận.

- Chủ đầu tư có quốc tịch nước ngồi.
- Có sự tham gia quản lý của các nhà đầu tư nước ngoài. Đây cũng là một
trong những đặc điểm để phân biệt giữa đầu tư trực tiếp với đầu tư gián tiếp. Trong
khi đầu tư gián tiếp không cần sự tham gia quản lý doanh nghiệp, ngược lại nhà đầu
tư nước ngoài trực tiếp tham gia quản lý trong các doanh nghiệp FDI.

- Đi kèm với dự án FDI là ba yếu tố: hoạt động thương mại (xuất nhập
khẩu); chuyển giao công nghệ; di cư lao động quốc tế, trong đó di cư lao động

quốc tế góp phần vào việc chuyển giao kỹ năng quản lý doanh nghiệp FDI.
- Là hình thức kéo dài chu kỳ tuổi thọ sản xuất, chu kỳ tuổi thọ kỹ thuật và
nội bộ hoá di chuyển kỹ thuật: Trên thực tế, nhất là trong nền kinh tế hiện đại có

7


một số yếu tố liên quan đến kỹ thuật sản xuất, kinh doanh đã buộc nhiều
nhà sản xuất phải lựa chọn phương thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
như là một điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của mình. Ngồi ra, đầu
tư trực tiếp ra nước ngoài sẽ giúp cho doanh nghiệp thay đổi được dây
chuyền cơng nghệ lạc hậu ở nước mình nhưng dễ được chấp nhận ở
nước có trình độ phát triển thấp hơn và góp phần kéo dài chu kỳ sản xuất.
- Gắn liền với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chính sách về

FDI của mỗi quốc gia tiếp nhận đầu tư thể hiện chính sách mở cửa
và quan điểm hội nhập quốc tế về đầu tư.
- Về phần chia lợi nhuận: dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh, lãi

lỗ, phân chia theo tỷ lệ vốn góp trong vốn điều lệ của doanh nghiệp sau
khi đã trừ các khoản đóng góp với nước chủ nhà và các khoản nợ khác.
- Vốn FDI không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của chủ ĐTNN dưới

hình thức vốn pháp định (hoặc vốn điều lệ) mà nó cịn bao gồm cả vốn vay
của doanh nghiệp để triển khai và mở rộng dự án cũng như vốn đầu tư trích
từ lợi nhuận thu được trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
- Vốn FDI ít chịu sự chi phối của Chính phủ, đặc biệt, ít bị phụ

thuộc vào mối quan hệ chính trị giữa nước chủ đầu tư và nước tiếp
nhận đầu tư so với các hình thức di chuyển vốn quốc tế khác.

Có thể nói, hoạt động FDI là một tất yếu khách quan đối với cả phía nhà
đầu tư cũng như đối với phía tiếp nhận đầu tư. Các nhà đầu tư, mà chủ yếu là
các công ty đa quốc gia thuộc các nước phát triển hoặc các nền kinh tế mới nổi,
do yêu cầu mở rộng kinh doanh và nâng cao khả năng cạnh tranh, do sự chi
phối của quy luật lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận giảm dần, nhằm tận dụng các lợi
thế vốn có của mình, đang phải vươn tầm hoạt động ra khắp thế giới. Họ trở
thành nguồn cung cấp vốn chính cho nền kinh tế thế giới. Về phía các nước
đang phát triển, do thu nhập thấp nên phần dành cho tiết kiệm rất nhỏ. Nói cách
khác, tỷ lệ tiết kiệm trên GDP khá thấp, trong khi đó lại cần một khoản đầu tư
tương đối lớn để phát triển kinh tế. Mặt khác, ở các nước này do công nghiệp
chưa phát triển nên hàng xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu sơ chế hoặc những
mặt hàng có giá trị gia tăng thấp. Trong khi hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc
thiết bị có giá trị gia tăng cao. Vì thế, cán cân thương mại có tình trạng nhập siêu
lớn, gây thiếu hụt ngoại tệ trầm trọng. Vì vậy, việc du nhập tư bản từ nước ngoài
là một tất yếu khách quan. (Nguyễn Bạch Nguyệt và Từ Quang Phương, 2010).

8


2.1.1.5. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngồi
Các nhà đầu tư trực tiếp nước ngồi có nhiều hình thức tham
gia đầu tư vào nước sở tại thông qua các quan hệ kinh tế khác
nhau. Dưới đây là một số hình thức tham gia đầu tư cơ bản:
-

Hình thức doanh nghiệp liên doanh: Liên doanh là một hình thức tổ chức

kinh doanh có tính chất quốc tế, hình thành từ những sự khác biệt giữa các bên
về quốc tịch, quản lý, hệ thống tài chính, luật pháp và bản sắc văn hố; hoạt
động trên cơ sở sự đóng góp của các bên về vốn, quản lí lao động và cùng chịu

trách nhiệm về lợi nhuận cũng như rủi ro có thể xảy ra; hoạt động của liên
doanh rất rộng, gồm cả hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ, hoạt
động nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu triển khai (Nguyễn Thị Hường, 2003).
-

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là

một thực thể kinh doanh có tư cách pháp nhân, được thành lập dựa trên các mục
đích của chủ đầu tư và nước sở tại. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động
theo sự điều hành quản lý của chủ đầu tư nước ngồinhưng vẫn phải tuỳ thuộc vào
các điều kiện về mơi trường kinh doanh của nước sở tại, đó là các điều kiện về
chính trị, luật pháp văn hố mức độ cạnh tranh…Thành lập dưới dạng công ty trách
nhiệm hữu hạn hoặc cơng ty cổ phần (Nguyễn Thị Hường, 2003).

-

Hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh:

Đây là hình thức đầu tư trong đó các bên quy trách nhiệm và phân chia kết quả
kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư kinh doanh mà không thành lập
pháp nhân mới. Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản được kí kết giữa đại
diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh, quy
định rõ việc thực hiện phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên. Pháp lý hợp
doanh là một thực thể kinh doanh hoạt động theo luật pháp nước sở tại chịu sự
điều chỉnh của pháp luật nước sở tại, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên hợp
doanh được ghi trong hợp đồng hợp tác kinh doanh (Nguyễn Thị Hường, 2003).
-

Đầu tư theo hợp đồng xây dựng - vận hành - chuyển giao: Xây dựng - vận


hành - chuyển giao (BOT) là một thuật ngữ để chỉ một số mơ hình hay một cấu trúc
sử dụng đầu tư tư nhân để thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng vẫn được dành riêng
cho khu vực nhà nước. Ngồi hợp đồng BOT cịn có BTO (xây dựng- vận hànhchuyển giao), BT (xây dựng- chuyển giao). Hợp đồng BOT là văn bản kí kết giữa các
nhà đầu tư nước ngồi với cơ quan có thẩm quyền của nước chủ nhà để đầu tư xây
dựng cơng trình kết cấu hạ tầng (kể cả mở rộng, nâng cấp, hiện đại

9


hố cơng trình) và kinh doanh trong một thời gian nhất định để thu hồi vốn
và có lợi nhuận hợp lý, sau đó chuyển giao khơng bồi hồn tồn bộ cơng
trình cho nước chủ nhà (Nguyễn Bạch Nguyệt và Từ Quang Phương, 2010).
-

Đầu tư thơng qua mơ hình cơng ty mẹ và con (Holding company): Holding

company là một trong những mơ hình tổ chức quản lí được thừa nhận rộng rãi ở
hầu hết các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Holding company là một
công ty sở hữu vốn trong một công ty khác ở mức đủ để kiểm sốt hoạt động
quản lí và điều hành cơng ty đó thơng qua việc gây ảnh hưởng hoặc lựa chọn
thành viên hợp đồng quản trị. Holding company được thành lập dưới dạng công
ty cổ phần và chỉ giới hạn hoạt động của mình trong việc sở hữu vốn, quyết định
chiến lược và giám sát hoạt động quản lí của các cơng ty con, các cơng ty con
vẫn duy trì quyền kiểm sốt hoạt động kinh doanh của mình một cách độc lập,
tạo rất nhiều thuận lợi (Nguyễn Bạch Nguyệt và Từ Quang Phương, 2010).
- Hình thức cơng ty cổ phần: Công ty cổ phần (công ty cổ phần trách nhiệm hữu
hạn) là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau
gọi là cổ phần, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác
của doanh nghiệp trong phạm vi vốn đã góp vào doanh nghiệp; cổ đơng có thể là tổ
chức cá nhân với số lượng tối đa không hạn chế, nhưng phải đáp ứng yêu cầu về số

cổ đông tối thiểu. Đặc trưng của công ty cổ phần là có quyền phát hành chứng
khốn ra cơng chúng và các cổ đơng có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của
mình cho người khác (Nguyễn Bạch Nguyệt và Từ Quang Phương, 2010).

-

Hình thức chi nhánh cơng ty nước ngồi: Hình thức này được phân biệt với

hình thức cơng ty con 100% vốn nước ngồi ở chỗ, chi nhánh khơng được coi là
một pháp nhân độc lập, trong khi công ty con thường là một pháp nhân độc lập.
Trách nhiệm của công ty con thường giới hạn trong phạm vi tài sản ở nước sở tại,
trong khi trách nhiệm của chi nhánh theo quy định của 1 số nước, không chỉ giới
hạn trong phạm vi tài sản của chi nhánh, mà còn được mở rộng đến cả phần tài sản
của cơng ty mẹ ở nước ngồi. Chi nhánh được phép khấu trừ các khoản lỗ ở nước
sở tại và các khoản chi phí thành lập ban đầu vào các khoản thu nhập của cơng ty
mẹ tại nước ngồi (Nguyễn Bạch Nguyệt và Từ Quang Phương, 2010).

-

Hình thức cơng ty hợp danh: Cơng ty hợp danh là doanh nghiệp phải có ít

nhất hai thành viên hợp danh, ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên
góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân có trình độ chun mơn, có uy tín
nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình về nghĩa vụ của
cơng ty; thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty

10


trong phạm vi số vốn đã góp vào cơng ty. Cơng ty hợp danh khơng được phát hành

bất kì loại chứng khoán nào (Nguyễn Bạch Nguyệt và Từ Quang Phương, 2010).

-

Hình thức đầu tư mua lại và sáp nhập (M&A): Phần lớn các vụ M&A được

thực hiện giữa các công ty đa quốc gia lớn và tập trung vào các lĩnh vực công
nghiệp ô tô, dược phẩm, viễn thông và tài chính ở các nước phát triển.

Mục đích chủ yếu :
Khai thác lợi thế của thị trường mới mà hoạt động thương mại
quốc tế hay đầu tư mới theo kênh truyền thống không mang lại hiệu
quả mong đợi. Hoạt động M&A tạo cho các công ty cơ hội mở rộng
nhanh chóng hoạt động ra thị trường nước ngồi.
Bằng con đường M&A, các Cơng ty đa quốc gia có thể sáp
nhập các cơng ty của mình với nhau hình thành một công ty khổng
lồ hoạt động trong nhiều lĩnh vực hay các công ty khác nhau cùng
hoạt động trông một lĩnh vực có thể sáp nhập lại nhằm tăng khả
năng cạnh tranh toàn cầu của tập đoàn (Nguyễn Thị Hường, 2003).
Các cơng ty vì mục đích quốc tế hố sản phẩm muốn lấp chỗ
trống trong hệ thống phân phối của họ trên thị trường thế giới.
Thông qua con đường M&A các ty có thể giảm chi phí từng
lĩnh vực nghiên cứu và phát triển sản xuất, phân phối và lưu thông.
M&A tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái cấu trúc các ngành công
nghiệp và cơ cấu ngành công nghiệp ở các quốc gia, do đó, hình thức này
đóng vai trị quan trọng trong sự phát triển công nghiệp ở mọi quốc gia.

Hoạt động phân làm 3 loại:
M&A theo chiều ngang xảy ra khi 2 công ty hoạt động trong
cùng 1 lĩnh vực sản xuất kinh doanh muốn hình thành 1 công ty lớn

hơn để tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường của cùng 1
loại mặt mà trước đó 2 công ty cùng sản xuất.
M&A theo chiều dọc diễn ra khi 2 công ty hoạt động ở 2 lĩnh
vực khác nhau nhưng cùng chịu sự chi phối của 1 cơng ty mẹ, loại
hình M&A này thường xảy ra ở các công ty xuyên quốc gia.
M&A theo hướng đa dạng hố hay kết hợp thường xảy ra khi
các Cơng ty lớn tiến hành sáp nhập với nhau với mục tiêu tối thiểu
hoá rủi ro và tránh thiệt hại khi 1 công ty tự thâm nhập thị trường.

11


2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài
Việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi có ý nghĩa to lớn đối với
việc phát triển kinh tế của các nước chậm phát triển và đang phát triển. Thu
hút đầu tư trực tiếp nước ngoài chịu ảnh hưởng của các nhân tố mang tính
vĩ mơ và cả những nhân tố vi mô cụ thể của từng quốc gia địa phương

2.1.2.1. Mơi trường chính trị- xã hội
Sự ổn định chính trị - xã hội có ý nghĩa quyết định đến việc huy động
và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngồi. Tình hình
chính trị khơng ổn định, đặc biệt là thể chế chính trị (đi liền với nó là sự thay
đổi luật pháp) thì mục tiêu và phương thức thực hiện mục tiêu cũng thay đổi.
Hậu quả là lợi ích của các nhà đầu tư nước ngoài bị giảm (họ phải gánh chịu
một phần hay toàn bộ các thiệt hại đó) nên lịng tin của các nhà đầu tư bị
giảm sút. Mặt khác, khi tình hình chính trị xã hội không ổn định, Nhà nước
không đủ khả năng kiểm soát hoạt động của các nhà ĐTNN, hậu quả là các
nhà đầu tư hoạt động theo mục đích riêng, khơng theo định hướng chiến
lược phát triển kinh tế xã hội của nước nhận đầu tư. Do đó hiệu quả sử dụng
vốn FDI rất thấp (Nguyễn Bạch Nguyệt và Từ Quang Phương, 2010).


2.1.2.2. Sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô
Đây là điều kiện tiên quyết của mọi ý định và hành vi đầu tư. Điều này
đặc biệt quan trọng đối với việc huy động và sử dụng vốn nước ngoài. Để
thu hút được FDI nền kinh tế địa phương phải là nơi an toàn cho sự vận
động của vốn đầu tư và là nơi có khả năng sinh lợi cao hơn các nơi khác. Sự
an tồn địi hỏi môi trường vĩ mô phải ổn định, hơn nữa phải giữ được mơi
trường kinh tế vĩ mơ ổn định thì mới có điều kiện sử dụng tốt FDI.
Mức độ ổn định kinh tế vĩ mô được đánh giá qua các tiêu chí: chống lạm phát
và ổn định tiền tệ. Tiêu chí này được thực hiện thơng qua các cơng cụ của chính
sách tài chính tiền tệ như lãi suất, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, các cơng cụ
thị trường mở đồng thời phải kiểm sốt được mức thâm hụt ngân sách hoặc giữ cho
ngân sách cân bằng (Nguyễn Bạch Nguyệt và Từ Quang Phương, 2010).

2.1.2.3 Hệ thống pháp luật đồng bộ và hoàn thiện, bộ máy quản lý
nhà nước có hiệu quả
Mơi trường pháp luật là bộ phận không thể thiếu đối với hoạt động FDI.
Một hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn thiện và vận hành hữu hiệu là một trong

12


×