Tải bản đầy đủ (.docx) (104 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu bệnh thối thân lạc (fusarium solani) tại lương tài, bắc ninh năm 2016 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.19 MB, 104 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ MAI ANH

NGHIÊN CỨU BỆNH THỐI THÂN LẠC (FUSARIUM
SOLANI) TẠI LƯƠNG TÀI, BẮC NINH NĂM 2016-2017

Chuyên ngành:

Bảo vệ thực vật

Mã số:

60.62.01.12

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Đức Huy

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan
và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất cứ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày


tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Mai Anh

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn,
tơi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo,
sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Đức Huy, người đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công
sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Bệnh cây, Khoa Nông học – Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình
giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.

Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên
khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Mai Anh

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................... ii
MỤC LỤC................................................................................................................................. iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG.............................................................................................................. vii
DANH MỤC HÌNH............................................................................................................... viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN...................................................................................................... ix
THESIS ABSTRACT............................................................................................................. x
PHẦN 1. MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI........................................................................1

1.2.

MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.................................................................................2

1.3.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU.....................................................................................2


1.4.

Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN.........................................................3

1.4.1.

Ý nghĩa khoa học................................................................................................ 3

1.4.2.

Ý nghĩa thực tiễn................................................................................................. 3

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.....................................................................................4
2.1.

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LẠC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM............4

2.1.1.

Tình hình sản xuất lạc trên thế giới............................................................4

2.1.2.

Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam..............................................................4

2.2.

NẤM FUSARIUM.................................................................................................. 5


2.2.1.

Đặc điểm hình thái và phân bố.....................................................................7

2.2.2.

Phân loại................................................................................................................. 8

2.2.3.

Điều kiện và khả năng gây hại của Fusarium........................................9

2.2.4.

Độc tố của Fusarium....................................................................................... 10

2.2.5.

Ký chủ của nấm Fusarium sp..................................................................... 11

2.2.6.

Biện pháp phòng trừ.......................................................................................11

2.3.

NẤM TRICHODERMA....................................................................................... 12

2.3.1.


Đặc điểm sinh thái và sự phân bố............................................................13

2.3.2.

Cơ chế và khả năng đối kháng của nấm Trichoderma....................15

iii


2.3.3.

Tình hình nghiên cứu, sản xuất và sử dụng nấm Trichoderma. .17

2.3.4.

Mối quan hệ ba thành phần giữa Trichoderma – Thực vật – Ký sinh

gây bệnh............................................................................................................... 20
PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................22
3.1.

ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU.................................................................................. 22

3.2.

THỜI GIAN NGHIÊN CỨU..............................................................................22

3.3.

ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ NGHIÊN CỨU........................22


3.3.1.

Đối tượng nghiên cứu....................................................................................22

3.3.2.

Vật liệu nghiên cứu.......................................................................................... 22

3.3.3.

Dụng cụ và hóa chất nghiên cứu.............................................................. 22

3.4.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU............................................................................... 23

3.4.1.

Ngoài đồng........................................................................................................... 23

3.4.2.

Trong phịng thí nghiệm................................................................................23

3.4.3.

Nhà lưới................................................................................................................. 23

3.5.


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................... 23

3.5.1.

Phương pháp điều tra diễn biến, thành phần bệnh ngoài đồng 23

3.5.2.

Phương pháp nghiên cứu trong phịng thí nghiệm.........................24

3.5.3.

Khảo sát hiệu lực đối kháng của nấm Trichoderma sp. đối với Fusarium

solani trong điều kiện chậu vại.................................................................. 32
3.5.4.

Khảo sát hiệu lực đối kháng của chế phẩm Trichoderma đối với

Fusarium solani ngoài đồng ruộng.......................................................... 32
3.6.

XỬ LÝ SỐ LIỆU.................................................................................................. 32

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................................33
4.1.

KẾT QUẢ QUAN SÁT, MÔ TẢ TRIỆU CHỨNG BỆNH THỐI THÂN
33


4.2.

KẾT QUẢ THU THẬP VÀ PHÂN LÂP MẪU BỆNH............................... 33

4.3.

XÁC ĐỊNH NẤM GÂY BỆNH THỐI THÂN CÂY LẠC TẠI BẮC
NINH BẰNG GIẢI TRÌNH TỰ VÙNG rDNA – ITS................................... 35

4.4.

KẾT QUẢ ĐIỀU TRA DIỄN BIẾN BỆNH THỐI THÂN (FUSARIUM

SOLANI) TẠI BẮC NINH................................................................................. 36
4.5.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA NẤM GÂY

BỆNH THỐI THÂN............................................................................................ 38

iv


4.6.

KẾT QUẢ KIỂM TRA TÁC NHÂN GÂY BỆNH THỐI THÂN TRÊN

CÂY LẠC THEO QUY TẮC KOCH.............................................................. 40
4.6.1.


Kết quả lây bệnh nhân tạo trên cây lạc.................................................. 41

4.6.2.

Kết quả lây bệnh trên một số ký chủ khác...........................................41

4.7.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC NẤM FUSARIUM

SOLANI.................................................................................................................. 43
4.7.1.

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của nấm Fusarium solani trên

môi trường PDA................................................................................................ 43
4.7.2.

Ảnh hưởng của pH đến sự phát triển của nấm Fusarium solani trên môi

trường PDA......................................................................................................... 45
4.7.3.

Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sự phát triển của nấm

Fusarium solani
4.8.1.

46


Kết quả ức chế nấm Fusarium solani bằng nấm Trichoderma sp. trong

phòng thí nghiệm.............................................................................................. 48
4.8.2.

Khảo sát hiệu lực đối kháng của nấm Trichoderma sp. đối với Fusarium

solani trong điều kiện chậu vại.................................................................. 51
4.8.3.

Khảo sát và ứng dụng khả năng đối kháng của chế phẩm Trichoderma

đối với nấm Fusarium solani trong phòng trừ ngoài đồng ruộng
.................................................................................................................................. 52

4.9.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CHẾ PHẨM
TRICHODERMA ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY LẠC TẠI
HUYỆN LƯƠNG TÀI, TỈNH BẮC NINH..................................................... 56

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................59
5.1.

KẾT LUẬN............................................................................................................ 59

5.2.

ĐỀ NGHỊ................................................................................................................ 60


TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 61

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CS

Cộng sự

CT

Công thức

ĐC

Đối chứng

FAOSTAT

Dữ liệu trực tuyến của tổ chức nông

lương thế giới
HLĐK


Hiệu lực đối kháng

HLUC

Hiệu lực ức chế

MĐPB

Mức độ phổ biến

TLB

Tỉ lệ bệnh

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc trên thế giới (2013-2014)
4

Bảng 2.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc của Việt Nam (2005-2015).........5
Bảng 4.1. Kết quả thu thập các mẫu thối thân cây lạc......................................34
Bảng 4.2. Kết quả giải trình tự và tìm kiếm các chuỗi gần gũi trên ngân hàng
gene (GenBank).............................................................................................. 35
Bảng 4.3. Diễn biến bệnh thối thân lạc (Fusarium solani) vụ xuân năm 2016 tại
Bắc Ninh............................................................................................................ 36
Bảng 4.4. Diễn biến bệnh thối thân lạc trên chân đất khác nhau vụ xuân năm
2016 tại huyện Lương Tài, Bắc Ninh................................................... 37
Bảng 4.5. Đặc điểm tản nấm gây bệnh thối thân cây lạc trên môi trường PDA 39

Bảng 4.6. Kích thước quả thể, túi bào tử, bào tử túi và bào tử phân sinh nấm
Fusarium solani.............................................................................................. 40
Bảng 4.7. Kết quả lây bệnh thối thân lạc trên một số giống lạc...................41
Bảng 4.8. Lây bệnh trên một số ký chủ khác........................................................42
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của nấm Fusarium solani
trên môi trường PDA................................................................................... 44
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của pH đến phát triển của nấm Fusarium solani trên

môi trường PDA

46

Bảng 4.11. Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sự phát triển của nấm

Fusarium solani.............................................................................................. 47
Bảng 4.12. Hiệu lực ức chế của nấm Trichoderma sp. đối với nấm
Fusarium solani trên môi trường PDA 49
Bảng 4.13. Hiệu lực đối kháng của nấm Trichoderma sp. đối với nấm Fusarium

solani trong điều kiện chậu vại............................................................... 51
Bảng 4.14. Kết quả thử nghiệm phòng trừ bệnh thối thân lạc (giống L14) trong vụ

xuân năm 2016 tại xã Lai Hạ, huyện Lương Tài – Bắc Ninh bằng chế

phẩm Trichoderma........................................................................................ 53
Bảng 4.15. Hiệu lực của chế phẩm Trichoderma đối với bệnh thối thân cây lạc tại

xã Lai Hạ, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh......................................55
Bảng 4.16. Ảnh hưởng của chế phẩm Trichoderma đến sự phát triển của cây lạc


tại Lương Tài – Bắc Ninh........................................................................... 57

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Fusarium solani................................................................................................ 8
Hình 4.1. Triệu chứng bệnh thối thân cây lạc......................................................33
Hình 4.2. Thu thập mẫu bệnh....................................................................................... 34
Hình 4.3. Phân lập nấm gây bệnh thối thân lạc................................................... 35
Hình 4.4. Diễn biến bệnh thối thân cây lạc vụ xuân năm 2016 tại Bắc Ninh.....37
Hình 4.5. Diễn biến bệnh thối thân trên lạc L14 trong vụ xuân năm 2016 tại
xã Lai Hạ, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh......................................38
Hình 4.6. Đặc điểm tản nấm trên mơi trường PDA,........................................... 39
Hình 4.7. Giai đoạn hữu tính và vơ tính nấm Fusarium solani.....................40
Hình 4.8. Lây bệnh trên một số ký chủ....................................................................43
Hình 4.9. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của nấm Fusarium solani
sau 5 ngày ni cấy trên mơi trường PDA........................................45
Hình 4.10. Sự phát triển của nấm Fusarium solani ở các pH khác nhau
sau 7 ngày ni cấy..................................................................................... 46
Hình 4.11. Ảnh hưởng của các mơi trường sau 5 ngày ni cấy................47
Hình 4.12. Tản nấm Fusarium solani nuôi cấy trên các môi trường WA, PDA,

PCA, PSA........................................................................................................... 48
Hình 4.13. Hiệu lực đối kháng của nấm Trichoderma sp. với nấm Fusarium

solani trên môi trường PDA..................................................................... 50
Hình 4.14. Hiệu lực đối kháng của nấm Trichoderma sp. đối với nấm

Fusarium solani............................................................................................. 52

Hình 4.15. Diễn biến bệnh thối thân lạc (giống L14) trong vụ xuân năm 2016 tại

xã Lai Hạ, huyện Lương Tài – Bắc Ninh.............................................53
Hình 4.16. Điều tra diễn biến bệnh thối thân lạc..................................................55
Hình 4.17. Thí nghiệm phịng trừ bệnh thối thân bằng chế phẩm Trichoderma

ngồi đồng ruộng.......................................................................................... 56
Hình 4.18. Ảnh hưởng của chế phẩm Trichoderma đến sự phát triển của cây lạc

tại huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.....................................................58

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Mai Anh
Tên Luận văn: Nghiên cứu bệnh thối thân lạc (Fusarium solani) tại
Lương Tài, Bắc Ninh năm 2016-2017.
Ngành: Bảo vệ thực vật

Mã số: 60.62.01.12

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp
Việt Nam Mục đích nghiên cứu
Điều tra diễn biến bệnh thối thân lạc năm 2016 tại Lương Tài – Bắc Ninh. Xác
định đặc điểm hình thái, sinh học và phân tử của nguyên nhân gây bệnh thối thân
lạc và thử nghiệm phòng trừ bệnh bằng nấm đối kháng Trichoderma sp.

Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, bệnh thối thân lạc được thu thập ở các cánh đồng trồng lạc

của tỉnh Bắc Ninh. Nấm được phân lập bằng cách cấy đơn bào tử trên mơi trường WA, sau
đó cấy chuyển sang mơi trường PDA. DNA của nấm được chiết xuất bằng CTAB. Cặp mồi
chung ITS4 và ITS5 (White et al., 1990) được dùng để khuếch đại vùng ITS (Internal
Transcribed Spacer). Thí nghiệm đồng ruộng sử dụng chế phẩm Trichoderma để phòng trừ
bệnh, thí nghiệm được thực hiện ở huyện Lương tài, tỉnh Bắc Ninh.

Kết quả chính và kết luận
1.

Bệnh thối thân lạc (Fusarium solani) xuất hiện và gây hại phổ

biến ở các vùng trồng lạc của huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. Triệu
chứng là phần thân bị thâm nâu, cây héo rũ.
2.

Nấm gây bệnh được xác định là Fusarium solani dựa vào các đặc điểm

hình thái trên mơi trường PDA và trình tự vùng rDNA – ITS của nấm.

3.

o

Nấm Fusarium solani phát triển tốt ở phạm vi nhiệt độ 25 - 30 C, pH 6 -

7 và môi trường PDA, PCA, đường kính tản nấm là 90 mm sau 5 ngày ni cấy.

4.

Trong phịng thí nghiệm hiệu lực ức chế của nấm Trichoderma


sp. đối với nấm Fusarium solani cao nhất khi cấy trước 24 giờ.
5.

Các thí nghiệm ngồi đồng ruộng khi kết hợp chế phẩm Trichoderma với

phân chuồng hoai mục giúp giảm tỷ lệ bệnh và tăng năng suất lạc, cây phát triển tốt.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Mai Anh
Thesis title: Study on stem rot disease caused by Fusarium solani in
Luong Tai, Bac Ninh in 2016-2017
Major: Plant Protection

Code: 60.62.01.12

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)

Research Objectives:
To identify the causative agent of the stem rot disease of groundnut
and investigate the ability of biocontrol of this disease.
Materials and Methods
In this study, groundnut showed clear stem rot was collected from different
fields in Bac Ninh. The fungus was isolated using WA by single spore culture, and
then transferred to PDA. Fungal DNA was extracted using CTAB method. Two
primers, ITS4 and ITS5 (White et al. 1990), were used to amplify the complete ITS
(Internal Transcribed Spacer) region. Field experiment using Trichoderma product

to control the disease was carried out in Luong Tai district.

Main findings and conclusions
1.
The groundnut stem rot disease appeared widespread in the
groundnut fields in Luong Tai district – Bac Ninh province. The
symptoms included the brow taproot, wilt groundnut plants.
2.

This study was identified for the first time the ITS sequence of two

groundnut stem rot fungus isolates collected from Luong Tai district, Bac Ninh
province. The ITS sequences of the two isolates were identical and shared
highly sequence identical (100%) with the Fusarium solani available GenBank.
o

3.
Fusarium solani grown well at 25 - 30 C, pH 6 - 7 and PDA, PCA
media, the mycelial was 90mm after 5 days of culturing.
4.

In vitro, Trichoderma sp. showed a strong inhibition against growth of F.

solani.
5.
Field experiments showed that product of Trichoderma combined
with organic fertilizer could reduce disease incidence of stem rot and
enhancement of groundnut growth. To our knowledge, this is first report
of stem rot disease of groundnut caused by Fusarium solani.


x


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây lạc (Arachis hypogaea L.) thuộc cây họ đậu (Fabaceae) có giá
trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, là cây công nghiệp ngắn ngày đứng
thứ 2 trong các cây lấy dầu thực vật. Với nguồn gốc xuất phát từ Nam
Mỹ, hiện nay cây lạc được trồng trên 100 quốc gia thuộc cả 6 Châu lục.
Do đặc tính thích ứng nhanh với điều kiện nhiệt đới và các vùng khí hậu
ẩm nên hiện nay cây lạc được trồng ở nhiều nơi, chủ yếu là các vùng ÁPhi như Ấn Độ, Trung Quốc, Indonexia, Malayxia, Nigeria...

Theo số liệu thống kê của FAOSTAT, từ năm 2012 - 2013 diện
tích trồng lạc trên thế giới đạt từ 24 - 25 triệu ha, năng suất từ 1.6 1.7 tấn/ha và sản lượng dao động từ 40 - 45 triệu tấn/năm.


Việt Nam lạc là một trong những cây họ đậu quan trọng, được trồng

phổ biến ở hầu hết các tỉnh trong nước. Sở dĩ như vậy vì cây lạc là cây trồng
khơng địi hỏi cao về kỹ thuật và đầu tư. Đồng thời lạc đem lại hiệu quả kinh tế
cao nhờ khả năng cải tạo và nâng cao độ phì của đất, tăng năng suất cây trồng
khác. Trong hơn 100 quốc gia trồng lạc trên thế giới, Việt Nam đứng thứ 10 về
diện tích và trong 25 nước trồng lạc ở Châu Á, Việt Nam đứng thứ 5 về diện tích
gieo trồng sau Ấn Độ, Trung Quốc, Myanma và Indonesia (FAOSTAT, 2016).
Lạc là thực phẩm giàu dinh dưỡng có chứa lipit (40-60%), protein (2634%), gluxit (6-22%), chất xơ (2-4,5%), vitamin P và nhiều loại vitamin có giá trị
khác bổ sung cho con người. Đối với ngành công nghiệp chế biến, lạc là nguồn
nguyên liệu quan trọng để chế biến ra các sản phẩm có giá trị như: dầu ăn, khô
dầu lạc, bánh kẹo, thức ăn chăn nuôi nhất là thức ăn cao đạm. Đối với sản xuất
nơng nghiệp, vai trị của cây lạc trong hệ thống nông nghiệp tại vùng nhiệt đới
ngày càng được khẳng định. Việc đưa cây lạc vào sản xuất với vai trò cây trồng

chủ lực là yếu tố đảm bảo sự phát triển bền vững sinh thái nông nghiệp và phát
triển kinh tế. Lạc là cây trồng có vai trị cải tạo đất quan trọng trong hệ thống
canh tác đa canh của nước ta. Rễ lạc có khả năng đồng hóa nitơ tự do trong
khơng khí thành dạng đạm sinh học mà cây trồng có thể dễ dàng sử dụng như
hệ vi khuẩn nốt sần Rhizobium vigna sống cộng sinh trong rễ.

1


Do có ý nghĩa nhiều mặt như vậy nên cây lạc ngày càng được chú ý hơn
trong cơ cấu chuyển đổi cây trồng ở Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng.
Trong q trình sinh trưởng phát triển của cây lạc, một số loài nấm gây hại vùng rễ,
đặc biệt là các loài nấm như: Fusarium solani, Sclerotium rolfsii, Rhiroctonia solani
vv... Làm giảm năng suất cây trồng. Để phòng trừ các bệnh trên ngoài biện pháp
giống, kỹ thuật canh tác và một số biện pháp khác thì biện pháp hóa học được sử
dụng chủ yếu và có những thành công đáng kể song hậu quả của việc sử dụng lâu
dài với khối lượng lớn thuốc hóa học, nhất là tình trạng lạm dụng thuốc hóa học
của người nơng dân hiện nay đã dẫn đến những mặt tiêu cực của thuốc hóa học
như: để lại dư lượng thuốc lớn lưu tồn trong nơng sản, làm ơ nhiễm khơng khí,
nguồn nước, đất đai, làm giảm nguồn vi sinh vật có ích trong đất, gây

ô nhiễm môi trường.… Do vậy, việc nghiên cứu các bệnh nấm có nguồn
gốc trong đất, xác định rõ nguyên nhân gây bệnh, các đặc điểm hình thái,
đặc điểm sinh học, sinh thái của một số nấm có nguồn gốc trong đất và thử
nghiệm các chế phẩm sinh học phịng trừ có hiệu quả các bệnh có nguồn
gốc trong đất đang được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.

Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự đồng ý của Bộ môn Bệnh
cây, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, dưới sự hướng dẫn của TS.
Nguyễn Đức Huy chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu bệnh thối thân

lạc (Fusarium solani) tại Lương Tài, Bắc Ninh năm 2016-2017”.

1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Điều tra diễn biến bệnh thối thân lạc năm 2016 tại Lương Tài – Bắc Ninh. Xác
định đặc điểm hình thái, sinh học và phân tử của nguyên nhân gây bệnh thối thân
lạc và thử nghiệm phòng trừ bệnh bằng nấm đối kháng Trichoderma sp.

1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Điều tra diễn biến thối thân lạc do nấm Fusarium solani tại
huyện Lương Tài – tỉnh Bắc Ninh.
-

Phân lập nguyên nhân gây bệnh, xác định và nghiên cứu đặc điểm hình

thái, sinh học của nấm bệnh Fusarium solani hại vùng rễ cây lạc tại Bắc Ninh.

Khảo sát hiệu lực ức chế của nấm Trichoderma sp. đối với nấm
Fusarium solani trong phịng thí nghiệm và nhà lưới.
-

Khảo sát hiệu lực phòng trừ nấm Fusarium solani hại vùng rễ cây lạc bằng

nấm đối kháng Trichoderma sp. trên đồng ruộng tại Lương Tài – Bắc Ninh.

2


1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.4.1.Ý nghĩa khoa học
Bổ sung các dẫn liệu khoa học về đặc điểm hình thái, sinh học

và phân tử của nguyên nhân gây bệnh thối thân trên lạc (Fusarium
solani) tại Lương Tài – Bắc Ninh.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài đóng góp vào phịng trừ bệnh thối thân lạc sử
dụng chế phẩm sinh học chứa nấm đối kháng Trichoderma sp. ở Bắc Ninh.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LẠC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.1.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới
Cây lạc đứng thứ hai sau cây đậu tương trong số các cây trồng lấy
dầu thực vật (cả về diện tích và sản lượng) và được trồng rộng rãi ở hơn
100 quốc gia trên thế giới. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Nông Lương
liên hợp quốc (FAOSTAT, 2016), các nước có sản lượng lạc lớn nhất trong
niên vụ 2013-2014 là Trung Quốc, Ấn Độ, Nigeria và Mỹ (bảng 2.1).
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc trên thế giới (2013-2014)

TT

Tên nước
1
2
3
4
5
6
7
8

9
10

Trung Quốc
Ấn Độ
Nigeria
Mỹ
Ăngola
Indonesia
Myanma
Việt Nam
Thái Lan
Thế giới

Năng suất lạc trung bình tồn thế giới giảm 1,728 tấn/ha (năm
2013) xuống 1,653 tấn/ha (năm 2014), song cũng không đồng đều
giữa các vùng lãnh thổ, vùng giảm nhiều, vùng giảm ít, thậm chí
nhiều nơi diện tích và năng suất lạc đều tăng như Nigeria và Ăngola.
Trong hai năm 2013- 2014 về sản lượng lạc, Trung Quốc là nước đứng
đầu với 16,97 triệu tấn (năm 2013) và 15,71 triệu tấn (năm 2014), tiếp theo là Ấn
Độ với 9,47 triệu tấn (năm 2013) và 6,56 triệu tấn (năm 2014) và Việt Nam đứng
thứ 12 với sản lượng đạt 0,45 triệu tấn (năm 2014) (FAOSTAT, 2016).

2.1.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam
Sản xuất lạc ở nước ta được phân bố đều ở hầu hết các vùng sinh thái nông

4


nghiệp với diện tích trồng lạc chiếm khoảng 28% diện tích trồng cây

cơng nghiệp hàng năm (gồm đay, cói, mía, lạc, đậu tương và thuốc
lá), tập trung ở các vùng chủ yếu như Duyên hải Nam Trung Bộ, vùng
Đồng bằng sơng Hồng, vùng Trung du và miền núi phía Bắc, vùng
Bắc Trung Bộ. Các vùng khác có diện tích trồng lạc thấp hơn.
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc của Việt Nam (2005-2015)

Năm
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
Nguồn: Tổng cục thống kê (2016)

Theo số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam (2016) cho thấy, trong
vòng 10 năm qua (2005-2015). Mặc dù diện tích giảm từ 269,6 nghìn ha (năm
2005) xuống cịn 200,0 nghìn ha (năm 2015) nhưng sản xuất lạc ở Việt Nam
đã có những bước chuyển biến tích cực về năng suất từ 1,81 tấn/ha (năm
2005) tăng lên 2,26 tấn/ha (năm 2015). Sản lượng giảm từ 489,3 nghìn tấn
(năm 2005) xuống 451,8 nghìn tấn (năm 2015). Năm 2013, năng suất lạc bình
quân cả nước đạt cao nhất là 2,27 tấn/ha. Sản lượng lạc của cả nước đạt
cao nhất vào năm 2008 với 530,2 nghìn tấn (Tổng cục Thống kê, 2016).

2.2. NẤM FUSARIUM

Trên thế giới có khoảng 90% các loại cây lương thực, thực phẩm như lúa mì,
ngơ, lúa, lạc, đậu tương và các loại đậu đỗ khác được sử dụng và nhân giống dưới
dạng hạt. Cũng như trên cây, hạt giống cũng chịu nhiều ảnh hưởng của các loại
bệnh hại, trong đó tập đồn bệnh gây hại và truyền qua hạt giống đóng vai trị quan
trọng, chúng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như nấm, vi khuẩn, virus, tuyến
trùng,...(Rouf Mian, 2009). Bệnh hại có thể làm xáo trộn cấu trúc,

5


chức năng sống trong cây bệnh, đồng thời cùng một nguyên nhân gây bệnh có
thể gây bệnh cho rất nhiều loại cây trồng khác nhau, do vậy việc xác định chính
xác nguyên nhân gây bệnh cho cây là yếu tố quan trọng trong công tác ngành
bảo vệ thực vật và kiểm dịch thực vật ở mỗi nước trên toàn thế giới.
Theo Lester et al. (2001) cho rằng “Nấm là một trong những nguyên nhân
gây ra nhiều loại bệnh hại trên nhiều loại cây trồng, có khoảng 100 nghìn lồi nấm
đã được miêu tả trong đó có trên 8 nghìn lồi là nguồn gây bệnh hại cây trồng vì
thế cịn rất nhiều loài chưa được quan tâm và nghiên cứu. Nguồn nấm tồn tại trên
các tàn dư cây trồng, trong đất, trong khơng khí, trong nước, trên quả, hạt hay
trong các dụng cụ bảo quản bởi chúng sống không phụ thuộc vào ánh sáng, chúng
có thể tồn tại và phát triển trong bóng tối giống như ngồi ánh sáng”.

Việc canh tác cây trồng thường phải đối phó với nhiều lồi gây hại,
trong đó có bệnh phát sinh từ đất (soilborne diseases) là các đối tượng
quan trọng, làm tăng chi phí sản xuất, gây thất thu năng suất, đồng thời còn
làm giảm chất lượng và giá trị nông sản. Trong các loại bệnh trong đất,
Fusarium là một trong những chi nấm gây nhiều thiệt hại trên diện rộng và
ảnh hưởng nhiều đến năng suất cây trồng (Agrios, 2005).
Chi Fusarium phân bố rộng rãi khắp các vùng đất canh tác ở nhiệt đới và
bán nhiệt đới. Chi này đã được Leslie and Summerell (2006) phân loại đến 70 loài,

gây nhiều tổn thất lớn cho ngành rau màu và hoa trên thế giới (Agrios, 2005).

Trong chi Fusarium, 3 loài F. oxysporum, F. solani và F. moniliforme
được xem là quan trọng nhất do khả năng phân bố rộng và mức độ gây hại của
chúng đến cây trồng (Agrios, 2005). Cả 3 loài này đều hiện diện phổ biến ở Việt
Nam, trong đó F. oxysporum thường gây hại trên các loại rau cải, chuối,....
F. solani lại tấn công các loại cây màu như: khoai tây, lạc, đậu tương, hồ tiêu và
cây ăn trái..., còn F. moniliforme làm thiệt hại cho lúa, bắp, mía..., trong đó bệnh
lúa von gây thiệt hại nghiêm trọng cho các vùng trồng lúa ở Châu Á (Ou, 1985).
Các loài nấm Fusarium sp. đã được nghiên cứu từ khoảng đầu thế kỷ XIX.
Đến nay đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về nấm Fusarium đã được cơng bố
và có ý nghĩa lớn trong sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Đây là loại nấm có
thành phần rất phong phú và đa dạng, trong đó sự biến động của một số lồi phụ
thuộc cơ bản vào đặc điểm khí hậu ở các vùng khác nhau trên thế giới. Loài nấm
này gây hại nhiều loại cây trồng trên tất cả các bộ phận đặc biệt bộ phận

6


gốc, rễ của cây. Có 17 lồi Fusarium đã được phân lập từ đất trồng lạc, nhưng
chỉ 6 trong số 17 loài gây bệnh cho lạc (KoKalis – Bureller et al., 1997).

2.2.1. Đặc điểm hình thái và phân bố
Nấm Fusarium thuộc ngành Nấm (Mycota), lớp nấm Bất Toàn
(Dcuteromycetes), bộ nấm Bơng (Moniliales), họ Tuberculariaccae,
chi Fusarium. Giai đoạn hữu tính hầu hết đều thuộc chi Gibberella,
một số loài thuộc chi Nectria.
Nấm Fusarium solani phân bố trên toàn thế giới, đặc biệt chiếm ưu thế ở
vùng ôn đới, nhiệt đới. Ở 15oC bệnh xảy ra nghiêm trọng trên rễ cây đậu tương,
biểu hiện triệu chứng rõ nhất khi nhiệt độ 22-24 oC. Ở Mỹ nấm Fusarium solani gây

thiệt hại đáng kể cho sản xuất khoai tây ở Mỹ nhưng dường như có tầm quan trọng
hạn chế trong khu vực Châu Âu và Địa Trung Hải. Triệu chứng thối thân trên cây họ
đậu do Fusarium solani đã được báo cáo trong nhiều năm ở Châu Âu và Bắc Mỹ là
yếu tố gây thiệt hại lớn về năng suất, kinh tế cho sản xuất cây trồng họ đậu. Thối
thân lạc (Fusarium solani) được phát hiện lần đầu tiên tại Cordoba vào năm 1992
(March and Marinelli, 1998), hiện nay chúng xuất hiện phổ biến ở các vùng trồng lạc
của Argentina. Thối thân cũng đã được báo cáo ở Indonesia, Pakistan, Ai Cập và Úc
(Widodo and Budiarti, 2009; Zaman and Ahmed, 2012).
Fusarium tồn tại trong đất và trên tàn dư thực vật, bào tử hậu được sinh ra

ở dạng chuỗi hoặc đơn lẻ có khả năng tồn tại lâu dài. Tản nấm có màu
trắng kem, sợi nấm đa bào mảnh và xốp, có thể hình thành nhiều bào tử
phân sinh khi có mặt của giọt nước (Vũ Triệu Mân và cs., 2007).

Khuẩn lạc của Fusarium thường có sợi mịn, sợi nấm màu kem
hay trắng, nhầy, trong, có vách ngăn, sản sinh các loại bào tử gồm
bào tử nhỏ (khi gặp điều kiện thống khí), bào tử lớn (hình thuyền) và
bào tử hậu (hiện diện tùy lồi và mơi trường) (Seifert, 1996).
Nấm Fusarium solani có 3 dạng bào tử thường thấy là bào tử lớn, bào tử
nhỏ và bào tử hậu. Kích thước bào tử nhỏ của F. solani là 18,1 x 4,0 µm, bào tử
lớn có 3-5 vách ngăn có kích thước trung bình là 29,4 x 3,9 µm (Barreto et al.,
o

2003), bào tử hậu nấm F. solani hình thành ở nhiệt độ 30 C (Li ShuXian et al.,

1998) và được kích thích hình thành bởi các chất chiết xuất từ củ
o

hành tây (Allium spp.) ở nhiệt độ 35 C và độ pH 6-7 (Sood, 1996).
Trên môi trường CLA, bào tử lớn của nấm Fusarium solani thẳng đến

cong một chút có từ 3-7 vách ngăn đầu trịn, có màu kem đơi khi có màu xanh

7


nhưng ít thấy hoặc khối bào tử màu xanh lá cây. Bào tử nhỏ có hình ovan
hoặc elip có 1 vách ngăn. Một số mẫu phân lập là đồng tản có thể tạo ra
nhiều quả thể màu đỏ hoặc màu cam. Bào tử hậu thường xuất hiện nhiều
thành từng cặp trong sợi nấm và xung quanh môi trường thạch.
Trên PDA, F. solani có tản nấm màu trắng kem. Bào tử nhiều có màu
kem, màu xanh hoặc màu xanh lá cây. Bào tử lớn có màu kem, khối bào tử màu
xanh hoặc xanh lá cây phổ biến trên miếng lá cẩm chướng và trong môi trường
thạch, bào tử thẳng và tương đối lớn, có từ 5 - 7 vách ngăn. Bào tử nhỏ có hình
ovan hoặc elip đơi khi có hình thoi có 1 vách ngăn đơi khi có 2 vách ngăn. Bào
tử hậu hình thành nhiều và nhanh chóng thường từ 2 - 4 tuần trên mơi trường
CLA. Hình thành trong sợi nấm hoặc được hình thành trên cành bên thường
mọc đơn lẻ hoặc thành cặp đôi khi mọc thành chuỗi ngắn, bào tử hậu có hình
cầu, hình bầu dục hoặc hình ovan (Leslie and Summerell, 2006).

Nguồn: Leslie J. F. and Summerell B. A. (2006)

Hình 2.1. Fusarium solani
Ghi chú: A-B: Bào tử lớn, C-D: Bào tử nhỏ, E-G: bào tử đính trên mơi trường CLA (A-D: bar= 25

E: Khung tỷ lệ = 100

m;

m; F-G: Khung tỷ lệ = 50 m)


2.2.2. Phân loại
Năm 1983, Nelson et al. đã mô tả được 40 loài khác nhau thuộc chi
Fusarium, nhưng nhược điểm của cách phân loại này là một số lồi mơ tả vẫn chưa
được hiểu rõ vì ít phổ biến trong tự nhiên (Seifert, 1996). Agrios (2005) cho

8


biết việc phân loại các lồi thuộc chi Fusarium cịn gặp nhiều khó khăn do
Fusarium có nhiều phụ lồi (formae specialis), chẳng hạn F. oxysporum (khơng
có sinh sản hữu tính) có hơn 120 f.sp. khác nhau. Mặt khác, nhiều lồi lại có cả
hình thức sinh sản vơ tính và hữu tính. Hình dạng của bào tử là một chỉ tiêu
giúp phân biệt chính xác các lồi thuộc chi Fusarium (Seifert, 1996).

2.2.3. Điều kiện và khả năng gây hại của Fusarium
Fusarium thường gây hại bằng cách xâm nhiễm vào rễ cây trồng thơng qua
lớp biểu bì đã bị tổn thương hoặc kết hợp với các mầm bệnh thứ yếu khác để tấn
công vào bên trong rễ cây. Sau khi xâm nhiễm, chúng bắt đầu tấn công mạnh vào
mạch nhựa, tiết ra độc tố và cellulase làm hư hỏng mạch nhựa và phá hủy vách tế
bào bên ngồi của mạch gỗ. Vì vậy, dù khi bị nấm gây hại vẫn còn chừa lại lignin
nhưng cũng làm cây bắp bị đổ ngã (Agrios, 2005). Khi rễ cây bị hại thì tính thẩm
thấu của vách tế bào bị phá vỡ, khả năng hấp thu nước và muối khoáng của rễ bị
suy yếu làm cho rễ cây phát triển chậm lại, thậm chí ngừng phát triển.

Điều kiện thuận lợi để lồi F. solani tấn cơng và xâm nhiễm vào cây trồng
là khi rễ và thân cây bị tổn thương, đất bị úng nước và bón phân dư thừa quá
nhiều, các yếu tố về hệ vi sinh vật có trong đất, ẩm độ đất, nhiệt độ tối ưu cho
o

o


o

nấm Fusarium sp. phát triển là 27-30 C, tối đa là 36-40 C và tối thiểu là 7-8 C,
o

nhưng nhiệt độ thích hợp cho sự xâm nhiễm là 35 C (Ou, 1985).
Tuyến trùng cũng là nhân tố mở đường cho sự tấn công của Fusarium
solani lên cây trồng. Khi ký sinh vào rễ, tuyến trùng sẽ tạo cửa ngõ cho các loại
nấm trong đất như Fusarium và Verticillium xâm nhập vào. Do đó, những vườn cây
có mật độ tuyến trùng càng cao thì khả năng cây trồng mắc bệnh do Fusarium
solani càng nghiêm trọng. Rễ cây bị ngập úng làm rễ suy yếu hoặc do tuyến trùng
chích hút tạo vết thương và từ đó Fusarium solani tấn cơng vào chóp rễ và làm thối
rễ. Khi nước lên cao, gây ngập úng, rễ cây phải hô hấp trong điều kiện yếm khí
thường sản sinh ra nhiều polyphenol. Chất này làm cho tế bào của các rễ non bị
chết đi. Những nơi có tế bào của rễ bị chết sẽ là nơi xâm nhập của Fusarium solani.
Trong quá trình phát triển bên trong rễ cây đã bị nấm xâm nhập vào, Fusarium
solani tiết ra các chất độc làm mạch gỗ của rễ và thân cây mất tính trương nước và
xẹp lại, ngăn cản nước và muối khoáng lên cung cấp cho lá. Lá thiếu nước nên héo
rũ. Bên cạnh đó, đất thiếu dinh dưỡng nên chua hơn tạo điều kiện thuận lợi cho
nấm Fusarium solani phát triển nhanh hơn.

Fusarium có khả năng bảo tồn lâu trong đất. Hầu hết đất canh tác đều có

9


4

5


chứa từ 10 – 10 bào tử/g đất các loài Fusarium roseum, Fusarium solani,
Fusarium oxysporum (Cook and Baker, 1989). Bên cạnh đó sự phức tạp của
hệ thống đất và sự biến đổi gen của chi Fusarium cũng như khả năng hình
thành bào tử hậu, có thể tồn tại trong một khoảng thời gian dài trong đất
làm cho các bệnh gây ra bởi các loại nấm khó phịng trừ. Tại Brazil, người
ta thường trồng liên tục một loại cây trong cùng một khu vực do vậy tạo
điều kiện cho nấm bệnh phát triển và gây hại.
Nấm Fusarium solani gây hại từ khi cây con có 1 lá thật đến khi thu
hoạch. Cây con bị nhiễm bệnh sẽ bị ức chế sinh trưởng, chóp rễ bị hóa nâu
dẫn đến bị thối khơ do Fusarium solani (KoKalis – Bureller et al., 1997).
Fusarium là loại nấm hiện diện khắp nơi trên thế giới, gây bệnh quan trọng
trên nhiều loại cây trồng như cây họ đậu, họ cam quýt, khoai tây, cà chua...
Nấm có thể gây hại ở tất cả các thời kỳ sinh trưởng của cây đặc biệt là thời kỳ cây
con các loài nấm Fusarium lan truyền chủ yếu nhờ nước (nước mưa, nước tưới),
gió, khơng khí, cây giống nhiễm bệnh, tàn dư cây bệnh, dụng cụ tiếp xúc...

các yếu tố môi trường như: pH, nhiệt độ, ẩm độ, dinh dưỡng,...là các
yếu tố ảnh hưởng rất quan trọng đến cả nấm có lợi cũng như nấm
gây hại (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 2001; Agrios, 2005).
Nấm Fusarium sp. tấn công chủ yếu vào bộ rễ (Agrios, 2005).
Đặc biệt, bệnh gây hại nặng nề trong điều kiện úng nước, dùng phân
bón quá nhiều hay rễ cây bị tổn thương (Olsen et al., 2000).
Bệnh thối thân trên cây đậu đỗ và dưa chuột do Fusarium solani gây ra
thường xuất hiện một lớp nấm màu trắng hồng khi gặp thời tiết ẩm ướt, bào tử
nấm phân sinh có hai dạng, dạng bào tử nhỏ hình trứng, đơn bào và bào tử lớn
hình cong lưỡi liềm, đa bào (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 2001). Khi bị
Fusarium xâm nhiễm, các cây họ đậu đã phản ứng tạo ra các phytolexin,
kievitin, phaseollidin và pisatin để giải độc (Smith et al., 1981; Kuhn and Smith,
1979). Ở đậu Hà Lan và cô – ve, cây đậu sẽ tiết ra các Flavanoids kích thích sự

nảy mầm của bào tử. Một số lồi vi khuẩn vùng rễ của đậu cơ – ve cũng có khả
năng tích tụ các Flavanoid này làm tăng khả năng xâm nhiễm bệnh của nấm.

2.2.4. Độc tố của Fusarium
Khi nấm Fusarium xâm nhiễm vào mô thực vật, chúng tiết ra fusarinic và
các độc tố fumonisin B1 và fumonisin B2 làm kiềm hãm hoạt động của hệ thống
enzyme và hoạt động hơ hấp, phá vỡ q trình trao đổi chất và tính thấm của

10


màng tế bào, đồng thời làm giảm sức đề kháng của cây (Vũ Triệu Mân
và Lê Lương Tề, 2001).
Agrios (2005) đã tổng kết rằng khi Fusarium xâm nhiễm vào cây,
chúng đã tiết ra enniatin (gặp ở F. avenacearum gây bệnh khoai tây) và
fusaric acid là các phytotoxin gây độc cho cây, đồng thời còn tiết ra các
mycotoxin là trichothecin và fumonisin gây hại cho động vật khi ăn phải.
Nhóm trichothecin phổ biến hơn, thường gặp ở các loài F. equiseti, F.
graminearum và F. sporotrichioides, độc tố của chúng hiện diện trong
nguồn thức ăn có khả năng gây hại cho nhóm động vật kể cả người. Nhóm
Fumonisin thường gặp ở các loài F. moniliforme, F. proliferatum, F.
anthophilum, F. dlamini và F. napiforme tạo độc tố gây hại cho lợn, ngựa,
chuột và có khả năng gây ung thư cho người (Sweeney and Dobson, 1999).

2.2.5. Ký chủ của nấm Fusarium sp.
Nấm Fusarium sp. gây hại nhiều ở cây họ đậu, họ cam quýt, khoai tây, cà
chua. Nấm Fusarium sp. gây hại ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây, nhưng
chủ yếu là thời kỳ cây con (Porter et al., 1984). Fusarium sp. là tác nhân gây bệnh
thối rễ nguy hiểm nhất trên diện rộng ở đậu, cà chua (Nelson et al., 1981). Nấm F.
solani gây vàng lá, thối rễ, thân trên các loài phong lan, gây thối rễ, quả trên họ bầu

bí, thối rễ, thân, gốc thân cây đậu, thối khơ củ khoai tây, thối rễ cam quýt, thối nõn
dứa. Nấm F. solani gây hại ở nhiều bộ phận của các loại cây trồng khác nhau, dựa
vào các bộ phận bị gây hại mà có các tên gọi bệnh khác nhau.

2.2.6. Biện pháp phịng trừ
Khơng giống những lồi ký sinh khác, ký sinh gây hại vùng rễ cây
trồng thường khó phát hiện và phòng trừ kịp thời, lý do là khi chúng ta phát
hiện triệu chứng thể hiện trên cây (héo, vàng lá,..) thì ký sinh tấn cơng và
hủy hoại một số cây ký chủ nằm phía dưới mặt đất, do đó việc phịng trừ
bệnh thường tốn kém nhưng khơng mang lại hiệu quả cao. Vì vậy phải kết
hợp nhiều biện pháp phòng trừ để mang lại hiệu quả kịp thời.

2.2.6.1. Biện pháp canh tác
Làm đất: Đất là nơi tồn lưu của nhiều mầm bệnh khác nhau. Do
đó, đất trở thành nguồn dự trữ và lây lan bệnh. Khi cày bừa chúng ta vùi
mầm bệnh xuống sâu dưới đất làm cho chúng chết hoặc khó khăn trong
hoạt động gây hại cho cây. Việc cày ải phơi đất trong một thời gian nhất
định trong năm có ảnh hưởng khá quan trọng đối với bệnh cây.

11


-

Luân canh: Luân canh giúp chúng ta cắt đứt nguồn lương thực của

một số ký chủ chun tính, nhờ đó làm giảm bớt sự nhân mật độ mầm
bệnh. Luân canh còn giúp những cây trồng lạ tiết ra những chất ức chế
mầm bệnh của hoa màu trồng trước đó, ngồi ra các chất tiết ra từ rễ cũng
có thể giúp kích thích sự phát triển của các vi sinh vật đối kháng trong đất.

-

Xen canh: Việc trồng cây xen canh dẫn đến giảm mật độ ký chủ trên đơn vị

diện tích, giảm bớt sự tiếp xúc của các rễ cây lẫn nhau. Giảm bớt sự lan truyền
mầm bệnh ở rễ và các mầm bệnh trong đất, thường được phân bố không đồng đều
và thường dưới dạng lưu tồn, khi chúng chuyển sang dạng hoạt động sẽ gây hại
cho cây trồng do sự tiếp xúc với rễ của ký chủ, hoặc do các chất từ rễ ký chủ tiết ra
kích thích. Do đó, khi xen canh sẽ làm giảm đáng kể tình trạng kích thích này, mầm
bệnh chỉ ở dưới dạng lưu tồn chứ khơng gây hại.

2.2.6.2. Biện pháp hóa học
Khi bệnh mới xuất hiện, có thể phịng trừ bằng các loại như: Copper
B, Kitanzin 50ND hoặc Validacin. Tuy nhiên việc xử lý đất thường rất tốn
kém và lâu dài sẽ có ảnh hưởng bất lợi đến sự cân bằng sinh thái.

2.2.6.3. Biện pháp sinh học
Phòng trừ sinh học là biện pháp thay thế biện pháp hóa học trong
phịng trừ bệnh cây khi sử dụng biện pháp hóa học khơng hiệu quả hay
không kinh tế. Tiềm năng sử dụng vi sinh vật vùng rễ để thay thế hoặc bổ
sung vào hóa chất diệt nấm đã được nhiều tác giả đã và đang nghiên cứu.

Hiện nay, trong tự nhiên tồn tại nhiều vi sinh vật đối kháng như:
Trichoderma, Gliocladium sp., Penicillium sp., Pseudomonas arguginos,...

2.3. NẤM TRICHODERMA
Sử dụng biện pháp sinh học để phịng trừ nhiều loại bệnh hại cây trồng nơng
nghiệp đã được ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Trong đó việc sử dụng
các vi sinh vật đối kháng để phòng trừ bệnh hại là một trong những hướng chính của
biện pháp sinh học. Theo Elad et al. (1980) thì hiện tượng đối kháng là rất phổ biến đối

với các vi sinh vật đất, chúng là các loài vi khuẩn, nấm đối kháng.

Theo Martin et al.,1985 khi nghiên cứu về vi sinh vật đất cho thấy loài
nấm Trichoderma viride là một trong những loài nấm đứng đầu của hệ sinh vật
đất có tính đối kháng. Loại nấm này có khả năng ức chế, cạnh tranh, tiêu diệt
được nhiều lồi nấm gây bệnh đặc biệt là nhóm nấm đất. Việc sử dụng chúng

12


cũng rất thuận tiện, có thể dùng xử lý hạt giống, bón vào đất, phun
lên cây hoặc nhúng rễ cây con vào dung dịch chứa bào tử nấm.
Người đầu tiên đề xuất sử dụng nấm đối kháng Trichoderma viride
để phòng trừ nguồn bệnh hại cây trồng là Weidling. Tác giả đã đề nghị
dùng nấm Trichoderma viride để trừ nấm hại Rhizoctonia sp. gây bệnh
lở thân cây con cam quýt. Từ đó các nghiên cứu về lồi nấm
Trichoderma viride để phịng trừ bệnh hại cây trồng đã được tiến hành ở
nhiều nước trên thế giới. Cho đến nay đã có khoảng trên 30 nước
nghiên cứu và sử dụng nấm Trichoderma viride để phòng trừ bệnh hại
cây trồng như Nga, Mỹ, Anh, Đức, Hungari, Ấn Độ, Thái Lan, Philippin.....
Việc nghiên cứu tính đối kháng, đặc biệt là tác động chọn lọc của
những chất đặc trưng do nấm Trichoderma viride tiết ra được nhiều nhà
khoa học quan tâm và tiến hành nghiên cứu nhằm giải thích cơ chế tác
động của nhóm nấm này đối với các sinh vật gây bệnh cho cây và sử
dụng chúng trong phòng chống bệnh hại cây trồng.
Nấm Trichoderma sp. là lồi nấm hoại sinh, nhưng chúng có khả năng ký
sinh trên nấm khác. Rất nhiều nghiên cứu về vi sinh vật đất đã cho thấy nấm
Trichoderma sp. là một trong những nhóm đứng đầu của vi sinh vật trong đất có
tính đối kháng và được nghiên cứu rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Việc nghiên
cứu tính đối kháng, đặc biệt là tác động chọn lọc của những chất đặc trưng do nấm

Trichoderma sp. tiết ra được nhiều nhà khoa học quan tâm và tiến hành nghiên cứu
nhằm giải thích cơ chế tác động của nhóm nấm này đối với các vi sinh vật gây
bệnh cho cây và sử dụng chúng trong phòng chống bệnh hại cây trồng.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng Trichoderma viride là lồi nấm hoại
sinh trong đất, trong q trình sống nó sản sinh ra các chất kháng sinh
làm ức chế, kìm hãm và tiêu diệt một số loài nấm gây bệnh tồn tại trong
đất. Bên cạnh đó, Trichoderma viride cịn đóng vai trị là phân vi sinh có
tác dụng kích thích sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng như: tăng
tỷ lệ nảy mầm, chiều dài thân, diện tích lá và tăng trọng lượng chất khô.

2.3.1. Đặc điểm sinh thái và sự phân bố
Trichoderma spp. thuộc ngành nấm Mycota, lớp nấm bất tồn
Deuteromycetes, bộ nấm bơng Moniliales, họ Moniliaceae, chi Trichoderma.
Nấm Trichoderma spp. có khu vực phân bố rất rộng, ở khắp nơi sống phổ

13


biến ở những vùng đất có ẩm độ cao và những nơi đất khơ ráo và tùy lồi mà
nó thích nghi với điều kiện khí hậu, đặc trưng là lồi sống hoại sinh, chúng hiện
diện khắp nơi trong đất, trên bề mặt rễ, trên vỏ cây mục nát. Ngoài ra, chúng
cịn có khả năng kí sinh trên nấm gây bệnh cho cây trồng (Cook and Baker,
1989). Trichoderma cũng thường hiện diện ở mức độ cao trên rễ cây trồng. Sự
hiện diện của nấm thường có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây
trồng. Khi quan sát hạch nấm hay chồi mầm của nhiều lồi nấm khác cũng có
thể tìm thấy các lồi Trichoderma (Klein and Eveleigh, 1998). Sự phân bố và
điều kiện mơi trường sống của các lồi Trichoderma có liên hệ mật thiết với
nhau. Trichoderma xuất hiện phổ biến trong đất tự nhiên, đất nông nghiệp và
trong các vật liệu hữu cơ như gỗ mục... (Harman, 2000).


Sợi nấm Trichoderma có tỷ lệ phân nhánh cao và phát triển nhanh
trong môi trường nuôi cấy. Bào tử của Trichoderma khơng có vách ngăn,
thường mọc thành chùm, lúc đầu có màu trắng sau chuyển sang màu xanh
(Cook and Baker, 1989). Bào tử nấm thường có hình bầu dục, kích thước (3
- 5) x (2 - 4)µm (dài/ngang

1,3), vách trơn láng hoặc sù sì.

Nấm Trichoderma có sợi nấm dạng bị lan, không màu hay sáng màu. Sợi
nấm sinh trưởng, phát triển thành những tảng nấm nhỏ dạng gối phẳng, có cành
bào tử đơn bào không màu. Cành bào tử phân nhánh và các nhánh này thường
mọc đối xứng nhau hoặc theo nhiều phía. Trên cành bào tử thường có cuống đính
bào tử. Cuống đính bào tử hình chai. Bào tử hình trịn hoặc hình trứng, sáng màu,
có cấu tạo đơn bào. Bào tử có vách dầy, trơn láng tuy nhiên có vài lồi
Trichoderma như Trichoderma viride bào tử có vách xù xì như có nhiều mụn cơm.
Tất cả các lồi Trichoderma đều có khả năng sinh bào tử hậu
(Chlamydospore). Bào tử hậu có hình cầu méo và ở dạng đơn bào, mặc dù cũng có
một số lồi có khả năng hình thành nên các bào tử hậu đa bào (Papavizas, 1985).

Kích thước bào tử thay đổi tùy loài phổ biến từ 3,0 - 4,0 µm. Đây là các
nấm đối kháng sống trong đất. Thường quan sát thấy nấm Trichoderma tồn tại
trong đất ở dạng sợi nấm hoặc bào tử. Bào tử có rất nhiều trong đất ẩm.
Trên cùng một mơi trường ni cấy, mỗi lồi Trichoderma có hình dạng
khuẩn lạc khác nhau. Đây là một trong những đặc điểm để nhận dạng và phân
biệt. Khuẩn lạc Trichoderma phát triển rất nhanh và thành thục trong vịng 5 - 7
o

ngày. Trên mơi trường PDA khi ủ ở nhiệt độ ở 25 C, khuẩn lạc nấm


14


×