Tải bản đầy đủ (.docx) (128 trang)

Luận văn thạc sĩ nâng cao chất lượng hoạt động của hội đồng nhân dân huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (838.21 KB, 128 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THÁI THÀNH

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG
CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN
CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN

Ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

60 34 01 02

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Quang Trung

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số
liệu, tư liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Những kết quả khoa học của luận văn chưa được công bố trong bất kỳ cơng trình nào.

Hà Nội, ngày tháng
Tác giả luận văn

Nguyễn Thái Thành


i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy giáo: TS. Trần Quang Trung - Người
hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này!
Với tình cảm chân thành, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo,
cô giáo đã tham gia quản lý, giảng dạy tơi trong q trình học tập tại Học viện Nông
nghiệp Việt Nam. Trân trọng cảm ơn Thường trực HĐND, các Ban HĐND huyện Chợ
Đồn và chuyên viên Văn phịng HĐND&UBND huyện Chợ Đồn đã nhiệt tình cung cấp
thông tin, số liệu và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình làm luận văn.

Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình tơi, bạn bè, những người
luôn sát cánh động viên, tạo điều kiện tốt nhất để tơi có thể hồn thành luận văn.

Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày
Tác giả luận văn

Nguyễn Thái Thành

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................................... 1
Lời cảm ơn....................................................................................................................................... ii
Mục lục.............................................................................................................................................. iii
Danh mục viết tắt........................................................................................................................... v
Trích yếu luận văn..................................................................................................................... viii

Thesis abstract............................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu............................................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................... 3

1.2.1. Mục tiêu chung............................................................................................................... 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................................................ 3
1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................... 3

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................ 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................................... 4
1.4.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài......................................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn...................................................................................... 5
2.1.

Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng hoạt động của hội đồng nhân dân

cấp huyện.......................................................................................................................... 5
2.1.1. Các vấn đề chung về Hội đồng nhân dân cấp huyện................................ 5
2.1.2. Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện

14

2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của HĐND huyện
17

2.2.

Cơ sở thực tiễn về hoạt động của HĐND huyện....................................... 19

2.2.1. Hệ thống các văn bản pháp luật về hoạt động của HĐND huyện .....19
2.2.2. Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND huyện của các
địa phương trong nước.......................................................................................... 20
2.2.3. Bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND huyện
Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn............................................................................................ 24
Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu....................................... 25
3.1.

Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu..................................................................... 25

3.1.1. Điều kiện tự nhiên....................................................................................................... 25

iii


3.1.2. Đặc điểm tổ chức hành chính.............................................................................. 27
3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội......................................................................................... 29
3.2.

Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 35


3.2.1. Cách tiếp cận và Khung phân tích của đề tài.............................................. 35
3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin........................................................................ 36
3.2.3. Phương pháp phân tích........................................................................................... 37
3.2.4.

Một số chỉ tiêu đánh giá.......................................................................................... 37

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận..................................................................... 39
4.1.

Thực trạng hoạt động của HĐND huyện Chợ Đồn................................... 39

4.1.1. Đặc điểm tổ chức hoạt động của HĐND huyện Chợ Đồn..................... 39
4.1.2. Kết quả thực hiện nhiệm vụ của HĐND huyện Chợ Đồn....................... 43
4.2.

Đánh giá chất lượng hoạt động của hội đồng nhân dân huyện Chợ Đồn 51

4.2.1. Chất lượng hoạt động bầu các chức danh................................................... 51
4.2.2. Chất lượng hoạt động ban hành nghị quyết................................................ 53
4.2.3. Chất lượng hoạt động giám sát.......................................................................... 55
4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của HĐND huyện Chợ

Đồn...................................................................................................................................... 61
4.3.1. Yếu tố chủ quan........................................................................................................... 61
4.3.2. Yếu tố khách quan...................................................................................................... 62
4.4.


Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND Chợ Đồn......63

4.4.1. Đối với hoạt động bầu các chức danh............................................................ 63
4.4.2. Đối với hoạt động ban hành nghị quyết......................................................... 65
4.4.3. Đối với hoạt động giám sát.................................................................................... 76
Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................... 85
5.1.

Kết luận............................................................................................................................. 85

5.2.

Kiến nghị.......................................................................................................................... 87

5.2.1. Kiến nghị đối với Đảng, Nhà nước.................................................................... 87
5.2.2. Kiến nghị với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội............................ 87
5.2.3. Kiến nghị đối với Chính phủ................................................................................. 87
5.2.4. Kiến nghị đối với HĐND tỉnh Bắc Kạn............................................................. 88
5.2.5. Kiến nghị đối với Tỉnh ủy, Huyện ủy................................................................. 88
Tài liệu tham khảo...................................................................................................................... 89
Phụ lục.............................................................................................................................................. 91

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt


GPMB

Giải phóng mặt bằng

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

KH

Kế hoạch

KH-XH

Kinh tế - xã hội

MTTQ

Mặt trận Tổ quốc

QH

Quốc hội

THCS


Trung học cở sở

THPT

Trung học phổ thông

TNHH

Trách nhiệm Hữu hạn

UBND

Uỷ ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Số liệu diện tích đất đai huyện Chợ Đồn............................................... 26
Bảng 3.2. Số liệu đơn vị hành chính huyện (thơn, bản), tình hình chi bộ, đảng
viên của huyện của Chợ Đồn....................................................................... 28
Bảng 3.3. Số liệu dân số huyện Chợ Đồn.................................................................... 31
Bảng 3.4. Số liệu dân số trong độ tuổi lao động huyện Chợ Đồn.................. 32
Bảng 4.1. Số lượng và cơ cấu đại biểu HĐND huyện........................................... 39
Bảng 4.2. Số lượng cán bộ thường trực HĐND huyện........................................ 41
Bảng 4.3. Số lượng các Ban của HĐND huyện và cán bộ phụ trách............41

Bảng 4.4. Các tổ đại biểu HĐND huyện theo đơn vị bầu cử.............................. 42
Bảng 4.5. Số liệu bộ máy giúp việc cho HĐND huyện.......................................... 43
Bảng 4.6. Số liệu bầu các chức danh của HĐND huyện...................................... 44
Bảng 4.7. Số liệu nghị quyết của HĐND huyện........................................................ 45
Bảng 4.8. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm của HĐND huyện.................................... 45
Bảng 4.9. Kết quả lấy ý kiến nhận xét của HĐND huyện..................................... 46
Bảng 4.10. Kết quả giám sát, khảo sát chuyên đề của HĐND huyện..............46
Bảng 4.11. Kết quả xử lý đơn thư đề nghị, tố cáo của HĐND huyện ..............47
Bảng 4.12. Kết quả tiếp xúc cử tri của HĐND huyện............................................... 48
Bảng 4.13. Hoạt động chất vấn tại kỳ họp của HĐND huyện............................... 49
Bảng 4.14. Kỳ họp của HĐND huyện................................................................................. 50
Bảng 4.15. Kết quả đánh giá chất lượng hoạt động bầu các chức danh của HĐND
huyện Chợ Đồn.................................................................................................... 52
Bảng 4.16. Kết quả đánh giá chất lượng hoạt động ban hành nghị quyết của
HĐND huyện Chợ Đồn..................................................................................... 54
Bảng 4.17. Kết quả đánh giá chất lượng hoạt động giám sát của HĐND huyện
Chợ Đồn................................................................................................................... 56
Bảng 4.18. Kết quả đánh giá chất lượng hoạt động tiếp xúc cử tri; hoạt động tiếp
nhận, xử lý kiến nghị, tố cáo của cử tri; hoạt động chất vấn của
HĐND huyện Chợ Đồn..................................................................................... 57

vi


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1. Khung phân tích của đề tài........................................................................... 36

vii



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thái Thành
Tên Luận văn: Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân
huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
Ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 60 34 01 02

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
1. Mục đích nghiên cứu
Việc đổi mới và kiện tồn hệ thống chính trị, từng bước xây dựng
và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là một yêu cầu
khách quan và cấp bách đặt ra trong quá trình tiếp tục đổi mới, hội nhập
quốc tế ngày càng sâu rộng của nước ta hiện nay.
Trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì
nhân dân, việc nhận thức và quyết định đúng đắn vị trí, vai trị của HĐND ở địa phương
có ý nghĩa hết sức quan trọng. Vị trí, vai trị của các cơ quan dân cử, trong đó có chất
lượng hoạt động của HĐND huyện Chợ Đồn nói riêng và HĐND tỉnh Bắc Kạn nói chung
trong việc thực thi quyền lực nhà nước hiện nay như thế nào là một thước đo quan
trọng, phản ánh yêu cầu phát huy dân chủ, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân ở địa
phương. Xuất phát từ vai trị quan trọng đấy, mục đích nghiên cứu đề tài nhằm phản ánh
thực trạng chất lượng hoạt động của HĐND huyện Chợ Đồn trong nhiệm kỳ 2011 - 2016
và năm đầu nhiệm kỳ 2016 - 2021, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng hoạt động của HĐND huyện, để từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển của địa
phương, của tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn hiện nay.

2. Nội dung, phương pháp nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt động của HĐND huyện
Chợ Đồn, trong đó gồm hoạt động bầu chức danh, hoạt động ban hành nghị quyết,
hoạt động giám sát và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến các hoạt động, từ đó làm

cơ sở cho việc đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND huyện
trong nhứng năm còn lại của nhiệm kỳ 2016 - 2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo.

Để nghiên cứu đề tài tác giả dùng các phương pháp:
Phương pháp thu thập thông tin (thông tin thứ cấp, thông tin
sơ cấp)

-

Phương pháp phân tích
+

Phương pháp thống kê mơ tả

+

Phương pháp phân tích so sánh

viii


+

Phương pháp đánh giá theo thang đo Likert

+

Phương pháp chuyên gia

3. Kết quả, kết luận

Trong nhiệm kỳ 2011 - 2016 và năm đầu nhiệm kỳ 2016 - 2021, Hội đồng nhân
dân huyện Chợ Đồn đã có sự cải tiến về nội dung, phương thức hoạt động, những
hoạt động của HĐND huyện đã góp phần vào sự phát triển tồn diện của huyện nhà
trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá xã hội, quốc phịng an ninh; thực hiện có hiệu quả
các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Các Nghị quyết
của HĐND huyện cơ bản phù hợp với điều kiện phát triển thực tế của địa phương.
Tuy nhiên, hoạt động của HĐND huyện vẫn còn có hạn chế như: Một số nghị quyết
của HĐND huyện tính khả thi chưa cao; hiệu lực, hiệu quả của hoạt động giám sát
cịn hạn chế, hình thức; việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của công dân chưa
được kịp thời, triệt để; hoạt động của thành viên các Ban HĐND huyện, các đại biểu
HĐND huyện chưa được duy trì thường xuyên, hiệu quả ..

Trước những tồn tại, hạn chế nêu trên, việc đổi mới, nâng cao chất
lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân huyện Chợ Đồn trong giai đoạn
hiện nay theo yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là vấn
đề bức thiết và có ý nghĩa quan trọng. Do đó, q trình nâng cao chất
lượng hoạt động cần thực hiện tốt và đồng bộ các giải pháp. Đó là:
Một là: Nâng cao chất lượng hoạt động bầu chức danh
Hai là: Nâng cao chất lượng hoạt động ban hành nghị quyết
Ba là: Nâng cao chất lượng hoạt động giám sát
Nếu thực hiện tốt và đồng bộ các giải pháp nêu trên thì HĐND
huyện Chợ Đồn sẽ thực sự là cơ quan đại biểu của nhân dân, đại diện
cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân./.

ix


THESIS ABSTRACT
Author: Nguyen Thai Thanh
Thesis title: Improve the quality of operation of the People's Council of

Cho Don district, Bac Kan province
Major: Business Administration

Code: 60 34 01 02

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)

1. Research objectives
The renovation and strengthening of the political system, step by step building
and completing the socialist law-governed State is an objective and urgent requirement
that has been set out in the process of the renovation and the international integration
has been expanded nowaday. Under conditions of building the law and legislation for the
governemtn, by the people and for the people, it is very important to know and decide the
right position and the role of the local People's councils. The position and role of peopleelected agancies, including the quality of operation of the People's Councils of Cho Don
district in particular and the People's Council of Bac Kan province in general. The
process of implementing the current state power is an important measure, reflecting the
demand to improve democracy, guarantee the right of local people. From its important
role, the purpose of research is to reflect the situation quality of operation of the People's
Council at Cho Don district in the during 2011 - 2016 and the first year of the period 20162021, therefore suggest some solutions to improve the quality of opeation of the district
People's Council, to gradually encounter the requirements of local development of Bac
Kan province in the current period.

2. Contents and methods of research
The project focuses on evaluating the a situation of the operation of the People's
Council at Cho Don district, including the selection of titles activities, the release of
legislation activities, the obsevation and analysis the factors can affect that activites,
thus proposed some solutions to improve the quality of operation of the district People's
Council in the remaining years of the term of 2016-2021 and subsequent term.

To research, the author used the following methods:

- Method of collecting information (secondary data, primary data)
- Analytical methods
+ Descriptive statistics method

x


+

Comparative analysis method

+

Likert scale evaluation method

+

Professional solution

3. Results, conclusions
During the period 2011-2016 and the first year of the 2016-2021 term, the People's
Council of Cho Don district has improved the content, figure of operation and activities
of the district People's Council has contributed to the comprehensive development of the
district in terms of economy, culture, society, defense and security; to effectively
implement the laws and policies of the Government. Activities of the district People's
Council are basically appropriate with the development conditions of the area. However,
the activities still have some limitations such as: some resolutions are not feasible;
effectiveness, impact of surveillance activities is limited, confused, handling of citizens’
opinions and petitions has not been timely or completed; the activities of the members of
the district People's Councils and the deputies of the district People's Councils have not

been maintained regularly and effectively.

In order to solve these proplems, the renovation and improvement of
the quality of Cho Don District People's Council's work in the present
period as the request of Vietnam Government is an urgent and important
issue. Therefore, the process of improving the quality of operations
should be effective and synchronously implemented.
These are: Firstly: Improve the quality of job titles electeing activities
The second is: Improve the quality of the release of resolutions activites

Third: Improve the quality of observation activities
If the implementation of the above solutions is applied well, the
People's Council of Cho Don district will be the representative agency of
the people, representing the demand, aspirations and right of the citizens.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Lịch sử xây dựng nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã
chứng minh rằng nhà nước ta mang bản chất giai cấp Cơng nhân, nhà nước
hành động vì lợi ích của tồn dân (Văn kiện Đại hội Đảng Khóa XI, 2011). Cán
bộ cơng chức, người lao động trong bộ máy nhà nước là công bộc của dân,
được nhân dân tin cậy, yêu mến. Nhà nước là biểu tượng cho ý chí độc lập,
tự do, ấm no, hạnh phúc, cho khối đại đoàn kết dân tộc; cho tinh thần Quốc
tế trong sáng thuỷ chung, cho khát vọng hồ bình, hữu nghị và hợp tác giữa
các dân tộc (Văn kiện Đại hội Đảng Khóa VIII, 1996).
Sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo từ năm
1986, đã thu được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử, đưa đất

nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, xã hội và bước vào giai đoạn phát triển
mới, giai đoạn đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, “sớm đưa đất nước
ta ra khỏi tình trạng chậm phát triển” là cơ sở khách quan để từng bước đổi
mới chính trị, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
trong sạch, vững mạnh (Văn kiện Đại hội Đảng Khóa VI, 1987).

Đối với Hội đồng nhân dân (HDND), từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ký
Sắc lệnh về tổ chức của HĐND và Ủy ban hành chính (Sắc lệnh số 63/SL,
1945) đến nay, HĐND các cấp đã trải qua nhiều lần thay đổi về tổ chức,
phương thức hoạt động cũng như chức năng, nhiệm vụ quyền hạn nhằm
đáp ứng những yêu cầu khác nhau trong mỗi giai đoạn lịch sử nhưng các
quy định của pháp luật về HĐND ln xun suốt đó là: HĐND là cơ quan
quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và
quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách
nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước và xã
hội, bên cạnh những thành tựu to lớn đã giành được, nhà nước Cộng hoà Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam đang đứng trước những yêu cầu mới, những khó khăn
thách thức cần vượt qua. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (Văn kiện Đại hội
Đảng Khóa IX, 2001) đã đánh giá và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII (Văn

1


kiện Đại hội Đảng Khóa XII, 2016) tiếp tục nhấn mạnh những tồn tại: (i) Tệ quan liêu
và nạn tham nhũng là một trong những nguy cơ của đất nước đang tồn tại, diễn biến
phức tạp và ngày càng nghiêm trọng; (ii) Cơ chế chính sách khơng đồng bộ, chưa
tạo động lực mạnh mẽ để phát triển, một số cơ chế chính sách cịn thiếu, chưa nhất
qn, chưa sát với thực tiễn cuộc sống và thiếu tính khả thi... có những chính sách
đang bị biến dạng, qua nhiều tầng nấc hành chính quan liêu;


(iii) Việc tổ chức thực hiện nghị quyết, chủ trương của Đảng có nơi, có
lúc chưa tốt, kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm, tình trạng thiếu ý thức tổ
chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm, không chấp hành chỉ thị, nghị
quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, vi phạm nguyên tắc tập
trung dân chủ; (iv) Nhiều nhiệm vụ công tác lớn đã được đề ra nhưng
thực hiện khơng đến nơi đến chốn hoặc chỉ nói mà khơng làm; (v) Cải
cách hành chính tiến hành cịn chậm, thiếu kiên quyết, hiệu quả thấp.
Nguyên nhân của những tồn tại yếu kém kể trên, một phần do công tác
nghiên cứu lý luận về xây dựng nhà nước kiểu mới chưa theo kịp sự vận động
của thực tiễn, nhưng mặt khác cũng bắt nguồn từ sự chậm cụ thể hoá các quan
điểm đường lối của Đảng về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân (Văn kiện Đại hội Đảng Khóa
XII, 2016). Trong điều kiện mới, để góp phần khắc phục những tồn tại, yếu kém
trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, phải không ngừng nâng cao
hoạt động của hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước, nâng cao chất lượng hoạt
động của HĐND các cấp (Văn kiện Đại hội Đảng Khóa XII, 2016).
Cùng với sự phát triển chung về mọi mặt của cấp ủy Đảng, chính quyền,
Mặt trận tổ quốc và các ban, ngành đoàn thể huyện, trong những năm qua HĐND
huyện Chợ Đồn đã có sự cải tiến về nội dung, phương thức hoạt động. Những
hoạt động của HĐND huyện đã góp phần vào sự phát triển tồn diện của huyện
nhà trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá xã hội, quốc phịng an ninh; thực hiện có
hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Các
Nghị quyết của HĐND huyện cơ bản phù hợp với điều kiện phát triển thực tế của
địa phương; hoạt động giám sát, thẩm tra của HĐND huyện được tăng cường;
hoạt động tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo của cơng
dân có nhiều chuyển biến tích cực; cơng tác tham mưu với cấp ủy, phối hợp với
các cấp, các ngành trong việc tổ chức các hoạt động của HĐND huyện có nhiều

2



đổi mới; công tác tổ chức bộ máy của HĐND huyện được quan tâm và
có tính phát triển, kế thừa (Báo cáo tổng kết tổ chức và hoạt động của
Hội đồng nhân dân huyện Chợ Đồn khóa XVIII, nhiệm kỳ 2011 - 2016).
Tuy nhiên, hoạt động của HĐND huyện vẫn cịn có hạn chế như: Một
số nghị quyết của HĐND huyện tính khả thi chưa cao; hiệu lực, hiệu quả của
hoạt động giám sát còn hạn chế; hoạt động tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, xử
lý đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân chưa triệt để; hoạt động của thành
viên các Ban HĐND huyện, các đại biểu HĐND huyện chưa được duy trì
thường xuyên, hiệu quả (Báo cáo tổng kết tổ chức và hoạt động của Hội
đồng nhân dân huyện Chợ Đồn khóa XVIII, nhiệm kỳ 2011 - 2016).

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi đã tiến hành nghiên
cứu đề tài “Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân
huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng hoạt động của Hội đồng nhân dân huyện
Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn và phân tích các yếu tố ảnh hưởng, từ đó đề
một số giải pháp đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của Hội
đồng nhân dân huyện Chợ Đồn trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng hoạt
động của Hội đồng nhân dân cấp huyện;
-

Đánh giá thực trạng hoạt động và chất lượng hoạt động của HĐND

huyện Chợ Đồn, nhiệm kỳ 2011 - 2016 và phân tích các yếu tố ảnh hưởng.


Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của
Hội đồng nhân dân huyện Chợ Đồn trong những năm còn lại của
nhiệm kỳ 2016 - 2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là hoạt động của
Thường trực HĐND, các Ban HĐND, các tổ đại biểu HĐND huyện.

3


1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
-

Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt

động của HĐND huyện Chợ Đồn và phân tích các yếu tố ảnh hưởng để làm cơ
sở cho việc đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND huyện.
-

Phạm vi thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt

động của HĐND huyện Chợ Đồn nhiệm kỳ 2011 - 2016, năm đầu nhiệm kỳ 2016
2021 và đề xuất giải pháp, kiến nghị cho những năm còn lại của nhiệm
kỳ 2016

-

2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo.

Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu tại huyện Chợ Đồn, tỉnh
Bắc Kạn.

1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Việc đi sâu nghiên cứu những vấn đề liên quan đến hoạt động của
HĐND huyện Chợ Đồn, luận văn sẽ có những đóng góp mới sau đây:
-

Góp phần làm rõ thêm về mặt lý luận và thực tiễn về vị trí, chức năng của

HĐND; khái niệm, đặc điểm, vai trò và yêu cầu hoạt động của HĐND cấp huyện.

Đánh giá đúng thực trạng hoạt động của HĐND, Thường trực
HĐND, các Ban của HĐND, các tổ đại biểu HĐND, các đại biểu HĐND
huyện từ năm 2011 đến nay.
Đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của
HĐND huyện Chợ Đồn trong các năm còn lại của nhiệm kỳ 2016 2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo.
-

Là cơ sở quan trọng để HĐND huyện thực hiện đúng chức năng,

nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực sự là cơ quan đại diện cho ý chí,
nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân. Xây dựng HĐND có thực
quyền để đảm đương vai trị, trách nhiệm của mình là u cầu cấp thiết hiện
nay, khắc phục tính thiếu chủ động trong hoạt động của HĐND huyện.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG
CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP HUYỆN
2.1.1. Các vấn đề chung về Hội đồng nhân dân cấp huyện
2.1.1.1. Khái niệm Hội đồng nhân dân cấp huyện
Trên thế giới có nhiều học thuyết về tổ chức quyền lực nhà nước,
nhưng chủ yếu chỉ dừng ở tổ chức quyền lực nhà nước ở trung ương với
việc phân chia quyền lực giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp, hoặc đề
cập tới việc phân cấp, phân quyền giữa trung ương và địa phương, giữa
cấp chính quyền ở địa phương. Lý luận mang tính học thuyết về tổ chức
quyền lực nhà nước ở cấp địa phương, cụ thể là cấp tỉnh, huyện chưa
hình thành rõ ràng. Tuy nhiên, nguyên lý cơ bản nhất xuyên suốt, đó là:
HĐND là cơ quan dân cử ở địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra
để thay mặt nhân dân quyết định những vấn đề cơ bản ở địa phương.
Theo quy định tại Điều 119 của Hiến pháp 1992, được sửa đổi bổ
sung năm 2013 (Quốc hội, 2012, 2013) và Điều 1 của Luật Tổ chức HĐND
và UBND năm 2003 (Quốc hội, 2003), nay là Luật Tổ chức chính quyền ở
địa phương năm 2015 (Quốc hội, 2015) thì “HĐND là cơ quan quyền lực
nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm
chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm
trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên”.

Hiện nay, bộ máy nhà nước ta được tổ chức thành bốn cấp
hành chính: Cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Cấp
trung ương là cấp vĩ mơ, tổ chức quản lý tồn bộ lãnh thổ quốc gia.
Cấp tỉnh, huyện, xã là cấp cụ thể hóa các đường lối, chủ trương
chính sách của Đảng, pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.
Như vậy, cấp huyện là cấp trung gian của chính quyền địa phương. Nếu
cấp trung ương là cấp đề ra chủ trương, chính sách thì cấp địa phương là cấp tổ
chức thực hiện chủ trương, chính sách. Vì vậy, với vai trị là cấp trung gian của
chính quyền địa phương, cấp huyện là cấp quan trọng trong việc chuyển tải chủ

trương, chính sách từ trung ương xuống đến người dân. Quá trình trình chuyển

5


tải chính sách từ trung ương đến cơ sở, cấp huyện được pháp luật trao cho
những thẩm quyền nhất định trong việc thực hiện chức năng quản lý trên địa
bàn lãnh thổ. Xét dưới góc độ tự chủ và quyền tự quản của nhân dân, thì cấp
huyện là cấp có quyền tự chủ tương đối cao so với cấp xã, tác động đến hoạt
động của bộ máy nhà nước nói chung. Chính vì vậy, HĐND cấp huyện càng
khẳng định vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước.
Tóm lại, HĐND vừa là một cơ quan trong bộ máy nhà nước, vừa là chủ
thể quyền lực, đại diện cho nhân dân địa phương và có quyền quyết định
những vấn đề quan trọng của địa phương, giám sát việc tuân thủ pháp luật
của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, xã hội, công dân ở địa phương nhằm
phát huy tiềm năng của địa phương trên mọi mặt kinh tế, xã hội.

2.1.1.2. Đặc điểm của hội đồng nhân dân cấp huyện
Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (Quốc hội, 2015). Hội đồng
nhân dân là cơ quan đại diện của nhân dân địa phương, nhưng tính chất đại diện
của HĐND khác với tính chất đại diện của Quốc hội. Quốc hội là cơ quan đại biểu
cao nhất của nhân dân và đại biểu Quốc hội là người đại diện cho nhân dân cả
nước; còn HĐND là cơ quan đại diện cho nhân dân địa phương và đại biểu
HĐND là người đại diện cho nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trước nhân
dân địa phương. Hội đồng nhân dân cấp huyện có các đặc điểm cơ bản sau:

-

Các đại biểu HĐND do cử tri bầu ra bằng hình thức phổ


thơng, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Các cơ quan khác của
chính quyền địa phương khơng được thành lập theo trình tự này.
-

Các đại biểu HĐND là những người ưu tú, tiêu biểu trong nhân dân,

đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương.

-

Hội đồng nhân dân cấp huyện có cơ cấu đại biểu đại diện

cho các tầng lớp xã hội, các thành phần xã hội được phân bổ trên
địa bàn lãnh thổ của địa phương.
-

Căn cứ vào những quy định của pháp luật, HĐND bầu, miễn nhiễm, bãi

nhiệm các chức vụ trong tổ chức mình (Thường trực HĐND, các Ban của HĐND).

-

Căn cứ những quy định của pháp luật, HĐND bầu, miễn

nhiệm, bãi nhiệm các chức danh của UBND (là cơ quan chấp hành
của mình, đồng thời là cơ quan hành chính ở địa phương).

6



2.1.1.3. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân huyện
Hội đồng nhân dân huyện gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân
do cử tri ở huyện bầu ra. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương
(Quốc hội, 2015), cơ cấu tổ chức Hội đồng nhân dân huyện bao gồm:
-

Thường trực Hội đồng nhân dân huyện, gồm: Chủ tịch Hội đồng

nhân dân, hai Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các Ủy viên là Trưởng ban
của Hội đồng nhân dân huyện. Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện có thể là
đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách, Phó Chủ tịch Hội đồng
nhân dân huyện là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.
-

Các ban của Hội đồng nhân dân huyện: HĐND huyện thành lập các

Ban pháp chế, Ban kinh tế - xã hội; nơi nào có nhiều đồng bào dân tộc thiểu
số thì thành lập Ban dân tộc. Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định tiêu
chuẩn, điều kiện thành lập Ban dân tộc. Các Ban của Hội đồng nhân dân
huyện gồm có Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy
viên của các Ban của Hội đồng nhân dân huyện do Hội đồng nhân dân huyện
quyết định. Trưởng ban của Hội đồng nhân dân huyện có thể là đại biểu Hội
đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân
dân huyện là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.
-

Tổ đại biểu: Các đại biểu Hội đồng nhân dân huyện được bầu ở một

hoặc nhiều đơn vị bầu cử hợp thành Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân. Số
lượng Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, Tổ trưởng và Tổ phó của Tổ đại biểu

Hội đồng nhân dân do Thường trực Hội đồng nhân dân huyện quyết định.

2.1.1.4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân huyện
Điều 26 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương (Quốc hội, 2015)
quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân huyện như sau:

Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ,
quyền hạn của Hội đồng nhân dân huyện;
-

Quyết định biện pháp thực hiện nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh; biện

pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành
vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm

vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ
tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp
pháp khác của công dân trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật;

7


Quyết định biện pháp để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn
do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp; quyết định việc phân cấp
cho chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước cấp dưới thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở huyện;
-

Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ


tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân
dân huyện; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó
Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Ủy viên Ủy ban nhân dân huyện; bầu,
miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm Tòa án nhân dân huyện;

Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ
chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu theo quy định;
Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy
ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện; bãi bỏ một phần
hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp xã;
Quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân huyện;
Giải tán Hội đồng nhân dân cấp xã trong trường hợp Hội đồng
nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhân dân và
trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn trước khi thi hành;
Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân huyện và chấp nhận việc
đại biểu Hội đồng nhân dân huyện xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu.

Thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung hạn và
hằng năm của huyện, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện
trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
-

Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán

thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách huyện; điều
chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết; phê
chuẩn quyết toán ngân sách địa phương. Quyết định chủ trương đầu tư
chương trình, dự án của huyện theo quy định của pháp luật;


Quyết định quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh
vực trên địa bàn huyện trong phạm vi được phân quyền;
-

Quyết định biện pháp quản lý và sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ,

nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển và các nguồn tài

8


nguyên thiên nhiên khác; biện pháp bảo vệ và cải thiện mơi trường,
phịng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão, lụt ở địa phương
theo quy định của pháp luật.
-

Quyết định biện pháp phát triển hệ thống giáo dục mầm non, tiểu học và

trung học cơ sở; biện pháp phát triển sự nghiệp văn hóa, thơng tin, thể dục, thể
thao; biện pháp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, phịng, chống dịch bệnh,
thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình; biện pháp phát triển việc
làm, thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có cơng với cách mạng, chính
sách bảo trợ xã hội, xóa đói, giảm nghèo; biện pháp bảo đảm việc thực hiện
chính sách dân tộc, tôn giáo trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.
-

Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực

hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện; giám sát hoạt động của Thường trực
Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng

cấp, Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật
của Ủy ban nhân dân cùng cấp và văn bản của Hội đồng nhân dân cấp xã.

Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của
pháp luật.

2.1.1.5. Kỳ họp Hội đồng nhân dân huyện
Điều 78 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương (Quốc hội,
2015) quy định cụ thể kỳ họp của Hội đồng nhân dân huyện như sau:
-

Hội đồng nhân dân huyện họp mỗi năm ít nhất hai kỳ. Hội đồng

nhân dân quyết định kế hoạch tổ chức các kỳ họp thường lệ vào kỳ
họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân đối với năm bắt đầu nhiệm kỳ và
vào kỳ họp cuối cùng của năm trước đó đối với các năm tiếp theo của
nhiệm kỳ theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân.

Hội đồng nhân dân huyện họp bất thường khi Thường trực
Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện hoặc ít nhất
một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân huyện yêu cầu.
-

Cử tri ở xã, phường, thị trấn có quyền làm đơn yêu cầu Hội đồng nhân dân

xã, phường, thị trấn họp, bàn và quyết định những công việc của xã, phường, thị
trấn. Khi trong đơn yêu cầu có chữ ký của trên mười phần trăm tổng số cử tri của
xã, phường, thị trấn theo danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã
tại cuộc bầu cử gần nhất thì Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã có trách nhiệm
tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân bất thường để bàn về nội dung


9


mà cử tri kiến nghị. Đơn yêu cầu của cử tri được xem là hợp lệ khi có kèm
theo đầy đủ chữ ký, họ tên, ngày, tháng, năm sinh và địa chỉ của từng người
ký tên. Những người ký tên trong đơn yêu cầu được cử một người làm đại
diện tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân bàn về nội dung mà cử tri kiến nghị.
-

Hội đồng nhân dân huyện họp công khai. Trong trường hợp cần

thiết, theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân huyện hoặc yêu cầu của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Hội
đồng nhân dân huyện thì Hội đồng nhân dân huyện quyết định họp kín.

2.1.1.5. Hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp
huyện a. Hoạt động bầu các chức danh
Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Hội đồng nhân dân, Hội đồng nhân dân
bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân trong số các đại biểu Hội đồng nhân dân theo
giới thiệu của chủ tọa kỳ họp. Trong nhiệm kỳ, Hội đồng nhân dân bầu Chủ tịch
Hội đồng nhân dân trong số đại biểu Hội đồng nhân dân theo giới thiệu của
Thường trực Hội đồng nhân dân. Trường hợp khuyết Thường trực Hội đồng
nhân dân thì Hội đồng nhân dân bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân trong số đại
biểu Hội đồng nhân dân theo giới thiệu của chủ tọa kỳ họp được chỉ định theo
quy định tại khoản 2 Điều 80 của Luật Chính quyền địa phương năm 2015.

Hội đồng nhân dân bầu Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng
ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân trong số đại biểu Hội
đồng nhân dân theo giới thiệu của Chủ tịch Hội đồng nhân dân.

Hội đồng nhân dân bầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân theo giới thiệu của Chủ
tịch Hội đồng nhân dân. Chủ tịch Ủy ban nhân dân được bầu tại kỳ họp thứ nhất của
Hội đồng nhân dân phải là đại biểu Hội đồng nhân dân. Chủ tịch Ủy ban nhân dân
được bầu trong nhiệm kỳ không nhất thiết là đại biểu Hội đồng nhân dân.
Hội đồng nhân dân bầu Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy viên Ủy ban nhân
dân theo giới thiệu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy
viên Ủy ban nhân dân không nhất thiết là đại biểu Hội đồng nhân dân.

Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân không
giữ chức vụ quá hai nhiệm kỳ liên tục ở cùng một đơn vị hành chính.

b. Hoạt động giám sát
Lấy phiếu tín nhiệm: Hội đồng nhân dân huyện lấy phiếu tín
nhiệm đối với những người giữ các chức vụ sau đây:

10


+
Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân
dân, Trưởng ban của Hội đồng nhân dân huyện;
+
Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân,
Ủy viên Ủy ban nhân dân huyện.
Thời hạn, thời điểm, trình tự lấy phiếu tín nhiệm đối với người
được Hội đồng nhân dân lấy phiếu tín nhiệm do Quốc hội quy định.
-

Bỏ phiếu tín nhiệm: Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với những


người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu. Thường trực Hội đồng nhân dân trình
Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm trong các trường hợp sau đây:

+
Có kiến nghị của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Hội
đồng nhân dân huyện;
+
Có kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp
huyện;
Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu
Hội đồng nhân dân trở lên đánh giá tín nhiệm thấp. Người được đưa ra bỏ
phiếu tín nhiệm có q nửa tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân bỏ phiếu
khơng tín nhiệm có thể xin từ chức. Trường hợp khơng từ chức thì cơ
quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu để Hội đồng nhân dân bầu
chức vụ đó có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định
việc miễn nhiệm người khơng được Hội đồng nhân dân tín nhiệm.
-

Giám sát hoạt động của các đơn vị, cá nhân: Hội đồng nhân dân huyện

thực hiện quyền giám sát của mình tại kỳ họp Hội đồng nhân dân và trên cơ sở
hoạt động giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng
nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân. Hội
đồng nhân dân quyết định nội dung giám sát theo đề nghị của Thường trực Hội
đồng nhân dân trình trên cơ sở các kiến nghị của Ban của Hội đồng nhân dân,
Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam cùng cấp và ý kiến, kiến nghị của cử tri địa phương. Hội đồng
nhân dân huyện thực hiện quyền giám sát thông qua các hoạt động sau đây:

+


Xem xét báo cáo công tác của Thường trực Hội đồng nhân dân,

Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân huyện;

+
Xem xét báo cáo của Ủy ban nhân dân huyện về tình hình thi
hành Hiến pháp, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà
nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện;

11


+
Xem xét văn bản của Ủy ban nhân dân cùng cấp có dấu hiệu
trái với Hiến pháp, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà
nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện;
+
Xem xét trả lời chất vấn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó
Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy viên Ủy ban nhân dân, Chánh án Tòa
án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện;
+
Thành lập Đoàn giám sát về một vấn đề nhất định khi xét
thấy cần thiết và xem xét kết quả giám sát của Đoàn giám sát.
-

Tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công

dân: Đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm tiếp cơng dân theo quy định của
pháp luật. Khi nhận được khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân, đại biểu Hội

đồng nhân dân có trách nhiệm nghiên cứu, kịp thời chuyển đến người có thẩm
quyền giải quyết và thơng báo cho người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị biết; đôn
đốc, theo dõi và giám sát việc giải quyết. Người có thẩm quyền giải quyết phải
thông báo cho đại biểu Hội đồng nhân dân về kết quả giải quyết khiếu nại, tố
cáo, kiến nghị của công dân trong thời hạn do pháp luật quy định. Trong trường
hợp xét thấy việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị không đúng pháp luật,
đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền gặp người đứng đầu cơ quan, tổ chức,
đơn vị hữu quan để tìm hiểu, yêu cầu xem xét lại; khi cần thiết, đại biểu Hội đồng
nhân dân yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp
của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó giải quyết.

-

Thực hiện quyền kiến nghị của đại biểu Hội đồng nhân dân huyện:

Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền kiến nghị Hội đồng nhân dân bỏ phiếu
tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu, tổ chức
phiên họp bất thường, phiên họp gửi của Hội đồng nhân dân và kiến nghị về
những vấn đề khác mà đại biểu thấy cần thiết. Kiến nghị của đại biểu Hội
đồng nhân dân được gửi bằng văn bản đến Thường trực Hội đồng nhân dân,
trong đó nêu rõ lý do, nội dung kiến nghị. Thường trực Hội đồng nhân dân có
trách nhiệm tổng hợp, xử lý các kiến nghị của đại biểu Hội đồng nhân dân
theo thẩm quyền và báo cáo Hội đồng nhân dân. Trường hợp có từ một phần
ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân trở lên kiến nghị Hội đồng nhân dân
bỏ phiếu tín nhiệm đối với một người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu,
kiến nghị Hội đồng nhân dân họp bất thường hoặc họp kín thì Thường trực
Hội đồng nhân dân báo cáo để Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định.

12



Đại biểu Hội đồng nhân dân cũng có quyền kiến nghị các cơ
quan, tổ chức, cá nhân áp dụng biện pháp cần thiết để thực hiện
Hiến pháp, pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, quyền
con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân.
-

Chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân huyện: Đại biểu Hội

đồng nhân dân có quyền chất vấn Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ
tịch Ủy ban nhân dân, Ủy viên Ủy ban nhân dân, Chánh án Tòa án nhân
dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Người bị chất vấn
phải trả lời về những vấn đề mà đại biểu Hội đồng nhân dân chất vấn.
Trong thời gian Hội đồng nhân dân họp, đại biểu Hội đồng nhân dân
gửi chất vấn đến Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp. Người bị
chất vấn phải trả lời trước Hội đồng nhân dân tại kỳ họp đó. Trong trường
hợp cần điều tra, xác minh thì Hội đồng nhân dân có thể quyết định cho
trả lời tại kỳ họp sau của Hội đồng nhân dân hoặc cho trả lời bằng văn
bản gửi đến đại biểu đã chất vấn và Thường trực Hội đồng nhân dân.
Trong thời gian giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân, chất vấn của đại
biểu Hội đồng nhân dân được gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân cùng
cấp để chuyển đến người bị chất vấn và quyết định thời hạn trả lời chất vấn.

c. Ban hành nghị quyết
Điều 26 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương (Quốc hội, 2015) Hội đồng
nhân dân huyện có quyền ban hành các nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ,
quyền hạn của Hội đồng nhân dân huyện, cụ thể như: Quyết định biện pháp thực
hiện nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh; biện pháp bảo đảm trật tự, an tồn xã hội,
đấu tranh, phịng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng,
chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài

sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các
quyền và lợi ích hợp pháp khác của cơng dân trên địa bàn huyện theo quy định của
pháp luật; quyết định biện pháp để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan
nhà nước cấp trên phân cấp; quyết định việc phân cấp cho chính quyền địa phương,
cơ quan nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa
phương ở huyện; Thơng qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung hạn và hằng
năm của huyện, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện trước khi trình Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;

13


×