Tải bản đầy đủ (.docx) (128 trang)

Luận văn thạc sĩ quản lý môi trường làng nghề trên địa bàn huyện văn lâm tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (695.62 KB, 128 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

CHU NAM ANH

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN VĂN LÂM – TỈNH HƯNG YÊN

Qu n lý kinh t
Ngành:

8340410ả

Mã s :

TS. Nguyễn Hữu Khánh

Ng

ế



ườ

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bài luận văn “Quản lý môi trường làng nghề trên địa bàn
huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên” là do tôi thực hiện với sự hướng dẫn khoa học của
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khánh. Đây không phải là bản sao chép của bất kỳ một cá nhân, tổ


chức nào. Các số liệu, nguồn thông tin trong luận văn là do tôi thu thập, điều tra, trích
dẫn và tham khảo.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về những nội dung mà tơi đã trình bày trong
Luận văn này.
Văn Lâm, ngày 08 tháng 6 năm 2018

Tác giả luận văn

Chu Nam Anh

i


LỜI CÁM ƠN
Bản luận văn này đã được hoàn thành với nhiều sự giúp đỡ quý báu. Trước hết, tôi
xin bày tỏ lòng biết ơn trân thành nhất tới TS. Ngyễn Hữu Khánh, người hướng dẫn đã
tạo điều kiện thuận lợi, chỉ bảo, giúp đỡ nhiệt tình, đầy trách nhiệm với tơi trong suốt
q trình làm luận văn; tơi cũng xin trân trọng cám ơn các nhà khoa học, các thầy cô
giáo trong Học viện Nông nghiệp Việt Nam; các tác giả có cơng trình khoa học, bài viết
tơi tham khảo; tôi cũng xin cảm ơn các Ban, ngành huyện Văn Lâm đã quan tâm, giúp
đỡ, động viên tơi hồn thành luận văn này.
Xin trân trọng cám ơn!
Văn Lâm, ngày 08 tháng 6 năm 2018

Tác giả luận văn

Chu Nam Anh

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan........................................................................................................................................ i
Lời cám ơn........................................................................................................................................... ii
Mục lục............................................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt............................................................................................................... vi
Danh mục bảng................................................................................................................................ vii
Danh mục sơ đồ, biểu đồ................................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn.............................................................................................................................. x
Thesis abstract.................................................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu................................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của luận văn.............................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung.................................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể.................................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.............................................................. 3


1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu........................................................................................................ 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu............................................................................................................ 3

1.4.

Những đóng góp mới của luận văn................................................................................ 3

1.4.1

Về lý luận............................................................................................................................. 3

1.4.2

Về thực tiễn.......................................................................................................................... 3

1.5.

Kết cấu các nội dung của luận văn................................................................................. 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn.............................................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận về quản lý môi trường làng nghề.......................................................... 5


2.1.1.

Các khái niệm liên quan.................................................................................................... 5

2.1.2.

Đặc điểm của làng nghề, quản lý môi trường làng nghề........................................... 7

2.1.3.

Mục tiêu, nguyên tắc của quản lý mơi trường.......................................................... 11

2.1.4.

Vai trị và ý nghĩa của quản lý môi trường làng nghề.............................................. 12

2.1.5.

Nội dung về quản lý môi trường làng nghề............................................................... 13

2.1.6.

Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý môi trường tại các làng nghề................. 24

2.2.

Cơ sở thực tiễn về quản lý môi trường làng nghề.................................................... 28

2.2.1.


Thực trạng quản lý môi trường làng nghề tại một số quốc gia trên thế giới......28

iii


2.2.2.

Thực trạng quản lý môi trường làng nghề của Việt Nam........................................ 31

2.2.3

Bài học vận dụng.............................................................................................................. 36

Phần 3. Địa điểm và phương pháp nghiên cứu.................................................................... 37
3.1.

Địa diểm nghien cứu....................................................................................................... 37

3.1.1.

Đặc điểm điều kiện tự nhiên của huyện Văn Lâm................................................... 37

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Văn Lâm................................................................ 39

3.1.3.

Thuận lợi và khó khăn trong QLMT làng nghề của huyện Văn Lâm.................. 40


3.2.

Phương pháp nghiên cứu................................................................................................ 41

3.2.1.

Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu..................................................................... 41

3.2.2.

Thu thập thơng tin............................................................................................................ 41

3.2.3.

Phương pháp phân tích và xử lý thông tin.................................................................. 43

3.3.

Các chỉ tiêu nghiên cứu, đánh giá................................................................................ 43

3.3.1.

Các chỉ tiêu đánh giá về tình hình phát triển làng nghề huyện Văn Lâm...........43

3.3.2.

Chỉ tiêu phản ánh mức môi trường tại các làng nghề.............................................. 43

3.3.3.


Các chỉ tiêu về phản ánh về thực trạng quản lý môi trường làng nghề...............44

Phần 4. Kết quả nghiên cứu....................................................................................................... 45
4.1.

Tổng quan về làng nghề ở huyện Văn Lâm............................................................... 45

4.1.1.

Đặc điểm làng nghề ở huyện Văn Lâm....................................................................... 45

4.1.2.

Quá trình hình thành và phát triển làng nghề ở huyện Văn Lâm.......................... 47

4.1.3.

Tình hình ơ nhiễm môi trường làng nghề trên địa bàn huyện Văn Lâm.............48

4.2.

Thực trạng quản lý môi trường làng nghề ở Văn Lâm............................................ 52

4.2.1.

Nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để quản lý môi
trường làng nghề

52


4.2.2.

Quản lý về công tác quy hoạch phát triển hệ thống làng nghề.............................. 55

4.2.3.

Phân cấp quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường làng nghề................................ 57

4.2.4.

Tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý môi trường làng nghề..........................60

4.2.5.

Công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về BVMT tại các
làng nghề

4.2.6.

Đánh giá chung về công tác quản lý môi trường làng nghề huyện Văn
Lâm

4.3.

72
74

Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý môi trường làng nghề trên địa

bàn huyện Văn Lâm........................................................................................................ 76


iv


4.3.1.

Thể chế, chính sách về quản lý mơi trường làng nghề............................................ 76

4.3.2.

Kỹ thuật – cơng nghệ...................................................................................................... 78

4.3.3.

Năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ công chức nhà nước.......................................... 79

4.3.4.

Nhận thức của người dân................................................................................................ 81

4.3.5.

Sự tham gia của cộng đồng vào công tác quản lý môi trường làng nghề...........82

4.4.

Các giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý môi trường làng nghề trên địa
huyện Văn Lâm................................................................................................................ 83

4.4.1.


Quan điểm và mục tiêu bảo vệ môi trường làng nghề tại huyện Văn Lâm,
tỉnh Hưng Yên83

4.4.2.

Các giải pháp nâng cao hiệu lực Quản lý môi trường làng nghề trên địa
bàn huyện Văn Lâm 84

Phần 5. Kết luận và kiến nghị.................................................................................................... 95
5.1.

Kết luận.............................................................................................................................. 95

5.2.

Kiến nghị........................................................................................................................... 96

Tài liệu tham khảo........................................................................................................................... 98
Phụ lục.............................................................................................................................................. 100

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BNN


Bộ Nông Nghiệp

BTC

Bộ Tài chính

BTNMT

Bộ Tài ngun & Mơi trường

BVMT

Bảo vệ mơi trường

CP

Chính phủ

CT

Chỉ thị

DNV&N

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

KCN

Khu cơng nghiệp


LN

Làng nghề

NQ

Nghị quyết



Quyết định

QLMT

Quản lý môi trường

SX

Sản xuất

TW

Trung ương

UBND

Ủy ban nhân dân

VSMT


Vệ sinh môi trường

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Tình hình phát triển

2017 ......................
Bảng 3.2.

Chuyển dịch cơ cấu

Bảng 3.3.

Phương pháp thu th

Bảng 4.1.

Tình hình phân bố l

Bảng 4.2.

Các làng nghề ở hu

Bảng 4.4.


Mức độ ô nhiễm m

Bảng 4.3.

Lượng nước thải ở

Bảng 4.5.

Lượng chất thải sin

Bảng 4.6.

Kết quả quan trắc m

– Minh Khai ..........
Bảng 4.7.

Chất lượng môi trư

Bảng 4.8.

Kết quả đo vi khí h

Bảng 4.9.

Các văn bản, chính

Bảng 4.10. Cơng tác triển khai các văn bản về BVMT làng nghề .................................
Bảng 4.11. Các Cụm công nghiệp được quy hoạch xây dựng tại Văn Lâm ..................
Bảng 4.12. Đánh giá về công tác phân cấp, phân công nhiệm vụ của BMQL ...............

Bảng 4.13. Nhân lực, phương tiện vận chuyển và thu gom rác huyện Văn Lâm ...........
Bảng 4.14. Đánh giá mức độ hợp lý thời gian thu gom chất tại các làng nghề của

huyện Văn Lâm ....
Bảng 4.15. Hiện trạng thu gom và xử lý rác thải của người dân ....................................
Bảng 4.16. Mức phí thu gom rác thải/vệ sinh của huyện Văn Lâm ...............................
Bảng 4.17. Tổng đầu tư BVMT của huyện Văn Lâm ....................................................
Bảng 4.18. Nội dung và hình thức tuyên tuyền BVMT làng nghề .................................
Bảng 4.19. Công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường làng nghề tại các LN .................
Bảng 4.20. Công tác kiểm tra bảo vệ môi trường làng nghề huyện Văn Lâm ...............
Bảng 4.21. Mức độ nhận biết của người dân về các quy định xử phạt đối với các

hành vi vi phạm liê
Bảng 4.22. Lợi ích của trang thiết bị, máy móc tại các làng nghề trên địa bàn

huyện Văn Lâm ....

vii


Bảng 4.23. Mức độ tự động hóa máy móc ở các làng nghề huyện Văn Lâm.................79
Bảng 4.24. Trình độ cán bộ phụ trách môi trường làng nghề..........................................80
Bảng 4.25. Đánh giá sự quan tâm của người dân ở các làng nghề về các vấn đề xã
hội

81

Bảng 4.26. Sự tham gia của cộng đồng vào công tác quản lý môi trường làng nghề.....83

viii



DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 4.1.

Sơ đồ hệ thống tổ chức QLMT làng nghề tại huyện Văn Lâm..................58

Sơ đồ 4.2.

Mơ hình tổ chức thu gom rác thải ở các làng nghề trên địa bàn huyện
Văn Lâm

Sơ đồ 4.1.

61

Sơ đồ công nghệ.........................................................................................66

Biểu đồ 4.1. Vốn lũy kế huy động cho công tác bảo vệ môi trường tại các làng
nghề

ix

68


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Chu Nam Anh.
Tên luận văn: “Quản lý môi trường làng nghề trên địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng
Yên”.

Ngành: Quản lý kinh tế.
Mã số: 8340410
Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam.
Nội dung trích u:
Những năm vừa qua, ở nhiều vùng nơng thôn nước ta các làng nghề đã phát
triển mạnh và đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, là
một phần quan trọng của cơng nghiệp hố - hiện đại hố nơng nghiệp và nơng thơn
trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên chính những nơi này đã và đang phải đối mặt với
tình trạng ơ nhiễm mơi trường, khí thải, tiếng ồn, bụi... của các mạng lưới sản xuất quy
mô vừa và nhỏ cùng với cơ sở hạ tầng yếu kém càng làm cho điều kiện vệ sinh môi
trường ở nhiều làng nghề đang thực sự lâm vào tình trạng đáng báo động, đòi hỏi sự
quan tâm tháo gỡ kịp thời của các ngành, các cấp, đặc biệt là chính quyền địa phương
nơi có làng nghề.
Hiện nay, cơng tác quản lý mơi trường làng nghề cịn nhiều hạn chế. Do đó, bảo
vệ mơi trường làng nghề theo hướng phát triển bền vững là việc làm cấp thiết, có ý
nghĩa quan trọng với các làng nghề trên cả nước nói chung và với huyện Văn Lâm nói
riêng. Xuất phát từ vấn đề trên, tơi đã chọn đề tài: “Quản lý môi trường làng nghề
trên địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên”.
Mục tiêu nghiên cứu chính là đánh giá thực trạng QLMT ở các khu vực làng nghề
trên địa bàn huyện Văn Lâm. Trên cơ sở đó để rút ra những thuận lợi, khó khăn đối với
công tác quản lý môi trường tại làng nghề, từ đó đưa ra các giải pháp quản lý và biện
pháp bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn huyện Văn Lâm. Đối tượng nghiên cứu
là các vấn đề liên quan đến quản lý môi trường tại các làng nghề trên địa bàn huyện Văn
Lâm chủ yếu tập trung vào các làng nghề có đặc thù sản xuất gây ô nhiễm môi trường.
Nghiên cứu đã bàn luận những khái niệm liên quan về quản lý môi trường làng nghề,
ý nghĩ và vai trị của quản lý mơi trường làng nghề. Nghiên cứu đã chỉ ra những đặc điểm
cơ bản của làng nghề. Nội dung mà đề tài nghiên cứu về quản lý mơi trường làng nghề đó
là: nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; quy hoạch phát triển hệ thống làng
nghề; tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý; công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi
phạm; đánh giá về công tác quản lý môi trường làng nghề. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng

đến quản lý môi trường làng nghề gồm: Thể chế, chính sách; kỹ thuật - cơng nghệ; năng lực,
trình độ đội ngũ cán bộ cơng chức nhà nước; nhận thức của người

x


dân; sự tham gia của cộng đồng vào công tác quản lý môi trường làng nghề.
Địa bàn nghiên cứu là huyện Huyện Văn Lâm, có các đặc điểm tự nhiên, điều kiện
kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến phát triển kinh tế phát triển làng nghề. Để tiến hành phân
tích, đề tài sử dụng phương pháp chọn điểm nghiên cứu; phương pháp thu thập thơng
tin, phân tích và xử lý số liệu với phương pháp thống kê mô tả và phương pháp so sánh;
phương pháp xử lý số liệu, dữ liệu, thông tin bằng phần mền Excel, SPSS. Hệ thống chỉ
tiêu nghiên cứu gồm nhóm: các chỉ tiêu đánh giá về tình hình phát triển làng nghề huyện
Văn Lâm, chỉ tiêu phản ánh thực trạng môi trường ở các làng nghề, chỉ tiêu về phản ánh
về thực trạng quản lý mơi trường làng nghề.
Nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng quản lý môi trường làng nghệ trên địa bàn
huyện Văn Lâm nhận thấy những kết quả: xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về cơ bản
đáp ứng được yêu cầu bức thiết về giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, tuy
nhiên việc triển khai đôi khi gặp vấn đề về thời gian, các văn bản chưa đầy đủ, chồng chéo;
phân cấp quản lý trong BVMT làng nghề được thực hiện đồng bộ, hợp lý, nguồn nhân lực
có trình độ chun mơn trong cơng tác QLMT đang thiếu; nguồn vốn để đầu tư cho công tác
bảo vệ môi trường được huy động từ nhiều nguồn nhưng chủ yếu là từ nguồn ngân sách nhà
nước chiếm 77,45% tổng nguồn vốn; công tác tuyên truyền, giáo dục được triển khai thực
hiện đồng bộ nhiều nội dung và hình thức phong phú, tuy nhiên chưa được thường xuyên
liên tục; công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm còn nhiều hạn chế do đối tượng sản
xuất nhỏ lẻ trong khi kinh phí và nguồn nhân lực mỏng.

Nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến quản lý môi trường làng
nghề trên địa bàn huyện Văn Lâm đó là kỹ thuật - cơng nghệ; nhận thức của người dân
và sự tham gia của cộng đồng vào công tác quản lý môi trường làng nghề.

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác QLMT làng nghề của huyện Văn
Lâm, nghiên cứu đề xuất định hướng và một số giải pháp như sau: bổ sung, hoàn thiện các
văn bản quy phạm pháp luật để quản lý môi trường làng nghề; nâng cao hiệu quả hoạt động
bộ máy QLMT làng nghề; đầu tư và sử dụng ngân sách cho quản lý môi trường; nâng cao
tuyên truyền giáo dục; giải pháp về tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi
phạm pháp luật; huy động sự tham gia của cộng đồng vào cơng tác quản lý mơi trường làng
nghề. Từ đó kết luận và đưa ra kiến nghị với cơ quan Nhà nước.

xi


THESIS ABSTRACT
Master Candidate: Chu Nam Anh
Thesis title: Craft village environment management in Van Lam district, Hung Yen
province
Major: Economics Management
Code: 8340410
Educational Institution: Vietnam National University of Agriculture
In the recent years, rural craft villages have experienced a strong growth and
contributed significantly on local socio-economy development and played a vital role in
agriculture and rural industrialization and modernization. However, these locations are
being suffered from air, noise and dust pollution from small, medium and poor
infrastructure manufacturer. That put sanitary condition of these craft villages under
critical state which requires attention and solutions from departments at all levels,
especially local authorities of these craft villages.
Currently, environment management of the craft village is facing many
limitations and difficulties. Therefore, craft village environment protection with
sustainable development orientation is urgent, necessary and important to craft villages
all over the country in general and in Van Lam district in particular. Derived from the
above issue, I have decided to carry out the thesis with the subject “Craft village

environment management in Van Lam district, Hung Yen province”.
The main objective of the research is to evaluate the current status of environment
management in craft villages located in Van Lam district. Based on that evaluation, the
research to learn the favor and difficulty on craft village environment management and
propose management and environment protection solutions for craft villages located in
Van Lam district. The research objects are problems related to craft village environment
management in Van Lam district, mainly focuses on craft villages which cause
environmental pollution.
The research has mentioned the concepts related to craft village environment
management, role and importance of craft village environment management. The research
has indicated main characteristics of craft villages. The research has also involved in the
following issues of craft village environment management: legislation issued by the
Government; craft village development plan; management activities organization and
performance; monitoring, inspection and violation handling; environment management
evaluation. Key factors affecting to craft village environment management consists of:
institutions, policies; producing and waste treatment technology; competence and
qualification of local government officer; local people acknowledgement; local community

xii


involvement in craft village environment management.
The research area is Van Lam district, Hung Yen province whose natural
characteristics and socio-economy conditions strongly impact to craft village
development. In order to conduct the the analysis, the thesis has involved the research
site selection; data collection; data and information processing and analysis by
descriptive statistics and comparative method; data and information processing by Excel
and SPSS. Research indicator system consists of the following groups: indicator to show
craft village development in Van Lam district evaluation, indicator to show current
status of craft village environment; indicator to show current status of craft village

environment management.
The research, analysis and evaluation of current craft village environment
management has shown the following results: in general, legislation can meet the
requirements of urgent needs on current environment pollution treatment, however the
implementation is still facing the issues in term of time and document lacking or
overlapping; management decentralization in craft village environment protection is
well managed but lack of competent and qualified human resource in environment
management; capital resource for environment protection is mobilized from multiple
sources but it mostly comes from state budget with 77.45% of total capital; propaganda
and pedagogy is implemented with abundant content, however it’s not yet performed
regularly; inspection and violation handling is also limited due to large and fragmented
manufacture facility, small scale production while funding and human resource for
inspection is not sufficient.
The research has shown the key factors affecting to craft village environment
management in Van Lam district are producing and waste treatment technology; local
people acknowledgement; local community involvement in craft village environment
management.
In order to overcome the limitation and difficulties in craft village environment
management of Van Lam district, the research has proposed several orientations and
solutions such as: modifying and completing the legistation for craft village
environment management; enhancing the efficiency of craft village environment
management; effectively using state budget in environment management; improving the
propaganda and pedagogy; enhancing the inspection and violation handling; mobilizing
the deeper involvement of community in environment management; carrying out the
conclusion and making proposal to authorities.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN VĂN
Những năm vừa qua, ở nhiều vùng nông thôn nước ta các làng nghề đã
phát triển mạnh và đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương, là một phần quan trọng của công nghiệp hố - hiện đại hố nơng nghiệp
và nơng thơn trong giai đoạn hiện nay. Phát triển mạnh những ngành nghề, đẩy
mạnh xuất khẩu các sản phẩm truyền thống có giá trị kinh tế cao, sử dụng được
nhiều lao động là lợi thế của làng nghề địa phương. Đời sống nông dân ở nhiều
vùng nông thôn trong cả nước đã khá lên do sản xuất nông nghiệp phát triển,
đồng thời với việc khôi phục và phát triển các làng nghề. Nhiều làng nghề đã nêu
được bài học về làm giàu ở nơng thơn. Tuy nhiên chính những nơi này đã và
đang phải đối mặt với tình trạng ơ nhiễm mơi trường, khí thải, tiếng ồn, bụi... của
các mạng lưới sản xuất quy mô vừa và nhỏ cùng với cơ sở hạ tầng yếu kém càng
làm cho điều kiện vệ sinh môi trường ở nhiều làng nghề đang thực sự lâm vào
tình trạng đáng báo động, đòi hỏi sự quan tâm tháo gỡ kịp thời của các ngành,
các cấp, đặc biệt là chính quyền địa phương nơi có làng nghề.
Hiện nay, tại huyện Văn Lâm có 18 làng nghề thuộc các nhóm chế biến thực
phẩm, tái chế kim loại và phế liệu. Trong những năm qua, các làng nghề đã dần
thích nghi với điều kiện kinh tế thị trường, các chính sách của nhà nước, của tỉnh
và của huyện nhằm khuyến khích, hỗ trợ đối với làng nghề truyền thống. Việc
sản xuất kinh doanh sản phẩm làng nghề đã góp phần làm tăng thu nhập cho
người dân, đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng của huyện Văn Lâm, đồng thời
là động lực cho một số ngành kinh doanh dịch vụ khác phát triển. Tuy nhiên,
song song với quá trình phát triển kinh tế; vấn đề cấp bách cần được quan tâm
hàng đầu, mang tính phát triển bền vững cho các làng nghề đó là tình trạng ơ
nhiễm mơi trường đang ngày càng trở nên gay gắt ở khu vực này. Có rất nhiều
hình ảnh, câu chuyện buồn xoay quanh chủ đề: ơ nhiễm khói, bụi; ơ nhiễm nguồn
nước; thậm chí cả ô nhiễm tiếng ồn ở các làng nghề tại các địa phương trên địa
bàn huyện. Hiện, nhiều xã chưa có hệ thống xử lý nước, rác thải tập trung. Mỗi
ngày, hàng trăm tấn rác thải các loại từ các làng nghề đổ trực tiếp ra ao, hồ, sông
hoặc các trục đường chính. Chất lượng mơi trường hầu hết khu vực sản xuất

trong các làng nghề đều khơng đạt tiêu chuẩn.
Tình trạng ô nhiễm môi trường phát sinh từ các làng nghề đã và đang tác

1


động trực tiếp tới sức khoẻ của người dân và ngày càng trở thành vấn đề bức xúc.
Tỷ lệ người mắc bệnh tại khu vực này đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Kết
quả nghiên cứu cho thấy, tuổi thọ của người dân tại các làng nghề ngày càng
giảm đi, thấp hơn 10 năm so với tuổi thọ trung bình của cả nước. Tại các làng
nghề sản xuất kim loại, tỷ lệ người mắc các bệnh liên quan đến thần kinh, hô hấp,
điếc, ung thư... gia tăng hàng năm. Ơ nhiễm mơi trường làng nghề cịn gây ảnh
hưởng trực tiếp tới các hoạt động kinh tế, xã hội của chính các làng nghề, gây ra
những tổn thất khơng nhỏ về kinh tế và dẫn đến những xung đột môi trường
trong cộng đồng.
Hiện nay, công tác quản lý môi trường làng nghề còn nhiều hạn chế. Hệ
thống quy phạm pháp luật chưa đầy đủ, chưa cụ thể hoá. Bên cạnh đó, cơng tác
xã hội hố bảo vệ mơi trường làng nghề chưa được triển khai sâu rộng, chưa huy
động được nguồn lực xã hội.Việc ứng dụng công nghệ môi trường tại các làng
nghề chưa được chú trọng đúng mức. Do đó, bảo vệ mơi trường làng nghề theo
hướng phát triển bền vững là việc làm cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng với các
làng nghề trên cả nước nói chung và với huyện Văn Lâm nói riêng. Với mục tiêu
nghiên cứu là phân tích thực trạng cơng tác quản lý mơi trường tại các làng nghề;
trên cơ sở đó đưa ra giải pháp để góp phần vào việc nâng cao công tác quảng lý
môi trường tại các làng nghề hướng tới phát triển bền vững đóng góp vào sự phát
triển kinh tế - xã hội của huyện Văn Lâm. Xuất phát từ vấn đề trên, tôi đã chọn đề
tài “Quản lý môi trường làng nghề trên địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng
Yên” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung

Đánh giá thực trạng QLMT ở các khu vực làng nghề, những nhân tố ảnh
hưởng tới công tác quản lý môi trường làng nghề trên địa bàn huyện Văn Lâm, từ
đó đưa ra các giải pháp quản lý và biện pháp bảo vệ môi trường làng nghề trên
địa bàn huyện Văn Lâm.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý môi trường làng nghề;
+ Đánh giá thực trạng quản lý môi trường làng nghề trên địa bàn huyện

Văn Lâm;
+ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý môi trường làng nghề trên

2


địa bàn nghiên cứu;
+ Đề xuất định hướng và các giải pháp nâng cao công tác quản lý môi

trường làng nghề trên địa bàn huyện Văn Lâm.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ
TÀI 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề liên quan đến quản lý môi trường tại các làng nghề trên địa bàn
huyện Văn Lâm chủ yếu tập trung vào các hoạt động sản xuất kinh doanh ở các
làng nghề gây ô nhiễm môi trường.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn liên quan đến đề tài. Nội
dung nghiên cứu chủ yếu của luận văn là các vấn đề về quản lý mơi trường tại
một số làng nghề ơ nhiễm chính.
- Phạm vi thời gian

+ Thời gian làm luận văn: Tháng 5 năm 2017 đến tháng 5 năm 2018
+ Thời gian thu thập số liệu nghiên cứu: trong 3 năm (2015 - 2017).

- Phạm vi không gian: Huyện Văn Lâm– Tỉnh Hưng Yên.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
1.4.1 Về lý luận
Luận văn đã tổng hợp, hệ thống và làm rõ những vấn đề lý luận về quản lý
môi trường làng nghề trên các khía cạnh: khái niệm liên quan tới quản lý môi
trường làng nghề; đặc điểm của làng nghề và quản lý môi trường làng nghề; mục
tiêu, nguyên tắc, vai trò, ý nghĩa của QLMT LN; các nội dung và nhân tố ảnh
hưởng tới quản lý môi trường làng nghề. Các vấn đề lý luận đó là nền tảng, cơ sở
cho việc phân tích, đánh giá nghiên cứu Quản lý môi trường làng nghề trên địa
bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
1.4.2 Về thực tiễn
Luận văn đã trình bày với nhiều dẫn luận và minh chứng về các nội dung
Quản lý môi trường làng nghề của các nước trên thế giới và Việt Nam. Từ những
nội dung đó Luận văn phân tích thực trạng quản lý mơi trường làng nghề của
huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Qua đó đánh giá những kết quả đạt được,

3


những điểm cịn hạn chế trong việc quản lý mơi trường làng nghề trên địa bàn
huyện Văn Lâm trong thời gian qua, và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
quản lý môi trường làng nghề của huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Từ đó, đề
xuất một số giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý môi trường làng nghề trên địa
bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên trong thời gian tới.
1.5. KẾT CẤU CÁC NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN
Kết cấu của Luận văn bao gồm 5 phần sau:
Phần 1. Mở đầu.

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý môi trường làng nghề.
Phần 3. Địa điểm và phương pháp nghiên cứu.
Phần 4. Kết quả nghiên cứu.
Phần 5. Kết luận và kiến nghị.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ
2.1.1. Các khái niệm liên quan
Môi trường
Theo định nghĩa của Tổ chức kinh tế văn hóa xã hội Liên Hợp Quốc
(UNESCO) năm 1981 thì “Mơi trường của con người bao gồm toàn bộ các hệ
thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình (tập
quán, niềm tin...), trong đó con người sống và lao động, họ khai thác các tài
nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thỏa mãn những nhu cầu của mình”.
Đối với con người thì mơi trường sống của con người là tổng hợp các điều
kiện vật lý, hóa học, sinh học, xã hội bao quanh và có những tới sự sống và phát
triển của các cá nhân và cộng đồng con người.
Nguyễn Ngọc Sinh (1984) đã đưa ra định nghĩa: "Môi trường là một nơi
chốn trong số các nơi chốn, nhưng có thể là một nơi chốn đáng chú ý, thể hiện
các màu sắc xã hội của một thời kì hay một xã hội".
Để thống nhất về mặt nhận thức, chúng ta sử dụng định nghĩa trong Luật
bảo vệ môi trường (Quốc hội 2014) định nghĩa khái niệm môi trường như sau:
“Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối
với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”.
Khái niệm chung về môi trường trên đây được cụ thể hố đối với từng đối
tượng và mục đích nghiên cứu khác nhau.
Quản lý môi trường

Quản lý môi trường là một lĩnh vực quản lý xã hội, nhằm bảo vệ môi
trường và các thành phần của môi trường, phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững
và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và xã hội.
Có nhiều quan điểm cho rằng: “Quản lý môi trường là tổng hợp các biện
pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất
lượng mơi trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia”. Có thể
thấy quản lý mơi trường là tổng hợp các biện pháp thích hợp, tác động và điều
chỉnh các hoạt động của con người, với mục đích chính là giữ hài hịa quan hệ
giữa mơi trường và phát triển, giữa nhu cầu của con người và chất lượng môi

5


trường, giữa hiện tại và khả năng chống chịu của trái đất.
Như vậy, “Quản lý môi trường là một lĩnh vực quản lý xã hội, nhằm bảo
vệ môi trường và các thành phần của môi trường, phục vụ sự nghiệp phát triển
bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và xã hội”.
Quản lý môi trường được thực hiện bằng tổng hợp các biện pháp: luật
pháp, chính sách, kinh tế, kỹ thuật, cơng nghệ, xã hội, văn hóa, giáo dục... Các
biện pháp này có thể đan xen, phối hợp, tích hợp với nhau tùy theo điều kiện cụ
thể của vấn đề đặt ra (Phan Như Thúc, 2009).
Thực chất của QLMT là quản lý con người trong các hoạt động phát triển
và thơng qua đó sử dụng có hiệu quả nhất mọi tiềm năng và cơ hội của hệ thống
môi trường.
Làng nghề
Làng nghề (LN) là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam. Đa
số các LN đã trải qua lịch sử phát triển hàng trăm năm, song song với quá trình
phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa và nơng nghiệp của đất nước. Sự xuất hiện
của các nghề thủ công ở các làng quê lúc đầu chỉ là ngành nghề phụ, chủ yếu
được nông dân tiến hành trong lúc nông nhàn. Về sau, do quá trình phân cơng lao

động, các ngành nghề thủ cơng tách dần khỏi nông nghiệp nhưng lại phục vụ trực
tiếp cho nơng nghiệp, khi đó người thợ thủ cơng có thể khơng cịn sản xuất nơng
nghiệp nhưng họ vẫn gắn chặt với làng q mình. Khi nghề thủ cơng phát triển,
số người chuyên làm nghề thủ công và sống được bằng nghề này tăng lên, điều
nay diễn ra ngay trong các làng quê và đó là cơ sở cho sự tồn tại của các LN ở
nông thôn.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã định nghĩa LN trong Thông tư
46/2011/TT-BTNMT quy định về bảo vệ môi trường làng nghề của Bộ trưởng Bộ
Tài ngun và Mơi trường thì “làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn,
ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã
có các hoạt động ngành nghề nơng thôn, sản xuất tiểu thủ công nghiệp sản xuất ra
một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau”.
Ngày nay, LN được hiểu theo nghĩa rộng, khơng bó hẹp trong phạm vi
hành chính của một làng mà gồm một hoặc một số làng cùng một tiểu vùng, cùng
địa lí kinh tế, cùng sản xuất một chủng loại hàng hóa truyền thống hoặc cùng
kinh doanh liên quan đến một nghề phi nông nghiệp và có quan hệ mật thiết với

6


nhau vềkinh tế - xã hội.Trong những năm gần đây, LN đang thay đổi nhanh
chóng theo nền kinh tế thị trường, q trình cơng nghiệp hóa cùng với việc áp
dụng các chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nơng thôn, các LN mới
và các cụm LN không ngừng được khuyến khích phát triểnvới các thành phần
kinh tế và các tổ chức kinh doanh quy mô vừa và nhỏ như: hộ sản xuất, tổ hợp,
hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ
phần...
Như vậy khái niệm LN có thể tổng hợp bao gồm những nội dung chính
sau: “LN là một thiết chế kinh tế xã hội ở nông thôn, được cấu thành bởi hai yếu
tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa lí nhất định trong đó bao gồm

nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ cơng là chính, giữa họ có mối liên kết
chặt chẽ về kinh tế - xã hội và văn hóa”.
Mơi trường làng nghề
Nhắc tới mơi trường làng nghề thì thường đề cập đến vấn đề ô nhiễm môi
trường làng nghề. Theo Luật bảo vệ môi trường (Quốc hội, 2014), ô nhiễm môi
trường làng nghề là hình thái ơ nhiễm mang tính tập trung trong một thôn, làng
hay xã. Tại những khu vực này tập hợp nhiều hình thái ơ nhiễm dạng điểm,
thường là cơ sở sản xuất nhỏ ảnh hưởng trực tiếp tới không gian liền kề và lẫn
trong khu sinh hoạt dân cư nên những ơ nhiễm đó tác động trực tiếp tới sức khoẻ
cộng đồng, trước hết là hộ sản xuất trực tiếp tạo ra ô nhiễm, nguồn lao động trực
tiếp trong môi trường lao động bị ô nhiễm thường xuyên.
Quản lý môi trường làng nghề
Từ khái niệm quản lý môi trường và làng nghề đã phân tích, tổng hợp ở
trên. Ta có thể rút ra rằng: “Quản lý mơi trường làng nghề là tổng hợp các biện
pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất
lượng môi trường sống và phát triển bền vững làng nghề”.
2.1.2. Đặc điểm của làng nghề, quản lý môi trường làng
nghề Làng nghề
Với quá trình phát triển gắn liền với sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và
nông thôn đất nước; các làng nghề Việt Nam mang những đặc thù của nông thôn
Việt, cụ thể là những đặc trưng ảnh hưởng tới quản lý môi trường LN như sau:
Thứ nhất, quy mô sản xuất nhỏ, phần lớn ở quy mơ hộ gia đình. Tại các LN
sản xuất hầu hết là thủ công, gắn liền với sự phân công lao động ở nông thôn.

7


Mục đích của sản xuất chỉ để tận dụng sức lao động lúc nơng nhàn và duy trì
nghề truyền thống.Cơng nghệ sản xuất của LN nơng thơn mang tính truyền
thống, có từ lâu đời, được truyền từ đời này sang đời khác. Cơng cụ lao động

chính của người thợ là đôi bàn tay và các dụng cụ, thiết bị đơn giản .Nông thôn là
nguồn cung cấp nguyên liệu, nguồn nhân lực, nguồn vốn chủ yếu. Do vậy mà sản
xuất tại các LN có đặc thù năng suất thấp, quy mơ sản xuất thấp, nhỏ, lẻ.
Với đặc điểm lao động là các thành viên trong gia đình, chỉ khi thời vụ hoặc
có đơn hàng lớn thì mới th thêm lao động. Lao động trong các LN chủ yếu là
nghề nông, địa điểm sản xuất nghề thủ công truyền thống là tại gia đình họ. Họ
tự quản lý, phân cơng lao động, thời gian cho phù hợp giữa việc sản xuất nông
nghiệp lúc mùa vụ với nghề thủ công lúc nông nhàn. Do đó, sản xuất kinh doanh
ở các LN có sự gắn bó chặt chẽ với hộ gia đình nơng thơn và ngành nông nghiệp.
Thứ hai, chất lượng lao động và trình độ chun mơn thấp, lao động mang
tính đặc thù của sản xuất tại LN. Với đặc thù LN nằm tại các vùng nông thôn, đối
tượng lao động tại các LN hầu hết là tận dụng thành viên trong gia đình; hầu hết
lao động khơng được đào tạo, hoặc khơng có khả năng đi học sẽ tham gia lao
động tại địa phương. Vì thế, lao động tại các LN chủ yều là lao động thủ cơng,
văn hóa thấp, học nghề theo kinh nghiệm là chủ yếu. Do hạn chế về công nghệ và
kỹ thuật sản xuất nên các LN vẫn sử dụng chủ yếu là các lao động thủ công ở hầu
hết các công đoạn, kể cả những công đoạn nặng nhọc và độc hại nhất. Hơn nữa,
sản phẩm ở các LN có đặc thù địi hỏi trình độ kỹ thuật và tính mỹ thuật cao, tay
nghề khéo léo nên trong các LN truyền thống, vai trò của các nghệ nhân rất quan
trọng, được coi là nòng cốt của quá trình sản xuất và sáng tạo ra nghệ thuật.
Thứ ba, nguyên liệu sản xuất tại chỗ tự cung tự cấp. Nguồn gốc phát triển của
các LN là tận dụng lao động nhàn rỗi lúc nông nhàn và tận dụng lợi thế tuyệt đối của
địa phương về tài nguyên thiên nhiên nên hầu hết các nguồn nguyên liệu của LN lấy
từ trực tiếp từ tự nhiên. Do sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất, việc khai thác và
cung ứng các nguyên liệu tại chỗ hay các vùng khác trong nước đang dần bị hạn chế.
Thứ tư, công nghệ, thiết bị kĩ thuật mang tính cổ truyền, lạc hậu.Trình độ cơng
nghệ ở nơng thơn cịn thấp, sự thay đổi diễn ra thấp, chậm chạp, không được tiếp cận
công nghệ.Kỹ thuật sản xuất đặc trưng trong LN là công cụ thủ công, phương pháp
cơng nghệ mang tính cổ truyền do lịch sử để lại và do chính người lao động trong
LN tạo ra. Do đó hầu hết các cơ sở sản xuất nghề nơng thơn, trình độ cơng nghệ cịn

lạc hậu, cơ khí hóa thấp, các thiết bị phần lớn đã cũ, sử dụng lại của các

8


cơ sở sản xuất công nghiệp quy mô lớn không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, an toàn
và vệ sinh môi trường.
Thứ năm, cơ sở hạ tầng sản xuất nghèo nàn chưa đáp ứng nhu cầu sản
xuất. Xuất phát từ quy mơ sản xuất hộ gia đình nhỏ lẻ, nguồn vốn đầu tư của các
gia đình q thấp, khó có điều kiện xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, nhà xưởng
đảm bảo chất lượng, các hộ tổ chức sản xuất ngay trong các gia đình, sử dụng
ln nhà ở làm nơi sản xuất. Vì thế, các LN hiện nay nhìn chung đều gặp khó
khăn về mặt bằng cho sản xuất, nhà xưởng, kho bãi.
Quản lý môi trường làng nghề
Quản lý môi trường làng nghề là một cơ cấu quản lý về khía cạnh mơi
trường của cấu trúc quản lý tổng thể của một tổ chức (doanh nghiệp, công ty, xí
nghiệp, cơ quan, đơn vị sản xuất,…), bao gồm các phương pháp tổ chức, các thủ
tục, nguồn nhân lực, vật lực và những trách nhiệm,… đủ khả năng thực thi mơi
trường trong suốt q trình hoạt động của tổ chức, đánh giá tác động môi trường
ngắn hạn và dài hạn của sản phẩm, dịch vụ và hoạt động của tổ chức mình.
Theo Phan Như Thúc (2009), quản lý mơi trường làng nghề là thiết yếu,
không thể thiếu được để tổ chức có khả năng nhìn thấy trước sự tiến triển thực thi
môi trường sẽ diễn ra và bảo đảm sự tuân thủ các yêu cầu quốc gia và quốc tế về bảo
vệ môi trường. Quản lý môi trường làng nghề thu được kết quả tốt khi mà công việc
quản lý môi trường được tiến hành cùng với các ưu tiên hàng đầu khác của tổ chức.
Quản lý môi trường làng nghề bao gồm các thành phần chủ chốt sau đây:

(1). Xác định chính sách:
Xác định một chính sách quản lý mơi trường làng nghề. Chính sách này
bao gồm các mục tiêu tổ chức liên quan tới hoạt động môi trường làng nghề. Nó

phải được tư liệu hố, truyền đạt cho mọi cán bộ và cho quảng đại quần chúng.
(2). Giai đoạn quy hoạch:
- Xác định các lĩnh vực môi trường làng nghề và các yêu cầu pháp lý liên

quan tới các hoạt động, các sản phẩm và các dịch vụ của cơng ty.
- Xây dựng và tư liệu hố các mục tiêu và các đối tượng môi trường tại

mỗi cấp tổ chức thích hợp. Các giải pháp kỹ thuật và các quan điểm của các bên
quan tâm phải được lưu ý tới.
- Xây dựng một chương trình quản lý mơi trường nhằm đạt được các mục

9


tiêu đề ra. Định rõ trách nhiệm ở từng cấp tổ chức: tư liệu hố và thơng tin về
những trách nhiệm này.
- Cụ thể hoá các biện pháp và thời hạn đạt được các mục tiêu nêu ra.

(3). Giai đoạn thực hiện:
- Cung ứng cơng nghệ, tài chính và nhân lực cần thiết cho các hệ thống

quản lý môi trường làng nghề; chỉ định đại diện quản lý cụ thể.
- Đào tạo và các phương pháp nâng cao nhận thức cho nhân viên
- Các quy trình truyền thơng nội bộ và ra bên ngồi;
- Tư liệu hố và kiểm sốt tài liệu
- Kiểm soát việc vận hành hệ thống.

(4.) Giai đoạn kiểm tra:
- Giám sát và đánh giá tiến trình vận hành cũng như việc thiết lập một


chương trình quản lý môi trường làng nghề nhằm xác định sự tuân thủ theo các
mục tiêu và các yêu cầu tiêu chuẩn và cung cấp thông tin cho việc thẩm định
quản lý;
- Hoạt động phòng ngừa và sửa chữa trong trường hợp khơng tn thủ và

tư liệu hố các hoạt động đó;
- Duy trì các hồ sơ mơi trường, bao gồm cả các hồ sơ đào tạo, kiểm toán

và các kết quả thẩm định.
(5). Thẩm định của cấp quản lý:
Cấp quản lý phải thẩm định quản lý môi trường làng nghề. Tổ chức thực
hiện công tác quản lý môi trường làng nghề là nhiệm vụ quan trọng nhất của
ngành môi trường ở mỗi quốc gia. Các bộ phận chức năng của ngành môi trường
bao gồm: bộ phận nghiên cứu đề xuất kế hoạch, chính sách, các quy định pháp
luật dùng trong cơng tác BVMT; bộ phận quan trắc, giám sát, đánh giá thường kỳ
chất lượng môi trường; bộ phận thực hiện các công tác kỹ thuật, đào tạo cán bộ
môi trường; bộ phận nghiên cứu, giám sát việc thực hiện công tác môi trường ở
các địa phương, các cấp, các ngành. Mỗi một quốc gia có một cách riêng trong
việc tổ chức thực hiện công tác BVMT… Ở Việt Nam công tác môi trường làng
nghề hiện nay được thực hiện ở nhiều cấp. Quốc hội có “Ủy ban khoa học, Cơng
nghệ và Môi trường” tư vấn về các vấn đề môi trường. Thủ tướng Chính phủ,
Văn phịng Chính phủ và Vụ Khoa học Giáo dục Văn hóa xã hội có một cố vấn

10


cao cấp về các vấn đề môi trường. Bên cạnh các cơ quan quản lý nhà nước về
mơi trường, có nhiều cơ quan khác như các cơ sở đào tạo và nghiên cứu nhà
nước, các tổ chức phi Chính phủ tham gia thực hiện công tác đào tạo, giám sát và
nghiên cứu môi trường.

2.1.3. Mục tiêu, nguyên tắc của quản lý môi trường
- Các mục tiêu chủ yếu của công tác quản lý về môi trường bao gồm:
+ Khắc phục và phịng chống suy thối, ơ nhiễm mơi trường phát sinh trong

hoạt động sống của con người.
+ Phát triển bền vững kinh tế và xã hội quốc gia theo 9 nguyên tắc của một

xã hội bền vững do hội nghị Rio-92 đề xuất. Các khía cạnh của phát triển bền
vững bao gồm: Phát triển bền vững kinh tế, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên
nhiên, không tạo ra ô nhiễm và suy thối chất luợng mơi trường sống, nâng cao
sự văn minh và công bằng xã hội.
+ Xây dựng các cơng cụ có hiệu lực quản lý mơi trường quốc gia và các

vùng lãnh thổ. Các công cụ trên phải thích hợp cho từng ngành, từng địa phương
và cộng đồng dân cư.
Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hệ thống pháp lý, mục tiêu
phát triển ưu tiên của từng quốc gia, mục tiêu quản lý môi trường có thể thay đổi
theo thời gian và có những ưu tiên riêng đối với mỗi quốc gia.
- Các nguyên tắc chung của quản lý môi trường
+ Hướng công tác quản lý MT tới mục tiêu phát triển bền vững KTXH đất

nước, giữ cân bằng giữa phát triển và BVMT. Nguyên tắc này cần được thể hiện
trong quá trình xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, luật pháp và chĩnh
sách nhà nước, ngành và địa phương.
+ Kết hợp các mục tiêu quốc tế - quốc gia - vùng lãnh thổ và cộng đồng dân

cư trong việc quản lý MT. Mơi trường khơgn có ranh giới khơgn gian, do vậy sự
ơ nhiễm hay suy thối thành phần mơi trường ở quốc gia, vùng lãnh thổ này sẽ
ảnh hưởng có trực tiếp tới quốc gia khác và các vùng lãnh thổ khác.
+ Quản lý MT cần được thực hiện bằng nhiều biện pháp và cơng cụ tổng


hợp thích hợp. Các biện pháp và công cụ quản lý môi trường rất đa dạng, mỗi
loại biện pháp và cơng cụ trên có phạm vi và hiệu quả khác nhau trong từng
trường hợp cụ thể.

11


×