Tải bản đầy đủ (.docx) (128 trang)

Luận văn thạc sĩ phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử tại huyện yên phong, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 128 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐỖ THỊ NHUNG

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH ĐIỆN
TỬ TẠI HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành:

Quản Trị Kinh Doanh

Mã số:

8340102

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Quốc Chỉnh

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2019



Tác giả luận văn

Đỗ Thị Nhung

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Quốc Chỉnh đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kế toán và Quản trị kinh doanh, Khoa Quản trị kinh doanh – Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn
thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức viên chức Sở Công
Thương Bắc Ninh đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày

tháng năm 2019

Tác giả luận văn


Đỗ Thị Nhung

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan......................................................................................................................i
Lời cảm ơn........................................................................................................................ii
Mục lục.............................................................................................................................iii
Danh mục chữ viết tắt........................................................................................................v
Danh mục bảng.................................................................................................................vi
Danh mục biểu đồ, hình..................................................................................................vii
Trích yếu luận văn.......................................................................................................................... viii
Thesis abstract..................................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu....................................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể....................................................................................................2


1.3.

Câu hỏi nghiên cứu.............................................................................................3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu............................................................................................ 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành
điện tử....................................................................................................................4
2.1.

Cơ sở lý luận về phát triển công nghiệp hỗ trợ...................................................4

2.1.1.

Khái niệm về Công nghiệp hỗ trợ.......................................................................4

2.1.2.

Đặc điểm của Công nghiệp hỗ trợ...................................................................... 8


2.1.3.

Khái quát chung.................................................................................................. 9

2.1.4.

Những vẫn đề chung về phát triển CNHT ngành điện tử................................. 11

2.2.

Cơ sở thực tiễn..................................................................................................21

2.2.1.

Khái quát quá trình hình thành và phát triển của ngành Công nghiệp điện
tử ở Việt Nam................................................................................................... 21

2.2.2.

Kinh nghiệm phát triển CNHT ngành điện tử trên Thế giới.............................26

2.2.3.

Kinh nghiệm phát triển CNHT ngành điện tử ở Việt Nam...............................29

2.2.4.

Bài học kinh nghiệm cho huyện Yên Phong.....................................................33


Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phƣơng pháp nghiên cứu.............................................34
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu............................................................................34

iii


3.1.1.

Điều kiện tự nhiên.............................................................................................34

3.1.2.

Điều kiện xã hội................................................................................................36

3.1.3.

Kết quả sản xuất kinh doanh các ngành trên địa bàn huyện............................. 41

3.2.

Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 42

3.2.1.

Phương pháp thu thập và xử lý số liệu..............................................................42

3.2.2.


Phương pháp phân tích..................................................................................... 44

3.2.3.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu............................................................................46

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận......................................................................47
4.1.

Thực trạng phát triển CNHT ngành điện tử trên địa bàn huyện Yên
Phong, tỉnh Bắc Ninh 47

4.1.1.

Kết quả phát triển công nghiệp hỗ ngành điện tử theo chiều rộng...................47

4.1.2.

Đầu tư trọng điểm các doanh nghiệp quy mô lớn.................................................... 53

4.1.3.

Hỗ trợ cải tiến cho các doanh nghiệp.......................................................................... 55

4.1.4.

Chun mơn hóa cho các doanh nghiệp điện tử....................................................... 56

4.1.5.


Tạo môi trường chuyển giao công nghệ, kỹ thuật................................................... 60

4.1.6.

Kết quả phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử.............................................. 61

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển CNHT ngành điện tử.........................47

4.2.1.

Cơ sở hạ tầng, điều kiện kinh tế xã hội của huyện........................................... 64

4.2.2.

Ảnh hưởng của thị trường.................................................................................67

4.2.3.

Ảnh hưởng của thể chế chính sách................................................................... 68

4.2.4.

Nguồn nhân lực, lao động.................................................................................72

4.2.5.

Các yếu tố khác.................................................................................................76


4.3.

Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển CNHT ngành điện
tử trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

78

4.3.1.

Cơ sở khoa học................................................................................................. 78

4.3.2.

Đề xuất một số giải pháp.................................................................................. 86

Phần 5. Kết luận và kiến nghị..........................................................................................93
5.1.

Kết luận.............................................................................................................93

5.2.

Kiến nghị...........................................................................................................94

5.2.1.

Nhà nước...........................................................................................................94

5.2.2.


Bộ công thương.................................................................................................94

Tài liệu tham khảo........................................................................................................... 95

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa Tiếng Việt

CCN

Cụm công nghiệp

CNHT

Cơng nghiệp hỗ trợ

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa

DN

Doanh nghiệp

FDI


Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi

KCN

Khu cơng nghiệp

MOI

Bộ Công nghiệp Thái Lan

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Khái niệm và phân loại CNĐT và CNHT ngành điện tử..............................9

Bảng 2.2.

Bức tranh Công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam...............................................25

Bảng 3.1.

Tình hình sử dụng đất đai huyện Yên Phong giai đoạn 2016-2018............37

Bảng 3.2.

Tình hình dân số và lao động huyện Yên Phong từ 2016-2018..................39


Bảng 3.3.

Thu thập thông tin thứ cấp..........................................................................42

Bảng 3.4.

Phân bổ mẫu điều tra...................................................................................43

Bảng 4.1.

Quy hoạch đất cho các KCN trên địa bàn huyện Yên Phong giai
đoạn 2016-2018

51

Bảng 4.2.

Tốc độ gia tăng các DN CNĐT tại Yên Phong (phân theo sản phẩm).......58

Bảng 4.3.

Vốn sản xuất kinh doanh CNHT ngành điện tử từ năm 2014-2018...........61

Bảng 4.4.

Số DN CNHT ngành điện tử đang hoạt động trên địa bàn huyện n
Phong phân theo quy mơ vốn và loại hình doanh nghiệp

62


Bảng 4.5.

Xây dựng Kế hoạch sản xuất của các DN...................................................68

Bảng 4.6.

Đào tạo nguồn lao động của các DN.......................................................... 73

Bảng 4.7.

Đánh giá của doanh nghiệp và người lao động về nội dung và hình
thức đào tạo

73

Bảng 4.8.

Đánh giá về chất lượng đào tạo, nâng cao năng lực................................... 74

Bảng 4.9.

Khảo sát nhu cầu của đào tạo của người lao động......................................74

Bảng 4.10. Khó khăn của người lao động.....................................................................75
Bảng 4.11. Một số chỉ tiêu so sánh giữa năm 2017 với năm 1997............................... 76
Bảng 4.12. Các khu cơng nghiệp Bắc Ninh tính đến năm 2018....................................77
Bảng 4.13. Mơ hình SWOT về phát triển CNHT ngành điện tử huyện Yên
Phong, tỉnh Bắc Ninh 85


vi


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH
Hình 2.1.

Khái niệm về CNHT của Nhật Bản.......................................................... 5

Hình 2.2.

Mơ tả khái niệm CNHT của Việt Nam..................................................... 7

Hình 2.3.

Cấu trúc chuỗi giá trị giữa linh kiện và lao động....................................14

Hình 2.4.

Các yếu tố cấu thành khả năng cạnh tranh của ngành CN......................15

Hình 2.5.

Tổng doanh thu cơng nghiệp điện tử giai đoạn 2000-2010....................23

Biểu đồ 3.1.

Giá trị sản xuất ngành CN điện tử giai đoạn 2016-2018........................41

Biểu đồ 4.1.


Số KCN, cụm CN trên địa bàn huyện Yên Phong từ 2016 - 2018.........48

Biểu đồ 4.2.

Diện tích đất các KCN, cụm CN tại Yên Phong từ 2016-2018..............50

Biểu đồ 4.3.

Nguồn vốn đầu tư cho các DN điện tử tại Yên Phong............................53

Biểu đồ 4.4.

Phân loại DN CNĐT tại Yên Phong....................................................... 57

Biểu đồ 4.5.

Kết quả chuyển giao trong các DN CNĐT tại Yên Phong.....................59

Biểu đồ 4.6.

Số lượng DN CNĐT và DN CNHT ngành điện tử các năm 2014-2018 60

Biểu đồ 4.7.

Kim ngạch xuất khẩu điện thoại và các mặt hàng điện tử của
Samsung..................................................................................................63

Biểu đồ 4.8.

Kết quả khảo sát điều kiện cơ sở hạ tầng của huyện với phát triển

CNĐT tại Yên Phong..............................................................................66

Biểu đồ 4.9.

Khó khăn của các DN CNĐT hiện nay...................................................67

Biểu đồ 4.10. Đánh giá về các chính sách hỗ trợ phát triển CNĐT của huyện.............71
Biểu đồ 4.11. Độ tuổi lao động trong các công ty điện tử tại Yên Phong.....................72
Đồ thị 4.6.

Cơ cấu ngành tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997-2018.................................81

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đỗ Thị Nhung
Tên luận văn: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử tại huyện Yên Phong, tỉnh
Bắc Ninh
Ngành: Quản trị kinh doanh (định hướng ứng dụng)

Mã số: 8340102

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp

hỗ trợ.
- Đánh giá thưc trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển công


nghiệp hỗ trợ ngành điện tử tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh t rong thời gian gần
đây.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử

trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
Phƣơng pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập và xử lý số liệu:
+ Thu thập số liệu thứ cấp thông qua các loại sách báo, bài giảng, niên giám thống

kê tỉnh Bắc Ninh và các báo cáo của Sở Công Thương Bắc Ninh,...
+ Thu thập thông tin sơ cấp bằng việc tiến hành điều tra thông tin thông qua bảng hỏi.
+ Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu sau khi thu thập sẽ tiến hành xử lý bằng

phương pháp phân tổ thống kê theo các chỉ tiêu nghiên cứu với sự hỗ trợ của phần mềm
Excel. Tiến hành chọn lọc và phân loại thông tin phù hợp với các mục đích nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích: phương pháp thống kê mơ tả, phương pháp so sánh,

phương pháp chuyên gia, phân tích SWOT.
Kết quả chính và kết luận:
- Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận về khái niệm CNHT ngành điện tử, nội dung

phát triển CNHT ngành điện tử và các yếu tố ảnh hưởng. Theo đó, rút ra nội dung phát
triển CNHT bao gồm:
+ Thành lập cụm công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử trong các khu công nghiệp tập

trung.
+ Đầu tư trọng điểm một số doanh nghiệp CNHT ngành điện tử quy mô lớn.
+ Hỗ trợ cải tiến cho các doanh nghiệp CNHT ngành điện tử.

viii



+ Chun mơn hóa trong sản xuất cho CNHT ngành điện tử.
+ Tạo môi trường chuyển giao công nghệ giữa các công ty, các tập đàn sản xuất

đa quốc gia với các doanh nghiệp CNHT ngành điện tử trong nước.
Từ đó luận văn đi sâu phân tích kết quả và thực trạng phát triển CNHT ngành điện
tử tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Trong những năm vừa qua, CNHT ngành điện
tử của huyện Yên Phong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định. Với hệ
thống hạ tầng đồng bộ cộng với vị trí thuận lợi KCN Yên Phong là điểm đến hấp dẫn
của các nhà đầu tư, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI. Diện tích đất công nghiệp được
các nhà đầu tư thứ cấp thuê và bến bãi, kho tàng đã chiếm hơn 90%, với 72 nhà đầu tư,
trong đó có tới 63 nhà đầu tư nước ngoài (chủ yếu đến từ Hàn Quốc). Tổng vốn đăng ký
gần 4,7 tỷ USD, chiếm hơn 50% tổng vốn đầu tư vào các KCN tập trung của tỉnh. Tuy
nhiên, vẫn cịn có những hạn chế và đặt ra những vấn đề cần được quan tâm giải quyết.
CNHT ngành điện tử trên địa bàn huyện có sự tham gia tích cực của các DN FDI, phần
lớn là các DN là nhỏ và vừa với công nghệ sản xuất lạc hậu còn hoạt động tương đối
nhiều. Thị trường các sản phẩm hỗ trợ ngành điện tử hình thành chưa rõ nét, vẫn tổ chức
sản xuất theo chiều ngang với hầu hết các sản phẩm là sản xuất cho chính mình hoặc
cho công ty mẹ. Thông tin về sản xuất, sản phẩm và DN vẫn khó tiếp cận. Nguồn
nguyên liệu trong nước chưa đáp ứng được cho sản xuất các sản phẩm chất lượng cao
mà chủ yếu nhập khẩu hoặc nhập từ cơng ty mẹ. Nguồn lao động cho tồn ngành nhìn
chung cịn yếu và thiếu. Cơng tác xúc tiến thương mại vẫn là hoạt động đơn độc của DN
mà chưa có sự tham gia nhiều của chính quyền và các tổ chức ngành hàng.
Trong thời gian tới, để đẩy mạnh phát triển CNHT ngành điện tử tại huyện Yên
Phong, tỉnh Bắc Ninh cần áp dụng đồng bộ các giải pháp sau:
- Xây dựng cơ sở dữ liệu cho CNHT ngành điện tử trên địa bàn huyện và toàn tỉnh.
- Liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp FDI.
- Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.
- Đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp CNHT ngành điện tử.

- Phát triển mạnh ngành cơng nghiệp điện tử.
- Phát huy vai trị của chính quyền địa phương.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Do Thi Nhung
Thesis title: Developing industry supporting electronics industry in Yen Phong district,
Bac Ninh province
Major: Business Management

Code: 8340102

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research purposes:
- Contributing to systematizing the theoretical and practical basis of supporting

industry development.
- Assess the status and analyze the factors affecting the development of industry

supporting electronics industry in Yen Phong district, Bac Ninh province recently.
- Proposing solutions to support the development of industry supporting

electronics industry in the district in the coming time.
Research Methods:
- Methods of data collection and processing:
+ Collect secondary data through Bac Ninh books, lectures, statistical books and

reports from Bac Ninh Department of Industry and Trade, ...

+ Collect primary information by conducting information investigation through

questionnaires.
+ Methods of data processing: Data after collecting will be processed by statistical

classification method according to research criteria with the support of Excel software.
Conducting selection and classification of information suitable for research purposes.
- Analysis methods: descriptive statistical methods, comparison methods, expert

methods, SWOT analysis.
Main results and conclusions:
- The thesis studies the theoretical basis of the concept of supporting industry in

electronics, the content of development of supporting industry in electronics and the
influencing factors. Accordingly, the content of supporting industry development includes:
+ Establishing an industrial cluster supporting the electronics industry in

concentrated industrial zones.
+ Major investment in a number of large-scale electronics industry enterprises.

x


+ Supporting improvement for supporting industry enterprises in electronic industry.
+ Specialization in manufacturing for electronic supporting industry.
+ Create a technology transfer environment between companies, multinational

production groups with support industry enterprises in the domestic electronics industry.
Since then, the dissertation deeply analyzes the results and situation of
development of supporting industry in electronics in Yen Phong district, Bac Ninh

province. In recent years, the electronic supporting industry of Yen Phong district has
achieved certain results in the past time. With a synchronous infrastructure system plus a
favorable location Yen Phong Industrial Park is an attractive destination for investors,
especially FDI enterprises. The area of industrial land that is leased by investors and
wharves and warehouses accounts for more than 90%, with 72 investors, including 63
foreign investors (mainly from Korea). Total registered capital is nearly 4.7 billion USD,
accounting for more than 50% of the total investment in concentrated industrial parks of
the province. However, there are still limitations and issues that need to be addressed.
Supporting industry of electronic industry in the district has the active participation of
FDI enterprises, most of them are small and medium enterprises with outdated
production technology with relatively many activities. The market for products
supporting the electronics industry is not clear, still holding production horizontally with
most products being produced for themselves or for the parent company. Information on
production, products and businesses is still difficult to access. Domestic raw materials
have not been able to meet the production of high quality products, mainly imported or
imported from the parent company. Labor resources for the whole sector are generally
weak and lacking. Trade promotion is still a solitary activity of enterprises without much
involvement of authorities and industry organizations.
In the coming time, in order to promote the development of supporting industry
of the electronics industry in Yen Phong district, Bac Ninh province needs to apply the
following solutions synchronously:
- Develop a database for electronic supporting industry in the district and the

whole province.
- Linking and cooperating with FDI enterprises.
- Training and developing human resources.
- Technological innovation in electronic industry enterprises.
- Strongly develop the electronics industry.
- Promoting the role of local authorities.


xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trải qua 20 năm kể từ ngày tái lập tỉnh, Bắc Ninh đã có những bước tiến
vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực công thương.
Để tiếp tục là một trong những đầu tàu kinh tế của cả nước và đáp ứng nhu cầu
hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, Bắc Ninh đang tập trung phát triển
ngành Công nghiệp hỗ trợ, bởi đây được xem là một trong những mũi nhọn để
phát triển công nghiệp tỉnh nhà. Bắc Ninh hiện có 418 DN hoạt động trong lĩnh
vực CNHT, chiếm 10,1% số DN thuộc ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
Trong đó, có 272 DN FDI, với tổng số vốn đầu tư khoảng 3,1 tỷ USD (chiếm
87%) và chiếm 78% giá trị sản xuất. Các DN hỗ trợ đã tạo việc làm cho 80.000
lao động, trong đó DN FDI thu hút trên 70.000 lao động.
Tuy nhiên, trong những năm qua, giá trị sản xuất cơng nghiệp ngành CNHT
có mức tăng trưởng cao nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong giá trị sản xuất toàn
ngành (chiếm 10,9% giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo).
Nguyên nhân là do gia công, lắp ráp; nguyên vật liệu, linh kiện chủ yếu được
nhập khẩu từ nước ngoài nên tỷ lệ nội địa hóa và tỷ lệ giá trị gia tăng thấp.
Với mong muốn ngành CNHT sẽ trở thành động lực phát triển cho công
nghiệp, UBND tỉnh Bắc Ninh đã xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển CNHT đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, chú trọng đến 4 nhóm ngành chính là:
Điện tử - tin học; cơ khí chế tạo; lắp ráp ôtô xe máy; dệt may - da giày. Mục tiêu đến
năm 2020, CNHT của Bắc Ninh sẽ trở thành ngành công nghiệp phát triển, tham gia
vào sản xuất và cung cấp phần lớn linh kiện, phụ tùng; cung cấp dịch vụ bảo trì, sửa
chữa cho các ngành công nghiệp trên địa bàn và các tỉnh lân cận. Đến năm 2030,
ngành CNHT của Bắc Ninh sẽ là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng tồn
cầu của các tập đoàn đa quốc gia lớn trên thế giới.


Trong đó, phát triển cơng nghiệp hỗ trợ nhóm ngành điện tử được đặc biệt
chú trọng. Bởi so với các ngành khác, ngành công nghiệp điện tử của nước ta
mặc dù hình thành muộn nhưng có tốc độ tăng trưởng khá nhanh qua các năm và
ngày càng đóng vai trị quan trọng hơn trong sản xuất công nghiệp trong nước và
quốc tế. Tại Bắc Ninh, giai đoạn 2010 – 2015, do kết quả thu hút vốn đầu tư vào
các khu công nghiệp tập trung và các cơ chế, chính sách của Nhà nước và tỉnh,
ngành sản xuất điện tử đã tăng trưởng vượt bậc cả về số lượng doanh nghiệp và

1


quy mơ sản xuất; trong đó có các tập đồn kinh tế lớn như: Canon, Samsung,
ABB, Nokia,... Riêng công ty Samsung Electronics Việt Nam (tại khu cơng
nghiệp n Phong) có quy mô sản xuất tương đối lớn (khoảng 670 triệu USD),
chiếm tỷ lệ giá trị sản xuất cao so với tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh.
Tuy nhiên, một điểm đáng lưu ý là: mặc dù trong tổng số 80 doanh nghiệp hoạt
động trong ngành sản xuất điện tử thì có 70 doanh nghiệp hoạt động phụ trợ cho
ngành điện tử (chiếm 87,5%), trong đó có tới 60 doanh nghiệp FDI (chiếm 92,3%).
Nguyên nhân của hiện trạng nêu trên là do các nhà sản xuất, lắp ráp sản phẩm hoàn
chỉnh phải nhập khẩu vật liệu, phụ tùng, linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm từ nước
ngồi, từ đó đẩy chi phí đầu vào tăng cao do quy mơ ngành cơng nghiệp hỗ trợ cịn
nhỏ bé. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong tỉnh còn hoạt động nhỏ lẻ, riêng rẽ,
chưa có sự liên kết, thiếu thơng tin về thị trường. Việc huy động các nguồn vốn đầu
tư xã hội cho phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ là chưa mạnh, q trình đổi mới
đầu tư máy móc thiết bị và công nghệ tiên tiến vào sản xuất diễn ra chậm chạp,
không nâng cao được năng lực sản xuất và sức cạnh tranh của sản phẩm. Các giải
pháp xây dựng hệ thống các doanh nghiệp vệ tinh sản xuất trong lĩnh vực công
nghiệp hỗ trợ nhằm cung cấp linh kiện, phụ tùng, vật tư cho các cơ sở sản xuất lớn
để sản xuất tổng thành các thiết bị, sản phẩm hồn chỉnh, giải pháp về mơi trường
chưa đạt được hiệu quả cao. Nói cách khác, đây chính là điểm hạn chế lớn nhất của

công nghiệp hỗ trợ điện tử trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Xuất phát từ thực tế trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Phát triển
công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử tại
huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian gần đây. Từ đó đề xuất các giải
pháp nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử trên địa bàn
huyện trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển công

nghiệp hỗ trợ.
- Đánh giá thưc trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển công

nghiệp hỗ trợ ngành điện tử tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian
gần đây.

2


- Đề xuất các giải pháp nhằm hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành

điện tử trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Tình hình phát triển cơng nghiệp hỗ trợ ngành điện tử trên địa bàn huyện

trong thời gian qua như thế nào?
- Có những ngun nhân, hạn chế nào kìm hãm sự phát triển CNHT ngành


điện tử ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nói riêng.
- Trong thời gian tới để đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện

tử trên địa bàn huyện cần áp dụng những giải pháp nào?
1.4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Phát triển CNHT của các doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực điện tử trên
địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1. Phạm vi về nội dung
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển CNHT.
- Thực trạng phát triển CNHT ngành điện tử trên địa bàn huyện Yên Phong,

tỉnh Bắc Ninh.
- Định hướng và giải pháp phát triển CNHT ngành điện tử trên địa bàn

huyện Yên Phong.
1.4.2.2. Phạm vi về khơng gian
Tình hình sản xuất CNHT hiện nay của các doanh nghiệp sản xuất trong
lĩnh vực điện tử trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
1.4.2.3. Phạm vi về thời gian
- Thời gian thực hiện đề tài bắt đầu từ tháng 9/2018 đến tháng 5/2019.
- Các số liệu phân tích được lấy từ năm 2016 đến nay.
- Thời gian áp dụng các giải pháp: 2019-2025.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN

CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH ĐIỆN TỬ
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ
2.1.1. Khái niệm về Cơng nghiệp hỗ trợ
Có nhiều định nghĩa và cách hiểu khác nhau về công nghiệp hỗ trợ, ở mỗi
quốc gia lại có các quy định khác nhau và phạm vi khác nhau nhưng đều dựa trên
các đặc điểm của CNHT. Một số khái niệm như sau:
Công nghiệp hỗ trợ là khái niệm chỉ toàn bộ những sản phẩm cơng nghiệp
có vai trị hỗ trợ cho việc sản xuất các thành phẩm chính. Cụ thể là những linh
kiện, phụ liệu, phụ tùng, sản phẩm bao bì, nguyên liệu để sơn, nhuộm, v.v..và
cũng có thể bao gồm cả những sản phẩm trung gian, những nguyên liệu sơ chế.
Sản phẩm công nghiệp phụ trợ thường được sản xuất với quy mô nhỏ, thực hiện
bởi các doanh nghiệp nhỏ và vừa (Hoàng Văn Châu, 2010).
Nếu xét trên phạm vi hẹp hơn thì có thể hiểu CNHT là các ngành sản xuất phụ
tùng, linh kiện phục vụ cho công đoạn lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh;toàn bộ các
ngành tạo ra các bộ phận của sản phẩm cũng như tạo ra các máy móc, thiết bị hay
những yếu tố vật chất khác góp phần tạo thành sản phẩm. Khái niệm công nghiệp
phụ trợ trên thực tế chủ yếu sử dụng trong các ngành công nghiệp có sản phẩm địi
hỏi sự kết nối của nhiều chi tiết phức tạp, tính chính xác cao, dây chuyền sản xuất
đồng loạt với các công đoạn lắp ráp tách biệt (Hồng Văn Châu, 2010).
Ở nghĩa hẹp hơn có thể định nghĩa cơng nghiệp hỗ trợ như một hình dung

về tồn bộ q trình sản xuất nói chung, chứ khơng thể bổ dọc, cắt lớp theo
ngành hay sản phẩm vì mỗi ngành, mỗi loại sản phẩm đều có những đặc thù
riêng và đều có những địi hỏi ở các mức độ khác nhau về yếu tố phụ trợ.
Ở Nhật Bản, thuật ngữ CNHT ban đầu được dùng để chỉ: “các doanh

nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) có đóng góp cho sự phát triển cơ sở hạ tầng công
nghiệp ở các nước Châu Á trong trung và dài hạn”. Sau đó, định nghĩa chính thức
của quốc gia về cơng nghiệp hỗ trợ được Bộ Kinh tế, Thương mại và Công
nghiệp Nhật Bản (METI) đưa ra vào vào năm 1993: Công nghiệp hỗ trợ là các

ngành công nghiệp cung cấp các yếu tố cần thiết như nguyên vật liệu thô, linh
kiện và vốn… cho các ngành công nghiệp lắp ráp (bao gồm ô tô, điện và điện tử).

4


Hiện nay, CNHT ở Nhật Bản được hiểu là “một nhóm các hoạt động cơng nghiệp
cung ứng các đầu vào trung gian (không phải nguyên vật liệu thô và các sản
phẩm hồn chỉnh) cho các ngành cơng nghiệp hạ nguồn”.

Hình 2.1. Khái niệm về CNHT của Nhật Bản
Nguồn: Ichikawa (2004)

Theo Văn phịng phát triển cơng nghiệp hỗ trợ Thái Lan (Bureau of
Supporting Industries Development - BSID): Công nghiệp hỗ trợ là các ngành
công nghiệp cung cấp linh kiện, phụ kiện, máy móc, dịch vụ đóng gói và dịch vụ
kiểm tra cho các ngành công nghiệp cơ bản (nhấn mạnh các ngành cơ khí, máy
móc, linh kiện cho ơ tơ, điện và điện tử là những công nghiệp hỗ trợ quan trọng).
Phòng Năng lượng Hoa Kỳ trong ấn phẩm năm 2004 với tên gọi “Các
công nghiệp hỗ trợ: công nghiệp của tương lai”, đã định nghĩa CNHT là những
ngành sử dụng nguyên vật liệu và các quy trình cần thiết để định hình và chế tạo
ra sản phẩm trước khi chúng được lưu thông đến ngành công nghiệp sử dụng cuối
cùng. Tuy khái niệm của Phòng Năng lượng Hoa Kỳ đưa ra rất tổng quát nhưng
cơ quan này, trong phạm vi chức năng của mình, tập trung chủ yếu vào mục tiêu
tiết kiệm năng lượng. Do đó, cơng nghiệp hỗ trợ theo quan điểm của cơ quan này
là những ngành tiêu tốn nhiều năng lượng như than, luyện kim, thiết bị nhiệt,
hàn, đúc…
Nhìn chung, các khái niệm về CNHT trên đây đều nhấn mạnh tầm quan
trọng của các ngành công nghiệp sản xuất đầu vào cho thành phẩm. Tuy nhiên


5


mỗi khái niệm xác định một phạm vi khác nhau cho ngành công nghiệp này. Nếu
không định nghĩa một cách cụ thể thì khơng thể xác định được đó là ngành cơng
nghiệp nào và hỗ trợ cho cái gì, cho ai. Phạm vi của công nghiệp hỗ trợ nêu trong
các chính sách, chiến lược cơng nghiệp rất khác nhau, tùy thuộc vào mục đích sử
dụng của các nhà hoạch định chính sách. Thuật ngữ này càng được định nghĩa cụ
thể bao nhiêu thì việc hoạch định chính sách càng trở nên dễ dàng hơn và các
chính sách đó cũng có tính khả thi cao hơn.
Hiện nay các cơng nghiệp hỗ trợ còn được hiểu là các ngành sản xuất nền
tảng của ngành cơng nghiệp chính yếu. Bắt đầu từ việc sản xuất nguyên vật liệu
công đoạn 1 đến gia công chế tạo các sản phẩm phụ tùng, linh kiện, nguyên phụ
liệu bằng các cơng nghệ chun mơn hóa sâu cơng đoạn 2, đáp ứng cho ngành
công nghiệp sản xuất lắp ráp các sản phẩm thuộc công cụ, tư liệu sản xuất hoặc
sản phẩm tiêu dùng công đoạn 3. Công nghiệp hỗ trợ có tính chất đan chéo nhau,
nghĩa là có thể gia công, cung cấp sản phẩm đồng thời cho nhiều ngành công
nghiệp khác nhau. Thông thường ở các nước phát triển, công nghiệp hỗ trợ phát
triển trước làm cơ sở để ngành cơng nghiệp chính như: ngành cơng nghiệp ô tô,
xe máy, điện tử, dệt may, da giầy, viễn thơng phát triển. Trên thực tế cũng có
quốc gia mà hai cơng nghiệp hỗ trợ và chính yếu phát triển song song: công
nghiệp hỗ trợ phát triển sẽ tạo điều kiện cho ngành cơng nghiệp chính yếu phát
triển đồng thời kích thích cơng nghiệp hỗ trợ phát triển theo. Quan niệm thứ nhất
cho rằng: công nghiệp hỗ trợ bao gồm những ngành sản xuất sản phẩm trung
gian có vai trị hỗ trợ cho việc sản xuất một loại sản phẩm cuối cùng nhất định.
Tuỳ từng loại sản phẩm cụ thể cần sản xuất, những sản phẩm trung gian có thể
bao gồm nguyên, vật liệu, linh kịên phụ tùng, các bộ phận (chi tiết) lẻ, phụ liệu,
bao bì, nhãn mác… Đây là quan niệm gắn với yêu cầu của sản phẩm cuối cùng
để xác định sản phẩm trung gian cần có – Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
Quan niệm thứ hai cho rằng: cơng nghiệp hỗ trợ là tồn bộ những sản phẩm

cơng nghiệp có vai trị hỗ trợ cho việc sản xuất tạo ra các thành phẩm chính. Chúng
bao gồm những linh kiện, phụ kiện, nguyên liệu, sơ chế, phụ liệu phụ tùng, bao bì,
sản phẩm trung gian… Như vậy, các quan niệm trên vừa đề cập đến nhiều loại sản
phẩm vừa đề cập tới một loại sản phẩm. Do dó, có thể nói “cơng nghiệp hỗ trợ ” là
một thuật ngữ khá mơ hồ, nếu khơng có một khái niệm cụ thể thì khó có thể xác
định được ngành công nghiệp nào là công nghiệp hỗ trợ và hỗ trợ cái gì và cho ai?.
Do có sự tương đối trong khái niệm của công nghiệp hỗ trợ nên việc phân biệt phạm
vi của công nghiệp hỗ trợ cũng chưa được thống nhất.

6


Theo Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg công nghiệp hỗ trợ định nghĩa như sau:
Công nghiệp hỗ trợ: là các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu, phụ tùng linh kiện,
phụ kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp các
sản phẩm hoàn chỉnh là tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng.

Hình 2.2. Mơ tả khái niệm CNHT của Việt Nam
Nguồn: UBND Thành phố Đà Nẵng

Tổng kết những quan điểm trên, tác giả định nghĩa như sau: Công nghiệp
hỗ trợ là một phần của q trình sản xuất cơng nghiệp có vai trị là hỗ trợ sản
xuất công nghiệp tạo ra một sản phẩm hồn chỉnh. Sản phẩm của cơng nghiệp hỗ
trợ là sản phẩm trung gian để hồn thành các sản phẩm cơng nghiệp, có vai trị
khơng thể thiếu trong hoạt động sản xuất công nghiệp hiện nay.
* Một số khái niệm liên quan:
- Thầu phụ:

Khái niệm “thầu phụ” được sử dụng khá lâu trong giới công nghiệp thế giới
nhưng không được định nghĩa cụ thể. Định nghĩa này được Tổ chức phát triển

công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) diễn giải “là sự thỏa mãn giữa hai bên –
nhà thầu chính và nhà thầu phụ” (Ohno and Kenichi, 2007). Nhà thầu chính giao
cho một hoặc một vài DN sản xuất linh phụ kiện hoặc cụm linh kiện và/hoặc
cung cấp dịch vụ công nghiệp cần thiết cho việc sản xuất sản phẩm cuối cùng của
mình. Nhà thầu phụ thực hiện cơng việc tn theo sự chỉ định của nhà thầu chính.
Khơng như CNHT, thầu phụ nhấn mạnh vào các cam kết và quan hệ lâu dài giữa
DN lớn và nhà thầu phụ mà không bao gồm các loại hình giao dịch khác, như sản
xuất tại chỗ hoặc mua ngồi.
- Cơng nghiệp linh phụ kiện:

7


Khơng có định nghĩa riêng biệt cho thuật ngữ “cơng nghiệp linh phụ kiện”,
nhưng thuật ngữ này được hiểu là những ngành công nghiệp sản xuất phụ tùng,
linh kiện và được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp lắp ráp như xe máy,
ô tô và điện tử (Ohno and Kenichi, 2007). Đây là thuật ngữ có phạm vi hẹp nhất

vì nó khơng bao gồm các đầu vào khác có thể có trong khái niệm CNHT như
dịch vụ, cơng cụ, máy móc và ngun liệu. Cơng nghiệp linh phụ kiện có thể
được xem là trung tâm của CNHT, là yếu tố quan trọng cho việc đánh giá nội địa
hóa.
- Ngƣời cung cấp:

Khái niệm “người cung cấp” cũng không được định nghĩa cụ thể, chỉ được
hiểu chung là người bán các hàng hóa và dịch vụ cho ngành cơng nghiệp. Thuật
ngữ này được sử dụng nhiều ở Malaysia và các nước Nam Á khác để chỉ các DN
nhỏ và vừa hoạt động như các nhà thầu phụ của các DN lớn. “Người cung cấp”
dùng để chi từng DN đơn lẻ thay vì chỉ một DN tổng thể. Về cơ bản, những
người cung cấp là một bộ phận của CNHT, có vai trị quyết định cho sự phát triển

của ngành cơng nghiệp này (Ohno and Kenichi, 2007).
2.1.2. Đặc điểm của Công nghiệp hỗ trợ
2.1.2.1. Cơng nghiệp hỗ trợ mang tính gắn kết với một ngành cụ thể
Công nghiệp hỗ trợ phát triển gắn kết với ngành/phân ngành công nghiệp
hoặc sản phẩm công nghiệp cụ thể nào đó (đối tượng hỗ trợ) và tích hợp theo cả
chiều dọc và chiều ngang. Đồng thời, sự phát triển của cơng nghiệp hỗ trợ có tác
dụng thúc đẩy những ngành công nghiệp (sản phẩm) phát triển và thu hút đầu ra
của các cơ sở sản xuất hỗ trợ cấp dưới.
2.1.2.2. Sử dụng nhiều vốn, lao động
Sử dụng nhiều vốn và mức độ lành nghề của công nhân có u cầu cao hay
khơng cao cịn tùy thuộc vào mỗi ngành là đối tượng hỗ trợ. Công nghiệp hỗ trợ
cần thiết cho cả công nghiệp lắp ráp (ô tô, xe máy, điện tử…) và công nghiệp chế
biến (dệt may, giầy da…). Tuy nhiên, đối với mỗi ngành thì cơng nghiệp hỗ trợ
lại có những đặc điểm và u cầu chính sách khác nhau: cơng nghiệp hỗ trợ cho
cơng nghiệp lắp ráp địi hỏi nguồn lao động có kỹ năng cao hơn, sản phẩm chủ
yếu là các linh kiện kim loại, nhựa, cao su và có ảnh hưởng lớn đến chất lượng
của sản phẩm; trong khi đó, cơng nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp chế biến lại

8


khơng địi hỏi nguồn nhân lực có kỹ năng cao, sản xuất ít loại linh phụ kiện và
khơng tác động lớn đến chất lượng của sản phẩm.
2.1.2.3. Mang tính phổ biến
Công nghiệp hỗ trợ xuất hiện phổ biến trong các hình thức tổ chức sản xuất
cơng nghiệp theo kiểu thầu phụ/vệ tinh, trong một mạng lưới tổ chức sản xuất
phối hợp, thống nhất và có tính hợp tác cao giữa các doanh nghiệp chủ đạo và
các doanh nghiệp sản xuất hỗ trợ.
2.1.2.4. Gắn với một sản phẩm cụ thể
Đối với một ngành/phân ngành và nhất là các sản phẩm cụ thể nào đó, các

tổ chức hoạt động trong cơng nghiệp hỗ trợ thường có quy mơ vừa và nhỏ với
mức độ chun mơn hố sâu, dải sản phẩm hẹp, dễ thay đổi mẫu mã, có sức sống
và sức cạnh tranh cao.
2.1.2.5 Thị trường rộng lớn
Sản phẩm của công nghiệp hỗ trợ có thể được cung cấp cho cả thị trường
trong nước và xuất khẩu ra thị trường thế giới.
Giá trị của sản phẩm công nghiệp hỗ trợ chiếm tỷ trọng lớn trong sản phẩm
cuối cùng đưa ra thị trường, thậm chí có lên tới 80-90%. Trong việc hoạch định
chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ của Nhà nước, cần tùy theo phân ngành
của cơng nghiệp hỗ trợ để có thể xác lập chính sách thích hợp, nhất là chính sách
tài chính.
2.1.3. Khái quát chung
Bảng 2.1. Khái niệm và phân loại CNĐT và CNHT ngành điện tử
Chỉ
tiêu

1.
Khái
niệm

9


học, điện tử công nghiệp và chuyên
dụng, viễn thông).
- Sản xuất thiết bị bao gồm: Thiết kế

tổng thể, thiết kế công nghệ mỹ thuật,
mạch điện, thiết kế chế tạo mạch in,
vỏ, đế máy và lắp ráp hoàn thiện thiết

bị. Lắp ráp là khâu cuối cùng và có vai
trị đặc biệt quan trọng trong ngành
công nghiệp điện tử.

- Thiết bị điện tử dân dụng: Đ

thiết bị điện tử được sử dụng t

sống gia đình như radio (R), te
(TV), radiocassettle (R/C). Ở
nước người ta coi một số loại

cá nhân, máy quay video, cả m

thoại cũng là một thiết bị điện

chúng chiếm một tỷ trọng lớn

- Thiết bị điện tử công ngh

chuyên dụng: Là các thiết bị đ

dùng cho các ngành công ngh
2. Phân
loại
theo
nhóm
sản
phẩm


thơng – vận tải, y tế, hải quan,

giáo dục, an ninh quốc phịng,
cứu khoa học…

- Thiết bị cơng nghệ thơng tin

gồm các loại máy tính, thiết b
thiết bị ngoại vi…
- Thiết bị viễn thông: là tất cả

bị điện tử dùng để phục vụ liê
trao đổi, truyền tin…

- Phần mềm: Bao gồm tất cả c

phần mềm hệ thống, phần mềm

phần mềm ứng dụng… Sử dụn


các loại máy tính, máy móc

dụng, thiết bị viễn thơng, thiết
tử dân dụng…

- Thiết bị công nghệ công ngh

tử thuộc công nghiệp chế tạo m
cụ cho công nghiệp điện tử.


10


bộ nối, vi mạnh, tụ điện, bảng
mạch… thuộc nhóm này. Tổ hợp
nhóm này thường khá tốn chi phí
đầu tư vì phải sản xuất cả hai
công đoạn cả trước và sau, được
phân thành ngoại vi và phụ trợ.
Chính vì thế rất nhiều hãng
thường đắn đo trong việc đa dạng
hóa các hoạt động đầu tư của
mình. Trong khi đó, nhu cầu của
lĩnh vực thiết bị thơng tin liên lạc
hiện nay (điển hình là điện thoại
di động, đang trong thời gian
thịnh nhất của mình) là rất lớn.
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

2.1.3.1. Mối quan hệ giữa CNĐT và CNHT ngành điện tử:
Toàn bộ các hoạt động sản xuất sản phẩm hỗ trợ ngành điện tử kể trên là
những hoạt động nối tiếp nhau trong quá trình sản xuất các chi tiết linh kiện, phụ
kiện,…là đầu vào cho hoạt động lắp ráp thành tổng để tạo ra sản phẩm cuối cùng
cho người tiêu dùng hoặc đầu vào cho các ngành cơng nghiệp khác.
Nhìn nhận từ khâu đầu tiên là khai thác tài nguyên thiên nhiên trải qua nhiều
giai đoạn, mỗi giai đoạn làm gia tăng giá trị của vật phẩm để có thể tạo ra sản phẩm
cuối cùng đến tay người tiêu dùng là một q trình liên tục, khơng đứt đoạn, liên
quan chặt chẽ với nhau. Có thể nói là CNHT ngành điện tử và CNĐT có liên hệ mật
thiết với nhau, sự phát triển của ngành này sẽ tạo tiền đề để ngành kia phát triển.


2.1.4. Những vẫn đề chung về phát triển CNHT ngành điện tử
2.1.4.1. Khái niệm
Khái niệm về phát triển CNHT: Phát triển CNHT là sự tăng lên quy mô sản
lượng; kèm theo sự thay đổi cơ cấu ngành và sự tiến bộ về năng lực của các
doanh nghiệp sản xuất CNHT.
Khái niệm về CNHT ngành điện tử: CNHT ngành điện tử là các ngành công
nghiệp sản xuất các nguyên vật liệu cơ bản, các linh kiện, phụ tùng, bán thành
phẩm để cung cấp cho các ngành công nghiệp lắp ráp điện tử,...
2.1.4.2. Nội dung của phát triển công nghiệp hỗ trợ
Phát triển CNHT ngành điện tử tập trung vào một số nội dung chủ yếu là:

11


a. Thành lập cụm công nghiệp hỗ trợ công nghiệp điện tử trong các khu cơng
nghiệp tập trung.
Mơ hình các khu công nghiệp (KCN) tập trung đang là xu thế tất yếu hiện
nay, các doanh nghiệp sản xuất đều quy tụ về các KCN nhằm cắt giảm chi phí
vận chuyển, tranh thủ được mối liên kết giữa các doanh nghiệp có sự tương đồng
về sản phẩm hoặc sự hỗ trợ từ những doanh nghiệp đó. Việc thành lập cụm
CNHT CNĐT ngay trong các KCN có tầm quan trọng rất lớn, có thể ngay lập tức
cung ứng được hàng hóa cho các doanh nghiệp lắp ráp ở KCN đó, các doanh
nghiệp CNHT CNĐT khi quy tụ sẽ có thể trao đổi, học hỏi nhau về công nghệ, kỹ
thuật, hoặc cách thức quản lý... Có thể dễ dàng tìm được đầu ra cho các sản phẩm
của mình hơn khi mà có đầy đủ thông tin về các doanh nghiệp lắp ráp trong cùng
KCN của mình.
b. Đầu tư trọng điểm một số doanh nghiệp CNHT CNĐT quy mơ lớn
Những doanh nghiệp này đóng vai trò là đầu tàu, dẫn dắt những doanh
nghiệp CNHT CNĐT vừa và nhỏ cùng phát triển, đồng thời xây dựng hệ thống

các doanh nghiệp vệ tinh sản xuất trong lĩnh vực CNHT CNĐT nhằm cung cấp
linh kiện, phụ tùng, vật tư cho các doanh nghiệp lắp ráp hoàn thiện.
c. Hỗ trợ cải tiến cho các doanh nghiệp CNHT CNĐT
Các doanh nghiệp CNHT CNĐT nói chung có qui mơ nhỏ, công nghệ, kỹ
thuật, phương thức quản lý yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh
nghiệp lắp ráp. Chính vì thế, việc thực hiện chính sách phối hợp giữa chính
quyền địa phương – doanh nghiệp lắp ráp – doanh nghiệp CNHT CNĐT là một
trong những yếu tố quyết định sự phát triển của ngành CNHT CNĐT.
d. Chuyên môn hóa trong sản xuất cho ngành CNHT CNĐT
Tiếp tục kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài vào ngành CNHT CNĐT, đặc biệt là
đầu tư vào nhóm ngành có sản phẩm kỹ thuật cao, hàm lượng công nghệ và vốn lớn
nhằm phát triển ngành CNHT CNĐT theo hướng hiện đại, dần tham gia sâu vào hoạt
động tăng giá trị gia tăng của các sản phẩm điện tử. Từng bước phấn đấu để ngành
CNHT CNĐT chuyển dần từ sản xuất các sản phẩm mang hàm lượng kỹ thuật, chất
xám thấp sang phát triển các sản phẩm mới, thiết kế, nghiên cứu đảm bảo phát triển
bền vững, đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

e. Tạo môi trường chuyển giao cơng nghệ giữa các cơng ty, các tập đồn sản
xuất đa quốc gia với các doanh nghiệp CNHT CNĐT trong nước

12


×