Tải bản đầy đủ (.docx) (157 trang)

Luận văn thạc sĩ tăng cường quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (657.16 KB, 157 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN TRỌNG KIỂM

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Ngô Thị Thuận

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các
kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách
quan và chưa từng dùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được ghi rõ nguồn gốc.

Bắc giang, ngày

tháng năm 2017


Tác giả luận văn

Nguyễn Trọng Kiểm

i


LỜI CẢM ƠN
Đề tài là sản phẩm của sự kết hợp giữa kiến thức lý thuyết và kinh nghiệm
thực tế mà tơi đã có trong q trình học tập tại Học viện nông nghiệp Việt Nam
cũng như làm việc tại Hạt kiểm lâm huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Để hồn
thành luận văn này, tơi đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều cá nhân và tổ chức.
Trước tiên, cho phép tơi được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS
Ngô Thị Thuận. Người đã dành nhiều thời gian và công sức trực tiếp hướng dẫn
tôi suốt quá trình thực hiện luận văn, bắt đầu từ việc chọn đề tài, thiết lập bảng
câu hỏi cho tới những công việc cuối cùng để hồn thành luận văn.

Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể giảng viên Học viện nông nghiệp
Việt Nam đặc biệt là các thầy giáo, cô giáo trực tiếp giảng dạy, truyền đạt
những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt hai năm qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ, nhân viên Hạt kiểm lâm
huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tơi
trong q trình hồn thành luận văn tại chi nhánh.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tơi về mặt tinh thần
cũng như những góp ý bổ ích để tơi có thể hoàn thiện đề tài một cách tốt nhất.

Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng trong luận văn này vẫn khơng tránh
khỏi những hạn chế, thiếu sót nhất định. Kính mong q thầy giáo, cơ giáo,
bạn bè tiếp tục đóng góp ý kiến để đề tài ngày càng được hồn thiện hơn.


Xin chân thành cảm ơn!
Bắc Giang, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Trọng Kiểm

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................................... i
Lời cảm ơn....................................................................................................................................... ii
Mục lục.............................................................................................................................................. iii
Danh mục chữ viết tắt............................................................................................................... vi
Danh mục bảng........................................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ........................................................................................................................ viii
Danh mục hình, hộp................................................................................................................ viii
Trích yếu luận văn....................................................................................................................... ix
Thesis abstract.............................................................................................................................. x
Phần 1. Mở đầu.............................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................ 1

1.2.


Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung.............................................................................................................. 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể............................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu................................................................................................ 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 3

1.4.

Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................................... 3

1.5.

Những đóng góp mới................................................................................................. 3


Phần 2. Cơ sở lý luận và Thực tiễn về quản lý bảo vệ rừng ................................. 5
2.1.

Lý luận về quản lý bảo vệ rừng............................................................................. 5

2.1.1.

Các khái niệm................................................................................................................. 5

2.1.2.

Phân loại rừng................................................................................................................ 7

2.1.3.

Đặc điểm và nguyên tắc quản lý bảo vệ rừng............................................... 8

2.1.4.

Nội dung về quản lý bảo vệ rừng......................................................................... 9

2.1.5.

Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bảo vệ rừng............................................... 16

2.2.

Cơ sở thực tiễn về quản lý bảo vệ rừng........................................................ 17


2.2.1.

Kinh nghiệm quản lý bảo vệ rừng trên thế giới......................................... 17

2.2.2.

Kinh nghiệm quản lý bảo vệ rừng Việt Nam................................................ 25

iii


2.2.3.

Những bài học rút ra từ kinh nghiệm thế giới và trong nước về quản lý bảo vệ

rừng đối với huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.......................................... 34
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 37
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.............................................................................. 37

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên...................................................................................................... 37

3.1.2.

Các nguồn tài nguyên.............................................................................................. 39

3.1.3.


Điều kiện kinh tế - xã hội........................................................................................ 42

3.2.

Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 47

3.2.1.

Chọn điểm khảo sát.................................................................................................. 47

3.2.2.

Phương pháp thu thập dữ liệu............................................................................ 48

3.2.3.

Phương pháp xử lý dữ liệu và phân tích thơng tin................................. 49

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.............................................................................. 52

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và Thảo luận................................................................... 53
4.1.

Thực trạng quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện lục ngạn..........53

4.1.1.


Bộ máy quản lý bảo vệ rừng................................................................................ 53

4.1.2.

Phổ biến, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý bảo vệ

rừng................................................................................................................................... 57
4.1.3.

Lập kế hoạch bảo vệ rừng..................................................................................... 60

4.1.4.

Tổ chức thực hiện hoạt động quản lý bảo vệ rừng………………………………...61

4.1.5.

Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng……………….71

4.1.6.

Đánh giá kết quả, hạn chế trong quản lý bảo vệ rừng........................... 73

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện lục

ngạn................................................................................................................................... 77
4.2.1.


Cơ chế chính sách về quản lý bảo vệ rừng................................................. 77

4.2.2.

Hệ thống tổ chức và năng lực của cán bộ quản lý bảo vệ rừng......93

4.2.3.

Ý thức tuân thủ pháp luật của người dân..................................................... 94

4.2.4.

Cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng.........................96

4.2.5.

Công tác tuyên truyền về bảo vệ rừng........................................................... 97

4.3.

Giải pháp tăng cường quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện lục ngạn
98

4.3.1.

Căn cứ đề xuất giải pháp....................................................................................... 98

4.3.2.

Định hướng tăng cường quản lý bảo vệ rừng......................................... 100


4.3.3.

Các giải pháp nhằm tăng cường quản lý bảo vệ rừng........................102

iv


Phần 5. Kết luận và Kiến nghị........................................................................................... 111
5.1.

Kết luận.......................................................................................................................... 111

5.2.

Kiến nghị....................................................................................................................... 112

Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 114

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chư viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BC KTKT

Báo cáo kinh tế kỹ thuật


CB

Cán bộ

CNVC

Công nhân viên chức

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

DA

Dự án

ĐVT

Đơn vị tính

GQVL

Giải quyết việc làm

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX


Hợp tác xã

KH

Kế hoạch

KHCN

Khoa học công nghê

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KTXH

Kinh tế xã hội

NSNN

Ngân sách Nhà nước

PCCCR

Phòng cháy chữa cháy rừng

PTNT

Phát triển nông thôn


PTR

Phát triển rừng

QLBVR

Quản lý bảo vệ rừng

QLNN

Quản lý Nhà nước

QLR

Quản lý rừng

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TCLN

Tổng cục lâm nghiệp

TDTT

Thể dục thể thao

THCS


Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

UBND

Uỷ ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Hệ thống quản lý rừng trên thế giới........................................................... 18
Bảng 3.1. Thông tin thu thập dữ liệu thứ cấp............................................................. 48
Bảng 3.2. Phân bố số lượng mẫu điều tra.................................................................... 49
Bảng 4.1. Số lượng văn bản pháp quy sử dụng trong quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn
huyện Lục Ngạn.................................................................................................... 57
Bảng 4.2. Một số chỉ tiêu thể hiện kết quả tuyên truyền thực hiện các văn bản pháp
luật về quản lý bảo vệ rừng tại Lục Ngạn............................................... 59
Bảng 4.3. Diện tích đất lâm nghiệp phân theo 3 loại rừng năm 2015............62
Bảng 4.4. Số hộ và diện tích rừng giao khoán để bảo vệ rừng.........................63
Bảng 4.5. Số hộ và diện tích rừng trồng mới trên địa bàn huyện Lục Ngạn
65

Bảng 4.6. Thực trạng hỗ trợ trồng mới rừng tại 3 xã điều tra năm 2016.....66
Bảng 4.7. Số hộ và diện tích rừng cải tạo trên địa bàn huyện Lục Ngạn....67
Bảng 4.8. Kết quả khai thác chế biến lâm sản............................................................ 68

Bảng 4.9. Tình hình gây ni động vật hoang dã của các cơ sở..................... 69
Bảng 4.10. Trang thiết bị phục vụ cơng tác phịng cháy chữa cháy trên địa bàn huyện 70
Bảng 4.11. Cơng tác phịng cháy, chữa cháy rừng tại huyện Lục Ngạn và 3 xã điều tra

năm 2016................................................................................................................... 71
Bảng 4.12. Kết quả thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng
.............................................................................................................................................................. 72
Bảng 4.13. Tổng hợp ý kiến của CBQL và người dân về các công tác quản lý BVR trên

địa bàn huyện Lục Ngạn................................................................................... 75
Bảng 4.14. Kết quả và hạn chế trong quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Lục Ngạn

76
Bảng 4.15. Hệ thống tổ chức của hạt kiểm lâm huyện Lục Ngạn.................... 93
Bảng 4.16. Trình độ chun mơn của cán bộ quản lý bảo vệ rừng ................93
Bảng 4.17. Hiểu biết của người dân về nguyên nhân dẫn đến suy thoái rừng của người

dân................................................................................................................................ 95
Bảng 4.18. Ý kiến của người dân về những việc làm bảo vệ rừng .................95
Bảng 4.19. Các kênh thông tin về bảo vệ rừng đến với người dân...............98
Bảng 4.20. Ma trận SWOT...................................................................................................... 99

vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Bộ máy quản lý bảo vệ rừng ở Việt Nam............................................... 10
Sơ đồ 4.1. Bộ máy quản lý bảo vệ rừng huyện Lục Ngạn................................... 56

DANH MỤC HÌNH, HỘP

Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Lục Ngạn.......................................................... 37
Hộp 4.1. Ý kiến của người dân về công tác quản lý bảo vệ rừng................. 73
Hộp 4.2. Ý kiến của người dân về trình độ chun mơn của cán bộ địa bàn
94

Hộp 4.3. Hiểu biết của người dân về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm về phát
triển và bảo vệ rừng............................................................................................ 96
Hộp 4.4. Cơ sở vật chất phục vụ công tác bảo vệ rừng..................................... 97
Hộp 4.5. Kênh thông tin tuyên truyền về kiểm lâm............................................... 97

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Trọng Kiểm
Tên luận văn: “Tăng cường quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Lục
Ngạn, tỉnh Bắc Giang".
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60 34 04 10

Cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng nghiệp Việt Nam.
Rừng có vai trị, vị trí to lớn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội bền
vững, bảo đảm quốc phòng - an ninh, bảo vệ môi trường. Giá trị của rừng
không chỉ giới hạn trong giá trị các lâm sản mà bao hàm cả giá trị văn hóa,
lịch sử, bảo đảm mơi trường sống của con người, điều hịa khí hậu và nguồn
nước, góp phần chống thiên tai, bão lũ và biến đổi khí hậu …
Hạt Kiểm lâm huyện Lục Ngạn là cơ quan chuyên trách, tham mưu giúp Chủ tịch
Ủy ban nhân dân huyện xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về bảo
vệ và phát triển rừng, quản lý lâm sản trên địa bàn huyện. Trong quá trình bảo vệ và phát

triển rừng cũng như trong quản lý sử dụng rừng còn nhiều tồn tại, bất cập: Những diện
tích rừng và đất lâm nghiệp đã được giao, khốn ổn định lâu dài theo qui định của Nhà
nước sử dụng kém hiệu quả, năng suất và chất lượng rừng chưa cao, tình trạng khai
thác rừng trái phép vẫn diễn ra, việc sử dụng rừng chưa đúng mục đích.

Xuất phát từ các tồn tại hiện nay, tác giả thực hiện đề tài "Tăng cường
quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang".
Đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá thực trạng, xác định các yếu tố ảnh hưởng
tới quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, trong đó tập trung
nghiên cứu tại 3 điểm là xã Phong Vân, xã Biển Động và xã Tân Lập, các số liệu được thu
thập trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2016, (số liệu thứ cấp thu thập từ năm
2012 – 2016; số liệu sơ cấp thu thập năm 2016, 2017). Từ đó đề xuất định hướng và một
số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý bảo vệ rừng nhằm phát triển tài nguyên
rừng bền vững trên địa bàn huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.
Đề tài tiến hành điều tra nghiên cứu 90 hộ dân, 20 cán bộ liên quan tới quản lý,
bảo vệ rừng cấp huyện và xã tại địa bàn nghiên cứu. Nghiên cứu sử dụng các chỉ tiêu
thống kê để mô tả hiện trạng công tác quản lý và bảo vệ rừng trên địa bàn và chỉ ra các
nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý bảo vệ rừng. Trên cơ sở đó xác định hạn chế
của cơng tác quản lý bảo vệ rừng từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp với tình hình phát
triển rừng cụ thể trong huyện. Đồng thời nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích
SWOT nhằm có cách nhìn tổng qt về các điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức trong
hoạt động quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Lục Ngạn hiện nay.

ix


Luận văn chỉ ra hiện nay trên địa bàn huyện công tác quản lý bảo vệ rừng đã giao
cho hạt kiểm lâm huyện chịu trách nhiệm chính, trong đó nhiều hoạt động được triển
khai nhằm phát triển, bảo vệ rừng như: xây dựng kế hoạch phát triển rừng; tiến hành
giao khốn rừng cho người dân; tổ chức cơng tác phịng cháy chữa cháy; công tác

thanh kiểm tra, xử lý vi phạm…cũng như thực hiện các văn bản chỉ đạo của cấp trên
nhằm thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng đảm bảo tính kịp thời. Bên cạnh đó, hạt
kiểm lâm thực hiện các đợt tuyên truyền tới người dân hiểu rõ về quy định cũng như
trách nhiệm trong công tác phát triển, bảo vệ rừng tại địa phương. Bên cạnh những mặt
đạt được trong cơng tác QLBVR thì chi cục kiểm lâm huyện Lục Ngạn cũng gặp một số
khó khăn như: địa bàn huyện rộng, thiếu đội ngũ cán bộ quản lý, ý thức của người dân
còn hạn chế, các văn bản về quản lý BVR còn bộc lộ nhiều hạn chế.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bảo vệ rừng là do nhận thức, ý thức và trách
nhiệm của nhiều cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân về
công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng chưa đầy đủ, thiếu thống nhất, vì lợi ích kinh
tế trước mắt, chưa coi trọng phát triển bền vững. Cấp uỷ, chính quyền chưa thật sự quan
tâm, cịn bng lỏng quản lý, thiếu quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát
và xử lý các vi phạm về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; chưa phân định rõ trách
nhiệm của người đứng đầu các tổ chức, cơ quan, địa phương. Tổ chức, bộ máy quản lý
thiếu đồng bộ; sự phối hợp giữa các bộ, ngành Trung ương và địa phương chưa thường
xuyên, thiếu chặt chẽ; tinh thần trách nhiệm, năng lực, trình độ của lực lượng kiểm lâm,
lực lượng bảo vệ rừng chun trách cịn yếu, tình trạng bng lỏng quản lý, tiếp tay cho
đối tượng vi phạm còn xảy ra. Đầu tư cho công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng chưa
được quan tâm đúng mức; chưa thật sự khuyến khích được người dân, cộng đồng, các
thành phần kinh tế tham gia. Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách cịn có sự chồng
chéo, chưa rõ ràng, hiệu quả chưa cao, cịn có những kẽ hở cho các đối tượng xấu lợi
dụng để trục lợi; việc xử lý các vi phạm pháp luật trong quản lý, bảo vệ, phát triển rừng
chưa nghiêm, thiếu triệt để, không đủ sức răn đe.
Để tăng cường quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Lục Ngạn cần thực hiện
đồng bộ các giải pháp sau hồn thiện giao khốn; tăng cường chuyển giao cơng nghệ,
đẩy mạnh khuyến lâm; nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ của cán bộ quản lý;
hồn thiện hệ thống tổ chức; áp dụng khoa học kỹ thuật và đầu tư, cải thiện vật chất.

Để hoàn thiện hồn thiện cơng tác quản lý bảo vệ rừng luận văn cũng đưa
ra một số kiến nghị đối với Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân

dân tỉnh Bắc giang về việc triển khai, thực hiện đồng bộ các chính sách, văn bản
quy phạm pháp luật về phát triển, bảo vệ rừng. Đồng thời, tăng cường công tác
thanh, kiểm tra liên quan tới công tác phát triển và bảo vệ rừng.

x


THESIS ABSTRACT
Name of the author: Nguyen Trong Kiem
Name of the author: Enhancement of forest protection and management in
Luc Ngan district, Bac Giang Province.
Field: Economic management

Code: 60 34 04 10

Training agency: Vietnam National University of Agriculture.
Research purpose
Forest plays an important role in sustainable socio-economic development,
ensuring national defense – security and environmental protection. The value of
forest is not limited in the value of forest products but also includes cultural and
historical value, ensuring living environment of the people, regulating climate and
water source, contributing to prevent natural disasters, floods and climate change.

Forestry Protection Unit in Luc Ngan district is the specialized agency,
consulting and supporting Chairperson of district People’s Committee to develop
specialized legal documents on forest protection and development, and to
manage forest products in the district. During the protection and development of
forest as well as management of forest use, there are many shortcomings and
limitation: The area of forest and forestry land which have been allocated stably
in long-term following regulations of the state have shown their ineffectiveness,

forest productivity and quality are not so high, illegal forest exploitation still
happens and forest use is not right purpose.With the background of present
shortcomings, the author conducted the research "Enhancement of forest
protection and management in Luc Ngan district, Bac Giang Province".
The thesis focuses on studying the current situation, and identifying the
affecting factors to forest protection and management in Luc Ngan district, Bac
Giang Province, mainly in 3 communes which are Phong Van commune, Bien Dong
commune and Tan Lap commune. The data was collected from 2012 to 2016
(secondary data was collected from 2012 to 2016; primary data was collected in 2016,
2017). Then propose the direction and some solutions mainly to enhance forest
protection and management in order to develop forest resources sustainably in Luc
Ngan district, Bac Giang Province in the next coming time.

Research methodology
The thesis conducted survey to 90 households, 20 officials related to forest
management and protection at district and communal level in research area. The thesis

xi


uses statistic criteria to describe the current situation of forest protection and
management in the area, and shows the affecting factors to forest protection and
management. Based on this, identify limitations of forest protection and
management, and propose solutions suitable to specific forest development
situation in the district. In addition, the thesis uses SWOT analysis method in
order to have overview look to the strengths, weakness, opportunities and
challenges in forest protection and management in Luc Ngan district at present.

Main results and conclusion
The thesis shows that at present, the district assigned district forestry protection

unit to take prime responsibility for forest protection and management. Many activities
have been implemented to develop and protect forests such as: formulate forest
development plan; conduct forest allotment to residents; organize fire prevention and
fighting; organize investigation, monitoring and punishment of violations as well as
comply with the direction documents of upper level in order to implement forest
protection and management timely. Besides, forestry protection unit conduct the
dissemination to residents to make them understand clearly about regulations as well as
responsibilities in forest development and protection activity in locality. On contrary to
the achievements in forest protection and management, forestry agency in Luc Ngan
district has faced with some difficulties such as: district area is quite large, lack of
human resources for management, awareness of resident is still limited, the documents
on forest protection and management show many limitations.
Affecting factors to forest protection and management are because awareness,
consciousness and responsibility of various levels of party committees, local authorities,
party members and residents on forest management, protection and development are
insufficient, inconsistent, for the immediate economic benefits, not for the sustainable
development. Party and local authorities have not yet paid much attention, have loose
management and lack of determination in leadership, direction, investigation, monitoring
and punishment of violations to forest management, protection and development; no
clear responsibility demarcation of managers in organizations, agencies and localities.
Management organizations and structure are asynchronous; collaboration among
ministries, central and local agencies is not regular and tight; responsibility, capacity of
rangers and specialized forest protection force is weak; loose management and helping
violator situation still occurs. Investment in forest management, protection and
development has not been paid much attention; and has not really encouraged residents,
community, economic sectors to participate in. Legal system, mechanism and policies
are overlapping, unclear and show low effectiveness as well as have loophole for bad
people to take advantage for their own profit; the

xii



punishment of legal violation in forest management, protection and development
is not serious and thoroughly enough for warning and deterrence.
In order to strengthen the forest management and protection in Luc Ngan
district, the following solutions should be implemented in a comprehensive manner
after allotment: promote technology transfer, promote forestry encouragement;
improve professional qualifications of managers; strengthen organizational system;
apply science and technology and invest, improve facilities.

In order to improve the forest management and protection, the thesis
also proposed a number of recommendations to the Ministry of Agriculture
and Rural Development and the Bac Giang Province People's Committee on
the synchronous implementation of policies, legal documents on forest
development and protection. At the same time, strengthening the monitoring
and investigation related to forest development and protection.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Rừng có vai trị, vị trí to lớn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội bền
vững, bảo đảm quốc phịng - an ninh, bảo vệ mơi trường. Giá trị của rừng
không chỉ giới hạn trong giá trị các lâm sản mà bao hàm cả giá trị văn hóa,
lịch sử, bảo đảm môi trường sống của con người, điều hịa khí hậu và nguồn
nước, góp phần chống thiên tai, bão lũ và biến đổi khí hậu … Rừng có giá trị
rất đặc biệt không chỉ đối với thế hệ hôm nay mà cả cho các thế hệ mai sau.
Trong những thập kỷ qua, vốn rừng của Việt Nam đã và đang bị suy giảm
nghiêm trọng, nạn khai thác rừng trái phép, đốt phá nương làm rẫy làm cho

môi trường sinh thái bị hủy hoại, diện tích đất trống đồi núi trọc ngày càng
tăng. Chính vì vậy những năm gần đây, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và UBND
tỉnh đã có nhiều chủ trương, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo triển khai thực
hiện các biện pháp quyết liệt, kiên quyết xử lý triệt để các hành vi vi phạm
Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, lập lại trật tự, kỷ cương trong công tác quản
lý bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh nhằm phấn đấu hạn chế và tiến tới chấm dứt
nạn mất rừng, nâng cao độ che phủ của rừng là mục tiêu mà Đảng, Nhà nước
và ngành lâm nghiệp rất quan tâm trong thời kỳ đổi mới.
Sự tác động đến rừng và đất rừng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến
nghề rừng và sự phát triển kinh tế - xã hội tại khu vực có rừng mà còn tác động
nhiều mặt đến các khu vực phụ cận cũng như nhiều ngành sản xuất khác.

Hạt Kiểm lâm huyện Lục Ngạn là cơ quan chuyên trách, tham mưu
giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện xây dựng các văn bản quy phạm pháp
luật chuyên ngành về bảo vệ và phát triển rừng, quản lý lâm sản trên địa bàn
huyện. Tổng diện tích rừng là: 58.681,6 ha. Trong đó rừng tự nhiên 32.071,6
ha, rừng trồng 26.610,0 ha (Hạt kiểm lâm huyện Lục Ngạn, 2016).
Địa bàn huyện Lục Ngạn rộng, trình độ dân trí của đồng bào dân tộc thiểu số
sinh sống gần rừng không đồng đều, chủ yếu là các hộ nghèo, cận nghèo, với
phong tục tập quán phần lớn nhờ vào sản xuất nương rẫy để sinh sống; Tình trạng
nhân dân chặt phá, lấn chiếm đất rừng trái phép để trồng cây ăn quả, trồng rừng
kinh tế còn xảy ra. Tình trạng nhân dân sử dụng đất lâm nghiệp sai mục đích trồng
ngơ, sắn cịn nhiều. Trình độ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của cán

1


bộ kiểm lâm còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế đặt ra. Công
tác tham mưu cho UBND xã xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình,
kế hoạch quản lý bảo vệ rừng (QLBVR) và phát triển rừng & phòng cháy

chữa cháy rừng (PCCCR) chất lượng cịn thấp. Nắm bắt thơng tin cịn chậm;
cơng tác tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân tham gia QLBVR và
phát triển rừng, PCCCR chưa thường xuyên. Mạng lưới các tổ bảo vệ rừng
(BVR), tổ đội xung kích bảo vệ rừng và PCCCR tuy đã được thiết lập nhưng
hiệu quả hoạt động cịn thấp, chính quyền một số địa phương chưa bố trí
được nguồn kinh phí hoạt động trong cơng tác QLBVR, PCCCR.
Trong q trình bảo vệ và phát triển rừng cũng như trong quản lý sử
dụng rừng còn nhiều tồn tại, bất cập: Những diện tích rừng và đất lâm nghiệp
đã được giao, khoán ổn định lâu dài theo qui định của Nhà nước sử dụng
kém hiệu quả, năng suất và chất lượng rừng chưa cao, tình trạng khai thác
rừng trái phép vẫn diễn ra, việc sử dụng rừng chưa đúng mục đích. Vấn đề
mà tồn thế giới và từng quốc gia đều có sự quan tâm đặc biệt là làm thế nào
để quản lý bảo vệ rừng cho tốt để đảm bảo bền vững việc cung cấp tối ưu 3
mặt: kinh tế, môi trường, xã hội mà trong đó các giá trị mơi trường của rừng
đối với con người là không thể thay thế được,các nghiên cứu trước đây
chưa cụ thể hóa được cơng tác quản lý bảo vệ rừng ở một số địa phương nói
chung cịn trên địa bàn huyện Lục Ngạn chưa có nghiên cứu nào về đề tài
này vậy tôi chọn đề tài này nhằm góp phần cho quản lý bảo vệ rừng ở Lục
Ngạn nói riêng của Việt Nam nói chúng tơi lựa chon nghiên cứu đề tài "Tăng
cường quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang".

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bảo vệ rừng,
đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý bảo vệ rừng nhằm phát triển tài
nguyên rừng bền vững trên địa bàn huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn


huyện;
Đánh giá thực trạng về quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn
huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang những năm qua;

2


Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác quản lý bảo vệ
rừng ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang;
Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý bảo vệ rừng trên
địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang và những năm tiếp theo.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động quản lý bảo
vệ rừng trên địa bàn huyện được thông qua các đối tượng sau;
Các loại rừng: rừng trồng, rừng tự nhiên, rừng đầu
nguồn
Cơ quan quản lý bảo vệ rừng: cơ quan nhà nước, cộng
đồng,người dân

-

Các đơn vị trồng, khai thác rừng

-

Các cơ chế quản lý bảo vệ rừng.

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
-


Về không gian: Đề tài nghiên cứu tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang,

một số nội dung chuyên sâu được khảo sát ở 1 số xã đại diện của huyện.

Thời gian: Các dữ liệu nghiên cứu được thu thập 5 năm gần
đây, từ năm 2012 đến năm 2016.
Các dữ liệu sơ cấp thu thập năm 2016, các giải pháp đề xuất cho
2020.

-

Phạm vi nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu các thực trạng công

tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.

1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Quản lý và bảo rừng gồm những nội dung và sử dụng các phương pháp nào?

Các hoạt động quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Lục
Ngạn những năm qua như thế nào?
Những thuận lợi và khó khăn trong việc quản lý bảo vệ rừng ở
huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang thời gian qua?
Những giải pháp nào để tăng cường quản lý bảo vệ rừng trên
địa bàn huyện Lục Ngạn trong thời gian tới?
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI
Nghiên cứu đã đóng góp phần hệ thống hóa lý luận về tăng cường quản lý
bảo vệ rừng .đồng thời đã làm dõ nội dung các bước đánh giá nội dung ,các bước



3


đánh giá,phân tích quản lý bảo vệ rừng.Bên cạnh đó đề tài đã tổng
kết được trong quản lý bảo vệ rừng hiện nay.
Nghiên cứu đã đánh giá được thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng trên
địa bàn huyện lục ngạn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2014 – 2016 qua đó cũng phân tích
được các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bảo vệ rừng hiện nay,đây cũng là nguồn tài
liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo về quản lý bảo vệ rừng.
Nghiên cứu đã đưa ra được 5 nhóm giải pháp cơ bản mang tính thực tiễn cao
để tăng cường quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện lục ngạn tỉnh Bắc Giang.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ BẢO VỆ
RỪNG
2.1. LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG
2.1.1. Các khái niệm
a. Rừng
Tại Điều 3 Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 quy định: “Rừng là
một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật
rừng, đất rừng và các yếu tố mơi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc
hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1
trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất
rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng” (Quốc hội, 2004).

Tại Điều 4 Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 phân định
rõ 3 loại rừng (rừng phòng hộ; rừng đặc dụng; rừng sản xuất) làm
cơ sở cho quy hoạch lâm nghiệp.

Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo
vệ đất, chống xói mịn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hồ khí
hậu, góp phần bảo vệ mơi trường, bao gồm: Rừng phòng hộ đầu nguồn;
Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; Rừng phịng hộ chắn sóng, lấn
biển; Rừng phịng hộ bảo vệ mơi trường (Quốc hội, 2004).
Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn
hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học;
bảo vệ di tích lịch sử, văn hố, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch,
kết hợp phịng hộ, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm: Vườn quốc gia; Khu
bảo tồn thiên nhiên gồm khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh;
Khu bảo vệ cảnh quan gồm khu rừng di tích lịch sử, văn hố, danh lam thắng
cảnh; Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học (Quốc hội, 2004).
Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, lâm
sản ngoài gỗ và kết hợp phịng hộ, góp phần bảo vệ mơi trường, bao gồm: Rừng
sản xuất là rừng tự nhiên; Rừng sản xuất là rừng trồng; Rừng giống gồm rừng
trồng và rừng tự nhiên qua bình tuyển, cơng nhận (Quốc hội, 2004).

5


b. Quản lý bảo vệ rừng
*Quản lý
Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, cho nên có
nhiều cách định nghĩa không giống nhau về quản lý:
Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức đều có, gồm 05 nhiệm vụ: xây
dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm sốt. Quản lý chính là thực
hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát (Henri Fayol, 1949).

Quản lý là xây dựng và duy trì một mơi trường tốt giúp con người
hồn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định (Harord Koontz, 1992).

Có thể kể ra nhiều ý kiến khác nhau nhưng cách định nghĩa quát và
đơn giản về khái niệm quản lý: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có
hướng đích của chủ thể lên đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả
nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra
trong điều kiện mơi trường ln biến động (Đỗ Hồng Toàn, 2002).

*Quản lý nhà nước
Theo Nguyễn Hữu Hải (2010): “Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ
chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và
hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã
hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của
Nhà nước trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN”.
Như vậy, quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà
nước, được sửa dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Quản lý nhà nước được xem là một hoạt động chức năng của nhà nước
trong quản lý xã hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt.uản lý
nhà nước được hiểu theo hai nghĩa. Theo nghĩa rộng: quản lý nhà nước là
toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước, từ hoạt động lập pháp, hoạt động
hành pháp, đến hoạt động tư pháp. Theo nghĩa hẹp: quản lý nhà nước chỉ
bao gồm hoạt động hành pháp (Nguyễn Hữu Hải, 2010).
Quản lý nhà nước được đề cập trong đề tài này là khái niệm quản lý nhà
nước theo nghĩa rộng; quản lý nhà nước bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban
hành các văn bản luật, các văn bản mang tính luật đến việc chỉ đạo trực tiếp hoạt

6


động của đối tượng bị quản lý và vấn đề tư pháp đối với đối tượng quản
lý cần thiết của Nhà nước. Hoạt động quản lý nhà nước chủ yếu và trước
hết được thực hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nước, song có thể các tổ

chức chính trị - xã hội, đoàn thể quần chúng và nhân dân trực tiếp thực
hiện nếu được nhà nước uỷ quyền, trao quyền thực hiện chức năng của
nhà nước theo quy định của pháp luật (Nguyễn Hữu Hải, 2010).

*Quản lý bảo vệ rừng
Quản lý bảo vệ rừng là quản lý nhà nước những lâm phận ổn định nhằm
đạt được một hoặc nhiều hơn những mục tiêu quản lý đề ra một cách rõ ràng
như đảm bảo sản xuất liên tục những sản phẩm và dịch vụ rừng mong muốn mà
không làm giảm đáng kể những giá trị di truyền và năng suất tương lai và không
gây ra những tác động không mong muốn đối với môi trường tự nhiên và xã hội
tham gia quản lý bảo vệ rừng gồm các cơ quan nhà nước như UBND,Kiểm
Lâm,Công An và cộng đồng dân cư tại địa phương (hội phụ nữ, hội cựu chiến
binh,đoàn thanh niên) (Nguyễn Hữu Hải, 2010).

2.1.2. Phân loại rừng
a. Theo chức năng
Rừng sản xuất: Là rừng được dùng chủ yếu trong sản xuất gỗ,lâm sản,
đặc sản. Rừng đặc dụng: Là loại rừng được thành lập với mục đích chủ yếu để
bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh
vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh phục
vụ nghỉ ngơi du lịch kết hợp với phòng hộ bảo vệ mơi trường sinh thái. Rừng
phịng hộ: Rừng phịng hộ: Là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn
nước, bảo vệ đất, chống xói mịn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hịa
khí hậu, bảo vệ mơi trường. Rừng phịng hộ đầu nguồn: Rừng ở nơi phát sinh
hoặc bắt nguồn nước tạo thành các dòng chảy cấp nước cho các hồ chứa trong
mùa khô, hạn chế lũ lụ, chống xói mịn, bảo vệ đất. Gồm những rừng có sẵn
trong tự nhiên, chủ yếu là rừng hỗn giao gồm nhiều tầng, không đều tuổi, mật độ
dày, cây có rễ sâu, bền, chắc. Rừng phịng hộ ven biển: Được thành lập với mục
đích chống gió hạn, chắn cát bay, ngăn chặn sự xâm mặn của biển, chắn sóng
lấn biển, chống sạt lở, bảo vệ các cơng trình ven biển. Rừng phịng hộ bảo vệ

mơi trường sinh thái: Nhằm mục đích điều hịa khí hậu, chống ơ nhiễm môi
trường trong các khu dân cư, khu đô thị, khu du lịch (Quốc hội, 2014).

7


b. Theo trữ lượng
Rừng giàu: Trữ lượng rừng trên 150 m³/ha.
Rừng trung bình: Trữ lượng rừng nằm trong khoảng (100-150) m³/ha.

Rừng nghèo: Trữ lượng rừng nằm trong khoảng (80-100) m³/ha
Rừng kiệt:Trữ lượng rừng thấp hơn 50 m³/ha.
2.1.3. Đặc điểm và nguyên tắc quản lý bảo vệ rừng
a. Đặc điểm quản lý bảo vệ rừng
Hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải bảo đảm phát triển bền vững về
kinh tế, xã hội, mơi trường, quốc phịng, an ninh; phù hợp với chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển lâm nghiệp; đúng quy hoạch, kế
hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cả nước và địa phương; tuân theo quy chế
quản lý rừng do Thủ tướng Chính phủ quy định. Bảo vệ rừng là trách nhiệm của
mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Hoạt động bảo vệ và phát triển rừng
phải bảo đảm nguyên tắc quản lý rừng bền vững; kết hợp bảo vệ và phát triển
rừng với khai thác hợp lý để phát huy hiệu quả tài nguyên rừng; kết hợp chặt
chẽ giữa trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng, làm giàu rừng với bảo
vệ diện tích rừng hiện có; kết hợp lâm nghiệp với nông nghiệp và ngư nghiệp;
đẩy mạnh trồng rừng kinh tế gắn với phát triển công nghiệp chế biến lâm sản
nhằm nâng cao giá trị sản phẩm rừng (Nguyễn Văn Thủy, 2014).

b. Nguyên tắc quản lý bảo vệ rừng
Việc bảo vệ và phát triển rừng phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất. Việc giao, cho thuê, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng rừng và

đất phải tuân theo các quy định của Luật này, Luật đất đai và các quy định
khác của pháp luật có liên quan, bảo đảm ổn định lâu dài theo hướng xã hội
hố nghề rừng. Bảo đảm hài hồ lợi ích giữa Nhà nước với chủ rừng; giữa
lợi ích kinh tế của rừng với lợi ích phịng hộ, bảo vệ mơi trường và bảo tồn
thiên nhiên; giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài; bảo đảm cho người làm
nghề rừng sống chủ yếu bằng nghề rừng. Chủ rừng thực hiện các quyền,
nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng rừng theo quy định của Luật này
và các quy định khác của pháp luật, không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng
của chủ rừng khác (Nguyễn Văn Thủy, 2014).

8


2.1.4. Nội dung về quản lý bảo vệ rừng
2.1.4.1. Tổ chức bộ máy quản lý bảo vệ rừng
Bộ máy quản lý có vai trị cực kỳ quan trọng trong một hệ thống tổ
chức. Bộ máy tốt thì các quy trình làm việc, công tác tổ chức mới hoạt
động được trơn chu. Đặc biệt đối với hệ thống quản lý bảo vệ rừng, nếu
bộ máy quản lý lỏng lẻo, cách tổ chức khơng chặt chẽ, vai trị trách nhiệm
của các đơn vị trong bộ máy phân chia không hợp lý sẽ dẫn đến nhiều bất
cập, gây hạn chế đối với việc quản lý bảo vệ rừng. Chỉ khi nào bộ máy
được thống nhất thì mọi cơng tác mới được thực hiện theo trình tự, có sự
chặt chẽ hợp lý hố mọi cơng tác (Chính phủ, 2006a).



Việt Nam, bộ máy quản lý bảo vệ rừng từ trung ương đến

địa phương được thể hiện ở sơ đồ sau:
Theo sơ đồ này Nhà nước giao cho Bộ NN&PTNT có nhiệm vụ quản lý

và bảo vệ rừng trên phạm vi cả nước. Theo sự phân cấp quản lý, bộ máy
chuyên trách quản lý bảo vệ rừng là các chi cục lâm nghiệp thuộc các tỉnh,
thành phố, các ban quản lý, các hạt quản lý ở cấp huyện, các trạm kiểm lâm
ở các xã. Mỗi cấp quản lý có chức năng và nhiệm vụ cụ thể, chẳng hạn:

+

Chi cục kiểm lâm: có nhiệm cụ tham mưu cho các cấp có

thẩm quyền về cơng tác tổ chức bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh.
Thứ nhất: Tham mưu cho cấp có thẩm quyền về bảo vệ rừng và bảo đảm
chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng ở địa phương: Xây dựng các
văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về bảo vệ rừng, quản lý lâm sản trên
địa bàn theo quy định của pháp luật; Xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn,
năm năm, hàng năm về bảo vệ rừng, quản lý lâm sản; phương án, dự án phòng,
chống các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, khai
thác và sử dụng lâm sản, phòng cháy, chữa cháy rừng ở địa phương; Chỉ đạo,
hướng dẫn, kiểm tra thực hiện pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, tiêu
chuẩn, quy trình, quy phạm, chế độ, chính sách sau khi được ban hành; hướng
dẫn chuyên môn nghiệp vụ về bảo vệ rừng, quản lý lâm sản ở địa phương; Đề
xuất với cấp có thẩm quyền quyết định những chủ trương, biện pháp cần thiết
thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ bảo vệ rừng ở địa phương.

9
Bộ Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn


Ủy ban nhân dân

tỉnh

Tổng cục lâm nghiệp
Cục Kiểm lâm

Sở Nông nghiệp

Chi Cục
Phát triển nông
kiểm lâm
thôn

Ghi chú:

Các đơn vị sản xuất khai thác rừng
- Đường chỉ đạo trực tiếp
- Đường Trao đổi


×