Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

GIAO AN LOP 4 TUAN 9 OANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.89 KB, 22 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TUẦN 9. THỨ 2 TIẾT 1 TIẾT 2 TẬP ĐỌC. c a b d o0oc a b d Ngày dạy: 22 / 10/2012 CHÀO CỜ THƯA CHUYỆN VỚI MẸ. I.MỤC TIÊU:. - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn hội thoại . - Hiểu nội dung: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý.(trả lời được các CH trong SGK). - KNS: Lắng nghe tích cực, giao tiếp, thương lượng. II.ĐỒ DÙNG:. -Tranh minh họa sgk -Bảng phụ viết đoạn luyện đọc: Cương thấy nghèn nghẹn ở cổ...đốt cây bông. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :. 1. Bài cũ: - 3 HS đọc bài “Đôi giày ba ta màu xanh” và trả lời câu hỏi ở SGK . 2.Bài mới: * Giới thiệu bài: *Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài. a)Luyện đọc. - HS đọc nối tiếp 2đoạn của bài ( Đoạn 1 :Từ đầu đến kiếm sống. Đoạn 2 : phần còn lại ); đọc nối tiếp 3 lượt kết hợp hướng dẫn phát âm tiếng khó(trộm cắp, nhễ nhại, phì phào, cúc cắc,...), giải nghĩa từ mới ( SGK). -HS luyện đọc theo cặp. 1 HS đọc toàn bài. GV đọc diễn cảm toàn bài b)Tìm hiểu bài : Đoạn1: HS đọc thầm đoạn 1,trả lời câu hỏi: + Cương xin mẹ đi học nghề gì ? (Cương xin mẹ đi học nghề thợ rèn). +Cương học nghề thợ rèn để làm gì? (Cương học nghề thợ rèn để giúp đỡ mẹ...) +Đoạn 1 nói lên điều gì ?(Ước mơ của Cương trở thành thợ rèn để giúp đỡ mẹ). Đoạn 2: HS đọc thầm đoạn 1, trao đổi N2 trả lời câu hỏi: +Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào? (nhà Cương thuộc dòng dõi quan sang). +Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào ? (Cương nắm lấy tay mẹ, nói với mẹ bằng những lời thiết tha : nghề nào cũng đáng trọng, những ai trộm cắp ... bị coi thường). + Đoạn 2 nói lên điều gì ? (Cương thuyết phục mẹ để mẹ hiểu và đồng ý với em). +Nhận xét cách trò chuyện của hai mẹ con : . Cách xưng hô (đúng thứ bậc trên dưới,...) . Cử chỉ trong lúc trò chuyện. (thân mật ,gần gũi). c) Đọc diễn cảm:- 3HS đọc truyện theo cách phân vai. - Lớp nhận xét,rút ta cách đọc. GV hướng dẫn cách đọc..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - 3HS đọc truyện theo cách phân vai. - Luyện đọc diễn cảm đoạn: Cương thấy nghèn nghẹn ở cổ...đốt cây bông. .GV HD cách đọc , đọc mẫu. HS luyện đọc trong nhóm. - HS thi đọc diễn cảm. Lớp bình chọn bạn đọc hay nhất. 3.Củng cố-Dặn dò: -Nội dung chính của bài?( mục I) - GV nhận xét –Đánh giá kết quả học tập của các em. - Về nhà xem lại bài và xem trước bài “Điều ước của vua Mi -đát”. -------- a & b --------TIẾT 3 TOÁN HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC I MỤC TIÊU :. -Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc . -Kiểm tra được hai đường thẳng vuông góc với nhau bằng ê ke. -Làm các bài tập 1, 2, 3a .HS khá, giỏi làm cả bài 3 II.ĐỒ DÙNG :. -Ê ke, thước thẳng. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :. 1.Kiểm tra bài cũ: -HS lên bảng làm bài tập 2(dòng 2,3) ở tiết trước. 2.Bài mới : a.Giới thiệu bài: b.Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc. -GV vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng và giới thiệu. A B. D C -HS nêu các đặc điểm về các góc của hình chữ nhật (4 góc vuông). -GV vừa thực hiện vừa nêu : kéo dài hai cạnh DC và BC của hình chữ nhật ABCD ta được hai đường thẳng vuông góc với nhau tại điểm C. -Vậy tại điểm C có mấy góc ? (Có 4 góc)? -GV yêu cầu HS dùng ê ke để kiểm tra. -Nêu tên những vật dụng có trong thực tế có góc vuông (2 đường mép liền nhau của quyển vở, 2 cạnh liên tiếp của bảng đen,...) -GV hướng dẫn HS vẽ góc vuông đỉnh O, cạnh OM, ON kéo dài 2 cạnh góc vuông để được 2 đường thẳng OM và ON vuông góc với nhau. 2 đường thẳng OM và ON vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh O. - HS vẽ vào giấy nháp.GV vẽ, nêu cách vẽ 3. Luyện tập : Bài 1. - HS đọc bài toán. -Bài tập yêu cầu làm gì? Dùng ê ke để kiểm tra hai đường thẳng vuông góc với nhau. -HS thực hiện, nêu kết luận :Hai đường thẳng HI và KI vuông góc với nhau. Hai đường thẳng PM và MQ không vuông góc với nhau..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - HS nêu cách thực hiện. Bài 2: - HS quan sát hình vẽ ở SGK , nêu tên các cặp cạnh vuông góc với nhau có trong hình chữ nhật ABCD. Bài 3: - HS dùng ke để xác định trong mỗi hình góc nào là góc vuông ,rồi nêu tên các cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau. 3.Củng cố- Dặn dò: -GV tổng kết giờ học - Dặn HS về làm BT 4 và chuẩn bị bài sau. -------- a & b ---------. TIẾT 4 ĐẠO ĐỨC. TIẾT KIỆM THỜI GIỜ(T1). I.MỤC TIÊU:. - Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ . - Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ. Kĩ năng xác định giá trị của thời gian là vô giá. - Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập ,sinh hoạt ,..hằng ngày một cách hợp lí. - Có kĩ năng lập kế hoạch khi làm việc, học tập để sử dụng thời gian hiệu quả, kĩ năng quản lí thời gian trong sinh hoạt và học tập hằng ngày, kĩ năng bình luận, phê phán việc lãng phí thời gian. - HS khá , giỏi biết được vì sao cần phải tiết kiệm thời giờ. KNS:Biết tiết kiệm và quý thời gian. Có ý thức làm việc khoa học, hợp lí. Phê phán và nhắc nhở người khác cùng thực hiện. II.ĐỒ DÙNG:. -Giấy màu xanh, đỏ cho mỗi nhóm. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC . 1.Bài cũ: - Vì sao cần phải tiết kiệm tiền của? Nêu ví dụ về tiết kiệm tiền của. 2.Bài mới: a. Giới thiệu bài: b.Tìm hiểu bài: *Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện kể “Một phút”. - GV kể câu chuyện “Một phút”. - Hướng dẫn HS tìm hiểu truyện: + Mi-chi-a có thói quen sử dụng thời giờ như thế nào? (chậm trễ hơn mọi người) +Chuyện gì đã xảy ra với Mi-chi-a ? ( Mi-chi-a bị thua cuộc khi trược tuyết). +Sau chuyện đó Mi-chi-a hiểu ra điều gì?(1 phút cũng làm nên chuyện quan trọng). - HS thảo luận theo nhóm đóng vai và kể lại câu chuyện của Mi-chi-a. - 2 nhóm lên thực hiện đóng vai. +Từ câu chuyện của Mi-chi-a ta rút ra bài học gì ?(cần phải quý trọng và tiết kiệm thời giờ dù chỉ là 1 phút) *Hoạt động 2: Tiết kiệm thời giờ có tác dụng gì ?.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - HS thảo luận N2 trả lời câu hỏi : 1. Em hãy cho biết chuyện gì xảy ra nếu : HS đến phòng thi muộn. .Hành khách đến muộn giờ tàu, máy bay .Đưa người bệnh đến bệnh viện cấp cứu chậm. 2.Theo em,nếu tiết kiệm thời giờ thì những chuyện đáng tiết trên có xảy ra không ? 3.Tiết kiệm thời giờ có tác dụng gì ? -GV kết luận: Thời giờ rất quý giá. Có thời giờ có thể làm được nhiều việc có ích. - HS tìm câu thành ngữ, tục ngữ nói về sự quý trọng của thời gian . +Tại sao thời giờ lại rất quý giá ? Thời giờ là vàng là ngọc... *Hoạt động 3: Tìm hiểu thế nào là tiết kiệm thời giờ - Dùng thẻ bày tỏ ý kiến: GV nêu các ý kiến ( ở SGK ), HS bày tỏ thái độ của mình (tán thành, không tán thành) bằng cách đưa thẻ theo quy định; cho một số HS giải thích lí do. 3.Củng cố- Dặn dò: +Thế nào là tiết kiệm thời giờ ? +Thế nào là không tiết kiệm thời giờ ? - Gv nhận xét giờ học. Dặn dò Biết tiết kiệm và quý thời gian. -------- a & b --------TIẾT 5 KHOA HỌC PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC I.MỤC TIÊU:. - Nêu được một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước: + K0 chơi đùa gần hồ, ao, sông, suối; giếng, chum, vại, bể nước phải coa nắp đậy. + Chấp hành các quy định về an toàn khi tham gia giao thông đường thuỷ. + Tập bơi khi có người lớn và phương tiện cứu hộ. - Thực hiện được các quy tắc an toàn phòng tránh đuối nước. KNS: Kĩ năng phân tích và phán đoán những tình huống có nguy cơ dẫn đến tai nạn đuối nước. Kĩ năng cam kết thực hiện các nguyên tắc an toàn khi đi bơi hoặc tập bơi. - GD HS biết phòng tránh tai nạn đuối nước , tuyên truyền mọi người cùng thực hiện II.ĐỒ DÙNG:. - Các hình minh họa trong sgk. Phiếu ghi các tình huống. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. 1.Kiểm tra bài cũ: 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi của bài trước. 2. Bài mới : *Giới thiệu: *HĐ1 :Những việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn sông nước. - HS quan sát tranh 1, 2, 3 trả lời câu hỏi: theo em việc làm nào nên làm và những việc làm nào không nên làm ? Vì sao ? +Theo em chúng ta phải làm gì để phòng tránh tai nạn sông nước ? - HS nêu , GV nhận xét sửa sai, kết luận. - 2 HS đọc ý 1, 2 mục bạn cần biết..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> *Hoạt động 2 : Những điều cần biết khi đi bơi hoặc tập bơi -HĐ nhóm 4: quan sát hình 4, 5 sgk thảo luận và trả lời các câu hỏi. +Hình minh họa cho em biết điều gì ? (Hình 4 : Minh họa các bạn đang bơi ở bể bơi đông người. Hình 5 minh họa các bạn đang bơi ở bờ biển) +Theo em nên tập bơi và đi bơi ở đâu ?(Ở bể bơi nơi và nơi có phương tiện cứu hộ.) +Trước khi bơi và sau khi bơi em cần chú ý điều gì ? (Cần phải vận động, Sau khi bơi xong cần tắm , dốc và lau hết nước ở mang tai, mũi.) -GV nhận xét kết luận. *Hoạt động 3 : Bày tỏ thái độ, ý kiến -Phát phiếu tình huống cho mỗi nhóm. -HS thảo luận nhóm . - Đại diện nhóm báo cáo. GV nhận xét kết luận. 3.Củng cố - Dặn dò: - HS đọc phần bài học sgk. -Về nhà học bài và chuẩn bị cho b ********************** THỨ 3 Ngày dạy: 23 / 10/2012 TIẾT 1 TOÁN HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG I.MỤC TIÊU:. -Có biểu tượng về hai đường thẳng song song. -Nhận biết được hai đường thẳng song song . Làm bài tập 1, 2, 3 (a) - Giáo dục HS yêu thích học toán. II. ĐỒ DÙNG:. -Thước thẳng và eke III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :. 1.Kiểm tra bài cũ : -2 HS lên bảng làm bài tập 3b, 4. 2.Bài mới : a. GV giới thiệu bài b. GV giới thiệu hai đường thẳng song song. -GV vẽ hình chữ nhật ABCD, HS nêu tên hình và các đặc điểm của hình đó. - GV: kéo dài hai cạnh AB và DC của hcn ABCD ta được hai đường thẳng song song với nhau. A D. B B - HS lên bảng thực hiện kéo dài 2 cạnh còn lại của hình chữ nhật (AC và BD). +Kéo dài hai cạnh AC và BD của hình chữ nhật ABCD ta được hai đường thẳng song song không ? (ta cũng được hai đường thẳng song song). -HS quan sát lớp học để tìm VD về 2 đường thẳng song song trong thực tế - HS vẽ hai đường thẳng song song. GV nhận xét sửa sai..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 3. Luyện tập, thực hành: Bài 1: GV vẽ hình chữ nhật ABCD, chỉ cho HS thấy cạnh AB và DC là một cặp cạnh song song với nhau. +Ngoài cặp cạnh AB và DC song song với nhau , trong hình chữ nhật ABCD còn có cặp cạnh nào song song với nhau ? (hai cạnh AC và BD). -GV vẽ hình vuông MNPQ; HS nêu tên các cặp cạnh song song với nhau có trong hình vuông đó. Bài 2: - HS nêu yêu cầu của bài. - HS quan sát hình vẽ ở SGK, nêu các cạnh song song với cạnh BE (cạnh AG, CD). Bài 3 a : - GV nêu câu hỏi, HS quan sát hình vẽ ở SGK trả lời : +Trong hình MNPQ có các cặp cạnh nào song song với nhau ? (Cạnh MN // QP). +Trong hình DEIHG có các cặp cạnh nào song song với nhau ? (Cạnh DI // GH). 3.Củng cố-Dặn dò. -GV nhận xét giờ học . -Về nhà làm bài tập 3b, xem trước bài tiếp theo. -------- a & b --------TIẾT 2 LTVC MỞ RỘNG VỐN TỪ: ƯỚC MƠ I.MỤC TIÊU:. -Biết thêm một số từ ngữ về chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ; bước đầu tìm được một số từ cùng nghĩa với từ ước mơ bắt đầu bằng tiếng ước, bằng tiếng mơ( BT 1,BT 2); ghép được từ ngữ sau từ ước mơ và nhận biết được sự đánh giá của từ ngữ đó (BT3), nêu được ví dụ minh hoạ về 1 loại ước mơ (BT4); hiểu được ý nghĩa 2 thành ngữ thuộc chủ điểm (BT5 a,c). HS khá, giỏi giải thích được hai thành ngữ ở BT 5 - Giáo dục HS biết mơ ước những điều tốt đẹp. II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:. 1.Kiểm tra bài cũ : (2HS) +Tìm từ cùng nghĩa với từ Ước mơ. + Đặt câu với từ ước mơ. 2. Bài mới : a.GV giới thiệu bài: b.Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1 : HS đọc đề bài. - HS đọc bài Trung thu độc lập, ghi vở nháp những từ cùng nghĩa với từ ước mơ. - HS nêu từ, kết hợp giải nghĩa từ: + Mong ước có nghĩa là mong muốn thiết tha điều tốt đẹp trong tương lai. + Mơ tưởng có nghĩa mong mỏi, tưởng tượng điều mình muốn sẽ đạt được trong tương lai. Bài 2: - HS đọc yêu cầu.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - HĐ nhóm 2 : Tìm từ cùng nghĩa với ước mơ( theo mẫu), ghi vào phiếu học tập. -HS nêu từ: ước mơ, ước muốn, ước ao, ước vọng,…: mơ ước, mơ mộng, mơ tưởng,… Bài 3: - GV nêu yêu cầu của bài. HS trao đổi cặp đôi để ghép các từ ngữ thích hợp - HS nối tiếp nêu các cụm từ ghép được, GV nhận xét sửa sai. Bài 4: HS đọc yêu cầu của bài. -HS làm bài . Vài HS nêu ví dụ , lớp nhận xét. 4.Củng cố- Dặn dò: - GV nhận xét giờ học. .-Về nhà làm bài 5b,c. Chuẩn bị cho bài sau. -------- a & b --------TIẾT 3 ÂM NHẠC (GV BỘ MÔN DẠY) -------- a & b --------TIẾT 4 CHÍNH TẢ (Nghe – Viết): THỢ RÈN I. MỤC TIÊU:. - HD học sinh nghe và viết đúng chính tả bài “Thợ rèn”. - Biết phân biệt các âm l/n và vần uôn/ uông để viết đúng và làm đúng các bài tập. II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 1 số HS lên bảng viết các từ có âm r/d/gi các HS khác viết vào nháp (đắt rẻ,dấu hiệu, chế giễu…) 2. Bài mới: Giới thiệu bài. * HĐ1: Hướng dẫn HS nghe viế.t - GV đọc toàn bài thơ “Thợ rèn”. HS theo dõi SGK. Bài thơ cho ta biết những gì về nghề thợ rèn? (Sự vất vả và niềm vui trong lao động của người thợ rèn). - HS gấp SGK. - GV hướng dẫn cách viết và trình bày bài. - GV đọc từng câu – HS nghe và viết bài. - Đọc cho HS khảo bài. - GV chấm bài 1 số em – Các em còn lại đổi vở soát lỗi cho nhau. * HĐ2 : Hướng dẫn HS làm BT. - HS đọc yêu cầu BT2 (VBT) – GV nêu rõ yêu cầu. - HS làm bài. - Gọi HS nêu kết quả - GV nhận xét - Chữa bài lên bảng. 3. Củng cố dặn dò : - Nhận xét – Dặn dò. -------- a & b --------TIẾT 5 KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I.MỤC TIÊU:.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> -Dựa vào gợi ý SGK ,biết chọn và kể lại được câu chuỵên (mẩu chuyện ,đoạn truyện ) đã nghe, đã đọc nói về 1 ước mơ đẹp hoặc ước mơ viển vông, phi lí . - Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện. - HS khá, giỏi kể được toàn bộ câu chuyện. - Giáo dục HS: Biết mơ ước những điều tốt đẹp cho mình và mọi người. II. ĐỒ DÙNG :. -Tranh minh họa lời ước dưới trăng. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC :. 1. Bài cũ : - 4 HS tiếp nối nhau kể từng đoạn câu chuyện Lời ước dưới trăng. -1 HS kể toàn bộ câu chuyện, nêu ý nghĩa câu chuyện. 2.Dạy học bài mới: a Giới thiệu bài : +Theo em thế nào là ước mơ đẹp ?( Ước mơ đẹp là ước mơ về cuộc sống, con người, chinh phục tự nhiên). +Những ước mơ như thế nào bị coi là viển vông, phi lí ? (Những ước mơ thể hiện lòng tham, ích kỉ, hẹp hòi, chỉ nghĩ đến bản thân mình.) b Hướng dẫn kể chuyện. *Tìm hiểu đề bài. HS đọc đề bài. -GV phân tích đề bài và gạch dưới các từ : được nghe, được đọc, ước mơ đẹp, ước mơ viển vông, phi lí. - HS giới thiệu những truyện, tên truyện có nội dung trên. -HS đọc phần gợi ý. +Những câu chuyện kể về ước mơ có những loại nào ? Lấy ví dụ ? +Khi kể chuyện cần lưu ý đến những phần nào? +Câu chuyện em định kể có tên là gì ? Em muốn kể về những ước mơ nào ? - Kể chuyện trong nhóm: nhóm thực hiện kể dựa vào lời gợi ý . -HS kể chuyện theo cặp (HS thực hiện kể cho nhau nghe.). * Kể trước lớp. : HS kể trước lớp, trao đổi đối thoại về nhân vật, chi tiết ý nghĩa truyện theo các câu hỏi đã hướng dẫn ở tiết trước. - HS nhận xét bài kể của bạn; GV nhận xét cho điểm những em kể tốt. *Bình chọn :+Bạn có câu chuyện hay nhất ?Bạn kể chuyện hấp dẫn nhất ? 3.Củng cố - Dặn dò -GV nhận xét tiết học. -Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. ********************** THỨ 4 Ngày dạy: 24 / 10/2012 TIẾT 1 TẬP ĐỌC ĐIỀU ƯỚC CỦA VUA MI - ĐÁT I. MỤC TIÊU:. - Bước đầu biết đọc diễn cảm phân biệt lời các nhân vật (lời xin, khẩn càu của Mi - đát, lời phán bảo oai vệ của thần Đi - ô - ni - dốt) - Hiểu ý nghĩa: Những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người. - Trả lời được các câu hỏi trong SGK. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ bài đọc SGK..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. A.Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2HS đọc bài thưa chuyện với mẹ và nêu ý nghĩa của bài. - GV nhận xét, ghi điểm B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài. * Luyện đọc: Bài chia làm 3 đoạn. - 1 HS đọc toàn bài. - HS đọc nối tiếp lượt 1, GV hướng dẫn HS đọc từ khó: sung sướng, Mi- Đát. HS đọc nối tiếp lượt 2, hướng dẫn HS tìm hiểu từ chú giải ở SGK. - HS luyện đọc theo cặp . - GV đọc diễn cảm. * Tìm hiểu bài. - HS đọc đoạn 1. ? Vua Mi - Đát xin thần Đi- ô- ni - dốt điều gì? (...mọi vật mình chạ đến đều biến thành vàng.) ? Thoạt đầu điều ước thực hiện trọn vẹn như thế nào?(Vua bẻ thử 1 cành sồi....nhà vua cảm thấy mình là một người sung sướng nhất trên trần đời.) - HS đọc thầm đoạn 2.. ? Tại sao vua Mi- Đát lại xin thần Đi- ô- ni- dốt lấy lại điều ước? (Vì nhà vua nhận ra sự khủng khiếp của điều ước....thành vàng.) - HS đọc đoạn 3. ? Vua Mi- Đát đã hiểu ra được điều gì? (Hạnh phúc không có thể xây dựng bằng ước muốn tham lam.) ? Nêu ý nghĩ của bài? (SGV). * Hướng dẫn HS đọc diễn cảm. - 3 HS đọc nối tiếp (phân vai), hỏi HS cách đọc diễn cảm. - GV đọc mẫu: ( đoạn 3). - HS luyện đọc nhóm 3 ( phân vai). - Thi đọc diễn cảm. 4/ Củng cố, dặn dò. ? Câu chuyện giúp em hiểu ra điều gì?( người nào có lòng tham vô đáy như vua Mi- Đát thì không bao giờ hạnh phúc.) - GV chọn tiếng ước đứng đầu HS đặt tên cho truyện: Ước muốn viễn vong. - Về nhà đọc lại bài và học thuộc ý nghĩa. - Ôn lại các bài tập đọc đã học. -------- a & b --------TIẾT 2 TOÁN VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC I. MỤC TIÊU:. - Vẽ được đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước. - Vẽ được đường cao của một hình tam giác - Làm các BT 1,2 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Thước kẻ và ê ke. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi HS lên bảng làm bài 3. - GV nhận xét ghi điểm 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài. b. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài. */ Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng AB cho trước. - Đặt 1 cạnh góc vuông của ê ke thẳng với đường AB. - Chuyển dịch ê ke trượt theo đường thẳng AB sao cho cạnh góc vuông thứ 2 của ê ke gặp điểm E và vuông góc với đường thẳng AB. - HS tự vẽ 2 cạnh trên vào vở A */ Đường cao của hình tam giác. - GV vẽ hình tam giác ABC lên bảng. - Qua đỉnh A của hình tam giác ABC ta vẽ đường thẳng vuông góc với cạnh BC , cắt cạnh BC tại điểm H. Ta gọi đoạn thẳng AH là đường cao của B H C tam giác ABC ( Độ dài của đoạn thẳng AH là chiều cao của hình tam giác ABC) c/ Thực hành Bài 1, 2 : - 2 HS nêu yêu cầu. - HS vẽ vào vở nháp, 3 HS lên bảng vẽ , lớp và GV nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò ? Nêu cách vẽ 2 đường thẳng vuông góc? - Chuẩn bị bài sau: vẽ 2 đường thẳng song song. -------- a & b --------TIẾT 3 TLV LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN I.MỤC TIÊU:. - Dựa vào trích đoạn kịch Yết Kiêu và gợi ý trong SGK, bước đầu kể lại được câu chuyện theo trình tự không gian. - Giáo dụctình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc. II.ĐỒ DÙNG:. -Tranh minh họa sgk và tranh minh họa, ảnh Yết Kiêu.. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC :. 1. Kiểm tra bài cũ: - 3 HS lên bảng kể chuyện ở Vương quốc Tưong Lai. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài. b.Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1. - HS đọc từng đoạn trích phân vai, GV là người dẫn chuyện. +Cảnh 1 có những nhân vật nào (Nhân vật người cha và Yết Kiêu) +Cảnh 2 có những nhân vật nào ? (Yết Kiêu và nhà vua.) +Yết Kiêu xin cha điều gì ? (Yết Kiêu xin cha đi giết giặc)..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> +Yết Kiêu là người như thế nào ? (Yết Kiêu là người có tấm lòng căm thù giặc sâu sắc, quyết chí giết giặc). +Cha Yết Kiêu có đức tính gì đáng quý ?(Yêu nước,...) +Những sự việc trong 2cảnh của vở kịch được diễn ra theo trình tự nào? (Thời gian). Bài 2: ? Kể lại câu chuyện Yết Kiêu theo gợi ý trong sgk là kể theo trình tự nào? (theo trình tự không gian ). -GV: Khi kể chuyện theo trình tự không gian chúng ta có thể đảo lộn trật tự thời gian mà không làm cho câu chuyện bớt hấp dẫn. +Muốn giữ lại những lời đối thoại quan trọng ta làm thế nào ? (Đặt lời đối thoại sau dấu hai chấm, trong dấu ngoặc kép). +Theo em, nên giữ lại lời đối thoại nào khi kể chuyện này ? Yết Kiêu nói với cha : - Con đi giết giặc đây cha ạ ! - HS kể chuyện. -HS thực hiện phát triển câu chuyện: .HS trao đổi N4 để phát triển câu chuyện . Một số HS đọc cho cả lớp nghe; HS-GV nhận xét sửa sai. 3. Củng cố – Dặn dò. - GV nhận xét tuyên dương. -Về nhà xem lại bài, làm cho hoàn chỉnh và xem trước bài tiết sau. -------- a & b --------TIẾT 4 LỊCH SỬ ĐINH BỘ LĨNH DẸP LOẠN 12 SỨ QUÂN I.MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết :. -Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc do các thế lực phong kiến tranh giành quyền lực gây ra chiến tranh liên miên, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ.. -Đinh Bộ Lĩnh đã có công tập hợp nhân dân dẹp loạn, thống hất lại đất nước (năm 968) -Hiểu và nêu được ý nghĩa của trận Bạch Đằng đối với lịch sử dân tộc. II.CHUẨN BỊ:. -Tranh minh họa. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1.Kiểm tra bài cũ: 3HS -Nêu tên hai giai đoạn lịch sử đầu tiên trong lịch sử nước ta, mỗi giai đoạn bắt đầu từ năm nào đến năm nào ? -Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra vào thời gian nào và có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ? -Chiến thắng Bạch Đằng xảy ra vào thời gian nào và có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ? -GV nhận xét ghi điểm. 2.Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu dựa vào tranh. b. Tìm hiểu nội dung *Hoạt động 1 : Tình hình đất nước sau khi Ngô Quyền mất.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> -GV yêu cầu HS đọc phần 1 ở sgk. +Sau khi Ngô Quyền mất tình hình đất nước ta như thế nào ? +…triều đình lục đục tranh nhau ngai vàng. Các thế lực phong kiến nổi lên chia cắt đất nước thành 12 vùng đánh nhau liên miên -GV nhận xét bổ sung. *Hoạt động 2 : Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. -GV cho HS thực hiện thảo luận nhóm. -GV phát phiếu học tập. 1.Quê hương Đinh Bộ Lĩnh ở đâu ? (Ở Đường Lâm, Hà Tây) 2.Truyện Cờ lau tập trận nói lên điều gì về Đinh Bộ Lĩnh khi còn nhỏ ? + Đinh Bộ Lĩnh là người thích đánh trận. + Đinh Bộ Lĩnh là người tài giỏi, có chí lớn. 3. Đinh Bộ Lĩnh có công gì ? (Dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước.) 4.Vì sao nhân dân ta ủng hộ Đinh Bộ Lĩnh ? (Vì ông là người tài giỏi.) 5.Sau khi thống nhất đất nước , Đinh Bộ Lĩnh làm gì ? (Lên ngôi vua, lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đóng đô ở Hoa Lư, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, niên hiệu là Thái Bình.) 6.Đời sống nhân dân dưới thời Đinh Bộ Lĩnh có gì thay đổi so với thời loạn 12 sứ quân. (Nhân dân không còn phiêu tán, họ trở về quê hương làm ruộng, đời sống dần dần ấm no.) -Đại diện nhóm trình bày ý kiến. -GV nhận xét tuyên dương. *Hoạt động kết thúc -GV Nhận xét dặn dò. -GV cho HS nêu lại nội dung bài. -Về nhà xem lại bài và xem trước bài mới. -------- a & b --------TIẾT 5 THỂ DỤC (GV BỘ MÔN DẠY) ********************* THỨ 5 TIẾT 1 TOÁN. Ngày dạy: 25 / 10/2012 VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG. I. MỤC TIÊU:. - Biết vẽ đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước (bằng thước kẻ và ê ke) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Thước kẻ và ê- ke. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Giới thiệu bài 2.Hướng dẫn HS vẽ. * Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và song song với đường thẳng AB cho trước. - Vẽ đường thẳng MN đi qua điểm E. và vuông góc với đường thẳng AB. - Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng MN ta được đường thẳng CD // với đường thẳngAB. 3. Thực hành:.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Bài 1: HS nêu yêu cầu. - HS tự vẽ vào vở nháp, 1 HS lên bảng vẽ (Vẽ tương tự như trên). Bài 3: HS nêu yêu cầu. - HS vẽ vào vở. - 1 HS lên bảng vẽ. + Góc đỉnh E là góc vuông. +Tứ giác ABCD có 4 góc vuông. + Đáy là 1 hình chữ nhật. 4/ Củng cố. ? Nêu cách vẽ 2 đường thẳng song song? 4. Củng cố, dặn dò. - HS nêu cách vẽ hai đường thẳng song song - Gv nhận xét giờ học. -------- a & b ------TIẾT 2 LTVC ĐỘNG TỪ I.MỤC TIÊU:. - Hiểu thế nào là động từ.(Từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật : ngưòi, sự vật , hiện tượng ). -Nhận biết được động từ trong câu hoặc thể hiện qua tranh vẽ (BT mục III ) -Dùng những động từ hay, có ý nghĩa khi nói và viết. II.ĐỒ DÙNG:. -Bảng phụ ghi sẳn bài văn. Tranh minh họa ở sgk. II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :. 1. Kiểm tra bài cũ: + 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của bài tập 3. +Nêu nội dung của bài trước. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn HS tìm hiểu ví dụ. - HS đọc phần nhận xét - HS thảo luận nhóm để tìm các từ theo yêu cầu. +Các từ chỉ hoạt động của anh chiến sĩ hoặc của thiếu nhi : nhìn, nghĩ, thấy. +Chỉ trạng thái của các sự vật : Của dòng thác : đổ, đổ xuống. Của lá cờ : bay. -Các từ nêu trên chỉ hoạt động, trạng thái của người của vật gọi là đông từ. -Vậy thế nào là động từ ? (Động từ là từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật). c. Ghi nhớ: - HS đọc phần ghi nhớ. -Vậy từ bẻ, biến thành có phải là động tư không ? Vì sao ? (Bẻ, biến thành là động từ. Vì bẻ là từ chỉ hoạt động của người, biến thành là từ chỉ trạng thái của sự vật). -HS lấy ví dụ về động từ chỉ hoạt động, động từ chỉ trạng thái. 3. Luyện tập: Bài 1: - HS đọc đề. - HS thảo luận nhóm 2 để làm bài; GV quan sát giúp đỡ những nhóm yếu..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - HS đọc bài làm của nhóm mình. GV nhận xét kết luận. +Các hoạt động ở nhà :Ăn, uống, đánh răng, quét nhà,… +Các hoạt động ở trường : Học bài, lau bảng,… Bài 2: -1 HS đọc yêu cầu đề bài. - HS làm bài vào vở. HS trình bày. HS nhận xét, kết luận từ đúng: a, đến, yết kiến, cho, nhận, xin, làm, dùi, có thể, lặn. b,mỉm cười, ưng thuận,thử, bẻ, biến thành, nghe, thành, tưởng, có. Bài 3: - HS đọc yêu cầu của bài. -HS thực hiện làm bài tập dưới dạng trò chơi kịch câm. -GV HD cách chơi và luật chơi sau đó cho HS thực hiện trong thời gian 5 phút. Ví dụ : HS1: làm động tác cúi người xuống. HS 2 : nêu “ cúi”. -HS chơi. GV nhận xét sửa sai và bình chọn nhóm trình bày tốt. 3. Củng cố – dặn dò: - HS nêu lại nội dung bài. -Nhận xét tiết học; Dặn HS về nhà xem trước bài mới và làm các bài còn lại. -------- a & b --------TIẾT 3 KHOA HỌC ÔN TẬP : CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE(T1) I MỤC TIÊU : * Ôn tập các kiến thức về : - Sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường . - Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng . - Cách phòng tránh một số bệnh do an thiếu hoặc ăn thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hoá .-Dinh dưỡng hợp lí . - Phòng tránh đuối nước - Giáo dục HS biết giữ gìn v bảo vệ sức khoẻ của mình II.ĐỒ DÙNG:. - Ô chữ, vòng quay, phần thưởng. -Nội dung thảo luận ghi sẵn trên bảng lớp. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :. 1.Kiểm tra bài cũ: -1 HS nhắc lại tiêu chuẩn về một bữa ăn cân đối. - HS dựa vào kiến thức đã học để nhận xét, đánh giá về chế độ ăn uống của bạn. 2.Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: Ôn lại các kiến thức đã học về con người và sức khỏe. * Hoạt động 1: Thảo luận về chủ đề: Con người và sức khỏe. - GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận về các nội dung sau:  Nhóm 1:Quá trình trao đổi chất của con người. + Cơ quan nào có vai trò chủ đạo trong quá trình trao đổi chất ? + Hơn hẳn những sinh vật khác con người cần gì để sống ? Nhóm 2: Các chất dinh dưỡng cần cho cơ thể người. + Hầu hết thức ăn, đồ uống có nguồn gốc từ đâu ? + Tại sao chúng ta cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn ?.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Nhóm 3: Các bệnh thông thường. + Tại sao chúng ta cần phải diệt ruồi? + Để chống mất nước cho bệnh nhân bị tiêu chảy ta phải làm gì ? Nhóm 4: Phòng tránh tai nạn sông nước. + Đối tượng nào hay bị tai nạn sông nước? + Trước và sau khi bơi hoặc tập bơi cần chú ý điều gì ? - Các nhóm thảo luận, sau đó đại diện các nhóm lần lượt trình bày. - Yêu cầu sau mỗi nhóm trình bày, các nhóm khác đều chuẩn bị câu hỏi để hỏi lại nhằm tìm hiểu rõ nội dung trình bày. - GV tổng hợp ý kiến của HS và nhận xét. * Hoạt động 2: Trò chơi: Ô chữ kì diệu. + Mục tiêu: Ap dụng những kiến thức đã học và việc lựa chọn thức ăn hàng ngày. + Cách tiến hành: GV phổ biến luật chơi: .Mỗi nhóm chơi phải phất cờ để giành được quyền trả lời. .Nhóm nào trả lời nhanh, đúng, ghi được 10 điểm. .Nhóm nào trả lời sai, nhường quyền trả lời cho nhóm khác. .Nhóm thắng cuộc là nhóm ghi được nhiều chữ nhất. .Tìm được từ hàng dọc được 20 điểm. .Trò chơi kết thúc khi ô chữ hàng dọc được đoán ra. - GV tổ chức cho HS chơi mẫu. GV nhận xét sau đó cho cả lớp cng chơi. 3.Củng cố- dặn dò: - 2 HS đọc 10 điều khuyên dinh dưỡng hợp lý. - Dặn HS về nhà mỗi HS vẽ 1 bức tranh để nói với mọi người cùng thực hiện một trong 10 điều khuyên dinh dưỡng, học thuộc lại các bài học để chuẩn bị kiểm tra. -------- a & b ------TIẾT 4 MĨ THUẬT VẼ TRANG TRÍ: VẼ ĐƠN GIẢN HOA LÁ I. MỤC TIÊU: - HS nắm được hình dáng, màu sắc và đặc điểm của một số loại lá, hoa đơn giản, nhận ra hoạ tiết của hoa lá trong trang trí. - HS biết cách vẽ đơn giản được một số bông hoa. chiếc lá - HS yêu mến vẽ đẹp của thiên nhiên. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:. - Hoa, lá thật III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:. 1. Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: * Phát triển bài: a. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét - GV giới thiệu một số hoa lá thật - GV yêu cầu HS xem hình hoa lá ở hình 1 - Cho HS biết tên gọi của các loại hoa lá + Hình dáng và màu sắc của chúng có gì khác nhau?.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> - GV giới thiệu một số loại hoa lá thật như hoa hồng, hoa cúc ... - GV tóm tắt: Hoa lá trong thiên nhiên có hình dáng màu sắc đẹp, để vẽ được hình hoa lá cân đối và đẹp, có thể dùng trong trang trí ... b. Hoạt động 2: Cách vẽ đơn giản hoa lá - GV yêu cầu HS quan sát hoa, lá thật để các em thấy dược hình dáng chung của chúng và hướng dẫn cách vẽ. + Vẽ hình dáng chung của hoa, lá + Nhìn mẫu vẽ nét chi tiết c. Hoạt động 3: Thực hành - TRước khi HS làm bài GV giới thiệu 1số hình hoa lá đơn giản - HS vẽ bài vào vở - GV quan sát lớp nhắc nhở và gợi ý HS d. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. - GV cùng HS chọn những bài hoàn thành tốt và chưa tốt để treo lên bảng - GV gợi ý HS nhận xét 3. Dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS hoàn thành nốt bài vẽ và chuẩn bị bài học sau. -------- a & b ------TIẾT 5 KĨ THUẬT. KHẤU ĐỘT THƯA (T2). I. MỤC TIÊU:. - Biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa. - Khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau, đường khâu có thể bị dúm. - Vói HS khéo tay:Khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau, đường khâu ít bị dúm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. Một số mẫu khâu đột thưa bằng len. Bộ đồ dùng dạy học. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Kiểm tra bài cũ: - 1HS nêu quy trình khâu đột thưa. - 1HS nhắc lại ghi nhớ của bài. 2. Dạy bài mới. a. Giới thiệu bài. b. Dạy bài mới * Hoạt động 1: HS thực hành khâu đật thưa - Gv nhắc lại cách khâu đột thưa: Bước 1: Vạch dấu đường khâu Bước 2: Khâu đột thưa theo đường vạch dấu - HS thực hiện, Gv theo dõi giúp đỡ những em yếu. * Lưu ý với HS: Muốn có đường khâu, thêu đẹp phải chọn chỉ khâu có độ mảnh và độ dài phù hợp với độ dày và độ dài của sợi vải. Mũi khâu cách đều nhau, rút chỉ không chặt quá. * Đánh giá kết quả học tập của HS.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> - Hs trưng bày sản phẩm - Gv nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm: + Đường vạch dấu thẳng, cách đều cạnh dài của mảnh vải. + Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu. + Đường khâu tương đối thẳng không bị dúm. + Các mũi khâu ở mặt phải tương đối bằng nhau và cách đều nhau. + Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian. - HS dựa vào tiêu chí để đánh giá sản phẩm của bạn. - Gv nhận xét và đánh giá chung. 3. Củng cố, dặn dò: ? Qua bài học , em cần lưu ý những gì? - Luyện khâu nhiều lần và chuẩn bị cho bài sau -------- a & b -------THỨ 6 Ngày dạy: 26 / 10/2012 TIẾT 1 TOÁN THỰC HÀNH VẼ HÌNH VUÔNG, HÌNH CHỮ NHẬT I. MỤC TIÊU :. - Vẽ được hình vuông (bằng thước kẻ và ê ke). Làm bài 1a, 2a. HS khá , gioûi laøm baøi 1,2 - Giúp HS biết sử dụng thước kẻ và ê ke để vẽ 1 hình CN biết độ dài của 2 cạnh cho trước . - Giáo dục tính cẩn thận khi thực hành vẽ. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : - Thước + Ê ke III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :. 1. Kiểm tra bài cũ: - HS nhắc lại cách vẽ 2 đường thẳng vuông góc - Nêu các bước vẽ hình chữ nhật. 2. Bài mới : a.Hướng dẫn vẽ hình vuông theo độ dài các cạnh. -GV yeâu caàu HS quan saùt. M -GV veõ hình vuoâng MNPQ leân baûng vaø hoûi: Q. N. P. +Neâu ñaëc ñieåm caùc goùc cuûa hình vuoâng MNPQ ? (Có 4 góc đều là vuông) +Hãy nêu các cặp cạnh song song với nhau có trong hình trên? (Các cặp cạnh song song với nhau: MN // QP , MQ // NP ) - Thực hành vẽ hình vuông theo độ dài các cạnh cho trước.Vẽ hình vuông ABCD coù caïnh 4dm - GVõ hướng dẫn: +Vẽ đoạn thẳng CD có chiều dài 4 dm. +Vẽ đường thẳng vuông góc với CD tại D, trên đoạn thẳng đó lấy DA = 4dm. +Vẽ đường thẳng vuông góc với CD tại C, trên đường thẳng đó lấy CB = 4dm..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> +Nối A với B ta được hình vuông ABCD. -HS nêu lại các bước vẽ. GV nhận xét sửa sai. b. Hướng dẫn HS vẽ hình CN ( Với chiều dài và chiều rộng cho biết số đo trước ). - HS nêu yêu cầu SGK: ( GV lưu ý HS : Khi vẽ bảng cô sẽ vẽ CD 4 dm, CR 2 dm ). - GV vẽ mẫu lên bảng ( Vừa vẽ HD theo các bước SGK ) - Vẽ đoạn thẳng DC = 4dm -Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại D B A B Lấy đường thẳng DA = 2dm - Vẽ đường thẳng vuông góc DC tại C Lấy đường thẳng CD = 2dm - Nối A với B ta được hình CN : ABCD C D c. Luyện tập Baøi 1a: ( HS khaù , gioûi laøm caû baøi ): - HS đọc đề bài. - HS tự vẽ hình vuông có cạnh 3dm, sau đó đặt tên cho hình đó. - 1 HS leân baûng veõ, neâu caùch veõ. Baøi 2a: - HS đọc đề bài trong SGK, sau đó tự vẽ bằng cách đếm các ô ở hình mẫu. -GV nhận xét sửa sai. Baøi 3: Thực hành vẽ hình CN : CD : 5 cm, CR : 3cm Tính chu vi hình CN : ( 5 + 3 ) x 2 = 16 cm Baøi 4: - Vẽ hình CN : CD : 4 cm, CR : 3 cm - GV nêu : AC và BD là 2 đường chéo hình CN - HS đo độ dài 2 đường chéo và nhận xét : AC = BD ( Hai đường chéo của hình CN thì bằng nhau ) 3. Củng cố : - HS nêu cách vẽ hình vuông, hình chữ nhật - Nhận xét - Dặn dò -------- a & b ------TIẾT 2 TLV LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN I MUÏC TIEÂU :. - Xác định được mục đích trao đổi, vai trong trao đổi ; Lập được dàn ý rõ nội dung của bài trao đổi để đạt mục đích . - Bước đầu biết đóng vai trao đổi và dùng lời lẽ, cử chỉ thích hợp nhằm đạt mục đích thyết phục . - Giáo dục HS biết lễ phép khi trao đổi ý kiến với người thân. II.ĐỒ DÙNG:. -Bảng phụ viết sẵn đề bài TLV.. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :. 1.Kiểm tra bài cũ:.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> - 2HS keå hoặc đọc lại bài văn đã được chuyển theå từ trích đoạn vở kịch Yết Kiêu ở tiết trước. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn học sinh phân tích đề bài - HS đọc thành tiếng, đọc thầm đề bài, tìm và nêu những từ ngữ quan trọng . - GV gạch chân những từ ngữ quan trọng c. Xác định mục đích trao đổi; hình dung những câu hỏi sẽ có. - HS nối tiếp nhau đọc các gợi ý 1, 2, 3. -GV hướng dẫn HS xác định đúng trọng tâm của đề bài: +Nội dung trao đổi là gì ?(Trao đổi về nguyện vọng muốn học thêm một môn năng khiếu của em ). +Đối tượng trao đổi là ai ?(Anh hoặc chị của em ). +Mục đích trao đổi để làm gì ? (Làm cho anh, chị hiểu rõ nguyện vọng của em, giải đáp những khó khăn, thắc mắc anh, chị đặt ra để anh, chị ủng hộ em thực hiện nguyện vọng ấy ). +Hình thức thực hiện cuộc trao đổi là gì ? (Em và bạn trao đổi. Bạn đóng vai anh hoặc chị của em ) d . HS thực hành : - HS chọn bạn (đóng vai người thân) cùng tham gia trao đổi, thống nhất dàn ý đối đáp ( viết ra nháp ) ; đóng vai trao đổi với nhau. - GV đến từng nhóm giúp đỡ. e . HS thi trình bày trước lớp : - Một số cặp HS thi đóng vai trao đổi trước lớp. - Lớp nhận xét theo các gợi ý : + Nội dung trao đổi có đúng đề tài không ? + Cuộc trao đổi có đạt được mục đích đặt ra không ? + Lời lẽ, cử chỉ của hai bạn HS có phù hợp với vai đóng không, vó giàu sức thuyết phục không? - Lớp bình chọn cặp trao đổi hay nhất, bạn HS nói hay nhất, giàu sức thuyết phục nhất 3 . Củng cố- dặn dò: - HS nhắc lại những điều cần nhớ khi trao đổi ý kiến với người thân - GV nhắc nhở HS phải biết lễ phép khi trao đổi ý kiến với người thân. - Yêu cầu HS về nhà viết lại vào vở bài trao đổi ở lớp ; chuẩn bị cho tiết TLV tuần 11 ( Tìm đọc truyện về những con người có nghị lực, ý chí vươn lên ) -------- a & b ------TIẾT 3 ĐỊA LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN(Tiếp) I.MUÏC TIEÂU: - Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên:. + Sử dụng sức nước để sản xuất điện; khai thác gỗ và lâm sản . - Nêu được vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất : cung cấp gỗ, lâm sản, nhiều thú quý,....

<span class='text_page_counter'>(20)</span> - Biết sông ở Tây Nguyên: Có nhiều thác , ghềnh có thể phát triển về thủy điện. - Mô tả sơ lược rừng rậm nhiệt đới, rừng khộp( rừng rụng lá mùa khô). - Chỉ trên lược đồ (bản đồ )và kể tên những con sông bắt nguồn từ Tây Nguyên: sông Xê Xan, sông XrêPôk, sông Đồng Nai. - HS khá, giỏi quan sát hình và kể các công việc cần phải làm trong quy trình sản xuất các sản phẩm đồ gỗ - Biết được sự cần thiết phải bảo vệ rừng. -GDBVMT:Giáo dục ý thức bảo vệ rừng và tuyên truyền mọi người cùng bảo vệ rừng. II.ĐỒ DÙNG:. - Lược đồ một số cây trồng và vật nuôi ở Tây Nguyên. Bản đồ địa lí tự nhieân VN III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. 1. Kiểm tra bài cũ : 2HS lên bảng trả lời câu hỏi 1,2 của bài trước. 2.Bài mới . *GV giới thiệu bài. *Hoạt động 1 : Khai thác sức nước - HS quan sát trên lược đồ các sông chính ở Tây Nguyên. +Nêu tên và chỉ một số con sông chính trên bảng đồ ở vùng Tây Nguyên.( sông Xê Xan, sông XrêPôk, sông Đồng Nai ). + Đặc điểm dòng chảy của các con sông ở đây như thế nào ? Điều đó có tác dụng gì ?(...chảy qua nhiều vùng có độ cao khác nhau nên sông lắm thác ghềnh. Người ta lợi dụng tình hình đó đã tạo ra điện, phục vụ cho con người ) +Em biết những nhà máy thủy điện nổi tiếng nào ở Tây Nguyên ?( Y-a-li). +Chỉ vị trí nhà máy điện Y-a-li trên lược đồ hình 4 và cho biết nó nằm treân con soâng naøo ? *Hoạt động 2 : Rừng và việc khai thác rừng ở Tây Nguyên. - HS thaûo luaän nhoùm 4 trả lời các câu hỏi sau: +Rừng Tây Nguyên có mấy loại ? Tại sao lại có sự phân chia như vậy ? ( có hai loại rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp vào mùa khô. Vì nó phụ thuoäc vaøo ñaëc ñieåm cuûa khí haäu). +Rừng Tây Nguyên cho ta những sản vật gì ? Quan sát hình 8, 9, 10 Hãy nêu quy trình sản xuất ra đồ gỗ ? +Việc khai thác rừng hiện nay như thế nào ?( khai thác chưa tốt , chưa hợp lí) +Những nguyên nhân chính nào gây ảnh hưởng đến rừng ? (do việc khai thác bừa bãi, đốt phá rừng làm nương rảy, mở diện tích trồng cây công nghieäp). -Vậy theo em có những biện pháp nào để giữ rừng ? - Đại diện các nhóm trả lời , lớp nhận xét, bổ sung, GV kết luận. 3. Cuûõng coá- Dặn dò: - HS đọc noäi dung cuûa baøi hoïc..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> - GV nhận xét giờ học, dặn dò HS phải biết bảo vệ rừng và tuyên truyền mọi người cùng bảo vệ rừng. -------- a & b --------TIẾT 4 THỂ DỤC (GV BỘ MÔN DẠY) -------- a & b --------TIẾT 5 HĐTT. SINH HOẠT LỚP. I. MỤC TIÊU:. - Giúp HS nhận ra ưu khuyết điểm của bản thân, từ đó nêu ra hướng giải quyết phù hợp. - Rèn tính tự giác, mạnh dạn, tự tin.Giáo dục tinh thần đoàn kết, hoà đồng tập thể, noi gương tốt của bạn II. CHUẨN BỊ:. GV : Công tác tuần. HS: Bản báo cáo thành tích thi đua của các tổ. III.NỘI DUNG SINH HOẠT. 1. Lớp trưởng đánh giá lại hoạt động tuần qua. GV đánh giá chung 2. Từng tổ thảo luận và đề ra hướng khắc phục nhược điểm. 3. GV triển khai kế hoạch tuần tới. -Tiếp tục duy trì những ưu điểm, khắc phục những nhược điểm. -Học bài và làm bài tập trước khi đến lớp. -Sinh hoạt đầu giờ, giữa giờ nghiêm túc, có chất lượng. -Vệ sinh lớp học, sân trường sạch sẽ. -Trang phục đúng quy định. -Tham gia tốt kế hoạch của liên Đội và nhà trường đề ra. ********************.

<span class='text_page_counter'>(22)</span>

<span class='text_page_counter'>(23)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×