Tải bản đầy đủ (.docx) (107 trang)

Ảnh hưởng của các nhân tố nội tại và vĩ mô đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại việt nam (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (846.63 KB, 107 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

LÊ HỮU THIỆN

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NỘI TẠI VÀ
••
VĨ MƠ ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
••

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
••


TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020

Ì1

[f
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

LÊ HỮU THIỆN

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NỘI TẠI VÀ
••

VĨ MƠ ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
••



NGÀNH: Tài chính - Ngân hàng
MÃ SỐ: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:PGS. TS HỒNG CƠNG GIA KHÁNH


TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan luận văn “Ảnh hưởng của các nhân tố nội tại và vĩ mô
đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại Việt Nam” là kết quả nghiên cứu
của chính tác giả dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS Hồng Cơng Gia Khánh. Dữ
liệu nghiên cứu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, tin cậy và kết quả nghiên cứu chưa
từng được công bố trong bất kỳ cơng trình khoa học nào.
HỌC VIÊN

LÊ HỮU THIỆN
STT

Viết tắt

Diễn giải

1

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội


2

GMM

Mơ hình tác động cố định

3

GSO

Tổng cục thống kê

4

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

5

NHTM

Ngân hàng thương mại

6

NHTMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần


7

NIM

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên

8

ROA

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản

9

ROE

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu

10

VBMA

Hiệp hội trái phiếu Việt Nam


DANH MỤC BẢNG BIỂU


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU

TRANG

5.1.....................................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH DURBIN - WU -HAUSMAN (KIỂM
TRA NỘI SINH)
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ HỒI QUY GMM


6

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1.

Lý do chọn đề tài

Bất kể những thay đổi đang diễn ra trong ngành ngân hàng, vai trò quan trọng
hàng đầu của các ngân hàng đó là đảm bảo sự dịch chuyển dịng tiền từ những người
tiết kiệm sang những người đi vay một cách thông suốt. Sufian & Habibullah (2009)
khẳng định rằng khi hệ thống tài chính hoạt động hiệu quả thì lợi nhuận của các ngân
hàng sẽ được cải thiện, dòng tiền từ người tiết kiệm sang người đi vay sẽ tăng lên, và
các khách hàng sẽ nhận được chất lượng dịch vụ tốt hơn.
Trong điều kiện kinh tế hiện nay việc kinh doanh hiệu quả là vấn đề được các
tổ chức kinh tế quan tâm và cạnh tranh là yếu tố không thể tránh khỏi. Một trong
những tiêu chí để xác định vị thế đó là hiệu quả kinh doanh của ngân hàng và quan

trọng nhất trong kết quả đầu ra của ngân hàng đó là lợi nhuận. Lợi nhuận giúp các
ngân hàng thương mại tăng cường vị thế tài chính cũng như có thể phân tán được các
rủi ro và giảm thiểu rủi ro trong thời đại hội nhập kinh tế tồn cầu. Một ngân hàng có
lợi nhuận tốt có thể tránh được những cú sốc mang tính tiêu cực và đóng góp tích cực
vào sự ổn định của hệ thống tài chính quốc gia. Như vậy, lợi nhuận - cụ thể là tỷ suất
sinh lợi chính là mối quan tâm hàng đầu của ngân hàng, tuy nhiên điều quan trọng là
phải hiểu rõ được những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng.
Thông qua việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận, các NHTM có thể
xây dựng chính sách và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao tỷ suất sinh lợi và năng
lực cạnh tranh của ngân hàng.
Xuất phát từ tầm quan trọng trên nhiều tác giả đã tiến hành nghiên cứu về các
nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng. Trên thế giới có thể kể đến
một số tác giả như: Pasiouras & Kosmidou (2007), Abreu & Mendes (2002), Alper &
Anbar (2011), Nicolae Petria và cộng sự (2015). Nhìn chung, các nghiên cứu trước
đây đều cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng bao gồm
các nhân tố nội tại được thể hiện thơng qua các chỉ số tài chính và các nhân tố vĩ mô
như tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát.. .Tuy có nhiều nghiên cứu nhưng kết quả ở
quốc gia này có thể giống hoặc khơng giống với quốc gia khác. Vì vậy, sử dụng kết


7

quả của các quốc gia khác để áp dụng cho Việt Nam là khơng khả thi và khơng chính
xác, khơng thể dùng làm kết quả tham khảo cho các nhà quản lý và các nhà hoạch
định chính sách.
Tại Việt Nam, một vài các nghiên cứu thực nghiệm được triển khai theo
phương pháp định lượng nhưng rất hạn chế về dữ liệu nghiên cứu, giai đoạn nghiên
cứu, cách đo lường các biến chưa phản ánh toàn diện và đầy đủ bản chất, phương
pháp kinh tế lượng chưa hoàn chỉnh, chủ yếu là sử dụng các kỹ thuật hồi quy giản
đơn và riêng lẻ, chưa mang tính hệ thống, kết quả ước lượng có thể bị chệch và

khơng vững, do vậy các hàm ý chính sách từ kết quả nghiên cứu sẽ bị giảm độ tin
cậy và ảnh hưởng đến tính nhất quán giữa các nghiên cứu cùng chủ đề tại Việt Nam.
Từ những địi hỏi mang tính thực tiễn và nhu cầu cấp thiết ở Việt Nam, đặc
biệt là trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, việc nghiên cứu đồng thời ảnh hưởng
của các nhân tố nội tại và nhân tố vĩ mô đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng
thương mại (NHTM) Việt Nam là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, đề tài đóng góp vào
các nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của các nhân tố đến tỷ suất sinh lợi của
các NHTM Việt Nam bằng việc đo lường biến phụ thuộc tỷ suất sinh lợi với đầy đủ
ba chỉ số ROA, ROE và NIM, kết hợp hồi quy với phương pháp mô men tổng quát
(GMM) nhằm mang lại tính vững và độ tin cậy cao hơn cho kết quả so với các
nghiên cứu trước đây.
1.2.
1.2.1.

Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu tác động của các nhân tố nội tại
và vĩ mô đến tỷ suất sinh lợi của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2009-2015.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, gợi ý một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao tỷ suất
sinh lợi của các NHTM Việt Nam trong tương lai.
1.2.2.

Mục tiêu cụ thể

Dựa trên mục tiêu nghiên cứu tổng quát, các mục tiêu cụ thể của đề tài bao
gồm:


8


(1) Xác định các nhân tố nội tại và vĩ mô ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các
NHTM Việt Nam.
(2) Lượng hoá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố nội tại và vĩ mô đến tỷ suất
sinh lợi của các NHTM Việt Nam.
(3) Hàm ý chính sách cho các nhà quản trị ngân hàng nhằm nâng cao tỷ suất sinh
lợi của NHTM Việt Nam.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
(1) Những nhân tố nội tại và vĩ mô nào có ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các
NHTM Việt Nam?
(2) Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố nội tại và vĩ mô đến tỷ suất sinh lợi của
các NHTM Việt Nam như thế nào?
(3) Những hàm ý chính sách và các khuyến nghị nào cho các nhà quản trị nhằm
nâng cao tỷ suất sinh lợi của các NHTM Việt Nam?
1.4.
1.4.1.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu

Ảnh hưởng của các nhân tố nội tại và nhân tố vĩ mô đến tỷ suất sinh lợi của
các NHTM trong giai đoạn 2009-2015.
1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu

Luận văn thực hiện khảo sát và đánh giá hoạt động kinh doanh của 24 NHTM
Việt Nam trong thời gian từ 2009 đến 2015. Luận văn chọn giai đoạn này vì đây có
thể được xem là thời kỳ có nhiều biến động trong hệ thống tài chính trên thế giới
cũng như trong nước sau khủng hoảng tài chính tại Mỹ năm 2007. Ảnh hưởng của

khủng hoảng tài chính là vơ cùng to lớn và vẫn còn kéo dài đến tận nay. Cuộc khủng
hoảng dẫn tới đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng, suy thoái kinh tế và suy giảm tốc
độ tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước trên thế giới. Còn tại Việt Nam, hoạt động của
các NHTM cũng trải qua thăng trầm cùng cuộc khủng hoảng với những diễn biến
theo chiều hướng tiêu cực khi phải đối mặt với những vấn đề như: rủi ro thanh


9

khoản, rủi ro lãi suất, nợ xấu tăng cao, tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu và tiến trình tái cơ
cấu ngân hàng. Đứng trước những khó khăn như vậy, để đưa ra các quyết định phù
hợp về chính sách và điều hành hệ thống NHTM tại Việt Nam ngày càng tốt hơn thì
việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các NHTM Việt Nam
trong giai đoạn 2009-2015 là phù hợp.
1.5.

Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận văn vận dụng phương pháp
nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định lượng được sử dụng trong đề tài với mơ
hình moment tổng quát (GMM) nhằm kiểm định các giả thuyết nghiên cứu và trả lời
các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra ban đầu. Bên cạnh đó, các kỹ thuật phân tích và
tổng hợp cũng được sử dụng để tổng kết cơ sở lý thuyết và lược khảo các nghiên cứu
liên quan đến chủ đề các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng
thương mại. Qua đó, tác giả sẽ xây dựng mơ hình nghiên cứu đề xuất làm nền tảng
để triển khai nghiên cứu định lượng trong bước tiếp theo.
1.6.

Ý nghĩa của đề tài


Về mặt khoa học, kết quả nghiên cứu của đề tài đóng góp vào các nghiên cứu
thực nghiệm về ảnh hưởng của các nhân tố nội tại và vĩ mô đến tỷ suất sinh lợi của
các ngân hàng với bối cảnh của thị trường ngân hàng Việt Nam. Bên cạnh đó, việc đo
lường biến phụ thuộc tỷ suất sinh lợi với đầy đủ ba chỉ số: ROA, ROE và NIM, kết
hợp vận dụng phương pháp ước lượng mô men tổng quát (GMM) nhằm mang lại
tính vững và độ tin cậy cao hơn cho kết quả so với các nghiên cứu trước đây là một
trong những đóng góp về mặt phương pháp của đề tài.
Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của đề tài giúp cho các nhà quản trị ngân
hàng có thể định hình chính sách phù hợp nhằm nâng cao tỷ suất sinh lợi của các
NHTM trong tương lai, góp phần nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh của ngân
hàng trong bối cảnh hội nhập. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cịn có giá trị tham
khảo cho các nhà hoạch định chính sách liên quan có những định hướng nhằm xây
dựng những chính sách phù hợp cho việc điều hành chính sách tiền tệ.


10

1.7.

Kết cấu của đề tài

Nội dung chính của luận văn bao gồm 5 chương, được trình bày cụ thể theo
trình tự sau:
Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu
Trong chương này, tác giả sẽ làm rõ lý do chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu
nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan
Trong chương này, tác giả sẽ tổng hợp cơ sở lý thuyết, lược khảo những
nghiên cứu thực nghiệm liên quan về ảnh hưởng của các nhân tố nội tại và nhân tố vĩ
mô đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng. Dựa vào phần tổng kết cơ sở lý thuyết và các

nghiên cứu thực nghiệm, tác giả xây dựng các giả thuyết nghiên cứu và tiến hành
kiểm định các giả thuyết này với dữ liệu là các NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn
2009-2015.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Nội dung chính của chương này tác giả sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu
được sử dụng trong đề tài, bao gồm: mơ hình nghiên cứu, giải thích các biến độc lập
và biến phụ thuộc trong mơ hình, mơ tả các đặc điểm của mơ hình thực nghiệm và
nguồn dữ liệu để thực hiện nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trong chương này, tác giả trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm về ảnh
hưởng của các nhân tố nội tại và nhân tố vĩ mô đến tỷ suất sinh lợi của các NHTM
Việt Nam. Sau khi có kết quả, tác giả dựa vào các kết quả thực nghiệm để trả lời cho
câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. Đồng thời dựa vào các lý thuyết trước đây tác giả sẽ
phân tích và lý giải kết quả nghiên cứu trong bối cảnh Việt Nam.
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách
Ở chương
này,
tác
giả
tổng
kết
lại
các
vấn
đề
nghiên
cứu,
kết
luận
nghiên

lại
cứu,
kết
quả
thực
đưa
nghiệm
ra
một
từ
số

hàm
hình.
ýlực
chính
Dựa
trên
sách
kết
hỗ
trợ
quả
cho
các
hợp
nhà
nhằm
quản
nâng

trị
cao
ngân
tỷ
suất
hàng
sinh

thể
lợi
định
của
hình
các
NHTM
chính
trong
sách
tương
phù
lai,
hàng
góp
trong
phần
bối
nâng
cảnh
cao
hội

vị
nhập.
thế
Bên

năng
cạnh
đó,
cạnh
kết
quả
tranh
nghiên
của
ngân
cứu
cịn
hướng

nhằm
giá
trị
xây
dựng
tham
những
khảo
cho
chính
các

sách
nhà
phù
hoạch
hợp
định
cho

việc
những
điều
định
hành
hạn
chế
chính
của
sách
đề
tài
tiền

tệ.
hướng
Cuối
mở
cùng,
rộng
tác
nghiên

giả
cứu
trình
trong
bày
tương
một
số
lai.


CHƯƠNG 2:
TỔNG QUAN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI
CỦA NGÂN HÀNG & CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
2.1.
2.1.1.

Tổng quan các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng
Khái niệm về tỷ suất sinh lợi của ngân hàng

Greuning & Bratanovic (1999) khẳng định rằng: “Một hệ thống ngân hàng
phát triển bền vững được dựa trên tỷ suất sinh lợi và nguồn vốn dồi dào. Tỷ suất sinh
lợi là một chỉ số thể hiện vị thế cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường ngân hàng
và thể hiện hiệu quả trong quản lý của ngân hàng. Tỷ suất sinh lợi cho phép ngân
hàng duy trì một mức độ rủi ro nhất định và cung cấp một tấm lá chắn chống lại các
rủi ro phát sinh trong ngắn hạn. Tỷ suất sinh lợi, thể hiện con số qua lợi nhuận giữ lại
thường là một trong những nguồn quan trọng bổ sung vào nguồn vốn. Lợi nhuận giữ
lại là kết quả cuối cùng cho thấy những tác động rịng của các chính sách và hoạt
động ngân hàng trong năm tài chính. Sự ổn định và tăng trưởng của lợi nhuận giữ lại
là dấu hiệu biểu hiện tốt nhất về hiệu suất của ngân hàng trong quá khứ và tương

lai”.
“Tỷ suất sinh lợi được đo lường thông qua các chỉ số tài chính như: thu nhập
lãi rịng/tổng tài sản, thu nhập ngồi lãi/tổng tài sản, lợi nhuận rịng/tổng tài sản
(ROA), lợi nhuận ròng/vốn chủ sở hữu (ROE)” (Greuning & Bratanovic, 1999).
2.1.2.

Các chỉ số thể hiện tỷ suất sinh lợi của ngân hàng

❖ Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) là tỷ số quan trọng đo lường tỷ lệ
thu nhập cho các cổ đông ngân hàng. ROE cho biết lợi nhuận ròng được tạo ra từ
vốn đầu tư của các cổ đông ngân hàng là như thế nào.
Lợi nhuận rịnq
RQE — _______ỉ_____
______
vốn chủ sở hữu bình qn
Vốn chủ sở hữu cao thể hiện vị thế bền vững và an toàn của ngân hàng. Khi
vốn chủ sở hữu thấp hoặc lợi nhuận rịng cao thì ROE sẽ cao. Tỷ lệ ROE càng cao


cho thấy ngân hàng sử dụng hiệu quả đồng vốn của mình.
❖ Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân (ROA) là chỉ tiêu đánh giá tính
hiệu quả quản lý của ngân hàng. ROA cho thấy khả năng lãnh đạo ngân hàng trong
quá trình chuyển tài sản thành thu nhập rịng. Hay nói cách khác, ROA thể hiện khả
năng sinh lợi trên một đồng tài sản.
Lợi nhuận ròng
RO A = ——,, .
,.
Tong tài sán binh quản


.

Khi ROA cao cho thấy ngân hàng đã thiết lập một danh mục tài sản một cách
hợp lý để đạt kết quả kinh doanh cao. Ngược lại, ROA thấp có thể là kết quả của việc
phân bổ danh mục tài sản chưa hợp lý và hiệu suất sử dụng tài sản thấp.
❖ Thu nhập lãi cận biên (NIM)
Thu nhập lãi cận biên được đo lường bằng cách lấy thu nhập ròng từ lãi trừ đi
chi phí trả lãi rồi chia cho tổng tài sản.

NIM

Thu nhập từ lãi — chi phí từ ỉãi
= -------------- -----------------------------I ỏng tài sán

Chỉ tiêu NIM cho biết thu nhập lãi thuần từ các khoản đầu tư bởi nguồn huy
động vốn từ tiền gửi, đi vay ngân hàng và là nguồn quan trọng tạo ra lợi nhuận cho
ngân hàng. Thu nhập từ lãi là các khoản thu nhập mà ngân hàng có được từ tài sản
như: cho vay, thấu chi, tài trợ thương mại, đầu tư chứng khốn, cho th tài chính và
các hoạt động cấp tín dụng khác. Chi phí trả lãi bao gồm các khoản chi trả lãi tiền
gửi của khách hàng, chi phí trả lãi phát hành giấy tờ có giá và chi phí huy động vốn
khác.
2.1.3.

Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng

Tỷ suất sinh lợi ngân hàng chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố như: chất lượng
nguồn vốn, quy mô tài sản, quản trị chi phí, chất lượng tín dụng, tăng trưởng tiền



gửi, tăng trưởng tín dụng,.. .Nhiều nghiên cứu trước đây đã phân loại các nhân tố có
ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi trên thành 2 nhóm, bao gồm: các nhân tố nội tại và
các nhân tố vĩ mô. Nhân tố nội tại là các nhân tố chịu ảnh hưởng bởi các quyết định
quản lý và mục tiêu chính sách của ngân hàng. Nhân tố vĩ mô là các nhân tố không
liên quan đến các quyết định quản lý ngân hàng. Trong nghiên cứu này, tác giả xem
xét đồng thời ảnh hưởng của các nhân tố nội tại và các nhân tố vĩ mô đến tỷ suất sinh
lợi của các ngân hàng.
2.1.3.1.

Các nhân tố nội tại

❖ Sự an toàn của nguồn vốn
Vốn chủ sở hữu hay vốn tự có của ngân hàng là nguồn vốn do các chủ sở hữu
đóng góp ban đầu và được bổ sung trong q trình kinh doanh. Sự an toàn nguồn vốn
của ngân hàng được đo lường bởi tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản.
Sự an toàn của nguồn vốn được đề cập đến đó là khả năng giải quyết các rủi
ro xảy ra trong hoạt động ngân hàng, bù đắp các khoản lỗ phát sinh không lường
trước. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản là chỉ tiêu quan trọng cho thấy khả năng
ứng phó với các rủi ro tiềm ẩn có nguy cơ xảy ra. Một ngân hàng mà có tỷ lệ này cao
hơn có nghĩa là ngân hàng này an tồn hơn, ít rủi ro hơn sẽ có thể chống chọi với các
khó khăn khi thiếu vốn giảm thiểu sự lệ thuộc vào nguồn vốn đi vay từ bên ngồi.
Chính vì vậy đã xuất hiện quan điểm cho rằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản
cao hơn sẽ giúp ngân hàng an toàn hơn, tăng mức độ tín nhiệm xếp hạng tín dụng,
giảm chi phí sử dụng vốn bên ngồi; điều này có tác động tích cực tới tỷ suất sinh lợi
của ngân hàng (Bourke, 1989; Demirguc-Kunt & Huizinga, 1999; Abreu & Mendes,
2002; Goddard và cộng sự, 2004, Naceur & Goaied, 2008; Pasiouras & Kosmidou,
2007 và García-Herrero và cộng sự, 2009).
❖ Hiệu quả trong quản lý chi phí
Tỷ lệ chi phí trên tổng thu nhập được sử dụng như chỉ số đo lường chi phí
hoạt động của ngân hàng. Chi phí hoạt động ngân hàng bao gồm: các khoản chi nộp

thuế, phí lệ phí, chi phí lương nhân viên, chi về tài sản, chi phí quản lý cơng vụ, chi


phí dự phịng (trừ dự phịng rủi ro tín dụng) và chi phí hoạt động khác. Chỉ số phản
ánh mức độ hiệu quả trong việc quản lý chi phí, từ đó ảnh hưởng đến kết quả kinh
doanh của ngân hàng. Việc quản lý chi phí hiệu quả phụ thuộc nhiều vào năng lực
của nhà quản trị mỗi ngân hàng. Theo nghiên cứu của Aleksiou & Sofoklis (2009) và
Zeitun (2012) đã tìm thấy mối quan hệ nghịch giữa tỷ lệ chi phí trên tổng thu nhập
với tỷ suất sinh lợi của ngân hàng, nghĩa là với tỷ lệ chi phí trên tổng thu nhập càng
cao thì sẽ càng ảnh hưởng tiêu cực tới tỷ suất sinh lợi của ngân hàng.
❖ Dự phịng rủi ro tín dụng
Dự phịng rủi ro tín dụng là tỷ lệ phần trăm của tổng dư nợ được dành riêng
cho các khoản nợ xấu. Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng sẽ bù đắp cho các khoản lỗ phát
sinh từ các khoản cấp tín dụng. Chỉ số này càng cao cho thấy chất lượng tín dụng
càng thấp, nguy cơ ngân hàng đối mặt với tình trạng khó thu hồi nợ, đe dọa đến lợi
nhuận của ngân hàng và sẽ dẫn đến tỷ suất sinh lợi sẽ thấp. Theo nghiên cứu của
Sufian (2011) và mối quan hệ giữa tỷ lệ dự phòng rủi ro trên tổng dư nợ và tỷ suất
sinh lợi ngân hàng là quan hệ nghịch. Cũng như nghiên cứu của Andreas Dietrich,
Gabrielle Wanzenried (2011) hai tác giả này cũng đưa ra kết luận rằng tỷ lệ dự phịng
rủi ro trên tổng dư nợ có mối quan hệ nghịch chiều với tỷ suất sinh lợi ngân hàng.
❖ Tốc độ tăng trưởng tiền gửi hàng năm
Đối với hoạt động của ngân hàng nguồn vốn cung cấp chủ yếu cho hoạt động
của ngân hàng chính là nguồn vốn huy động từ tiền gửi của cá nhân tổ chức trong
nền kinh tế. Một ngân hàng có tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của tiền gửi vào ngân
hàng càng cao thì có thể mở rộng hoạt động kinh doanh và tạo ra nguồn tỷ suất sinh
lợi nhiều hơn.Tuy nhiên,Andreas Dietrich &Gabrielle Wanzenried (2011) việc tăng
tỷ suất sinh lợi ngân hàng do tăng trưởng tiền gửi phụ thuộc vào hai yếu tố, đó là:
khả năng chuyển tiền gửi của khách hàng thành tài sản mang lại nguồn thu nhập,
phản ánh qua hiệu quả hoạt động của ngân hàng; và chất lượng tín dụng được cấp.
❖ Chênh lệch giữa tăng trưởng tín dụng ngân hàng so với thị trường

Tăng trưởng tín dụng là một hoạt động quan trọng mà bất cứ ngân hàng nào


cũng quan tâm để đạt được kết quả mong đợi là tăng tỷ suất sinh lợi của ngân hàng
mình. Sự khác nhau giữa tăng trưởng tín dụng ngân hàng so với tăng trưởng tín dụng
tồn thị trường sẽ là thước đo giúp cho ngân hàng kiểm soát được tốc độ tăng trưởng
tín dụng của ngân hàng so với tăng trưởng tín dụng của thị trường như thế nào từ đó
đưa ra mức độ tăng trưởng tín dụng hợp lý.
Yếu tố này được đo lường bằng Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng (-)
tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của thị trường. Theo quan điểm lý thuyết, thì sự ảnh hưởng
của yếu tố này đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng là rất khó để dự đốn. Cịn theo kết
quả nghiên cứu của Andreas Dietrich & Gabrielle Wanzenried (2011) thì chênh lệch
giữa tăng trưởng tín dụng ngân hàng so với thị trường có quan hệ thuận chiều với tỷ
suất sinh lợi ngân hàng.
❖ Quy mô ngân hàng
Quy mô ngân hàng được thể hiện qua yếu tố tổng tài sản của ngân hàng. Tổng
tài sản của ngân hàng bao gồm: tiền, tài sản tài chính ngắn hạn, tín dụng, đầu tư
chứng khốn và tài sản khác. Quy mơ tài sản càng lớn thì ngân hàng càng ít nhạy
cảm với những rủi ro thị trường và ít lâm vào tình trạng vỡ nợ. Về mặt lý thuyết, quy
mô tài sản càng lớn có thể đạt được tỷ suất sinh lợi càng cao theo quy mơ kinh tế
(Smirlock,1985). Bởi vì các ngân hàng có quy mơ lớn có các sản phẩm được đa dạng
hơn các ngân hàng có quy mơ nhỏ, điều này sẽ làm giảm rủi ro cho ngân hàng.
Nhưng nếu quy mô tài sản quá lớn sẽ dẫn đến những hiện tượng phi kinh tế theo quy
mơ gây khó khăn trong giám sát quản lý sẽ tác động tiêu cực tới tỷ suất sinh lợi của
ngân hàng (Pasiouras & Kosmidou, 2007).
❖ Thu nhập từ lãi
Nguồn thu nhập của ngân hàng chủ yếu đến từ hai nguồn đó là: nguồn thu từ
các hoạt động truyền thống (hoạt động cấp tín dụng) và nguồn thu từ phí và hoa hồng
của các hoạt động cung cấp dịch vụ hoặc kinh doanh ngoại hối. Do thu nhập biên của
phí và hoa hồng cung cấp các dịch vụ ngân hàng cao hơn thu nhập biên của hoạt

động truyền thống nên tỷ suất sinh lợi ngân hàng sẽ giảm nếu tỷ lệ thu nhập từ


lãi/tổng thu nhập tăng lên(Pasiouras & Kosmidou, 2007).
❖ Chi phí trả lãi tiền gửi
Chi phí trả lãi tiền gửi được đo lường bằng chi phí trả lãi trên tổng tiền gửi.
Chi phí trả lãi tiền gửi có ảnh hưởng đến tổng chi phí hoạt động của ngân hàng từ đó
ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng. Nếu ngân hàng có chi phí trả lãi tiền
gửi càng thấp thì tỷ suất sinh lợi ngân hàng càng cao và ngược lại (Pasiouras &
Kosmidou, 2007).
❖ Độ tuổi của ngân hàng và hình thức sở hữu
Ngân hàng càng lâu năm thì càng mang lại tỷ suất sinh lợi hiệu quả hơn (Beck
và cộng sự, 2005). Trong nghiên cứu này, tác giả chia các ngân hàng thành 2 nhóm:
thành lập trước 1990 và sau 1990.
Theo một số quan điểm cho rằng hình thức sở hữu ngân hàng khơng xác định
được có ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng. Như nghiên cứu của Bourke,
(1989); Molyneux & Thornton (1992) đều tìm thấy mối quan hệ giữa hình thức sở
hữu và tỷ suất sinh lợi là khơng có ý nghĩa. Tuy nhiên, Micco và cộng sự (2007) và
Iannotta và cộng sự (2007) đã tìm thấy bằng chứng mạnh mẽ có sự ảnh hưởng của
hình thức sở hữu đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng. Dựa vào mức độ sở hữu cổ phần
> 50% để phân ra ngân hàng nhà nước hay cổ phần.


2.1.3.2. Các nhân tố vĩ mô
❖ Tốc độ tăng trưởng GDP
Tổng sản phẩm quốc nội hàng năm (GDP) là chỉ số kinh tế vĩ mô phản ánh sự
tăng trưởng kinh tế và thu nhập trong nước. GDP là giá trị của tất cả sản phẩm và
dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ trong một khoảng thời kỳ
nhất định, thường là một năm.
Tăng trưởng GDP được kỳ vọng sẽ ảnh hưởng đến cung cầu vốn của nền kinh

tế. Khi nền kinh tế tăng trưởng thì nhu cầu vay vốn gia tăng, làm tăng nguồn thu
nhập cho ngân hàng dẫn đến tỷ suất sinh lợi gia tăng. Ngược lại, khi nền kinh tế suy
thoái, nhu cầu vay vốn giảm, giảm thu nhập cho ngân hàng.
GDP thực tế được đưa ra nhằm điều chỉnh lại những sai lệch như sự mất giá
của đồng tiền trong việc tính tốn GDP danh nghĩa để có thể ước lượng chuẩn hơn số
lượng thực sự của hàng hóa và dịch vụ tạo thành GDP. Chính vì vậy, thay vì sử dụng
chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng GDP danh nghĩa thì tác giải sử dụng tốc độ tăng trưởng
GDP thực (Demirguc-Kunt & Huizinga, 1999; Bikker & Hu, 2002; Athanasoglou và
cộng sự, 2008). Theo đó, vì nhu cầu cho vay tăng trong chu kỳ đi lên của nền kinh tế,
tác giả mong đợi một mối quan hệ tích cực giữa tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng và
tăng trưởng GDP.
❖ Cấu trúc kỳ hạn của lãi suất
Lãi suất là một trong những chỉ số kinh tế vĩ mơ cơ bản có tầm ảnh hưởng
quan trọng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Công cụ lãi suất là công cụ
quan trọng trong chính sách tiền tệ quốc gia để điều tiết lãi suất huy động, lãi suất
cho vay của ngân hàng. Điều này có ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động kinh doanh
của ngân hàng và tác động đến tỷ suất sinh lợi. Lãi suất thị trường được quyết định
bởi yếu tố cung cầu vốn trên thị trường. Với các kỳ hạn khác nhau thì lãi suất giao
ngay tương ứng của các kỳ hạn đó cũng khác nhau. Một chuỗi các lãi suất giao ngay
của một chứng khoán nợ với những kỳ hạn tương ứng được gọi là cấu trúc kỳ hạn
của lãi suất.


Đặc trưng của cấu trúc kỳ hạn lãi suất đó là độ dốc đường cong lãi suất. Nó
thể hiện niềm tin, sự kỳ vọng của người dân vào sự tăng hay giảm lãi suất trong
tương lai.
Mặt khác, các ngân hàng thương mại thường sử dụng các khoản tiền gửi ngắn
hạn để cho vay dài hạn. Chuyển đổi kỳ hạn là một chức năng quan trọng của các
ngân hàng thương mại và ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của nó. Vì vậy, tác giả
mong đợi một đường cong lãi suất dốc lên sẽ ảnh hưởng tích cực đến tỷ suất sinh lợi

(Andreas Dietrich& Gabrielle Wanzenried, 2011).
2.2.
2.2.1.

Các nghiên cứu liên quan
Các nghiên cứu nước ngoài

Abreu & Mendes (2002) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi
của ngân hàng với dữ liệu ở 4 quốc gia (Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp và Đức )
trong giai đoạn 1986-1999. Biến phụ thuộc đại diện cho tỷ suất sinh lợi được đo
lường bởi 3 chỉ số ROA, ROE và NIM; các biến độc lập bao gồm: chi phí hoạt động
(chi phí trả lương nhân viên/tổng tài sản), vốn chủ sở hữu, tỷ lệ cho vay/tổng tài sản,
thị phần trên thị trường tín dụng, tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát, tỷ giá hối đối. Kết quả
nghiên cứu đã tìm thấy NIM có quan hệ cùng chiều với chi phí hoạt động, tỷ lệ cho
vay trên tổng tài sản đại diện cho rủi ro có tác động tích cực đến ROA, ROE và NIM.
Tỷ lệ thất nghiệp và tăng trưởng GDP, lạm phát có quan hệ ngược chiều với tỷ suất
sinh lợi ngân hàng.
Beck và cộng sự (2005) nghiên cứu yếu tố sở hữu tư nhân ảnh hưởng như thế
nào đến tỷ suất sinh lợi ngân hàng ở Nigeria trong giai đoạn 1990-2001. Kết quả
nghiên cứu phát hiện được yếu tố sở hữu tư nhân của ngân hàng có ảnh hưởng tích
cực đến tỷ suất sinh lợi ngân hàng.Bên cạnh đó, độ tuổi của ngân hàng cũng có tác
động đến tỷ suất sinh lợi, ngân hàng thành lập lâu hơn thì hoạt động không hiệu quả
bằng các ngân hàng thành lập mới hơn.
Pasiouras & Kosmidou (2007) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ngân
hàng nội địa và ngân hàng nước ngoài tại 15 quốc gia Châu Âu trong giai đoạn 1995-


2001. Trong nghiên cứu này, biến phụ thuộc được lựa chọn là ROA; các biến độc lập
bao gồm: yếu tố nội tại (vốn chủ sở hữu, hiệu quả quản lý chi phí, tính thanh khoản
và quy mơ tài sản); yếu tố vĩ mô(lạm phát, tăng trưởng GDP thực, tỷ lệ tiền gửi đóng

góp vào GDP, tỷ lệ tài sản của 5 ngân hàng lớn nhất/tổng tài sản của hệ thống ngân
hàng, tỷ lệ vốn trên thị trường chứng khoán/tổng tiền gửi hệ thống ngân hàng đại
diện mối quan hệ giữa thị trường tài chính với ngân hàng, tỷ lệ % đóng góp của thị
trường vốn vào GDP). Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ suất sinh lợi ngân hàng chịu
ảnh hưởng bởi cả yếu tố nội tại và yếu tố vĩ mơ. Cụ thể, ROA có mối tương quan
thuận với vốn chủ sở hữu, nhưng có mối quan hệ nghịch chiều với hiệu quả quản lý
chi phí. Quy mơ ngân hàng cũng có mối quan hệ nghịch với ROA. Tăng trưởng GDP
thực và lạm phát tác động tích cực đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng.
Micco và cộng sự (2007) nghiên cứu ảnh hưởng của hình thức sở hữu ngân
hàng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thông qua dữ liệu của 179 quốc gia
trong giai đoạn 1995-2002. Kết quả phát hiện được hình thức sở hữu của ngân hàng
(nhà nước hay tư nhân) có ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi ngân hàng. Ông chỉ ra rằng
các ngân hàng thương mại nhà nước ở các nước đang phát triển có tỷ suất sinh lợi
thấp hơn so với ngân hàng thương mại do tư nhân sở hữu.
Andreas Dietrich & Gabrielle Wanzenried (2011) nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến tỷ suất sinh lợi ngân hàng, với dữ liệu là 372 ngân hàng ở Thụy Sĩ giai
đoạn 1999 - 2006 và 2007 - 2009 để kiểm tra ảnh hưởng của giai đoạn khủng hoảng
kinh tế đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng. Biến phụ thuộc bao gồm: ROA, ROE và
NIM. Các biến độc lập, bao gồm: vốn chủ sở hữu, chi phí hoạt động, chất lượng tín
dụng, tăng trưởng tiền gửi, tăng trưởng tín dụng, quy mơ ngân hàng, thu nhập từ lãi,
chi phí trả lãi, độ tuổi ngân hàng, hình thức sở hữu, yếu tố ngân hàng thuộc ngân
hàng nước ngoài hay ngân hàng nội địa, tốc độ tăng trưởng GDP thực, thuế thu nhập
doanh nghiệp, cấu trúc kỳ hạn của lãi suất, cấu trúc thị trường ngành ngân hàng). Kết
quả cho thấy, ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn và tỷ lệ tăng trưởng tín dụng nhanh
có tác động tích cực đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng. Chi phí trả lãi cao dẫn đến tỷ
suất sinh lợi thấp. Các ngân hàng có thu nhập từ lãi cao thì có tỷ suất sinh lợi thấp


hơn các ngân hàng có nguồn thu nhập đa dạng hơn. Tăng trưởng tiền gửi có ảnh
hưởng tiêu cực tới tỷ suất sinh lợi ngân hàng. Độ tuổi của ngân hàng thì khơng tác

động đến tỷ suất sinh lợi ngân hàng. Quyền sở hữu ngân hàng có ảnh hưởng tới tỷ
suất sinh lợi, các ngân hàng cổ phần do tư nhân nắm giữ có tỷ suất sinh lợi cao hơn
các ngân hàng nước ngoài và ngân hàng do nhà nước sở hữu. Các yếu tố vĩ mô như:
tốc độ tăng trưởng GDP thực và cấu trúc kỳ hạn lãi suất có tác động tích cực đến tỷ
suất sinh lợi, ngược lại thuế có ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ suất sinh lợi ngân hàng.
Alper & Anbar (2011) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi
của 10 ngân hàng ở Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn 2002-2010. Kết quả nghiên cứu cho
thấy quy mơ ngân hàng có tác động tích cực tới tỷ suất sinh lợi ngân hàng, biến
thanh khoản, tiền gửi, tỷ lệ an toàn vốn và thu nhập từ lãi khơng có tác động đến tỷ
suất sinh lợi ngân hàng. Bên cạnh đó, biến dư nợ tín dụng và các khoản vay dưới
chuẩn có tác động tiêu cực đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng. Các biến vĩ mô, bao
gồm: tăng trưởng GDP và tỷ lệ lạm phát khơng có tác động tới tỷ suất sinh lợi ngân
hàng, trong khi lãi suất có ảnh hưởng tích cực đến tỷ suất sinh lợi, lãi suất thực tăng
thì tỷ suất sinh lợi của ngân hàng cũng tăng (ROE).
Sufian (2011) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi ngân hàng
tại Hàn Quốc trong giai đoạn 1992-2003. Nghiên cứu đã phát hiện được tính thanh
khoản và lạm phát có ảnh hưởng đáng kể đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng. Rủi ro
tín dụng và chi phí hoạt động có ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ suất sinh lợi ngân hàng.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cịn tìm thấy các yếu tố trên tác động mạnh mẽ trước
khi khủng hoảng tài chính Châu Á diễn ra năm 1997.
Nicolae Petria và cộng sự (2015) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất
sinh lợi ngân hàng tại 27 quốc gia Châu Âu giai đoạn 2004 - 2011. Biến phụ thuộc
trong nghiên cứu này, bao gồm: ROA và ROE đại diện cho tỷ suất sinh lợi ngân
hàng. Các yếu tố nội tại được đưa vào mơ hình là: quy mơ ngân hàng, vốn chủ sở
hữu, rủi ro tín dụng (Nợ quá hạn/Tổng dư nợ ), quản lý chi phí, rủi ro thanh khoản
(dư nợ cho vay/số dư tiền gửi), chỉ số đa dạng kinh doanh; các yếu tố bên ngoài là
mức độ tập trung ngành (market concentration), lạm phát và tăng trưởng GDP. Kết


quả cho thấy, quy mô ngân hàng và lạm phát không ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi

ngân hàng. Quản lý chi phí, rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản có ảnh hưởng tiêu
cực tới tỷ suất sinh lợi ngân hàng. Sự đa dạng kinh doanh và tốc độ tăng trưởng GDP
có ảnh hưởng tích cực tới tỷ suất sinh lợi ngân hàng.
2.2.2.

Các nghiên cứu trong nước

Trịnh Quốc Trung & Nguyễn Văn Sang (2013), nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam. Bài nghiên cứu sử dụng
mơ hình hồi quy Tobit dựa trên số liệu của 39 NHTM Việt Nam giai đoạn 20052012
để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt nam
thông qua chỉ tiêu ROA và ROE. Kết quả cho thấy, tổng chi phí hoạt động trên doanh
thu có tương quan nghịch với cả hai chỉ tiêu ROA và ROE; tỷ lệ cho vay so với tổng
tài sản càng cao thì lợi nhuận của NHTM càng cao; tỷ lệ nợ xấu càng cao thì hiệu
quả hoạt động của các NHTM càng giảm. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng cho
thấy các ngân hàng TMCP nhà nước hoạt động kém hiệu quả hơn so với các NHTM
khác và do vậy vấn đề tái cấu trúc ngân hàng cần phải chú trọng đến loại hình sở hữu
của ngân hàng mới có thể tăng tính hiệu quả của từng ngân hàng cũng như tồn hệ
thống.
Ngơ Phương Khanh ( 2013) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh
lợi của 17 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2007-2011. Biến đại
diện tỷ suất sinh lợi ngân hàng là ROA, ROE. Các yếu tố được lựa chọn có ảnh
hưởng đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng, bao gồm: quy mô ngân hàng, vốn chủ sở
hữu, cho vay khách hàng, tiền gửi của khách hàng, tính thanh khoản, thu nhập lãi
thuần, thu nhập ngoài lãi vay, tăng trưởng GDP thực, lạm phát và lãi suất thực. Kết
quả nghiên cứu phát hiện được tính thanh khoản có tương quan ngược chiều với
ROA và ROE. Các biến thu nhập lãi thuần, thu nhập ngoài lãi, tăng trưởng GDP thực
và lãi suất thực có mối tương quan thuận với tỷ suất sinh lợi ngân hàng.
Đa số các nghiên cứu trước đây về chủ đề các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất
sinh lợi của ngân hàng thương mại Việt Nam, các tác giả thường tập trung nghiên

cứu những yếu tố chính như: quy mô ngân hàng, vốn chủ sở hữu, hiệu quả quản lý


chi phí, rủi ro tín dụng, tăng trưởng kinh tế, lạm phát. Trong đề tài này, tác giả đưa
thêm vào mơ hình thực nghiệm một số biến mới, bao gồm: độ tuổi của ngân hàng,
hình thức sở hữu ngân hàng, tăng trưởng tín dụng so với tăng trưởng tín dụng toàn
ngành và cấu trúc kỳ hạn lãi suất. Thời gian nghiên cứu cũng được tác giả lựa chọn
phù hợp với tình hình hoạt động ngành ngân hàng tại Việt Nam sau khủng hoảng
kinh tế tới nay (giai đoạn 2009 - 2015). Tác giả kỳ vọng bài nghiên cứu sẽ đánh giá
một cách chính xác ảnh hưởng của các nhân tố nội tại và nhân tố vĩ mô đến tỷ suất
sinh lợi của các ngân hàng thương mại Việt Nam, trên cơ sở đó có những giải pháp
phù hợp nhất để góp phần gia tăng lợi nhuận cho các ngân hàng thương mại Việt
Nam trong thời gian tới.


CHƯƠNG 3:
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.

Mơ hình nghiên cứu

Qua phần tổng kết cơ sở lý thuyết và lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm
liên quan đến chủ đề (Athanasoglou và cộng sự (2008), García-Herrero và cộng sự
(2009), Andreas Dietrich, Gabrielle Wanzenried (2011)), tác giả tiến hành xây dựng
mơ hình nghiên cứu để xem xét ảnh hưởng của các nhân tố nội tại và nhân tố vĩ mô
đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại Việt Nam, cụ thể:
Mô hình 1:
ROAit = c + ỖROAi,

t-1


+ PiEAit + p2COSRit +p3LLRit + p4DEPOSITit +

p5DIFLOANit +p6SIZEit + p7l_INCOMEit +p8FUNDCOSTit + p9DUM_AGEit +
pioDUM_BANKit + piiGDPrứ + pnRATEit + £it
Mơ hình 2:
ROEit = c + ỖROEi,

t-1

+ piEAit + p2COSRit +p3LLRit + p4DEPOSITit +

p5DIFLOANit +p6SIZEit + p7l_INCOMEit +p8FUNDCOSTit + p9DUM_AGEit +
pioDUM_BANKit + piiGDPrứ + pnRATEit + £it
Mơ hình 3:
NIMit = c + ỖNIMi,

t-i

+ piEAit + p2COSRit +p3LLRit + p4DEPOSITit +

p5DIFLOANit +p6SIZEit + p7l_INCOMEit +p8FUNDCOSTit + p9DUM_AGEit +
pioDUM_BANKit + piiGDPrứ + pnRATEit + £it
Trong đó, ROA: tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân, ROE: tỷ suất sinh
lợi trên vốn chủ sở hữu, NIM: tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, EA: Sự an tồn của nguồn
vốn, COSR: hiệu quả quản lý chi phí, LLR: dự phịng rủi ro tín dụng, DEPOSIT:
tăng trưởng tiền gửi hàng năm, DIFLOAN: chênh lệch tăng trưởng tín dụng của ngân
hàng so với tăng trưởng tín dụng thị trường, SIZE: quy mô ngân hàng, I_INCOME:
thu nhập từ lãi, FUNDCOST: chi phí trả lãi, DUM_AGE: độ tuổi ngân hàng,



DUM_BANK: hình thức sở hữu, GDPr: tăng trưởng GDP thực,
RATE: chênh lệch lãi suất trái phiếu chính phủ 5 năm và 2 năm.


Bảng 3.1: Mô tả và nguồn gốc các biến trong mơ hình nghiên cứu
STT

Biến

Mơ tả

Đo lường

Nguồn tham
khảo

1

ROA

Tỷ suất sinh

ROA = Lợi nhuận rịng / Tổng tài sản bình qn

Dietrich,

lợi trên tổng

Gabrielle


tài sản
2

3

ROE

NIM

Tỷ suất sinh

EA

ROE = Lợi nhuận ròng / vốn CSH bình quân

Wanzenried
(2011), Abreu

lợi trên vốn

&Mendes

chủ sở hữu

(2002)

Thu nhập lãi
cận biên


1

Andreas

Sự an tồn

NIM = (Thu nhập từ lãi - Chí phí từ lãi) / Tổng tài
sản
EA = Vốn chủ sở hữu / Tổng tài sản

Abreu

của nguồn

&Mendes

vốn

(2002),
Pasiouras &
Kosmidou
(2007)

2

3

COSR

LLR


Hiệu quả

COSR = Chi phí / Tổng thu nhập

Kosmidou

phí

(2007)

Dự phịng

LLR = Dự phịng rủi ro tín dụng / Tổng dư nợ

Sufian(2011)

dụng
DEPOSIT

Tăng trưởng

Athanasoglou
(2008);

rủi ro tín
4

Pasiouras &


quản lý chi

DEPOSIT = Tiền gửi nămt - Tiền gửi nămt-1

Andreas
Dietrich,

tiền gửi

Gabrielle
Wanzenried
(2011)

5

DIFLOAN

Chênh lệch
giữa tăng

DIFLOAN= Tăng trưởng tín dụng của ngân hàng -

Andreas

Tăng trưởng tín dụng thị trường

Dietrich,
Gabrielle

trưởng tín


Wanzenried

dụng và

(2011)

tăng trưởng
tín


×