Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng may mặc của việt nam bằng cách tiếp cận mô hình trọng lực hấp dẫn (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 113 trang )

i

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
------

NGUYỄN THỊ NGỌC LỆ

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA VIỆT
NAM BẰNG CÁCH TIẾP CẬN MƠ HÌNH
TRỌNG LỰC HẤP DẪN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019


ii

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
------

NGUYỄN THỊ NGỌC LỆ

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA VIỆT
NAM BẰNG CÁCH TIẾP CẬN MƠ HÌNH
TRỌNG LỰC HẤP DẪN


NGÀNH: KINH TẾ QUỐC TẾ
MSHV: C17608007

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN VĂN ĐỨC

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu: "Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xuất
khẩu hàng may mặc của Việt Nam bằng cách tiếp cận mô hình trọng lực hấp dẫn" là
cơng trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Trần Văn Đức.
Đồng thời kết quả nghiên cứu này chưa công bố trên bất kỳ tài liệu nào.
Tác giả

Nguyễn Thị Ngọc Lệ


ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
APEC

Nội dung tiếng Anh

Asian

Nội dung tiếng Việt
Economic Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á

Pacific

Cooperation

– Thái Bình Dương

EU

European Union

Liên minh Châu Âu

FDI

Forgein Domestic Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngồi

FEM

Fixed Effect Model

Mơ hình tác động cố định

FTA


Free Trade Agreement

Hiệp định tự do thương mại

GDP

Gross Domestic Product

Tổng thu nhập quốc nội

GLS

Generalized Least Squares

Bình phương bé nhất tổng quát

GNP

Gross National Product

Tổng thu nhập quốc dân

HS

Harmonized

Commodity Hệ thống hài hồ mơ tả và mã hố

Description and Coding System


hàng hoá

Export value

Kim ngạch xuất khẩu

Value of Garment Export

Kim ngạch xuất khẩu may mặc

Labour Force

Lực lượng lao động

NK

Import

Nhập khẩu

OLS

Ordinary Least Squares

Mơ hình bình phương bé nhất thơ

REM

Random Effects Model


Mơ hình tác động ngẫu nhiên

KNXK
KNXKMM
LLLĐ

SITC

Standard

International

Trade Phân loại hàng hoá thương mại

Classification

quốc tế tiêu chuẩn

USD

United States Dollar

đô la Mỹ

VIF

Variance Inflation Factor

Hệ số phóng đại phương sai


VITAS

Vietnam Textile And Apparel
Assiocation

Hiệp hội dệt may Việt Nam

VND

Viet Nam Dong

Việt Nam Đồng

WEF

World Economic Forum

Diễn đàn Kinh tế thế giới

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới


1

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu ..............................................................15
Bảng 2.2. Bảng tổng hợp các biến và nguồn các nghiên cứu thực nghiệm ..............19
Bảng 2.3. Tổng hợp các giả thuyết về xu hướng tác động các biến trong mơ hình
nghiên cứu đề xuất ....................................................................................................25
Bảng 3.1. Kết quả phỏng vấn chuyên gia về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng
may mặc của Việt Nam .............................................................................................28
Bảng 3.2. Nguồn dữ liệu thu thập của các biến trong mơ hình .................................34
Bảng 4.1. Thị phần xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam giai đoạn 2007 - 201639
Bảng 4.2. Lực lượng lao động ngành may mặc của Việt Nam giai đoạn 2011-2015
...................................................................................................................................41
Bảng 4.3. Đánh giá vị trí lao động trong các doanh nghiệp may mặc của Việt Nam
năm 2013 ...................................................................................................................41
Bảng 4.4. Quy mô thị trường may mặc năm 2013 và quy mô thị trường dự báo năm
2025 ...........................................................................................................................44
Bảng 4.5. Chỉ số cơ sở hạ tầng của Việt Nam một số nước nhập khẩu hàng may mặc
lớn của Việt Nam giai đoạn 2007- 2016 ...................................................................46
Bảng 4.6. Độ mở thương mại của Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn 2007-2016 .47
Bảng 4.7. Chính sách hỗ trợ sản xuất xuất khẩu dệt may nói chung và may mặc nói
riêng của Nhà nước ...................................................................................................48
Bảng 4.8. Giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của các
biến sử dụng trong mơ hình ......................................................................................50
Bảng 4.9. Kết quả ước lượng mơ hình OLS về tác động của các yếu tố đến kim ngạch
xuất khẩu may mặc của Việt Nam ............................................................................51
Bảng 4.10. Kết quả ước lượng mơ hình REM về tác động của các yếu tố đến kim
ngạch xuất khẩu may mặc của Việt Nam ..................................................................52
Bảng 4.11. Kết quả ước lượng mơ hình FEM về tác động của các yếu tố đến kim
ngạch xuất khẩu may mặc của Việt Nam ..................................................................53
Bảng 4.12. Giá trị VIF của các biến trong mơ hình ..................................................55



2

Bảng 4.13. Kết quả ước lượng mơ hình FEM về tác động của các yếu tố đến kim
ngạch xuất khẩu may mặc của Việt Nam ..................................................................56
Bảng 4.14. So sánh kết quả nghiên cứu với các nghiên cứu trước đó ......................60


3

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu được sử dụng trong luận văn .................................27
Hình 4.1. Bảng chi tiêu cá nhân của người Việt Nam ..............................................43


4

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Kim ngạch xuất khẩu may mặc của Việt Nam giai đoạn 2007-2016 ...38
Biểu đồ 4.2. Các thị trường xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất của Việt Nam giai đoạn
2007-2016..................................................................................................................40
Biểu đồ 4.3. Chi tiêu bình quân đầu người hàng may mặc của các quốc gia năm 2013
...................................................................................................................................45


5

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................1

DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................................3
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .............................................................................................4
MỤC LỤC ..................................................................................................................5
Chương 1.

GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU...........................................................1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ..................................................................... 1
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................................... 2
1.2.1. Các nghiên cứu ở trong nước về xuất khẩu .........................................2
1.2.2. Các nghiên cứu nước ngoài .................................................................6
1.2.3. Đánh giá chung các nghiên cứu thực nghiệm trong nước và ngoài
nước.

.............................................................................................................9

1.3. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 10
1.3.4. Mục tiêu tổng quát .............................................................................10
1.3.5. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................10
1.4. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 10
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 10
1.6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 11
1.7. Ý nghĩa và đóng góp của nghiên cứu ................................................................. 11
1.8. Bố cục luận văn .................................................................................................. 11
Chương 2.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU.................14

2.1. Các vấn đề cơ bản về xuất khẩu ......................................................................... 14
2.1.1. Khái niệm xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu ..................................14

2.1.2. Các hình thức xuất khẩu ....................................................................15
2.1.3. Vai trò của xuất khẩu.........................................................................16
2.2. Cơ sở lý thuyết trong thương mại quốc tế .......................................................... 17


6

2.2.1. Lý thuyết thương mại mới .................................................................17
2.2.2. Lý thuyết về mơ hình trọng lực hấp dẫn trong thương mại quốc tế. .17
2.3. Mơ hình nghiên cứu đề xuất ............................................................................... 19
2.3.1. Cơ sở đề xuất mơ hình nghiên cứu ....................................................19
2.3.2. Mơ hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết nghiên cứu ....................21
Chương 3.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................27

3.1. Quy trình nghiên cứu .......................................................................................... 27
3.2. Phương pháp nghiên cứu định tính ..................................................................... 28
3.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng bằng mơ hình hồi quy dữ liệu bảng ........ 30
3.4. Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................. 33
Chương 4.

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU

MAY MẶC CỦA VIỆT NAM ................................................................................37
4.1. Tổng quan hoạt động xuất khẩu may mặc của Việt Nam trong giai đoạn 2007 2016 ........................................................................................................................ 37
4.1.1. Tổng quan tình hình xuất khẩu may mặc của Việt Nam trong giai đoạn
2007-2016.......................................................................................................37
4.1.2. Thực trạng các yếu tố tác động đến xuất khẩu may mặc của Việt Nam
...........................................................................................................40

4.2. Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến xuất khẩu may mặc của Việt Nam cách
tiếp cận bằng mơ hình trọng lực hấp dẫn .................................................................. 50
4.2.1. Thống kê mô tả các biến....................................................................50
4.2.2. Kết quả mô hình ................................................................................51
4.2.3. Kiểm định lựa chọn loại mơ hình và sự phù hợp của mơ hình. ........53
4.2.4. Các khuyết tật trong mơ hình ............................................................55
4.2.5. Kết quả mơ hình sau khi khắc phục khuyết tật. ................................55
4.2.6. So sánh kết quả nghiên cứu của luận văn với một số nghiên cứu trước.
...........................................................................................................59


7

Chương 5.

HÀM Ý CHÍNH SÁCH ...................................................................63

5.1. Cơ sở đề xuất hàm ý chính sách ......................................................................... 63
5.2. Hàm ý chính sách dựa vào kết quả nghiên cứu .................................................. 63
5.2.1. Dựa vào yếu tố GDP bình quân đầu người thực gộp của Việt Nam và
các nước nhập khẩu ........................................................................................64
5.2.2. Dựa vào yếu tố dân số gộp của Việt Nam và các nước nhập khẩu ...65
5.2.3. Dựa vào yếu tố tỷ giá hối đoái thực giữa đồng VND và đồng tiền nhập
khẩu

...........................................................................................................66

5.2.4. Dựa vào yếu tố độ mở thương mại của Việt Nam.............................67
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài ............................................. 68
5.3.1. Một số hạn chế của đề tài ..................................................................68

5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài ..............................................69
KẾT LUẬN ..............................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................72
PHỤ LỤC .................................................................................................................78


1

Chương 1.
1.1.

GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Việt Nam là một quốc gia có lợi thế so sánh trong ngành dệt may nói chung

và may mặc nói riêng, do có dân số trẻ, người lao động cần cù (Hà Văn Hội, 2012).
Trong giai đoạn 2007-2016, theo Tổng cục Hải quan kim ngạch xuất khẩu rất cao,
giá trị xuất khẩu tăng tăng 3,152 lần, từ mức khoảng 6.959 triệu USD năm 2007 lên
tới 21.939 triệu USD năm 2016. Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc đã đóng góp
đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Theo Tổng cục Hải quan, trong giai
đoạn 2013-2016, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam luôn đứng thứ hai trong
những sản phẩm xuất khẩu nhiều nhất của Việt Nam, mà trong khi đó kim ngạch xuất
khẩu hàng may mặc chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Do
đó, xuất khẩu may mặc đã trở thành một trong những lĩnh vực xuất khẩu quan trọng
nhất của nền kinh tế mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước, đóng góp một phần
rất lớn trong tổng sản phẩm quốc nội của nước ta.
Tuy nhiên, vị trí của hàng may mặc Việt Nam trên thị trường thế giới còn thấp
hơn rất nhiều so với Trung Quốc và các đối thủ cạnh tranh mạnh khác (Nguyễn, T.
T. H. (2005)). Ngun nhân chính gây ra tình trạng này là tồn tại khoảng cách khá

lớn giữa chất lượng của các sản phẩm may mặc của Việt Nam so với những tiêu chuẩn
khắt khe của những thị trường nhập khẩu lớn trên Thế giới như: EU, Mỹ, Nhật Bản,...
Trong khi đó, quy trình sản xuất hàng may mặc của Việt Nam vẫn đang còn lạc hậu,
chất lượng chưa cao. Trong những năm gần đây, mơ hình trọng lực hấp dẫn là một
trong những cơng cụ hữu ích nhất trong việc lượng hố các yếu tố ảnh hưởng đến
xuất khẩu. Mơ hình này được đặt nền móng bởi nhà kinh tế học Tinbergen (1962) sau
đó được nhiều nhà kinh tế học khác như: Bergtrad (1985), Krugman (2005) tiếp tục
điều chỉnh và hoàn thiện mơ hình. Quan tâm đến xuất khẩu may mặc, các nghiên cứu
thực nghiệm đã ứng dụng mơ hình trọng lực hấp dẫn này, điển hình như: Chen và
cộng sự (2012), Moudy Hermawan (2011). Các nghiên cứu ở trong nước về xuất khẩu
dệt may nói chung và may mặc nói riêng thì chủ yếu là phân tích định tính, điển hình
như: Nguyễn Thị Thu Hương, (2005), Hà Văn Hội (2012). Hơn thế, cũng chưa có tác


2

giả nào nghiên cứu vấn đề xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam dưới tiếp cận từ
mơ hình trọng lực hấp dẫn.
Bên cạnh đó, trước những thách thức của hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện
nay, vấn đề lớn đặt ra đối với mỗi quốc gia xuất khẩu, cụ thể là các cơ quan quản lý
nhà nước, nhà hoạch định chính sách, quản lý kinh tế của mỗi quốc gia xuất khẩu đó
là làm thế nào để phát triển xuất khẩu những hàng hóa có lợi thế so sánh theo hướng
bền vững và mang về nhiều ngoại tệ cho quốc gia. Để có cơ sở khoa học nhằm đề
xuất các chính sách, giải pháp phát triển xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu
hàng may mặc nói riêng, trước hết cần có một số mơ hình lý thuyết về các yếu tố ảnh
hưởng đến xuất khẩu; từ đó vận dụng các mơ hình lý thuyết này vào thực tế để đo
lường mức độ tác động cũng như xác định thứ tự tầm quan trọng của từng yếu tố là
cần thiết và quan trọng.
Xuất phát từ tính cấp thiết từ khía cạnh thực tiễn và khía cạnh lý thuyết, tác
giả đã lựa chọn đề tài: "Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng may mặc

của Việt Nam bằng cách tiếp cận mơ hình trọng lực hấp dẫn".
1.2.

Tổng quan tình hình nghiên cứu
Mục này tác giả trình bày 2 mục chính: Một là, các nghiên cứu ở trong nước

về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu. Hai là, các nghiên cứu ở nước ngoài về các
yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu.
1.2.1. Các nghiên cứu ở trong nước về xuất khẩu
1.2.1.1.

Các nghiên cứu trong nước về xuất khẩu nói chung

Từ Thuý Anh và Đào Nguyên Thắng, (2008), nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến mức độ tập trung thương mại của Việt Nam và Asean +3, mơ hình này đã
được tác giả dựa vào nền tảng mơ hình trọng lực hấp dẫn. Với dữ liệu bảng, thu thập
từ 1998 -2005. Kết quả của nghiên cứu đã đưa ra rằng GDP và GDP của quốc gia
xuất khẩu cũng như quốc gia nhập khẩu có ảnh hưởng tích cực đến mức độ tập trung
thương mại của Việt Nam với các nước ASEAN+3, khoảng cách địa lý chỉ ảnh hưởng
đến xuất khẩu.


3

Tri Thái Đỗ (2006), nghiên cứu tác động của các yếu tố tác động đến thương
mại của Việt Nam và 23 nước EU. Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng, 23 nước
OECD thuộc EU, giai đoạn 1993-2004. Kết quả của nghiên cứu cho thấy các biến:
GDP gộp, dân số gộp và tỷ giá hối đối thực tế có tác động cùng chiều đến kim ngạch
xuất khẩu. Các biến còn lại: khoảng cách địa lý, biến giả lịch sử có tác động ngược
chiều đến kim ngạch xuất khẩu.

Nguyễn Tiến Dũng, (2011), nghiên cứu đã phân tích tác động của khu vực
thương mại tự do ASEAN và Hàn Quốc đến thương mại của Việt Nam. Bài nghiên
cứu sử dụng dữ liệu giai đoạn 2001-2009. Kết quả nghiên cứu thu được như sau: GDP
của nước xuất khẩu và nước nhập khẩu, GDP bình quân đầu người của nước xuất
khẩu và nước nhập khẩu, các biến giả FTA đều có tác động cùng chiều đến thương
mại của Việt Nam, biến khoảng cách địa lý có tác động ngược chiều với thương mại
của Việt Nam, biến tỷ giá hối đối có tác động cùng chiều với xuất khẩu và ngược
chiều với nhập khẩu.
Trần Nhuận Kiên và Ngô Thị Mỹ, (2015), nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
đến kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam bằng mơ hình trọng lực. Bài nghiên
cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp giai đoạn 1997-2013 và mô hình REM, bài nghiên cứu
cho thấy các yếu tố: Các biến gộp GDP Việt Nam và GDP nước nhập khẩu, biến gộp
dân số của nước xuất khẩu và nhập khẩu, biến gộp độ mở nền kinh tế của Việt Nam
và nước nhập khẩu, các biến giả WTO, APEC, biến khoảng cách giữa các nền kinh
tế, biến tỷ giá hối đoái thực có tác động tích cực đến kim ngạch xuất khẩu. Trong khi
đó có biến khoảng cách địa lý, biến gộp diện tích đất nơng nghiệp của Việt Nam và
nước nhập khẩu có tác động tiêu cực đến kim ngạch xuất khẩu.
Dinh Thi Thanh Binh và cộng sự, (2011), nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng
đến hoạt động thương mại của Việt Nam với hơn 60 quốc gia bằng mơ hình trọng
lực. Bằng ước lượng OLS, bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp giai đoạn từ 20002010, nghiên cứu này cho thấy các yếu tố như: GDP của Việt Nam, GDP của nước
nhập khẩu, dân số Việt Nam, tỷ giá hối đối, có tác động tích cực đến thương mại
trong khi đó khoảng cách địa lý có tác động tiêu cực đến thương mại.


4

Trần Thanh Long và Phan Thị Quỳnh Hoa, (2015), nghiên cứu về các yếu
tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Với dữ liệu thu thập giai đoạn
2010 -2014 với 30 quốc gia nhập khẩu. Kết quả của nghiên cứu cho thấy, GDP của
Việt Nam, GDP của nước nhập khẩu, GDP bình quân của nước nhập khẩu, biến giả

FTA có tác động cùng chiều với kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Trong
khi đó, biến tỷ giá hối đối có tác động ngược chiều với kim ngạch xuất khẩu thuỷ
sản của Việt Nam.
Đỗ Thị Hoà Nhã, (2017), nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu
nông sản của Việt Nam sang thị trường EU bằng cách tiếp cận mơ hình trọng lực hấp
dẫn. Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng, giai đoạn 2005-2015 với 18 quốc gia nhập
khẩu nông sản lớn nhất trong thị trường EU. Bài nghiên cứu cho thấy các yếu tố ảnh
hưởng đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam qua thị trường EU bao gồm: GDP bình
quân đầu người, dân số, chỉ số công nghệ, chất lượng các chính sách của Chính phủ,
khoảng cách địa lý, chỉ số cơ sở hạ tầng.
Nguyen Binh Duong và cộng sự, (2016), nghiên cứu về ảnh hưởng của hiệp
định thượng mại tự do Việt Nam - EU. Với dữ liệu bảng với sự kết hợp dữ liệu theo
thời gian từ năm 1997-2013, với dữ liệu chéo của 27 nước trong EU. Bài nghiên cứu
sử dụng mơ hình FEM, thu được kết quả như sau: biến gộp độ trễ GNI bình quân giữa
Việt Nam và các nước trong EU, dân số gộp có tác động tích cực đến dịng thương
mại của Việt Nam với các nước trong EU. Các biến còn lại: Tỷ giá hối đoái, rào cản
thuế của quốc gia xuất khẩu, rào cản thuế của quốc gia nhập khẩu, khoảng cách địa
lý có tác động tiêu cực đến dịng chạy thương mại Việt Nam- EU.
Vu Van Trung và Nguyen Anh Thu, (2016), nghiên cứu về tiềm năng thương
mại và các yếu tố tác động đến dòng thương mại hai chiều giữa Việt Nam và 45 đối
tác thương mại đối với các hàng hố thân thiện với mơi trường. Bài nghiên cứu sử
dụng dữ liệu giai đoạn 2002 - 2013. Bài nghiên cứu thu được kết quả như sau: các
biến GDP của nước xuất khẩu, cơ sở hạ tầng của các nước nhập khẩu, biến biên giới
chung có tác động cùng chiều với thương mại hàng hoá, các biến dân số của nước


5

nhập khẩu, tỷ giá hối đoái thực, cơ sở vật chất của Việt Nam có tác động ngược chiều
đến thương mại hàng hoá.

Phạm Văn Nhớ, Vũ Thanh Hương, (2014), nghiên cứu về các yếu tố ảnh
hưởng đến thương mại dịch vụ giữa Việt Nam và EU. Bài nghiên cứu sử dụng mơ
hình trọng lực hấp dẫn, sử dụng dữ liệu bảng giai đoạn 2002-2011. Bài nghiên cứu
cho thấy có 5 yếu tố tác động tích cực đến thương mại dịch vụ giữa Việt Nam và EU
bao gồm: Dân số nước nhập khẩu, tỷ giá hối đoái thực tế, chênh lệch thu nhập bình
qn đầu người, các biến giả: từng có quan hệ thuộc địa, thành viên CMEA.
Vu Van Trung và Nguyen Anh Thu, (2016), nghiên cứu về xác định tiềm
năng thương mại và các yếu tố tác động đến dòng thương mại hai chiều giữa Việt
Nam và 45 đối tác thương mại đối với các hàng hóa thân thiện với môi trường. Bài
nghiên cứu sử dụng Số liệu mảng, 45 đối tác thương mại, giai đoạn 2002- 2013. Bài
nghiên cứu cho thấy các yếu tố: GDP nước đối tác, dân số nước đối tác, khoảng cách
địa lý, tỷ giá hối đoái thực tế, chất lượng cơ sở hạ tầng của Việt Nam và đối tác, biên
giới chung, thành viên của RTA có tác động đến thương mại của Việt Nam với các
quốc gia này.
1.2.1.2.

Các nghiên cứu trong nước về xuất khẩu may mặc

Nguyễn Thị Thu Hương, (2005), nghiên cứu về một số giải pháp vĩ mô nhằm
nâng cao sức cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam trên thị trường Nhật Bản. Trong
bài nghiên cứu này, tác giả phân tích thực trạng cạnh tranh và nâng cao sức cạnh tranh
hàng may mặc Việt Nam trên thị trường Nhật Bản, phân tích SWOT trong việc nâng
cao sức cạnh tranh hàng may mặc Việt Nam trên thị trường Nhật Bản. Từ cơ sở đó,
tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh hàng may mặc Việt
Nam trên thị trường Nhật Bản.
Hà Văn Hội, (2012), nghiên cứu về chuỗi giá trị xuất khẩu dệt may của Việt
Nam. Bài nghiên cứu bằng phương pháp định tính, bài nghiên cứu đã chỉ ra những
khó khăn trong chuỗi giá trị xuất khẩu dệt may của Việt Nam bao gồm các yếu tố sau:
sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, nguồn cung ứng nguyên phụ liệu trong nước



6

không ổn định, sự biến động của các yếu tố sản xuất, sự biến động của giá nguyên
liệu và điện, sự biến động của tỷ giá và lãi suất.
1.2.2. Các nghiên cứu nước ngoài
1.2.2.1.

Các nghiên cứu nước ngoài về xuất khẩu nói chung

Abidin và cộng sự, (2013), tác giả sử dụng mơ hình trọng lực thơng qua phân
tích hồi quy dữ liệu bảng với nguồn dữ liệu giai đoạn 1997 – 2009 nghiên cứu tác
động của các yếu tố kinh tế đến xuất khẩu song phương giữa Malaysia và các nước
thành viên OIC, cơng cụ phân tích là FEM cho thấy quy mô nền kinh tế của nước
xuất khẩu và nhập khẩu, lạm phát của nước xuất khẩu, mức độ mở cửa của nền kinh
tế tác động cùng chiều đến xuất khẩu của Malaysia; GDP bình quân trên đầu người
của nước xuất khẩu và nhập khẩu, lạm phát của nước nhập khẩu, khoảng cách, tỷ giá
hối đoái thực tác động ngược chiều đến xuất khẩu của Malaysia.
Eita, H, (2008), nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của Namibian
bằng mơ hình trọng lực. Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp, thu thập trong giai
đoạn 1998-2006 với 38 nước nhập khẩu chính. Bằng cơng cụ phân tích là FEM, bài
nghiên cứu cũng cho thấy các yếu tố tác động tích cực đến xuất khẩu đó là: GDP của
xuất khẩu, GDP của nước nhập khẩu. Các yếu tố khơng có ảnh hưởng đến xuất khẩu
đó là: GDP bình quân đầu người của nước Namibian, tỷ giá hối đoái thực. Các yếu tố
ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu của Namibian là: GDP bình quân đầu người của
nước nhập khẩu.
Zarzoso, (2003), nghiên cứu các yếu tố tác động đến thương mại của
Mercousur- EU bằng mơ hình trọng lực. Bài nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp giai
đoạn 1998-1996. Với cơng cụ phân tích là FEM, bài nghiên cứu cho thấy, các yếu tố:
thu nhập của quốc gia xuất khẩu, thu nhập của quốc gia nhập khẩu có tác động dương

đến thương mại của Mercisur-EU. Các yếu tố: dân số của quốc gia xuất khẩu, dân số
của quốc gia nhập khẩu, khoảng cách địa lý, cơ sở vật chất hạ tầng của nước xuất
khẩu và nhập khẩu, khoảng cách giữa các nền kinh tế, tỷ giá hối đoái thực là những
nhân tố có tác động ngược chiều đến thương mại của Mercousur-EU.


7

Hatab và các cộng sự, (2010), nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất
khẩu nông sản của Ai Cập. Bài nghiên cứu ứng dụng mơ hình trọng lực, sử dụng dữ
liệu thứ cấp giai đoạn 1994-2008. Với công cụ phân tích là LLC và IPS, bài nghiên
cứu cho thấy các yếu tố có tác động tích cực đến xuất khẩu như: GDP của nước xuất
khẩu cũng như nhập khẩu, dân số của nước xuất khẩu, nhập khẩu, độ mở của nền
kinh tế nước xuất khẩu cũng như nhập khẩu, các hiệp định tự do khu vực. Bên cạnh
đó cũng có những yếu tố tác động tiêu cực đến xuất khẩu như: khoảng cách địa lý, tỷ
giá hối đoái.
Elshehawy và cộng sự, (2014), cũng sử dụng mơ hình trọng lực dựa trên dữ
liệu bảng để xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của Ai Cập đến 42 thị
trường đối tác trong giai đoạn 2000-2013. Bài nghiên cứu sử dụng cơng cụ phân tích
là FEM và kết quả cho thấy rằng GDP thực của nước xuất khẩu và nhập khẩu, dân số
của nhà nhập khẩu, độ mở thực của nước nhập khẩu, đường biên giới chung của Ai
Cập và các nước nhập khẩu, thương mại khu vực các hiệp định (RTA) là những yếu
tố chính ảnh hưởng tích cực đến thương mại giữa giữa hai nước. Ngược lại, biến
khoảng cách (chi phí vận chuyển), các nước có tiếng Ả Rập là ngơn ngữ chính thức
có tác động tiêu cực đến thương mại của 2 nước.
Nguyen Xuan Bac, (2010), nghiên cứu các yếu tố tác động đến xuất khẩu của
Việt Nam. Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu giai đoạn 1986-2006 với 15 quốc gia nhập
khẩu của Việt Nam. Bài nghiên cứu thu được kết quả: Thứ nhất, đối với mơ hình tĩnh:
GDP của Việt Nam, GDP của quốc gia nhập khẩu, tỷ giá hối đối thực có tác động
cùng chiều đến kim ngạch xuất khẩu, các biến khoảng cách địa lý, biến giả ASEAN

có tác động ngược chiêù đến kim ngạch xuất khẩu. Thứ hai, đối với mơ hình động:
GDP của Việt Nam, GDP của quốc gia nhập khẩu, kim ngạch xuất khẩu năm trước,
tỷ giá hối đối thực có tác động cùng chiều đến kim ngạch xuất khẩu, các biến khoảng
cách địa lý, biến giả ASEAN có tác động ngược chiều đến kim ngạch xuất khẩu.
Ahmad và Garcia, (2012), dùng mơ hình trọng lực và cơng cụ phân tích là
FEM nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Pakistan đi 92 thị trường
nhập khẩu trong giai đoạn 1991-2010. Kết quả cho thấy GDP thực của nước nhập


8

khẩu và xuất khẩu, giá xuất khẩu, tỷ giá hoái đối, quan hệ lịch sử tác động tích cực
đến xuất khẩu gạo của Pakistan và GDP thực tế bình quân trên đầu người của nước
nhập khẩu và xuất khẩu, khoảng cách tác động tiêu cực đến xuất khẩu gạo của
Pakistan.
1.2.2.2.

Các nghiên cứu nước ngoài về xuất khẩu dệt may, may mặc

Chan và cộng sự, (2007), nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu
dệt may của Trung Quốc. Bài nghiên cứu sử dụng mơ hình trọng lực hấp dẫn với cơng
cụ phân tích là OLS để phân tích, dữ liệu thứ cấp thu thập giai đoạn 1985-2004 với
top 10 nhập khẩu dệt may nhiều nhất của Trung Quốc. Bài nghiên cứu có kết quả như
sau: GDP của Trung Quốc, GDP của nước nhập khẩu, GDP bình quân của nước nhập
khẩu, biến giả WTO tỷ giá hối đoái thực, tỷ lệ gia tăng dân số của nước nhập khẩu,
biến giả EU, NAFTA, ASEAN.
Chen và cộng sự, (2012), nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thương mại
của may mặc Trung Quốc. Bài nghiên cứu cũng sử dụng mô hình trọng lực hấp dẫn,
với 433 quan sát. Bài nghiên cứu thu được kết quả như sau: các biến GDP nước xuất
khẩu, GDP nước nhập khẩu, độ mở thương mại của nước nhập khẩu, GDP bình quân

của nước nhập khẩu có tác động cùng chiều đến thương mại của ngành may mặc
Trung Quốc. Trong khi đó, biến khoảng cách có tác động ngược chiều đến thương
mại của ngành may mặc Trung Quốc.
Khan và cộng sự, (2012), nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu xuất
khẩu hàng dệt may của Pakistan. Bài nghiên cứu sử dụng mơ hình đồng liên kết để
kiểm tra mối quan hệ lâu dài giữa nhu cầu xuất khẩu và các yếu tố quyết định. Bằng
cơng cụ phân tích là OLS, dữ liệu thu thập từ 1971-2009, kết quả của bài nghiên cứu
cho thấy: thu nhập thế giới, tỷ giá hối đoái thực, độ mở của nền kinh tế có tác động
tích cực đến cầu xuất khẩu dệt may. Chỉ có chỉ số giá hàng dệt may có tác động tiêu
cực đến nhu cầu xuất khẩu dệt may của Pakistan.
Moudy Hermawan, (2011), nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu
các sản phẩm dệt may của Indonesia. Bài nghiên cứu cũng sử dụng mô hình trọng lực
hấp dẫn trong thương mại. Với dữ liệu thu thập giai đoạn 2004-2009, với 25 quốc gia


9

nhập khẩu. Kết quả tác động của các biến khác nhau theo từng sản phẩm, các yếu tố
tác động bao gồm: GDP bình quân đầu người của Indonesia, GDP nước nhập khẩu,
dân số của Indonesia, dân số nước nhập khẩu, khoảng cách địa lý, các biến giả
ASEAN, APEC, BORDER.. Tuy nhiên, GDP của Indonesia không tác động đối với
xuất khẩu các sản phẩm dệt may với SITC 65.
1.2.3. Đánh giá chung các nghiên cứu thực nghiệm trong nước và ngoài nước.
Từ mục 1.2.1, 1.2.2 về phân tích các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài
nước mà tác giả đã nỗ lực tìm kiếm, tác giả nhận thấy rằng các nghiên cứu thực
nghiệm trong nước và nước ngồi có khá nhiều nghiên cứu liên quan đến xuất khẩu
bằng mơ hình trọng lực hấp dẫn.
Các nghiên cứu về xuất khẩu được thực hiện trong nhiều ngữ cảnh khác nhau
như: xuất khẩu của một quốc gia, xuất khẩu của một ngành hoặc một mặt hàng ( bao
gồm: nông sản, thuỷ sản, dệt may, gạo,...). Nhìn chung các yếu tố các nghiên cứu liên

quan đến xuất khẩu đều có một số điểm tương đồng như: GDP của nước xuất khẩu,
GDP nước nhập khẩu, tỷ giá hối đoái, các hiệp định thương mại. Tuy nhiên, từ thực
tế các nghiên cứu đã chỉ ra vẫn còn tồn tại sự khác nhau về các yếu tố ảnh hưởng đến
xuất khẩu trong các ngữ cảnh nghiên cứu khác nhau.
Với từng ngữ cảnh nghiên cứu khác nhau, các học giả đã sử dụng các phương
pháp định tính khác nhau để lựa chọn và xây dựng mơ hình nghiên cứu phù hợp nhất
với bài nghiên cứu của mình. Phương pháp định lượng được thực hiện nhằm mục
đích là kiểm định lại tính đúng đắn của mơ hình nghiên cứu lý thuyết của các nghiên
cứu. Các công cụ định lượng chủ yếu được sử dụng bao gồm: OLS, REM, FEM, GLS
nhằm kiểm định mức độ phù hợp của mơ hình, các giả thuyết nghiên cứu đã đưa ra
cũng như sự ảnh hưởng của từng yếu tố đến kim ngạch xuất khẩu.
Từ những phân tích trên, tác giả kế thừa từ các nhà nghiên cứu đi trước về mơ
hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu để phân tích trong bài nghiên cứu này.


10

1.3.

Mục tiêu nghiên cứu

1.3.4. Mục tiêu tổng quát
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam.
Trên cơ sở đó đề ra một số hàm ý chính sách nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng may
mặc của Việt Nam.
1.3.5. Mục tiêu cụ thể
Một là, hệ thống hóa các lý thuyết, các nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố
ảnh hưởng đến xuất khẩu.
Hai là, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng may mặc của
Việt Nam.

Ba là, hàm ý chính sách nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc của Việt
Nam đến năm 2025.
1.4.

Câu hỏi nghiên cứu
Một là, mơ hình nghiên cứu nào phù hợp để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng

đến xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam?
Hai là, mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến xuất khẩu hàng may mặc của
Việt Nam?
Ba là, làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của Việt
Nam?
1.5.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn tập trung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng may
mặc của Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng may mặc
của Việt Nam, và đưa ra hàm ý chính sách nhằm nâng cao xuất khẩu hàng may mặc
của Việt Nam tầm nhìn 2025.
Về ngành hàng nghiên cứu: luận văn giới hạn ước lượng nghiên cứu các yếu
tố xuất khẩu của Việt Nam ở ngành hàng may mặc có hai mã HS 61, 62.


11

Về không gian: Luận văn nghiên cứu trong phạm vi Việt Nam và 35 nước nhập

khẩu may mặc lớn nhất của Việt Nam, bao gồm: Argentina, Úc, Áo, Bỉ, Brazil,
Canada, Chi-lê, Trung Quốc, Hồng Kong, Czechia, Đan Mạch, Pháp, Đức, Mỹ, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Nga, Saudi Arabia, Singapore, South Africa, Tây Ban Nha, Sweden,
Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine, United Arab Emirates.
Về thời gian: Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp, giai đoạn 2007-2016.
1.6.

Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở kế thừa từ các nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp sau:
Một là, phương pháp định tính thông qua phỏng vấn chuyên gia.
Hai là, phương pháp nghiên cứu định lượng bằng mơ hình hồi quy dữ liệu

bảng để xác định mức độ ảnh hưởng của yếu tố đến xuất khẩu hàng may mặc của
Việt Nam.
1.7.

Ý nghĩa và đóng góp của nghiên cứu
Về lý thuyết: Tổng kết các lý thuyết liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến

xuất khẩu.
Về thực tiễn: Một là, làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu về sau. Hai là,
đây sẽ là nền tảng cho những nghiên cứu tiếp theo trên cơ sở bổ sung những yếu tố
và các nhân tố mới.
1.8.

Bố cục luận văn

Kết cấu của luận văn nghiên cứu gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu.
Chương này cung cấp thông tin tổng quát về lý do chọn đề tài, tổng quan tình

hình nghiên cứu, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa và đóng góp của nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu.
Chương này trình bày cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu.
Qua đó xây dựng mơ hình nghiên cứu phù hợp.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.


12

Trình bày phương pháp thực hiện các bước nghiên cứu như: quy trình nghiên
cứu, phương pháp nghiên cứu, nguồn dữ liệu, cơng cụ phân tích, kiểm định mơ hình.
Chương 4: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu hàng may mặc của Việt
Nam trong giai đoạn 2007-2016.
Chương này trình bày tình hình xuất khẩu may mặc Việt Nam trong giai đoạn
2007-2016 và các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu may mặc của Việt Nam. Cũng
trong chương này, tác giả trình bày và phân tích kết quả kiểm định, so sánh với các
đề tài nghiên cứu liên quan để từ đó rút ra kết luận.
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách.
Từ kết quả chương 4, đưa ra hàm ý chính sách từ các yếu tố có ảnh hưởng đến
kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam tác giả trình bày một số hạn chế
và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài .


13

Tóm tắt chương 1
Trong chương 1, tác giả giới thiệu về tính cấp thiết của đề tài, từ đó hướng
đến xác định đối tượng, phạm vi, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và nội
dung chính của đề tài. Chương này cung cấp được cái nhìn tổng quát về đề tài nghiên

cứu cũng như cách tiếp cận đối với nội dung chính được trình bày ở những chương
tiếp theo.


14

Chương 2.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

Chương này tập trung nghiên cứu các lý thuyết và những vấn đề cơ bản liên
quan đến xuất khẩu cũng như những lý thuyết và các mơ hình liên quan đến hoạt
động thương mại quốc tế. Đồng thời hệ thống có chọn lọc các kết quả nghiên cứu về
các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu, qua đó lựa chọn mơ hình phù hợp sử dụng cho
nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu may mặc của Việt Nam.
Trong chương này gồm các mục như sau: 2.1. Các vấn đề cơ bản về xuất khẩu. 2.2.
Lý thuyết về thương mại quốc tế. 2.3. Mơ hình nghiên cứu đề xuất.
2.1.

Các vấn đề cơ bản về xuất khẩu
Trong phần này, tác giả trình bày các vấn đề sau:
Một là, khái niệm xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu. Hai là, các hình thức

xuất khẩu. Ba là, vai trị của xuất khẩu.
2.1.1. Khái niệm xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu
Một là, về khái niệm xuất khẩu
Theo (Nguyễn Văn Tuấn, Trần Hoè, 2008) đã định nghĩa "Xuất khẩu là hoạt
động kinh doanh với phạm vi vượt ra khỏi biên giới quốc gia hoặc là hoạt động buôn
bán của một nước với nước khác trên phạm vi quốc tế".
Theo điều 28 luật Thương mại 2005 đã nêu rõ "Xuất khẩu hàng hoá là việc

hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được đưa vào khu vực đặc biệt
nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực Hải quan theo quy định của pháp
luật".
Từ những quan điểm, định nghĩa về xuất khẩu nêu trên có thể tổng quát: Xuất
khẩu hàng hoá là hoạt động trao đổi hàng hoá và dịch vụ của một quốc gia này qua
các quốc gia khác thông qua quan hệ thị trường nhằm mục đích khai thác được lợi
thế của quốc gia này từ đó mang lại lợi ích cho quốc gia.
Hai là, về khái niệm kim ngạch xuất khẩu
Theo Tổng cục Thống kê đã nêu rõ "Kim ngạch xuất khẩu là trị giá hàng hoá
xuất khẩu được quy về USD (đối với những tờ khai có ngoại tệ khác USD thì được
quy đổi về USD theo tỷ giá ngoại tệ do Ngân hàng Nhà nước công bố)".


×